Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

clo và axitsunfuric2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.56 KB, 25 trang )

BÀI THUYẾT TRÌN H
ĐỀ TÀI: AN TOÀN HÓA CHẤT (Clo Với
H2SO4)
NHÓM I.


MỤC LỤC
I.
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG
II.
CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
III. TÍNH CHẤT ĐẶC TÍNH (Clo VỚI H2SO4)
1. Clo
2. H2SO4
IV. CÁC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT
V.
CÁC TÌNH HUỐNG MẤT AN TOÀN LIÊN QUAN ĐÃ
XẢY RA
VI. GIẢI PHÁP
VII. KẾT LUẬN CÓ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ DỰ
THẢO
VIII. TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO


I.

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

- Tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quá
trình công nghệ, dụng cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người
lao động và sự tác động qua lại giữa chúng trong không gian và thời gian nhất định tạo


nên những điều kiện cần thiết cho hoạt động của con người trong quá trình sản xuất.
- Để có thể làm tốt công tác an toàn- vệ sinh lao động, rông hơn là công tác bảo hộ lao
động thì phải đánh giá được các yếu tố điều kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và
xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe dọa đến an toàn và sức khoẻ người lao động
trong quá trình lao động….


II.

CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ ATLĐ



BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT



Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;



Quốc hội ban hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

. Một số điều của Bộ luật Lao động có liênquan đến ATVSLĐ: 
-   Căn cứ vào quy định điều 56 của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam:
"Nhà nước ban hành chính sách, chế độ bảo hộ lao động, Nhà nước quy định thời gian lao
động, chế độ tiền lương, chế độ nghỉ ngơi và chế độ bảo hiểm xã hội đối với viên chức Nhà
nước và những người làm công ăn lương..."  Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đã được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực từ 01/01/1995.
- Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và của người sử dụng

lao động, các tiêu chuẩn lao động, các nguyên tắc sử dụng và quản lý lao động, góp phần
thúc đẩy sản xuất.
Trong Bộ luật Lao động có chương IX về "An toàn lao động, vệ sinh lao động" với 14 điều
( từ điều 95 đến điều 108 sẽ được trình bày ở phần sau).
- Ngoài chương IX về “An toàn lao động, vệ sinh  lao động” trong Bộ luật Lao động có
nhiều điều thuộc các chương khác nhau cùng đề cập đến những vấn đề có liên quan đến
BHLĐ với những nội dung cơ bản của một số điều chính sau: 
Điều 29. Chương IV quy định hợp đồng lao động ngoài các nội dung khác phải có nội dung
điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động


Điều 39. Chương IV quy định một trong nhiều trường hợp về chấm dứt hợp đồng là:
Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động khi
người lao động ốm đau hay bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều
dưỡng theo quyết định của thầy thuốc.
Điều 68. Chương VII quy định việc rút ngắn thời gian làm việc đối với những người
làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Điều 69. Chương VII quy định số giờ làm thêm không được vượt quá trong một ngày
và trong một năm.
Điều 71. Chương VII quy định thời gian nghỉ ngơi trong thời gian làm việc, giữa hai ca
làm việc.
Điều 84. Chương VIII quy định các hình thức xử lý người vi phạm kỷ luật lao động
trong đó có vi phạm nội dung ATVSLĐ.
Điều 113. Chương X quy định không được sử dụng lao động nữ làm những công việc
nặng nhọc, nguy hiểm, độc hại đã được quy định.
Điều 121. Chương XI quy định cấm người lao động chưa thành niên làm những công
việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với các chất độc hại theo danh mục quy định.
Điều 127. Chương XI quy định phải tuân theo những quy định về điều kiện lao động,
công cụ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động phù hợp với người tàn tật.
Điều 143. Chương XII quy định việc trả lương, chi phí cho người lao động trong thời

gian nghỉ việc để chữa trị vì tai nạn lao động hoặc bệnh nghề


-  Ngày 27/12/2002 chính phủ đã ban hành nghị định số 110/2002/NĐ-CP về việc sủa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/CP (ban hành ngày 20/01/1995) quy định
chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
-      Ngoài ra còn một số nghị định khác với một số nội dung có liên quan đến
ATVSLĐ như:
      + Nghị định 195/CP (31/12/1994) của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.
     + Nghị định 38/CP (25/6/1996) của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành
vi vi phạm pháp luật lao động trong đó có những quy định liên quan đến hành vi vi
phạm về ATVSLĐ. Nghị định 46/CP (6/8/1996) của Chính phủ quy định xử phạt hành
chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về y tế, trong đó có một số quy định liên quan
đến hành vi vi phạm về VSLĐ.


III.
1.

TÍNH CHẤT ĐẶC TÍNH (Clo VỚI H2SO4)
Clo

a. Tính chất vật lý
- Là chất khí ở điều kiện bình thường, màu vàng lục,mùi xốc, nặng hơn không khí 2,5
lần.
- Dưới áp suất thường hoá lỏng ở  -33,60C và hoá rắn ở -101,00C; clo rất dễ hoá lỏng ở
áp suất cao.
- Tan vừa phải trong nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ nhất là hexan và cacbon
tetraclorua.

- Khí clo rất độc,nó phá hoại niêm mạc đường hô hấp.
b. Tính chất hóa học
- Clo có độ âm điện lớn (3,16) chỉ đứng sau flo (3,98) và oxi (3,44) vì vậy trong hợp
chất với các nguyên tố này clo có số oxh dương (+1, +3, +5, +7) còn trong hợp chất với
các nguyên tố khác clo có số oxi hoá âm (-1).
- Là phi kim rất hoạt động, là chất oxi hoá rất mạnh, tuy nhiên trong 1 số phản ứng clo
cũng thể hiện tính khử.


- Tác dụng với kim loại
- Tác dụng với Hidro
- Tác dụng với nước và dung dịch kiềm
- Tác dụng với muối của các halogen khác.



2. H2SO4

a. Tính chất vật lý
– Là chất lỏng, không màu, sánh như dầu, không bay hơi.
– H2SO4 98% có D= 1,84 g/cm3; nặng gần gấp 2 lần nước.
– H2SO4 đặc rất hút ẩm -> dùng làm khô khí ẩm.
– H2SO4 đặc tan vô hạn trong nước và toả nhiều nhiệt.


– Khi pha loãng axit sunfuric đặc thì rót từ từ axit vào nước và khuấy nhẹ; không làm
ngược lại ( nguy hiểm)
– Axit sunfuric đặc gây bỏng rất nặng -> cẩn thận khi làm thí nghiệm với axit sunfuric
đặc



b. Tính chất hóa học


Tính chất của axit sunfuric loãng

– Tính axit mạnh. Axit tác dụng được với chất nào?
+ Làm quì tím hoá đỏ
+ Tác dụng với muối (điều kiện: sản phẩm kết tủa hoặc bay hơi)
+ Tác dụng với oxit bazơ hoặc bazơ -> muối + H2O
-b. Tính chất của axit sunfuric đặc


Cu + H2SO4 loãng -> không phản ứng


b.2. Tính háo nước
– Axit H2SO4 đặc chiếm nước kết tinh của nhiều muối hiđrat (muối ngậm nước) hoặc
chiếm các nguyên tố H và O (thành phần của nước) trong nhiều hợp chất
+ Hợp chất cacbohiđrat (Cn(H2O)m)

IV. CÁC RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN HÓA CHẤT
1.

ẢNH HƯỞNG H2SO4 ĐẾN CON NGƯỜI:



Là hóa chất ăn mòn mạnh.




Sau khi hít hơi axit: gây hư hại màng nhầy



Sau khi tiếp xúc vào da: Gây bỏng nghiêm trọng với sự hình thành vảy



Tiếp xúc với mắt: Gây bỏng mắt, tổn thương giác mạc, nặng có thể dẫn đến mù



Sau khi nuốt vào: gây đau nghiêm trọng (nguy cơ thủng trong đường tiêu hóa). Buồn
nôn, nôn và tiêu chảy





ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG (H2SO4):
Suy giảm sinh học: Phương pháp để xác định ảnh hưởng của các hợp chất vô cơ đối
với sự suy giảm sinh học chưa được áp dụng.



Ảnh hưởng đến sinh vật: ảnh hưởng của nồng độ lên sinh vật không được mong đợi




Ảnh hưởng sinh thái học: Độc đối với những sinh vật sống ở nước. Ảnh hưởng này
phụ thuộc vào độ pH. Ảnh hưởng đến cá và các sinh vật phù du. Sẽ tạo thành các
hỗn hợp ăn mòn khi pha trộn với nước thậm chí khi pha loãng. Không phải là
nguyên nhân gây thiếu hụt oxy sinh học. Đe dọa nguồn cung cấp nước uống nếu đi
vào đất hay nước với số lượng lớn.



Thông tin sinh thái khác: Không thải hóa chất này vào hệ thống nước sinh hoạt,
nước thải và đất.


2.


ẢNH HƯỞNG CỦA CLO ĐẾN CON NGƯỜI
Tác hại: Khí Clo gây ngứa, ngạt thở, đau rát xương ức, ho, ngứa mắt và miệng, chảy
nước mắt, tiết nhiều nước bọt. Nếu bị nhiễm nặng có thể đau đầu, đau thượng vị,
nôn mửa, vàng da, thậm chí phù nề phổi

- Nguồn phát sinh: Clo là thành phần không thể thiếu của các chất tẩy trắng giấy và sợi,
khử trùng hệ thống cấp nước, bể bơi, cống rãnh, bệnh viện (cloramin). Khi trong nước
có các chất hữu cơ, cloramin có thể kết hợp tạo ra các hợp chất độc.
- Phòng tránh: Khí Clo có mùi hăng nồng dễ nhận biết. Nước sinh hoạt khử trùng bằng
Clo cần tính toán vừa đủ lượng Clo cần thiết, nếu dư thừa sẽ gây độc cho người dùng.
Nếu nước ăn có mùi Clo không nên sử dụng ngay, nên chứa ra dụng cụ chứa nước và
chờ hết mùi. Việc khử trùng cống rãnh, bể bơi cần thực hiện vào thời điểm vắng ngườ





ẢNH HƯỞNG CỦA CLO ĐẾN MÔI TRƯỜNG



Clo có nhiều ở xung quanh các nhà máy hóa chất đặc biệt là các phân xưởng sản
xuất NaOH bằng cách điện phân muối ăn NaCl. Clo còn thấy ở các nhà máy sản
xuất nhựa tái sinh , các lò đốt rác thải có chứa chất dẻo. Do Clo dễ hòa tan vào nước
nên thường gây kích thích cho vùng trên của đường hô hấp khi nồng độ Clo trong
không khí cao. Khi tiếp xúc với Clo ở nồng độ cao, người thường xanh xao, vàng
vạch, nhiều bệnh tật, cây cối chậm phát triển hay dễ chết.



Trên tầng cao khí quyển, gốc Clo trong hợp chất FREON được giải phóng sẽ làm tan
rã các phân tử khí ô-dôn O3 , làm thủng lớp vỏ ô-dôn bảo vệ trái đất khỏi bức xạ tử
ngoại


V.



CÁC TÌNH HUỐNG MẤT AN TOÀN LIÊN
QUAN ĐÃ XẢY RA
Sự cố rò rỉ 300 tấn hóa chất tại Công ty hóa chất Soft-SCC, số 110, đường Ngô
Quyền, phường Máy Chai, quận Ngô Quyền, xảy ra ngày 20-11.




Ngày 28/2 sự cố rò rỉ khí Clo tại công ty TNHH MTV Xây dựng và cấp nước Thừa
Thiên-Huế (HueWACO) làm 5 người nhập viện.



Sự cố rò rỉ hóa chất ra môi trường tại công trình bauxite Tân Rai được ngành chức
năng tỉnh Lâm Đồng xác định là do nơi để các bao chứa hóa chất không được che
chắn kỹ, khiến nước mưa tạt vào làm tan chảy và theo dòng nước qua cống ngầm rồi
thoát ra ngoài khu dân cư.



VI. GIẢI PHÁP


Đầu tiên, cần xác định được các hoá chất nguy hiểm và đánh giá đúng mức độ độc
hại, nguy hiểm của chúng, kiểm soát chặt chẽ việc thống kê, các quá trình vận
chuyển, chuyển rót và cất giữ hoá chất, các hoá chất thực tế đang sử dụng và các
chất thải của chúng. Với mỗi loại hoá chất nguy hiểm, cần quan tâm đến những nội
dung sau:



Bốn nguyên tắc của hoạt động phòng ngừa:
- Thứ nhất: Loại bỏ các chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm hoặc thay thế
chúng bằng các chất, các quá trình khác ít nguy hiểm hơn hoặc không còn nguy
hiểm.
Đây là cách tốt nhất để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tác hại của hoá chất đến con
người và môi trường, chẳn hạn như: Sử dụng sơn hoặc keo tan trong nước thay thế

cho sơn hoặc keo tan trong dung môi hữu cơ; hoặc dùng triclometan làm tác nhân
tẩy nhờn thay cho triclo-etylen. Thay quy trình: Thay việc sơn phun bằng phương
pháp sơn tĩnh điện hoặc sơn nhúng. Áp dụng phương pháp nạp nguyên liệu bằng
máy thay cho nạp nguyên liệu thủ công.




Thứ hai: Cách ly nguồn phát sinh hoá chất nguy hiểm với người lao động bằng các
khoảng cách an toàn hoặc che chắn nguồn hoá chất nguy hiểm nhằm ngăn cách mọi
nguy cơ liên quan tới hoá chất đối với người lao động.



Mục đích nhằm hạn chế sự lan toả hơi, khí độc hại, nguy hiểm tới môi trường làm việc
của người lao động. Cũng có thể giảm sự tiếp xúc với các hoá chất độc hại bằng việc di
chuyển các qui trình và công đoạn sản xuất các hoá chất này tới vị trí an toàn, cách xa
người lao động trong nhà máy hoặc xây tường để cách ly chúng ra khỏi quá trình sản
xuất có điều kiện làm việc bình thường khác, chẳng hạn như cách ly quá trình phun sơn
với các quá trình sản xuất khác trong nhà máy bằng các bức tường hoặc rào chắn....Bên
cạnh đó, cần phải cách ly hoá chất dễ cháy nổ với các nguồn nhiệt, chẳng hạn như đặt
thuốc nổ ở xa các máy mài, máy cưa.... Điều này thực sự rất có ích nếu quá trình sản
xuất thực hiện bởi một số lượng rất ít người lao động được trang bị đầy đủ phương tiện
bảo vệ cá nhân.




Thứ ba: Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp để di chuyển hoặc làm giảm
nồng độ độc hại trong không khí như khói, khí, bụi...




Thông gió là một hình thức kiểm soát, ngăn không cho bụi, hơi, khí độc thải ra
từ quá trình sản xuất tiến vào khu vực hít thở của người lao động và chuyển
chúng bằng các ống dẫn tới bộ phận xử lý (xyclo, thiết bị lắng, thiết bị lọc tĩnh
điện...) để khử độc trước khi thải ra ngoài môi trường. Tuỳ thuộc vào quy mô dự
án, đặc tính hoá chất mà có thể bố trí hệ thống thông gió cục bộ ngay tại nơi
phát sinh hơi, khí độc hay hệ thống thông gió cho toàn nhà máy hoặc áp dụng
kết hợp cả 2 hệ thống. Để hệ thống thông gió hoạt động có hiệu quả, chúng phải
được bảo dưỡng thường xuyên




Thứ tư: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động nhằm ngăn ngừa
việc tiếp xúc trực tiếp với hoá chất, bao gồm: Mặt nạ phòng độc, kính an toàn, quần
áo, găng tay, giày ủng....



Phần lớn các nguy cơ từ sử dụng hoá chất có thể kiểm soát được bằng các biện pháp
kỹ thuật nêu trên. Nhưng khi các biện pháp đó chưa loại trừ hết được các mối nguy,
hay nói cách khác khi nồng độ hoá chất trong môi trường chưa đạt tiêu chuẩn cho
phép thì người lao động phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Trang bị
phương tiện này chỉ làm sạch không khí bị nhiễm hoá chất trước khi vào cơ thể chứ
nó không làm giảm hoặc khử chất độc có trong môi trường xung quanh. Việc sử
dụng trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động là hết sức cần thiết và
cần được hướng dẫn sử dụng, bảo quản đúng cách, an toàn theo đúng quy định.



ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG VÀ DỰ THẢO
 THỰC TRẠNG:
 Đánh giá về công nghiệp hoá chất Việt Nam, tại Hội thảo Quốc gia
“định hướng phát triển ngành hoá học và công nghiệp hoá chất Việt
Nam trước thềm thiên niên kỷ mới” tháng 4/2000, ông Nguyễn Xuân
Thúy, Tổng Giám đốc TCTHC Việt Nam đã nêu rõ: “công nghệ nhìn
chung còn lạc hậu, năng suất lao động còn thấp, một số ngành cơ bản
như hoá dầu, hoá hữu cơ cơ bản chưa hình thành hoặc mới bắt đầu.
Ngành công nghiệp hoá chất chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của
các ngành kinh tế khác”. Nhiều sản phẩm thiết yếu như chất dẻo, sợi
tổng hợp, thuốc nhuộm.. Việt Nam vẫn chưa xuất được. Những ngành
sản xuất sử dụng các nguyên liệu này chủ yếu phụ thuộc vào nhập
khẩu.
 Công nghiệp hoá chất chiếm tỉ trọng đáng kể trong cơ cấu công
nghiệp nước ta: 11,2%. Tuy nhiên, so với các nước mới phát triển ở khu
vực Đông Nam Á thì năng lực sản xuất hoá chất của nước ta còn quá
nhỏ bé.
 Hoá chất cơ bản tuy là lĩnh vực trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân,
nhưng hiện nay vai trò của nó còn hạn chế. Công nghiệp hoá chất cơ
bản ở nước ta chưa sản xuất được các loại hóa chất hữu cơ cơ bản
không thể thiếu một số hoá chất vô cơ cơ bản có nhu cầu lớn
như clo, axit sunfuric, … v.v
VII.




 DỰ BÁO TÌNH HÌNH




Trong giai đoạn 2015-2020, mặc dù kinh tế thế giới vẫn còn nhiều
khó khăn, bất ổn sau khi có dấu hiệu phục hồi sau khủng hoảng
nhưng Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển toàn diện cả về chiều rộng
và chiều sâu, tạo điều kiện mở rộng thị trường, thu hút đầu tư và
công nghệ, đồng thời cung nâng mức độ cạnh tranh trên thị trường
quốc tế và trong nước. Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với
nhiều khó khăn, thách thức trước mắt như:

- Quá trình biến đổi khí hậu gia tăng, sự nóng lên của bề mặt trái đất
cũng sẽ
kéo theo sự gia tăng các vụ ngộ độc thực phẩm có nguồn
gốc vi sinh vật. Sự phát triển không bền vững, việc khai thác các
nguồn tài nguyên quá mức, buông lỏng kiểm soát môi trường trong
nửa cuối thế kỷ 20 tiếp tục để lại những hậu quả hết ức nặng nề cho
thế kỷ 21. Hóa chất độc hại như clo,h2so4…..vv làm ô nhiễm nặng nề
đất, nước, ô nhiễm vào sản xuất thực phẩm làm phát triển các bệnh
ung thư, nhiễm độc mạn tính, quái thai, dị ứng….vv







TÀI LIỆU ĐÃ THAM KHẢO
tailieu.vn
tamnhin.net
hoachatjc.com

thanhnien.com


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×