I/ TÊN ĐỀ TÀI : MỘT VÀI KINH NGHIỆM GIÚP HỌC SINH LỚP 2
HỌC TỐT MÔN : TẬP VIẾT
II / Đặt vấn đề :
Đối với học sinh tiểu học, nhất là ở lớp 2, môn tập viết là một trong những môn
học quan trọng nhất. Tập viết có liên quan mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn
học khác. Nếu chữ viết rõ ràng, đẹp, đúng mẫu, viết tốc độ nhanh thì học sinh có điều
kiện ghi chép bài nhan, vì vậy kết quả học tập sẽ tốt hơn. Nếu chữ viết kém, xấu, tốc độ
chậm sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả, chất lượng học tập.
Tập viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm
chất đạo đức tốt đẹp như: Óc thẩm mĩ, tính cẩn thận, tinh thần kỉ luật, …
Chính vì vậy mà ông bà ta thường nói:“Nét chữ là nết của con người”.
Do vậy dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho
học sinh tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô
và bạn bè đọc bài, đọc vở của mình .
Qua nhiều năm giảng dạy ở khối lớp 2 tôi nhận thấy rằng đa số các em chưa ham
thích học môn tập viết, mỗi khi đến giờ tập viết các em chỉ viết cho mau, cho xong bài,
chẳng cần để ý đến việc rèn chữ viết đẹp, thậm chí nhiều em không viết bài tại lớp, nói
dối cô bỏ quên vở ở nhà.
Thực tế lớp tôi chủ nhiệm trong năm học 2008 – 2009 này, số lượng học sinh học
tập, rèn chữ viết trong phân môn này rất kém. Qua bốn tuần đầu, tôi chấm bài ở vở tập
viết; số lượng học sinh đạt rất thấp, số lượng giỏi, khá chỉ đạt 7/19 em, còn lại số học
sinh viết chữ xấu, không đúng mẫu chiếm trên 60%
III/ Cơ sở lý luận:
Từ thực tế, tôi tìm hiểu nguyên nhân và nắm được số lượng học sinh học còn yếu
môn tập viết này là do những nguyên nhân sau :
- Trong một số giáo viên ( dạy trong năm học lớp 1) chưa coi trọng phân môn này
- Việc đầu tư cho môn tập viết chưa cao, chỉ dạy qua loa không thực hiện hết yêu
cầu, mục tiêu cần đạt của môn học.
- Giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến những em viết chữ kém, viết chữ xấu.
- Đồ dùng dạy học môn tập viết cũng chưa được trang bị chu đáo, đôi khi chỉ là
hình thức .
- Giáo viên chưa giáo dục triết để phân môn này bằng nhiều ví dụ cụ thể trong
thực tế như : Rèn chữ viết tốt , tính thẩm mĩ, yêu cái đẹp cho học sinh. Giáo dục cho các
em ý thức đựơc điều đó các em sẽ hiểu: chúng ta có chữ viết đẹp, sẽ giúp chúng ta viết
bài nhanh có thời gian đọc sách, học các môn học khác, hơn nữa chúng ta sẽ được các
thầy cô chọn đi dự thi “ Vở sạch chữ đẹp cấp Huyện, cấp Tỉnh và sau này có thể tham
gia viết báo tường, tập san, viết khẩu hiểu, quảng cáo, …Từ đó sẽ giáo dục lòng ham
thích yêu môn học này.
IV/ Cơ sở thực tiễn :
Xuất phát từ những tồn tại trong thực tế, chất lượng học tập của học sinh và việc
dạy của giáo viên như trên nêm trong học kì vừa qua tôi có một vài kinh nghiệm nhằm
1
cải tiến phương pháp giảng dạy trên lớp của GV để nâng cao chất lượng về phân môn
tập viết này.
a./ Đối với học sinh:
- Học sinh cần có đủ dụng cụ học tập môn tập viết như: Vở tập viết, bảng con, giẻ
lau, phấn, bút mực, bút chì ( đối với học sinh kém )
- Học sinh đi học chuyên cần, có ý thức học tập tốt, chịu khó rèn luyện và yêu
thích môn học.
b./ Đối với giáo viên:
- Giáo viên phải chuẩn bị trước chữ mẫu viết trong khung chữ có sẵn các dòng li
và có đính mũi tên theo thứ tự các nét, viết mẫu chữ cụm từ ứng dụng trên băng giấy .
- Bộ chữ mẫu tập viết .
- Chuẩn bị đầy đủ phấn màu, thước kẻ, đồ gọt bút chì, bảng con, bảng phụ. Mẫu
chữ viết bảng phải chuẩn .
- Giảng dạy nhiệt tình, tận tuỵ với học sinh tạo hứng thú cho học sinh ham thích
học tập. Luôn tạo niềm tin, lòng ham muốn, say mê trong việc rèn luyện chữ viết cho
các em. Tạo cho các em có ý chí vươn lên. Đó là việc làm hằng ngày mà người giáo
viên đứng lớp phải làm. Tránh khuynh hướng giáo điều, gò ép học sinh một các miễn
cưỡng, làm như thế sẽ chẳng bao giờ mang lại kết quả mà còn sai nguyên tắc sư phạm
dạy học.
- Nắm được quy trình chữ viết và các phương pháp lên lớp .
- Cần có bài soạn cụ thể, chu đáo để tiến hành khi dạy .
c./ Đối với phụ huynh:
- Cần mua sắm dụng cụ học tập đầy đủ cho con em.
- Phụ huynh phải quan tâm đén việc học và rèn chữ của con khi ở nhà.
- GV cần trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của con em ở lớp. Ngoài ra
GV còn phối hợp với gia đình sắp xếp chỗ ngồi học cho HS thật tốt
- Phụ huynh phải sắm cho con em vở rèn chữ viết thêm ở nhà, nhằm mục đích
theo dõi và giúp các em uốn nắn kịp thời những sai sót mà các en hay mắc phải. Đồng
thời liên hệ chặt chẽ với GVCN để có hướng giúp các em tiến bộ . Tạo một nơi ngồi
học, có bàn ghế đúng quy cách, đủ ánh sáng, thoáng đãng để tạo sự thoả mái, tránh một
số bệnh học đường sau này.
V./ Nội dung nghiên cứu :
Qua nhiều năm nghiên cứu và thực hiện dạy học trên lớp, bản thân tôi đã áp dụng
các phương pháp & biện pháp dạy học cụ thể sau, và đã góp phần rèn luyện thành công
trong các lớp mà tôi đã chủ nhiệm trải qua .
1./ Phương pháp trực quan :
- Giáo viên khắc sâu biểu tượng mẫu chữ cho các em bằng con đường mắt nhìn,
tai nghe, tay luyện tập giúp các em chủ động phân tích hình dáng, kích thước, mẫu chữ.
- Giáo viên phóng to chữ mẫu treo trên bảng sẽ giúp các em dễ quan sát .
- Chữ mẫu cần tô đậm, màu sắc đẹp sẽ gây sự chú ý của học sinh.
2./ Phương pháp đàm thoại, gợi mở :
2
- Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở giai đoạn đầu tiết học. Giáo viên dẫn
dắt học sinh tiếp xúc với các nét chữ sẽ tạo nên con chữ, độ cao, kích thước con chữ đến
việc so sánh con chữ sẽ học với con chữ đã học.
Ví dụ : Khi dạy chữ viết hoa : N
- Giáo viên đính mẫu chữ lên bảng và hỏi :
+ Cho cô biết chữ này cao mấy dòng ly ?
+ Gồm mấy đường kẻ ngang ?
- Học sinh : Cao 5 dòng ly, nằm trên 6 đường kẻ ngang
- Được cấu tạo bởi mấy nét ?
- Học sinh : Được cấu tạo 3 nét.
- Giáo viên chỉ vào đường kẻ hỏi tiếp:
+ Nét 1 là nét gì ? ( Nét móc ngược trái )
+ Nét 2 là nét gì ? ( Nét xiên thẳng )
+ Nét 3 là nét gì ? ( HS chưa trả lời được vì nét chữ
này các em chưa học qua các nét chữ đã học )
- Do đó GV cần phải giải thích :
+ Nét 3 là nét móc xuôi phải ( GV cho 3 – 5 em lặp lại nét này, sau đó GV cho 1
– 2 em lên bảng chỉ vào chữ mẫu nêu lại cấu tạo của chữ hoa N
cho cả lớp theo dõi .
- GV đính tiếp chữ mẫu M ở dưới chữ mẫu N rồi hỏi :
+ Chữ M có điểm gì giống và điểm gì khác chữ N ?
+ Học sinh nêu :
* Giống ở điểm : Nét 1 ( Nét móc ngược trái ), giống về chiều coa 5 ly, nằm trên
6 đường kẻ ngang .
* Khác nhau ở điểm : Chữ N gồm 3 nét .
Chữ M gồm 4 nét .
Nét 2 chữ N là nét thẳng xiên .
Nét 2 chữ M là nét thẳng đứng.
3./ Tổ chức tập viết :
Các thao tác cần hướng dẫn học sinh khi viết :
a./ Giới thiệu chữ cái :
3
* Phân tích mẫu chữ: Giáo viên gợi ý các em phân tích kích thước, hình dáng toàn
thể chữ cái trong khung chữ: về chiều cao, chiều rộng, cấu tạo bằng những nét gì ? Có
những nét gì đã học ở các chữ trước .
Chẳng hạn, khi ta dạy chữ R , giáo viên cần sử dụng “ Phương pháp động não” ở
học sinh.
- Giáo viên hỏi : “ Chữ R có nét chữ nào giống với nét chữ đã học ở các bài học
trước ? ( HS toàn lớp : Nét 1 là nét đã học ở chữ B và chữ P )
* Cách viết : Giáo viên dung que chỉ vào mẫu chữ hướng dẫn học sinh cách viết
chữ cái, từ điểm đặt bút xuất phát chuyển hướng bút đến điểm kết thúc. Động tác này
giáo viên cần làm chậm, lặp đi lặp lại để các em nắm thật vững cách viết, có thể gọi một
vài em lên bảng thực hiện để củng cố trình tự viết chữ cái cụ thể.
* Viết mẫu chữ cái: Giáo viên viết chữ cái lên bảng ( đã kẻ dòng li ) cạnh chữ
mẫu trong khung, cho học sinh so sánh chữ viết phần trên bảng với chữ mẫu phóng to
trên khung, sau đó cho một em lên bảng viết lại. Cho học sinh nhận xét các nét chữ vừa
viết so với chữ mẫu. Sau đó cho cả lớp viết bóng, viết bảng con vài lần. Giáo viên chú ý
uốn nắn kịp thời các sai sót cho học sinh.
b./ Giới thiệu cụm từ ứng dụng :
Giáo viên viết mẫu cụm từ trên băng giấy có kẻ dòng li. Sauk hi học sinh đọc cụm
từ . Giáo viên hướng dẫn các em nhận xét chỗ nối của các con chữ cái; nhất là cách nối
chữ hoa đầu dòng với các chữ cái trong từ.
Ví dụ: Trong cụm từ “ Anh em hòa thuận”
- Hướng dẫn học sinh viết chữ “Anh” , Giáo viên nhắc học sinh viết điểm cuối
của chữ “A ” nối liền với điểm bắt đầu của chữ “ n ”.
- Hoặc dạy cụm từ: “ Dân giàu nước mạnh” . Khi viết chữ “ Dân” giáo viên
hướng dẫn học sinh cần lưu ý : 2 chữ “ D ” và “ â ” không nối liền nét nhưng khoảng
cách giữa hai chữ này nhỏ hơn khoảng cách chữ bình thường.
c./ Theo dõi học sinh khi viết :
Cần tạo điều kiện cho lớp học có đủ ánh sáng, bàn ghế đúng với tầm ngồi viết của
học sinh. Đó là điều kiện tối thiểu khi hướng dẫn dạy tập viết cho học sinh; trước tiên là
tránh một số về bệnh về học đường và các em mới có khả năng viết chữ đẹp.
- Giáo viên đi đến từng chỗ ngồi của các em, chú ý tư thế ngồi, cách cầm bút;
xem có đúng khoảng cách chưa, uốn nắn kịp thời để các em sửa chữa. Giáo viên cần bao
quát chung khắp cả lớp và gần gủi với học sinh viết chậm, chưa đúng mẫu chữ, tạo thái
độ ân cần, nhẹ nhàng, thoải mái cho các em khi viết bài, luyện viết chữ.
d./ Chấm bài:
Khi chấm bài giáo viên cần phân loại các bài viết của học sinh về:
+ Hình dáng chữ viết, độ cao, chiều rộng.
+ Độ thẳng dòng của các chữ trên dòng kẻ, cách đánh dấu thanh trên các chữ.
+ Khoảng cách của các chữ cái trong một cụm từ.
4
+ Bài viết cẩn thận, sạch đẹp .
* Lưu ý :
+ Khi chấm bài giáo viên không nên gạch, xóa; không nên gạch chéo
lên chữ của học sinh. Có thể ghi một số nhận xét vào vở, lời nhận xét nhẹ nhàng.
+ Giáo viên cần vận dụng phương pháp nêu gương như chọn ra các
bài viết đúng mẫu, rõ ràng; những bộ vở đẹp để tuyên dương trước lớp để cả lớp xem và
học tập.
+ Giáo viên cần nêu những điển hình còn hạn chế để rút kinh nghiệm trong tiết
học sau.
4/ Tổ chức trò chơi :
Thường vào cuối tiết học, Giáo viên tổ chức cho các em tham gia chơi để gây
hứng thú cho các em sau mỗi tiết học mệt mỏi trong giờ tập viết. Tùy theo nội dung
từng bài dạy để tổ chức chơi.
* Trò chơi: “ Ai viết đẹp hơn ”
Ví dụ : Học viết chữ D
Gọi 3 học sinh đại diện 3 nhóm lên bảng trình bày, cả lớp nhận xét chọn ra ai viết
đẹp, đúng hơn .
* Trò chơi thi viết nhanh những chữ cái hoa có nét giống nhau .
- Ví dụ: Qua bài dạy chữ hoa L. Học sinh đại diện cho nhóm lên viết chữ các
chữ đã học như: C, E, £, G, S,…
- Cả lớp nhận xét, tuyên dương.
VI./ Kết quả thực hiện:
Qua một số biện pháp tôi đã áp dụng rèn chữ viết cho lớp tôi trong thời gian qua,
chất lượng chữ viết của lớp được nâng lên rõ rệt, cụ thể:
+ Hầu hết học sinh của lớp tôi chủ nhiệm có chữ viết đẹp, đúng mẫu chữ theo qui
định của Bộ giáo dục hiện hành. Chữ viết trình bày rõ ràng, đẹp mắt trong các môn học
được nâng lên, nhất là trong phân môn Tập viết, chính tả, tập làm văn,…
+ Chất lượng rèn chữ của môn tập viết có tiến bộ rõ nét qua các lần kiểm tra trong
từng tháng như sau:
Thời điểm TSHS Loại A Loại B Loại C Loại D Ghi
chú
SL TL SL TL SL TL SL TL
Tháng 9 19 2 10,4% 5 26,4% 8 42,2% 4 21,0%
Tháng 10 19 3 15,8% 6 31,6% 8 42,2% 2 10.4%
Tháng 11 19 5 26,4% 7 36,8% 6 31,6% 1 5,2%
Tháng 12 19 7 36,8% 8 42,2% 3 15,8% 1 5,2 %
Tháng 1 19 9 47,4% 8 42,2% 2 10,4% 0 0
Tháng 2 19 10 52,6% 8 42,2% 1 5,2% 0 0
Tháng 3 19 10 73,6% 9 47,4% 0 0 0 0
5
+ Chất lượng chữ viết của học sinh có chuyển biến làm cho chất lượng học tập
của các môn học khác trong chương trình cũng được nâng lên theo từng giai đoạn kiểm
tra định kì của trường, của phòng giáo dục. Nhìn những trang vở trình bày của các em
học sinh giỏi, khá trong lớp, giáo viên nào chấm bài cũng trầm trò khen ngợi. Được nhà
trường ghi nhận là tập thể có phong trào “ Giữ vở rèn chữ đẹp ” mạnh, bền vững.
+ Qua phong trào thi “ Vở sạch chữ đẹp của trường”tháng 10/ 2008, học sinh
lớp tôi tham gia dự thi 2 em đạt 2/ 3 bộ đạt giải nhất nhì của trường. Được Tổ và nhà
trường chọn đi dự thi phong trào “ Giữ vở sạch, rèn chữ đẹp” của Huyện năm học 2008
– 2009. Kết quả qua phong trào này, lớp tôi đạt 1 em giải nhì khối 2 - cấp Huyện, đó là
em Nguyễn Thị Quyên .
+ Những kết quả đạt được trên là quá trình rèn luyện và đầu tư của cô và trò, bản
thân tôi rất lấy làm vinh dự nhưng điều quan trọng là tôi đã tạo được niềm tin, sự say mê
trong rèn luyện. Tạo được sự gần gũi gũi, sự thân mật cho các em trong học tập. Xuất
phát từ điều đó, các em đã đồng thuận đoàn kết, quyết tâm thi đua rèn luyện, các em rèn
luyện trong tình thân ái, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau “em viết chữ đẹp, đúng mẫu,
hướng dẫn, tập luyện giúp đỡ cho các em viết chưa đẹp cùng nhau thực hành ”tạo nên
một tập thể rèn chữ đẹp.
VII./ : Kết luận :
- Muốn chất lượng chữ viết của học sinh đạt hiệu quả cao giáo viên cần quan tâm
ổn định nề nếp học tập của lớp ngay từ tuần đầu năm học.
- Chữ viết của giáo viên phải đúng mẫu, chuẩn nét, đúng độ cao, kích thước làm
mẫu cho học sinh noi gương.
- Tìm hiểu nguyên nhân từng đối tượng học sinh về kĩ năng cầm bút, tốc độ viết
chữ, cách đưa nét bút, …phân nhóm đối tượng học sinh để kịp thời uốn nắn, sửa đổi
hoặc gặp trực tiếp với phụ huynh để trao đổi giúp đỡ các em rèn luyện ở nhà.
- Bản thân giáo viên phải tâm huyết với nghề nghiệp, nhiệt tình, tận tụy, gần gủi
học sinh tạo môi trường thân mật trong quá trình giúp đỡ các em rèn luyện ở bất kì môi
trường nào và làm động cơ thúc đẩy quá trình học tập thân thiện giữa thầy và trò tránh
rào cản khoảng cách vì sợ sệt, tâm lý.
- Nghiên cứu kĩ nội dung bài dạy, thâm nhập quy trình tạo các nét, con chữ để
hướng dẫn học sinh tỉ mỉ về quy trình, kĩ thuật viết. Hướng dẫn học sinh viết vào vở
trắng ở trường, ở nhà. Vì chỉ có thực hành trên vở trắng mới phát hiện các lỗi mắc phải
và hướng dẫn cách trình bày, phát huy được khả năng tự viết chữ được thực hành qua
bài đã học. Chính vì vậy, giáo viên thường xuyên kiểm tra vở để nhắc nhở uốn nắn các
em kịp thời .
- Xây dựng phong trào rèn chữ viết xuyên suốt trong năm học và rèn chữ viết
trong tất cả các phân môn .Trong từng buổi học, hằng tuần, hằng tháng phải có kiểm tra
vở, kiểm tra cách viết, cách trình bày chữ viết trong các loại vở để phân nhóm, khoanh
vùng khuyết điểm để kịp thời điều chỉnh để lần sau không tái phạm và tiến bộ hơn lần
trước.
6
- Vận dụng trò chơi vào mỗi cuối tiết học để giúp thư giản, bớt sự căng thẳng mệt
mỏi.
- Qua phân môn tập viết giáo dục cho các em được tính cẩn thận, tính thẩm mĩ và
tinh thần kỉ luật cao.
VIII/ Đề nghị :
- Cung cấp mẫu chữ viết hiện hành trong chương trình tập viết lớp 2 của Bộ giáo
dục – Đào tạo .
- Cung cấp quy trình hướng dẫn viết mẫu chữ viết hoa cho giáo viên.
- Đồ dùng học tập môn tập viết .
Rất mong sự đóng góp của quý đồng nghiệp và hội đồng khoa học sư phạm trong
nghành để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
7
IX/ Tài liệu tham khảo:
1/ Sách giáo khoa và sách giáo viên môn tiếng Việt 2, tập 1 , 2 của BGD – ĐT
2/ Phương pháp dạy môn tập viết lớp 2 - Dự án phát triển giáo viên tiểu học
của BGD – ĐT
3/ Vở tập viết tập 1,2 chương trình lớp 2 .
4/ Bộ mẫu chữ tập viết lớp 2 .
8
X/ Mục lục:
TT Nội dung từng phần Trang
1 Tên đề tài nghiên cứu Trang 1
2 Đặt vấn đề Trang 1
3 Cơ sở lý luận Trang 1
4 Cơ sở thực tiễn Trang 1 - 2
5 Nội dung nghiên cứu
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp đàm thoại, gợi mở.
+ Tổ chức tập viết .
+ Tổ chức trò chơi
Trang 2 – 5
Trang 2
Trang 3
Trang 3 - 4
Trang 5
6 Kết quả thực hiện Trang 5 - 6
7 Kết luận Trang 6
8 Những vấn đề kiến nghị Trang 7
9 Tài liệu tham khảo Trang 8
10 Mục lục Trang 9
9