Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỎ DẠI ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG CAM Ở HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Công Tuấn Minh

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ CỎ DẠI ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG CAM
Ở HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Công Tuấn Minh

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP
QUẢN LÝ CỎ DẠI ĐẾN CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG CAM
Ở HUYỆN HÀM YÊN, TỈNH TUYÊN QUANG

Chuyên ngành:

Khoa học Môi trường

Mã số:


60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Trần Thị Tuyết Thu

Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
Trang

3


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan toàn bộ kết quả trong luận văn này là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nghiên cứu được trình bày
một cách chính xác và trung thực. Toàn bộ số liệu và kết quả nghiên
cứu trình bày trong luận văn là tôi trực tiếp thực hiện. Các số liệu của
các tác giả khác được sử dụng đã có trích dẫn rõ ràng.
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Học viên

Lê Công Tuấn Minh

4



LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, học viên xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong
Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học
Tự nhiên đã giảng dạy, chỉ bảo và tạo điều kiện cho học viên trong suốt quá trình học
tập và hoàn thiện luận văn thạc sỹ.
Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và những đóng góp quý báu về
chuyên môn khoa học và kỹ năng làm việc của TS. Trần Thị Tuyết Thu - cán bộ
giảng dạy của Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, Khoa Môi trường, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã nhận được sự hỗ trợ và tạo mọi điều kiện
thuận lợi của cô Tạ Thị Thu và anh Nông Văn Nghiệp - cán bộ Trung tâm Cây ăn quả
Hàm Yên, chú Nguyễn Hữu Hậu - trưởng Trạm Trồng trọt và Bảo vệ Thực vật, cùng
với sự hợp tác nhiệt tình và chia sẻ những thông tin trong quá trình canh tác của các hộ
trồng cam trên địa bàn huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Đặc biệt là hộ gia đình chị
Hương đã tạo điều kiện địa điểm để học viên bố trí thí nghiệm ngoài thực địa trong
thời gian từ tháng 9/2016 đến tháng 9/2017.
Cuối cùng học viên xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè,
những người đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần cho
học viên trong suốt thời gian học tập và làm khóa luận.
Học viên xin trân trọng cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Học viên

Lê Công Tuấn Minh

5



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CEC

Dung tích hấp phụ trao đổi cation
(Cation exchange capacity)

CTTN

Công thức thí nghiệm

CHC

Chất hữu cơ

K2Odt

Kali dễ tiêu

K2Ots

Kali tổng số

Ndt

Nitơ dễ tiêu

Nts

Nitơ tổng số


P2O5dt

Phốt pho dễ tiêu

P2O5ts

Phốt pho tổng số

6


DANH MỤC BẢNG
Trang

7


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1: Cơ cấu đóng góp về diện tích (a) và sản lượng cam (b) của các vùng 2014
Hình 1.2: Diện tích và sản lượng cam quýt vùng trung du miền núi phía Bắc (2015)
Hình 1.3: Diện tích và sản lượng cam được trồng và thu hoạch tại Hàm Yên
Hình 2.1. Địa điểm khu vực nghiên cứu
Hình 2.2: Vị trí lấy mẫu nghiên cứu tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang
Hình 2.3: Phương pháp lấy mẫu đất
Hình 2.4: Địa điểm các công thức thí nghiệm tại huyện Hàm Yên, Tuyên Quang
Hình 3.1: Độ chua của đất trồng cam Hàm Yên
Hình 3.2: Hàm lượng chất hữu cơ trong đất trồng cam Hàm Yên
Hình 3.3: Dung tích trao đổi cation của đất trồng cam Hàm Yên
Hình 3.4: Hàm lượng Ca và Mg trao đổi trong đất trồng cam Hàm Yên

Hình 3.5: Hàm lượng Nitơ trong đất trồng cam Hàm Yên
Hình 3.6: Hàm lượng phốt pho trong đất trồng cam Hàm Yên
Hình 3.7: Hàm lượng Kali trong đất trồng cam Hàm Yên
Hình 3.8. Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến độ ẩm đất thí nghiệm
Hình 3.9. Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến độ chua của đất thí nghiệm
Hình 3.10. Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến hàm lượng chất hữu cơ trong đất
Hình 3.11. Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến CEC của đất thí nghiệm
Hình 3.12. Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến nitơ dễ tiêu trong đất thí nghiệm
Hình 3.13. Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến phốt pho dễ tiêu trong đất thí nghiệm
Hình 3.14. Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến Kali dễ tiêu trong đất thí nghiệm
Hình 3.15. Ảnh hưởng của trồng lạc dại đến Ca, Mg trao đổi trong đất

8


MỞ ĐẦU
Hiện nay, cây có múi nói chung, cây cam quýt nói riêng được trồng tập trung
chủ yếu ở 7 vùng sản xuất chính bao gồm đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi
phía Bắc, Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn từ 2000-2017, diện tích trồng cam quýt trong cả
nước có xu hướng tăng qua các năm, trong đó các tỉnh miền núi phía Bắc là nơi đang
mở rộng nhanh về diện tích nhiều nhất. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (tính đến cuối năm 2017) [2], tổng diện tích trồng cây cam quýt tại
Việt Nam đạt 221,6 nghìn ha, tăng gấp 3 lần so với năm 2014 (75,6 nghìn ha); về sản
lượng đạt 1.284,4 nghìn tấn tương đương với mức thu nhập ước đạt hàng trăm tỷ đồng.
Khu vực Trung du miền núi phía Bắc đứng thứ 2 cả nước về diện tích và sản lượng
trồng cây cam quýt, trong đó phải kể đến tỉnh Tuyên Quang, hiện đứng thứ 2 cả nước
về diện tích, đứng thứ nhất về sản lượng (tổng diện tích trồng cam trên 7.000 ha, sản
lượng đạt 104.092 tấn - năm 2016). Đây được coi là đóng góp chính trong sự phát triển
của nền kinh tế địa phương.

Tại vùng Tây Bắc đang có xu hướng chuyển đổi các vườn tạp, vườn vải già cỗi
sang trồng cam, đứng trước việc mở rộng về diện tích, cũng như tăng nhanh về sản
lượng là điều đáng mừng, tuy nhiên cũng đi cùng với những bất cập. Do đặc điểm địa
hình nổi bật tại khu vực là địa hình đồi núi, có độ dốc lớn, bị chia cắt mạnh nên rất dễ
phải đối mặt với hiện tượng xói mòn, rửa trôi. Điển hình là khu vực canh tác cam tại
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang có địa hình phức tạp, hầu hết diện tích đất tự nhiên
là đồi núi thấp, độ dốc lớn, độ cao trung bình 500 - 600 m. Điều này ảnh hưởng không
nhỏ đến giai đoạn kiến thiết của cây cam quýt. Đặc điểm cây cam là loại cây ăn quả
dài ngày. Trải qua 2 giai đoạn cơ bản trong 1 chu kì, đó là giai đoạn kiến thiết cơ bản
(kéo dài 4 năm) và tiếp đến là giai đoạn sản xuất kinh doanh (từ 5 đến 15 năm). Trong
đó, đặc biệt là giai đoạn kiến thiết cơ bản rất nhạy cảm với xói mòn rửa trôi.
Do phải đối mặt với nguy cơ xói mòn, rửa trôi dinh dưỡng, người dân có xu
hướng lạm dụng phân bón hóa học để bổ sung dinh dưỡng cho đất. Cùng với đó là
biện pháp quản lý cỏ dại chưa hợp lý, chủ yếu là sử dụng thuốc diệt cỏ. Điều này ảnh
hưởng rất lớn đến tính chất đất. Đất bị suy thoái nghiêm trọng trở nên chai cứng, trơ
trọi, không có lớp thực vật che phủ nên không còn khả năng giữ lại độ ẩm và các chất
dinh dưỡng. Ngoài ra việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật cũng làm giảm tính đa
dạng của hệ sinh thái đất, điều này ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh địa hóa.
Nhằm mục đích khắc phục tình trạng trên, nghiên cứu tác dụng từ cỏ dại cho
thấy, chúng rất hữu ích trong việc bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi vào mùa mưa,
bảo vệ độ ẩm của đất vào mùa khô. Ngoài ra, theo các nghiên cứu thì một vài loài cỏ
dại cũng có khả năng tích lũy chất dinh dưỡng. Tuy là hình thức cạnh tranh dinh
9


dưỡng nhưng nếu có biện pháp quản lý một cách khoa học sẽ giúp hoàn trả lại dinh
dưỡng cho cây trồng. Hệ rễ của cỏ đóng vai trò là không gian sống và cung cấp dinh
dưỡng quan trọng cho sự phát triển của khu hệ sinh vật đất. Hệ rễ của một số loài cỏ
dại có tác dụng cố định C đất, cố định N, chuyển hóa phốt pho khó tan,... Từ đó, có thể
thay đổi lượng phân hữu cơ bổ sung vào đất, giúp giảm tác động của hóa chất bảo vệ

thực vật, phân bón hóa học đến hệ sinh thái, rất phù hợp với địa hình canh tác miền
núi. Tuy nhiên, hiện nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào đánh giá về tác dụng của
việc quản lý cỏ dại hợp lý trong việc cải thiện chất lượng đất trồng cam tại khu vực
huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang được báo cáo.
Trên cơ sở đó, đề tài “Đánh giá ảnh hưởng của một số biện pháp quản lý cỏ
dại đến chất lượng đất trồng cam ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang” được đặt ra
nhằm cung cấp cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn cho việc cải tạo, bảo vệ và phục
hồi chất lượng đất trồng cam tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang. Đồng thời, cũng
mở ra hướng canh tác mới hiệu quả, bền vững đối với cây cam nói riêng, cây ăn quả
nói chung. Từ đó, góp phần đảm bảo ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm và lợi ích
kinh tế xã hội.

10


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về cây cam
1.1.1. Nguồn gốc và phân loại cây cam
Nguồn gốc
Cam có tên khoa học là Citrus sinensis Osbeck thuộc họ Rutaceae, chi Citrus
và loài sinenis.
Qua các kết quả nghiên cứu, có rất nhiều ý kiến đánh giá về nguồn gốc của cây
cam. Cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Đông Nam Á. Tanaka (1979)
đã vạch đường ranh giới vùng xuất xứ các giống thuộc chi Citrus từ phía đông Ấn Độ
(chân dãy Hymalaya) qua Úc, Miền Nam Trung Quốc, Nhật Bản [14].
Theo Giucopx thì cam chanh có nguồn gốc từ Trung Quốc, vì hiện nay Trung
Quốc có nhiều giống cam chanh ngon, tốt. Còn theo các tác giả Casin (1984) Cameron
và Soost (1979) thì nguồn gốc cam quýt bao gồm Miền Đông Ấn, Nam Trung Quốc,
Bắc Việt Nam, Thái Lan giữa 15-250 vĩ độ Bắc.
Nhiều tác giả khác cho rằng nguồn gốc cây cam ở Miền Nam Việt Nam, do Việt

Nam từ Bắc tới Nam địa phương nào cũng trồng cam quýt với rất nhiều giống, dạng cùng
các tên địa phương khác nhau mà không nơi nào trên thế giới có như cam Sành Bố Hạ,
cam Sành Hàm Yên, cam Sen Yên Bái, cam Xã Đoài, cam Sông Con, ... Các cây trong
chi họ Citrus là cây có tính thích ứng mạnh mẽ với mọi điều kiện sinh thái Việt Nam.
Như vậy, qua nhiều công trình nghiên cứu, các tác giả đều có điểm chung đánh
giá nguồn gốc cam là ở Đông Nam Á, kể cả lục địa hay bán đảo, quần đảo. Từ đây mà
con người đã tác động theo nhiều phương thức để tạo tính đa dạng, phong phú của cam
quýt trồng hiện nay.
Phân loại
Một số giống cam được trồng phổ biến tại Việt Nam.
 Cam Sành: Là giống quýt (King mandarin), dân ta quen gọi là cam, tuỳ vùng trồng lâu
đời mà có các tên gọi như cam sành Bố Hạ, cam sành Hà Giang - Tuyên Quang [3].
 Cam Xã Đoài: Nguồn gốc từ vùng Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Cây cao trung
bình, tán lá hơi xoè, thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 200 250 g/quả [7].
 Cam Valencia: Nhập vào Việt Nam từ năm 1971. Quả to hơn cam Hamlin, trung bình
250 g/quả. Khi chín vỏ quả có màu vàng, ruột màu vàng da cam. Chín muộn vào dịp
Tết âm lịch [7].
 Cam HamLin: Là giống của Mỹ, (Hamlin là tên ông chủ vườn ở Mỹ), được đưa vào
Việt Nam từ năm 1971 thông qua CuBa. Hamlin là giống chín sớm vào tháng 9 - 10,
vỏ quả mỏng, khối lượng quả trung bình 200 g/quả [7].
11


 Cam Sông Con: Nguồn gốc chọn từ cây gieo hạt ở Nông trường Sông Con, Nghệ An.
Cây cao trung bình, tán gọn, không có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất trung
bình, khối lượng quả trung bình 200 - 250 g/quả [7].
 Cam Vân Du: Được chọn lọc từ những cây gieo hạt của giống cam Sunkist ở Trại
nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hoá). Cây cao trung bình, tán gọn có gai trên cành,
thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 180 - 200 g/quả [7].
1.1.2. Giá trị dinh dưỡng và kinh tế của cây cam

1.1.2.1. Giá trị dinh dưỡng
Cam là loại trái cây giàu giá trị dinh dưỡng, được con người sử dụng phổ biến
hàng ngày trong mục đích giải khát hay bồi bổ sức khỏe. Nó có giá trị trong Đông và
Tây y tham gia vào nhiều vị thuốc cổ truyền và có các công dụng: kích thích hoạt động
của ruột: nhuận tràng, lợi tiểu, có thể giảm huyết áp, hạ nhiệt và tăng tính đề kháng của
cơ thể, vỏ quả thường được dùng để trị ho như vỏ quýt, vỏ quất (trần bì), trong vỏ quả
có nhiều dầu thơm vừa có tính kích thích, vừa có chất sát trùng. Theo báo dinh dưỡng
trẻ em: ngoài vitamin C có tác dụng tăng chất đề kháng và tăng sức hấp thụ, nước cam
còn chứa nhiều canxi hơn là các sản phẩm từ sữa. Chất canxi tập trung nhiều trong tép
cam và vỏ cam. Khi pha nước cam, một phần lớn canxi sẽ tiết ra hoà cùng nước cam
cung cấp cho cơ thể khi ta sử dụng. Vì thế chúng ta nên dùng nước cam hàng ngày, đó
là cách tốt nhất giúp cơ thể giải khát và làm việc tốt hơn. Hàm lượng dinh dưỡng trong
cam được trình bày ở bảng 1.1.

12


Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng trong 100 g cam quả tươi
Thành phần dinh dưỡng
Đơn vị
Giá trị trong 100 gam
Nước
g
82,3
Năng lượng
kcal
63
Protein
g
1,3

Chất béo
g
0,3
Carbohydrate
g
15,5
Chất xơ
g
4,5
Canxi, Ca
mg
70,0
Sắt, Fe
mg
0.8
Magiê, Mg
mg
14,0
Photpho, P
mg
22,0
Kali, K
mg
196,0
Natri, Na
mg
2,0
Kẽm, Zn
mg
0,11

Vitamin C, tổng axit ascobic
mg
71,0
Thiamin
mg
0,1
Riboflavin
mg
0,05
Niacin
mg
0,50
Vitamin B-6
mg
0,093
Folate, DFE
µg
30,0
Vitamin A, RAE
µg
13,0
Vitamin A, IU
IU
250,0
(Nguồn: USDA National Nutrient Database for Standard Reference) [59]
1.1.2.2. Giá trị kinh tế của cây cam
Giá trị kinh tế của cây cam là cây ăn quả có múi thuộc loại lâu năm, nhanh thu
hoạch. Nhiều cây có thể cho thu hoạch ngay từ năm thứ 2 sau khi trồng. Ở Việt Nam, 1
ha cam ở thời kỳ 8 tuổi, năng suất trung bình có thể đạt 16 tấn hoặc thậm chí nhiều
hơn thế nữa, với giá bán cam hiện nay, người trồng cam có thể thu nhập lên tới 200

triệu đồng/ha/năm.
Trồng cam ở Cao Phong nói riêng đã góp phần đánh kể trong phát triển kinh tế
xã hội, giải quyết nhu cầu việc làm, tăng thu nhập và cải thiện sinh kế cho cộng đồng
địa phương. Theo Nguyễn Phương Loan, Trần Thị Tuyết Thu (2016) [24], nghiên cứu
đánh giá hiệu quả kinh tế của việc trồng cam tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình đã
chỉ ra rằng mỗi hecta trồng cam tạo ra việc làm cho 2 lao động với mức thu nhập là
62,5 triệu đồng/người/năm. Năm 2015, lợi nhuận trung bình của các vườn đạt trên 500
triệu đồng/ha/năm. Đó được coi là những đóng góp không hề nhỏ đối với phát triển
kinh tế xã hội tại địa phương.
Theo Thu Yến - Đức Tuấn (2014) [25] tại Báo Hưng Yên, hiệu quả kinh tế từ
trồng cam. Nhiều năm trở lại đây, người dân trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đẩy mạnh
13


việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Các loại cây có múi được người dân đưa vào trồng
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, cam Vinh là giống cây trồng mang lại thu
nhập lớn cho người dân ở các địa phương như Văn Giang, Khái Châu, thành phố Hưng
Yên, … Hiện nay, cam Vinh trồng tại Hưng Yên đã tạo được chỗ đứng ổn định trên thị
trường với chất lượng tốt được khách hàng trong và ngoài tỉnh đánh giá cao, việc tiêu
thụ cam diễn ra tương đối thuận lợi; trung bình người trồng cam có thể thu lãi từ 20 25 triệu đồng/sào, tương đương với 500 - 700 triệu đồng/ha.
Tiếp đó, phải kể đến là huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, thuộc khu vực
Trung du và miền núi phía Bắc. Tuyên Quang đứng thứ 2 cả nước về diện tích nhưng
đứng thứ nhất về sản lượng. Trong năm 2016, tổng diện tích trồng cam tại huyện Hàm
Yên là 7.022 ha, sản lượng đạt 101.640 tấn. Tổng thu nhập ước đạt 510 tỷ đồng.
1.1.3. Đặc điểm sinh học của cây cam
1.1.3.1. Đặc điểm hình thái
Thân, cành: Cam thuộc loại thân gỗ, dạng bụi hay bán bụi. Các cành chính
thường mọc ra ở các vị trí trong khoảng 1 m cách mặt đất. Cành có thể có gai, tuy
nhiên sau giai đoạn ra hoa và quả, các gai thường ít phát triển. Cành cam phát triển
theo lối hợp trục, khi cành mọc dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại, các mầm

bên dưới đỉnh sinh trưởng của ngọn cành sẽ mọc ra, các cành thứ cấp này cũng mọc
dài đến một khoảng nhất định thì ngừng lại và các mầm bên dưới đỉnh sinh trưởng lại
tiếp tục phát triển giống như cũ. Trong một năm cây có thể cho 3 - 4 đợt cành. Tùy
theo chức năng của cành trên cây, có thể phân loại thành các nhóm như: cành mang
quả, cành mẹ, cành dinh dưỡng, cành vượt [14].
Hoa: Hoa cam là loại hoa lưỡng tính có khả năng tự thụ phấn, tràng hoa thường có
màu trắng. Hoa cam thường có 5 cánh, có nhiều nhị (khoảng 20 - 40 nhị). Hoa được phân
hoá từ mùa đông năm trước trong điều kiện khô và nhiệt độ thấp. Cam thường phân hoá
hoa từ tháng 11 đến tháng 12, cam sành từ tháng 12 đến tháng 1 năm sau [14].
Quả: Cam thuộc loại quả mọng, vỏ quả dày, mỏng khác nhau tuỳ từng loài,
giống, được chia làm 2 phần: Phần vỏ ngoài gồm lớp biểu bì do các tế bào sừng dày
lên, xen kẽ có các khí khổng; Phần vỏ giữa gồm 2 lớp (lớp sắc tố và lớp trắng). Lớp
sắc tố do tầng tế bào chứa nhiều sắc tố hợp thành một lớp mỏng do đó khi quả xanh
nhờ có diệp lục mà quả có thể quang hợp. Lớp trắng dưới lớp sắc tố là lớp cùi độ dày
mỏng của lớp cùi này phụ thuộc vào từng giống [14].
Hạt: Hạt cam gồm nhiều phôi, từ 1 - 7 phôi gọi là hiện tượng đa phôi trong đó
có một phôi hữu tính còn các phôi khác gọi là phôi vô tính. Thường phôi vô tính nảy
mầm thành cây khoẻ và có khuynh hướng giống mẹ nhiều hơn [14].
14


Rễ: Cây cam có cấu tạo gồm ba loại rễ, bao gồm: Rễ chính hay còn gọi là rễ
cọc, rễ ngang (rễ bên) và rễ tơ (rễ hút). Tuỳ thuộc vào từng loài, tính chất đất mà rễ
chính có thể ăn sâu đến 1,5 - 2 m. Rễ ngang thường tập trung chủ yếu ở độ sâu tầng
đất 0 - 30 đến 40 cm, nhiều nhất là rễ hút phân bố nông và mật độ cao ở độ sâu 0 - 10
cm và ở độ sâu 0 - 30 cm có thể tập trung đến 80% lượng rễ hút của đất. Rễ ngang có
thể ăn rộng gấp 2 - 3 lần đường kính tán nhưng tập trung ở phạm vi 50 cm trong và
ngoài hình chiếu tán [14].
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ cây cam là ánh sáng,
nhiệt độ, độ ẩm, độ thoáng khí của đất, độ chua, hàm lượng chất hữu cơ và các chất

dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu ra hoa, đậu quả, hình thành năng suất, chất lượng
cam thương phẩm.
1.1.3.2. Yêu cầu sinh thái
Nhiệt độ: Cây có múi có thể sống và phát triển ở nhiệt độ 13 - 39 oC, nhưng
thích hợp nhất là 23 - 29oC. Cây cam có nguồn gốc cận nhiệt đới nên ở Việt Nam có
thể trồng cam từ miền Bắc đến miền Nam, cả ở vùng thấp cũng như nơi đất cao. Tuy
nhiên, cam không chịu được nhiệt độ quá lạnh, càng lên cao khi nhiệt độ giảm xuống,
thời gian từ khi ra hoa đến kết quả dài ra. Dưới 13 oC và trên 40oC thì sự sinh trưởng
ngừng lại, dưới âm 5oC cây chết.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến phẩm chất và sự phát triển của trái. Thường ở nhiệt độ
cao trái chín sớm, ít xơ và ngọt nhưng khả năng cất giữ kém và màu sắc trái chín
không đẹp (ở nhiệt đô thấp các sắc tố hình thành nhiều hơn). Ở miền Nam thường có
biên độ nhiệt giữa ngày và đêm thấp nên khi chín vỏ trái thường còn màu xanh, tuy
nhiên yếu tố tạo màu sắc khi chín còn ảnh hưởng bởi giống trồng [11].
Nước và độ ẩm: Cam ưa ẩm nhưng không chịu được úng nước. Khi đất bị thiếu
oxy do ngập úng, hệ nấm rễ hoạt động kém, lâu ngày sẽ thối chết làm rụng lá, quả non.
Do đó, cây cam trồng trên đất dốc tốt hơn trên đất bằng.
Lượng nước cần hàng năm đối với 1 ha cam từ 9.000 - 12.000 m 3, tương đương
với lượng mưa 900 - 1.200 mm/năm [42]. Với cam kinh doanh, lượng nước cần
khoảng 10.000 - 15.000 m3/ha/năm. Ở Việt Nam, lượng mưa trung bình hàng năm từ
1500 đến 1800 mm và phân hóa theo mùa nên vào mùa khô hạn phải tưới, vào mùa
mưa phải có biện pháp chống úng. Cam, quýt không ưa độ ẩm không khí quá thấp,
song nếu quá cao sẽ tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển, độ ẩm thích hợp là 75%.
Ánh sáng: Cam, quýt là cây ưa nắng, trong điều kiện bình thường, nếu thiếu ánh
sáng thì sự quang hợp sẽ kém, lượng cacbonhydrat tích luỹ ít, sản lượng quả giảm, phẩm
chất kém. Cường độ ánh sáng thích hợp trong khoảng 10.000 - 15.000 lux (tương đương
với ánh sáng lúc 8 giờ sáng và 4 - 5 giờ chiều trong mùa hè) [9].
15



Ở miền Bắc và Bắc Trung Bộ, cam, quýt chín trong thời gian trời trong xanh,
ánh sáng đầy đủ nên quả có màu vàng đẹp; còn ở Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, cam,
quýt chín đúng mùa mưa trời u ám, quả thường có màu xanh tái nên quả chín nhìn vẫn
xanh. Thậm chí trong cùng một cây, quả ở ngoài tán, trên cành đủ ánh sáng, hình dáng
quả tròn trĩnh, màu sắc quả đẹp hơn ở cành lá thiếu ánh sáng [20].
Gió: Gió bão gây nguy hiểm cho lá và cây, lá có thể bị sứt đi, quả cọ sát vào
nhau gây thương tích, tạo điều kiện cho sâu bọ xâm nhập. Ở những vùng nhiều gió
thường phải trồng những hàng cây chắn gió xung quanh vườn để cây không bị lay
động, chống gió đông bắc khi cây ra hoa, thụ tinh và chống gió khi quả đang lớn.
1.1.3.3. Nhu cầu dinh dưỡng
Nguyên tố dinh dưỡng cần thiết là những nguyên tố mà khi thiếu nó cây không
thể hoàn thành chu trình sống, trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất
trong cơ thể, không thể thiếu hoặc thay thế bằng nguyên tố khác. Các nguyên tố dinh
dưỡng thiết yếu chia làm 2 nhóm: các nguyên tố cây sử dụng nhiều không thể thiếu
trong quá trình sinh trưởng phát triển (hơn 100 mg/kg chất khô của cây): C, H, O, N, P,
K, S, Ca, Mg; và các nguyên tố vi lượng trong cây trồng.
Các bon (C), hydro (H), oxy (O) là 3 nguyên tố chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong
cây (khoảng 95% trọng lượng của cây). Chúng được cây lấy trực tiếp từ nước, đất và
không khí.
Đạm (N): quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây cũng như
trong quá trình hình thành hoa và quả. Đủ N cây sinh trưởng tốt, thiếu N cây còi cọc,
lá vàng, bón quá nhiều N cây sinh trưởng quá mạnh có hại cho sự phân hoá hoa. Cây
nhiều tược, lá to nhưng mềm, quả lại sần sùi, vỏ dầy, thô, hương vị kém.
Phốt pho (P): tác dụng giữ sản lượng và phẩm chất hàng năm. Phốt pho giúp
điều hoà dinh dưỡng N của cây. Thiếu P lá phát triển không bình thường, đầu lá bị tù,
chuyển màu đồng và dễ rụng, vỏ trái dầy. Đủ phốt pho quả phát triển tốt, vỏ cứng múi
ngọt, nhiều nước, tăng tỷ đường trong quả, quả mau chín, vỏ chắc, dễ bảo quản. Nếu
thừa phốt pho cũng làm cành cây có múi sinh trưởng mạnh, ít cành tược.
Kali (K): được xem là nguyên tố phẩm chất (quả to và ngọt hơn), chắc mô giúp
chống tốt. Thiếu kali lá phát triển không bình thường, có những vết xám hay màu

đồng, dễ rụng, cây chịu rét kém, sức chống chịu bệnh yếu, chất lượng kém, nhiều kali
ảnh hưởng đến sinh trưởng.
Lưu huỳnh (S): Là thành phần của các axit amin chứa lưu huỳnh và vitamin,
biotin, thiamin và coenzim A. Giúp cho cấu trúc protein vững chắc, tăng năng suất,
chất lượng cam.

16


Canxi (Ca), magiê (Mg), lưu huỳnh (S) là những nguyên tố cần thiết. Thiếu Ca
lá vàng rụng sớm, cành non dễ bị khô. Thiếu Mg lá vàng phiến lá, phần gần cuống lá
có màu xanh chữ V ngược.
Các nguyên tố vi lượng (Cu, Zn, Mn, Fe, Bo, Mo,…) là thành phần thiết yếu
trong các enzym và protein hô hấp, xúc tác cho các quá trình tổng hợp diệp lục, giúp
cây sinh trưởng và phát triển.
1.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới và ở Việt Nam
1.1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên thế giới
Năm 2011, diện tích trồng cam của toàn thế giới là 4.003.305 ha, năng suất
trung bình đạt 17,79 tấn/ha, sản lượng 71.241.218 tấn. Đến năm 2013, năng suất giảm
nhẹ xuống 17,53 tấn/ha nhưng diện tích tăng lên 4.068.281 ha nên sản lượng tăng lên
71.305.973 tấn.
Khu vực châu Mỹ là nơi sản xuất cam với sản lượng hàng đầu thế giới, trong đó
có ba nước thuộc nhóm 5 nước đứng đầu: Brazil, Mỹ và Mexico. Năng suất trung bình
ở Mỹ cao nhất thế giới và luôn ổn định, từ năm 2010 đến năm 2012 tăng từ 28,75
tấn/ha lên 33,65 tấn/ha. Tuy nhiên những năm gần đây, năng suất trung bình của Mỹ
đã có xu hướng giảm. Tính đến năm 2014 sản lượng trung bình chỉ đạt 25,64 tấn/ha.
Là quê hương của cam quýt, hầu hết các nước ở châu Á đều sản xuất cam quýt.
Tính đến năm 2014, đây là vùng có diện tích sản xuất cam lớn nhất thế giới (1.729.570
ha), chiếm 42,1% song sản lượng của châu Á chỉ đứng thứ hai sau châu Mỹ do năng
suất trung bình ở mức thấp nhất thế giới. Nguyên nhân là do điều kiện kinh tế, xã hội

còn nhiều hạn chế. Nghề trồng cam quýt chưa được chú trọng, chưa áp dụng khoa học
kỹ thuật hiện đại vào canh tác, quy mô sản xuất chưa đạt mức công nghiệp hóa và tình
trạng dịch bệnh, dịch hại còn nhiều diễn biến. Trung Quốc và Ấn Độ là hai nước có
sản lượng cam lớn nhất khu vực và thuộc nhóm 5 nước đứng đầu thế giới. Năm 2014,
sản lượng của Trung Quốc (7.964.133 tấn) và Ấn Độ (7.317.610 tấn) chiếm tương ứng
10,21% và 9,01% tổng sản lượng cả thế giới [61].

17


Bảng 1.2: Nhóm các quốc gia có sản lượng cam đứng đầu thế giới
Quốc gia

Mỹ

Brazil

Mexico

Trung Quốc

Ấn Độ

Năm

Diện tích (ha)

Sản lượng
(tấn)


Năng suất
(tấn/ha)

2010

260.132

7.477.924

28,75

2011

254.467

8.078.490

31,75

2012

245.726

8.268.000

33,65

2013

245.726


7.500.604

30,52

2014

239.493

6.139.826

25,64

2010

792.753

18.503.139

23,34

2011

817.292

19.811.064

24,24

2012


729.583

18.012.560

24,69

2013

702.200

17.549.536

24,99

2014

680.324

16.928.457

25,64

2010

334.573

4.051.631

12,11


2011

330.175

4.079.678

12,36

2012

323.357

3.666.790

11,34

2013

320.655

4.409.968

13,75

2014

321.683

4.533.428


14,10

2010

456.289

5.803.289

12,72

2011

468.904

6.867.029

14,64

2012

467.597

7.258.745

15,52

2013

490.619


7.466.496

15,22

2014

505.378

7.964.133

15,76

2010

631.300

5.966.400

9,45

2011

481.000

4.571.000

9,50

2012


490.800

4.360.400

8,89

2013

634.400

6.426.200

10,13

2014

664.910

7.317.610

11,01

(Nguồn: FAOSTAT, 2015) [49]
1.1.4.2. Hiện trạng tình hình phát triển cây cam quýt ở Việt Nam
Kết quả tổng hợp về tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam giai đoạn từ năm
2000 đến 2014 được trình bày trong bảng 1.3 và hình 1.1 như sau:
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất cam quýt ở Việt Nam (2000-2014)
18



Diện tích gieo trồng
(x 1000 ha)

Phân bố

Sản lượng
(x 1000 tấn)

2000 2005 2010 2014 ↑↓ 2000 2005 2010 2014
5,1

5,4

↑↓

Đồng bằng sông Hồng

6,0

5,9

-0,6 38,6

49,6

64,2

59,8 +21,2


Trung du miền núi
phía Bắc

12,8

14,6 10,2 15,7 +2,9 37,7

55,1

51,4

75,3 +37,6

Bắc Trung Bộ &
Duyên hải miền Trung

10,5

10,4

6,0

8,1

-2,4 78,7

45,7

57,5


48,9

-29,8

Tây Nguyên

0,3

0,6

0,7

1,0

+0,7

0,9

1,9

3,9

4,5

+3,6

Đông Nam Bộ

4,2


7,3

5,3

6,2

+2,0 15,9

26,0

71,6

51,6 +35,7

Đồng bằng sông Cửu
Long

34,8

48,4 33,4 39,2 +4,4 254,9 423,0 471,5 496,0 +241,1

Cả nước

68,6

87,2 60,9 75,6 +7,0 426,7 601,3 720,1 736,1 309,4

Ghi chú: (↑↓) biến động trong giai đoạn (2000-2014)

a) Cơ cấu về diện tích


(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2014)

b) Cơ cấu về sản lượng

Hình 1.1: Cơ cấu đóng góp về diện tích (a) và sản lượng cam (b) của các vùng 2014
Hiện nay, cây có múi nói chung, cây cam quýt nói riêng được trồng rộng rãi
khắp mọi tỉnh thành trong cả nước, nhưng tập trung chủ yếu ở 7 vùng sản xuất chính
bao gồm đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và duyên
hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Theo Bộ
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2014), cả nước có 75.600 ha đất trồng cam
quýt, đạt sản lượng trung bình 736.100 tấn quả tươi, so với cùng kỳ năm 2013 thì diện
tích tăng thêm do trồng mới là 5.200 ha, sản lượng tăng thêm 26.700 ha do một số diện
tích cam thời kỳ kiến thiết đã chuyển sang giai đoạn sản xuất kinh doanh. Trong giai
đoạn từ 2000-2014, diện tích trồng cam quýt trong cả nước có xu hướng tăng qua các
năm, dao động từ 68,6 đến 87,2 nghìn ha, riêng năm 2005 diện tích trồng cam tăng
mạnh lên 87,2 nghìn ha, còn các năm tiếp theo thì giảm về diện tích. Tuy nhiên, sản
lượng cam quýt trong giai đoạn từ 2005-2014 vẫn tăng đều qua các năm do sự tăng
cường đầu tư thâm canh và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong trồng và canh
tác cam. So với thời điểm năm 2000 cho thấy diện tích trồng cam quýt trong cả nước
đã tăng lên 7.000 ha về diện tích và 309.400 tấn về sản lượng [1].
19


Vùng có diện tích và sản lượng cam quýt nhiều nhất trong cả nước là vùng
đồng bằng sông Cửu Long, tiếp đến thứ hai là vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Trong năm 2014, diện tích trồng cam của đồng bằng sông Cửu Long là 39.200 ha cho
sản lượng 496 nghìn tấn (chiếm 52% về diện tích, 67% về sản lượng cam quýt toàn
quốc), tăng so với năm 2000 4.400 ha, 241.00 tấn sản lượng; tiếp đến là các tỉnh trung
du miền núi phía Bắc có tổng diện tích đất trồng cam quýt 15.700 ha cho sản lượng

75.300 tấn, chiếm 21% về diện tích và 10% về sản lượng cam quýt trong cả nước, tăng
so với năm 2000 là 2.900 ha và 37.600 tấn sản lượng. Còn lại, vùng đồng bằng sông
Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đóng góp từ 7 - 11% về
diện tích, từ 7 - 8% về sản lượng.
So với thời điểm năm 2000, hai vùng có diện tích đất trồng cam quýt giảm là
đồng bằng Sông Hồng và Bắc Trung Bộ, duyên hải miền trung, trong đó đồng bằng
sông Hồng giảm 600 nghìn ha còn vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung giảm
mạnh nhất (giảm 2.400 ha). Điều đáng chú ý là vùng đồng bằng sông Hồng tuy có
giảm về diện tích nhưng sản lượng cam vẫn ở mức cao, năm 2014 đạt 59.800 tấn
(chiếm 8% tổng sản lượng cả nước), sản lượng tăng 21.200 tấn. Chứng tỏ rằng nghề
trồng cam tại vùng này đã có những kỹ thuật canh tác hiệu quả nhờ vào những thành
tự đóng góp của khoa học công nghệ cũng như vai trò của phân bón hóa chất làm tăng
sản lượng (Bảng 1.3 và hình 1.1).

20


1.1.4.3. Tình hình phát triển cây cam quýt ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
Bảng 1.4: Diện tích và sản lượng cam vùng trung du miền núi phía Bắc (2000-2015)
Đơn vị: ×1000 ha, ×1000 tấn
Tỉnh

2000

Hà Giang
Cao Bằng
Bắc Cạn
Tuyên
Quang
Lào Cai

Yên Bái
Thái Nguyên
Lạng Sơn
Bắc Giang
Phú Thọ
Điện Biên
Lai Châu
Sơn La
Hoà Bình

2005

2010

2015

2000-2015(*)

Diện
tích

Sản
lượng

Diện
tích

Sản Diện Sản
lượng tích lượng


Diện
tích

Sản
lượng

Diện Sản
tích lượng

4,3
0,3
1,0

13,5
0,8
3,2

4,7
0,3
0,5

22,7
0,6
1,5

2,5
0,2
0,7

17,4

0,6
2,8

5,7
0,4
2,5

13,99
0,7
10,9

1,4
0,1
1,5

1,1

2,1

3,1

14,3

2,5

15,5

5,2

43,0


0,49
-0,1
7,7

4,1 40,9
0,1
0,1
0,1
0,1 0,1 0,4
0,3
0,6
0,2 0,5
1,9
3,0
1,6
4,8 1,2 5,1
1,2
4,4
-0,7 1,4
0,6
2,2
0,3
1,1 0,3 1,4
0,4
1,6
-0,2 -0,6
0,5
0,8
1,3

2,0
1
2,7
1,3
2,8
0,8
2
0,5
2,0
0,5
1,0 0,2 0,9
1,7
6,5
1,2 4,5
1,2
5,1
0,5
2,4 0,4 1,8
0,3
1,2
-0,9 -3,9
0,3
0,4 0,2 1,4
0,3
1,3
0,1
0,3
0,1 0,1 0,1
0,3
0,1

0,2 -0,2
0,1
0,1
0,3
0,6 0,2 0,4
0,5
0,6
0,4 0,5
0,7
2,2
0,7
3,5 0,6 10,2 2,7
26,7 2,0 24,5
Nguồn: (2000-2010) Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
(2015) Báo cáo của Sở Nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh [1].
Ghi chú: (*)Sự biến động diện tích và sản lượng cam gia đoạn 2000-2015

Các tỉnh trung du miền núi phía Bắc là một trong những vùng kinh tế trọng điểm
phát triển cây có múi (chanh, cam, quýt, bưởi) nói chung và cây cam, quýt nói riêng,
với mức đóng góp vào cơ cấu diện tích trồng cây cam quýt đứng thứ 2 cả nước. Là
vùng có diện tích đồi núi lớn nhưng diện tích trồng cam chủ yếu tập trung vào các tỉnh
Hà Giang, Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Cạn, Bắc Giang,…. Từ kết quả thống kê của
Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kết hợp với báo cáo của chi cục trồng trọt các
tỉnh cho thấy trong giai đoạn 2000-2015 có sự chuyển dịch cơ cấu diện tích, đặc biệt
các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Hà Giang, Bắc Cạn, Lạng Sơn đã có diện tích trồng
cam tăng mạnh (Tuyên Quang tăng từ 1,1 lên 5,2 nghìn ha; Bắc Giang và Hòa Bình
tăng từ 500 ha và 700 ha lên 1.700 ha và 2.700 ha; Hà Giang tăng từ 4.300 ha lên
5.700 ha, Bảng 1.4 và hình 1.2).
Hình 1.2: Diện tích và sản lượng cam quýt vùng trung du miền núi phía Bắc (2015)
21



Tính đến thời điểm năm 2015 so với năm 2000, các tỉnh đã mở rộng diện tích
đất trồng cam tăng thêm nhiều nhất là Tuyên Quang 4.100 ha, Hòa Bình 2.000 ha, Bắc
Cạn 1.500 ha, Hà Giang 1.400 ha, Bắc Giang 1.200 ha; các tỉnh có diện tích cam tăng
ít là Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, nguyên nhân là các tỉnh này tập
trung nhiều núi cao, điều kiện khí hậu khắc nghiệt hơn, địa hình lại chia cắt mạnh, đất
quá dốc không phù hợp cho sự phát triển của cây cam. Bên cạnh đó, một số tỉnh có
diện tích đất trồng cam giảm xuống như Thái Nguyên, Yên Bái và Phú Thọ, diện tích
giảm khoảng 200-900 ha. Kết quả tổng hợp được cho thấy sản lượng cam của các tỉnh
miền núi phía Bắc Việt Nam cũng có sự khác biệt lớn ở các tỉnh, có sự tương quan rõ
với sự tăng lên về diện tích trồng mới và sự khác nhau về điều kiện kỹ thuật canh tác.
Trong giai đoạn 2000-2015, sản lượng cam tăng mạnh nhất ở tỉnh Tuyên Quang, từ 2,1
lên 43 nghìn tấn (tăng thêm 40,9 nghìn tấn do diện tích trồng tăng thêm 4.100 ha), thứ
hai là Hòa Bình tăng từ 2,2 lên 26,7 nghìn tấn (tăng thêm 24,5 nghìn tấn), thứ 3 là Bắc
Cạn từ 3,2 lên 10,9 nghìn tấn (tăng thêm 7,7 nghìn tấn), tiếp theo là Bắc Giang, từ 2
nghìn tấn lên 6,5 nghìn tấn (tăng thêm 4,5 nghìn tấn) (Bảng 1.4 và hình 1.2).
Mặc dù tỉnh Hà Giang có trồng tăng thêm về diện tích gần tương ứng với Bắc
Cạn và nhiều hơn Bắc Giang, tuy nhiên sản lượng cam tăng trong giai đoạn này ở mức
rất thấp, tăng thêm 490 tấn. Về vấn đề này có thể do một số nguyên nhân khác nhau
liên quan đến các vườn cam đã bị già cỗi, hoặc đất bị thoái hóa hoặc người trồng cam
chưa thực sự đầu tư chăm sóc để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Các tỉnh có
sản lượng cam quýt giảm có liên quan đến sự giảm diện tích là Phú Thọ và Thái
Nguyên, ngoài ra là Cao Bằng, Lai Châu có diện tích tăng 100-200 ha nhưng sản
lượng cam lại giảm 100-200 tấn. Như vậy, chứng tỏ rằng các tỉnh này chưa thực sự coi
cây cam là đối tượng cần được quan tâm phát triển (Bảng 1.4 và hình 1.2).
Một số giống cam được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam
hiện nay bao gồm: Cam Sành là giống quýt (King mandarin), tuỳ vùng trồng lâu đời
mà có các tên gọi như cam sành Bố Hạ - Bắc Giang, cam sành Bắc Quang - Hà Giang,
cam sành Hàm Yên - Tuyên Quang; Cam Xã Đoài được trồng nhiều ở Cao Phong, Hòa

Bình có nguồn gốc từ vùng Xã Đoài, huyện Nghi Lộc, Nghệ An nhưng đã được gọi
theo chỉ dẫn địa lý là cam Cao Phong. Cây cao trung bình, tán lá hơi xoè, thích nghi
rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 200 - 250 g/quả; Cam Valencia được
nhập vào Việt Nam từ năm 1971. Quả to hơn cam Hamlin, trung bình 250 g/quả. Khi
chín vỏ quả có màu vàng, ruột màu vàng da cam. Chín muộn vào dịp Tết âm lịch; Cam
Ham Lin là giống của Mỹ, (Hamlin là tên ông chủ vườn ở Mỹ), được đưa vào Việt
Nam từ năm 1971 thông qua Cu Ba. Hamlin là giống chín sớm vào tháng 9 - 10, vỏ
quả mỏng, khối lượng quả trung bình 200 g/quả; Cam Sông Con có nguồn gốc chọn từ
cây gieo hạt ở Nông trường Sông Con, Nghệ An. Cây cao trung bình, tán gọn, không
22


có gai trên cành, thích nghi rộng. Năng suất trung bình, khối lượng quả trung bình 200
- 250 g/quả; Cam Vân Du được chọn lọc từ những cây gieo hạt của giống cam Sunkist ở
Trại nghiên cứu cam Vân Du (Thanh Hoá). Cây cao trung bình, tán gọn có gai trên cành,
thích nghi rộng. Năng suất cao, khối lượng quả trung bình 180 - 200 g/quả [1].
1.2. Một số biện pháp quản lý cỏ dại
1.2.1. Vai trò của quản lý cỏ dại
Cỏ dại khi phát triển quá mức có thể trở thành yếu tố cạnh tranh với cây trồng
về ánh sáng, nước, dinh dưỡng với cây trồng, là ký chủ của sâu bệnh hại, ảnh hưởng
đến năng suất và chất lượng nông sản. Tuy là cạnh tranh dinh dưỡng nhưng chúng
cũng đem lại những lợi ích đáng kể nếu được quản lý hợp lý: làm giảm hiện tượng xói
mòn, rửa trôi, đặc biệt là trên những địa hình dốc, tích lũy dinh dưỡng vào sinh khối và
trả lại đất thông qua tàn dư thực vật, tăng hàm lượng mùn hữu cơ cho đất nhờ tạo điều
kiện hoạt động tốt cho khu hệ vi sinh vật đất, duy trì độ ẩm đất, cung cấp và lưu trữ
các bon đất, bảo vệ được độ phì và đa dạng sinh học đất, từ đó giúp bảo vệ và phục hồi
sức khỏe đất.
Quản lý cỏ dại có ý nghĩa quan trọng giúp giảm thiểu tối đa những tác động xấu
của cỏ dại đến chất lượng đất và cây trồng, tận dụng được những lợi ích mà cỏ dại mang
lại, từ đó giúp bảo vệ độ phì của đất, giúp quá trình canh tác đạt được hiệu quả cao.


23


1.2.1.1. Vai trò của cỏ dại trong phong chống xói mòn đất
Cỏ dại nếu được quản lý một cách hợp lý sẽ đóng vai trò như lớp thực vật che
phủ, có tác dụng phòng chống hiện tượng xói mòn thường xảy ra ở những nơi đất dốc,
do khả năng xói mòn sẽ tăng khi lớp thực vật che phủ bị mất đi.
Lớp thực vật che phủ bề mặt đóng vai trò che chắn và bảo vệ đất trước khả năng
bào mòn của nước và gió. Hơn nữa, rễ cỏ có tác dụng liên kết các hạt đất lại với nhau
tức là làm tăng kết cấu đất, làm đất khó bị xói mòn hơn. Các loại cỏ dại có khả năng
che phủ tốt như cỏ vectiiver, các loại cây họ đậu, cỏ phân xanh, …
1.2.1.2. Vai trò của cỏ dại trong bảo vệ chất lượng đất
Thảm thực vật che phủ có vai trò quan trọng trong việc giúp đất giữ nước và
duy trì độ ẩm tốt hơn do chúng là giảm tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời xuống
mặt đất, làm giảm sự bay hơi của nước trong đất, ngăn các dòng chảy và giữ lại một
phần lượng nước mưa sau đó trả lại vào đất, từ đó tăng khả năng giữ nước của đất. Độ
ẩm đất tăng cũng đảm bảo cải thiện các chỉ tiêu của đất như pH, dung tích trao đổi
cation (CEC), hàm lượng Ca, Mg trao đổi, …
Hệ vi khuẩn, vi sinh vật đóng vai trò quan trọng trong đất nhờ việc phân giải
các chất hữu cơ, một số có khả năng tổng hợp Nitơ, phân giải phốt pho và xenlulo. Do
đó, việc duy trì hoạt động của hệ sinh vật đất là tương đối quan trọng đối với chất
lượng đất. Hệ rễ của thảm thực vật che phủ đóng vai trò cung cấp không gian sống,
cung cấp chất hữu cơ khi chết đi cho các vi sinh vật, đảm bảo các hoạt động sinh học
được diễn ra trong đất.
1.2.1.3. Lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường của quản lý cỏ dại
Cỏ dại đóng vai trò là lớp thực vật bảo vệ bề mặt, từ những ích lợi từ việc
chống rửa trôi, cải thiện độ ẩm đất giúp cả thiện các chỉ tiêu của đất như pH, dung tích
trao đổi cation (CEC), hàm lượng Ca, Mg trao đổi, … góp phần làm tăng chất lượng
của sản phẩm nông nghiệp.

Hơn nữa, bản thân lớp cỏ cũng đóng vai trò tích trữ chất hữu cơ và các khoáng.
Lượng tàn dự thực vật lâu dài và liên tục từ cỏ đóng vai trò hoàn trả vào đất lượng chất
hữu cơ và khoáng đáng kể. Từ đó hạn chế được lượng phân bón bổ sung vào đất, giúp
giảm được chi phí đầu tư trong quá trình canh tác.
Ngoài ra, ở một vào lại cỏ dại thuộc cây họ đâu, tiêu biểu như cây lạc dại có khả
năng tổng hợp N dễ tiêu và phân giải phốt pho. Điều này giúp hạn chế các tác hại từ
phân bón hóa học, giảm được các tác động bất lợi đến các hoạt động của hệ vi sinh vật
đất. Điều quan trọng hơn là giảm chi phí đầu tư, tăng hiệu quả kinh sử dụng đất.

24


1.2.2. Các hình thức quản lý cỏ dại
1.2.2.1. Che phủ bằng thực vật sống
Biện pháp để cỏ mọc tự nhiên/cắt cỏ
Cắt cỏ là biện pháp thủ công sử dụng liềm, cắt đi phần ngọn của cỏ, ngăn sự phát
triển mạnh mẽ của chúng và những phần bên dưới mặt đất. Biện pháp này thường sử dụng
tại những vùng địa hình dốc. Phần gốc giữ lại giúp giảm thiểu xói mòn của đất.
Đối với việc kiểm soát cỏ dại, thời gian cắt tốt nhất là khi cây cỏ phát triển mạnh,
cao quá ngang người, gây khó khăn cho việc đi lại, chăm sóc tưới tiêu, bón phân.
Ngoài ra cũng có thể sử dụng máy cắt cỏ. Tuy máy không thể cắt được những
cây cỏ nằm sát mặt đất, nhưng đối với những vùng đất cao địa hình dốc thì hệ thống cỏ
này lại vô cùng cần thiết để giảm bớt sự xói mòn đất.
Trồng cây che phủ
Biện pháp trồng cây che phủ đất sử dụng những loài cây có tác động tốt tới chất
lượng đất để che phủ đất, nhờ vậy không chỉ giữ được giá trị che phủ cần thiết cho đất
mà còn có khả năng mang lại thêm những lợi ích khác nhờ tính đa dụng của loại cây
được sử dụng. Hiện tại, biện pháp này đang rất được quan tâm nghiên cứu, một số loài
cây che phủ đa dụng có tác dụng khả quan có thể kể đến như lạc dại, đậu mèo, đậu
lông, cốt khí, kudzu… [26].

Nghiên cứu được công bố trên Argicultural Systems đã chỉ ra những lợi ích mà
cây che phủ đất mang lại đối với hơn 10 dịch vụ hệ sinh thái bao gồm: tăng tuần hoàn
các bon và nitơ, chống xói mòn, nhiều nấm rễ cộng sinh hơn và lợi ích trấn át cỏ dại.
Theo Mard (2011) tại Science daily, Cục Bảo tồn tài nguyên quốc gia Mỹ (NRCS) ước
tính, tăng cây che phủ sử dụng hằng năm trong năm 2011 đã làm giảm trung bình 78%
hiện tượng mất lớp đất màu mỡ bề mặt, 35% thất thoát nitơ bề mặt, giảm 40% thất thoát
nitơ dưới lớp thổ nhưỡng và giảm 30% thất thoát phốt pho tổng số [41].
Ở Ấn Độ, những nơi có điều kiện cải tiến tốt, họ khuyến khích trồng
cây Calopogonium mucunoides và Mimosa invisa. Kỹ thuật che phủ đất bằng cây họ
đậu rất có ích trong quản lý bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora gây ra, nhờ làm
giảm thiểu sự phát triển của bệnh [3].
Ở Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu về ứng dụng các loại cây che phủ trong
bảo vệ và cải thiện chất lượng đất canh tác tại nhiều vùng trên khắp cả nước. Theo
Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp miền núi phía Bắc - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Việt Nam đã chứng minh được nhiều biện pháp trồng cây nông nghiệp trên đất
dốc mang lại đa lợi nhuận cho nông nghiệp, trong đó có biện pháp kỹ thuật canh tác
ngô nương có thảm thực vật che phủ. Nghiên cứu đã chứng minh phương thức kỹ thuật
canh tác ngô nương có thảm thực vật che phủ đất làm tăng tỷ lệ mọc mầm của ngô, giữ

25


×