Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS pa nang có hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.29 KB, 12 trang )

SKKN: một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN NUÔI
TRƯỜNG THCS PA NANG CÓ HIỆU QUẢ
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay thực trạng học sinh bỏ học giữa chừng ở các cấp học trên địa bàn
huyện Đakrông vẫn còn xảy ra, tỷ lệ học sinh đến lớp hàng ngày vẫn còn thấp. Với rất
nhiều lí do khác nhau mà các em bỏ học, vắng học; ví như: hũ tục coi nhẹ con gái học
lên bởi quan niệm con gái chỉ cần làm việc nhà, sinh con và trông con chăm chồng là
đủ, tập tục gã chồng sớm cho con gái vẫn tồn tại ở nhiều vùng; Có nhiều gia đình các
em còn là đối tượng lao động chính, cho nên việc học sinh vắng học vào mùa gặt, mùa
trồng, trĩa thường xảy ra, không ít trường hợp nghỉ học luôn để ở nhà làm nương rẫy;
Ý thức học lên cao của người dân nơi đây chưa cao, việc con cái bỏ học giữa chừng để
tham gia lao động kiếm tiền không làm các bậc phụ huynh lo lắng nhiều; Điều kiện
kinh tế địa phương còn nghèo nàn, hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào chính sách hỗ trợ
của nhà nước vẫn còn nên không ít gia đình không đủ sức lo cho con đi học; Chính
quyền địa phương chưa quan tâm và đầu tư đúng mức đối với công tác giáo dục, vẫn
còn hiện tượng phó mặc cho nhà trường. 100% các xã chỉ có 01 trường THCS, địa bàn
trãi rộng, có nhiều thôn bản cách xa khu vực trường chính trên 10km, sông suối cách
trở, việc đi lại của học sinh không hề đơn giản, yếu tố địa lí cũng làm cản bước chân
đến trường của các em.
Xã Pa Nang cũng nằm trong thực trạng như vậy. Gần hai năm qua bằng sự tham
mưu sáng suốt và lòng quyết tâm của nhà trường, đồng thời được sự quan tâm lãnh, chỉ
đạo của lãnh đạo ngành, chính quyền địa phương, đặc biệt là sự hỗ trợ của đơn vị Bộ
Chỉ Huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã xây dựng Khu bán trú, tạo điều kiện cho nhà
trường tổ chức mô hình “Học sinh bán trú dân nuôi” thu hút, tập hợp đông đảo học
sinh ở các thôn bản xa về ăn ở và tham gia học tập, góp phần ổn định, duy trì số lượng,
nâng cao chất lượng dạy học.
Có thể nói rằng triển khai, thực hiện mô hình “Bán trú dân nuôi” là “Một cách
làm rất sáng tạo, cần được nhân rộng và có sự quan tâm đầu tư tốt hơn nữa” (Phó thủ


tướng – nguyên Bộ trưởng Bộ GD&ĐT - Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu). Thực tế
quả là như vậy. Năm học 2011 – 2012 là năm thứ 2 Trường THCS Pa Nang thực hiện
mô hình, qua gần hai năm thực hiện đã thu hút tập hợp được trên 50 học sinh/năm ở
các thôn bản xa như: Đá Bàn, Tà Mên, Trầm, Cốc, Bù, Ngược về sinh hoạt và học tập.
Với những khó khăn thiếu thốn nhiều mặt như: Chổ ở, nước sinh hoạt, công
trình vệ sinh, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe ... vv, hơn các em học sinh lần đầu tiên
xa gia đình, cuộc sống tự lập, sinh hoạt tập thể, nên các em còn bở ngỡ, mọi hoạt động
chưa đi vào nề nếp. Nên đây là một vấn đề cấp bách và nan giải được đặt ra, yêu cầu
BGH nhà trường phải thực hiện các biện pháp phù hợp để quản lí các em có hiệu qủa.
Phó Hiệu trưởng: Lê Thanh Tùng – Trường THCS Pa Nang

1


SKKN: một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả

Với những lý do trên tôi thấy thực sự cần thiết phải tập trung nghiên cứu đề tài
“Một số biện pháp quản lý học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có
hiệu quả” với mong muốn chất lượng dạy và học theo mô hình bán trú dân nuôi của
nhà trường ngày càng một phát triển.
2. Giới hạn nghiên cứu:
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng số học sinh bán trú của nhà trường trong
hai năm qua (năm học 2010 - 2010 và 2011 – 2012).
- Có nhiều biện pháp quản lý học sinh bán trú dân nuôi, tôi chỉ đề cập đến một số
biện pháp mang tính khả thi nhất để phân tích trong đề tài .
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN NUÔI Ở
TRƯỜNG THCS.
1. Một số khái niệm:
1.1. Biện pháp là cách làm, giải quyết một vấn đề cụ thể ( Từ điển Tiếng Việt,
NXB Đà Nẵng, 1998)

1.2. Quản lý là sự tác động có ý thức để chỉ huy điều khiển các quá trình xã hội
và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt đến mục tiêu đúng, ý chí của chủ thể
quản lý và phù hợp với quy luật khách quan.
1.3. Nội dung quản lý .
Về nội dung chỉ đạo quản lý học sinh bán trú dân nuôi đề tài đề cập đến một
số nội dung sau:
* Người giáo viên chủ nhiệm đối với quản lý học sinh nội trú bán trú dân nuôi.
* Người cán bộ Tổng phụ trách trong việc quản lý học sinh nội trú bán trú dân
nuôi trường THCS.
* Ban quản lý nội trú trong việc quản lý học sinh bán trú dân nuôi trường THCS.
* Cán bộ quản lí với vai trò là người phối kết hợp điều hành quản lý học sinh bán
trú dân nuôi một cách có hiệu quả nhất.
2. Tình hình chung về vấn đề quản lý học sinh nội trú bán trú dân nuôi ở THCS
Pa Nang. Thực hiện mô hình “ Bán trú dân nuôi” theo Quyết định 112 của Chính
phủ.
Giáo dục bán trú dân nuôi ở Xã Pa Nang được hình thành trong hai năm trở lại
đây, nhưng chủ yếu là tự phát cho nên chưa có quy mô phát triển và cách quản lý chưa
khoa học, bên cạnh đấy những đặc điểm kinh tế, xã hội, phong tục tập quán cùng nhận
thức của các cấp chính quyền, nhân dân, mà nó trở nên “đặc dụng”. Xã Pa Nang là một
xã nghèo, xã thuộc chương trình 30A, xã có 9 thôn bản người, 100% là đồng bào dân
tộc Vân Kiều, hơn 60% số gia đình thuộc diện hộ nghèo với những đặc điểm đó thì
phương thức bán trú dân nuôi sẽ góp phần rất lớn cho giáo dục duy trì và phát triển.
Phương thức đó có thể coi như là “Bí quyết” của Giáo dục Pa Nang. Để có thể nâng
cao chất lượng giáo dục của nhà trường, duy trì sĩ số, giữ vững phổ cập GD THCS của
xã, đối với các em học sinh ở nơi quá xa trường như Đá Bàn, Tà Mên, Trầm, Cốc, Bù,
Ngược cách xa trung tâm hơn 10 km đường sá đi lại khó khăn, điều kiện kinh tế xã hội
Phó Hiệu trưởng: Lê Thanh Tùng – Trường THCS Pa Nang

2



SKKN: một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả

còn nhiều hạn chế. Điểm đáng lưu ý nhất với học sinh các thôn này là tính chuyên cần
đi học hơn 10 km và vượt qua bao nhiêu xa xôi khó khăn như vậy nhưng với tinh thần
hiếu học các em vẫn cố gắng đến trường nhưng với hoàn cảnh gia đình khó khăn trong
các vụ giáp hạt thì gia đình các em lấy đâu lương thực mà cung cấp các em xuống trọ
học tại nhà trường, cho nên tỉ lệ học sinh vắng học dài ngày vẫn xảy ra, tuy nhiên nhà
trường, Ban giám hiệu cùng với Ban quản lý nội trú đã phân công các giáo viên đến
từng gia đình của học sinh bỏ học để vận động các em đến lớp tiếp tục theo học .
Cùng với sự chỉ đạo của các cấp, việc chỉ đạo quản lý học sinh bán trú dân nuôi
ở trường THCS Pa Nang đã được Ban giám hiệu nhà trường chú ý, quan tâm. Song
hiệu quả của hoạt động quản lý chưa cao, nhà trường chưa có kế hoạch chương trình
cụ thể cho từng năm học, từng tháng học ... Một số giáo viên và phụ huynh học sinh
chưa chú ý, quan tâm đúng mức đến hoạt động này, thậm chí còn xem nhẹ, bỏ qua, chỉ
giao phó cho giáo viên quản lý khu bán trú của nhà trường tự tổ chức điều khiển hoạt
động do đó những hoạt động quản lý này còn gặp rất nhiều khó khăn và lúng túng hoặc
có chăng cũng chỉ là những hoạt động chiếu lệ, hình thức và chỉ đạo quản lý một cách
máy móc rập khuôn chứ không có sự sáng tạo. Năm học 2011- 2012 hoạt động quản lý
học sinh bán trú đã được các cấp chỉ đạo sát sao hơn, cụ thể hơn nên hoạt động này đã
đi vào nền nếp và nhà trường đã thực sự một môi trường học tập cho các em được tốt
hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
1. Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp có hiệu quả trong việc quản lý học sinh nội trú bán trú dân nuôi
ở trường THCS Pa Nang.
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu các tài liệu, văn bản, nghị Quyết, nghị định, chỉ thị, thông tư...
- Khảo sát thực tế và điều tra cơ bản.
- Phương pháp phân tích, so sánh.

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
1. Thực trạng việc chỉ đạo, quản lí học sinh bán trú bán nuôi ở trường THCS Pa
Nang.
1.1 Đặc điểm tình hình địa phương.
Pa Nang là một xã miền núi 100% học sinh đều là con em dân tộc Vân Kiều,
thuộc vùng đặc biệt khó khăn, nằm trong dự án 30A của Chính phủ, mặt bằng dân trí
thấp, nhận thức về tầm quan trọng của nền giáo dục còn hạn chế, phụ huynh chưa quan
tâm, đầu tư cho việc học của con em, chính quyền địa phương còn thờ ơ với công tác
giáo dục, mọi việc đều phó mặc cho nhà trường. Những yếu tố đó đã làm ảnh hưởng
rất lớn đến công tác giảng dạy và nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh. Đặc biệt
là duy trì số lượng và vận động học sinh đến lớp và đến trường. Toàn xã có 9 thôn bản,
có tổng số là 525 hộ, tổng số nhân khẩu là 2915 (trong đó 1472 nữ).
Phó Hiệu trưởng: Lê Thanh Tùng – Trường THCS Pa Nang

3


SKKN: một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả

- Địa bàn rộng, dân cư phân bố rãi rác, địa hình phức tạp, đường sá đi lại khó
khăn, có những bản ở sâu, xa như: Ngược, Bù, Cốc, Trầm, Tà Mên, ... cách trung tâm
xã từ 10 – 12 km. Xã có diện tích tự nhiên 10.860 km 2, đời sống nhân dân chủ yếu phụ
thuộc vào ruộng, vườn, nương rẩy và chăn nuôi, các dịch vụ ngành nghề công thương
chưa phát triển. Cuộc sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, toàn xã có hơn 200 hộ đói,
nghèo, ý thức việc học của con em trong nhân dân chưa cao, từ đó việc vận động học
sinh trong độ tuổi đến trường, duy trì số lượng, nâng cao chuẩn phổ cập giáo dục
THCS càng khó khăn hơn. Nhưng với nổ lực và quyết tâm cao của Hội đồng sư phạm
trường THCS Pa Nang và chính quyền ở địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp để thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học.
1.2. Đặc điểm tình hình nhà trường.

* Thuận lợi:
Có được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Đảng
uỷ, chính quyền địa phương tới sự nghiệp giáo dục trên địa bàn xã nhà, nhân dân có
tinh thần hiếu học, ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác bán trú của học sinh, tập
thể giáo viên ở trẻ, đoàn kết, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.
* Khó khăn:
Bên cạnh một số thuận lợi đã nêu ở trên, công tác quản lý học sinh bán trú dân nuôi
tại trường THCS Pa Nang còn gặp rất nhiều khó khăn, cụ thể là: Địa bàn rộng nhưng
dân cư thưa thớt, có nhiều thôn bản cách xa trường chính từ 10 – 12 km, đường giao
thông đi lại khó khăn. Học sinh đa số là con em dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn
nên hạn chế về trình độ nhận thức và ít có điều kiện học tập cũng như vốn hiểu biết xã
hội . Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.
Thêm vào đó số học sinh bán trú tại trường gặp nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở và
quản lý sinh hoạt hàng ngày... Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học
tập của con em mình còn phó thác và giao trách nhiệm hết cho nhà trường.
Nhà trường phải đối mặt với một thực tế là tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự ưu tiên
của Nhà nước ở một bộ phận học sinh và phụ huynh, nên ngay từ đầu năm học, chi bộ
và Ban giám hiệu nhà trường đã quan tâm chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện đồng
bộ 5 mặt công tác là: Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong; hoạt động dạy và học; lao
động và hướng nghiệp, dạy nghề; tổ chức nội trú và công tác Đảng, đoàn thể trong nhà
trường. Nhà trường sớm tổ chức học tập, quán triệt và triển khai đầy đủ các chỉ thị và
văn bản chỉ đạo của Bộ, Sở Giáo dục- Đào tạo về nhiệm vụ năm học và cuộc vận động
của ngành.
Số học sinh có nhu cầu bán trú ngày một tăng, trong khi đó nhà trường còn gặp
nhiều khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất: Khu bán trú mới được xây dựng gồm 02
phòng với tổng diện tích 114 m2, chỉ có 50 giường nằm, mới đáp ứng được nhu cầu
cho dưới 50 học sinh, thiếu nguồn nước sinh hoạt, học sinh còn nhỏ, đa số là lớp 6; 7,
các em còn rụt rè ngại tiếp xúc, đã quen với lối sống tự do, chưa quen tự lập và lối
sống tập thể, ý thức vệ sinh cá nhân và bảo vệ tài sản chung chưa tốt. Chế độ tr ợ cấp
cho các em chưa đáp ứng hết nhu cầu ăn ở cho các em, gia đình phải tự lo gạo, lo rau,

Phó Hiệu trưởng: Lê Thanh Tùng – Trường THCS Pa Nang

4


SKKN: một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả

mắm muối cho các em, mọi sinh hoạt các em đều phải tự lo, hàng tuần, tháng hết gạo
thì về nhà lấy, thức ăn chủ yếu chủ là rau rừng muối và cá khô, ngoài ra các em còn
tranh thủ bắt thêm ốc suối, ếch nhái... để cải thiện bữa ăn.
Do công tác vệ sinh của các em chưa tốt, thiếu nước sinh hoạt, nên có nguy cơ
bùng phát dịch bệnh. Công tác an ninh chưa đảm bảo, thanh niên thôn bản còn vào
quậy phá, rây rối, hù dọa học sinh và kể cả giáo viên.
2. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học và quản lí học sinh bán trú
dân nuôi.
Trước những khó khăn đó, nhà trường đã xác định: Quản lí học sinh bán trú là
quá trình quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường, là nhiệm vụ trọng tâm, có ý
nghĩa quyết định đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học trong trường, hạn chế tình
trạng học sinh bỏ học và duy trì kết quả chuẩn phổ cập GD THCS.
Cho nên Ban Giám hiệu nhà trường đã cùng với cấp uỷ đảng, chính quyền địa
phương xã vận động phụ huynh học sinh góp sức, lo vật liệu làm thêm nhà bếp... để
các em có thêm chổ nấu ăn, phơi áo quần... Nhà trường đã ra quyết định thành lập Ban
quản lí Khu bán trú và phân công tất cả giáo viên trực và giúp đỡ các em. Với trách
nhiệm là Trưởng Ban quản lí Khu bán tru dân nuôi tôi đã tham mưu cho BGH thực
hiện một số biệp pháp sau để quản lí tốt học sinh khu bán trú dân nuôi như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng một chương trình hoạt động phù hợp đặc điểm tình
hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.
Ban giám hiệu đã bám sát nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế của học sinh bán
trú để xây dựng kế hoạch nội dung chương trình hoạt động quản lý thật cụ thể từng
năm, từng tháng, từng chủ đề của nhà trường phát động cho phù hợp với tình hình của

nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.
Biện pháp 2: Tổ chức, điều hành, kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả hoạt
động quản lý học sinh bán trú dân nuôi.
* Đối với việc tổ chức chỉ đạo, kiểm tra thực hiện hoạt động quản lý:
Ban quản lí khu bán trú được phân công phụ trách hoạt động quản lý có trách
nhiệm tổ chức chỉ đạo các hoạt động quản lý mô hình bán trú dân nuôi. Kiểm tra, giám
sát mọi hoạt động. Cụ thể là hiệu trưởng chỉ đạo, kiểm tra giám sát ban quản lý nội trú,
giáo viên chủ nhiệm, giáo viên Tổng phụ trách Đội thực thi kế hoạch hoạt động quản
lý, đánh giá kết quả thực hiện từng tháng.
* Đối với việc đánh giá kết quả hoạt động.
- Ban giám hiệu phải đánh giá một cách trung thực, khách quan, công bằng
không mang tính cá nhân.
- Đánh giá ưu, khuyết điểm trong quá trình thực hiện kế hoạch quản lý nội trú
cũng như các phong trào trong nội trú trường học.
- Đánh giá kết quả hoạt động của từng khối lớp ở nội trú, đánh giá kết quả của
từng học sinh ở nội trú.
Phó Hiệu trưởng: Lê Thanh Tùng – Trường THCS Pa Nang

5


SKKN: một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả

Biện pháp 3: Đổi mới và đa dạng hoá các hình thức hoạt động quản lý phù hợp
nhu cầu và hứng thú của học sinh ở lứa tuổi thiếu niên, phù hợp với điều kiện cụ
thể nhà trường.
Để đổi mới được những nội dung, hình thức hoạt động, đa dạng hoá các loại hình
hoạt động quản lý, Ban giám hiệu phải biết phát huy những năng lực, sáng tạo của Ban
quản lý nội trú, giáo viên chủ nhiệm... Biết mở rộng, phát huy tính dân chủ, khuyến
khích học sinh tham gia bàn bạc, trao đổi, sáng tạo để tìm ra những hình thức hoạt

động quản lý mới, bổ sung hoặc điều chỉnh nội dung hoạt động quản lý cho phù hợp
với điều kiện và khả năng thực hiện của từng khối lớp trong khu nội trú nhà trường.
Phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia hoạt động của học sinh nọi trú là cơ
sở quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học
sinh bán trú trong học tập và rèn luyện.
Biện pháp 4: Bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động quản lý học sinh bán trú
cho giáo viên và học sinh.
- Bồi dưỡng năng lực của ban quản lý nội trú: Tạo điều kiện cho Ban quản ý khu
bán trú tham quan học tập kinh nghiệm và tổ chức các buổi thảo luận về cách quản lý
có hiệu quả.
- Bồi dưỡng năng lực tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm: Hàng năm Ban giám
hiệu tổ chức tập huấn cho giáo viên chủ nhiệm về công tác quản lý học sinh bán trú
cùng với ban quản lý học sinh bán trú đồng thời từng bước tiến hành và xây dựng đưa
ra các nội quy, quy chế thật chặt chẽ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của từng khối
lớp học sinh trong khu vực bán trú nhà trường.
- Bồi dưỡng năng lực cho đội xung kích cờ đỏ bán trú vào đầu năm học: Hướng
dẫn các em phong cách, ngôn ngữ, phương pháp điều khiển. Đội ngũ này sẽ đóng góp
vai trò tích cực cho hoạt dộng tự quản của học sinh trong khu vực bán trú nhà trường.
Tuy nhiên cũng phải dự kiến các tình huống xảy ra trong quá trình tự quản của các em
việc tiến hành hoạt động tự quản, cách ứng xử, giải quyết.
Biện pháp 5: Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường để
năng cao chất lượng tổ chức hoạt động quản lý bán trú dân nuôi. Cụ thể là:
- Đảng uỷ, chính quyền địa phương sử dụng tối đa năng lực của các cấp lãnh đạo
xã, các ban ngành đoàn thể, đặc biệt là công tác an ninh trật tự...
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức và các thành viên trong ban chỉ đạo
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
- Kiểm tra, đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm để các kế hoạch quản lý học sinh
bán trú trong các năm học tiếp theo được tốt hơn. Biểu dương những thành tích đạt
được của cá nhân, tập thể. Phát huy sức mạnh đoàn kết tập thể và hiệu quả của các
đoàn thể tham gia.

Biện pháp 6: Tiếp tục bổ sung, xây dựng cơ sở vật chất, chính sách hỗ trợ cho
khu bán trú nhằm bảo đảm những yêu cầu về trang thiết bị và chế độ cho hoạt
động quản lý học sinh bán trú dân nuôi:
Phó Hiệu trưởng: Lê Thanh Tùng – Trường THCS Pa Nang

6


SKKN: một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả

- Tham mưu với các cấp chính quyền tiếp tục đầu tư xây dựng khu bán trú dân
nuôi như: giếng nước, bếp ăn, nhà phơi áo quần, công trình vệ sinh..., hỗ trợ thêm
lương thực, thực phẩm cho các em.
- Tạo mọi điều kiện về kinh phí cho hoạt động quản lý, tạo điều kiện tốt về thời
gian, chế độ , cơ chế đánh giá để giáo viên quản lý tốt bán trú trường học.
Biện pháp 7: Phân công bố trí giáo viên tiến hành phụ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ
các em trong học tập.
Ở bán trú thầy cô giáo có thể kiểm tra việc học của các em thường xuyên hơn,
nắm được sức học của từng em và có điều kiện giúp đỡ các em, qua đó bù đắp những lỗ
hỏng kiến thức cho các em, giúp các em có ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập.
Biện pháp 8: Đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực bán trú dân nuôi.
- Thành lập đội xung kích bao gồm cán bộ giáo viên và học sinh nhằm bảo vệ tài
sản cũng như trật tự ở khu bán trú.
- Phối hợp với Công an, Quân sự xã, Đồn biên phòng 621 lên phương án chuẩn
bị đối phó với sự cố bất thường xảy ra như: hỏa hoạn, thanh niên bên ngoài vào gây rối
để đảm bảo an ninh trật tự cho khu bán trú, gúp các em an tâm học tập.
Biện pháp 9: Tuyên truyền, vận động, phối kết hợp giữa gia đình với nhà
trường và chính quyền địa phương:
Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động một cách sâu rộng đến toàn thể
nhân dân, gia đình học sinh, chính quyền địa phương hiểu rõ mục đích, tính thiết thực,

hiệu quả của mô hình học sinh bán trú dân nuôi này.
Biện pháp 10: Gần gũi, động viên các em ổn định tư tưởng, an tâm học tập ở
khu bán trú dân nuôi:
Đối với học sinh khu bán trú dân nuôi thì giáo viên vừa là người thầy, người cha,
người anh, người bạn của các em. Bởi lẽ các em xa gia đình, bố mẹ, hàng ngày được
tiếp xúc nhiều với thầy cô. Cho nên giáo viên luôn gần gũi, thường xuyên tâm sự với
các em để nắm bắt tâm tư nguyện vọng để chia sẽ cùng các em, cũng như chăm sóc các
em lúc ốm đau, lúc trái gió trở trời... để từ đó các em an tâm hơn.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
Qua gần hai năm thực hiện mô hình bán trú dân nuôi với những biện pháp trên,
nhà trường đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
- Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng, không còn những em phải bỏ
học vì nhà xa trường, vốn tiếng phổ thông của các em được nâng lên, các em mạnh dạn
hơn, có tinh thần và thái độ học tập cao hơn, chất lượng hai mặt giáo dục cũng như
chuẩn Phổ cập GDTHCS được củng cố và nâng cao. Cụ thể là:

Phó Hiệu trưởng: Lê Thanh Tùng – Trường THCS Pa Nang

7


SKKN: một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả

* Về chất lượng hai mặt giáo trong những năm qua:
- Học lực:
Năm học
2008 – 2009
2009 – 2010

Số học sinh


Giỏi

T.Trường

117

Bán trú

0

T.Trường

123

Bán trú

0

T.Trường

160

Bán trú

52

2010 – 2011

2011 – 2012

(HK I)

T.Trường

197

Bán trú

54

Khá
21
(17,9%)

T. Bình
80
(68,4%)

Yếu
16
(13,7%)

2
(1,6%)

27
(22,0%)

77
(62,6%)


17
(13,8%)

3
(1,9%)

50
(31,3%)
20
(38,5%)
58
(29,4%)
21
(38,9%)

104
(65,0%)
32
(61,5%)
126
(63,0%)
30
(55,6%)

3
(1,8%)

8
(4,1%)

2
(3,7%)

Kém

Ghi chú

Chưa thực hiện
mô hình bán trú

Thực hiện mô
hình bán trú

5
(2,5%)
1
(1,8%)

(Theo báo cáo tổng kết các năm học 2008 – 2009; 2009 – 2010; 2010 – 2011 và báo cáo sơ kết HKI
năm học 2011 – 2012 của Trường THCS Pa Nang )

- Hạnh kiểm:
Năm học
2008 – 2009
2009 – 2010

Số học sinh
T.Trường

117


Bán trú

0

T.Trường

123

Bán trú

0

T.Trường

160

Bán trú

52

T.Trường

197

Bán trú

54

2010 – 2011


2011 – 2012
(HK I)

Giỏi
38
(32,5)

Khá
50
(42,7%)

T. Bình
27
(23,1%)

66
(53,7%)

24
(19,5%)

33
(26,8%)

85
(53,1%)
35
(67,3%)
106

(53,8%)
34
(63,0%)

51
(31,9%)
15
(28,8%)
58
(29,4%)
17
(31,5%)

24
(15,0%)
2
(3,9%)
33
(16,8%)
3
(5,5%)

Yếu
2
(1,7%)

Kém

Ghi chú
Chưa thực hiện

mô hình bán
trú

Thực hiện mô
hình bán trú

(Theo báo cáo tổng kết các năm học 2008 – 2009; 2009 – 2010; 2010 – 2011 và báo cáo sơ kết HKI
năm học 2011 – 2012 của Trường THCS Pa Nang )

* Tỷ lệ học bỏ học, học sinh chuyên cần hằng ngày trên lớp:
Bỏ học
Tỷ lệ
Năm học TS học sinh
chuyên cần
Số lượng
Tỷ lệ
2008 – 2009
2009 – 2010
2010 – 2011
2011 – 2012
(HK I)

117
123
160

2
0
0


1,7%
0
0

Trên 70%
Trên 75%
Trên 85%

197

0

0

Trên 90%

Ghi chú
Chưa thực hiện
mô hình bán trú
Thực hiện mô
hình bán trú

(Theo số liệu thống kê của Văn phòng Trường THCS Pa Nang )

Phó Hiệu trưởng: Lê Thanh Tùng – Trường THCS Pa Nang

8


SKKN: một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả


* Kết quả Đạt chuẩn phổ cập Giáo dục THCS:
Năm
2008
2009
2010
2011

Kết quả tuyển sinh
vào lớp 6
91,8%
83,3%
95,8%
100%

Tỷ lệ Phổ cập GDTHCS
(Đối tượng 15-18 tuổi)
74,3%
74,0%
83,6%
84,5%

Ghi chú
Chưa thực hiện mô hình
bán trú
Thực hiện mô hình bán
trú

So sánh kết quả đạt được trong hai năm thực hiện mô hình với hai năm chưa thực
hiện mô hình bán trú dân nuôi, cho ta thấy rõ hiệu quả mang lại của mô hình. Điều đó

khẳng định có sự chuyển biến tích cực trong công tác chỉ đạo, quản lý học nội trú bán
trú dân nuôi ở nhà trường.
VI. KẾT LUẬN.
Quản lý học sinh bán trú dân nuôi đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục
dạy và học cũng như quản lý giáo dục học sinh Trung học cơ sở hiện nay. Quản lý
được tiến hành, thực hiện bởi một chương trình, hệ thống các hoạt động theo những
nội dung quản lý do Ban quản lý khu bán trú, cùng Ban giám hiệu đưa ra phong phú
với các hình thức đa dạng, hấp dẫn và sinh động tương đối có hiệu quả. Trong điều
kiện đổi mới của đất nước, những thay đổi lớn lao trong đời sống kinh tế - xã hội có
tác động mạnh mẽ tới sự phát triển nhân cách của mỗi con người. Học sinh ngày nay
có những bước phát triển mới về chất trong quá trình rèn luyện và học tập. Các em
thường mạnh dạn hơn, có tư duy tốt hơn nhằm khẳng định sự phát triển của bản thân.
Người lãnh đạo phải nắm bắt đúng nhu cầu đó để xây dựng kế hoạch tổ chức quản lý
học sinh nói chung và quản lý học sinh bán trú dân nuôi nói riêng nhằm thoả mãn nhu
cầu nguyện vọng của học sinh, qua đó giúp các em phát triển những năng lực.
Qua quá trình nghiên cứu tôi nhận thức được rằng Quản lý học sinh có ý nghĩa
quan trọng ở trường THCS. Quản lý học sinh bán trú dân nuôi là một hoạt động đa
dạng và phong phú cùng với các hoạt động dạy học trên lớp và các hoạt động khác gắn
bó chặt chẽ, bổ sung cho nhau, xen kẽ nối tiếp nhau được tiến hành đồng thời ở trường
THCS để tạo nên một kết quả tổng hợp góp phần đào tạo người học sinh phát triển
toàn diện về các mặt: Đức, trí, thể, mĩ.
Trên đây là những biện pháp chỉ đạo và quản lý học sinh bán trú dân nuôi ở
trường THCS Pa Nang mà tôi nghiên cứu trong thời gian qua. Tôi tin tưởng rằng có
hướng đi đúng đắn, cùng sự nỗ lực phấn đấu của bản thân, tập thể cán bộ công nhân
viên của các nhà trường, chắc chắn trường THCS Pa Nang có những bước phát triển
quản lý vững chắc trong những năm tiếp theo góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của đất nước. Vì điều kiện
thời gian nghiên cứu có hạn, năng lực hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều nên những vấn
đề được trình bày trong đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy tôi rất
mong được góp ý của quý thầy cô và đồng nghiệp./.

Phó Hiệu trưởng: Lê Thanh Tùng – Trường THCS Pa Nang

9


SKKN: một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả

VII. KIẾN NGHI
1. Đối với UBND huyện Đakrông.
- Tạo điều kiện về kinh phí giúp các nhà trường xây dựng thêm khu bán trú, nhà
bếp, nhà ăn, nhà phơi quần áo, khoan giếng nước... để cho học sinh an tâm trọ học.
- Sớm quyết định chuyển đổi sang loại hình Trường bán trú dân nuôi.
- Vận động các ban ngành, các tổ chức, các nhà hảo tâm hổ trợ thêm cơ sở vật
chất cho các em học sinh bán trú như: Chăn màn, quần áo, sách vở, lương thực, thực
phẩm...
- Tham mưu các chế độ trợ cấp, hỗ trợ cho các em học sinh cũng như giáo viên
làm công tác quản lí học sinh bán trú.
2. Đối với Phòng Giáo dục- Đào tạo huyện Đakrông.
Tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm quản lý học sinh bán trú giữa các
trường có học sinh bán trú.
Tổ chức các đợt tập huấn cho cán bộ quản lý nhà trường cũng như giáo viên
được giao trách nhiệm quản lý nội trú của nhà trường.
3. Đối với chính quyền địa phương.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy vai trò của hội đồng
giáo dục của địa phương.
- Kết hợp các ban ngành đoàn thể trong xã về công tác tuyên truyền vận động
nhân dân. Đảm bảo an ninh khu vực nội trú của các nhà trường được tốt nhất.
Người viết
Lê Thanh Tùng


Phó Hiệu trưởng: Lê Thanh Tùng – Trường THCS Pa Nang

10


SKKN: một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết các năm học 2008 – 2009; 2009 – 2010; 2010 – 2011 và báo
cáo sơ kết HKI năm học 2011 – 2012 của Trường THCS Pa Nang .
2. Chỉ thị 40/CT-TW.
3. Điều lệ trường THCS, năm 2011
4. Luật Giáo dục, năm 2010.
5. Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý THCS. Nxb Hà Nội năm 2005.
7. Từ điển tiếng việt, nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 1998.
8. Hồ sơ Phổ cập giáo dục THCS của nhà trường các năm 2008, 2009,2010, 2011.

Phó Hiệu trưởng: Lê Thanh Tùng – Trường THCS Pa Nang

11


SKKN: một số biện pháp quản lí học sinh bán trú dân nuôi trường THCS Pa Nang có hiệu quả

MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐÊ

Trang 1

I.1 Lí do chọn đề tài


Trang 1

I.2 Giới hạn nghiên cứu

Trang 2

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÊ QUẢN LÝ HỌC SINH BÁN TRÚ DÂN NUÔI Ở TRƯỜNG
THCS.

Trang 2

II.1. Một số khái niệm:

Trang 2

II.2. Tình hình chung về vấn đề quản lý học sinh nội trú bán trú dân nuôi ở
THCS Pa Nang. Thực hiện mô hình “ Bán trú dân nuôi” theo Quyết định 112 của
Chính phủ.

Trang 2

III. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Trang 3

III.1. Đối tượng nghiên cứu.

Trang 3


III.2. Phương pháp nghiên cứu:

Trang 3

IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

Trang 3

IV.1. Thực trạng việc chỉ đạo, quản lí học sinh bán trú bán nuôi ở trường THCS
Pa Nang.
Trang 3
IV.2. Một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học và quản lí học sinh bán
trú dân nuôi.

Trang 5

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.

Trang 7

VI. KẾT LUẬN.

Trang 9

VII. KIẾN NGHỊ

Trang 10

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Trang 11

MỤC LỤC

Trang 12

Phó Hiệu trưởng: Lê Thanh Tùng – Trường THCS Pa Nang

12



×