Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

NHỮNG câu CHUYỆN sưu tầm MANG TÍNH GIÁO dục 4

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.09 KB, 16 trang )

C1.VÒNG ÔM
1. Có thể là chiếc vòng tay kỷ niệm ôm lấy cổ tay em qua nhiều mùa mưa nắng. Chiếc vòng
tay tôi phải đập vỡ vì nó không thể cựa quậy trên cổ tay em giờ đã lớn. Và em đã khóc như
xa lìa một vòng ôm tình bạn suốt thời ấu thơ.
Có thể là từ vòng tay em khoanh lại trước ngực như ôm lấy trái tim trân trọng mỗi khi em cúi
chào thầy cô, xin phép cha mẹ, chúc thọ ông bà …
Cũng có thể từ khi tôi là chú bé te tái cắp cuốn vở đi học vỡ lòng. Mẹ dặn tôi rằng, hai bìa vở
như hai tay ôm lấy ruột chữ, đừng làm bong mất bìa mà rơi mất chữ nhé con. Chú bé trường
làng nâng niu cuốn vở, không bao giờ dám cầm ngược sợ rơi mất chữ của thầy cô.
Từ bao giờ, để cho ta suy nghĩ về vòng ôm ?
2. Nhà ngoại giao. Cha con. Bạn Bè. Đôi lứa. Và cả người dưng trên đường. Tại sao người ta
ôm nhau ? Và tại sao chiến dịch cái ôm miễn phí của chàng trai cô đơn xứ Úc lại lan tỏa đến
vậy?
Ôm, sự cân bằng nhiệt giữa hai vật thể kề nhau? Để sẽ chia tình người nồng ấm?
Ôm, để tỏ thiện chí hòa bình ? Để nói rằng, đây, tôi không hề mang vũ khí?
Nhà vật lý, nhà nghiên cứu lịch sử quân sự, nhà tâm lý, … có thể cho ta nhiều lý lẽ.
Nhưng có lý lẽ nào giải thích chiều dài một vòng ôm cho chú bé 4 tuổi ôm trán cha ngồi oai
vệ trên vai cha sang làng bên ăn cỗ nhà ông bà ngoại. Chiến tranh tách người cha vĩnh viễn
khỏi gia đình họ, nhưng 40 năm sau chú bé vẫn đi tiếp với vòng ôm trên trán cha, bằng chiều
cao lồng lộng, bằng bước đi vững chãi của người cha trong nhà, trong đời chú.
Đôi khi cái ôm giúp bạn chạm được đến điểm mà bạn không thể tự chạm. Giữa hai vai có một
điểm như vậy. Ở đây, cái ôm đã bổ sung, chia sẻ khả năng hữu hạn của mỗi cá nhân con


người vốn tồn tại trong cộng đồng.
Bế con là cái ôm từ phía trước. Cõng em là cái ôm từ phía sau. Bế, cõng là những cái ôm
chuyển động có hướng. Nó sẽ làm giảm đi những chuyển động vô hướng của đời người sau
này, bởi ai được yêu thương người đó sẽ lớn lên lành mạnh. Cảm ơn tình gia đình Việt Nam
ấm áp, khi ấu thơ được bế, cõng.
Bắt tay chính là cái ôm của lòng bàn tay. Dắt tay nhau là sự tìm kiếm cái ôm của những ngón
tay.


Chắp tay búp sen là cái ôm thành kính của đôi bàn tay vào không khí để minh chứng tâm
thanh tịnh, hồn buông thư, lòng không sở hữu.
Ngay nụ hôn cũng là cái ôm của đôi môi.
3. Nhiều khi ánh sáng rất buồn vì nó đi thẳng, bỏ qua góc khuất, không đến đủ các điểm.
Vòng ôm thì có thể, đủ cho mọi thân phận chìm khuất. Đủ cho cả nhiều nẻo quê hương:
“ Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ “
Vòng ôm còn theo ta đến tận cuối ngày, khi đất và nước hoan hỉ ôm ta về với cát bụi quê
nhà.
[KQĐ]
C2: SỰ THẬT CỦA TRÁI TIM
Lần ấy, lâu lắm rồi, em đọc một mẩu chuyện trên Hoa Học Trò. Chuyện viết về một cô bạn
bằng tuổi em. Mẹ đau ốm, đêm 30 Tết bạn thay mẹ đến giúp việc nhà cho một gia đình khác.
Đã sắp giao thừa, bạn đạp xe về nhà trong tâm trạng vừa háo hức vừa ưu tư. Háo hức vì xuân
sang, mùi pháo hoa đâu đây. Ưu tư vì căn nhà cuối ngõ đang đợi bạn trong khó khăn của
phận nghèo, mẹ ốm, em thơ. Bất chợt bạn bắt được một gói kẹo ai đó đi sắm Tết đánh rơi
trên đường. Bạn vui sướng đạp xe nhanh hơn, vì đã có chút quà mừng em năm mới.
Đứa em háo hức nhận quà của chị. Nán đợi đến giao thừa, bóc kẹo. Nhưng, hỡi ôi, đó chỉ là
gói kẹo đất ai đó đã trêu đùa người đi đường. Đứa em khóc, còn người chị chỉ ước mình là
tiên để biến gói kẹo đất kia thành kẹo thật, cho em.
Một câu chuyện giản dị nhưng làm tim em nhói đau. Em mong câu chuyện này không phải là
thật, và không bao giờ xảy ra ngoài đời. Một câu chuyện giản dị nhưng cứ ám ảnh em mãi
đến giờ, và em luôn nguyện không mang đến cho ai nổi buồn và thất vọng. Viết về kẹo đất,
nhưng câu chuyện là một chiếc kẹo ngọt, nó làm cho cuộc sống bớt đắng, và định hướng cho
em trong phần đời còn lại.
Một lần khấc, trên một tờ báo khác, em đọc mục thư trả lời bạn đọc. Một bạn đọc nào đó đề
nghị Tòa soạn không nên dùng từ “thu gom” đối với trẻ lang thang và gái đường phố, bởi vì
họ không phải là đồ vật, họ cũng là con người. Em tự thức tỉnh vì khinh ngạc trước sự sâu
sắc, chí tình và đầy nhân bản chỉ trong một vài dòng chữ trên báo chí.
Một lần khác, em đọc dòng tin ngắn viết về đôi bạn sinh viên. Cứ mỗi sáng chủ nhật, họ lại

có chút thời gian ít ỏi bên nhau sau một tuần đi học, đi làm thêm mệt nhoài. Lộ trình sáng
chủ nhật của họ là uống cà phê, rồi xuống phố và mua những thứ lặt vặt của người hàng
rong nhập cư đang bán dạo trên đường. Để chia sẻ những đồng tiền họ kiếm được sau một
tuần làm thêm, để an ủi những thân phận đang còn khốn khó hơn họ, và để bớt day dứt về
một miền quê nào đó có số phận của cha, mẹ, bà con cô bác của họ, hoặc đơn giản học chỉ


muốn thêm một chút thanh thản để có thể nhìn thẳng vào đồng bào của mình mà không một
chút bối rối.
Người ta nói sức hấp dẫn của báo chí muôn đời chính là sự thật. Có sự thật của xã hội ngổn
ngang, là tình tiền tù tội, là cướp giết hiếp… Nhưng cũng có một sự thật khác. Đó là sự thật
của trái tim. Báo chí làm cho người ta bàng hoàng trước sự đen tối của tội ác. Nhưng báo chí
cũng có thể làm ta kinh ngạc trước vẻ đẹp của lòng trắc ẩn nơi con người.
Ở một phía của trái tim mình, em xin chúc mừng các nhà báo của lòng yêu thương nhân
ngày 21-6. Chúc mừng báo Hoa Học Trò của các thế hệ teen đầy tin yêu. [KQĐ]
706 – 18/6/2007
— với Thái Nam.
C3. CHIỀU LỊM DẦN RA NGÕ
1.Chiều cuối năm cô út đang quét lá trong sân vườn. Chợt thấy một người khách phương xa
tần ngần trước ngõ nhà mình. “Nhà o Hường cái mô ri? O còn không hay khuất bóng rồi hè?”.
Cô út vứt chổi, chạy vụt vào nhà, ôm lấy người mẹ già, mặc cho ngoài kia ai đó ngáo ngơ với
câu hỏi dớ dẩn. Mẹ của cô đây mà! Cô ôm mẹ thật chặt trong tay, cô níu giữ mẹ, như e sợ
rằng trong chớp mắt thôi, mẹ sẽ không còn. Như e sợ, chỉ trong một lần về nữa thôi, ngôi nhà
sẽ trống vắng, người mẹ như tia nắng chiều đã lịm tắt. Người dắt cô ra với đời phút chốc sẽ
về bên kia đời.
2.Thế thôi. Đời người qua nhanh lắm. Mọi sướng khổ vui buồn qua nhanh lắm. Người ta hiểu
chớp mắt – đời người trong thành ngữ “vó câu qua cửa sổ”. Ngày xưa cái gì nhanh nhất thì ví
với ngựa chạy tên bay. Vó ngựa vụt qua cửa sổ - nghĩa là nhanh ghê lắm. Đời người hữu hạn
lắm.
“ Trăm năm có nghĩa gì đâu

Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì. “
Từ sự hữu hạn đó mà hàng ngàn năm rồi con người đi tìm những giá trị sống và mục tiêu
sống có ý nghĩa. Mỗi người một kiểu, mỗi thân phận một khát vọng khác nhau, nhưng chung
quy cũng chỉ có cao thượng hay thấp hèn. Người thì tranh thủ sống, tranh thủ ăn, tranh thủ
lấp đầy đòi hỏi của cơ thể, như thế mới có nghĩa là hạnh phúc. Người thì sẻ chia những gì
mình có, giúp đỡ người khác hạnh phúc mới là hạnh phúc. Người này phải theo đuổi học
hành, phát triển trí tuệ mới là hạnh phúc. Người khác thì phải giàu sang quyền quý, vinh thân
phì gia thì mới hạnh phúc. Người thì cho rằng tiêu diệt dục vọng thì mới hạnh phúc, nhưng kẻ
khác thì lại ham muốn có được 1,2 3, 4, 5, 6 thì nhắm mắt xuôi tay mới yên lòng: 1 vợ, 2 con,
3 tầng, 4 bánh, 5 châu, 6 tấm. ( 3 tần là nhà lầu 3 tầng, 4 bánh là xe ô tô, 5 châu là đi công
tác đủ 5 châu lục, 6 tấm là cỗ quan tài kết thúc đời người). Nhưng chung quy, đời người cũng
chỉ thoáng qua như vai diễn trên sân khấu, nên người minh triết thì hiểu rằng: Khi ra sân
khấu không làm rộn/ Lúc hạ vai tuồng đỡ hổ ngươi. Đa số con người luôn có phần NGƯỜI
nặng hơn phần CON, và vì họ hiểu về sự ngắn ngủi đến vô nghĩa lý của đời người nên đều cố
sống sao cho tốt, bởi “cũng như tất cả các loài khác, con người cũng bỗng hiện lên trên mặt
đất, hát lạc giọng vài bài rồi biến mất”.
3.Còn em, nghĩa lý cuộc đời ở em là gì? – Đó hẳn sẽ là câu chuyện dài nhiều tập. Nhưng em
sẽ viết gì lên trang đời của năm mới sắp ở thời khắc giao thừa? Cũng đến lúc phải nghĩ rồi đó
em. Những ngày giáp Tết, những chuyến xe xuôi ngược bắc nam đưa những người con về với
mẹ hay về với quê mẹ. Xe tàu khó khăn tủi cực, nước mắt rơi trên ga tàu, nằm im xếp cá mòi
trên nóc xe đò, trốn lủi trong khoang hành lý như đồ vật chứ không phải là con người. Như
những thân cò, dù tối tăm mù mịt cũng trở về thăm quán cùng quê, thăm cha thăm mẹ, cò
về thăm em, thăm những tia nắng chiều đang lịm dần ra ngõ.
Tết này em có về quê thăm ông bà?


Có một việc mà em có thể làm ngay hôm nay. Lúc tan học, em về nhà ôm lấy mẹ và nói một
câu giản dị: Mẹ ơi con đã về! [KQĐ]

ĐỂ TÊN MÌNH GHI VÀO TRE LỤA

Chuẩn bị năm học mới, tôi thấy em nắn nót viết nhẵn vở. Em ghi tên trường, tên lớp, tên
mình, tên cả năm học mới.
Những cái tên này quan trọng lắm, nhất là tên em, nó chỉ có một, duy nhất, nó phải được
trân trọng viết hoa theo quy định của “pháp luật” chính tả.
Nó quan trọng từ ngày mẹ hoài thai, chưa biết hình hài của em ra sao thì đã hăm hở tìm từ
điển, tra gia phả, tham khảo ông bà, để chuẩn bị đặt tên cho em.
Thưc ra thì không phải chỉ có con người mới được đặt tên. Loài vật cũng có khi được đặt tên
riêng, ví dụ như con mèo mập của công chía Mia có tên là Fat Louie. Con cú, “bộ trưởng”


thông tin của Harry Potter, có tên là Hedwig. Tên nghĩa là danh. Loài vật cũng có danh, danh
thiếp mèo mập của Mia, nếu có, sẽ ghi là Fat Louie. Danh thiếp con cú của Potter sẽ ghi là
Hedwig.
Nhưng khác với loài vật, con người còn có thêm chữ DỰ bên cạnh chữ DANH: danh dự, nghĩa
là tự mình làm tên mình tốt đẹp hơn lên mỗi ngày. Việc này quan trọng lắm. Người xưa có
câu thân bại danh liệt. Nếu thân không ra gì thì tên tuổi cũng không ra gì, và ngược lại tên
tuổi o uế thì thân thế cũng không ra gì. Cho nên nugười xưa rất là chăm bẵm cái tên của
mình. Giới thiệu mình với ai đó mà người ta nói là “nghe tên đã lâu” thì sung sướng vô cùng,
còn nghe người ta nói “nghe đại danh đã lâu nay mới được gặp” thì chết cũng sướng! Ngược
lại, nghe tên, người ta hỏi “người này là ai” thì nhục vô hạn độ, bỏ ăn bỏ ngủ 3 ngày.
Chính vì vậy mà người ta giữ gìn tên tuổi như giữ gìn con ngươi trong mắt mình. Thịt thái
không vuông không ăn, chiếu trải không ngay ngắn không ngồi. Đi lại trong giang hồ, không
có ngựa đi, mượn gấp đôi ngựa của trang trại nào đó cũng chẳng cần hỏi ý kiến, chỉ cần đề
lên gốc cây, ví dụ, “Tổng tiêu đầu Nguyễn Văn Tèo ở Thường Sơn mượn tạm đôi ngựa 3 ngày
sau trả” thì trại chủ cũng hoan hỉ, và 3 ngày sau dù mình có chết thì cũng phải trả đôi ngựa
đó về đúng chỗ cũ. “Con người có thể mất hết mọi thứ, kể cả mạng sống, trừ danh dự. Danh
dự bao gồm tinh thần trách nhiệm, lòng chung thủy và sự trung thực”.
Làm sao cho tên tuổi vang danh bốn cõi mới đáng mặt nam nhi đại trượng phu, nghe tên
Trương Phi, Tào Tháo vội dặn quân sĩ ghi vào vạt áo để nhớ lúc ra trận. Vậy mà khi Trương Phi
hét lên một tiếng ở cầu Trường Bản, tì tướng của Tào Tháo là Hạ Hầu Kiệt sợ đến đứt ruột vỡ

mật từ trên lưng ngựa ngã lăn xuống đất chết tươi.
Người xưa nói sống ở đời phải lập công danh để tên tuổi được ghi vào sử xanh. Thời đó người
ta chưa làm ra giấy, ghi chép vào những thanh tre, nên mới gọi là sử xanh. Hoặc ghi vào lụa,
nên cũng nói là sống làm sao để tên tuổi được ghi vào tre lụa.
Lớn lên rồi, ta đâu còn là cún, là bông, là nấm, là cu tí cu tèo của ngày nào … Em đang nắn
nót viết tên tuổi của mình lên nhãn vở. Năm học mới, mọi thứ đều mới tinh tươm, kể cả quyết
tâm mới, và cơ hội cũng mới bắt đầu. Hãy nâng niu tên tuổi của mình để rồi lưu lại một chút
danh dự cho đời em nhé! [KQĐ]

770 - 8/9/2008
C5: ĐỂ TÊN MÌNH GHI VÀO TRE LỤA

Chuẩn bị năm học mới, tôi thấy em nắn nót viết nhẵn vở. Em ghi tên trường, tên lớp, tên
mình, tên cả năm học mới.
Những cái tên này quan trọng lắm, nhất là tên em, nó chỉ có một, duy nhất, nó phải được
trân trọng viết hoa theo quy định của “pháp luật” chính tả.
Nó quan trọng từ ngày mẹ hoài thai, chưa biết hình hài của em ra sao thì đã hăm hở tìm từ
điển, tra gia phả, tham khảo ông bà, để chuẩn bị đặt tên cho em.
Thưc ra thì không phải chỉ có con người mới được đặt tên. Loài vật cũng có khi được đặt tên
riêng, ví dụ như con mèo mập của công chía Mia có tên là Fat Louie. Con cú, “bộ trưởng”


thông tin của Harry Potter, có tên là Hedwig. Tên nghĩa là danh. Loài vật cũng có danh, danh
thiếp mèo mập của Mia, nếu có, sẽ ghi là Fat Louie. Danh thiếp con cú của Potter sẽ ghi là
Hedwig.
Nhưng khác với loài vật, con người còn có thêm chữ DỰ bên cạnh chữ DANH: danh dự, nghĩa
là tự mình làm tên mình tốt đẹp hơn lên mỗi ngày. Việc này quan trọng lắm. Người xưa có
câu thân bại danh liệt. Nếu thân không ra gì thì tên tuổi cũng không ra gì, và ngược lại tên
tuổi o uế thì thân thế cũng không ra gì. Cho nên nugười xưa rất là chăm bẵm cái tên của
mình. Giới thiệu mình với ai đó mà người ta nói là “nghe tên đã lâu” thì sung sướng vô cùng,

còn nghe người ta nói “nghe đại danh đã lâu nay mới được gặp” thì chết cũng sướng! Ngược
lại, nghe tên, người ta hỏi “người này là ai” thì nhục vô hạn độ, bỏ ăn bỏ ngủ 3 ngày.
Chính vì vậy mà người ta giữ gìn tên tuổi như giữ gìn con ngươi trong mắt mình. Thịt thái
không vuông không ăn, chiếu trải không ngay ngắn không ngồi. Đi lại trong giang hồ, không
có ngựa đi, mượn gấp đôi ngựa của trang trại nào đó cũng chẳng cần hỏi ý kiến, chỉ cần đề
lên gốc cây, ví dụ, “Tổng tiêu đầu Nguyễn Văn Tèo ở Thường Sơn mượn tạm đôi ngựa 3 ngày
sau trả” thì trại chủ cũng hoan hỉ, và 3 ngày sau dù mình có chết thì cũng phải trả đôi ngựa
đó về đúng chỗ cũ. “Con người có thể mất hết mọi thứ, kể cả mạng sống, trừ danh dự. Danh
dự bao gồm tinh thần trách nhiệm, lòng chung thủy và sự trung thực”.
Làm sao cho tên tuổi vang danh bốn cõi mới đáng mặt nam nhi đại trượng phu, nghe tên
Trương Phi, Tào Tháo vội dặn quân sĩ ghi vào vạt áo để nhớ lúc ra trận. Vậy mà khi Trương Phi
hét lên một tiếng ở cầu Trường Bản, tì tướng của Tào Tháo là Hạ Hầu Kiệt sợ đến đứt ruột vỡ
mật từ trên lưng ngựa ngã lăn xuống đất chết tươi.
Người xưa nói sống ở đời phải lập công danh để tên tuổi được ghi vào sử xanh. Thời đó người
ta chưa làm ra giấy, ghi chép vào những thanh tre, nên mới gọi là sử xanh. Hoặc ghi vào lụa,
nên cũng nói là sống làm sao để tên tuổi được ghi vào tre lụa.
Lớn lên rồi, ta đâu còn là cún, là bông, là nấm, là cu tí cu tèo của ngày nào … Em đang nắn
nót viết tên tuổi của mình lên nhãn vở. Năm học mới, mọi thứ đều mới tinh tươm, kể cả quyết
tâm mới, và cơ hội cũng mới bắt đầu. Hãy nâng niu tên tuổi của mình để rồi lưu lại một chút
danh dự cho đời em nhé! [KQĐ]

770 - 8/9/2008


C6: CÂU CHUYỆN GIẾNG NƯỚC, DÒNG SÔNG VÀ BÍ QUYẾT THÀNH
CÔNG
Người giàu nhất thế giới, tỉ phú người Mỹ Warren Buffett đã chia sẻ bí
quyết thành công với sinh viên kinh tế của đại học Texas và đại học Emory
mới đây. Ông nói: Nguồn lực mạnh mẽ nhất trên thế gian này chính là tình
yêu không điều kiện. Càng cho đi, bạn càng nhận được nhiều. Nếu cô giáo lấy

câu hỏi này để ra một đề văn chứng minh, bạn sẽ viết thế nào?
Cũng như bạn, tôi sống chưa đủ nhiều để hiểu hết cuộc đời dài rộng.
Nhưng tôi nghĩ đến cái giếng nước trong vườn nhà ông Hương trưởng làng tôi.
Giếng không phải là giếng làng, giếng xóm. Nhưng cả làng cùng đến múc,
nhất là mùa khô hạn, người khắp nơi kéo đến chắt nước suốt ngày đêm, tiếng


gàu ầm ĩ không dứt. Ông Hương vẫn đeo mục kỉnh nằm đọc sách trên bộ
ngựa , đầu gối lên bậu cửa sổ, bình yên. Tết vừa rồi tôi về thăm lại giếng xưa.
Khu vườn vẫn hàng rào râm bụt, vẫn giàn thiên lý thả hương nhè nhẹ. Giếng
nước vắng lặng. Làng tôi nay đã có nước máy vào tận phòng ngủ. Người cháu
nội ông Hương cười rất tươi: Ngày xưa, giếng nhiều người múc, nước lúc nào
cũng ngòn ngọt. Giờ ít người dùng, nước bị kị khí, thỉnh thoảng phải bơm hút
để lưu thông, nguồn nước mới tốt.
Tôi cũng nghĩ đến con sông trong lời bạn tôi, khi cô ấy nói với tôi rằng,
phải trao đổi chất tốt. Khi trao đổi chất, trao đổi tình cảm, trao đổi tinh thần
thì còn người vận động như thể một dòng sông, vẫn là nó nhưng mỗi ngày là
những giọt nước khác nhau đang chảy. Thế nên dòng sông trẻ lâu chứ không
già nhanh như ao làng nước đọng.
Tôi cũng nghĩ đến Biển Chết. Chỉ có nhận về mà không cho đi. Nước sông
Jordan đổ vào Biển Chết rồi đọng lại ở đó, không hoà ra đại dương. Nơi đây
không có sự sống, cá và các loại thuỷ sinh vật không thể sống nổi trong môi
trường này. Ngay cả những vùng châu thổ sông Jordan khi xưa từng là rừng
rậm nhiệt đới, nay thì sự màu mỡ đã là chuyện của quá vãng xa xôi.
Tôi cũng nghĩ đến nết tốt của đất. Đất nhận về tất cả. Từ thơm như
hương hoa, đến bẩn thỉu hôi hám của máu mủ phân gio, của khạc nhổ, của
rác thải, của xác động vật thối rữa. Đất vẫn bình yên nhận về tất cả. Rồi đất
cho đi những cỏ cây, những hoa thơm trái ngọt, những thảm thực vật đầy sự
sống trong lành.
Cho đi để nhận về. Nhận về và cho đi. Tình yêu cũng là như thế. Càng

cho đi, bạn càng nhận được nhiều. Nhưng, phải là tình yêu không điều kiện.
Đó là một tình yêu không đòi hỏi sự chiếm hữu, vị lợi. Nó gần với lòng từ bi.
Tình yêu đòi hỏi sự hữu , vị lợi thì có khi gây ra hệ luỵ, khổ đau do lòng dục
không được đền đáp. Còn tình yêu của lòng từ bi cũng có thể có khổ đau do
xót thương mang lại, nhưng đó là niềm đau có ích, sự khổ đau cần thiết và có
lợi lớn trong việc thúc đẩy công bằng, tiến bộ của xã hội-con người. Nhà tỉ
phú kiêm nhà nhân đạo người Mỹ này đã hiến tặng hơn 30 tỉ USD cho các quỹ
từ thiện trên thế giới.
Vậy thì bí quyết thành công trong kinh doanh của nhà tỉ phú giàu nhất
thế giới này là gì? Đó là lòng yêu thương vô điều kiện. Vậy thì công việc quan
trọng của sinh viên hai trường kinh tế lớn , và cả chúng ta nữa, là gì, nếu
không phải là học và thực tập yêu thương?
C7. MẸ TÔI, NGƯỜI MẸ VIỆT NAM
Người mẹ nào cũng mang nặng đẻ đau. Nhưng người mẹ Việt Nam mang nặng
đẻ đau hơn vì còn phải đi làm cho đến tận ngày đẻ. Hơn 3kg trong bụng. Mấy chục
kg gánh gồng trên vai. Mẹ đẻ rơi chị Ba trong khi đi cấy nên đặt tên là chị Rơi. Bà
ngoại đẻ cậu út trong khi đi nương nên gọi là cậu Rẫy.


Người mẹ nào cũng nuôi con. Nhưng người mẹ Việt Nam phải tần tảo nuôi con.
Vì nước mình nghèo,chưa có nhiều phúc lợi cho sản phụ và em bé. Người mẹ nào
cũng chăm con. Nhưng người mẹ Việt Nam phải vất vả chăm con vì thời gian được
nghỉ không đủ nhiều. Ở nơi khác,mẹ sinh con,bố cũng buộc phải được nghỉ để chăm
cùng.
Người mẹ nào cũng làm hết sức để con mình học giỏi. Nhưng người mẹ Viêt
Nam còn ngồi học cùng con. Mẹ hi sinh thú vui riêng,hi sinh thời gian riêng để dạy
nhọc. Vì nền giáo dục Việt Nam con nhiều bất cập.
Người mẹ nào cũng đưa con đến trường. Nhưng người mẹ Việt Nam còn vội vã
quay về để kịp đi làm kiếm tiền đóng học phí cho con, và đóng đủ các loại phí của
thời “xã hội hóa”giáo dục.

Người mẹ nào cũng phấn đấu vất vả. Nhưng người mẹ Việt Nam phấn đấu vất
vả hơn vì mẹ sợ thất nghiệp,sợ con mình đói khổ. Nước mình nghèo chưa có trợ cấp
thất nghiệp.
Người mẹ nào cũng lao động. Nhưng người mẹ Việt Nam lao động gần trọn đời.
Vì người mẹ nông dân không có lươnghưu,không có phúc lợi cho người già. Cho nên
nhiều bà cụ bán trầu cau dưới phố. Có nhiều bà cụ bán hàng nước chè trong ngõ. Có
hiều bà cụ quạt than nướng bánh đa. Có bà cụ đi hái nấm,hái sim.mò cua bắt tép
nuôi mấy người con trai bị bệnh tâm thần.
Người mẹ nào cũng có thể khủng hoảng trong tình yêu. Nhưng người mẹ Việt
Nam không dám ly hôn, không phải vì thiếu dũng khí. Chỉ vì mẹ sợ những đứa con cù
bất cù ơ, không được nên người. Vì mẹ còn lo cho ông bà nội không ai phụng dưỡng,
người đến sau liệu có đủ thấu hiểu ông bà như lòng mẹ đã theo ông bà bao năm.
Bạn ơi,vì nước tôi còn nghèo nên mẹ tôi còn khó. Tất cả mọi người mẹ trên đời
đều đáng được yêu thương,kính trọng. Nhưng nếu tôi yêu thương,kính trọng người
mẹ Việt Nam của tôi hơn 1 chút thì bạn không lấy làm giận tôi chứ?
Trong sách tập đọc xưa cũ của anh chị tôi có bài học thuộc lòng:
“Mẹ tôi người mẹ Việt Nam
Hy sinh chịu đựng muôn vàn khó khăn”…
(Lòng mẹ)
Người nước tôi thường hay tính cả tuổi mụ,tức là tính luôn cả thời gian còn nằm
trong bụng mẹ. Hẳn là để cho tôi biết yêu thương người mẹ Việt Nam của tôi ngay từ
độ ấy.


C5: TU CÓ NGHĨA LÀ SỬA
1.Có thể là em đã nói một câu lỡ làm bạn giận. Em mong được quay trở lại mấy giờ trước đó,
để em được nói lại và em sẽ không nói như thế nữa. Có thể là em đã phạm phải một sai lầm
và đang phải “tạm ngồi” uống nước chè trên phòng Giám hiệu. Ngoài kia nắng vàng nhảy
nhót, các bạn vô tư chơi đùa. Còn em thì phải chịu biết bao lo lắng ngổn ngang trong lòng.
Em chỉ mong được bắt đầu lại mấy giờ trước đó. Để em không làm điều dại dột như thế vậy.

Em lại được như các bạn ngoài kia.
2.Ai trong đời mà chẳng trải qua những giây phút với cảm giác tương tự như vậy. Nhu cô bé
bán diêm đốt sáng những que diêm chỉ mong được thấy lại cảnh ấm áp ngày xưa, khi bà của
cô bé còn sống, cô bé không phải bơ vơ lạnh lẽo như thế này. Những que diêm cuối cùng
cháy hết, cô bé bán diêm chết cóng bên góc phố. Như Nôbita trong truyện Đôrêmon, chỉ
mong trở lại thế giới cổ tích, vào thời điểm cô bé bán diêm trong đêm Noel, để sửa lại câu
chuyện thương tâm, để giúp em bé không phải chết rét trong cô đơn và giá lạnh.


3.Đúng vậy, ai trong đời mà chẳng có lúc muốn quay ngược thời gian để sửa chữa một lỗi
lầm, để làm một điều đáng làm, để giải tỏa một nỗi niềm ăn năn. Giá mà bánh xe lịch sử
quay ngược lại, để ngăn chặn chiến tranh thế giới, để không có 6 triệu người Do Thái chết
thảm. Để ngăn chặn biến cố tòa tháp đôi, để sơ tán kịp khi có sóng thần, để cứu hàng trăm
ngàn người vô tội…
4.Nhưng, thời gian chỉ là một hướng, là chiếc vé một chiều. Em không cài đặt lại quá khứ. Tuy
nhiên, em có thể set up hiện tại. Để từ đó, con người tuy không thể thay đổi quá khứ, nhưng
họ biết sửa hiện tại để có thể thay đổi tương lai.
5.Chúng ta thường kính cẩn chắp tay trước các vị chân tu. Nhờ tu, họ gieo hạt giống đẹp mỗi
ngày để gặt được quả hạnh phúc trong đời sống thân tâm an lạc. Em là người thường, sống
trong môi trường xã hội bình thường, em vẫn có thể tu để gieo những hạt giống đẹp cho đời
sống hiện tại để gặt vụ mùa tốt lành trong tương lai. Không khó đâu em, nếu em tra từ điển
Hán – Việt, em sẽ hiểu TU là gì ? Rất đơn giản, TU có nghĩa là SỬA. Cũng như TU BỔ có nghĩa
là sữa chữa, gia cố thêm vào cho vững vàng thêm đấy mà!
Hãy “sửa” mình mỗi ngày em nhé!
[KQĐ]
695 – 2/4/2007
C8:CHIẾC CẦU CHÌ VÀ CƠ CHẾ CỦA BỆNH HỦI
1. Anh là lính trận về. Chị là sinh viên khoa Văn. Họ đang hẹn hò trong quán cà phê vào một
tối trước ngày anh trở lại đơn vị. Có nước mắt chia tay, có hứa hẹn ngày về. Nhưng bất chợt ,
anh la hoảng nhận ra mẩu tàn thuốc lá của anh vô tình rơi vào bàn chân chị, bốc mùi thịt da

khét lẹt mà chị không hề hay biết. Chị nhìn xuống và cũng kinh hoàng nhận ra một điều gì
hơn thế …
2. Từ đêm đó, chị biến mất. Không ai biết chị đi đâu. Anh cũng không biết chị ở đâu. Ngày về,
anh lặn lội vào Nam ra Bắc, đến tất cả các trại phong, từ Quỳnh Lập, Văn Môn, Sóc Sơn, đến
Pú Bình, Sơn La, Quy Hòa, Bến Sắn, Đắc Nông … Mà vĩnh viễn không tìm thấy chị. Có thể chị
đã quyên sinh trong tuyệt vọng, cũng có thể chị đã vào rừng sâu, tự mình chiến đấu với căn
bệnh trong cùng cực cô đơn và bất hạnh, khép lại một câu chuyện được truyền tụng suốt thời
gian dài.
3. Người ta nói rằng, người bệnh hủi vì bị vi trùng Hansen ăn rụng mất những ngọn chân
ngón tay, rồi đến ăn rụng cả bàn chân bàn tay, dẫn đến co quắp tật nguyền. Sự thực không
hẳn vậy, người bệnh bị vi trùng Hansen tấn công làm các dây thần kinh bị nhiễm trùng, dẫn
tới mất cảm giác, châm kim không đau, chạm lửa không nóng. Từ đó các đầu ngón tay ngón
chân bị tổn thương mà không biết, đôi khi dẫn đến hoại tử phải cắt cụt dần đi. Mí mắt cũng
mất cảm giác, không biết phản xạ trước bụi bẩn, dị vật để kịp khép mi bảo vệ mắt, dẫn đến
tổn thương, mù lòa.
4. Như vậy, dây thần kinh xúc giác ở con người, đóng vai trò như chiếc cầu chì. Nó phải đứt
ngay khi có dòng điện quá tải bất thường để ngắt mạch, bảo vệ các thiết bị điện. Khi các dây
thần kinh bị mất cảm giác tương tự như chiếc cầu chì bị liệt, nó không biết nổ tung để báo
động đỏ và để bảo vệ cơ thể, khiến cho người bệnh bị hủy hoại từng phần cơ thể mình. Chính
sự hủy hoại ghê gớm ấy mới là nguyên nhân làm cho người đời sợ hãi, xa lánh, ghẻ lạnh,
ngược đãi. Họ bị đeo lục lạc vào chân, họ bị thả trôi sông, cho thú dữ ăn thịt, bị đẩy vào rừng
sâu…
5. Ngày nay với tiến bộ của y học, bệnh nhân phong hoàn toàn có thể dễ dàng được chữa trị
và sống bình thường giữa cộng đồng. Y học có thể khắc phục dễ dàng những “chiếc cầu chì”
thần kinh cảm giác bị vô tác dụng. Tuy nhiên, giờ đây, con người lại còn bị liệt nhiều “chiếc
cầu chì” nguy hiểm khác mà y học đang chịu bó tay. Có người thì liệt dây thần kinh nhạy cảm
với các giới hạn, trở nên tham lam vô độ. Ăn nhiều, ăn tạp, ăn ghế, ăn bằng cấp, ăn đất đai,


ăn môi trường, tài nguyên … Ăn sức khỏe trẻ con, ăn tương lai của thế hệ nối dòng. Họ không

bị hủy hoại bàn tay bàn chân của họ nhưng họ lại bị hoại tử đạo đức, sự nghiệp, và đôi khi cả
cuộc đời trong tù tội. Có người khác thì bị liệt dây thần kinh yêu thương, dẫn tới hành động
độc ác, cắt gân con, giết con, dán băng keo vào miệng trẻ con.Nhân hình của họ có thể/có vẻ
còn bình thường, nhưng nhân tính thì bị hoại tử đến từng tế bào của cơ thể họ.
6. Và con trăm nghìn chiếc cầu chì khác trong mỗi con người. Em phải thường xuyên chăm
sóc những chiếc cầu chì đó trong em, bằng cách luôn biết phản xạ trước những điều xấu, dù
nhỏ nhất.
[KQĐ]
775 – 13/10/2008

C9: ÁNH SÁNG & HOA HƯỚNG DƯƠNG
1.Thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trởi trong một quá trình quang hóa gọi là
quang hợp. Nhờ đó, nước và khí cacbonic được chuyển hóa thành vật chất hữu cơ. Thực vật


phù du dưới nước có khả năng quang hợp, tạo thành nguồn thức ăn sơ cấp. Và từ nơi đó sự
sống bắt đầu, rồi động vật lên cạn, rồi tiến hóa, và sự sống tiếp diễn … Người ta nói, ánh
sáng là cơ sở của sự sống là vì vậy. Nếu ánh dương không còn, thì thế gian không còn. Từ đó
vầng Mặt Trời là ơn nghĩa của con người, là ẩn dụ cho những gì lớn lao nhất.
2.Có một loài hoa luôn hướng về phía Mặt Trời, người ta gọi là hoa Hướng Dương. Từ sáng
sớm đến chiều hôm, hướng từ đông sang tây, mải miết theo hành trình của Mặt Trời. Thời
gian ban đêm nó quay về đông để rồi lại đón đợi quỹ đạo của vầng dương khi bình minh đến.
Loài hoa vàng rực rỡ này có dáng dấp Mặt Trời.
3.Nhưng có một điều rất đáng chú ý, là tập tính hướng về Mặt Trời chỉ có ở hoa hương dương
khi đang còn là nụ, khi nó chưa trưởng thành. Vào khi giai đoạn chồi nụ kết thúc thì cuống
hoa bị cứng lại. Và khi hoa đã nở thì nó không còn tập tính hướng dương nữa. Các loài hoa
hướng dương hoang dã cũng không có tập tính quay về phía Mặt Trời.
4.Đến đây, tôi nghĩ về các bạn trẻ ở tuổi tween, tuổi teen. Tuổi mới lớn, tuổi chưa trưởng
thành. Các bạn cũng có tập tính hướng dương rất mạnh. Tính hướng thượng dẫn đến niềm
vui đam mê thần tượng cũng thường thấy và cũng dễ cảm thông ở lứa tuổi mạnh về tư duy

trực quan hình tượng này. Khi lớn lên rồi cũng chẳng ai còn thần tượng những ngôi sao này
nọ.
5.Hướng về Mặt Trời, hoa hướng dương cũng mang dáng dấp Mặt Trời. Biết hướng thượng, các
em sẽ sống cao cả hơn. Tôi chỉ muốn nói thêm với em điều này, không phải ánh sáng nào
cũng từ Mặt Trời. Có phải con thiêu thân nhầm lẫn không khi nó kết thúc cuộc đời dưới bóng
đèn…? Khi cuộc sống xã hội bên ngoài còn nhiều tệ nạn. Có những thứ ánh sáng ma quái của
chốn ăn chơi, đua xe, hút hít, cờ bạc, rượu chè. Có những thứ ánh sáng thôi miên niềm tin
của những kẻ khủng bố, bắt cóc, chặt đầu… Thì các em tuổi hoa thân mến ơi, chỉ có cách là
phải phát triển nhận thức, phải được giáo dục, phải chăm lo học hành, để như loài hoa hương
dương kia, luôn biết nhận ra và hương theo ánh sáng của vầng dương thực sự ở trên cao.
[KQĐ]
13/8/2007


C10: SỰ BẢO THỦ DỄ THƯƠNG
Có người thử bút thì ký tên mình, nhưng tôi biết có một người khi thử bút thì
viết ngay những dòng chữ “những ngày giông bão”. Viết như một thói quen, vô thức,
tự động như cái máy. Suốt mấy chục năm như thế, bắt đầu từ ngày anh học lớp ba,
lần đầu viết bút máy.
Một cô bạn gái lần nào đi thi cũng phải mặc chiếc áo có hàng cúc bố đơm thì
mới yên tâm vì may mắn.
Có một người cha nhiều năm qua vẫn giữ tiếng chuông điện thoại báo thức là
giọng nói của cô con gái học lớp 1: “Bố ơi dậy đưa con đi học!” Dù con gái anh nay
đã lớn, đã đi học xa.
Vì sao người ta cứ lưu giữ mãi “đường lối cũ” mà chẳng chịu thay đổi như vậy?


Như người bạn miền Trung cứ tranh cãi mãi với anh bạn miền Bắc. “Thịt ngan
này không có muối tỏi thì vứt đi!”. “Mô rứa! Thịt vịt xiêm ni phải chấm mắm gừng
mới ngon mi nờ!”. “Rau ni phải kêu là ngò tây chứ mô phải mùi tàu!”…

Như tầng dưới tầng trên của chiếc giường trong ký túc không thôi cãi nhau nổ
đom đóm mắt: Con này phải là con châu chấu, không phải cào cào! Quê tau gọi con
ni là con tôm, không phải con tép!
Vì sao người ta cứ họp mãi những phiên chợ cũ của tâm hồn?
Là bởi vì sự gắn bó với những gì là đầu tiên của đời người. Cái thuở ban đầu lưu
luyến ấy/ Nghìn năm hồ dễ mấy ai quên. Là thủy chung. Thủy là đầu, chung là cuối.
Số một đẹp không phải vì nó đứng thứ nhất, mà vì nó là con số biểu thị lần đầu. Nhớ
quê là nhớ lần đầu, ngày đầu của ta trên đời. Nhớ nguồn cội là nhớ về cái gốc đầu
tiên. Cái đầu tiên có sức ám ảnh, tình cảm đó đã trở thành phức cảm. Như ta có thể
vô tình không yêu mẹ ta nhất, nhưng mẹ ta luôn là người yêu ta nhất trên đời, vì
chính mẹ là người đầu tiên nghe tiếng khóc chào đời của ta. Mẹ luôn lo sợ sẽ tiếp tục
nghe tiếng khóc của ta trong đời.
Lưu mãi hình ảnh cũ, thói quen cũ, tính cách cũ, tình cảm cũ, con người cũ, sự
bảo thủ đó, xét đến cùng, cũng chỉ là vì người sợ xa người. Sợ xa người, ở đây gồm
cả sợ xa chính mình trong hình ảnh đã cố định ban đầu. Giày tây, khoai tây, và cả
khoai tây … tàu, phải phân loại ngay sự dị chủng nếu có không phải là cái ban đầu.
Và ở người Việt mình sự bảo thủ này có vẻ dày dặn hơn. Chim xa rừng còn
thương cây nhớ cội, người xa người tội lắm người ơi… Có thể vì người sợ xa người,
trong chinh chiến triền miên Thùng thùng trống đánh ngũ liên/ Bước chân xuống
thuyền nước mắt như mưa. Cũng có thể cuộc sống nghèo khổ, nên người sợ xa người
trong nỗi tha phương cầu thực Rồi mùa toót rạ rơm khô/ Bạn về quê bạn biết nơi khô
mà tìm.
Có cũ thì mới có mới. Ôn cố tri tân. Bảo thủ là sự chiến thắng của kinh nghiệm.
Là cội nguồn của văn hóa. Đổi mới là sự chiến thắng của hy vọng. Là tiền đề của
phát triển. Như phần chìm và phần nổi của con thuyền. Như chân trụ của chiếc
compa là người mẹ bảo thủ, nghiêm ngặt, nguyên tắc, để giữ nền tảng. Như chân
quét của chiếc compa là người cha cởi mở, phóng khoáng, là cánh buồm hứng gió và
đi tới. Có mẹ, có cha mới thành một mái nhà.
C10; CON TRAI CÓ ĐƯỢC DỖI HỜN?
1. Chẳng lẽ tình cảm cũng … lực điền?

Đàn ông con trai được gọi là phải nam. Trong văn tự Hán Việt, chữ NAM do chữ LỰC (sức
mạnh cơ bắp) và chữ ĐIỀN (ruộng) mà tạo thành. Như vậy đàn ông con trai là phải mạnh mẽ
như lực điền. Đó là dấu ấn của thời phong kiến gắn với nền kinh tế nông nghiệp dựa vào ơn
trời mưa nắng và vai u thịt bắp. Tôi dám chắc bây giờ khác. Con trai mà lực điền quá đôi khi
nghe mất cả lãng mạn.Phái nữ sẽ cho mình là “Lúc Ôliu” chặt mía thô thiển, đối lập với cha
Ranf ngời ngời tinh túy!
Chuyện này kéo theo chuyện nọ. Từ chỗ phải mạnh mẽ trai cày, người ta nghĩ con trai cũng
phải mạnh mẽ trong bộc lộ tình cảm. Ba cái chuyện dỗi hờn là “đặc sản” của con gái. Nam
nhi đại trượng phu phải ăn to nói lớn, sấm chớp đùng đùng, không có những giọt mưa trên mi


mắt, không có tài sản nào mang tên dỗi.
2. Nhiệt độ cao sinhh ra… con gái
Thực tế không đúng như vậy. Con trai cũng có mạng thủy, con gái cũng có mạng hỏa. Con
trai có thể mềm mại như nước, con gái cũng có thể đùng đùng như lửa. Tâm lý học hiện đại
nói rằng, những thuộc tính tâm lý (tình cảm, khí chất, xu hướng…) không phân biệt giới tính.
Ông bà mình cũng nghĩ thế. Thần mưa là nữ thần. Đúng, khóc lóc là chuyện của con gái.
Nhưng thần sấm, thần chớp cũng là nữ thần nhá! Tín ngưỡng của người Việt mình thờ cũng
cả bốn nữ thần (thêm thần mây).
Bạn biết không, một số loài rùa biển, giới tính của rùa không được quyết định từ trong trứng
mà được quyết định bởi nhiệt độ ấp trứng khi trứng được vùi trong cát. Nhiệt độ cao nở ra
con cái, nhiệt độ thấp nở ra con… đực! Con gái được tôi luyện như thế đó, ai dám bảo họ phải
mềm hơn con trai?
3. Tuổi mới lớn và cứng cỏi anh hùng rơm
Tuổi sang teen dù cho quá trình ức chế đã mạnh hơn nhiều so với thời kỳ tween. Song quá
trình hưng phấn vẫn chiếm ưu thế hơn. Tính xúc cảm đang cao, dễ xúc dộng và dễ bị kích
động. Chính vì vậy mà mấy bạn nam hay đánh nhau, ngựa no hay háu đá mà!
Tuy nhiên, dù cảm thông cho đặc tính lứa tuổi cũng chẳng thể nào tha thứ được sự hung bạo
mà đôi khi ranh giới giữa nó với cái gọi là mạnh mẽ thật quá mỏng manh. Con người văn
minh cư xử với nhau phải lịch sự, khoan hòa, người với người phải như thiên thần ấy chứ. Xa

rồi cái buổi đói kém, u tối, lạc hậu, bực dọc, cáu gắt, thô bạo. Đừng kéo dài mà “Tây” họ cười.
Vì thế, một chút dỗi hờn như là nhiệt kế để bạn bè biết mà điều chỉnh hành vi cũng là hay ho.
Một chút dỗi hờn là thông điệp lành mạnh để giải tỏa cho nhau. Hơn là bất thình lình phát tiết
giông bão, động đất, sóng thần. Một chút dỗi hờn dẫn đến đối thoại nhẹ nhàng, tha thứ, bao
dung. Nào cần chi cứng cỏi đao to búa lớn để rồi khó quay về với yêu thương. Vì đao to búa
luôn gần với đứt gãy.
Mà ở thời kinh tế tri thức, cái thể hình lực điền nọ nghe chừng chỉ làm mệt bộ xương và hệ
tim mạch thôi. Quan niệm về cái mạnh là cũng khác xưa.
Cho nên chi, bạn ạ, tôi xin bỏ một lá phiếu cho con trai dỗi hờn với câu trả lời cho tít bài trên
kia là: Được! [KQĐ]
31/7/2007



×