Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển tại cộng ty cổ phần vận tải và dịch vụ phúc tâm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 55 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG
HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VẬN TẢI VÀ DỊCH VỤ PHÚC TÂM

Ngành:

QUẢN TRỊ KINH DOANH

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn :ThS. Trần Thị Mỹ Hằng
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1211140755

: Võ Minh Nhật
Lớp: 12DQD04

TP. Hồ Chí Minh, 2016


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:


Hòa cùng xu thế toàn cầu hóa về hợp tác kinh tế đang nổi trội, với sự phát
triền mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường và tính phụ thuộc lần nhau về kinh tế và
thương mại giữa các quốc gia ngày càng sâu sắc, Việt Nam đã và đang không
ngừng cố gắng đẩy mạnh công nhiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đưa nền kinh tế
hòa nhập thế giới. Với xuất phát điểm từ một nước công nghiệp lạc hậu, còn nhiều
hạn chế về mọi mặt thì con đường duy nhất để tiến hành công nghiệp hóa hiện đại
đất nước là nhanh chóng tiếp cận với mọi cái hiện đại, tiên tiến của nước ngoài. Để
làm được việc này thì xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Xuất nhập
khẩu cho phép phát huy tối đa nguồn nhân lực trong nước đồng thời tranh thủ học
hỏi cái hay cái tiến bộ của thế giới. Nhưng nếu xuất nhập khẩu mà thiếu kinh
nghiệm cũng như chuyên môn về việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu sẽ gậy
thiệt hại vô cùng lớn.
Qua đó thì việc hoàn thiện khâu giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu là rất
quan trọng đối với một công ty vận tải trong việc tạo ra mối quan hệ giữa người
cung cấp và người thuê vận chuyển, bên cạnh đó quá trình giao nhận hàng hóa xuất
nhập khẩu do nhiều ngành nhiều cơ quan tham gia. Vì vậy đòi hỏi phải có những
quy định và chứng từ dùng làm cơ sở pháp lý để phân định trách nhiệm của mỗi
ngành, mỗi cơ quan góp phần giảm tổn thất cho công ty cũng như hàng xuất nhập
khẩu.
Thấy được tầm quan trọng của vấn đề này và qua thực tế thực tập tại Công
Ty Cổ Phần Dịch Vụ Vận Tải Phúc Tâm kết hợp với kiến thức em đã học tại trường
vì thế em chọn đề tài: “Nghiên cứu quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển tại cộng ty cổ phần vận tải và dịch vụ Phúc Tâm”.


2
2. Mục tiêu nghiên cứu:
 Phân tích thực trạng về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường
biển.
 Kiến nghị quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tượng: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu của công ty Cổ phần
Dịch Vụ Vận Tải Phúc Tâm.
 Phạm vi nghiên cứu:
 Không gian: tại công ty Cổ Phần Dịch Vụ Vận Tải Phúc Tâm
 Thời gian: từ năm 2011- 2015
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
 Phương pháp chuyển giao: học hỏi kiến thức liên quan đến quy trình giao
nhận hàng hóa nhập khẩu từ người đi trước, sau đó chọn lọc đưa vào bài báo
cáo.
 Phương pháp thống kê, so sánh: nhận số liệu từ công ty, thống kê các chi tiêu
lại, so sánh và phân tích số liệu.
 Phương pháp tổng hợp: sau quá trình thực tập tìm hiểu thực tế tại công ty
cùng số liệu từ công ty, người viết sẽ tổng hợp lại.
5. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận thì kết cấu bài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về hoạt động giao nhận vận tải
Chương 2: Giới thiệu tổng quát về công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Phúc Tâm
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển tại công ty Phúc tâm


3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN VẬN TẢI
1.1: Khái quát về dịch vụ giao nhận
1.1.1: Khái niệm:
Luật Thương mại năm 2005, điều 233 quy định: “Dịch vụ Logistics là hoạt
động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiên một hoặc nhiều công việc
bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải q uan, các thủ
tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng

hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để
hường thù lao“.
Giao nhận vận tải là những hoạt động nằm trong khâu lưu thông phân phối,
một khâu quan trọng nối liền sản xuất với tiêu thụ, hai mặt chủ yếu của chu trình tái
sản xuất xã hội.
Giao nhận vận tải thực hiện chức năng đưa sản phẩm tứ nơi sản xuất đến nơi
tiêu thụ, hoàn thành mặt thứ hai của lưu thông phân phối là phân phối vật chất, khi
mặt thứ nhất là thủ tục thương mại đã hoàn thành.
Giao nhận gắn liền với quá trình vận tải. Thông qua giao nhận các tác nghiệp
vận tải đước tiến hành: tập kết hàng hóa, vận chuyển, xếp dỡ, lưu kho, chuyển tải,
đóng gói, thủ tục, chứng từ,...
Theo quy tắc mẫu của liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA) về
dịch vụ giao nhận hàng hóa là tập hợp những công việc có liên quan đến quá trình
vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng.
1.1.2: Vai trò
Trong xu thế quốc tế hóa đời sống xã hội hiện nay, cũng như là sự mở rộng
giao lưu hợp tác thương mại giữa các nước, đã khiến cho giao nhận ngày càng có
vai trò quan trọng. Điều này được thể hiện như sau:
Giao nhận tạo điều kiện cho hàng hóa lưu thông nhanh chóng, an toàn và tiết
kiệm mà không có sự tham gia hiện diện của người gửi cũng như người nhận vào
tác nghiệp.


4
Giao nhận giúp cho người chuyên chở đẩy nhanh tốc độ quay vòng của các
phương tiện vận tải, các công cụ vận tải, cũng như các phương tiện hỗ trợ khác.
Giao nhận làm giảm giá thành hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bên cạnh đó, giao nhận cũng giúp các nhà xuất nhập khẩu giảm bớt các chi
phí không cần thiết như chi phí xây dựng kho tàng bến bãi của người giao nhận hay
do người giao nhận thuê, giảm chi phí đào tào nhân công.

1.1.3 Phạm vi các dịch vụ giao nhận
1.1.3.1: Thay mặt người gửi hàng (người xuất khẩu)
Theo những chỉ dẫn của người gửi hàng, người giao nhận sẽ:
- Chọn tuyến đường, phương thức vận tải và người chuyên chở thích hợp, lưu
cước với người chuyuên chở đã chọn lọc.
- Nhận hàng và cấp chứng từ thích hợp như: giấy chứng nhận hàng của người
giao nhận, giấy chứng nhận chuyên chở của người giao nhận.
- Nghiên cứu những điều khoản trong tín dụng thư và tất cả những luật lệ của
chính phủ áp dụng cho việc giao nhận hàng ở nước xuất khẩu, nước nhập
khẩu cũng như ở bất cứ nước quá cảnh nào và chuẩn bị những chứng từ cần
thiết.
- Đóng gói hàng hóa có tính đến tuyến đường, phương thức vận tải, bản chất
của hàng hóa và những luật lệ áp dụng nếu có, ở nước xuất khẩu, nước quá
cảnh và nước gửi hàng đến.
- Lo liệu việc lưu kho hàng hóa nếu cần.
- Cân đo hàng hóa.
- Lưu ý người gửi hàng cần phải mua bảo hiểm và nếu người gửi hàng yêu cầu
thì mua bảo hiểm cho hàng.
- Vận chuyển hàng hóa đến cảng, lo liệu khai báo hải quan, lo các thủ tục
chứng từ liên quan và giao hàng cho người chuyên chở.
- Lo liệu giao dịch ngoại hối.
- Thanh toán phí và những phí khác bao gồm cả tiền cước.
- Nhận vận đơn đã ký của người chuyên chở, giao cho người gửi hàng.
- Thu xếp việc chuyển tải trên đường.


5
- Giám sát việc vận chuyển hàng hóa trên đường đưa tới người nhận hàng
thông qua những mối liên hệ người chuyên chở và dại lí của người giao nhận
ở nước ngoài.

- Ghi nhận những tổn thất của hàng hóa.
- Giúp đỡ người gửi hàng tiến hành khiếu nại người chuyên chở về nhưng tổn
thất của hàng hóa.
1.1.3.2: Thay mặt người nhận hàng
Theo những chỉ dẫn giao hàng của người nhập khẩu người giao nhận sẽ:
- Thay mặt người nhận hàng giám sát việc vận chuyển hàng hóa từ khi người
nhận hàng lo liệu vận tài hàng.
- Nhận và kiểm tra tất cả chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa.
- Nhận hàng cùa người chuyên chở và thanh toán cước.
- Thu xếp việc khai báo hải quan và trả lệ phí thức và những chi phí khác cho
hải quan và những nhà đương cục khác.
- Thu xếp việc lưu kho quá cảnh.
- Giao hàng đã làm thủ tục hải quan cho người nhận hàng.
- Nếu cẩn giúp đỡ người nhận hàng tiến hành khiếu nại đối với người chuyên
chở những tổn thất của hàng hóa nếu có.
- Giúp người giao nhận hàng trong việc lưu kho và phân phối.
1.2: Khái quát về người giao nhận
1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của người giao nhận
Điều 167 luật thương mại quy định người giao nhận có những quyền và
nghĩa vụ sau đây:
- Người giao nhận được hưởng tiền công và các khoản thu nhập khác. Thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lí do chính đáng vì lợi ích của
khách hàng, nhưng có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng, nhưng
phải thông báo ngay cho khách hàng.
- Sau khi ký kết hợp đồng, nếu thấy không thể thực hiện được chỉ dẫn của
khách hàng thì phải thông báo cho khách hàng để xin chỉ dẫn thêm.


6

- Phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian hợp lý nếu trong hợp đồng
không thoả thuận về thời gian thực hiện nghĩa vụ với khách hàng.
1.2.2 Trách nhiệm của người giao nhận
1.2.2.1. Người giao nhận là đại lý
Trước đây người giao nhận không đảm nhiệm vai trò của người chuyên chở.
Đó xem như là hoạt động cầu nối giữa người gửi hàng và người chuyên chở như
một đại lí của người gửi hàng hoặc người chuyên chở, người giao nhận ủy thác từ
chủ hàng hoặc người chuyên chở để thực hiện các công việc khác như: nhận hàng,
giao hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan, lưu kho,... trên cơ sở hợp đồng ủy
thác.
Tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao nhận phải thực hiện đầy
đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu trách nhiệm về:
- Giao hàng không đúng chỉ dẫn.
- Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn.
- Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan.
- Chở hàng đến sai quy định.
- Giao hàng cho hàng không phải là người nhận.
- Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng.
- Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế.
1.2.2.2 Người giao nhận là người chuyên chở
Ngày nay, trong nhiều trường hợp, người giao nhận đóng vai trò là người
chuyên chở, tức là người giao nhận trực tiếp ký kết hợp đồng vận tải với chủ hàng
và chịu trách nhiệm chuyên chở hàng hóa từ một nơi này tới một nơi khác. Nếu như
người giao nhận ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở thì nó đóng vai trò là
người thầu chuyên chở, nếu là trực tiếp chuyên chở thì đó là người chuyên chở thực
tế.
Người chuyên chở tiết kiệm được giấy tờ, chi phí và thời gian do không phải
giài quyết các lô hàng lẻ. Tận dụng hết khả năng chuyên chở vì người gom hàng đã
gom hàng đóng đầy các container và giao nguyên các container.



7
Không lo bị thất thu tiền cước từ các chủ hàng lẻ, người gom hàng chịu trách
nhiệm thu ở người gửi hàng lẻ và đứng ra trực tiếp trả cho người chuyên chở coi
như họ là chủ hàng của toàn bộ lô hàng.
1.2.3 Vai trò của người giao nhận
Môi giới hải quan
Khi mới xuất hiện, người giao nhận chỉ hoạt đông trong phạm vi trong nước.
Nhiệm vụ của người giao nhận lúc bấy giờ là làm thủ tục hải quan đối với hàng
nhập khẩu. Sau đó mở rộng hoạt động dịch vụ ra cả hàng xuất khẩu và dành chổ chở
hàng trong thương mại quốc tế hoặc lưu cước với các hãng tàu theo sự ủy thác của
người xuất khẩu hoặc người nhập khẩu tùy thuộc vào hợp đồng mua bán.
Trên cơ sở được nhà nước cho phép, người giao nhận thay mặt người xuất
khẩu người nhập khẩu để khai báo, làm thủ tục hải quan như một môi giới hải quan.
Ngƣời kinh doanh vận tải đa phƣơng thức
Trong trường hợp người vận tải cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt hoặc còn gọi
là vận tải trọn gói từ cửa tới cửa, thì người giao nhận đã đóng vai trò là người vận
tải đa phương thức (MTO). MTO cũng là người chuyên chở và phải chịu trách
nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận tải.
Ngƣời gom hàng
Trong ngành vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ gom hàng là không thể
thiếu được nhằn biến lô hàng lẻ (LCL) thành lô hàng nguyên (FCL) để tận dụng sức
chở của container và giảm cước phí vận tải. Khi là người gom hàng, người giao
nhận có thể đóng vai trò là người chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.
Các dịch vụ khác
Ngoải các dịch vụ kể trên, người giao nhận còn cung cấp các dịch vụ khác
theo yêu cầu của khách hàng như dịch vụ gom hàng, tư vấn cho khách hàng về thị
trường mới, tình huống cạnh tranh, chiến lược xuất khẩu, các điểu kiện giao hàng
phù hợp,...



8
1.2.4 Mối quan hệ của người giao nhận và các bên liên quan
Do tính chất nghề nghiệp và quy mô hoạt động trên phạm vi thế giới người
giao nhận có mối quan hệ khá rộng:
- Ở trong nước là quan hệ với các chủ hàng người gửi hàng hay người nhận
hàng, các tổ chức thuộc bên thứ ba là người chuyên chở đường bộ, đường
sông, đường sắt, đường sông, người bốc xếp, tổ chức đóng gói, lưu kho, tổ
chức bảo hiềm, kiểm nghiệm hay ngân hàng thanh toán, hải quan cảng vụ,
ngân hàng kết nối, cơ quan thương mại, cơ quan giao thông vận tải, cơ quan
lãnh sự nước ngoài, phòng thương mại.
- Người giao nhận là người nhận sự ủy thác của chủ hàng để lo liệu việc vận
chuyển hàng hóa phải qua rất nhiều giai đoạn chịu sự kiểm tra kiểm soát của
rất nhiều cơ quan chức năng. Do đó, người giao nhận cũng phải tiến hành các
công việc có liên quan đến rất nhiều bên.
1.3: Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
1.3.1 Cơ sở pháp lý
Hoạt động giao nhận hàng hóa dựa trên các văn bản quy định pháp luật và
các công ước quốc tế liên quan đến các hoạt động giao nhận hàng hóa. Ngoài ra còn
có các tập quán thương mại hàng hải giữa các bên, các hợp đồng thương mại đều là
cơ sở pháp lý của hoạt động giao nhận bao gồm:
1.3.1.1 Những bộ luật
Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu phải dựa trên cơ sở pháp lý như các
quy phạm pháp luật quốc tế và của Việt Nam:
- Các công ước về vận đơn, vận tải. Các công ước quốc tế về hợp đồng mua
bán hàng hóa 19/6/2001
- Công ước Vienne 1980 về buốn bán quốc tế và hợp đồng ngoại thương.
- Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn đường biển được
ký kết tại Bruney ngày 25/8/1924.
- Công ước Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển ký tại

Hamburg ngày 31/3/1978.


9
- Luật hàng hải Việt Nam.
- Luật hải quan Việt Nam.
- Luật thuế xuất nhập khẩu 2005 có hiệu lực ngày 1/1/2006 quy định căn cứ
tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Luật hải quan Việt Nam ngày 19/6/2001.
- Nghị định 154-2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định về chi tiết một số
điều của luật hải quan về thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu trong thương mại hàng hóa.
- Quy định 1951/QĐ-BTC ngày 19/12/2005 quy định của bộ tài chính về việc
ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
trong thương mại.
- Quy định 928/QĐ-TCHQ ngày 25/5/2006 về việc ban hành quy trình thủ tục
hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
- Thông tư 128/2014 TT-BTC ngày 10/9/2013 của bộ tài chính quy định về
thù tục hải quan, kiểm tra, giám soát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Ngoài ra còn có Incoterms do ICC phát hành để giải thích điều kiện thương
mại, phân rõ rủi ro, chi phí chuyển giao giữa các bên. Hiện nay được sử dụng
nhiểu nhất là Incoterms 2000 và 2010.
- Luật thương mại 2005 có hiệu lực vào ngày 1/1/2006 gồm có 9 chương, 326
điều quy định 6 nguyên tắc trong hoat động thương mại hàng hóa:


Bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoa65t động mua bán hàng
hóa.




Bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng.



Tự do, tự nguyện thỏa thuận trong hợp đồng thương mại.



Hợp đồng mua bán hàng hóa phải được thể hiện bằng văn bản, lời nói, hành
vi.



Hàng hóa lưu thông trong và ngoài nước phải có nhãn mác và kí mã hiệu, mã
vạch.



Bên bán phải cung cấp đầy đủ chứng từ cho bên mua trước thời gian thỏa
thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa.


10
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu tại các cảng biển Việt Nam như sau:


Việc giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cảng biển là do cảng tiến

hành trên cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng ủy thác với
cảng.



Đối với những hàng hóa không qua cảng (không lưu kho tại bãi cảng) thì có
thể do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy thác giao nhận trực tiếp
với người vận tải (tàu). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc người được chủ
hàng ủy thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thỏa thuận với
cảng về địa điểm thoát dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.



Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện.



Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thỏa thuận
với cảng và trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.



Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hóa khi hàng đã ra khỏi cảng, bãi.



Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được ủy thác phải xuất trình
những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được
một cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hóa ghi trên
chứng từ.




Việc giao nhận có thể do cảng làm theo ủy thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm.
1.3.1.2 Các chứng từ
Ký kết hợp đồng giao nhận với cảng trong trường hợp hàng qua cảng.
Tiến hành giao nhận hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không qua cảng

hoặc tiến hành giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu với cảng trong trường hợp hàng
qua cảng.
Ký kết hợp đồng bốc dỡ, vận chuyển bảo quản, lưu kho hàng hóa với cảng.
Cung cấp cho cảng những thông tin về hàng hóa và tàu.
Cung cấp các chứng từ cần thiết cho cảng để giao nhận hàng hóa.
Đối với hàng xuất khẩu, gồm các chứng từ:


11
- Lược khai hàng hóa (cargo manifest): lập sau vận đơn cho toàn tàu, do đại lý
tàu biển làm được cung cấp 24h trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu.
- Sơ đồ xếp hàng do thuyền phó phụ trách hàng hóa độc lập, được cung cấp 8h
trước khi bốc hàng xuống tàu.
Đối với hàng nhập khẩu, gồm các chứng từ:
- Lược khai hàng hóa.
- Sơ đồ xếp hàng.
- Chi tiết hầm tàu.
- Vận đơn đường biển trong trường hợp ủy thác cho cảng nhận hàng.
Các chứng từ này đều phải cung cấp trước 24h trước khi tàu đến vị trí hoa
tiêu.
Theo dõi quá trình giao nhận để giài quyết các vần đề phát sinh.
Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình giao nhận để có cơ sở khiếu nại

các bên có liên quan và thanh toán các chi phí cho cảng.
1.3.2 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển
Kiểm tra
bộ chứng
từ

Làm thủ
tục hải
quan

Thủ tục
giao nhận
hàng

Kiểm
hàng,
giao hàng

Quyết
toán, bàn
giao hồ


Sơ đồ 1.1 Quy trình giao nhận hàng hóa
(Nguồn: Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương trường Đại học Công Nghệ Thành Phố
Hồ Chí Minh)
1.3.3 Các nhân tố tác động
Pháp luật
Phạm vi hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển liên
quan đến nhiều quốc gia khác nhau. Nên môi trường pháp luật ở đây cần được hiểu

là môi trường luật pháp không chỉ của quốc gia hàng hóa được gửi đi mà còn của


12
quốc gia hàng hóa đi qua, quốc gia hàng hóa được gửi đến và luật pháp quốc tế. Bất
kỳ một sự thay đổi nào ở một trong những môi trường luật pháp nói trên như sự ban
hành, phê duyệt một thông tư hay nghị định của chính phủ, các bộ luật của quốc gia
và công ước quốc tế không chỉ quy định về khái niệm, phạm vi hoạt động mà quan
trọng hơn nó quy định rất rõ ràng về nghĩa vụ trách nhiệm và quyền hạn của những
người tham gia vào lĩnh vực giao nhận như nghị định số 187/2013/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt
động dại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
Lƣợng vốn đầu tƣ
Với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị máy móc thiếu hoàn chỉnh và không đầy
đủ sẽ gây khó khăn và trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hóa. Tuy nhiên, để có
thề xây dưng cơ sở hạ tầng và sở hữu những trang thiết bị hiện đại, người giao nhận
cần một lượng vốn đầu tư lớn. Song không phải lúc nào người giao nhận cũng có
khả năng tài chính dồi dào. Cho nên với nguồn tài chính hạn hẹp, người giao nhận
sẽ phải tính toán chu đáo để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hiệu quả bên
cạnh việc đi thuê hoặc liên doanh đồng sở hữu với các doanh nghiệp khác có những
máy móc và trang thiết bị chuyên dụng.
Trình độ ngƣời tổ chức điều hành, tham gia quy trình
Một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình nghiệp vụ giao nhận
hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển là trình độ của người tổ chức điều hành cũng
như người trực tiếp tham gia quy trình.
Quy trình giao nhận hàng hóa có diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhất để
đưa hàng hóa đến nơi khách hàng yêu cầu phụ thuộc ít nhiều vào trình độ của những
người tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quy trình. Nếu người tham gia có sự am
hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì sẽ xử lý thông tin thu được trong khoảng
thời gian nhanh nhất. Không những thế chất lượng của hàng hóa cũng sẽ được đảm

bảo do đã có kinh nghiệm làm hàng với nhiều loại hàng hóa khác nhau.
Vì thế trình độ của người tham gia quy trình bao giờ cũng được chú ý trước
tiên, nó là một trong những nhân tố có quyết định đến chất lượng quy trình nghiệp
vụ giao nhận và đem lại uy tín, niềm tin của khách hàng.


13
Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, máy móc
Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị của người giao nhận bao gồm như văn phòng,
kho hàng, các phương tiện bốc dỡ, bảo quản, và lưu kho hàng hóa chuyên chở.
Để tham gia hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu bằng đường biển thì người
giao nhận cần có một cơ sở hạ tầng với những máy móc trang thiết bị và máy móc
hiện đại để phục vụ cho việc gom hàng, chuẩn bị và kiểm tra hàng.
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, người giao nhận đã có thế quản
lí mọi hoạt động của mình và những thông tin về khách hàng, hàng hóa qua hệ
thống máy tính và sữ dụng hệ thống truyền dữ liệu điện tử. Với cơ sở hạ tầng và
trang thiết bị hiện đại người giao nhận sẽ ngày càng tiếp cận gần hơn với nhu cầu
cùa khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài.
Thời tiết
Hoạt động giao nhận chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu và thời tiết
trong quá trình hàng hóa được vận chuyển trên biển, nếu thời tiết thuận lợi thì hành
trình giao nhận sẽ rất an toàn và thời gian vận chuyển sẽ nhanh hơn. Nếu gặp những
thiên tai như động đất, núi lửa, bão, lũ lụt, sóng thần, mưa lớn thì hàng hóa sẽ bị
hàng hóa hư hỏng nặng nề tổn thất mất mát sẽ dâng cao và thời tiết thay đổi thất
thường sẽ làm chậm tiến độ giao hàng ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Tình hình kinh tế
Sự khủng hoảng kinh tế cũng ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế quốc gia, nó
làm cho cơ hội xuất khẩu hàng hóa bị giảm xuống nhanh chóng do kinh tế khó khăn
thì nhu cầu mua sắm cũng hạn chế hậu quả là sản xuất hàng hóa bị tồn kho và
những vấn đề đó làm giảm tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.



14

TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Qua chương 1 chúng ta biết được thế nào là quy trình giao nhận hàng hóa
xuất nhập khẩu, từ các khái niệm, đặc điểm và quy trình giao nhận hàng hóa chung.
Để tìm hiểu kỹ hơn về quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu cụ thể hơn chúng ta
sẽ cùng nhau đến chương 2 nói về thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng
đường biển tại công ty cổ phần dịch vụ vận tải Phúc Tâm.


15
CHƢƠNG 2: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN
TẢI VÀ DỊCH VỤ PHÚC TÂM
2.1: Tổng quan về công ty
2.1.1: Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Vận tải và Dịch vụ Phúc Tâm thành lập vào ngày
14/10/2001. Giấy phép kinh doanh số 41030011867. Công ty có tư cách pháp nhân
trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, được sử dụng con dấu riêng và
mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam.
Công ty Phúc Tâm là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực giao nhận và
vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu.
Tên giao dịch trong nước

: Công ty Cổ phần Vận Tải và Dịch vụ Phúc Tâm

Tên giao dịch đối ngoại


: PT Trans &Services JSC

Trụ sở

: 75 Hồ Văn Huê_quận Phú Nhuận _Tp Hồ Chí Minh

Điện thoại

: (08)39974002_03_04_05

Email

:

Fax

: (08)38423511

Mã số thuế

: 0303078686

Phúc Tâm ra đời trong bối cảnh có sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty
làm dịch vụ giao nhận và vận chuyển trong nền kinh tế thị trường. Công ty Phúc
Tâm gặp nhiều khó khăn bởi sức ép khá lớn từ các doanh nghiệp trong nước và
nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh.
Sau hơn 10 năm hoạt động và phát triển, với sự am hiểu thị trường kết hợp
với các chiến lược kinh doanh, đã tạo được niềm tin với khách hàng, giải quyết ổn
thỏa các ùn tắc trong kinh doanh. Công ty đã từng bước khẳng định tên tuổi của
chính mình. Và đến hôm nay, Công ty đã đi vào quỹ đạo, hòa nhập mình vào thế

giới vận tải và mở rộng quy mô hoạt động của mình.


16
2.1.2: Chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu
Chức năng:
Công ty chuyên cung cấp về các dịch vụ:
-

Dịch vụ gom hàng lẻ từ TP. HCM đi hơn 2000 địa điểm trên thế giới và

ngược lại.
-

Dịch vụ vận chuyển hàng container từ Việt Nam đi các nước trên thế giới và

ngược lại.
-

Dịch vụ khai báo hải quan, dịch vụ đóng kiện, giao hàng tận nơi và giao hàng

công trình.
-

Dịch vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển, đường

hàng không.
-

Dịch vụ chuyển phát nhanh.

Mục tiêu:
Với phương châm hoạt động “Sự thành công của quý khách chính là sự

thành công của chúng tôi”, Công ty DV-VT Phúc Tâm luôn tự đặt ra cho mình
những mục tiêu không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để tăng sức mạnh cạnh
tranh, tìm kiếm lợi nhuận như:
-

Chủ động đề xuất ra nhiều chiến lược dài hạn nhằm sử dụng hiệu quả các

khoản đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh…
-

Tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước, thực hiện hợp tác kinh doanh trong

lĩnh vực dịch vụ đại lý, ủy thác giao nhận và vận chuyển hàng hóa xuất nhập
khẩu…
-

Tạo uy tín, lòng tin nơi khách hàng nhằm xây dựng thương hiệu dịch vụ có

chất lượng.
nhuận.

Giảm chi phí thất thoát đến mức thấp nhất để có mức giá cạnh tranh tăng lợi


17
-


Xây dựng môi trường làm việc khoa học, đoàn kết, năng động, hiện đại và

hiệu quả.
Nhiệm vụ:
-

Bảo tồn và phát triển nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng cường

duy trì đầu tư điều kiện vật chất nhằm tạo nền tảng phát triển vững chắc và lâu dài
cho doanh nghiệp.
-

Đẩy mạnh chiến lược marketing tìm kiếm nhu cầu liên quan đến xuất nhập từ

các khách hàng truyền thống và khách hàng tiềm năng để vạch ra phương án làm
thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.
-

Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên bằng cách tiếp cận nhanh chóng

sự biến động của thị trường dịch vụ giao nhận trong và ngoài nước.
-

Luôn quan tâm chăm lo giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường

làm việc của công ty.
-

Thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với Đảng và Nhà nước.
2.1.3: Cơ cấu tổ chức

Công ty Phúc Tâm được chia làm 5 phòng ban, bộ phận với các chức năng

khác nhau. Cơ cấu Công ty khá chặt chẽ và hoạt động phù hợp vời ngành nghề kinh
doanh, rất thích hợp cho hệ thống quản trị được vận hành nhanh chóng, chính xác
và hiệu quả.

HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC

PHÒNG KẾ
TOÁN

BỘ PHẬN
KHO

PHÒNG
CHỨNG TỪ

PHÒNG
OPERATION

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty

PHÒNG
MARKETING


18
-


Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị do đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan

quản lý cao nhất của công ty giữa hai kì đại hội. Hội đồng quản trị có trách nhiệm
với nhà nước và với cổ đông.
-

Giám đốc: Giám đốc do hội đồng quản trị bầu ra và là người đại diện cho

công ty trước pháp luật, có trách nhiệm quản lý, sắp xếp bộ máy tổ chức cho phù
hợp, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh, đứng ra kí kết hợp đồng với
hãng tàu, lập phương án kinh doanh sao cho Công ty hoạt động có hiệu quả nhất.
-

Phòng kế toán: Theo dõi và cân đối nguồn vốn, hoạch toán cho bộ phận kinh

doanh, quản lý các hoạt động thu chi từ kết quả hoạt động sản xuất và cung ứng
dịch vụ giao nhận vận tải, lập bản báo cáo tài chính của từng thời kì trình giám đốc.
-

Phòng chứng từ: Lập các chứng từ cần thiết liên quan đến tổng lô hàng và

các chứng từ khác theo yêu cầu của khách hàng để xuất nhập khẩu hàng hóa, lập hồ
sơ lưu trữ chứng từ và liên lạc thường xuyên vời hãng tàu qua email để nắm được
tình hình vận chuyển các lô hàng và thông báo cho người gửi hàng.
-

Phòng Marketing: Tìm kiếm khách hàng và giới thiệu về lĩnh vực hoạt động

cũng như quyền lợi mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng dịch vụ của Công ty.

Mặt khác, phải thường xuyên quan tâm chăm sóc khách hàng đã có để họ luôn là
khách hàng trung thành của Công ty.
-

Phòng Operation: Giao hàng từ kho chủ hàng ra cảng đối với hàng xuất và

nhận hàng từ cảng về kho chủ hàng đối với hàng nhập. Mặt khác, còn đảm nhận
việc làm thủ tục hải quan cho mỗi lô hàng xuất nhập khẩu và quản lý việc đóng
hàng vào container tại bãi container-CY(Container Yard) hay tại Trạm đóng hàng
lẻ- CFS(Container Freight Station), sau đó vận chuyển container ra cảng hoặc ICD
rồi giao cho container hãng tàu và lấy các chứng từ cần thiết.
-

Bộ phận kho: Quản lý số lượng hàng hóa của tổng chủ hàng và bảo quản, sắp

xếp, đóng gửi hàng sao cho phù hợp, kịp thời để đáp ứng cho việc vận chuyển hàng
hóa ra cảng cũng như giao cho người nhận.


19
2.2: Thực trạng giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng dường biển tại công ty Phúc
Tâm

Tiếp nhận
hồ sơ từ
khách hàng
Thủ tục
nhận hàng
tại cảng


Kiểm tra
bộ chứng
từ

Làm thủ tục
Hải quan

Chuyên chở
hàng về nhà
máy

Lấy lệnh
giao hàng

Chuẩn bị hồ sơ
khai Hải quan

Khai báo
Hải quan
điện tử

Kiểm hàng –
giao hàng

Quyết toán, bàn
giao hồ sơ

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ chung cho quy trình nhận một lô hàng nhập khẩu
(Nguồn: Công ty cổ phần vận tải và dịch vụ Phúc Tâm)
2.2.1 Tiếp nhận hồ sơ khách hàng:

Sau khi ký kết hợp đồng dịch vụ, công ty sẽ nhận được bộ chứng từ. Sau đó
nhân viên giao nhận phụ trách giám sát tiếp nhận chứng từ và làm biên bản ký nhận
chứng từ đã nhận bao gồm:
- Giấy giới thiệu của công ty.
- Hợp đồng thương mại – Purchase Contract – 01 bản sao.
- Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice – 01 bản chính + 01 bản sao.
- Bản kê chi tiết hàng hóa – Packing list – 01 bản chính + 01 bản sao.
- Vận dơn đường biển – Bill of Lading (B/L) – 01 bản chính + 01 bản sao.
- Giấy thông báo hàng đến – 01 bản chính.
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa – Certificate of Origin (C/O) – 01 bản
chính (nếu có).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh – 01 bản sao.


20
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế - 01 bản sao.
Tùy theo tính chất và loại hình nhập khẩu của từng lô hàng mà ngoài những
chứng từ trên nhân viên giao nhận cần lấy thêm một số chứng từ khác như:
- Hợp đồng nhập khẩu ủy thác (nếu nhập khẩu ủy thác) – 01 bản sao.
- Giấy chứng nhận kiểm dịch – 01 bản chính (nếu có).
- Giấy chứng nhận chất lượng – 01 bản chính + 01 bản sao (nếu có).
- Văn bản cho phép của Ban quản lý hoặc Bộ Thương mại (đối với hàng thuộc
diện cấm nhập có điều kiện) – 01 bản chính + 01 bản sao.
Nhược điểm của công ty: nhân viên chứng từ và khách hàng chưa phối hợp nhịp
nhàng với khách hàng trong việc kí nhận và gửi chứng từ. Thông thường gửi mail
yêu cầu chứng từ khách hàng gần kề với thời gian làm chứng từ thông quan, xin
chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O),…. hoặc đến trình kí chứng từ mà không liên
lạc trước dẫn đến trường hợp sếp đi công tác mà không có ủy quyền người kí thay
chứng từ, dẫn đến việc chậm trễ gây khó khăn trong việc thông quan, giao nhận
hàng hóa.

2.2.2 Kiểm tra bộ chứng từ:
Sau khi nhận đầy đủ bộ chứng từ công ty sẽ giao cho nhân viên giao nhận các bộ
chứng từ sau:
- 01 bản Hợp đồng thương mại.
- 01 bản Hóa đơn thương mại.
- 01 bản Packing list.
- 02 bản B/L (01 bản có chứng nhận của PT Trans, 01 bản có chứng nhận của
đại lý hãng tàu ở Việt Nam chứng minh việc chuyển tải).
- 01 bản Giấy báo hàng đến.
Đây là bước khá quan trọng trong toàn bộ quy trình, nhân viên được giao sẽ
kiểm tra tính hợp lệ và đầy đủ của nó. Bốn chứng từ quan trọng nhất là: hợp đồng,
hóa đơn, Packing list, B/L cần kiểm tra xem chúng có khớp nhau về số hợp đồng, số
vận đơn, tên hàng,….
Nhược điểm của công ty: trong nhiều trường hợp, do nhân viên bất cẩn mà
không phát hiện và chỉnh sửa kip thời bất kỳ sự không phù hợp nào của chứng từ
dẫn đến gây bất lợi rất nhiều trong lúc đăng ký tờ khai.


21
2.2.3 Nhận lệnh giao hàng (D/O)
Thủ tục nhận lệnh giao hàng tại các đại lý hãng tàu hay tại các đại lý công ty
làm dịch vụ Logistic cần phải có các chứng từ sau:
- Vận tải đơn gốc (nếu có) hoặc vận tải đơn có đóng dấu Surrendered
- Giấy giới thiệu do khách hàng
- Giấy thông báo hàng đến (Notify of Arrival)
Tuy nhiên trên thực tế nếu sử dụng vận đơn Surendered thì chỉ cần có giấy giới
thiệu là đủ.
Những chứng từ trên được đưa vào quầy bộ phận hàng nhập, nhân viên thu ngân
của đại lý hãng tàu tiếp nhận và và căn cứ vào D/O để viết hóa đơn thu các loại phí
local charge (như D/O, vệ sinh container, CFS (nếu có), phí Handing (nếu có)…),

nhân viên giao nhận tiến hành đóng phí trên hóa đơn và kí xác nhận vào một bản
D/O (bản lưu hãng tàu), đại lý hãng tàu sẽ cấp :
- 04 bản D/O (gốc)
- 01 bản sao Bill có đóng dấu của hãng tàu
- Hóa đơn đóng phí
Trường hợp Lệnh được lấy tại công ty đại lý làm dịch vụ Logistic thì nhân viên
giao nhận phải lấy:
- 04 bản D/O (của đại lý hãng tàu)
- 04 bản D/O ( của đại lý làm dịch vụ Logistic)
- 01 bản sao Bill có đóng dấu đại lý làm dịch vụ Logistic
- Hóa đơn đóng phí
Đối với hàng nguyên container: khi đã lấy được D/O thì yêu cầu hãng tàu đóng
dấu giao thẳng hoặc đóng dấu rút ruột tùy theo yêu cầu của khách hàng muốn rút
ruột hàng tại cảng hay giao thẳng. Làm giấy mượn cont và nhận giấy hạ rỗng (nếu
muốn mượn container)
Khi nhận được lệnh giao hàng, nhân viên giao nhận cần kiểm tra tên công ty
nhận hàng, tên hàng, số kiện, trọng lượng, số khối, tên tàu, số chuyến, số B/L, số
container, số Seal trên D/O và trên B/L có khớp nhau không; thời hạn cho phép lưu


22
bãi trong vòng bao nhiêu ngày… Nếu có bất kì sai sót gì thì đề nghị bên phát hành
D/O sữa chữa và đóng dấu Correct hoặc phát hành D/O mới.
Nhược điểm của công ty: do yêu cầu tất cả các thông tin phải thật chính xác, nên
trong nhiều trường hợp nhân viên giao nhận không phát hiện một số lỗi dẫn đến
trường hợp cảng không giao hàng cho doanh nghiệp, điều đó làm trì trệ việc sàn
xuất, mất thời gian chứng minh, mất phí lưu kho, lưu bãi.
2.2.4 Chuẩn bị hồ sơ khai hải quan
Nhân viên giao nhận sẽ tiến hành khai Hải quan điện tử dựa trên các chứng
từ cần thiết sau :

- Hợp đồng ngoại thương (Contract)
- Vận đơn đường biển (Bill of Lading)
- Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
- Bản kê chi tiết hàng hóa (Packing list)
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of original)
- Biểu thuế 2015
- Thông báo hàng đến
Nhược điểm của công ty: Các thông tin trên bộ chứng từ không khớp nhau:
sai lệch về điều kiện giao hàng, số lượng, trọng lượng, các lỗi chính tả,… Đòi
người khai hải quan phải kiểm tra kỹ bộ chứng từ xem sai sót đó do đâu thông
báo cho các bên liên quan để có sự điều chỉnh đúng trước khi khai hải quan.
Nhưng do công ty đa phần là nhân viên trẻ chưa có kinh nghiệm nên xử lý các
tình huống này theo cách chậm chạp, lối mòn dẫn đến phát sinh những chi phí
không đáng có và có thể mất thời gian rất lâu để bổ sung, làm chậm quá trình
thông quan hàng hóa.
2.2.5 Khai báo hải quan điện tử
Doanh nghiệp tải phần mềm Hải quan điện tử từ phần mềm ECUS
VNACCS/VCIS của phần mềm Thái Sơn. Nhân viên giao nhận truy cập vào phần
mềm ECUS VNACCS/VCIS để đăng kí tờ khai. Dựa vào thông tin trên B/L, hợp
đồng, Invoice & Packing list nhân viên giao nhận điền thông tin vào các mục trong
tờ khai điện tử.


23
Điều kiện để doanh nghiệp có thể khai báo hải quan điện tử qua hệ thống
ECUS VNACCS/VCIS của phần mền Thái Sơn là doanh nghiệp phải đăng kí thông
tin doanh nghiệp và chữ ký số của doanh nghiệpvới Hải quan . Nếu doanh nghiệp
không đăng kí với Hải Quan hai điều kiện trên thì tờ khai của doanh nghiệp sẽ
không được Hải Quan tiếp nhận.
Nhược điểm của công ty: khai sai các tiêu chí trên phần mềm VNACCS, có

một số tiêu chí có thể chỉnh sửa bổ sung nhưng có một số tiêu chí không thể chỉnh
sửa bổ sung mà phải khai lại tờ khai mới; dẫn đến việc thông quan hàng hóa bị
chậm trễ. Đặc biệt nếu tờ khai đã được đóng thuế thì phải mất thời gian điều chỉnh
thuế rất lâu.
2.2.6 Làm thủ tục hải quan
Chuẩn bị hồ sơ hải quan. Bộ hồ sơ hải quan bao gồm:
- Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ hải quan – 01 bản chính.
- Giấy giới thiệu của doanh nghiệp – 02 bản chính.
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu – 02 bản chính.
- Hợp đồng ngoại thương – 01 bản sao
- Vận đơn B/L – 01 bản sao.
- Hóa đơn thương mại – 01 bản chính + 01 bản sao.
- Packing list – 01 bản chính
Trong trường hợp cụ thể bộ chứng từ hải quan cần bổ sung các chứng từ sau:
- Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật – 01 bản sao.
- Giấy phép nhập khẩu – 01 bản chính hoặc 01 bản sao có xuất trình bản
chính.
- Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan – 01 bản chính.
Làm thủ tục hải quan:
- Nhân viên giao nhận sẽ khai điện tử hàng hóa cho chi cục hải quan.
- Điền đầy đủ thông tin vào tờ khai điện tử giống như tờ khai hàng hóa nhập
khẩu.
- Sau đó gửi những thông tin mới khai báo cho hải quan.
- Lấy phản hồi từ hải quan.
- Chi cục hải quan sẽ phản hồi lại bằng cách sẽ đưa cho với số của tờ khai.


24
- Nhân viên giao nhận sẽ điền số tờ khai này vào bộ hồ sơ nộp cho hải quan tại
chi cục hải quan.

- Bàn giao hồ sơ hải quan, xác định thuế
Nhân viên giao nhận sẽ mang bộ chứng từ đến cơ quan hải quan để đăng ký
tờ khai. Sau khi nộp tại quầy tiếp nhận và đăng ký tờ khai hàng nhập. Sau khi kiểm
tra bộ hồ sơ nhân viên hải quan xem xét mã số thuế của công ty coi có bị cưỡng chế
thuế hay không, hoặc có vi phạm về việc làm thủ tục hải quan hay không dựa trên
mạng thông tin cả nước.
Nếu doanh nghiệp chưa thanh toán thuế cũ thì máy sẽ xác định ở mức 2 hoặc
3, vì thế trước khi nộp bộ hồ sơ đăng ký tờ khai, cán bộ giao nhận nên xin “Bản tra
cứu nợ thuế” từ phía hải quan để kiểm tra tình trạng nợ thuế của doanh nghiệp
mình, nếu còn nợ thuế thì phải hoàn thành việc chi trả, nếu không sẽ gây nhiều khó
khăn không những làm chậm trễ trong lúc thông quan, không những bị kiểm hóa
chặt chẽ mà hàng của doanh nghiệp sau này có thể bị xếp vào luồng vàng hoặc đỏ.
Trong trường hợp công ty đã nộp thuế mà mạng thông tin chưa kịp cập nhật thì
công ty phải xuất trình chứng từ để chứng minh đã nộp thuế để công việc mở tờ
khai được tiếp tục.
Nếu bộ chứng từ đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, hải quan kiểm tra không có gì
bất hợp lệ sẽ tiến hành tiếp nhận hồ sơ, đề nghị mức kiểm hóa, ký tên, đánh số thứ
tự và đóng dấu lên bộ chứng từ.
Trong bản lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan có 3 mức kiểm tra hải
quan khác nhau:
- Mức 1 (luồng xanh): miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra hàng hóa.
- Mức 2 (luồng vàng): kiểm tra chi tiết hồ sơ, miễn kiểm tra chi tiết hàng hóa.
- Mức 3(luồng đỏ): kiểm tra chi tiết hồ sơ, kiểm tra chi tiết hàng hóa. Có 3
mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa:
 Mức (a): kiểm tra toàn bộ lô hàng.
 Mức (b): kiểm tra 10% lô hàng.
 Mức (c): kiểm tra 5% lô hàng.



×