Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Hoàn thiện nghiệp vụ xử lí bộ chứng từ hàng nhập khẩu nguyên container bằng đường biển tại công ty TNHH thương mại và vận chuyển toàn cầu begonia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 88 trang )

i

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ T I HO N THIỆN NGHIỆP VỤ Ử L
TỪ H NG NHẬP KH U NGU

CHỨNG

N CONTAINER ẰNG

ĐƯỜNG IỂN TẠI CÔNG T TNHH THƯ NG MẠI V
VẬN CHU ỂN TO N C U EGONIA.

Ngành

: Quản Trị Kinh Doanh

Chuyên ngành : Quản Trị Ngoại Thương

Giảng viên hƣớng dẫn : Th.S Trần Thị Mỹ Hằng
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1211141662

: Hoàng Thị Kim Xuân
Lớp: 12DQN04

TP. Hồ Chí Minh, 2016




ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên Hoàng Thị Kim Xuân xin cam đoan đây là đề tài do tôi thực hiện dƣới
sự hƣớng dẫn trực tiếp của Th.S Trần Thị Mỹ Hằng. Ngoài ra, những kết quả và số
liệu trong đề tài này đƣợc thu thập tại công ty TNHH Thƣơng Mại Và Vận Chuyển
Toàn Cầu Begonia. Mọi sao chép không hợp lệ và vi phạm quy chế đào tạo, tôi xin
chịu hoàn toàn trách nhiệm.

Sinh viên

Hoàng Thị Kim Xuân


iii

LỜI CẢM

N

Qua bài khoá luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi đến Ban Giám Hiệu cùng các
thầy cô đang công tác tại trƣờng Đại học Công Nghệ TP.HCM lời cảm ơn sâu sắc
và lời chúc sức khỏe dồi dào. Nhà trƣờng đã tạo điều kiện để tôi có dịp trải nghiệm
thực tế để học tập và tìm hiểu thêm những kiến thức bổ ích từ thực tế. Đặc biệt là
các thầy cô thuộc khoa Quản trị kinh doanh đã dạy dỗ và tận tình giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập tại trƣờng.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giáo viên hƣớng dẫn, ngƣời đã hết
lòng giúp đỡ tôi hoàn thành bài khoá luận tốt nghiệp này, ThS. Trần Thị Mỹ Hằng.

Mặc dù có rất nhiều công việc bận rộn nhƣng cô đã dành thời gian hƣớng dẫn, bổ
sung kiến thức chuyên ngành, cũng nhƣ gợi ý cách trình bày trong bài để tôi có thể
hòan thành bài khoá luận tốt nghiệp một cách tốt nhất.
Và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các Cô, Chú, Anh, Chị,
Đồng nghiệp trong công ty TNHH Thƣơng Mại Và Vận Chuyển Toàn Cầu Begonia
trong suốt quá trình thực tập và đặc biệt là cô Lê Thị Tuyết Nhung- Giám đốc công
ty Begonia đã nhiệt tình giúp đỡ, hƣớng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt thời gian thực tập tại Công ty. Tôi kính chúc đến toàn thể đến các Cô, Chú,
Anh, Chị, Đồng nghiệp luôn dồi dào sức khỏe và thành công. Chúc công ty ngày
càng lớn mạnh và khẳng định uy tín, thƣơng hiệu của mình ở thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù có nhiều cố gắng để hoàn thành bài khoá
luận tốt nghiệp này song cũng không thể không tránh khỏi những khiếm khuyết,
thiếu xót. Kính mong nhận đƣợc sự góp ý và phản hồi quý báu của Qúy Thầy Cô,
các Anh, Chị, Đồng nghiệp trong Công ty để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Trân trọng kính chào và cảm ơn!


iv
C NG HÒA XÃ H I CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

NHẬN XÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : …………………………………………………………..
MSSV :

…………………………………………………………..

Khoá :


……………………………………………………

1. Thời gian thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
2. Bộ phận thực tập
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
3. Tinh thần trách nhiệm với công việc và ý thức chấp hành kỷ luật
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………...
4. Kết quả thực tập theo đề tài
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
5. Nhận xét chung
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
Đơn vị thực tập


v
C NG HÕA Ã H I CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------


NHẬN ÉT THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên : …………………………………………………………..
MSSV :
…………………………………………………………..
Khoá :
…………………………………………………….........

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
Giảng viên hướng dẫn



vi

MỤC LỤC
LỜI MỞ Đ U ............................................................................................................1
1.

Lí do chọn đề tài .............................................................................................1

2.

Mục đích nghiên cứu......................................................................................1

3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................2

4.

Phương pháp nghiên cứu...............................................................................2

5.

Kết cấu của đề tài ...........................................................................................2

CHƯ NG 1 : C SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN
HÀNG HÓA NHẬP KH U BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ..............................................3
1.1 KHÁI NIỆM VỀ HOẠT Đ NG NHẬP KH U ...........................................3
1.1.1 Khái niệm về nhập khẩu .............................................................................3

1.1. 2 Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế ................................3
1.1.3 Các phƣơng thức nhập khẩu .......................................................................4
1.1.3.1 Nhập khẩu trực tiếp..............................................................................4
1.1.3.2 Nhập khẩu ủy thác................................................................................4
1.1.3.3 Nhập khẩu liên doanh ..........................................................................4
1.1.3.5 Nhập khẩu gia công .............................................................................5
1.1.3.6 Nhập khẩu tái xuất ...............................................................................5
1.2 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KH U
ĐƯỜNG BIỂN .......................................................................................................5
1.2.1 Khái niệm về giao nhận, ngƣời giao nhận ..................................................5
1.2.3 Vai trò của ngƣời giao nhận .......................................................................7
1.2.4 Hoạt động của ngƣời giao nhận .................................................................8
1.2.5 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của ngƣời giao nhận .......................9
1.2.6 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng nhập khẩu đƣờng biển
...........................................................................................................................11
1.3 CÁC CHỨNG TỪ C
ẢN SỬ DỤNG TRONG HOẠT Đ NG GIAO
NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KH U BẰNG ĐƯỜNG BIỂN ..........................11
1.3.1 Phiếu đóng gói ( Packing List- P/L) .........................................................11
1.3.2 Vận đơn đƣờng biển ( Bill Of Lading- B/L).............................................12
1.3.3 Hóa đơn thƣơng mại (Commercial Invoice- C/I) .....................................13
1.3.4 Chứng từ bảo hiểm ...................................................................................13
1.3.5 Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate Of Origin- C/O) ..........................14
1.3.6 Tờ khai hải quan .......................................................................................14
1.3.7 Giấy thông báo hàng đến ( Arrial Notice- A/N) .......................................14
1.3.8 Lệnh giao hàng ( Delivery Order- D/O) ...................................................14
1.4 NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN NHẬP KH U HÀNG HÓA NGUYÊN
CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN ............................................................................15
1.4.1 Khái quát chung về giao nhận nhập khẩu hàng hóa nguyên container
đƣờng biển .........................................................................................................15

1.4.2 Hiệu quả kinh tế - xã hội của giao nhận hành hóa bằng container ...........15
1.4.3 Tổng quan về vận chuyển hàng hóa bằng container ở Việt Nam .............16
1.5 TÓM TẮT CHƯ NG 1 ...............................................................................17


vii

CHƯ NG 2 : THỰC TRẠNG VỀ NGHIỆP VỤ Ử LÍ B CHỨNG TỪ
H NG NHẬP KH U NGU N CONTAINER ẰNG ĐƯỜNG IỂN TẠI
CÔNG TY TNHH THƯ NG MẠI V VẬN CHU ỂN TO N C U
BEGONIA ................................................................................................................18
2.1 GIỚI THIỆU S LƯỢC CÔNG T TNHH THƯ NG MẠI VÀ VẬN
CHUYỂN TOÀN C U BEONIA .......................................................................18
2.1.1 Tóm lƣợc quá trình hình thành và phát triển của công ty .........................18
. . .
ch s h nh th nh.............................................................................18
2.1.1.2 Quá trình phát triển ..........................................................................18
2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động của công ty..........................................19
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ cuả công ty ......................................................19
. . . ĩnh vực hoạt động ............................................................................19
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty .......................................................................20
2.1.3.1 Bộ máy của công ty Begonia ..............................................................20
2.1.3.2 Tình hình nhân sự ..............................................................................21
2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong 3 năm
.......
(2013-2015) .......................................................................................................22
2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH XỬ LÍ B CHỨNG TỪ
HÀNG NHẬP KH U NGUYÊN CONTAINER BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI
CÔNG T TNHH THƯ NG MẠI VÀ VẬN CHUYỂN TOÀN C U
BEGONIA ............................................................................................................23

2.2.1 Quy trình chung xử lí bộ chứng từ về nhập khẩu hàng hóa nguyên
container vận chuyển bằng đƣờng biển .............................................................24
. . . Sơ đồ mối quan hệ các bên: ...............................................................24
2.2.1.2 Quy trình x lí bộ chứng từ hàng nhập nguyên container bằng đường
biển .................................................................................................................25
2.2.2 Phân tích, đánh giá quy trình xử lí chứng từ hàng nhập khẩu nguyên .....25
2.2.2.1 Nhận yêu cầu từ khách hàng, ký kết hợp đồng d ch vụ......................26
2.2.2.2 Nhận và kiểm tra chứng từ .................................................................27
2.2.2.3 Nhận thông báo h ng đến ..................................................................32
2.2.2.4 Lấy và kiểm tra lệnh giao hàng ..........................................................37
2.2.2.5 Lên tờ khai hải quan ..........................................................................43
2.2.2.6 Làm thủ tục Hải quan.........................................................................44
2.2.2.7 Quyết toán và giao bộ chứng từ cho khách hàng .............................49
2.3 TÓM TẮT CHƯ NG 2 ................................................................................51
CHƯ NG 3 : GIẢI PHÁP - KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP
VỤ XỬ LÍ B CHỨNG TỪ HÀNG NHẬP KH U NGUYÊN CONTAINER
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG T TNHH THƯ NG MẠI VÀ VẬN
CHUYỂN TOÀN C U BEGONIA .......................................................................52
3.1 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ XỬ LÍ B
CHỨNG TỪ HÀNG NHẬP KH U NGUYÊN CONTAINER BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG T TNHH THƯ NG MẠI VA VẬN CHUYỂN
TOÀN C U BEGONIA ......................................................................................52
3.1.1 Giải pháp 1:Giải pháp trong việc hoàn thiện nghiệp vụ xử lí bộ chứng từ
...........................................................................................................................52
3.1.1.1 Cơ sở của giải pháp ...........................................................................52


viii

3.1.2.2 Cách thực hiện giải pháp ...................................................................52

3.1.1.3 Hiệu quả giải pháp có thể mang lại. ..................................................53
3.1.2 Giải pháp 2:Giải pháp về chăm sóc khách hàng hiệu quả .......................53
3.1.2.1 Cơ sở của giải pháp ...........................................................................53
3.1.2.2 Cách thực hiện giải pháp ...................................................................54
3.1.2.3 Hiệu quả giải pháp có thể mang lại ...................................................55
3.1.3 Giải pháp 3:Giải pháp về nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ..............56
3.1.3.1 Cơ sở của giải pháp ...........................................................................56
3.1.3.2 Cách thực hiện giải pháp ...................................................................56
3.1.3.3 Hiệu quả giải pháp có thể mang lại ...................................................57
3.1.4 Giải pháp 4: Giải pháp tối thiểu hóa chi phí ...........................................57
3.1.4.1 Cơ sở của giải pháp ...........................................................................57
3.1.4.2 Cách thực hiện giải pháp ..................................................................57
3.1.4.3 Hiệu quả giải pháp có thể mang lại ...................................................58
3.2 KIẾN NGHỊ KHÁC NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ XỬ LÍ B
CHỨNG TỪ HÀNG NHẬP KH U NGUYÊN CONTAINER BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG T TNHH THƯ NG MẠI VÀ VẬN CHUYỂN
TOÀN C U BEGONIA. .....................................................................................58
3.2.1 Đối với Nhà nƣớc .....................................................................................58
3.2.2 Đối với Hải quan.....................................................................................59
3.3 TÓM TẮT CHƯ NG 3 ...............................................................................59
KẾT LUẬN ..............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................61
PHỤ LỤC .................................................................................................................62


ix

STT

DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu, Từ viết tắt
Viết đầy đủ

1

20‟,40‟

20 Feet, 40 Feet

2

APEC

Asia-Pacific Economic Cooperation

3

ASEAN

4

BGN

5

BT

6

CBM


Cubic Meters

7

CGM

Hãng Tàu Cma Cgm Group

8

CIC

Container Imbalance Charge

9

CIF

Cost, Insurance, Freight

10

CO.,LTD

11

CONT

12


CY

Container Yard

13

D/P

Documents Against Payment

14

DHL

Dalsey, Hillblom Và Lynn

15

DV

Dry Van

16

EIR

Equipment Interchange Receipt

17


ETA

Estimated Time Of Arriva

18

EXW

Ex-Works

19

F

20

FCL

21

FIATA

22

FOB

23

GTGT


24

HQ

Hải Quan

25

HS

26

I

Harmonized Commodity Description And Coding
System
Insurance

27

ITPC

28

KBNN

29

KG


Association Of Southeast Asian Nations
Begonia
Bình Thạnh

Company.,Limited
Container

Freight
Full Container Load
International Federation Of Freight Forwarders
Associations
Free On Board
Giá Trị Gia Tăng

Investment and Trade Promotion Center of Ho Chi
Minh City
Kho Bạc Nhà Nƣớc
Kilogram


x

30

L/C

Letter Of Credit

31


LCL

Less Than Container Load

32

NOL

Neptune Orient Lines

33

OECD

Organization For Economic Cooperation And
Development

34

PDF

Portable Document Format

35

PKG

Package


36

T/T

Telegraphic Transfer

37

THC

Terminal Handling Charge

38

TM và VC

39

TMCP

Thƣơng Mại Cổ Phần

40

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

41


Tp.HCM

42

TQ

43

TTĐB

Tiêu Thụ Đặc Biệt

44

VCCI

Vietnam Chamber Of Commerce And Industry

45

VNACCS

Vietnam Automated Cargo Clearance System

46

VNĐ

Việt Nam Đồng


47

WTO

World Trade Organization

48

XNK

Xuất Nhập Khẩu

49

Thƣơng Mại Và Vận Chuyển

Thành Phố Hồ Chí Minh
Trung Quốc

ZIM VIETNAM LLC Zim Integrated Shipping (Vietnam) Llc


xi

STT
1

2

3


DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG
ảng
Bảng 2.1: Cơ cấu số lao động của công ty.
Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thƣơng
Mại và Vận Chuyển Toàn Cầu Begonia năm 2013- 2015.
Bảng 2.3: Các loại phí của một số đại lý hãng tàu đối với
hàng hóa nhập khẩu FCL/FCL, container 20‟ thƣờng.

Trang
21

22

42


xii

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, S

iểu đồ, Sơ đồ, Hình vẽ

STT
1

ĐỒ, HÌNH ẢNH

Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh của công ty TNHH Thƣơng
Mại và Vận Chuyển Toàn Cầu Begonia năm 2013- 2015.


Trang
22

2

Sơ đồ 2.1 : Cơ cấu tổ chức nhân sự của công ty Begonia.

20

3

Sơ đồ 2.2 : Sơ đồ mối quan hệ các bên

24

4

5

6

7

Sơ đồ 2.3: Quy trình xử lí bộ chứng từ hàng nhập nguyên
container đƣờng biển.
Hình 2.1: Logo công ty.
Hình 2.2: File excel vận đơn gom hàng sau khi đã điền đầy
đủ thông tin.
Hình 2.3: Bản khai hàng hóa sau khi import thành công.


25

18

33

34


1

LỜI MỞ Đ U
1.

Lí do chọn đề tài
Ngày nay, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực thì mối quan hệ

giữa các quốc gia về phƣơng diện kinh tế ngày càng trở nên gắn bó với nhau hơn.
Đặc biệt là ngoại thƣơng _ đƣợc xem nhƣ một mũi nhọn chiến lƣợc chủ đạo đóng
vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế dài hạn và toàn diện đất
nƣớc, góp phần nâng cao vị thế quốc gia trên thị trƣờng quốc tế.
Song song đó, sự gia tăng thƣơng mại một cách mạnh mẽ giữa các quốc gia và
giữa các châu lục đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các phƣơng thức vận tải
hàng hóa, điển hình là phƣơng thức giao nhận hàng hóa bằng container đƣờng biển.
Riêng đối với Việt Nam, khi đã là thành viên của Tổ chức Thƣơng Mại Quốc Tế (
WTO), chúng ta càng phải chuẩn bị thật tốt về nghiệp vụ ngoại thƣơng, buôn bán
quốc tế, về các phƣơng thức vận tải đặc biệt là phƣơng thức giao nhận hàng hóa
bằng container đƣờng biển, để có thể theo kịp tốc độ phát triển kinh tế của các nƣớc
trong tƣơng lai.

Bên cạnh đó, nƣớc ta nằm trong tuyến vận tải quan trọng từ Thái Bình Dƣơng
sang Ấn Độ Dƣơng, từ biển Đông sang Thái Bình Dƣơng nên vận tải biển của
chúng ta là rất lớn. Đây cũng là cơ hội phát triển cho ngành vận tải hàng hóa, đặc
biệt bằng container. Xuất phát từ những lợi thế hiện có và để phù hợp với tình hình,
xu thế chung của nhu cầu vận tải hàng hóa bằng container của thế giới, ở nƣớc ta,
trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều công ty giao nhận cũng nhƣ đại lý
hãng tàu. Công ty TNHH Thƣơng Mại và Vận Chuyển Toàn Cầu Begonia cũng là
một trong những công ty đƣợc hình thành từ xu thế đó, với nghiệp vụ chính cung
cấp những dịch vụ giao nhận hàng xuất- nhập khẩu bằng container đƣờng biển. Do
đó, bằng những kiến thức đã học cũng nhƣ những kinh nghiệm thực tế đƣợc tích lũy
trong quá trình thực tập tại công ty Begonia, tôi quyết định chọn đề tài: Hoàn
Thiện Nghiệp Vụ

ử Lí

ộ Chứng Từ Hàng Nhập Kh u Nguyên Container

ằng Đường iển Tại C ng Ty TNHH Thương Mại Và Vận Chuyển Toàn Cầu
egonia.” làm đề tài khoá luận tốt nghiệp của mình.
2.

Mục đích nghiên cứu
Đề tài khái quát những vấn đề cơ bản của nghiệp vụ xử lí bộ chứng từ hàng

nhập khẩu nguyên container bằng đƣờng biển cùng với việc phân tích cụ thể thực


2

trạng quy trình xử lí bộ chứng từ hàng nhập khẩu nguyên container bằng đƣờng

biển tại công ty TNHH Thƣơng Mại Và Vận Chuyển Toàn Cầu Begonia. Qua đó
nhận thấy những ƣu điểm, nhƣợc điểm còn tồn tại trong quy trình. Trên cơ sở đó, đề
ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình xử lí bộ chứng từ hàng
nhập khẩu nguyên container bằng đƣờng biển tại công ty TNHH Thƣơng Mại Và
Vận Chuyển Toàn Cầu Begonia.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Đối tƣợng nghiên cứu: quy trình xử lí bộ chứng từ hàng nhập khẩu nguyên

container bằng đƣờng biển.
-

Phạm vi nghiên cứu: thực tế quy trình xử lí bộ chứng từ máy làm mát không

khí bằng bay hơi nhập khẩu nguyên container bằng đƣờng biển tại công ty TNHH
Thƣơng Mại Và Vận Chuyển Toàn Cầu Begonia.
4.

Phương pháp nghiên cứu

-

Phƣơng pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của giáo viên hƣớng dẫn và các

anh chị trực tiếp thực hiện nghiệp vụ.
-


Phƣơng pháp thống kê so sánh: nhận số liệu từ công ty, thống kê các chỉ tiêu

lại, so sánh và phân tích số liệu.
-

Phƣơng pháp tổng hợp: tổng hợp những dữ liệu, thông tin đã đƣợc phân tích,

nhận xét và đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm hoàn thiện hơn nữa quy trình
trình xử lí bộ chứng từ hàng nhập khẩu nguyên container bằng đƣờng biển tại công
ty.
5.

Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài có ba chƣơng :
CHƯ NG 1

Cơ Sở Lý Luận Về Nghiệp Vụ Giao Nhận Hàng Hóa Nhập

Khẩu Bằng Container Đƣờng Biển.
CHƯ NG 2

Thực Trạng Về Nghiệp Vụ Xử Lí Bộ Chứng Từ Hàng Nhập

Khẩu Nguyên Container Bằng Đƣờng Biển Tại Công Ty TNHH Thƣơng Mại Và
Vận Chuyển Toàn Cầu Begonia.
CHƯ NG 3

Giải Pháp - Kiến Nghị Nhằm Hoàn Thiện Nghiệp Vụ Xử Lí


Bộ Chứng Từ Hàng Nhập Khẩu Nguyên Container Bằng Đƣờng Biển Tại Công Ty
TNHH Thƣơng Mại Và Vận Chuyển Toàn Cầu Begonia.


3

CHƯ NG 1 : C

SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ GIAO NHẬN

HÀNG HÓA NHẬP KH U BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
1.1 KHÁI NIỆM VỀ HOẠT Đ NG NHẬP KH U
1.1.1 Khái niệm về nhập kh u
Theo điều 28 Luật thương mại 2005 : „„Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng
hóa được đưa v o lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm
trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy đ nh của pháp
luật‟‟.
Vậy nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán giữa các quốc gia trên phạm
vi toàn cầu, là sự mua hàng hóa và dịch vụ từ nƣớc ngoài phục vụ nhu cầu tiêu dùng
trong nƣớc hoặc tái sản xuất mở rộng với mục tiêu lợi nhuận và nối liền sản xuất
giữa các quốc gia với nhau. Về bản chất, sẽ có một luồng hàng hóa và dịch vụ từ
nƣớc ngoài chảy vào nƣớc nhập khẩu và sẽ có một luồng tiền tƣơng ứng chảy ra.
1.1. 2 Vai trò của hoạt động nhập kh u đối với nền kinh tế
Trong điều kiện nền kinh tế nƣớc nhà vận hành theo cơ chế thị trƣờng nhƣ
hiện nay và để đáp ứng một cách đầy đủ mọi nhu cầu trong nƣớc, đặc biệt trong xu
thế ngày nay khi đời sống con ngƣời ngày càng nâng cao thì hoạt động nhập khẩu
đóng vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Cụ thể những vai trò
đó đƣợc thể hiện nhƣ sau:
-


Nhập khẩu sẽ bổ xung kịp thời những hàng hóa còn thiếu mà trong nƣớc

không sản xuất đƣợc, sản xuất không đủ tiêu dùng hoặc sản xuất với chi phí cao để
cung cầu trở nên cân đối hơn, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững nền
kinh tế.
-

Nhập khẩu làm đa dạng, phong phú chủng loại, mẫu mã hàng hóa trong nƣớc;

nâng cao sự lựa chọn, tính cạnh tranh, thúc đẩy sản xuất trong nƣớc không ngừng
vƣơn lên, do đó doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải nâng cao khả năng cạnh tranh,
không ngừng tìm tòi nghiên cứu để sản xuất ra hàng hóa có chất lƣợng cao để tăng
cƣờng cạnh tranh với hàng ngoại, đem lại lợi ích cho ngƣời tiêu dùng.
-

Nhập khẩu góp phần cải thiện và nâng cao mức sống của ngƣời dân. Ở đây

nhập khẩu vừa thỏa mãn nhu cầu trực tiếp của ngƣời dân về hàng tiêu dùng, vừa
đảm bảo đầu vào cho sản xuất, tạo việc làm ổn định cho ngƣời lao động.
-

Nhập khẩu tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ, thay thế các máy móc thiết


4

bị lạc hậu bằng các máy móc thiết bị hiện đại, điều này giúp chuyên môn hóa sản
xuất tạo ra sự phát triển vƣợt bậc của nền sản xuất hàng hóa, tạo sự cân bằng giữa
các quốc gia về trình độ sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian.
-


Nhập khẩu là một trong hai hoạt động chính của ngoại thƣơng do đó nó có vai

trò to lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị cũng nhƣ chất
lƣợng hàng hóa xuất khẩu thông qua trao đổi hàng hóa đối lƣu và giúp cân bằng cán
cân thanh toán quốc tế. Đây là hai hoạt động không thể tách rời nhau của một nền
kinh tế.
1.1.3 Các phương thức nhập kh u
1.1.3.1 Nhập khẩu trực tiếp
Hàng hóa đƣợc mua trực tiếp từ nƣớc ngoài không thông qua trung gian. Bên
xuất khẩu giao hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu. Trong hình thức này, doanh
nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải chủ động tìm kiếm đối tác, đàm phán ký kết hợp
đồng… và phải tự bỏ vốn để kinh doanh hàng nhập khẩu, phải chịu mọi chi phí giao
dịch, nghiên cứu thị trƣờng, giao nhận lƣu kho bãi, nộp thuế tiêu thụ hàng hóa.
1.1.3.2 Nhập khẩu ủy thác
Là hình thức nhập khẩu gián tiếp thông qua trung gian thƣơng mại. Bên nhờ
ủy thác sẽ phải trả một khoản tiền cho bên nhận ủy thác dƣới hình thức phí ủy thác,
còn bên nhận ủy thác có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung của hợp đồng ủy thác
đã đƣợc ký kết giữa các bên.
Hình thức này giúp cho doanh nghiệp nhận ủy thác không mất nhiều chi phí,
độ rủi ro thấp nhƣng lợi nhuận từ hoạt động này không cao.
1.1.3.3 Nhập khẩu liên doanh
Là hoạt động nhập khẩu hàng hóa trên cơ sở liên kết kinh tế một cách tự
nguyện giữa các doanh nghiệp, trong đó có ít nhất một bên nắm rõ đƣợc các kĩ năng
về nhập khẩu, có những nguồn hàng chất lƣợng, đối tác uy tín, có nền tảng trong
hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Quyền hạn và trách nhiệm của mỗi bên đƣợc quy
định theo tỷ lệ vốn đóng góp.
Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu trực tiếp trong liên doanh phải ký hai loại
hợp đồng: hợp đồng ngoại thƣơng mua hàng với nƣớc ngoài và hợp đồng liên doanh
với doanh nghiệp khác (không nhất thiết là phải Nhà nƣớc).

1.1.3.4 Nhập khẩu hàng đổi hàng


5

Nhập khẩu hàng đổi hàng là hai nghiệp vụ chủ yếu của buôn bán đối lƣu, nó là
hình thức nhập khẩu đi đôi với xuất khẩu. Hoạt động này đƣợc thanh toán không
phải bằng tiền mà chính là hàng hóa. Mục đích ở đây không phải thu lãi từ hoạt
động nhập khẩu mà nhằm để xuất đƣợc hàng hoá, thu lãi từ hoạt động xuất khẩu.
Hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu có giá trị tƣơng đƣơng nhau. Để bảo đảm
thực hiện hợp đồng có thể dùng thƣ tín dụng đối ứng (Recipocal L/C) hoặc phạt về
việc giao thiếu hay giao chậm.
1.1.3.5 Nhập khẩu gia công
Là hình thức nhập khẩu theo đó bên nhập khẩu (là bên nhận gia công) tiến
hành nhập khẩu nguyên vật liệu từ phía ngƣời xuất khẩu (bên đặt gia công) về để
tiến hành gia công theo những quy định trong hợp đồng ký kết giữa hai bên.
1.1.3.6 Nhập khẩu tái xuất
Là hoạt động nhập hàng nhƣng không phải để tiêu dùng trong nƣớc mà để
xuất khẩu sang nƣớc thứ ba nào đó nhằm thu lợi nhuận. Nhƣng hàng hoá nhập khẩu
về này không đƣợc qua xử lí hay chế biến ở nƣớc tái xuất. Nhƣ vậy nhập khẩu tái
xuất luôn thu hút cùng ba nƣớc tham gia là nƣớc nhập khẩu, nƣớc tái xuất và nƣớc
xuất khẩu.
Hàng hoá đƣợc nhập khẩu vào trong nƣớc tái xuất đƣợc lƣu tại kho ngoại quan
sau đó đƣợc xuất khẩu ra nƣớc ngoài không thông qua chế biến. Để đảm bảo thanh
toán, hợp đồng tái xuất thƣờng dùng thƣ tín dụng giáp lƣng (Back to Back L/C).
1.2 TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KH U
ĐƯỜNG BIỂN
1.2.1 Khái niệm về giao nhận, người giao nhận



D ch vụ giao nhận

Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến vận tải nhằm đƣa hàng
đến đích an toàn, là dịch vụ hải quan, là dịch vụ có liên quan đến vận tải , là thuê
mƣớn ngƣời vận tải, cũng có thể là ngƣời vận tải có phƣơng tiện vận tải và có thể
tham gia vận tải.
Theo điều 163 Luật thương mại 2005 : „„D ch vụ giao nhận hàng hóa là
h nh vi thương mại, theo đó người làm d ch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ
người g i, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, l m các thủ tục giấy tờ và các d ch
vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng,


6

của người vận tải hoặc của người làm d ch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách
h ng)”.
Từ định nghĩa trên, dịch vụ giao nhận có thể đƣợc hiểu là tập hợp các nghiệp
vụ liên quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi
gửi hàng đến nơi nhận hàng. Dịch vụ giao nhận thực chất là tổ chức quá trình
chuyên chở và giải quyết các thủ tục liên quan đến quá trình chuyên chở đó. Nhƣ
vậy, dịch vụ giao nhận là một ngành mang tính chất đặc thù nằm trong khâu lƣu
thông và phân phối hàng hóa.


Người giao nhận

Theo FIATA: “ Người giao nhận l người lo toan để h ng hóa được chuyên
chở theo hợp đồng ủy thác v h nh động vì lợi ích của người ủy thác. Người giao
nhận cũng đảm nhận thực hiện mọi công việc liên quan đến hợp đồng giao nhận
như bảo quản, lưu kho trung chuyển, làm thủ tục hải quan, kiểm hoá”.

Theo điều 164 Luật thương mại 2005 : “Người làm d ch vụ giao nhận hàng
hóa l thương nhân có giấy chứng nhận kinh doanh d ch vụ giao nhận h ng hóa”.
Từ các định nghĩa trên ta có thể rút ra nhận xét:
-

Ngƣời giao nhận có thể là ngƣời kinh doanh dịch vụ giao nhận hay các doanh

nghiệp giao nhận (Forwarder, Freight Forwarder, Forwarding Agent), hoặc có thể là
chủ hàng, chủ tàu, công ty xếp dỡ hay kho hàng, ngƣời giao nhận chuyên nghiệp
hay bất cứ một ngƣời nào khác có đăng ký kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa.
-

Ngƣời giao nhận hoạt động theo hợp đồng ủy thác ký với chủ hàng, bảo vệ lợi

ích của chủ hàng.
-

Ngƣời giao nhận lo liệu việc vận tải nhƣng chƣa hẳn là ngƣời vận tải. Họ có

thể sử dụng, thuê mƣớn ngƣời vận tải. Họ cũng có thể có phƣơng tiện vận tải, có thể
tham gia vận tải, nhƣng đối với chủ hàng ủy thác, họ là ngƣời giao nhận, ký hợp
đồng ủy thác giao nhận, không phải là ngƣời vận tải.
-

Cùng với việc tổ chức vận tải, ngƣời giao nhận còn làm nhiều việc khác trong

phạm vi ủy thác của chủ hàng để đƣa hàng từ nơi này đến nơi khác theo những điều
khoản đã cam kết.
1.2.2 Phạm vi của dịch vụ giao nhận
-


Tổ chức xếp dỡ hàng hóa, chuyên chở hàng hóa trong phạm vi ga, cảng.

-

Làm thủ tục hải quan.


7

-

Mua bảo hiểm cho hàng hóa nếu ngƣời gửi hàng yêu cầu.

-

Lập các chứng từ cần thiết trong quá trình gửi hàng, nhận hàng, thanh toán.

-

Nhận hàng và giao hàng, thu xếp chuyển tải hàng hóa.

-

Thanh toán cƣớc phí, chi phí xếp dỡ, lƣu kho, lƣu bãi, bảo quản hàng hóa.

-

Thông báo tình hình đi và đến của các phƣơng tiện vận tải.


-

Cân đo hàng hóa, gom hàng, lựa chọn tuyến đƣờng vận tải, phƣơng thức vận

tải và ngƣời chuyên chở thích hợp.
1.2.3 Vai trò của người giao nhận
Ngày nay, do sự phát triển của vận tải container, vận tải đa phƣơng thức,
ngƣời giao nhận không chỉ làm đại lý, ngƣời ủy thác mà còn cung cấp dịch vụ vận
tải đóng vai trò nhƣ một bên chính – Ngƣời chuyên chở (Carrier).
Ngƣời giao nhận đã thể hiện vai trò của mình trong một số hoạt động nhƣ:


Người môi giới hải quan

Ban đầu họ chỉ hoạt động ở trong nƣớc với nhiệm vụ là làm thủ tục hải quan
đối với hàng nhập khẩu. Sau đó mở rộng phạm vi hoạt động phục vụ cả hàng xuất
khẩu, chuyên chở hàng hóa trong thƣơng mại quốc tế và lƣu cƣớc với các hãng tàu
theo sự ủy thác của khách hàng tùy thuộc vào hợp đồng mua bán.


m đại lý

Ngày nay ngƣời giao nhận không chỉ hoạt động nhƣ một cầu nối giữa ngƣời
gửi hàng và ngƣời chuyên chở mà còn đƣợc quyền nhận ủy thác từ ngƣời gửi hàng
hoặc từ ngƣời chuyên chở để thực hiện nhiều công việc khác nhƣ nhận hàng, giao
hàng, lập chứng từ, làm thủ tục hải quan,...trên cơ sở hợp đồng ủy thác.


Lo liệu chuyển tải và tiếp gửi hàng hóa


Khi hàng hóa phải chuyển tải hoặc quá cảnh qua nƣớc thứ ba, ngƣời giao nhận
sẽ làm thủ tục quá cảnh, hoặc tổ chức chuyển tải hàng hóa từ phƣơng tiện vận tải
này sang phƣơng tiện vận tải khác, hoặc giao hàng đến tận tay ngƣời nhận.


Người gom h ng

Đây là một dịch vụ đặc biệt trong vận tải hàng hóa bằng container, dịch vụ
gom hàng nhằm biến hàng lẻ (LCL) thành hàng nguyên container (FCL) để tận
dụng sức chứa của container và giảm chi phí vận tải. Khi là ngƣời gom hàng, ngƣời
giao nhận có thể đóng vai trò là ngƣời chuyên chở hoặc chỉ là đại lý.


Người chuyên chở


8

Ngƣời giao nhận trực tiếp ký hợp đồng vận tải với chủ hàng và chịu trách
nhiệm chuyên chở hàng từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng.
Nếu ngƣời giao nhận chỉ ký hợp đồng mà không trực tiếp chuyên chở thì
ngƣời giao nhận lúc này đóng vai trò là ngƣời thầu chuyên chở (Containerrcting
Carrier). Nếu ngƣời giao nhận ký hợp đồng và trực tiếp chuyên chở thì ngƣời giao
nhận là ngƣời chuyên chở thực tế (Performing Carrier). Ngƣời giao nhận luôn phải
chịu trách nhiệm về hàng hóa trong mọi trƣờng hợp trên.


Người kinh doanh vận tải đa phương thức (Multidal Transport
Operator - MTO):


Ngƣời vận tải cung cấp dịch vụ vận tải đi suốt (vận tải từ cửa tới cửa - “Door
to Door”) thì ngƣời giao nhận đã đóng vai trò là MTO, MTO cũng là ngƣời chuyên
chở nên phải chịu trách nhiệm về hàng hóa trong suốt quá trình vận tải.
1.2.4 Hoạt động của người giao nhận

-

Thay mặt người g i h ng

Chọn tuyến đƣờng, phƣơng thức vận tải, hãng tàu thích hợp và có uy tín để

chuyên chở hàng hóa cho ngƣời gửi hàng.
-

Cung cấp đơn giá liên quan đến việc chuyên chở, từ đó giúp nhà xuất khẩu lập

phƣơng án giá xuất khẩu.
-

Nhận hàng, cấp chứng từ đã nhận hàng để gửi đi hay cấp House B/L.

-

Thu xếp việc lƣu kho, mua bảo hiểm cho hàng hóa khi khách hàng yêu cầu

nếu đƣợc uỷ thác.
-

Vận chuyển hàng hóa đến cảng, khai báo hải quan về hàng xuất khẩu, thu xếp


và chuẩn bị giấy tờ liên quan và giao hàng cho ngƣời chuyên chở.
-

Thanh toán cƣớc vận chuyển và chi phí liên quan.

-

Theo dõi quá trình vận chuyển cho tới khi hàng đến tay ngƣời nhận, thông báo

tình hình đi và đến của phƣơng tiện vận tải, thu xếp chuyển tải hàng hoá.
-

Nhận vận đơn đã ký của ngƣời chuyên chở giao cho ngƣời gửi hàng.

-

Ghi nhận những tổn thất hàng hóa và tiến hành khiếu nại với ngƣời chuyên

chở về tổn thất hàng hóa (nếu có).


Thay mặt người nhận h ng

-

Giám sát lô hàng trong quá trình chuyên chở.

-

Khi tàu về đến cảng, nhận và kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc vận



9

chuyển hàng hóa, quan trọng nhất là vận đơn đƣờng biển.
-

Khai báo hải quan về lô hàng nhập, và nhận hàng từ ngƣời chuyên chở.

-

Thanh toán cƣớc phí và các chi phí khác.

-

Thu xếp việc chuyên chở hàng hoá đến tận kho hay ngƣời nhận hàng.
1.2.5 Quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của người giao nhận


Quyền v nghĩa vụ của người giao nhận

-

Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

-

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu có lý do chính đáng vì lợi ích của

khách hàng thì có thể thực hiện khác với chỉ dẫn của khách hàng nhƣng phải thông

báo ngay cho khách hàng.
-

Sau khi ký hợp đồng, nếu xảy ra các trƣờng hợp có thể dẫn đến việc không

thực hiện đƣợc toàn bộ hay một phần những chỉ dẫn của khách hàng thì phải thông
báo ngay cho khách hàng biết để xin chỉ dẫn thêm.
-

Trong trƣờng hợp hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn cụ thể thực hiện

nghĩa vụ với khách hàng thì phải thực hiện các nghĩa vụ của mình trong thời hạn
hợp lý.
-

Ngƣời giao nhận có quyền không nhận chuyên chở hàng nguy hiểm, làm hại

đến phƣơng tiện vận chuyển. Có quyền dùng bất cứ phƣơng tiện nào để chuyên chở
hàng hóa.


Trách nhiệm của người giao nhận

Khi ngƣời giao nhận là đại lý
-

Khi ngƣời giao nhận hoạt động với danh nghĩa là đại lý, anh ta phải chịu trách

nhiệm về những lỗi lầm hoặc sơ suất của mình hay ngƣời làm thuê cho mình.
-


Tuy nhiên, ngƣời giao nhận không chịu trách nhiệm về hành vi lỗi lầm của

ngƣời thứ ba nhƣ ngƣời chuyên chở, hoặc ngƣời giao nhận khác…, nếu anh ta
chứng minh đƣợc là đã lựa chọn cẩn thận.
Khi ngƣời giao nhận là ngƣời chuyên chở chính
-

Khi là một ngƣời chuyên chở, ngƣời giao nhận đóng vai trò là một nhà thầu

độc lập, nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu
cầu. Anh ta phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của ngƣời chuyên
chở, của ngƣời giao nhận khác...mà anh ta thuê để thực hiện hợp đồng vận tải nhƣ
thể là hành vi và thiếu sót của mình.


10

-

Ngƣời giao nhận đóng vai trò là ngƣời chuyên chở không chỉ trong trƣờng hợp

anh ta tự vận chuyển hàng hóa bằng các phƣơng tiện vận tải của chính mình mà còn
trong trƣờng hợp anh ta phát hành chứng từ vận tải của mình hay cam kết đảm nhận
trách nhiệm của ngƣời chuyên chở. Ngƣời giao nhận sẽ chịu trách nhiệm nhƣ ngƣời
chuyên chở nếu ngƣời giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng phƣơng tiện và
ngƣời của mình hoặc của ngƣời giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là
họ chịu trách nhiệm nhƣ một ngƣời chuyên chở.

-


Các trường hợp miễn trách nhiệm cho người giao nhận

Ngƣời làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm về những

mất mát, hƣ hỏng phát sinh do lỗi của khách hàng hoặc của ngƣời đƣợc khách hàng
ủy quyền.
-

Đã làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc ngƣời đƣợc khách hàng

ủy quyền.
-

Khách hàng đóng gói và ký mã hiệu không phù hợp.

-

Do khách hàng hoặc ngƣời đƣợc khách hàng ủy quyền thực hiện việc xếp/ dỡ

hàng hóa.
-

Do khuyết tật của hàng hóa, do có đình công và các trƣờng hợp bất khả kháng

khác.

-

Giới hạn trách nhiệm


Trách nhiệm của ngƣời làm dịch vụ giao nhận hàng hóa trong mọi trƣờng hợp

không vƣợt quá giá trị hàng hóa, trừ khi các bên có thỏa thuận khác trong hợp đồng.
-

Ngƣời làm dịch vụ hàng hóa không đƣợc miễn trách nhiệm nếu không chứng

minh đƣợc việc mất mát, hƣ hỏng hoặc giao hàng chậm không phải do lỗi của mình
gây ra.
-

Tiền bồi thƣờng đƣợc tính trên cơ sở giá trị hàng hoá ghi trên hóa đơn và các

khoản tiền khác có chứng từ hợp lệ.
-

Ngƣời làm dịch vụ giao nhận hàng hóa không phải chịu trách nhiệm khi không

nhận đƣợc thông báo về khiếu nại trong thời hạn mƣời bốn ngày làm việc (không
tính chủ nhật và ngày lễ), kể từ ngày giao hàng.
-

Ngoài ra, ngƣời làm dịch vụ giao nhận hàng hóa sẽ không phải chịu trách

nhiệm khi không nhận đƣợc thông báo bằng văn bản về việc bị kiện tại trọng tài
hoặc tòa án trong thời hạn chín tháng kể từ ngày giao hàng.


11


1.2.6 Các yếu tố tác động đến hoạt động giao nhận hàng nhập kh u
đường biển
Hoạt động giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đƣờng biển chịu tác động lớn
từ tình hình quốc tế. Quá trình tự do hóa dịch vụ vận tải biển trong Tổ Chức
Thƣơng Mại Quốc Tế (WTO), trong hợp tác đa phƣơng dịch vụ vận tải biển là một
trong những ngành dịch vụ nhảy cảm và đƣợc các quốc gia quan tâm, những tiến
trình tự do hóa ngành dịch vụ này lại gặp nhiều khó khăn do một số nƣớc luôn đƣa
ra ý kiến phản đối, họ muốn áp dụng luật riêng của mình nhằm bảo hộ ngành vận tải
trong nƣớc. Tuy nhiên hiện nay cùng với tự do hóa thƣơng mại, thì các diễn đàn
khác cũng ra đời nhƣ: Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế (OECD), Diễn Dàn
Hợp Tác Kinh Tế Châu Á Thái Bình Dƣơng (APEC), Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông
Nam Á (ASEAN) cùng góp phần làm cho hoạt động giao nhận hàng hóa ngày càng
thuận tiện và dễ dàng hơn.
Về cơ chế quản lý nhà nƣớc có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động giao nhận vận
tải vì nhà nƣớc đƣa ra các chính sách hợp lý sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành
giao nhận vận tải nói riêng và các ngành khác nói chung, ngƣợc lại thì nó sẽ kìm
hãm. Đặc biệt trong những năm gần đây, nhà nƣớc đã đƣa ra nhiều chính sách tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động XNK. Ví dụ: Đổi mới luật hải quan, luật thuế
XNK, luật thuế GTGT... Chính sách khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu
bằng cách đánh thuế cao đối với hàng nhập khẩu khiến lƣợng hàng hóa nhập khẩu
hạn chế.
Đối với hải quan, nếu nhƣ trƣớc đây, bên hải quan giúp đỡ chủ hàng khai hải
quan, thì bây giờ chủ hàng có trách nhiệm khai hải quan. Từ đó dịch vụ khai thuê
hải quan cũng ra đời tạo điều kiện cho công ty giao nhận cũng từ đó phát triển theo.
1.3 CÁC CHỨNG TỪ C

ẢN SỬ DỤNG TRONG HOẠT Đ NG GIAO

NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KH U BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.3.1 Phiếu đóng gói ( Packing List- P/L)
Chứng từ do chủ hàng lập kê khai số lƣợng, số khối và chủng loại hàng hóa
đóng gói trong bao, thùng... Căn cứ vào P/L của ngƣời giao hàng, hãng tàu lập bản
lƣợc khai sơ đồ xếp hàng (Cargo Plan).
Nội dung P/L:
-

Ngƣời bán hàng.


12

-

Ngƣời mua hàng.

-

Số hóa đơn thƣơng mại.

-

Cảng xếp/ dỡ hàng.

-

Tên hàng, ký mã hiệu, số bao kiện, số khối,...
1.3.2 Vận đơn đường biển ( Bill Of Lading- B/L)
Vận đơn đƣờng biển là một chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đƣờng biển


do ngƣời chuyên chở (Carrier) hoặc ngƣời giao nhận (Forwarder) cấp cho ngƣời gửi
hàng (Shipper), sau khi hàng hóa đã đƣợc xếp lên tàu hoặc nhận để xếp. Đây là bộ
chứng từ quan trọng nhất trong bộ hồ sơ. Nó điều chỉnh mối quan hệ giữa ngƣời gửi
hàng và chuyên chở hoặc ngƣời giao nhận và ngƣời nhận hàng (Consignee).
Theo thông lệ quốc tế, vận đơn có ba chức năng chủ yếu là:
-

Làm bằng chứng cho hợp đồng vận tải.

-

Là biên lai xác nhận ngƣời gửi hàng đã giao hàng cho ngƣời chuyên chở.

-

Là chứng từ sở hữu cho phép hàng hóa có thể chuyển từ ngƣời gửi hàng sang

ngƣời nhận hàng hay ngƣời nào khác đƣợc quyền nhận hàng.
Đứng trên góc độ của nghiệp vụ giao nhận, ta có hai loại vận đơn căn cứ theo
ngƣời phát hành vận đơn:
-

Vận đơn do ngƣời giao nhận phát hành, hay còn gọi là vận đơn đại lý (House

Bill of Lading – HB/L) là vận đơn do công ty giao nhận phát hành cho ngƣời gửi
hàng thực sự. HB/L chỉ có giá trị xuất trình với đại lý giao nhận mà không có giá trị
xuất trình với hãng tàu trừ khi trong MB/L và Manifest (bảng lƣợc khai hàng hóa)
của hãng tàu ghi rõ ở ô Consignee “TO ORDER OF THE HOLDER OF
ORIGINAL HB/L NO...” (Theo lệnh của ngƣời cầm HB/L gốc số...).
-


Vận đơn của ngƣời chuyên chở hoặc hãng tàu (Master Bill of Lading – MB/L)

là vận đơn do hãng tàu cấp cho ngƣời gửi hàng rằng hàng đã đƣợc xếp tàu hoặc đã
đƣợc nhận để xếp lên tàu.
Nội dung vận đơn:
-

Số B/L.

-

Shipper – Ngƣời gửi hàng.

-

Consignee – Ngƣời nhận hàng.

-

Notify party – Bên nhận thông báo (Chủ hàng thực sự).

-

Port of loading/ discharge – Cảng bốc/ dỡ hàng.


13

-


Vessel/ Voyage – Tên tàu/ Số chuyến.

-

Số Container, số Seal.

-

Phƣơng thức thanh toán cƣớc (Prepaid/ Collect Freight : Trả trƣớc/ sau).

-

Ngày và nơi phát hành vận đơn.
1.3.3 Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice- C/I)
Là chứng từ cơ bản của khâu thanh toán, là yêu cầu của ngƣời bán yêu cầu

ngƣời mua phải trả số tiền hàng ghi trên hóa đơn. Trong đó, hóa đơn phải ghi đƣợc
đặc điểm của hàng hóa, đơn giá, tổng giá trị của hàng hóa, cảng đi cảng đến, tên
ngƣời bán và ngƣời mua.
Hóa đơn thƣờng đƣợc lập thành nhiều bản, để dùng trong nhiều việc khác
nhau nhƣ: xuất trình cho ngân hàng để đòi tiền hàng, xuất trình cho công ty bảo
hiểm để tính phí bảo hiểm, cho hải quan để tính thuế...
1.3.4 Chứng từ bảo hiểm
Là chứng từ do ngƣời bảo hiểm cấp cho ngƣời đƣợc bảo hiểm nhằm hợp thức
hóa hợp đồng bảo hiểm và đƣợc dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và
ngƣời đƣợc bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thƣờng
cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng
bảo hiểm, còn ngƣời đƣợc bảo hiểm phải nộp cho ngƣời bảo hiểm một số tiền nhất
định là phí bảo hiểm.

Chứng từ bảo hiểm thƣờng đƣợc dùng là đơn bảo hiểm và giấy chứng nhận
bảo hiểm.
-

Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp bao
gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp
đồng này. Đơn bảo hiểm gồm có:
Các điều khoản chung và có tính chất thƣờng xuyên, trong đó ngƣời ta quy

định rõ trách nhiệm của ngƣời bảo hiểm và ngƣời đƣợc bảo hiểm.
Các điều khoản riêng về đối tƣợng bảo hiểm (Tên hàng, ký mã hiệu, tên
phƣơng tiện chở hàng...) và việc tính toán phí bảo hiểm.
-

Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate): là chứng từ do tổ chức bảo

hiểm cấp cho ngƣời đƣợc bảo hiểm để xác nhận một lô hàng nào đó đã đƣợc chứng
nhận bảo hiểm theo điều kiện của một hợp đồng bảo hiểm. Nội dung của giấy
chứng nhận bảo hiểm bao gồm những điều khoản nói lên đối tƣợng đƣợc bảo hiểm,


×