Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI VÀ QUAN ĐIỂM CỦA NHÓM VỀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT:

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.14 KB, 11 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Khác với quyền sở hữu tài sản thông thường, quyền sở hữu trí tuệ có đặc điểm
là đối tượng quyền tồn tại chủ yếu dưới dạng thông tin, do đó có khả năng lan
truyền rộng lớn và dễ có khả năng được vật chất hoá hàng hoạt, sau đó trở thành
thực thể tác động, ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người, cũng như của cải xã
hội. Do vậy, một hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không chỉ gây hậu quả
tiêu cực cho người nắm giữ quyền bị xâm phạm đó, mà còn ảnh hưởng đến lợi ích
của nhiều người tiêu dùng khác, cũng như ảnh hưởng tiêu cực đối với xã hội, trong
đó có hành vi “xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại”.
Ngày nay, vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong các quy định của pháp luật về
vấn đề này cũng như trong thực tiễn áp dụng, dẫn đến những tranh chấp liên quan.
Vì vậy, nhóm em chọn đề tài “Sưu tầm 02 vụ việc về xâm phạm quyền sở hữu
công nghiệp đối với tên thương mại. Vận dụng các kiến thức đã học để phân
tích và đưa ra quan điểm của nhóm về cách giải quyết (và hướng giải quyết
trong trường hợp vụ việc chưa được giải quyết)”

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I) CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI
TÊN THƯƠNG MẠI:
1. Khái niệm:
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh
doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh
khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực kinh doanh (khoản 21 Điều 4 Luật
SHTT). Như vậy, chức năng chính của tên thương mại là nhằm phân biệt, cá thể
hóa chủ thể kinh doanh này với chủ thể kinh doanh khác.
Bảo hộ tên thương mại, với cơ sở và nội dung quyền được bảo hộ đối với tên
thương mại như, các doanh nghiệp nên thường xuyên kiểm tra, kịp thời phát hiện
các hành vi vi phạm để ngăn chặn các chủ thể khác sử dụng tên thương mại của
mình. Bởi pháp luật quy định thời hiệu để xử lý hành vi vi phạm tên thương mại là
một năm tính từ ngày phát hiện hành vi đó, nhưng không quá ba năm tính từ ngày
hành vi vi phạm xảy ra. Có nghĩa là nếu doanh nghiệp không sớm phát hiện hành


vi vi phạm, khi quá thời hiệu xử lý hành vi vi phạm thì doanh nghiệp sẽ rất khó

1


ngăn chặn người vi phạm tiếp tục sử dụng; từ đó sẽ gây thiệt hại lớn cho doanh
nghiệp sở hữu hợp pháp tên thương mại.
2. Điều kiện bảo hộ tên thương mại:
Theo Điều 76 Luật SHTT quy định: Điều kiện chung đối với tên thương mại
được bảo hộ: “Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể
kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh
vực và khu vực kinh doanh.”
Như vậy, tên thương mại phải có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh
mang tên đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh
doanh. Ngoài ra, tên thương mại còn phải đáp ứng một số yêu cầu khác, đó là:
- Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi;
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà
người khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
- Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người
khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử
dụng. (Điều 78 Luật SHTT)
Cũng do tên thương mại thường là tên doanh nghiệp hoặc được sử dụng
thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của mỗi chủ thể kinh doanh, nên quyền
sở hữu tên thương mại được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng hợp pháp tên
thương mại đó tương ứng với khu vực và lãnh thổ kinh doanh, mà không cần thực
hiện thủ tục đăng ký tên thương mại đó tại cục Sở hữu trí tuệ. Điều này khác với
việc xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với các chỉ dẫn đầu tư khác như nhãn hiệu,
chỉ dẫn địa lý, những đối tượng này cần phải đăng ký mới được bảo hộ.
3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại:
Điều 77 Luật SHTT quy định về Đối tượng không được bảo hộ với danh

nghĩa tên thương mại, đó là: “Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh
doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.”
4. Phạm vi quyền đối với tên thương mại:
Thứ nhất, được xác định theo phạm vi bảo hộ tên thương mại, gồm tên
thương mại, lĩnh vực kinh doanh và lãnh thổ kinh doanh trong đó tên thương mại
được chủ thể mang tên thương mại sử dụng một cách hợp pháp.

2


Thứ hai, việc đăng ký tên gọi của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong thủ tục
kinh doanh không được coi là sử dụng tên gọi đó mà chỉ là một điều kiện để việc
sử dụng tên gọi đó được coi là hợp pháp.
II) VỤ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN HÀNH VI XÂM PHẠM QUYỀN SỞ HỮU
CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI TÊN THƯƠNG MẠI VÀ QUAN ĐIỂM CỦA
NHÓM VỀ HƯỚNG GIẢI QUYẾT:
1. Vụ việc thứ nhất:
a, Tóm tắt vụ việc:
Công ty cổ phần nhựa Bình Minh (CP Bình Minh) hoạt động hợp pháp từ
năm 1994. Chuyên sản xuất ống nước nhựa và phụ kiện mang nhãn hiệu Bình
Minh là nhãn hiệu được Cục SHTT cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 23374 từ
ngày 12.12.1996 và đang trong thời gian hiệu lực, được bày bán ở nhiều nơi.
Đầu tháng 3-2008, Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh phát hiện có một công
ty cùng kinh doanh trong ngành nhựa, cùng hoạt động tại TP.HCM sử dụng dấu
hiệu Bình Minh làm tên thương mại và công ty này có gắn dấu hiệu Bình Minh lên
sản phẩm sản xuất của mình. Đó là Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ - Sản xuất nhựa ống Bình Minh (TNHH Bình Minh) được cấp Giấy phép
đăng ký kinh doanh ngày 15.2.2008.
Đáng chú ý là công ty này thành lập hoàn toàn hợp pháp theo giấy chứng

nhận đăng ký kinh doanh được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp ngày 15-22008. Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp này có tên đầy đủ
là Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và Sản xuất nhựa Ống Bình Minh.
Công ty Cổ phần Bình Minh cho rằng hành vi sư dụng dấu hiệu Bình Minh làm tên
thương mại của công ty TNHH Bình Minh là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ. Vì nó gây nhầm lẫn cho người tiêu dung khi họ mua sản phẩm ủa hai công ty
này.
Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, dấu hiệu Bình
Minh đã được Công ty CP Bình Minh đăng ký làm nhãn hiệu từ trước khi Công ty
TNHH Bình Minh sử dụng làm tên riêng để đăng ký hoạt động nên Bình Minh
thuộc về Công ty CP Bình Minh. Trong khi đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư lại cho
rằng Bình Minh thuộc về Công ty TNHH Bình Minh vì đã được cấp đăng ký kinh
doanh theo Luật Doanh nghiệp.
Để tránh nhầm lẫn, Công ty CP Bình Minh đã gửi đơn khiếu nại, thuê văn
phòng luật sư đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của mình, nhưng đến nay, sự việc
3


vẫn chưa được giải quyết. Vậy trong trường hợp này, việc sử dụng dấu hiệu Bình
Minh thuộc về quyền của bên nào?
b, Hướng giải quyết của nhóm:
Nhóm chúng em không đồng ý với kết luận của Sở Kế hoạch đầu tư TP
HCM. Để lí giải điều này chúng em sẽ chứng minh dưới hai góc độ là Luật Sở hữu
trí tuệ và Luật Doanh nghiệp.
- Dưới góc độ luật Sở hữu trí tuệ.
Theo quy định tại Khoản 23, Điều 4 Luật SHTT “tên thương mại là tên gọi của
tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh
doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh
doanh và khu vực kinh doanh” Kết cấu của tên thương mại bao gôm hai phần là
phần mô tả và phần phân biệt. Để được bảo hộ sở hữu trí tuệ thì tên thương mại
phải đáp ứng được điều kiện là có tính phân biệt được quy định Tại Điều 78 Luật

SHTT đó là : 1) Chứa thành phần tên riêng để phân biệt; 2) Không trùng và tương
tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước đó; 3)
Không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên thương mại của người
khác đã sử dụng trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Từ các quy định của
pháp luật về tên thương mại có thể thấy hai công ty này bị trùng phần tên riêng
trong tên thương mại đó là dấu hiệu “Bình Minh” hơn nữa hai công ty này lại cùng
hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nhựa ống và khu vực kinh doanh TP HCM nên
để xác định tên thương mại này thuộc về bên nào Cổ phần Bình Minh hay TNHH
Bình Minh thì cần phải căn cứ vào thời gian sử dụng đối với tên thương mại này,
vì căn cứ xác lập bảo hộ đối với tên thương mại không phải thông qua thủ tục đăng
kí bảo hộ, mà nó được bảo hộ tự động qua thời gian sử dụng.
Xét về thời gian đăng ký hoạt động, Công ty CP Bình Minh ra đời từ năm
1994 và Công ty TNHH Bình Minh ra đời từ tháng 2.2008. Rõ ràng là, Công ty CP
đã hoạt động với phần tên riêng Bình Minh từ trước Công ty TNHH đến 14 năm.
Như vậy, Công ty TNHH Bình Minh đặt tên thương mại có thành phần tên riêng
trùng với thành phần tên riêng của Công ty CP Bình Minh đã có từ trước. Việc
Công ty TNHH Bình Minh gắn tên riêng Bình Minh lên sản phẩm cùng loại với
Công ty CP Bình Minh là có dấu hiệu vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 129 Luật
SHTT. Đó là, mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại (bao gồm nhãn hiệu, tên
thương mại, nhãn hàng, slogan, logo, bao bì) trùng hoặc tương tự với tên thương
mại của người khác đã sử dụng trước đó cho cùng loại sản phẩm/dịch vụ hoặc sản
phẩm/dịch vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh,
4


hoạt động kinh doanh đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại. Từ
quy định trên cho thấy, xét dưới góc độ tên thương mại, Công ty TNHH Bình Minh
có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với tên thương mại của Công ty CP Bình Minh.
Xét dưới góc độ nhãn hiệu, do Công ty CP Bình Minh đã sử dụng phần
phân biệt, tên riêng của tên thương mại là dấu hiệu Bình Minh để đăng ký làm

nhãn hiệu của mình và đã được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu số 23374 từ ngày
12.12.1996 (đã gia hạn nên đang trong thời gian có hiệu lực). Vì vậy, khi Công ty
TNHH Bình Minh sử dụng dấu hiệu Bình Minh để gắn lên sản phẩm của mình,
trùng với sản phẩm của Công ty CP Bình Minh là vi phạm điểm a Khoản 1 Điều
129 Luật SHTT. Vì hành vi đó là sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo
hộ cho hàng hóa/dịch vụ trùng với hàng hoá/dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm
theo nhãn hiệu đó, nên Công ty TNHH có dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu Bình Minh của Công ty CP.
- Xét dưới góc độ Luật doanh nghiệp.
Theo quy định tại Điều 31 Luật Doanh nghiệp thì tên doanh nghiệp phải có
ít nhất hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Điều 10 Nghị định số
88/2006/NĐ-CP quy định thành tố thứ nhất là loại hình doanh nghiệp (công ty
trách nhiệm hữu hạn, cụm từ trách nhiệm hữu hạn có thể viết tắt là TNHH; công ty
cổ phần, từ cổ phần có thể viết tắt là CP; công ty hợp danh, từ hợp danh có thể viết
tắt là HD; doanh nghiệp tư nhân, từ tư nhân có thể viết tắt là TN). Thành tố thứ hai
là tên riêng của doanh nghiệp. Các quy định này của Luật Doanh nghiệp cũng phù
hợp với quy định của Điều 78 Luật SHTT quy định về tên thưong mại.
Điều 34 Luật Doanh nghiệp quy định tên trùng và tên gây nhầm lẫn gồm có tên
trùng, tên gây nhầm lẫn và được cụ thể hóa tại Điều 12 Nghị định số 88/2006/NĐCP quy định về tên trùng và tên gây nhầm lẫn có chỉ ra nhiều trường hợp bị coi là
trùng hoặc gây nhầm lẫn. Theo đó, Khoản 2 Điều 12 quy định các trường hợp gây
nhầm lẫn tại điểm h. Tên riêng của doanh nghiệp trùng với tên riêng của doanh
nghiệp đã đăng ký thì sẽ không được chấp nhận.
Trong trường hợp này, hai công ty hoạt động cùng lĩnh vực kinh doanh và khu vực
kinh doanh bị trùng tên riêng. Tên riêng lại có chức năng dùng để phân biệt các
công ty khác nhau. Vì vậy việc đặt tên riêng của Công ty TNHH là vi phạm điểm h
Khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 88/2006/NĐ-CP.
Như vậy, Việc Công ty TNHH sử dụng Bình Minh là tên riêng của tên
thương mại của mình là không đúng quy định của pháp luật. Việc công nhận tên
riêng này cho Công ty TNHH là không phù hợp quy định của Luật Doanh nghiệp,
5



Nghị định số 88/2006/NĐ-CP. Hệ quả của hành vi vi ohamj này là công ty TNHH
Bình Minh sẽ phải đăng kí đổi tên.
Nếu xét dấu hiệu Bình Minh là nhãn hiệu của Công ty CP đã được bảo hộ thì
việc sử dụng dấu hiệu này trên sản phẩm của Công ty TNHH là hành vi xâm phạm
quyền.
Từ vụ án này ta cũng rút ra một bài học về đăng kí tên doanh nghiệp đó là.
bên cạnh việc lập hệ thống tra cứu riêng của từng cơ quan xác lập quyền nhãn
nhiệu (Cục SHTT) và cơ quan cấp đăng ký (Phòng đăng ký kinh doanh - công
nhận tên doanh nghiệp), cần có sự liên thông tra cứu khi công nhận tên riêng của
tên thương mại của doanh nghiệp. Đó là cơ quan cấp đăng ký kinh doanh cần tra
cứu phần tên riêng của tên thương mại với nhãn hiệu đã được bảo hộ trước thời
điểm đăng ký của các doanh nghiệp khác trong trường hợp cùng lĩnh vực và khu
vực kinh doanh. Có thể yêu cầu tổ chức, cá nhân khi đăng ký kinh doanh phải tra
cứu tên riêng của mình dự định đặt cho doanh nghiệp xem có trùng hoặc tương tự
với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác đã đăng ký trong cùng lĩnh vực và khu
vực kinh doanh.
Nếu làm như vậy, có thể khắc phục được tình trạng tên riêng trong tên
thương mại của doanh nghiệp đăng ký sau lại trùng với tên riêng được sử dụng làm
nhãn hiệu đang được bảo hộ của doanh nghiệp khác như trường hợp Công ty CP
Bình Minh và Công ty TNHH Bình Minh.
2. Vụ việc thứ hai:
a, Tóm tắt vụ việc:
Nguyên đơn: Công ty TNHH sở hữu trí tuệ WINCO.
Bị đơn: Công ty cổ phần tư vấn WINLAW
(cả hai công ty đều hoạt động trong cùng lĩnh vực tư vấn pháp luật)
- Nội dung vụ án:
Công ty Winco là chủ sở hữu đối với nhãn hiệu “winco, wincolaw và hình”,
công ty này chuyên bảo hộ pháp lí thuộc các lĩnh vực: tố tụng hình sự, tư vấn pháp

luật, dịch vụ pháp lí khác và công ty Winco đã được cấp văn bằng bảo hộ đối với
những nhãn hiệu này.
Gần đây công ty Winlaw sử dụng dấu hiệu Winlaw để làm tên thương mại, tên
miền, tên giao dịch.
Công ty Winco cho rằng hành vi nêu trên của Winlaw là hành vi xâm phạm về
sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của công ty mình,
6


- Phía nguyên đơn: Theo Winco việc Winlaw sử dụng dấu hiệu Winlaw làm tên
thương mại dễ dẫn đến sự nhầm lẫn cho khách hàng về chủ thể hoạt động kinh
doanh. Cụ thể, “Winlaw” có cấu trúc bởi “Win” và “Law” trùng hoàn toàn với từ
đầu và từ cuối của dấu hiệu “Wincolaw”. Hơn nữa, 2 công ty hoạt động trong cùng
một lĩnh vực, do đó việc Công ty CP Tư vấn Winlaw sử dụng dấu hiệu
“WINLAW” đã gây hiểu lầm cho khách hàng, xâm phạm quyền sở hữu công
nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín của Winco.
- Phía bị đơn: Winlaw khẳng định không có sự trùng tên như phản ánh của Công ty
Luật Sở hữu trí tuệ Winco. Bởi dấu hiệu để phân biệt tên của hai tổ chức hành
nghề hoàn toàn khác nhau: Dấu hiệu đặc định tên của Công ty luật TNHH Winlaw
là “WINLAW”, khác hoàn toàn so với “WINCO”, hai dấu hiệu có thể phân biệt
được với nhau bởi cách phát âm hoàn toàn khác nhau, cấu trúc khác nhau và đều là
những từ tự đặt không có nghĩa trong tiếng Việt
Ngoài ra, tên của Công ty Luật TNHH Winlaw đã được thành lập hợp pháp theo
Giấy đăng ký hoạt động do Sở Tư pháp Hà Nội chấp thuận và cấp ngày 30-9-2008.
Do “WINLAW” là dấu hiệu cấu thành tên công ty nên theo luật Doanh nghiệp
chúng tôi hoàn toàn có quyền sử dụng trong hoạt động kinh doanh của mình”…
b, Kết luận của cơ quan có thẩm quyền:
Để chứng minh sai phạm của Công ty Luật Winlaw, Công ty Winco đã có
văn bản gửi Viện Khoa học sở hữu trí tuệ (KHSHTT thuộc Bộ Khoa học và Công
nghệ) yêu cầu trưng cầu giám định dấu hiệu “WINLAW” của Công ty luật

Winlaw. Tại Kết luận giám định ngày 31-7-2009, Viện KHSHTT đã khẳng định:
“Việc Công ty Luật Winlaw, Công ty CP Tư vấn Winlaw sử dụng dấu hiệu
“WINLAW” trên giấy tờ giao dịch, trên tên thương mại, tên giao dịch, tên miền,
trên các phương tiện thông tin đại chúng và thực hiện các dịch vụ tư vấn pháp luật
dưới tên thương mại… chứa dấu hiệu này mà không được phép của Công ty Winco
là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty Winco đã được bảo hộ”.
Ngày 24-8, Thanh tra Bộ Khoa học Công nghệ đã có Quyết định số 54/QĐTtr thanh tra Công ty CP Tư vấn Winlaw về việc chấp hành các quy định của pháp
luật về sở hữu công nghiệp đối với việc sử dụng dấu hiệu “WINLAW” trên tên
thương mại, biển hiệu, các giấy tờ giao dịch… có dấu hiệu xâm phạm quyền đối
với nhãn hiệu “WINCO, WINCOLAW và hình” đang được bảo hộ tại Việt Nam.
c, Quan điểm của nhóm về cách giải quyết:
Nhóm chúng em cho rằng hành vi của công ty Winlaw là hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp đối với công ty Winco. Bởi những lí do như sau:
7


Thứ nhất, công ty Winco đã được cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu
liên quan đến vụ tranh chấp, vì vậy Winlaw là chủ sở hữu hợp pháp đối với những
nhãn hiệu này và được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với những đối tượng
này trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Thứ hai, Nhóm chúng em cho rằng dấu hiệu WINLAW mà công ty Winlaw
dung làm tên thương mại không đủ điều kiện để được bảo hộ theo quy định của
pháp luật sở hữu trí tuệ về tên thương mại. Cụ thể dấu hiệu này đã vi phạm quy
định tại khoản 3, Điều 78 Luật SHTT “không trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lí được bảo hộ trước
ngày tên thương mại đó được sử dụng.”Theo như quy định này thì dấu hiệu
Winlaw của công ty Winlaw không đủ điều kiện để được bào hộ sở hữu công
nghiệp về tên thương mại.
Thứ ba, nhóm chúng em cho hành vi sử dụng dấu hiệu Winlaw mà không
được sự đồng ý của Winco là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu theo quy

định tại điểm c Khoản 1 Điều 129 “1. Các hành vi sau đây được thực hiện ma
không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với
nhãn hiệu…
c. sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hang hóa, dịch vụ
trùng, tương tự hoặc liên quan tới hang hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm
theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hang
hóa, dịch vụ;”
Hơn nữa theo hướng dẫn tại khoản 3, Điều 11 Nghị định 105/2006 “3. Để
xác định một dấu hiệu bị nghi ngờ có phải là yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn
hiệu hay không, cần phải so sánh dấu hiệu đó với nhãn hiệu, đồng thời phải so
sánh sản phẩm, dịch vụ mang dấu hiệu đó với sản phẩm, dịch vụ thuộc phạm vi
bảo hộ. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện
sau đây:
a) Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu
thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc
phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu
bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu
có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng
phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý
nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá,
dịch vụ mang nhãn hiệu;
8


b) Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất
hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá,
dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.” và hành vi của Winlaw đáp ứng cả hai điều kiện
nêu ra trong quy định trên nên hành vi sử dụng dấu hiệu Winlaw làm tên thương
mại, tên miền, tên giao dịch là hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Các hậu quả phát sinh do hành vi vi phạm của Winlaw là công ty này sẽ bị

áp dụng các biện pháp xử lí về hành chính cà dân sự. Cụ thể Winlaw sẽ bị áp dụng
các biện pháp dân sự là buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi cải chính
công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự và buộc bồi thường thiệt hại. Việc xác
định mức bội thường thiệt hại sẽ căn cứ vào những thiệt hại thực tế mà Winco đã
phải chịu từ hành vi xâm phạm của Winlaw gây ra, và có quyền yêu cầu phía
Winlaw trả mức chi phí hợp lí để thuê luật sư.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng là hành vi vi phạm pháp luật
về bảo hộ và quản lý nhà nước trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ (Nhà nước đã xác lập
quyền cho chủ thể quyền và nghiêm cấm hành vi xâm phạm quyền của chủ sở hữu
trí tuệ) và gây ảnh hưởng đến lợi ích của chủ thể quyền, lợi ích của người tiêu dùng
và gây ảnh hưởng tiêu cực cho xã hội cần phải loại trừ. Bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với tên thương mại là một vấn đề không mấy xa lạ với các nước trên thế
giới nhưng lại khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Rất ít doanh
nghiệp nước ta nhận thức được rằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên
thương mại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp trong việc
thiết lập quyền sở hữu công nghiệp của mình trên thị trường trong nước và càng trở
nên quan trọng hơn khi tham gia vào thị trường quốc tế. Việc đảm
bảo quyền SHTT, mà một trong những nội dung quan trọng của nó
là quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại,được thực thi là chiến lược
đúng đắn, bảo đảm phát triển bền vững, nhất là đối với Việt Nam

9


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.
2. Giáo tình Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb.
CAND, năm 2009.

3. Lê Hồng Hạnh, Bảo hộ quyền SHTT ở Việt Nam - những vấn đề lí luận và
thực tiễn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
4. Nghị định của Chính phủ số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về SHCN, được sửa đổi, bổ
sung theo quy định của Nghị định số 122/2010/NĐ-CP ngày 31/12/2010.
5. Thông tư của Bộ khoa học và công nghệ số 01/2007/TT-BKHCN ngày
14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về
SHCN.
6. Nguyễn Thanh Tâm, Quyền SHCN trong hoạt động thương mại (sách
chuyên khảo), Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2006.
7. Lê Việt Long, “Xâm phạm quyền SHCN - những vấn đề đặt ra từ thực tiễn”,
Tạp chí nhà nước và pháp luật.
8. Tạp chí hoạt động khoa học số tháng 5 năm 2009.
9. Web SGGP online, ngày 9.4.2008; dddn.com, ngày 25.9.2008
10. Lê Đình Nghị và Vũ Thị Hải Yến (chủ biên), Giáo trình luật SHTT,
Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2009
11. Các trang web:

12. Nghị định số 88/ 2006 NĐ –CP của Thủ tướng chính phủ về đăng kí kinh
doanh.
13. Luật Doanh nghiệp năm 2005

MỤC LỤC
trang
LỜI MỞ ĐẦU…………………………………………………………….
1

10



GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ…………………………………………………..
I) Cơ sở lý luận về quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại…...
1. Khái niệm:…………………………………………………………….
2. Điều kiện bảo hộ tên thương mại:…………………………………….
3. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại:………..
4. Phạm vi quyền đối với tên thương mại:………………………………..
II) Vụ việc liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
đối với tên thương mại và quan điểm của nhóm về hướng giải quyết……
1. Vụ việc thứ nhất: ………………………………………………………
a, Tóm tắt vụ việc:………………………………………………………...
b, Hướng giải quyết của nhóm:…………………………………………...
2. Vụ việc thứ hai: ………………………………………………………..
a, Tóm tắt vụ việc:………………………………………………………...
b, Kết luận của cơ quan có thẩm quyền: …………………………………
c, Quan điểm của nhóm về cách giải quyết:………………………………

1
1
1
2
2
3

KẾT THÚC VẤN ĐỀ……………………………………………………..

9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………….


10

3
3
3
4
6
6
7
7

11



×