Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Triêt học phương tây trước mác những đặc điểm chủ yếu của triết học tây âu thời kỳ phục hưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.81 KB, 22 trang )

Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU
Triết học thời kỳ Phục hưng với sự sâu sắc về nội dung và phong phú
về hình thức biểu hiện đã đánh dấu sự khởi sắc của sinh hoạt tinh thần sau
nhiều thế kỷ bị kìm hãm. Khôi phục những giá trị văn hóa, khoa học cổ đại;
đề cao con người, mong muốn thay đổi đời sống chính trị - xã hội theo hướng
thế tục hóa, tăng cường năng lực nhận thức và đẩy mạnh việc khám phá
những bí mật của tự nhiên, mở rộng “vương quốc của con người”, triết học
thời Phục hưng thật xứng đáng là triết học của “những vị thần khổng lồ”.
Thời kỳ Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ
xã hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV – XVI), tức sang một hình
thức phát triển cao hơn. Sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản, đã
hình thành trong lòng xã hội phong kiến có xu hướng trở thành phương thức
sản xuất thống trị, gắn liền với nhu cầu phát triển khoa học, kỹ thuật và tạo ra
thị trường kinh tế thống nhất, phá vỡ những cát cứ phong kiến lâu đời thời
Trung cổ.
Trong thời đại Phục hưng ở Tây Âu, các nhà tư tưởng của giai cấp tư
sản đã bênh vực triết học duy vật, chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học
trung cổ. Tuy vậy, trong các hệ thống triết học ở thời đại này, các yếu tố của
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm thường xen kẽ nhau, xu hướng vô
thần biểu hiện dưới cái vỏ phiếm thần luận. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy
vật chống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là
khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận kinh
viện.
Sự chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện
trung cổ đã không ngăn cản được sự phát triển bước đầu của khoa học thực

-1-



Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

nghiệm và triết học duy vật – tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc
điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp theo.
Mặc dù tồn tại cách chúng ta nhiều thế kỷ, nhưng những vấn đề triết
học Tây Âu thời kỳ Phục hưng vẫn chưa mất tính thời sự của nó. C. Mác nhận
xét, “một dân tộc chỉ đứng ngang tầm thời đại khi có một nền tảng triết học
vững chắc”. Vì vậy, việc nghiên cứu các di sản triết học thời kỳ Phục hưng
giúp ta hiểu được tiến trình phát triển của tư tưởng nhân loại, có thêm cơ sở
để hiểu sâu sắc hơn, đúng đắn hơn chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời giúp
chúng ta có được những cơ sở lịch sử cần thiết để giải quyết nhiều vấn đề
phục vụ sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay, chẳng hạn như đề ra các chính
sách tôn giáo hợp lý, giải quyết nhiều vấn đề mối quan hệ giữa khoa học kỹ
thuật và khoa học nhân văn, các vấn đề dân chủ và tự do cá nhân con người...
Trên cơ sở đó mà học viên chọn đề tài Những đặc điểm chủ yếu của triết
học Tây Âu thời kỳ Phục hưng để làm tiểu luận môn.
Mục đích và nhiệm vụ của đề tài giúp làm rõ thêm quá trình hình thành
và phát triển của triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng, từ đó cho ta thấy được
những hạn chế của nó như còn yếu tố duy tâm, thỏa hiệp, duy vật chưa triệt
để... và những đóng góp to lớn của nó đối với sự phát triển của khoa học và
triết học duy vật.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần : Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận. Trong phần nội dung gồm có 2 chương: Chương I, nêu lên những điều
kiện kinh tế - chính trị - xã hội và những đại biểu tiêu biểu triết học Tây Âu
thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV – XVI); chương II, phân tích nêu lên những
đặc điểm chủ yếu của triết học Tây Âu thời kỳ Phục hưng (thế kỷ XV – XVI).
Do giới hạn của đề tài, cũng như khả năng bản thân nên đề tài khó tránh
khỏi những hạn chế thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy
cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
-2-



Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ
NHỮNG ĐẠI BIỂU TIÊU BIỂU CỦA TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ
PHỤC HƯNG (THẾ KỶ XV-XVI):
1. Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội:
Thời kỳ Phục hưng là thời kỳ được gọi để biểu thị sự phục hồi và làm
hưng thịnh lại những giá trị văn hóa cổ đại trong điều kiện thế kỷ XV – XVI ở
châu Âu. Đây là thời kỳ đang có những mầm mống về kinh tế, chính trị, tư
tưởng, văn hóa… cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Nhiều công trường thủ
công đã xuất hiện với số lượng công nhân càng tăng lên, giai cấp tư sản mới
đang hình thành, những chủ xưởng, chủ hiệu buôn, chủ thuyền buôn… đang
ngày càng có vị trí trong xã hội. Chế độ phong kiến đang đứng trước cuộc đại
khủng hoảng. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân, thợ thủ công đã đứng lên
đấu tranh chống lại quý tộc, phong kiến đòi xóa bỏ đặt quyền, đặt lợi phong
kiến. Giai cấp tư sản ra đời cũng tìm mọi cách chống lại giai cấp phong kiến
để nhằm phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Sự phát triển tư bản chủ
nghĩa mặc dù dưới dạng mầm mống, dòi hỏi phải đánh đổ nền tảng thế giới
quan của chế độ phong kiến, tức là đánh đổ thuyết địa tâm – cho trái đất là
trung tâm của vũ trụ. Điều này kích thích cho triết học và khoa học tự nhiên ra
đời.
Do yêu cầu phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa, đòi hỏi phải phát
triển lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chính điều đó đã thôi thúc dòng
triết học nhân bản ra đời và xuất hiện chủ nghĩa nhân đạo tư sản, đề cao con
người, muốn giải phóng con người. Đồng thời do yêu cầu phát triển kinh tế tư
bản chủ nghĩa, đòi hỏi khoa học kỹ thuật phát triển để phát triển công cụ sản
xuất, cũng như đánh đổ thuyết địa tâm, điều này đã thôi thúc những nhà triết


-3-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

học mang tính chính trị - xã hội ra đời đề cao vai trò của cơ học, toán học,
thiên văn học…
Do những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triến mạnh, đặc
biệt là sau thế kỷ XVI, những tích lũy tư bản đầu tiên đã làm nảy sinh rất
nhiều vấn đề xã hội ở phương Tây đòi hỏi các nhà triết học phải giải quyết, đó
là điều kiện giải phóng cho dòng triết học mang tính không tưởng ra đời –
những tư tưởng xã hội không tưởng thời kỳ này.
Như vậy, những hoàn cảnh lịch sử Tây Âu thời kỳ Phục hưng đã quy
định nội dung triết học thời kỳ này, làm cho nó không chỉ đơn thuần dừng lại
ở việc tiếp thu và khôi phục các giá trị tư tưởng truyền thống, mà trái lại, phát
triển với nhiều màu sắc riêng của một thời kỳ lịch sử, như Ăngghen nhận xét,
“từ xưa tới nay, nhân loại đã trải qua; đó là một thời đại cần có những con
người khổng lồ và đã sinh ra những con người khổng lồ: khổng lồ về năng lực
suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và
về mặt học thuyết sâu rộng”(1). Để làm rõ vấn đề này, cần phân tích những đặc
điểm chủ yếu của triết học Tây Âu thời kỳ này.
2. Những đại biểu triết học tiêu biểu:
2.1 Một số đại biểu của triết học tự nhiên :
Nicôlai Côpécnic (1473-1543). Côpécnic là nhà thiên văn học, nhà
triết học nổi tiếng người Balan. Ông là người đã khởi xướng thuyết Nhật tâm
(mặt trời là trung tâm của vũ trụ). Côpécnic đã chứng minh rằng, trái đất
không phải là trung tâm của vũ trụ. Trái đất không phải là đứng im mà luôn
vận động quanh mặt trời và tự quay xung quanh trục của nó. Sự tự quay của
trái đất xung quanh trục của mình được ông lý giải bằng sự thay đổi ngày và

đêm. Mặt trăng với ông là vệ tinh của trái đất, quay xung quanh trái đất.
1() GS, TS Nguyễn Hữu Vui – Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, HN-2002, tr. 459-460.

-4-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

Thuyết Nhật tâm của Côpécnic có ý nghĩa hết sức to lớn, nó đã vượt ra ngoài
khuôn khổ của thiên văn học và đã góp phần củng cố thế giới quan duy vật.
Côpécnic cũng chống lại quan niệm của Arixtốt cho rằng có hai loại vận động
là vận động hoàn thiện ở trên trời và vận động không hoàn thiện ở dưới đất.
Theo Côpécnic, không có sự khác nhau về nguyên tắc giữa vận động ở trái đất
với vận động ở mặt trời, mặt trăng.
Trước phát minh của Côpécnic, một số linh mục đã sử dụng nó đã cải
cách lịch và cho rằng những phát minh này đã giúp tính toán vận động của
các hành tinh chính xác hơn hệ thống của Arixtốt và Ptôlêmê. Nhưng phần
lớn các linh mục và Giáo hội Kitô giáo nói chung đã chống lại phát minh này.
Tuy nhiên, phát minh của Côpécnic vẫn còn những hạn chế nhất định: Thứ
nhất, khi ông cho độ lớn của trái đất so với bầu trời là nhỏ và khoảng cách từ
trái đất tới các vì sao là lớn là đúng thì ông cho rằng biên giới của thế giới là
không đổi. Thứ hai, đối với Côpécnic, các vì sao là bất động và đều nằm trong
cùng một mặt cầu duy nhất. Những hạn chế này về sau đã được G. Brunô
khắc phục.
Gióocđanô Brunô (1548 – 1600). Brunô là nhà thiên văn học, nhà triết
học nổi tiếng người Italia. Ông chịu ảnh hưởng nhiều của triết học tự nhiên,
đặc biệt là phát minh của Côpécníc. Brunô là nhà triết học có xu hướng phiếm
thần. Đối với Brunô “Tự nhiên là Thượng đế trong các vật”. Như vậy, Thượng
đế ở Brunô đồng nhất với các vật, với tự nhiên. Đây chính là bước chuyển từ
quan niệm hữu thần sang quan niệm vô thần. Quan niệm này của Brunô đã

mâu thuẫn với quan niệm của Arixtốt về “vật chất thứ nhất” – thứ vật chất thụ
động.
Trong quan niệm về vũ trụ thì quan niệm xuất phát điểm của Brunô là
quan niệm về tính vô tận của vũ trụ, của tự nhiên. Ông cho rằng không gian là
vô cùng tận, ông ủng hộ tư tưởng cho rằng có vô vàn thế giới khác nhau trong
-5-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

vũ trụ. Khác với Côpécníc khi cho mặt trời là trung tâm tuyệt đối của vũ trụ,
Brunô cho rằng trung tâm tuyệt đối như vậy không có. Mặt trời chỉ là trung
tâm hệ thiên hà của chúng ta. Trong vũ trụ không có giới hạn, mặt trời, các vì
sao cũng luôn vận động. Hơn nữa, ông còn đúng khi chỉ ra rằng, không chỉ
mặt trời của chúng ta mới có các vệ tinh quay xung quanh nó, ngay cả các vì
sao xa xôi cũng có các vệ tinh quay xung quanh.
Brunô còn có qquan đieểm tiến bộ chống lại triết học kinh viện khi
chứng minh tính thống nhất vật lý của thế giới. Ông cho rằng tất cả các thế
giới trong vũ trụ, tất cả các hành tinh đều được cấu tạo từ 5 yếu tố: đất, nước,
lửa, không khí và ête. Ête chỉ là tác nhân liên kết 4 yếu tố kia với nhau cũng
như liên kết các thế giới, các hành tinh với nhau. Nhưng Brunô lại sai lầm khi
rơi vào quan điểm vật hoạt luận (cho mọi vật đều có linh hồn).
Về lý luận nhận thức, Brunô xuất phát từ quan điểm con người là một
bộ phận không thể tách rời của vũ trụ, con người là thế giới vi mô phản ánh
thế giới vĩ mô. Ông cho nhận thức gồm: Cảm giác, lý trí và trí tuệ. Ông đối
lập cảm giác với trí tuệ. Ông đánh giá thấp vai trò của cảm giác trong nhận
thức. Cảm giác có hạn mà vũ trụ vô cùng vô tận nên cảm giác có thể đánh lừa
chúng ta trong nhận thức. Brunô cho rằng “Ai muốn nhận thức những bí mật
của thế giới hãy xem xét và quan sát cái tối thiểu và cái tối đa của những mâu
thuẫn của những mặt đối lập”(2). Trên cơ sở đó Brunô đã nhìn thấy sự thống

nhất của các mặt đối lập trong tất cả các lĩnh vực. Ông cũng hoàn toàn đúng
khi phủ nhận chân lý của thần học và cho giới tự nhiên là đối tượng của nhận
thức.
Có thể nói, Brunô là nhà triết học khoa học tự nhiên duy vật xuất sắc
thời Phục hưng. Quan điểm duy vật, khoa học của ông đã góp phần thúc đẩy
triết học duy vật, khoa học và thiên văn học phát triển.
2() G. Brunô: Các đối thoại, M. 1949, tr.291 (tiếng Nga).

-6-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

2.2 Một số đại biểu tiêu biểu của triết học nhân đạo:
Pêtrô Pômpônátxi (1462-1525). Pômpônátxi là nhà triết học nhân đạo
người Italia. Ông tiếp tục tinh thần tự do tư tưởng. Tư tưởng của ông chống
lại những giáo điều của Giáo hội Kitô giáo. Pômpônátxi đã khẳng định rằng
chân lý của thần học không giải thích được thế giới tự nhiên, chỉ đề cập tới
những vấn đề đạo đức của nhân dân mà thôi. Ông cho rằng, giáo lý của nhà
thời chỉ mang lại điều ác cho xã hội. Ông đã đối lập chân lý triết học với chân
lý thần học. Chân lý triết học, theo ông là có cơ sở, nó hướng tới giải thích thế
giới và chính con người.
Về linh hồn, Pômpônátxi cho rằng linh hồn cụ thể của bất kỳ ai đều
không là bất tử. Theo ông trí tuệ có ba dạng: một là trực quan (speculativus);
hai là thực tiễn hay hoạt động (practicus, operativus) và tác động (factivus). Ở
Arixtốt không có dạng tác động. Chính dạng thứ ba (dạng tác động) của trí tuệ
đã nói lên con người chính là người sáng tạo. Con người, theo Pômpônátxi
khác con vật ở chỗ biết phân biệt cái ác và cái thiện và biết trở thành thực thể
có đạo đức.
Trong quan niệm về thế giới, Pômpônátxi có tư tưởng quyết định luận.

Ông phủ nhận nguyên nhân siêu tự nhiên hay ngoài tự nhiên của các sự vật,
hiện tượng. Mặc dù Pômpônátxi có ý ủng hộ chiêm tinh học nhưng nhìn
chung, tư tưởng của ông là tiến bộ so với thời đại. Nét nổi bậc trong tư tưởng
của ông là chống lại những giáo điều của Giáo hội Kitô giáo, khẳng định vị trí
của con người, của triết học trước thần học và nhà thờ. Đây chính là tinh thần
nhân đạo của Pômpônátxi.
Misen Môngtenhơ (1533-1592). Misen Môngtenhơ là nhà triết học
nhân đạo người Pháp. Về mặt triết học, ông là người chống lại triết học kinh
viện. Ông cho rằng triết học kinh viện không đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.

-7-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

Ông có tư tưởng hoài nghi nhưng không phải hoài nghi bi quan mà là hoài
nghi để phê phán những giáo lý, tri thức của triết học kinh viện.
Về nhận thức, ông là người kịch liệt chống lại luận điểm của triết học
kinh viện cho rằng uy tín là tiêu chuẩn của chân lý. Chủ nghĩa nhân đạo của
ông thể hiện trong nhận thức luận khi ông đề cao sự thuyết phục cá nhân, nhất
là sự thuyết phục dựa trên cơ sở kinh nghiệm cá nhân và sự lập luận chặt chẽ
của cá nhân. Nhận thức, theo ông bắt nguồn từ cảm giác, lý tính là giai đoạn
cao của nhận thức. Ông phủ nhận những chứng minh, lập luận có tính chất lý
tính về sự tồn tại của Thượng đế. Ông nhấn mạnh vai trò của cảm giác trong
nhận thức. Theo ông, ngoài mối liên hệ cảm giác với thế giới bên ngoài thì sẽ
không thể có hoạt động nhận thức. “Tri thức bắt nguồn từ cảm giác và cũng
kết thúc bằng cảm giác”(3).
Con người theo ông có trí tuệ, có khả năng sản xuất, xây dựng, chữa
bệnh… Điều quan trọng nhất đối với con người là phải “biết sống”. Trong các
hành vi đạo đức luôn có “cái tôi”. Đây chính là tư tưởng nhân đạo của ông –

đề cao tính cá nhân trong đạo đức. Tuy nhiên, các hành vi của con người cần
phải phục tùng các quy tắc xã hội, phù hợp với xã hội và trí tuệ của con
người. Tư tưởng nhân đạo của ông còn được thể hiện ở chỗ, ông chống lại đạo
đức khổ hạnh, đề cao đạo đức của những người bình thường trước đạo đức giả
của phong kiến quý tộc. Ông có tư tưởng tiến bộ khi cho rằng chính con
người đã sáng tạo ra Thượng đế theo ý mình và theo hình ảnh của mình. Giới
tự nhiên theo ông luôn vận động theo những quy luật của chính nó. Tôn giáo
có tính lịch sử. Con người sáng tạo ra tôn giáo và sử dụng nó vì những mục
đích ích kỷ. Tôn giáo thực hiện chức năng cảnh sát của mình, nó giữ con
người trong vòng cương tỏa tinh thần. Ông phê phán chiến tranh tôn giáo.

3() Môngtenhơ M: Các kinh nghiệm, in trong 3 tập, Mátxcơva 1979-1980, t.I, tr.519 (tiếng Nga).

-8-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

Những tư tưởng nhân đạo của Môngtenhơ có ý nghĩa to lớn trong việc
chống lại triết học kinh viện, giáo điều và đề cao con người.
2.3 Một số đại biểu tiêu biểu của triết học chính trị - xã hội:
Tômát Morơ (1478-1535). Tômát Morơ là nhà triết học chính trị - xã
hội nổi tiếng người Anh thế kỷ XV-XVI. Tác phẩm nổi tiến của ông là Không
tưởng. Tư tưởng cơ bản của ông là lý tưởng về một xã hội công bằng không
còn giai cấp. Trong phần 1 tác phẩm Không tưởng của mình, Tômát Morơ đã
phân tích, trình bày những hình ảnh tàn khốc, dã man nhất của thời kỳ tích lũy
tư bản đầu tiên ở Anh. Chính C. Mác đã dùng nhiều tư liệu phần này của
Morơ cho chương XXIV tập I bộ Tư bản. Từ hiện thực của nước Anh khi ấy,
Morơ đã phần nào thấy được bản chất giai cấp của vấn đề. Bởi lẽ Morơ đã
phát hiện ra rằng, chỉ những người nghèo mới bị săn đuổi như những đàn cừu

ra khỏi mãnh đất của mình, còn người giàu thì không.
Trong phần 2 của tác phẩm Không tưởng, Tômát Morơ xây dựng nên
mô hình của xã hội tương lai. Trong xã hội tương lai này mọi người chống lại
chủ nghĩa cá nhân bằng cách thay thế sở hữu tư nhân, xóa bỏ sở hữu nói
chung để đảm bảo công bằng về sở hữu và nhu cầu. Trong xã hội không
tưởng này tiền không có giá trị. Vàng, bạc thay thế chức năng cho tiền nhưng
người dân chỉ dùng làm đồ trang sức. Vàng chủ yếu cùng trong quan hệ đối
ngoại, kinh tế ngoại thương.
Tômát Morơ có tư tưởng tiến bộ khi cho rằng chính lao động là cơ sở
của công bằng. Vì vậy, mọi người đều phải lao động. Lao động theo Tômát
Morơ không chỉ là cần thiết cho sự sống mà còn có tính chất đạo đức. Lao
động sẽ là bắt buộc với mọi người 6 giờ trong 1 ngày.
Xã hội không tưởng này được tồn tại theo nguyên tắc nhà nước dân chủ
cộng hòa, bỏ phiếu kín bầu cử người lãnh đạo. Với Tômát Morơ “Nhà nước
-9-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

này như một gia đình lớn, ở đó không có mâu thuẫn giữa của riêng và của
chung. Lao động đủ nuôi sống mọi người, không có người nghèo”(4).
Trong xã hội tương lai ấy con người là vốn quý nhất không thể đổi
bằng vàng. Sức khỏe của con người là quan trọng nhất. Mọi người ai cũng
yêu hòa bình. Luật pháp chỉ để nhắc nhỡ công dân về nghĩa vụ mà thôi. Trong
xã hội tương lai này, theo ông vẫn còn một tôn giáo chung. Tôn giáo chân
chính theo ông không loại trừ niềm tin vào sự bất tử của linh hồn cá nhân
cũng như cuộc sống ở thiên đường. Mỗi người đều có thể hiểu Thượng đế
theo cách của mình. Linh mục phải được bầu ra, phụ nữ cũng có thể làm linh
mục. Những tội phạm có thể bắt làm nô lệ để làm công ích.
Mặc dù còn nhiều hạn chế nhưng tư tưởng của Tômát Morơ có ý nghĩa

tiến bộ to lớn cả trong thời đại ông và sau này.
Tômmadô Campanhella (1568-1639). Ông là nhà triết học, nhà lý
luận của chủ nghĩa xã hội không tưởng người Italia. Ông là người đã tham gia
cuộc đảo chính chống lại Tây Ban Nha. Việc không thành ông bị tù 27 năm.
Ông đã viết tác phẩm nổi tiếng của mình Thành phố mặt trời ở trong tù vào
năm 1602.
Trong Thành phố mặt trời không có sở hữu tư nhân. Mọi người sống
thành công xã, lao động không chỉ là nghĩa vụ mà còn là nhu cầu của tất cả
các thành viên của công xã. Ngay từ khi còn nhỏ, con người ở đây đã kính
trọng lao động, mỗi người phải lao động 4 giờ trong 1 ngày. Trong Thành phố
mặt trời không có người nghèo, không có người giàu, “đồ vật phục vụ con
người chứ không phải ngược lại” (5). Nhà nước trong Thành phố mặt trời được
xây dựng trên nguyên tắc: quan tâm lợi ích chung sau đó mới quan tâm tới lợi
ích cá nhân. Sức mạnh của nhà nước dựa trên 3 bộ phận: Sức mạnh – việc
4() Xem Tômát Morơ: Không tưởng, M.1978, tr.274 (tiếng Nga).
5( ) Xem Campanhella: Thành phố mặt trời, M. 1954, tr. 71 (tiếng Nga).

-10-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

quân sự; thông thái – việc khoa học và tình yêu – việc ăn ở, sinh con đẻ con
cái, giáo dục. Mỗi bộ phận trên lại dựa vào các chuyên gia, chẳng hạn các nhà
toán học, lôgíc học… Tất cả bộ máy nhà nước gồm 40 người. Hội đồng của
nhân dân (do bầu) họp 2 lần trong 1 tháng. Trẻ em được dạy chơi, dạy nghiên
cứu khoa học và dạy làm các công việc thủ công. Ngoài giờ lao động, người
dân có thể phát triển năng khiếu, trí tuệ, tuổi thọ của mọi người rất cao. Luật
và đạo đức được diễn đạt đơn giản, ngắn gọn ghi trên bảng trước cửa vào nhà
thờ: “Cái gì mình không thích không làm cho người khác”; “cái gì mình muốn

người khác làm cho mình hãy làm cho người khác”(6).
Những tư tưởng của Campanhella vừa là khát vọng, vừa thể hiện tinh
thần nhân đạo. Mặc dù đây là những tư tưởng không tưởng nhưng nó đóng vai
trò to lớn cho sự phát triển của những tư tưởng tiến bộ sau này.
Tóm lại, trong tư tưởng thời kỳ Phục hưng đã diễn ra sự thay đổi cơ
bản so với thời Trung cổ. Thần học và tôn giáo mặc dù còn ảnh hưởng lớn tới
lĩnh vực thế giới quan của con người, nhưng không đóng vai trò độc quyền
thống trị như trước nữa. Xu hướng tư tưởng thời kỳ này là đề cao con người
và vì con người. Luận điểm nổi tiếng của Prôtagor thời cổ “con người là
thước đo tất thảy mọi vật” được coi là phương châm tư tưởng thời kỳ này. Các
giá trị văn hóa của con người, nhất là các giá trị nghệ thuật được đặc biệt coi
trọng. Đó là nền tảng tư tưởng và sự chuẩn bị cho hàng loạt các bước phát
triển nhảy vọt về văn hóa, tư tưởng thời kỳ cận đại ở Tây Âu.
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA TRIẾT HỌC
TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG (THẾ KỶ XV-XVI):
1. Trong thời kỳ Phục hưng, chủ nghĩa duy vật trong triết học đã được
khôi phục và khẳng định chỗ đứng của mình trong đời sống tinh thần của xã
hội. Triết học duy vật Hy Lạp cổ đại được vận dụng trong cuộc đấu tranh
6() Xem Campanhella: Thành phố mặt trời, M. 1954, tr. 118 (tiếng Nga).

-11-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Nhìn chung chủ nghĩa duy vật đang trên
đà phát triển rực rỡ. Nhiều nhà duy vật thời kỳ này đồng thời là những người
đi tiên phong trong lĩnh vực khoa học tự nhiên như Côpécníc, Brunô, Galilê…
Thời kỳ Phục hưng là thời kỳ giai cấp tư sản đang lên, đang khẳng định vị trí
của mình trong xã hội. Cho nên, giai cấp tư sản bênh vực triết học duy vật

chống lại triết học kinh viện và thần học trung cổ.
Triết học Tây Âu thời Phục hưng là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản
trong cuộc đấu tranh nhằm thiết lập sự thống trị của mình. Trong triết học thời
kỳ này diễn ra sự xung đột gay gắt giữa các tư tưởng triết học và khoa học
tiến bộ được giai cấp tư sản ủng hộ với các quan niệm thần học và giáo hội
thể hiện lợi ích của chế độ phong kiến. Bằng những cơ sở và luận chứng khoa
học, triết học Phục hưng giúp cho giai cấp tư sản nhận thấy bộ mặt thật của
chế độ phong kiến thối nát, xóa bỏ vòng hào quang thần thánh mà giáo hội
khoác cho chế độ nông nô.
Vì vậy mà thời kỳ này, cuộc đấu tranh giữa các trường phái duy vật và
duy tâm trong triết học gắn liền với cuộc đấu tranh của triết học và khoa học
nhằm thoát khỏi ảnh hưởng của thần học và giáo hội. Với xu thế phát triển
của lịch sử, càng về sau, giai cấp tư sản càng khẳng định sức mạnh và tính ưu
việt của mình không chỉ về phương diện phát triển kinh tế mà cả phương diện
phát triển triết học, khoa học.
Tuy nhiên, triết học duy vật thời kỳ này cũng có những yếu tố thỏa hiệp
duy tâm, để phục vụ lợi ích của mình, giai cấp tư sản vẫn cần đến tôn giáo.
Cho nên như Ăngghen nhận xét, các cuộc cải cách của Luthơ, Canvin… chỉ là
sự cải biến lại tôn giáo cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Cuộc đấu tranh
giữa duy vật và duy tâm trong triết học thời kỳ này được thực hiện dưới dạng
khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm chống những lập luận kinh

-12-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

viện giáo điều. Chủ nghĩa vô thần thường được thể hiện dưới cái võ phiếm
thần.
2. Triết học thời kỳ này gắn liền với vấn đề con người và giải phóng

con người. Thời trung cổ, do ảnh hưởng nặng nề của thế giới quan tôn giáo và
trình độ sản xuất thấp, người ta coi con người là một sinh vật thụ động, chỉ
biết thờ phụng chúa, cầu mong được rửa tội. Vì vậy, vấn đề cơ bản của triết
học thời trung cổ là vấn đề: thế giới này do Chúa sáng tạo hay nó vẫn tồn tại
như thế từ xưa đến nay?
Bước sang thời Phục hưng và cận đại, sự phát triển to lớn của sản xuất
và khoa học đã chứng minh sức mạnh vĩ đại của con người. Vì vậy, thời kỳ
này ở Italia, đã dấy lên khẩu hiệu “con người hãy thờ phụng chính bản thân
mình, chiêm ngưỡng cái đẹp của chính mình”. Hình ảnh bức tưỡng “Người
khổng lồ” (Đavít) của nhà điêu khắc Mikenlan Giêlô đã trở thành biểu tượng
của con người thời Phục hưng và cận đại. Đó là con người tràn đầy sức sống
và hoài bão tự do. Giờ đây, không phải quan hệ giữa chúa và thế giới mà
chính là vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới trở thành trung tâm của
các quan niệm triết học. Nhiều nhà tư tưởng đã ý thức được sự cần thiết phải
xây dựng một “triết học thực tiễn, nhờ đó con người hiểu biết sức mạnh... của
tất cả các sự vật khác xung quanh ta cũng thấu đáo như những công việc của
những người thợ thủ công, bằng cách đó, chúng ta có thể sử dụng chúng trong
các hoạt động của mình, đồng thời biến mình thành những chủ nhân và chúa
tể của giới tự nhiên”(7).
Thực ra dưới hình thức này hay hình thức khác, ngay từ thời cổ đại, vấn
đề con người đã trở thành một trong những đề tài triết học cơ bản. Tuy nhiên,
ở mỗi thời đại vấn đề đó được đặt ra và giải quyết trong những bối cảnh và
nội dung khác nhau. Triết học Tây Âu thời kỳ này phản ánh rõ cuộc đấu tranh
7() R. Đềcáctơ: Tuyển tập, Nxb. Tư tưởng, Mátxcơva, 1950, tr.305 (tiếng Nga).

-13-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC


của giai cấp tư sản nhằm giải thoát con người khỏi mọi gông cùm chật hẹp mà
các tôn giáo thời trung cổ áp đặt cho nó. Vì thế từ thời Phục hưng, các tư
tưởng nhân đạo đặc biệt phát triển. Tư tưởng nổi bật là tư tưởng nhân văn gắn
liền với chủ nghĩa nhân đạo tư sản. Chủ nghĩa nhân đạo này chống lại giáo lý
của triết học kinh viện, đề cao cá nhân con người nói chung. Hơn nữa, với
nhiều khám phá trong lĩnh vực tâm sinh lý học, các triết gia thế kỷ XV-XVIII
ngày càng nhận thấy vai trò của thể xác con người đối với việc phát triển trí
tuệ và nhân cách. Tuy nhiên, ở đây con người mới được đề cập đến chủ yếu ở
khía cạnh cá thể, bản chất xã hội của con người chưa được đề cao; chưa đề ra
được nhiệm vụ giải phóng người lao động, mới đề ra khẩu hiệu giải phóng
con người một cách chung chung, trừu tượng.
3. Trong triết học thời kỳ này đã xuất hiện những tư tưởng không tưởng
đầu tiên về chủ nghĩa xã hội. Các nhà không tưởng phê phán sự tàn bạo của
chủ nghĩa tư bản giai đoạn tích lũy đầu tiên, mơ ước về xã hội tương lai tốt
đẹp hơn mà ở đó không còn sở hữu tư nhân, mọi người đều lao động, tự do
bình đẳng, bác ái được trân trọng, lao động được đề cao, đồng thời cũng phê
phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu của xã hội phong kiến đương thời.
Tuy nhiên, hạn chế lớn nhất của nó là ở tính không tưởng, đó là những
ước mơ nhiều hơn là một học thuyết khoa học.
Triết học thời kỳ Phục hưng ở Tây Âu có nhiều điểm tiến bộ, đã đóng
một vai trò to lớn cho sự phát triển của khoa học và triết học duy vật. Song
vẫn còn một số hạn chế, như còn yếu tố duy tâm về mặt xã hội, thỏa hiệp với
tôn giáo, nhà thờ và giai cấp địa chủ phong kiến, duy vật chưa triệt để... Điều
đó thể hiện rõ tính quy định của tồn tại xã hội là thời kỳ quá độ từ chế độ
phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa.
Giai cấp địa chủ phong kiến và liên minh của nó với nhà thờ, giáo hội
còn mạnh. Giai cấp tư sản mới ra đời chưa đủ sức làm cách mạng tư sản. Vì
-14-



Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

thế, trong triết học Phục hưng các yếu tố duy vật, duy tâm tồn tại đan xen, xu
hướng vô thần được biểu hiện dưới cái vỏ “phiếm thần luận” – thuyết này
đồng nhất Thượng đế và giới tự nhiên.

-15-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

PHẦN III: KẾT LUẬN
Phục hưng là thời đại chuyển tiếp từ chế độ phong kiến sang chủ nghĩa
tư bản. Tính chất chuyển tiếp đó được phản ánh khá sinh động và trung thực
trong sáng tạo văn hóa tinh thần. Xét theo quan điểm hình thái kinh tế - xã
hội, thời kỳ chuyển tiếp được hiểu như chặng trung gian giữa hai nấc thang
của sự phát triển. Bên cạnh đó, trong một hình thái kinh tế - xã hội vẫn có
những sự chuyển tiếp mang tính cục bộ, thể hiện trong các lĩnh vực cụ thể.
Thời kỳ chuyển tiếp có diện mạo của mình, với những đặc trưng và nội dung
ghi đậm dấu ấn của buổi giao thời lịch sử, vừa liên hệ với quá khứ, vừa báo
trước tương lai. Những vấn đề vừa trình bày đều toát lên tính chuyển tiếp đó.
Thứ nhất, tính chất này được xem xét trên nền chung của các chuyển biến xã
hội, khi mà những nhân tố mới xuất hiện ngay trong lòng xã hội cũ, đóng vai
trò là cái mở đường, song chưa đủ khả năng vượt qua hoàn toàn cái đang tồn
tại, đang đóng vai trò chuẩn mực xã hội; hơn nữa, trong khá nhiều trường
hợp, các nhân tố mới (chủ nghĩa nhân văn, tư tưởng khoa học, quan điểm
chính trị thế tục...) buộc phải sử dụng hình thức cũ để thể hiện khát vọng và
thiên hướng của mình. Thứ hai, tính chất chuyển tiếp tư tưởng gắn liền với sự
nhận thức lại các giá trị hiện tồn, nghĩa là các giá trị đang được xem là chân
lý phổ biến, hiển nhiên, biến thành thói quen ý thức ở con người, khó bị loại

bỏ ngay lập tức (những quan niệm chính thống về đạo đức, thẩm mỹ, tôn
giáo, chính trị, tồn tại hàng ngàn năm dưới thời Trung cổ). Nếu không diễn ra
quá trình nhận thức lại như thế thì sẽ không có sự xuất hiện những học thuyết,
những tư tưởng mang tính đột phá, vượt qua những cấm đoán, định kiến và
chủ nghĩa giáo điều (có thể nhận thấy quá trình này qua chủ nghĩa nhân văn,
những khám phá khoa học, phong trào cải cách tôn giáo, các học thuyết chính
trị, nhất là hai khuynh hướng nổi bật – khuynh hướng do Makiaveli khởi
xướng và khuynh hướng do T. Morơ khởi xướng). Thứ ba, tính đa dạng, phức
tạp và đầy mâu thuẫn của thời kỳ chuyển tiếp trong tư tưởng phản ánh tính
-16-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

phức tạp và mâu thuẫn của các quan hệ xã hội, sự khác biệt về cơ sở giai cấp,
định hướng chính trị và trình độ nhận thức của chính các nhà tư tưởng. Thứ
tư, mặc dù trong quá trình chuyển tiếp tư tưởng còn tồn tại nhiều khuynh
hướng và học thuyết khác nhau, song tất cả đều xoay quanh trục chính, hay
trào lưu chủ đạo, nhằm đạt đến mục tiêu chung nhất. Mục tiêu chung của thời
Phục hưng là gì? Là giải phóng con người, trước hết con người – cá nhân,
khỏi sự ràng buộc của ý thức hệ phong kiến và “nền chuyên chính tinh thần”
của nhà thờ, khơi mở con đường cho sự sáng tạo văn hóa, khoa học, từng
bước hướng đến việc xác lập không gian xã hội lý tưởng dành cho con người.
Vì thế trào lưu chủ đạo, xuyên suốt là chủ nghĩa nhân văn; nó không chỉ thể
hiện tâm trạng và khát vọng của con người trong thời đại đó, mà còn vạch
hướng cho sự vận động của lịch sử tiến về phía trước. Chủ nghĩa nhân văn,
theo nghĩa đó, được phổ biến rộng rãi, và hàm chứa trong các sáng tạo văn
chương, nghệ thuật, khoa học, triết học, các tư tưởng chính trị, và cả trong tôn
giáo, vốn là lĩnh vực ít chịu sự tác động từ các biến cố chính trị, tư tưởng. Nói
đến thời Phục hưng, người ta nghĩ ngay đến chủ nghĩa nhân văn; nói đến sự

bùng nổ chủ nghĩa nhân văn trong buổi giao thời của lịch sử nhân loại, người
ta liên tưởng ngay đến thời Phục hưng. Đó là thời đại quật khởi của nhân cách
chống lại mọi áp đặt, mọi ràng buộc phi nhân tính từ chế độ phong kiến Trung
cổ. Thứ năm, không thể không tính đến yếu tố tìm tòi, thể nghiệm trong quá
trình chuyển tiếp tư tưởng. Sự tìm tòi, thể nghiệm có thể đạt đến thành công,
được thời đại sau đón nhận, nhưng cũng có thể thất bại, song quá trình ấy lại
đem đến cho thời đại sau những bài học bổ ích, và làm nên tiền đề cho những
bước đột phá tư tưởng tiếp theo, báo trước những biến đổi tích cực tất yếu
trong đời sống xã hội (những tìm tòi, thể nghiệm trong lĩnh vực văn chương,
nghệ thuật, khoa học, giáo dục, chính trị...). Giá trị lớn nhất trong quá trình
tìm tòi, thể nghiệm ấy là đã làm lung lay nền chuyên chính tinh thần, mở ra
triển vọng xem xét thế giới bằng “đôi mắt người”, chứ không phải bằng thần

-17-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

học vạn năng, rút ra các quy luật nhờ sức mạnh của lý trí, chứ không phải
bằng niềm tin mù quáng và uy quyền.
Về kinh tế, thời Phục hưng chứng kiến quá trình phát sinh và phát triển
của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ngay trong lòng chế độ phong
kiến, với sự xuất hiện các trung tâm kinh tế lớn, nơi mà sự khởi sắc của hoạt
động sản xuất được bắt đầu bằng sự thay thế tất yếu phường hội già nua và
chật hẹp bằng công xưởng thủ công, cái mà theo C. Mác là minh chứng rõ
ràng của chuyển đổi quan hệ, phá vỡ tính tự nhiên khép kín tồn tại hàng ngàn
năm. Vượt qua những ràng buộc của quan hệ huyết thống, tiến tới xác lập
quan hệ công việc, đem đến tác dụng kép: từ gốc độ chính trị - xã hội, nó tạo
nên quá trình đơn giản hóa các quan hệ giữa người với người, phá vỡ chế độ
đẳng cấp và thực trạng đạo đức hóa chính trị; từ gốc độ thế giới quan và nhận

thức luận nó tạo động lực cho các nhà khoa học thực hiện quá trình sáng tạo,
khám phá, vượt qua những cấm đoán, đem đến hiệu quả xã hội cho hoạt động
của con người, và điều đó cũng có nghĩa nó mở ra cuộc tuyên chiến của tư
tưởng tích cực, “thế tục” chống triết học kinh viện và thần quyền.
Đặc điểm nổi bật của văn hóa Phục hưng nói chung, triết học nói riêng,
phân biệt nó với thời Trung cổ, là tính chất thế tục hóa, phi tôn giáo, thể hiện
ở quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa kinh viện và thần quyền, chuyển sự
quan tâm từ Thượng đế sang thế giới, từ những vấn đề xa rời thực tiễn sang
những vấn đề của chính con người, giải phóng từng bước triết học ra khỏi ảnh
hưởng của tôn giáo, thần học. Tính chất phi tôn giáo còn thể hiện ở chỗ, chủ
đề tôn giáo được lý giải không từ gốc độ của Kitô giáo đã kinh viện hóa, mà
từ Kitô giáo nguyên thủy, dùng tư tưởng Sáng thế để làm nổi bật vị trí của
con người trong quan hệ với thế giới thụ tạo còn lại, biến nội dung Kinh
thánh thành các bằng chứng về khả năng của con người. Chẳng hạn các nhà tư
tưởng Phục hưng cho rằng, nếu con người, theo Sáng Thế ký, được trao cho
sứ mạng cai quản thế giới, thì sau Thiên Chúa, chỉ có con người mới đạt đến
-18-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

sự hoàn thiện cao nhất. Lôgíc của lập luận là: một khi con người được dành
cho nhiều ân sủng, thì sự hoạt động của con người luôn luôn phải thể hiện
trách nhiệm tạo dựng, thiết kế, để xứng đáng với ân sủng đó. Mệnh đề có tính
chân lý hiển nhiên phải là một mệnh đề mà nội hàm của nó chứa đựng hình
ảnh con người như bản thể được sáng tạo, và đồng thời là bản thể sáng tạo.
Như vậy, phi tôn giáo không có nghĩa là chống tôn giáo, mà làm cho
những vấn đề của tôn giáo trở thành những vấn đề của con người sống, hoạt
động, sáng tạo và hưởng thụ các thành quả của hoạt động. Phạm trù “hoạt
động” được phục hồi, như điểm nhấn mạnh bản chất người. Cách hiểu như thế

về hoạt động mở đường cho thời đại mới tiếp theo sau. Trong bản chất sâu xa
của sự vật, có thể nhận thấy sự lý giải mới của Kinh thánh mở đường cho
những chuyển biến tích cực của đời sống xã hội, làm cho hình ảnh Thiên chúa
và con người gắn kết với nhau trong nổ lực tái thiết lại vũ trụ vì mục đích của
con người, cũng là vì mục đích của chính Đấng Tối cao. Nếu Kinh thánh Kitô
giáo viết, Thiên Chúa tạo ra con người “theo hình ảnh” Chúa, “giống như”
Chúa (Kinh thánh, Sách Sáng thế, 1, 26), thì điều đó có nghĩa là, theo các nhà
tư tưởng Phục hưng, sức sáng tạo của con người cũng vô biên như chính
Đấng Sáng thế. Rõ ràng, tính chất thế tục, phi tôn giáo là một sự trình bày
khác về giá trị người. Sự trình bày này phù hợp với hoàn cảnh lịch sử lúc đó.
Chủ nghĩa nhân văn là trào lưu xuyên suốt trong triết học Phục hưng,
tạo nên nội dung cơ bản của nó, tác dụng tích cực đến các lĩnh vực của nhận
thức và hoạt động xã hội như văn chương, nghệ thuật, khoa học, kể cả tôn
giáo, vốn là lĩnh vực ít chịu thay đổi nhất. Các nhà nhân văn đem đối lập hình
ảnh con người cá nhân sáng tạo với sự hòa tan cá nhân vào cái “phổ quát”, đối
lập năng lực tự do lựa chọn với những chuẩn mực đạo đức giáo điều, cũ xưa.
Cùng với tuyên bố “con người là trung tâm vũ trụ”, các nhà nhân văn dành sự
quan tâm đáng kể đến việc xây dựng thiết chế xã hội lý tưởng phục vụ con

-19-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

người. Các phương án cải cách đời sống xã hội, dù còn sơ lược, có tác dụng
tích cực đến sự hình thành tư tưởng khai sáng ở thời đại sau.
Những chuyển biến kinh tế, chính trị, xã hội thuận lợi đã làm sống dậy
tinh thần tranh luận và ý chí khám phá trong triết học. Sự quan tâm đến tự
nhiên giờ đây không nhằm chứng minh học thuyết sáng tạo Kinh thánh, mà
nhằm đề cao sức mạnh của con người. Cùng với sự phục hồi “triết học tự

nhiên” dưới hình thức phiếm thần, những khám phá trong khoa học đã góp
phần xác lập bức tranh vật lý mới về thế giới. Nhiều nhà khoa học đồng thời
là những nhà tư tưởng tiêu biểu của thời đại.
Thời Phục hưng không sản sinh ra những triết gia “chuyên nghiệp”
thực sự, song ở tầm mức văn hóa, nó đã “sinh ra những con người khổng lồ:
khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt tình và tính cách,... về mặt có lắm tài,
lắm nghề và về mặt học thức sâu rộng”(8).
Tóm lại, trong tư tưởng thời kỳ Phục hưng đã diễn ra sự thay đổi cơ
bản so với thời Trung cổ. Thần học và tôn giáo mặc dù còn ảnh hưởng lớn tới
lĩnh vực thế giới quan của con người, nhưng không đóng vai trò độc quyền
thống trị như trước nữa. Xu hướng tư tưởng thời kỳ này là đề cao con người
và vì con người. Luận điểm nổi tiếng của Prôtago thời cổ “con người là thước
đo tất thảy mọi vật” được coi là phương châm tư tưởng thời kỳ này. Các giá
trị văn hóa của con người, nhất là các giá trị nghệ thuật được đặc biệt coi
trọng. Đó là nền tảng tư tưởng và sự chuẩn bị cho hàng loạt các bước phát
triển nhảy vọt về văn hóa, tư tưởng thời kỳ cận đại ở Tây Âu.

8() C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, t.20, tr.459-460.

-20-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

1


PHẦN II: NỘI DUNG

3

CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

3

VÀ NHỮNG ĐẠI BIỂU TIÊU BIỂU TRIẾT HỌC TÂY ÂU
THỜI KỲ PHỤC HƯNG (THẾ KỶ XV-XVI):
CHƯƠNG II: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA

11

TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI KỲ PHỤC HƯNG
(THẾ KỶ XV-XVI):
PHẦN III: KẾT LUẬN

16

-21-


Tiểu luận môn: LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY TRƯỚC MÁC

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS, TS. Nguyễn Hùng Hậu (Chủ biên) – Lịch sử triết học, Nxb
Chính trị - Hành chính, Hà Nội-2011.
2. GS, TS. Nguyễn Hữu Vui (Chủ biên) – Lịch sử triết học, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội-2002.

3. Đỗ Minh Hợp – Lịch sử triết học đại cương, Nxb Giáo dục Việt
Nam, 2010.
4. Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội2001.
5. PGS, TS Doãn Chính – PGS, TS Đinh Ngọc Thạch, Triết học Trung
cổ Tây Âu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội-2008.

-22-



×