Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tiểu luận về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại ở VN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.77 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
KHOA LUẬT

TIỂU LUẬN MÔN LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Đề tài: BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TÊN
THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

GVHD: Ths. Châu Quốc An

Thành phố Hồ Chí Minh
Ngày 12/4/2018

1


LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, cùng với xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế,
nhận thức về sơ hữu trí tuệ cuả cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng ở
nước ta ngày một nâng cao. Hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ đã và đang được xây
dựng, các hoạt động bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cũng được triển khai trên diện rộng.
Việc bảo hộ chặt chẽ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và quyền quyền sở hữu
công nghiệp đối với tên thương mại nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong sự vận hành và
phát triển nền kinh tế ở nước ta, góp phần thúc đây nền kinh tế toàn cầu và phát triển công
nghiệ mới.
Trong công cuộc xây dựng nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, việc tìm hiểu vấn đề
về “Bảo hộ tên thương mại” có vai trò và ý nghĩa hết sức cần thiết. Với hy vọng góp phần
làm rõ hơn các vấn đề về lý luận, nhóm chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “Bảo hộ
quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại tại Việt Nam”.

2




MỤC LỤC

Chương 1. Khái quát chung về tên thương mại và quyền sở hữu công nghiệp đối với
tên thương mại
1. Khái niệm tên thương mại
Theo quy định tại Khoản 21 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) thì: Tên thương
mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ
thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và
khu vực kinh doanh”. Trong đó, khu vực kinh doanh là khu vực địa lý nơi chủ thể kinh
doanh có bạn hàng, khách hàng hoặc có danh tiếng
Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp luôn gắn liền với tên thương mại của
doanh nghiệp đó. Trong một lĩnh vực, một khu vực kinh doanh có rất nhiều chủ thể
kinh doanh khác nhau cùng hoạt động. Do đó, tên thương mại là một yếu tố quan trọng
để cá biệt hóa, phân biệt các chủ thể kinh doanh trong hoạt động thương mại giúp cho
khách hàng, bạn hàng, đối tác có thể nhận diện được doanh nghiệp đó. Một doanh
nghiệp có thể sở hữu và sử dụng nhiều nhãn hiệu khác nhau để phân biệt hàng hóa,
dịch vụ của họ với hàng hóa, dịch vụ của đối thủ cạnh tranh nhưng chỉ có thể sử
dụng một tên thương mại.
2. Phân biệt tên thương mại với tên doanh nghiệp, nhãn hiệu, thương hiệu
2.1 Tên thương mại – tên doanh nghiệp
Có rất nhiều công ty trên thị trường hiện nay được người tiêu dùng gọi bằng tên
thương mại để dễ dàng phân biệt với các công ty khác trong cùng lĩnh vực. Tuy nhiên,
lắm lúc, cách gọi này lại gây ra một sự nhầm lẫn lớn làm cho hai khái niệm tên thương
mại và tên doanh nghiệp giống nhau.
3


Khái niệm về tên doanh nghiệp được được qui định trong Luật Doanh nghiệp năm

2014, là tên gọi của doanh nghiệp được ghi trong giấy phép kinh doanh và được gắn tại
trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Tên doanh nghiệp là yếu tố
phân biệt các doanh nghiệp với nhau trong hoạt động kinh doanh. Tên doanh nghiệp phải:
được viết bằng tiếng Việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu, phải phát âm được và có ít
nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Ví dụ: Công ty TNHH Nhật Linh, Công ty cổ phần nhựa Bình Minh, Công ty cổ
phần FPT…
Chức năng chủ yếu và quan trọng nhất của tên doanh nghiệp là để phân biệt chính
xác doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác trong hoạt động kinh doanh. Vì thế mỗi
doanh nghiệp chỉ có một tên doanh nghiệp duy nhất được ghi nhận trong Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh.
Như vậy, tên thương mại được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ còn tên doanh
nghiệp thì được qui định trong luật doanh nghiệp. Nhìn chung tên thương mại và tên
doanh nghiệp dùng để phân biệt các chủ thể kinh doanh, tuy nhiên tên doanh nghiệp phải
được ghi nhận vào giấy đăng ký kinh doanh – với cấu trúc gồm hai phần chính là loại
hình và tên riêng; còn tên thương mại thường chỉ sử dụng tên riêng. Tên thương mại được
bảo hộ trong lĩnh vực và khu vực kinh doanh, còn tên doanh nghiệp có phạm vi bảo hộ
trong cả nước.
2.2 Tên thương mại – nhãn hiệu
Khái niệm về nhãn hiệu được qui định trong Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ
sung năm 2009, là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở
sản xuất, kinh doanh khác nhau. Ví dụ: FAHADO, LACTACYD cùng là thuốc nhưng
FAHADO là sản phẩm thuốc của Công ty Dược phẩm Hà Tây, LACTACYD là sản phẩm
thuốc của Công ty liên doanh dược phẩm SANOFI Việt Nam.
Tên thương mại và nhãn hiệu nhìn chung đều được pháp luật về sở hữu trí tuệ bảo hộ,
đều là chỉ dẫn thương mại xuất hiện trên hàng hóa giúp người tiêu dùng phân biệt được.
Việc xác lập nhãn hiệu dựa trên cơ sở đăng ký – trừ trường hợp đối với nhãn hiệu nổi
tiếng thì không cần đăng ký và tên thương mại thì không cần đăng ký. Khi đề cập đến tên
4



thương mại thì dùng để phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng một lĩnh vực và khu
vực, còn khi đề cập đến nhãn hiệu thì dùng để phân biệt hàng hóa dịch vụ cùng loại của
các chủ thể kinh doanh.
2.3 Tên thương mại – thương hiệu
Thương hiệu là một trong các nhân tố quan trọng góp phần duy trì, mở rộng, phát
triển thị trường trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp, nâng cao văn minh thương
mại, góp phần chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế của nước ta, các doanh nghiệp đứng trước việc cạnh tranh gay gắt, nhất là khi
có nhiều hàng hóa của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Vì vậy, điều cần
thiết là các doanh nghiệp phải xây dựng thương hiệu cho chính mình. Hiện nay, thuật
ngữ thương hiệu đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tuy nhiên đang tồn tại nhiều
cách giải thích khác nhau xoay quanh thuật ngữ này. Trong văn bản pháp luật của Việt
Nam không có thuật ngữ thương hiệu mà chỉ có các thuật ngữ liên quan khác như: nhãn
hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công
nghiệp. Do đó, thương hiệu không phải là một thuật ngữ pháp lý.
Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu được hiểu là bất kì cái gì được gắn liền với sản
phẩm hoặc dịch vụ, logo, biểu tượng, màu sắc, kiểu thiết kế, bao bì và các yếu tố phân
biệt khác trên cơ sở phân biệt thuộc tính của sản phẩm, thị hiếu và hành vi tiêu dùng của
khách hàng. Thương hiệu là một thuật ngữ phổ biến trong marketing thường được người
ta sử dụng khi đề cập tới: các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như nhãn hiệu, tên
thương mại, chỉ dẫn địa lý,… hoặc kết tinh từ các giá trị văn hóa doanh nghiệp, tên của
người đứng đầu, uy tín người lãnh đạo, truyền thống văn hóa doanh nghiệp,…
Ví dụ, khi nhắc đến thương hiệu Omo, chúng ta nhắc đến thương hiệu được hình
thành từ nhãn hiệu Omo, đây là thương hiệu được tạo nên từ yếu tố nhãn hiệu. Thương
hiệu bắt nguồn từ tên thương mại: khi nhắc đến Honda hay Toyota,… thương hiệu này
hình thành từ tên thương mại, tức tên công ty. Thương hiệu từ chỉ dẫn địa lý: Nước mắm
Phú Quốc. Thương hiệu từ tên cá nhân người nổi tiếng như: thương hiệu thời trang nổi
tiếng Victoria Beckham bắt nguồn từ gia đình cầu thủ bong đá nổi tiếng Beckham,…
5



Điểm giống nhau giữa thương hiệu với tên thương mại là cả hai đều là thuật ngữ có
liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ, đều giúp các chủ thể tạo hình ảnh và định vị hình
ảnh đó trong tâm trí khách hàng về các giá trị của nó.
Sự khác biệt cơ bản giữa tên thương mại của doanh nghiệp và thương hiệu là thương
hiệu có nội hàm rộng hơn so với tên thương mại: tên thương mại chỉ bao hàm thành phần
tên riêng của tên doanh nghiệp, còn thương hiệu bao hàm giá trị của nhiều đối tượng sở
hữu trí tuệ như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, tên gọi xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa
lý, kiểu dáng công nghiệp và bản quyền. Một điểm khác nhau nữa là tên thương mại có
thể được bảo hộ về mặt pháp lý theo thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp còn thương
hiệu là thuật ngữ thông thường và không được bảo hộ pháp lý.
Có thể nói, dưới góc độ kinh tế: thương hiệu là hình thức thể hiện bên ngoài, tạo ra ấn
tượng, thể hiện cái bên trong cho sản phẩm hoặc doanh nghiệp. Thương hiệu tạo ra hình
thức và niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung
ứng. Giá trị một “thương hiệu” là triển vọng thuận lợi mà thương hiệu đó có thể đem lại
thuận lợi cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác, thương hiệu là sản phẩm vô hình
của doanh nghiệp mang lại giá trị kinh tế to lớn.
3. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại
3.1 Khái niệm và căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với
tên thương mại
3.1.1 Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương
mại
Theo Khoản 4, Điều 4, Luật SHTT, “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp
bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng
tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”
Có thề hiểu rằng, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là quyền của tổ
chức, cá nhân đối với tên thương mại do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu tên thương mại
6



đó.
3.1.2 Cơ chế xác lập và thời hạn bảo hộ
Tên thương mại được bảo hộ theo cơ chế tự động. Tên thương mại được bảo hộ trên
cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng
ký nào. Việc đăng ký tên chủ thể kinh doanh theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng
ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký
hoạt động của doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác chỉ có ý nghĩa ghi nhận ý
định sử dụng tên gọi của chủ thể đó mà không có ý nghĩa xác lập quyền. “Việc đăng ký
tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục kinh doanh không được coi là sử
dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp”
(Khoản 2, Điều 16, Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn một số
điều của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp)
Thời hạn bảo hộ: trong suốt thời gian tồn tại của chủ thể.
Về mặt nguyên tắc, quyền đối với tên thương mại mang tính không hạn chế về mặt
thời gian. Điều đó có nghĩa là, sau khi đã xác lập quyền đối với tên thương mại, chủ thể
kinh doanh có thể sử dụng nó mà không bị bất cứ một hạn chế nào về mặt thời gian, khi
mà chủ thể kinh doanh còn tồn tại và tên thương mại còn thể hiện đúng hình thái tổ chức
của chủ thể đó. Nếu địa vị pháp lý của chủ thể kinh doanh thay đổi, ví dụ như do kết quả
của việc tổ chức lại doanh nghiệp hay thay đổi chủ doanh nghiệp, thì những thay đổi đó
cần được đưa vào tên thương mại, đương nhiên quyền đối với tên thương mại sẽ chấm dứt
khi chủ thể kinh doanh chấm dứt sự tồn tại của mình.
3.2 Chủ sở hữu tên thương mại
Chủ sở hữu tên thương mại là tổ chức, cá nhân sử dụng hợp pháp tên thương mại
đó trong hoạt động kinh doanh” Khoản 2, Điều 12, Luật SHTT.
3.2.1 Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu tên thương mại.
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại bao gồm tổng hợp các
quyền và nghĩa của chủ sở hữu tên thương mại được pháp luật ghi nhận và bảo hộ.
Pháp luật thừa nhận quyền đối với tên thương mại là quyền tài sản thuộc sở hữu của

7


chủ sở hữu tên thương mại.
Theo quy định của pháp luật thì chủ sở hữu tên thương mại có các quyền cơ bản
như:
+ Quyền sử dụng (Điều 123, Khoản 6 Điều 124, 125 Luật SHTT): Sử dụng tên
thương mại là việc thực hiện hành vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên
thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại
trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và phương
tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo.
Đồng thời, chủ sở hữu tên thương mại có quyền ngăn cấm người khác sử dụng tên
thương mại của doanh nghiệp, khi tên thương mại đã được bảo hộ thì chỉ chủ sở hữu
mới có quyền sử dụng tên thương mại đó trong hoạt động sản xuất kinh doanh, trong
trường hợp chủ thể khác muốn sử dụng tên thương mại thì phải được sự đồng ý của chủ
sở hữu tên thương mại đó thông qua hợp đồng chuyển nhượng bằng văn bản, quy định
này nhằm bảo đảm môi trường kinh doanh lành mạnh, tạo môi trường kinh doanh tự
do, thuận lợi và đảm bảo quyền lợi của các chủ thể.
+ Quyền định đoạt tên thương mại: Pháp luật ghi nhận có nhiều cách thức để chủ
sở hữu thực hiện quyền định đoạt của mình đối với tên thương mại. Tuy nhiên, thực
hiện quyền khi định đoạt đối với tên thương mại chủ sở hữu cần lưu ý:
Chủ sở hữu công nghiệp có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu của mình cho
người khác. Quyền chuyển nhượng cho người khác toàn bộ quyền đối với đối tượng sở
hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức ký kết hợp đồng bằng văn bản
(gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp) phù hợp với quy định của
pháp luật về hợp đồng dân sự, kinh tế (Khoản 2, Điều 138). Tuy nhiên, việc chuyển
nhượng tên thương mại có điểm đặc biệt là chủ sở hữu tên thương mại có quyền chuyển
nhượng tên thương mại theo hợp đồng cho người khác với điều kiện việc chuyển
nhượng phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh
doanh với tên thương mại đó (Khoản 3, Điều 139). Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa

chuyển giao quyền sở hữu tên thương mại so với chuyển giao các tài sản thông thường
khác.
Chủ sở hữu đối với tên thương mại có quyền định đoạt về tên thương mại thể hiện
8


ở hai phương diện như sau:
Định đoạt về mặt pháp lý là chủ sở hữu tên thương mại có quyền chuyển nhượng
quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua việc ký kết hợp đồng bằng văn và
việc chuyển nhượng phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt
động kinh doanh với tên thương mại đó.
Định đoạt về mặt thực tế là chủ sở tên thương mại từ bỏ quyền sở hữu của mình đối
với các đối tượng đó, có nghĩa là tên thương mại không được doanh nghiệp sử dụng là
tên gọi xưng danh trong hoạt động kinh doanh nữa hoặc doanh nghiệp sử dụng tên
thương mại khác thay thế thì mặc nhiên được hiểu là doanh nghiệp đã từ bỏ tên thương
mại đã từng sử dụng đó, quy định này là phù hợp vì hiện nay tên thương mại của doanh
nghiệp không phải đăng ký bảo hộ mà nó được bảo hộ dựa trên cơ sở sử dụng nên việc
doanh nghiệp không sử dụng nữa được coi như từ bỏ.
Bên cạnh những quyền tài sản nói trên, thì chủ sở hữu tên thương mại có quyền sử
dụng các biện pháp bảo vệ khi tên thương mại của mình bị xâm phạm, ví dụ như: Ngăn
cấm người khác sử dụng tên thương mại của mình; Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm
quyền buộc người thực hiện hành vi xâm phạm quyền của mình phải chấm dứt hành vi
đó và bồi thường thiệt hại,…
Việc sử dụng tên thương mại vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với
tên thương mại vì trách nhiệm của doanh nghiệp là phải sử dụng tên thương mại trong
kinh doanh để đối tác, khách hàng biết được mình đang giao dịch với ai.
3.2.2 Giới hạn quyền của chủ sở hữu tên thương mại
Chủ sở hữu tên thương mại không có quyền chuyển nhượng tên thương mại của mình
cho người khác theo qui định tại Khoản 3 Điều 139 Luật SHTT – trừ trường hợp chuyển
nhượng toàn bộ cơ sở sản xuất kinh doanh

Thêm vào đó, theo Khoản 1 Điều 142 Luật SHTT, chủ sở hữu tên thương mại cũng
không có quyền chuyển nhượng quyền sử dụng tên thương mại của mình cho người khác.

9


3.3 Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương
mại
3.3.1 Điều kiện chung đối với tên thương mại được bảo hộ
Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên
thương mại đối với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau
(Điều78 Luật SHTT):
+ Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người
khác đã sử dụng trong cũng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
+ Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác
hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Về căn cứ xác lập tên thương mại, tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng
hợp pháp tên thương mại đó (Điểm b, Khoản 3, Điều 6 Luật SHTT)
Theo quy định của pháp luật thì khi tạo ra các đối tượng thuộc quyền sở hữu công
nghiệp, chủ sở hữu có quyền đăng ký hoặc không đăng ký bảo hộ, tuy nhiên, nếu không
đăng ký bảo hộ thì chủ thể khác cũng có thể sử dụng, khai thác đối tượng đó, như vậy,
doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp thị trường hoặc bị đình chỉ việc sử dụng đối tượng mình đã
tạo ra. Tuy nhiên, tên thương mại của doanh nghiệp là một đối tượng của quyền sở hữu
công nghiệp nhưng lại có những điều kiện bảo hộ khác với các đối tượng khác bởi
những nội dung sau:
Tên thương mại là phương tiện giao tiếp đầu tiên giữa doanh nghiệp và các chủ thể
khác, vì vậy, ngay từ khi thành lập, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc sử dụng và
bảo vệ đối tượng này. Tên doanh nghiệp không đơn thuần chỉ là một cái tên để gọi như

tên của cá nhân, tên doanh nghiệp nó mang ý nghĩa đối với mỗi doanh nghiệp, thường
thể hiện mong muốn phát triển, thịnh vượng. Do vậy, tên doanh nghiệp phải được lựa
chọn rất cẩn thận, việc lựa chọn tên riêng không được rơi vào các trường hợp cấm mà
10


pháp luật quy định. Khi tên doanh nghiệp được đăng ký, tên đó thuộc quyền sở hữu hợp
pháp của doanh nghiệp và thành phần tên riêng là một trong hai yếu tố cấu thành nên tên
doanh nghiệp (gồm loại hình doanh nghiệp và tên riêng của doanh nghiệp) và trở thành
tên thương mại của doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp hoạt động bằng tên doanh nghiệp đã đăng ký để xưng danh thì
khi đó thành phần tên riêng của doanh nghiệp được xác lập và trở thành tên thương
mại. Tuy nhiên, không phải bất kỳ tên thương mại nào cũng được pháp luật bảo hộ, để
được bảo hộ theo pháp luật SHTT tên thương mại phải đáp ứng các điều kiện do pháp
luật quy định.
3.3.2 Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương
mại

Theo qui định tại Điều 77 Luật SHTT những đối tượng sau đây không được bảo hộ
với danh nghĩa tên thương mại:
- Tên của cơ quan nhà nước;
- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp;
- Tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến
hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.
3.4 Ý nghĩa của tên thương mại và việc bảo hộ tên thương mại
Ngày nay, khách hàng có nhiều cơ hội để lựa chọn sản phẩm, tuy nhiên điểm quan
trọng mà họ quan tâm đến là giá cả, là thương hiệu, là sự yên tâm về nguồn gốc sản phẩm,
là chế độ chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. Do vậy, xây dựng một tên thương mại
riêng cho mình gắn với các loại hàng hóa, dịch vụ mà chính cơ sở kinh doanh của mình

cung cấp để khẳng định vị thế trên thị trường kinh doanh là một như cầu tất yếu của bất
kỳ chủ thể kinh doanh chân chính nào.
11


Hầu hết các doanh nghiệp tập trung vào đầu tư cho các tài sản hữu hình như nhà máy,
máy móc, tài chính, cơ sở hạ tầng… và xem đó như yếu tố tiên quyết trong việc tạo dựng
thành công cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, xu thế hội nhập quốc tế đã đem đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội kinh
doanh nhưng cũng không ít thách thức cạnh tranh, chính vì vậy, các doanh nghiệp đã thay
đổi nhận thức về yếu tố quyết định sức mạnh của doanh nghiệp trên thương trường là: bảo
vệ tài sản vô hình của doanh nghiệp từ các bí quyết kỹ thuật đến các ý tưởng, chiến lược
kinh doanh, các nhãn hiệu, kiểu dáng, tên thương mại, bí mật kinh doanh, thương hiệu và
các kết quả vô hình khác được tạo ra bởi sự sáng tạo, đổi mới của doanh nghiệp trên thực
tế đã đem lại giá trị cao gấp nhiều lần cho các doanh nghiệp.
Giá trị tài sản vô hình của doanh nghiệp không thể định giá một cách dễ dàng như tài
sản hữu hình, nhưng muốn khẳng định, đánh giá vị thế của doanh nghiệp trên thị trường
chúng ta thường xem dưới các yếu tố sau:
- Vị trí của doanh nghiệp trên thị trường: Tên thương mại nổi tiếng có thể giúp doanh
nghiệp đạt được các vị thế dẫn đầu trong ngành nghề, lĩnh vực mà nó tham gia, người tiêu
dùng sẽ bị thu hút mạnh mẽ bởi danh tiếng của nó. Sự nổi tiếng còn tạo ra sự bền vững về
vị thế và phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường, tạo ra sự linh hoạt chủ
động của chủ sở hữu trong kinh doanh.
- Giá trị về kinh tế của tên thương mại: Tên thương mại nổi tiếng sẽ làm tăng giá trị
sản phẩm trên thị trường, đảm bảo mức độ phát triển an toàn và lâu dài cho doanh nghiệp
đồng thời tạo cơ hội cho doanh nghiệp hội nhập vào thị trường thế giới.
- Uy tín đối với bạn hàng: Tên thương mại nổi tiếng sẽ ghi dấu ấn tốt đối với bạn
hàng , khi nhắc tới sản phẩm của doanh nghiệp người ta nhớ ngay đến lợi ích mà sản
phẩm mang lại cũng như doanh nghiệp sở hữu sản phẩm đó.
Tên thương mại có một vai trò to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh

nghiệp, là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp tồn tại trên thị trường.

12


Chương 2. Hành vi xâm phạm và các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
đối với tên thương mại
1. Hành vi xâm phạm và cạnh tranh không lành mạnh quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại
1.1. Hành vi xâm phạm quyền sỡ hữu công nghiệp đối với tên thương
mại

Căn cứ vào Điều 13 NĐ 105/2006/NĐ-CP, các yếu tố xâm phạm quyền đối với tên
thương mại được thể hiện dưới dạng chỉ dẫn thương mại gắn trên hàng hoá, bao bì hàng
hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các
phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương
mại được bảo hộ.
Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với tên thương mại là phạm vi bảo hộ
tên thương mại được xác định trên cơ sở các chứng cứ thể hiện việc sử dụng tên thương
mại đó một cách hợp pháp, trong đó xác định cụ thể về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh
doanh, hoạt động kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ mang tên thương mại.
Để xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với tên
thương mại hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với tên thương mại được bảo hộ và
phải so sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi
bảo hộ, dựa trên các căn cứ sau đây:
- Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại
được bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với tên thương mại được bảo hộ nếu
giống với tên thương mại về cấu tạo từ ngữ, kể cả cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái;
một dấu hiệu bị coi là tương tự với tên thương mại được bảo hộ nếu tương tự về cấu tạo,
cách phát âm, phiên âm đối với chữ cái, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về chủ thể

kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại được bảo hộ;

13


- Sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ bị coi là trùng hoặc tương tự với sản
phẩm, dịch vụ mang tên thương mại được bảo hộ nếu giống nhau hoặc tương tự nhau về
bản chất, chức năng, công dụng và kênh tiêu thụ.
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 129 Luật SHTT, mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại
trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử dụng trước cho cùng
loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể
kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó đều bị coi là
xâm phạm quyền đối với tên thương mại.

1.2. Cạnh tranh không lành mạnh quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại
Theo qui định tại Điều 130 LSHTT, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, bao
gồm:
- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh
doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ;
Các hành vi này bao gồm: các hành vi gắn chỉ dẫn thương mại đó lên hàng hoá, bao
bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch kinh doanh, phương tiện quảng cáo;
bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu hàng hoá có gắn chỉ dẫn thương mại
đó.
- Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về xuất xứ, cách sản xuất, tính năng,
chất lượng, số lượng hoặc đặc điểm khác của hàng hoá, dịch vụ; về điều kiện cung cấp
hàng hoá, dịch vụ;
Trong đó, chỉ dẫn thương mại là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại
hàng hoá, dịch vụ bao gồm: nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu
kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá và nhãn hàng hoá.


14


- Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý
mà mình không có quyền sử dụng nhằm mụcđích chiếm giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm
thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng.
2. Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại
Biện pháp bảo vệ quyền SHTT được hiểu là những cách thức, biện pháp được chủ
thể của quyền SHTT hoặc được Nhà nước sử dụng để bảo vệ quyền SHTT khi các
quyền này bị xâm phạm. Pháp luật ghi nhận chủ thể quyền SHTT được áp dụng các
biện pháp tự bảo vệ để bảo vệ quyền SHTT của mình. Biện pháp tự bảo vệ xuất phát từ
nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự của pháp luật Việt Nam, được ghi nhận tại
Điều 11, 12, 164 Bộ luật Dân sự 2015 và được cụ thể hóa tại Điều 198 Luật SHTT.
Tổ chức cá nhân có hành vi xâm phạm quyền SHTT của tổ chức cá nhân khác thì
tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành
chính hoặc hình sự.
Một là, biện pháp dân sự (Điều 202)
Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với tên
thương mại của doanh nghiệp như: Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; Buộc xin lỗi, cải
chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại; Buộc tiêu
hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối
với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện sử dụng chủ yếu để sản xuất hàng
hóa kinh doanh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến
khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Biện pháp dân sự được áp dụng để giải quyết tranh chấp theo yêu cầu của chủ thể
quyền đối với tên thương mại hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi tranh
chấp gây ra, kể cả hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng các biện pháp hành chính
hoặc hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục

áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự (khoản 1,
Điều 4, Nghị định 105/2006/NĐ-CP).
Hai là, biện pháp hành chính (Điều 211)
15


Theo quy định của pháp luật biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý hành vi
xâm phạm theo yêu cầu của chủ sở hữu tên thương mại, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do
hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ
quan có thẩm quyền chủ động phát hiện (khoản 2, Điều 4, Nghị định 105/2006/NĐCP).
Xử lý vi phạm hành chính đối với quyền sở hữu công nghiệp là việc cơ quan nhà
nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp được quy định trước về xử phạt vi phạm
hành chính để xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ
chức mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Các hành vi và biện pháp xử lý hành chính đối với các hành vi xâm phạm quyền sở
hữu công nghiệp đối với tên thương mại được quy định cụ thể tại Nghị định
99/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp.
Ba là, biện pháp hình sự
Biện pháp này được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm trong trường hợp hành vi đó
có yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Cá nhân thực hiện
hành vi sản xuất, kinh doanh hàng giả hoặc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố
cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình
sự. Việc áp dụng biện pháp hình sự thuộc thẩm quyền của Toà án.
Ngoài ra, để kiểm tra, giám sát, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến
sở hữu trí tuệ thì còn có thể áp dụng các biện pháp kiểm soát biên giới. So với các thủ
tục dân sự, hình sự và hành chính thì biện pháp kiểm soát biên giới được thực thi bởi cơ
quan hải quan là một trong những quy định mới nhằm mục đích ngăn chặn sự luân
chuyển hàng hóa giả mạo và hàng hóa vi phạm bản quyền qua biên giới.

16



KẾT LUẬN
Tên thương mại là tài sản trí tuệ, vì vậy cần chú ý xây dựng và bảo vệ ngay từ khi
doanh nghiệp mới ra đời. Khi lựa chọn tên thương mại thì cần chú ý cân nhắc những điều
kiện, qui định của pháp luật để tránh xảy ra những tranh chấp không đáng có trong quá
trình hoạt động kinh doanh.
Việc bảo hộ tên thương mại là một công cụ pháp lý hữu hiệu giúp bảo vệ và năn
chặn các hành vi sử dụng tên – uy tín của doanh nghiệp khác để vi phạm pháp luật hoặc
cạnh tranh không lành mạnh.

17




×