Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tieu luan mon cac phong trao CT XH QT các PHONG TRÀO CHÍNH TRỊ xã hội QUỐC tế đề tài ĐẢNG NHÂN dân CÁCH MẠNG lào 57 năm CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH sử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.1 KB, 26 trang )

A: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Lào là một dân tộc lâu đời trên thế giới với những truyền thống tốt đẹp:
cần cù, đoàn kết, hòa hợp, yêu nước, nền văn hóa đặc sắc và nổi bật là truyền
thống đấu tranh chống ngoại xâm.
Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng NDCM Lào tổ chức trọng thể tại
Thủ đô Viêng Chăn vào hai ngày 1-2 tháng 12-1975, đã tuyên bố xóa bỏ chế độ
quân chủ, thành lập chế độ CHDCND, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước Lào:
Hòa bình, Độc lập, Dân chủ, Thống nhất, Thịnh vượng và tiến lên CNXH, bắt
đầu thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngày 212-1975 là Quốc khánh của nước CHDCND Lào.
Kể từ khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, Đảng NDCM Lào và
Chính phủ CHDCND Lào đã tập trung hàn gắn vết thương chiến tranh, kiên
quyết giữ vững hòa bình, độc lập, chủ quyền, ổn định chính trị, giữ vững an
ninh, trật tự xã hội, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế và văn hóa - xã hội, xây dựng
và khôi phục nền văn hóa mới, thực hiện chính sách giáo dục - y tế - văn hóa
mới, đào tạo con người mới XHCN, có quan hệ rộng rãi với bạn bè quốc tế, đặc
biệt là quan hệ toàn diện, vững chắc và sâu sắc với bạn bè chiến lược. Vị thế của
nước Lào ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Với niềm tin sắt son xây dựng thành công đất nước “Triệu Voi” hòa bình,
độc lập, hạnh phúc và giàu mạnh theo đường lối do Đảng NDCM Lào đề ra,
trong suốt 36 năm qua, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng NDCM Lào, nhân
dân Lào đã giành được những thành tựu phát triển mang tầm vóc lịch sử trong
công cuộc xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Đó là nền tảng quan trọng, tạo
đà cho những bước phát triển tiếp theo của đất nước Lào.


Suốt chặng đường 57 năm qua, ngoài việc chú trọng xây dựng, củng cố và
nâng cao sức chiến đấu của Đảng về mọi mặt, Đảng NDCM Lào còn đặc biệt coi
trọng mở rộng quan hệ đối ngoại hợp tác với nhiều Đảng Cộng sản và tổ chức xã
hội khác trên thế giới; Trong đó, việc gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt,
thủy chung son sắt với Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là ưu tiên số một trong


chính sách đối ngoại của Đảng NDCM Lào.
Việc tìm hiểu về lịch sử, về quá trình cầm quyền, quá trình lãnh đạo cách
mạng và những thành tựu cũng như hạn chế của Đảng Nhân dân cách mạng Lào
từ khi thành lập đến nay là một nhu cầu thiết yếu để góp phần phục vụ cho công
cuộc đổi mới của nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Do thời gian nghiên cứu tương đối ngắn nên tác giả chưa tìm được một đề
tài nghiên cứu cụ thể nào tương ứng như đề tài nghiên cứu mà tác giả lựa chọn.
Do vậy, trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả luôn nâng cao ý thức tự giác
kiếm tìm, hình thành, suy luận và giải thích, giải quyết các vấn đề nảy sinh; chú
tâm nghiên cứu các tài liệu liên quan đến từng vấn đề và có sự liên kết, tập hợp
các vấn đề lại với nhau, sử dụng, sắp xếp chúng một cách khoa học, phù hợp với
ý đồ của tác giả. Đặc biệt là khai thác các công trình nghiên cứu của các tạp chí
lý luận hàng đầu Việt Nam.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
Qua nghiên cứu đề tài này nhằm làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về quá trình hình thành, cầm quyền và phát triển của Đảng NDCM Lào, đưa ra
những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới ở lào hiện nay và những
nguyên nhân, bài học kinh nghiệm của công cuộc đổi mới đó, đúc rút kinh
nghiệm góp phần phục vụ cho công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
4.1. Khách thể nghiên cứu của đề tài là Lào.
2


4.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Đảng Nhân dân cách mạng Lào.
4.3. Đối tượng khảo sát của đề tài: quá trình hình thành, phát triển, cầm
quyền và lãnh đạo công cuộc đổi mới của Đảng NDCM Lào.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đề tài:
5.1. Cơ sở lý luận: đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm của

Đảng nhân dân cách mạng Lào.
5.2. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp chủ yếu để nghiên cứu thực
hiện đề tài là phương pháp nghiên cứu tài liệu và phương pháp phân tích, tổng
hợp.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,
Tiểu luận gồm 3 chương…

B: PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Quá trình hình thành và phát triển của Đảng Nhân dân
cách mạng Lào:
1.1. Thời lỳ đấu tranh giành chính quyền:
1.1.1. Đảng ra đời:
Tháng 10 năm 1930, theo quyết định của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng
sản Đông Dương có nhiệm vụ lãnh đạo nhân dân ba nước Việt Nam, Lào và
Căm-pu-chia tiến hành cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc ở mỗi nước. Lúc
đó, tổ chức đảng ở Lào là một bộ phận của Đảng Cộng sản Đông Dương. Dưới
sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, nhân dân các bộ tộc Lào đã giành thắng lợi vẻ

3


vang, tuyên bố độc lập và thành lập Chính phủ Lào tự do (Neo Lào Ít-xa-la)
ngày 12 tháng 10 năm 1945.
Trước tình hình ba nước Đông Dương và quốc tế có nhiều chuyển biến
lớn, tháng 2 năm 1951, Đảng Cộng sản Đông Dương họp Đại hội lần thứ hai.
Đồng chí Cay-sỏn Phôm-vi-hản được cử tham gia Đại hội. Đại hội đã quyết định
tổ chức ở mỗi nước một Đảng riêng để lãnh đạo cách mạng cho phù hợp với đặc
điểm của từng nước. Từ đó, ở Việt Nam có Đảng Lao động Việt Nam (nay là
Đảng Cộng sản Việt Nam), ở Lào và Căm-pu-chia cũng thành lập đảng riêng của

mình để lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập, tự do.
Sau thất bại tại Điện Biên Phủ (7-5-1954), không còn con đường nào
khác, ngày 21-7-1954, thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ - cam kết tôn
trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông
Dương. Đối với Lào, “Pathét Lào là lực lượng chính trị độc lập, hợp pháp, có
quân đội, có vùng tập kết là tỉnh Hủa Phăn và tỉnh Phong Xa Lỳ...”(1). Tuy
nhiên, cuộc sống hòa bình mà nhân dân các bộ tộc Lào được hưởng thật ngắn
ngủi. Ngay sau khi thực dân Pháp thất bại tại Đông Dương, đế quốc Mỹ đã
nhanh chóng thế chân Pháp nhảy vào xâm lược khu vực này bằng chủ nghĩa
thực dân kiểu mới, tiến hành những chiến lược chiến tranh tàn bạo nhất trong
lịch sử loài người. Nhân dân Đông Dương nói chung và nhân dân các bộ tộc Lào
nói riêng từ đây đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, phải tiến hành cuộc chiến
tranh chống lại một đội quân xâm lược có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất
lúc bấy giờ.
Là một dân tộc có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường, ngay
khi đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh xâm lược Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Đông Dương, nhân dân các bộ tộc Lào đã kiên cường đấu tranh vì sự
sinh tồn của dân tộc. Nhưng trước sức mạnh quân sự vượt trội của địch, cuộc
đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Lào và nhân dân ba nước Đông Dương
4


gặp muôn vàn trở ngại. Trước yêu cầu mới của cách mạng, nhằm lãnh đạo nhân
dân các bộ tộc Lào tiến lên giành thắng lợi cuối cùng, đòi hỏi khách quan của
lịch sử lúc bấy giờ là phải thành lập một Đảng riêng của dân tộc Lào để lãnh đạo
cuộc đấu tranh của nhân dân Lào. Trên tinh thần đó, thực hiện Nghị quyết Đại
hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương(2), các đảng viên cộng sản Lào
sau một thời gian chuẩn bị đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc để thành lập
đảng cách mạng của mình.
Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào chính thức được thành lập ngày

22/3/1955.
Ngày 22 tháng 3 năm 1955, tại tỉnh Sầm Nưa (nay là Hủa Phăn) với 25
đại biểu ưu tú của những người cộng sản Lào - đảng viên Đảng Cộng sản Đông
Dương trước đây - đại diện cho hơn 400 đảng viên trong cả nước tiến hành Đại
hội thành lập Đảng Nhân dân Lào (tức Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hiện
nay). Đại hội đã bầu đồng chí Cay-sỏn Phôm-vi-hản làm Tổng Bí thư. Đại hội đề
ra nhiệm vụ cách mạng trước mắt là: “Đoàn kết, lãnh đạo toàn dân phấn đấu
hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thực hiện một nước Lào hoà bình, dân
chủ, thống nhất và độc lập”.
1.1.2. Đảng lãnh đạo cách mạng:
Ra đời trong điều kiện chiến tranh vô cùng ác liệt là một thử thách không
nhỏ đối với Đảng Nhân dân Lào. Nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, trong
gian khổ khó khăn, bản lĩnh của Đảng Nhân dân Lào lại được khẳng định hơn
bao giờ hết. Dưới sự lãnh đạo của tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng
đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản, nhân dân Lào đã tiến
hành đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, bảo vệ hai tỉnh tập kết và phát
triển lực lượng cách mạng trong thời kỳ mới. Tháng 8-1955, Ban chỉ đạo Trung
ương Đảng Nhân dân Lào ra Nghị quyết về tình hình và nhiệm vụ mới, chủ
trương: “Động viên toàn dân kết hợp nổi dậy đấu tranh đánh bại bọn xâm lược
5


Mỹ và tay sai làm cho nước Lào trở thành nước hòa bình, trung lập, độc lập,
dân chủ, thống nhất và thịnh vượng, đưa cách mạng Lào tiến lên một cách vững
chắc”(4). Dưới ánh sáng của Nghị quyết Đảng Nhân dân Lào, toàn thể dân tộc
Lào đã đoàn kết, sát cánh cùng nhau đấu tranh chống đế quốc xâm lược và bè lũ
tay sai của chúng. Kết quả là đến năm 1957, Chính phủ Liên hiệp được thành
lập.
Song song với việc lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào tiến hành cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, trong những năm này, công tác xây dựng Đảng

cũng luôn được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Lào quan tâm. Với
chủ trương tập trung sức mạnh toàn dân cho cuộc kháng chiến, Đảng Nhân dân
Lào đã lựa chọn những phần tử ưu tú nhất trong các tổ chức quần chúng tổ chức
kết nạp vào Đảng. Tất cả đảng viên đứng trong hàng ngũ của Đảng luôn trung
thành tuyệt đối với mục tiêu, lý tưởng của Đảng, hết mình phấn đấu vì sự nghiệp
cách mạng của dân tộc, vì cuộc sống tự do, yên bình của nhân dân. Từ chủ
trương đúng đắn mà Đảng Nhân dân Lào đề ra, tính đến cuối năm 1957, số đảng
viên của Đảng Nhân dân Lào là 1.500 đồng chí, sinh hoạt trong 578 chi bộ,
trong đó có 510 chi bộ ở nông thôn. Hệ thống tổ chức của Đảng hình thành ở
khắp 12 tỉnh trong cả nước. Ở mọi nơi, đảng viên luôn là những lá cờ đầu trong
mọi công việc, là những tấm gương điển hình trong nhiệm vụ đấu tranh với địch,
giữ đất, giành dân, đưa phong trào cách mạng ở các địa phương không ngừng
phát triển, dần hòa nhịp vào dòng chảy chung của cách mạng cả nước.
Do phát huy được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tranh thủ được sự ủng
hộ, giúp đỡ của bè bạn quốc tế, đặc biệt là của nhân dân Việt Nam, Đảng Nhân
dân Lào đã đưa cách mạng Lào tiến lên một cách vững chắc. Chiến thắng trong
các chiến dịch giải phóng Sầm Nưa (tháng 9-1960), Cánh đồng Chum - Xiêng
Khoảng (tháng 1-1961), Nậm Thà (năm 1962), đường số 8, đường số 12 (năm
1963), Nậm Bạc (năm 1968), Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng (năm 1964,
6


1969, 1970, 1972), Đường 9 - Nam Lào (năm 1971) v.v.. là những minh chứng
sống động nhất về đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng Nhân dân Lào trong
sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ của nhân dân các bộ tộc Lào. Với những thắng
lợi vang dội này, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh
đặc biệt tăng cường” của Mỹ ở Lào đã bị phá sản hoàn toàn. Đây là những mốc
lịch sử quan trọng đánh dấu sự phát triển vượt bậc của cách mạng Lào và đó
cũng là sự cáo chung về sự thất bại của cuộc chiến tranh phi nghĩa mà đế quốc
Mỹ gây ra đối với nhân dân Lào.

Giữa lúc cuộc đấu tranh của nhân dân các bộ tộc Lào liên tiếp giành
những thắng lợi quan trọng, thì một sự kiện có ý nghĩa chính trị đặc biệt đã diễn
ra, đó là Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng Nhân dân Lào. Ngày 32-1972, Đại hội khai mạc tại Viêng Xay (Hủa Phăn). Tham dự Đại hội có 125
đại biểu thay mặt cho 2 vạn đảng viên trong cả nước. Đại hội đã quyết định đổi
tên Đảng Nhân dân Lào thành Đảng Nhân dân cách mạng Lào; đã thông qua
Điều lệ Đảng sửa đổi; bầu Ban Chấp hành Trung ương Khóa II của Đảng gồm
23 ủy viên chính thức và 6 ủy viên dự khuyết, đồng chí Cay-xỏn Phôm-vi-hản
tiếp tục được bầu làm Tổng Bí thư. Đại hội II đánh dấu bước phát triển, trưởng
thành của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong việc xây dựng đảng Mác - Lênin kiểu mới. “Đại hội nói lên quyết tâm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân trong cả nước, chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để tiến lên chủ nghĩa
xã hội”(5).
Đại hội II của Đảng Nhân dân cách mạng Lào diễn ra đúng vào lúc cuộc
kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung và nhân
dân các bộ tộc Lào nói riêng bước vào giai đoạn cuối. Thành công của Đại hội
đã cổ vũ mạnh mẽ nhân dân ba nước Đông Dương tiến lên giành những thắng
lợi cuối cùng. Đối với cách mạng Lào, triển khai Nghị quyết Đại hội, toàn thể
nhân dân Lào trên dưới một lòng đoàn kết bên Ban Chấp hành Trung ương
7


Đảng, kiên quyết đứng lên đấu tranh mạnh mẽ, trực diện với địch. Trong năm
1972, quân dân Hạ Lào đã liên tiếp đánh bại cuộc hành quân “Xỏn Xây”, “Phạ
Ngừm” và “Xỉng Đâm” của địch. Từ ngày 10-8 đến 15-11-1972, quân dân
Thượng Lào đánh bại hai đợt tấn công của hàng chục tiểu đoàn bộ binh được
không lực Hoa Kỳ yểm trợ vào khu vực Cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng v.v..
Thắng lợi của nhân dân Lào cùng với thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong
chiến dịch Điện Biên Phủ trên không (tháng 12-1972), đã đẩy Mỹ phải phá thế
đường cùng, buộc phải ký Hiệp định Pa-ri (tháng 1-1973) về Việt Nam và Hiệp
định Viêng Chăn (tháng 2-1973) về Lào. Mùa xuân 1975, sau thắng lợi của cách
mạng Cam-pu-chia và Việt Nam, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã lãnh đạo

toàn dân đấu tranh giành chính quyền bằng ba đòn chiến lược và mũi đấu tranh
pháp lý, kết quả đã giành được thắng lợi trọn vẹn. Từ ngày 1 đến 2-2-1975, Đại
hội đại biểu nhân dân toàn quốc Lào diễn ra tại thủ đô Viêng-chăn. Đại hội chấp
nhận việc thoái vị của nhà vua, quyết định giải thể Chính phủ liên hiệp lâm thời
và Hội đồng quốc gia chính trị liên hiệp, tuyên bố xóa bỏ chế độ quân chủ, thành
lập chế độ cộng hòa dân chủ nhân dân, quy định quốc huy, quốc kỳ, quốc ca và
ngôn ngữ chính thức; quyết định thành lập Hội đồng Nhân dân Tối cao và Chính
phủ Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đồng chí Xu-pha-nu-vông được bầu làm
Chủ tịch nước kiêm Chủ tịch Hội Đồng Nhân dân Tối cao. Đồng chí Cay-xỏn
Phôm-vi-hản được bầu làm Thủ tướng nước Cộng hòa dân chủ nhân dân
(CHDCND) Lào. Đất nước Lào bước sang một giai đoạn mới. Đảng Nhân dân
cách mạng Lào đã hoàn thành sứ mệnh vô cùng khó khăn gian khổ nhưng cũng
đầy vinh quang của mình, đó là lãnh đạo toàn thể dân tộc Lào thực hiện thắng
lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
Từ đó, ngày 2 tháng 12 năm 1975 đã trở thành mốc son chói lọi trong lịch
sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Lào, đưa nước Lào bước vào kỷ
nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
8


1.2. Thời kỳ Đảng cầm quyền qua các kỳ Đại hội:
Từ ngày 27 đến ngày 30 tháng 4 năm 1982, tại thủ đô Viêng-Chăn, Đảng
Nhân dân Cách mạng Lào đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III,
với 228 đại biểu, đại diện cho 35.000 đảng viên trong cả nước. Đại hội đã thông
qua Báo cáo Chính trị, quyết định đường lối chung với những mục tiêu cơ bản
của cách mạng Lào trong thời kỳ quá độ, xây dựng một nước Lào hòa bình, độc
lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa. Đại hội xác định hai nhiệm vụ chiến lược là
bảo vệ đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội, hai nhiệm vụ này gắn chặt với
nhau và nhiệm vụ cơ bản, quyết định là xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đại hội đề ra
phương hướng, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất

(1981 - 1985). Đại hội thông qua báo cáo sửa đổi Điều lệ Đảng, bầu Ban Chấp
hành Trung ương mới gồm 55 đồng chí, do đồng chí Cay-sỏn Phôm-vi-hản làm
Tổng Bí thư.
Từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 11 năm 1986, tại Thủ đô Viêng Chăn, Đại
hội đại biểu toàn quốc lần IV Đảng NDCM Lào đã được diễn ra, với 296 đại
biểu, đại diện cho 40.000 đảng viên. Đại hội thông qua Báo cáo Chính trị và
nhận định: Sau hơn 10 năm giải phóng, mặc dù trải qua nhiều khó khăn, thử
thách, nhưng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã lãnh đạo nhân dân tiến hành sự
nghiệp đổi mới và đã giành được nhiều thắng lợi to lớn, tạo điều kiện cho cách
mạng Lào tiến lên giành nhiều thành tựu mới trên các mặt trận chính trị, kinh tế
và xã hội; định ra nhiệm vụ, bước đi trong công cuộc đổi mới toàn diện của sự
nghiệp cách mạng Lào xuất phát từ đặc điểm cụ thể ở Lào và phù hợp với bối
cảnh mới của thế giới. Đại hội cũng thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 5 năm lần thứ hai 1986 - 1990. Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương mới
gồm 60 đồng chí. Đồng chí Cay-sỏn Phôm-vi-hản tiếp tục được bầu làm Tổng
Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

9


Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (tháng 3 năm 1991): Đại hội tiến
hành tại thủ đô Viêng-Chăn, với hơn 500 đại biểu và khách mời, trong đó có 367
đại biểu chính thức. Đại hội xem xét, đánh giá quá trình tiến hành công cuộc đổi
mới toàn diện dưới sự lãnh đạo của Đảng; khẳng định những thành tựu đạt được,
phê phán nghiêm khắc những khuyết điểm và rút ra những bài học kinh nghiệm
vừa có tính lý luận, vừa có tính thực tiễn. Đại hội lần thứ V thể hiện sự đổi mới
cả về tư duy chính trị, tư tưởng, tổ chức và phong cách công tác của Đảng.
Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương gồm 55 đồng chí ủy viên chính
thức và 4 đồng chí ủy viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương khoá mới họp
bầu Bộ Chính trị gồm 11 đồng chí. Theo Điều lệ Đảng sửa đổi của Đảng Nhân

dân Cách mạng Lào, Đại hội đã bầu Đồng chí Cay-sỏn Phôm-vi-hản làm Chủ
tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Ban cố vấn của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng gồm ba đồng chí: Phu-mi Vông-vi-chit, Xu-pha-nu-vông và Xi-xổmphon Lò-văn-xay. Ngày 21 tháng 12 năm 1992, đồng chí Cay-sỏn Phôm-vi-hản
từ trần, đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon được bầu làm Tổng Bí thư.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần VI (từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 3 năm
1996): Đại hội tiến hành tại thủ đô Viêng-Chăn, với 381 đại biểu đại diện cho
78.000 đảng viên trong cả nước tham dự. Đại hội đề ra phương hướng, mục tiêu
quan trọng cho giai đoạn phát triển mới của đất nước. Trải qua chặng đường
nhiều gian lao và đầy thử thách, Đảng đã lãnh đạo đất nước tiến hành đổi mới và
giành được nhiều thành tựu kinh tế, chính trị, xã hội quan trọng, không ngừng
cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Uy tín quốc tế của nước
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào không ngừng được nâng cao. Đây là tiền đề
quan trọng nhằm xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất
và thịnh vượng, vì hạnh phúc của nhân dân các bộ tộc Lào, vì hòa bình, ổn định,
hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.

10


Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa VI gồm 49 đồng chí (trong
đó có 4 đồng chí nữ), bầu Bộ Chính trị gồm 9 đồng chí. Đồng chí Khăm-tày Xiphăn-đon được bầu làm Tổng Bí thư.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần VII (từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 3 năm
2001): Đại hội tiến hành tại thủ đô Viêng-Chăn với 452 đại biểu ưu tú đại diện
cho hơn 100 nghìn đảng viên trong cả nước. Đại hội đề ra đường lối chiến lược
là đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện, hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân
theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2020 đưa đất
nước thoát khỏi tình trạng chậm phát triển, bảo vệ và xây dựng đất nước Lào hòa
bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và thịnh vượng, đưa Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào vững bước tiến vào thế kỷ 21, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp hòa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Đại hội bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII gồm 53 ủy viên,
bầu Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII gồm 11 ủy viên.
Đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon được bầu làm Tổng Bí thư.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần VIII (tháng 3 năm 2006): Đại hội tiến hành
tại thủ đô Viêng-Chăn với hơn 498 đại biểu, đại diện cho gần 148.600 đảng viên
trong cả nước. Đại hội VIII có ý nghĩa lịch sử quan trọng trong đời sống chính
trị - xã hội của đất nước Lào, đánh dấu giai đoạn phát triển mới của cách mạng
Lào với việc đề ra đường lối tăng cường đoàn kết toàn Đảng và toàn dân tộc,
tiếp tục thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
đổi mới, sớm đưa đất nước khỏi tình trạng kém phát triển, tạo tiền đề vững chắc
cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng thành công nước Lào hòa
bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và phồn vinh, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa.
Trong giai đoạn 2006-2100, CHĐCN Lào phấn đấu đạt mục tiêu tăng
trưởng hơn 7,5%/năm, bằng việc phát triển nông-lâm nghiệp gắn chặt với công
11


nghiệp và dịch vụ một cách mạnh mẽ và có trọng điểm, phấn đấu đạt mức thu
nhập bình quân theo đầu người 800 USD/năm… Đại hội đã bầu Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khóa VIII gồm 55 đồng chí, bầu Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng gồm 11 đồng chí và bầu Ban Bí thư
Trung ương Đảng gồm 7 đồng chí. Đồng chí Chum-ma-ly Say-nha-sỏn được bầu
làm Tổng Bí thư.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tiến hành trong tháng 3 năm 2011).
Hơn nửa thế kỷ đã qua, kể từ ngày ra đời (22-3-1955) Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào đã lãnh đạo nhân dân các bộ tộc Lào giành thắng lợi vẻ vang.
Ngày 2 tháng 12 năm 1975, giải phóng hoàn toàn đất nước khỏi ách thống trị
của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân cũ và mới, lập nên nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào, đưa dân tộc bước vào kỷ nguyên mới: Hòa bình, Độc

lập, Dân chủ, Thống nhất, Thịnh vượng.
Trong ba thập kỷ gần đây, Đảng đã lãnh đạo nhân dân Lào vượt mọi khó
khăn, thử thách, đưa sự nghiệp đổi mới tiến lên vững chắc, kinh tế tăng trưởng
liên tục, tình hình chính trị ổn định, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện,
quan hệ quốc tế ngày càng được mở rộng, là thành viên của Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực và quốc
tế, góp phần nâng cao uy tín và vị thế của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào trên trường quốc tế.
Chương 2: Đảng nhân dân cách mạng lào lãnh đạo công cuộc đổi
mới, phát triển đất nước:
2.1. Tình hình đất nước Lào trước khi đổi mới:
Ra khỏi cuộc chiến tranh, đất nước Lào đứng trước nhiều khó khăn, thử
thách. Hậu quả của chiến tranh để lại là vô cùng to lớn, thêm vào đó, các nước
đế quốc và các lực lượng phản động tay sai trong và ngoài nước ráo riết tiến
hành những hành động chống phá sự nghiệp dựng xây đất nước của dân tộc Lào.
12


Trong hoàn cảnh đó, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã khéo léo chèo lái con
thuyền cách mạng Lào vững vàng vượt qua sóng gió. Nghị quyết Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương lần thứ ba khóa II (năm 1976) của Đảng đã đề ra phương
hướng, nhiệm vụ của cách mạng Lào là: “... Tăng cường đoàn kết toàn dân, đoàn
kết các dân tộc trên cơ sở công nông liên minh dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát
huy khí thế cách mạng tiến công, ra sức tăng cường lực lượng cách mạng về mọi
mặt; ra sức củng cố chính quyền cách mạng vững mạnh; bảo vệ vững chắc Tổ
quốc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đánh bại mọi âm mưu phản
kích của kẻ thù; ra sức ổn định và không ngừng cải thiện đời sống mọi mặt của
nhân dân ngày một tốt hơn... Cải tạo và xây dựng cơ sở mọi mặt để từng bước
tiến lên chủ nghĩa xã hội một cách vững chắc, không qua giai đoạn phát triển tư
bản chủ nghĩa, xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và

chủ nghĩa xã hội, góp phần bảo vệ hệ thống xã hội chủ nghĩa, góp phần thúc đẩy
phong trào giải phóng dân tộc và dân chủ, góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông
Dương, Đông Nam Á và thế giới...”.
Với quan điểm nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu hụt lương thực và
nâng cao đời sống của nhân dân, năm 1981, Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh
đạo đất nước thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1981 - 1985), tập trung đầu
tư ngân sách cho các công trình trọng điểm vừa và nhỏ, phù hợp với điều kiện tự
nhiên và xã hội Lào. Trong thời kỳ này, một số mặt về công tác tài chính, giá cả,
thương nghiệp được cải tiến. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) không ngừng tăng,
trung bình là 5,3 % mỗi năm. Trong GDP, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp giảm từ
83% năm 1980 xuống còn 53,5% vào năm 1985. Thành công trong kế hoạch 5
năm lần thứ nhất của kinh tế Lào là tiền đề quan trọng để đưa đất nước bước vào
một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh
đạo trực tiếp và toàn diện của Đảng Nhân dân cách mạng Lào.

13


2.2. Đảng Nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo công cuộc đổi mới phát
triển đất nước:
2.2.1. Những thành tích đáng tự hào của công cuộc đổi mới do Đảng
Nhân dân cách mạng Lào trực tiếp lãnh đạo:
Ngày 13-11-1986, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV(6) của Đảng
Nhân dân cách mạng Lào đã chính thức khai mạc tại thủ đô Viêng-chăn. Đại hội
đã đề ra đường lối đổi mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế,
chuyển đổi nền kinh tế sang kinh tế thị trường, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa. Để
bảo đảm cho các phương hướng, nhiệm vụ hoàn thành một cách thắng lợi, Đại
hội đề ra nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng là: “... tăng cường củng cố các tổ
chức lãnh đạo và quản lý, nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở, cải tiến
công tác cán bộ, phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của đảng viên, xây dựng

tác phong làm việc mới, giữ vững các nguyên tắc tổ chức và tiến hành sinh hoạt
đảng một cách nghiêm túc, tăng cường mạnh mẽ công tác tư tưởng nhằm tiếp
thu nhận thức mới và tư duy mới”(7). Tiếp tục quan điểm đường lối đổi mới toàn
diện đất nước do Đại hội IV của Đảng đề ra, tại Đại hội VIII (tháng 3-2006)
Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra mục tiêu phát triển đất nước đến năm
2020 của nước CHDCND Lào là: “Xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân
chủ nhân dân, trong đó Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an
ninh trật tự an toàn xã hội; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển;
kinh tế phát triển dựa trên sự phát triển nông nghiệp vững chắc và lấy phát triển
công nghiệp làm cơ sở, tạo tiền đề cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
tạo chuyển biến cơ bản về chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; phát
triển nhịp nhàng các thành phần kinh tế, trong đó thành phần kinh tế nhà nước
và kinh tế tập thể được củng cố và phát triển vững mạnh. GDP tăng gấp 3 lần
năm 2000; chủ động mở rộng hợp tác quốc tế”. Từ sự lãnh đạo sáng suốt của tập
thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, các nghị quyết,
14


chủ trương của Đảng đã dần dần đi vào cuộc sống của nhân dân các bộ tộc, và
nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của toàn thể nhân dân. Từ năm 1986 đến nay,
nhịp độ phát triển kinh tế tăng liên tục.
Qua 35 năm bảo vệ và phát triển chế độ mới - chế độ CHDCND Lào, với
sự nhạy cảm và không ngừng đổi mới, Đảng và Chính phủ đã làm cho kinh tế,
văn hóa - xã hội Lào phát triển, nổi bật là trong thời kỳ thực hiện sự nghiệp đổi
mới. Trong những năm 1986-1990, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng trung
bình 4,8%/năm, GDP tính trên đầu người đạt 114 USD/năm, đến giữa năm 2010
đạt 906 USD/người. Trước giải phóng (1975), sản xuất lúa cả nước chỉ đạt hơn
600.000 tấn, năm 2009-2010 ước đạt tới 3,15 triệu tấn, sản suất thịt và cá đạt
236.455 tấn/năm, các loại hoa màu trồng theo hướng sản xuất hàng hóa đạt
khoảng 52 nghìn hécta, diện tích trồng cây cao su đạt 168,24 hécta, kim ngạch

sản phẩm công nghiệp chế biến chiếm 24,8%...
Ngành năng lượng điện và khoáng sản phát triển ngoạn mục: Do tập trung
xây dựng thủy điện, sản xuất điện tăng từ 33MW vào năm 1975 lên 690MW vào
năm 2005 và 18.048 MW năm 2008. Khai thác mỏ năm 2008-2009 tăng 31%, 6
tháng đầu năm 2010 dự tính thực hiện được 3.168,23 tỷ kíp, tăng 38,99% so với
cùng kỳ năm ngoái.
Về phát triển hạ tầng cơ sở: Đã hoàn thành việc xây dựng, tu sửa và lát
nhựa đường 13 từ bắc đến nam và các đường nối liền tiểu khu vực, hoàn thành
xây dựng các đường giao thông với tổng chiều dài 37.322km, tăng 5,86% so với
năm 2005 và có thể nối tất cả các tỉnh, huyện trên cả nước. Năm 2008-2009,
Quốc hội đã thông qua kế hoạch đầu tư tổng cộng 2.943 dự án với tổng số vốn
3.329,89 tỷ kíp vào phát triển cơ sở hạ tầng. Tỷ lệ đói nghèo của nhân dân Lào
giảm xuống dưới 30% tổng số hộ trên cả nước, 86% số trẻ em dưới 6 tuổi được
đến trường, 74% số dân được sử dụng nước sạch, tuổi thọ trung bình của nhân
dân Lào đạt 64 tuổi; xây dựng được 409 bản văn hóa; đài phát thanh phủ sóng
15


80%, truyền hình 60% diện tích toàn quốc. Đến nay, CHDCND Lào có quan hệ
ngoại giao với 130 nước (năm 1995 chỉ có 44 nước).
Hệ thống chính trị ở CHDCND Lào ngày càng được củng cố vững mạnh.
Vai trò lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng được nâng cao. Bộ máy hành
chính nhà nước phát triển vững mạnh, có khả năng quản lý nhà nước về mặt
chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, văn hóa - xã hội và ngoại giao. Chính
quyền nhân dân từ trung ương đến cơ sở được củng cố; các tổ chức quần chúng
tích cực tuyên truyền và ngày càng có nhiều quần chúng tình nguyện tham gia
(Hội liên hiệp Phụ nữ Lào có tới 1,1 triệu hội viên, chiếm khoảng 30% tổng số
phụ nữ Lào). Bộ máy Chính phủ gồm 14 bộ, 7 cơ quan ngang bộ và tương tự
khác. Cả nước có 16 tỉnh và Thủ đô, gồm 143 huyện, 8.726 bản. Bộ máy tổ chức
hành chính được củng cố về lề lối làm việc với chế độ một thủ trưởng trong đơn

vị sản xuất - kinh doanh và quản lý kinh tế theo Nghị quyết 61 của Hội đồng bộ
trưởng và Hội nghị Trung ương 6 khóa III hồi đầu những năm 80 của thế kỷ
trước, được thực hiện cho đến thời điểm này. Công tác xây dựng đảng có nhiều
kết quả tích cực, từ chỗ có 25.000 đảng viên vào năm 1972, 35.000 đảng viên
vào năm 1982, nay đã tăng lên hơn 177.000 đảng viên. Tổ chức đảng ở cơ sở
tăng từ 2.089 lên hơn 14.000. Công tác cán bộ đạt nhiều tiến bộ. Năm 1975, cán
bộ có trình độ phó tiến sỹ không đến con số 100 người, tiến sỹ không đến 10
người, số cán bộ mới có 35.000 người, nay đội ngũ cán bộ tăng về số lượng và
được nâng lên về chất lượng, cả nước đã có hơn 109.000 cán bộ, số người có
trình độ chuyên môn tăng nhiều: đại học 14.411 người, phó tiến sỹ 3.290 người,
tiến sỹ 337 người, giáo sư và phó giáo sư 202 người.
2.2.2. Những hạn chế của công cuộc đổi mới:
Mặc dù đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng còn không ít yếu kém,
thiếu sót, trong đó có một số vấn đề về tư tưởng, về tổ chức, cán bộ và lề lối làm

16


việc, mà nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng đến vai trò lãnh đạo cũng như
sự tồn tại và phát triển vững mạnh của Đảng, của đất nước.
2.2.3. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế:
2.2..3.1. Nguyên nhân thành tựu:
Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong những năm qua đã luôn kiên trì
đường lối đổi mới toàn diện và có nguyên tắc, vừa mạnh dạn, vừa sáng tạo trong
việc khai thác tiềm năng, sức mạnh của dân tộc và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc
tế, Đảng NDCM Lào đang tập trung tổ chức triển khai Nghị quyết Đại hội lần
thứ IX của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 7 (20112015) trên tinh thần bốn “đột phá”: Đột phá về mặt tư duy; đột phá mạnh mẽ về
phát triển nguồn nhân lực; đột phá về việc giải quyết hệ thống cơ chế, chế độ,
cải cách thủ tục hành chính Nhà nước; và đột phá trong việc giải quyết xóa
nghèo, xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để làm cho đời sống của nhân dân ngày

càng tốt hơn, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước chậm phát triển vào năm
2020. Trên tinh thần đó, trong những năm tới, Lào sẽ tập trung vào việc thực
hiện 7 phương hướng và nhiệm vụ chủ yếu, trong đó coi phát triển kinh tế là
trung tâm, tập trung giải quyết xóa nghèo cho nhân dân, bảo đảm an ninh về
lương thực gắn liền với phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, thực hiện
chiến lược công nghiệp hóa và hiện đại hóa, bảo đảm ổn định chính trị và giữ
vững trật tự an toàn xã hội, tiếp tục thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, độc
lập, hữu nghị và hợp tác vì sự phát triển, tích cực hội nhập quốc tế; đồng thời
tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước, phát huy quyền làm chủ, tính dân chủ
trong nhân dân theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền. Đối với sự nghiệp
cách mạng của Lào, Đảng NDCM Lào đang ra sức củng cố xây dựng Đảng vững
mạnh và trong sạch, tăng cường năng lực cầm quyền của Đảng, coi đây là nhân
tố có ý nghĩa quyết định.
2.2.3.2. Nguyên nhân hạn chế:
17


Do nền kinh tế chưa thật sự vững mạnh; điều kiện vật chất, cơ sở hạ tầng
của Lào còn hạn chế, nhiều vùng còn gắp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Trình độ, năng lực của một số cán bộ còn yếu, kém.
Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đã ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư
phát triển kinh tế của Lào.
Chương 3: Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình lãnh
đạo công cuộc đổi mới của Đảng Nhân dân cách mạng Lào:
2.1. Đảng NDCM Lào kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trong
suốt chặng đường xây dựng và phát triển đất nước:
Là một dân tộc trải qua nhiều năm chiến tranh, hơn ai hết, nhân dân các
bộ tộc Lào hiểu được giá trị của tự do, độc lập, bởi vậy nhiệm vụ cách mạng
quan trọng bậc nhất trong giai đoạn mới là phải giữ vững nền độc lập và xây
dựng đất nước phồn vinh, nhân dân hạnh phúc. Nhận thức sâu sắc sứ mệnh lịch

sử mà nhân dân giao phó, trong suốt 35 năm qua, Đảng NDCM Lào luôn giương
cao ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH - sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là ngọn cờ bách
chiến, bách thắng của cách mạng Lào. Khi đất nước bị các thế lực phản động
chống phá, Đảng NDCM Lào đã lãnh đạo nhân dân đập tan mọi âm mưu của kẻ
thù. Trong hai năm 1977-1978, quân và dân Lào ngăn chặn kịp thời các cuộc bạo
loạn ở vùng núi Phu Bia, thuộc tỉnh Xiêng Khoảng. Tháng 4-1984, đập tan cuộc
tấn công lấn chiếm của quân đội nước ngoài vào 3 bản: Bản Mày, Bản Cang,
Bản Xá thuộc huyện Pạc Lai, tỉnh Xay Nhạ Bu Ly...
Từ năm 1986, Lào thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, sự chống phá
của các thế lực thù địch đối với Lào ngày một tăng. Kẻ thù lúc này không trực
tiếp mang súng đạn đến xâm chiếm lãnh thổ Lào, nhưng bằng âm mưu, thủ đoạn
“diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ, chúng gây cho cách mạng Lào nhiều khó
khăn. Tuy nhiên, gian khổ, khó khăn càng khẳng định bản lĩnh và trí tuệ của
Đảng NDCM Lào. Với việc đề ra đường lối xây dựng thế trận quốc phòng toàn
18


dân, an ninh nhân dân vững mạnh, quân dân Lào lần lượt làm thất bại các âm
mưu chống phá của địch như: vụ gây rối ở tỉnh Luông Pha Băng (1994), Hủa
Phăn (8-2003), Bò Kẹo (7-2007)...
Mặc dù bị các thế lực phản động trong và ngoài nước tìm cách chống phá,
đặc biệt là sự biến động nhanh chóng của tình hình khu vực và thế giới, nhưng
trước sau như một, Đảng NDCM Lào luôn kiên trì con đường XHCN trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, có cách làm và bước đi phù hợp với
thực tiễn cách mạng Lào.
Tổng kết 20 năm đổi mới, Nghị quyết Đại hội VIII (2006) Đảng NDCM
Lào chỉ rõ: Trong 20 năm qua, Lào đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế bình quân
6,2%/năm, tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người tăng hơn 2 lần, đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao rõ rệt. Đặc biệt, kể từ khi triển
khai Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, kinh tế Lào luôn giữ nhịp độ tăng

trưởng ở mức cao: GDP năm 2007 đạt 8%, năm 2008 đạt 7,9%, năm 2009 đạt
7,6%. 6 tháng đầu năm 2010, dù chịu tác động của khủng hoảng kinh tế nhưng
GDP của Lào vẫn đạt mức tăng trưởng 7,6%. Thành tựu trên là minh chứng rõ
nét nhất về đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng NDCM Lào.
2.2. Với quan điểm dân là gốc, dựa vào dân, tất cả vì lợi ích của nhân
dân, Đảng NDCM Lào đã phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc và sức sáng tạo của nhân dân trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước:
Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng NDCM Lào không
ngừng chăm lo xây dựng khối liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân và
giai cấp nông dân với đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng, coi đây là nền
tảng để mở rộng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân. Trong khi chú trọng lợi
ích toàn dân tộc, Đảng luôn chăm lo lợi ích của từng giai cấp, từng bộ phận, giải
quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích, quyền lợi và nghĩa vụ, trách nhiệm
19


công dân. Đảng đề ra chủ trương, chính sách dân tộc, tôn giáo đúng đắn nhằm
tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết giữa các tôn giáo, giữa đồng bào theo đạo
và không theo đạo cùng phấn đấu vì mục tiêu chung của cách mạng là xây dựng
một nước Lào hoà bình, độc lập và phồn vinh.
2.3. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đi đôi với thường xuyên chăm
lo xây dựng và chỉnh đốn Đảng về mọi mặt:
Suốt 35 năm qua, trong hoàn cảnh nào, Đảng NDCM Lào cũng luôn giữ
vững vai trò lãnh đạo cách mạng, trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lênin, với lợi
ích của giai cấp công nhân, giữ vững bản chất cách mạng và khoa học.
Do đòi hỏi của thực tiễn cách mạng, đặc biệt là sự chống phá các thế lực thù
địch đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Lào, Đảng luôn nâng cao
năng lực lãnh đạo chính quyền, làm cho chính quyền phát huy bản chất là nhà
nước của dân, do dân và vì dân. Từng bước đổi mới phương thức lãnh đạo đối

với chính quyền các cấp cũng như toàn bộ hệ thống chính trị, làm cho toàn bộ hệ
thống chính trị trong sạch, vững mạnh, củng cố niềm tin của nhân dân. Trong
công tác xây dựng đảng, Đảng NDCM Lào luôn coi trọng đoàn kết, coi đó là
truyền thống quý báu và là điều kiện quan trọng nhất cho sự phát triển và vững
mạnh của Đảng.
Nhằm tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, một mặt Đảng NDCM
Lào quan tâm mở rộng dân chủ trong Đảng, đề cao nguyên tắc tập trung dân chủ
trong sinh hoạt đảng, mặt khác chăm lo công tác tự phê bình và phê bình, coi đó
là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Trải qua hơn nửa thế kỉ xây dựng
chiến đấu và trưởng thành, Đảng NDCM Lào đã lớn mạnh không ngừng. Hiện
Đảng có khoảng 162.000 đảng viên, sinh hoạt trong hơn 13.000 chi bộ ở khắp
nơi trên đất nước Lào. Đảng viên luôn phát huy vai trò tiền phong gương mẫu, là
ngọn cờ tập hợp nhân dân tiến lên giành những thắng lợi lớn hơn trong sự
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
20


2.4. Đảng NDCM Lào kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,
sức mạnh trong nước với sức mạnh quốc tế để dựng xây, phát triển đất nước:
Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, nước
CHDCND Lào đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, đất nước bị tàn phá nặng
nề, cơ sở kinh tế lạc hậu. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phát huy tốt nguồn nội lực
của quốc gia, từ sức mạnh vật chất đến sức mạnh tinh thần, văn hoá, khoa họccông nghệ... đất nước Lào đã từng bước phục hồi và phát triển. Từ một nền sản
xuất nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu, đến nay cơ cấu kinh tế của Lào đã có sự
chuyển dịch mạnh mẽ. Ngành công nghiệp từ số không sau giải phóng nay cũng
bắt đầu phát triển với thế mạnh là công nghiệp khai thác, chế biến gỗ, khai thác
khoáng sản và phát triển thủy điện. Lĩnh vực thương mại, dịch vụ tiếp tục đem
lại nguồn thu cho đất nước Lào. Những trung tâm thương mại lớn ở Luông Pha
Băng, Chăm Pa Sắc đang tạo đà cho một thời kì tăng tốc mới của kinh tế Lào.
Đặc biệt, với đường lối đối ngoại độc lập, rộng mở, trên tinh thần hợp tác

cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, Lào đã tranh thủ
được tiềm lực khoa học công nghệ của thế giới, đặc biệt là sự ủng hộ, giúp đỡ về
vốn đầu tư của các nước để phát triển kinh tế-xã hội. Hiện nay, Lào thiết lập
quan hệ ngoại giao với 130 nước, đặt đại sứ quán ở 25 nước, 5 tổng lãnh sự
quán, 2 cơ quan đại diện ở Niu-Oóc, Giơ-ne-vơ và có quan hệ với gần 100 chính
đảng ở các nước; là thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế (Liên hợp
quốc, ASEAN, ASEM, ACMEC...). Trong giai đoạn cách mạng mới, Đảng
NDCM Lào xác định vấn đề đầu tiên là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc phải không ngừng được tăng cường, đồng thời tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ
và hợp tác của các nước, từng bước đưa nước Lào thoát khỏi tình trạng kém phát
triển theo nghị quyết các kì đại hội Đảng đề ra.
Sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào là nhân tố quyết định mọi thắng lợi
của công cuộc xây dựng và phát triển nước CHDCND Lào trong suốt 35 năm
21


qua. Năm tháng đi qua, đất nước Lào đang từng ngày, từng giờ thay da đổi thịt
trên bước đường đổi mới và hội nhập, nhưng bài học về Đảng lãnh đạo toàn diện
công cuộc xây dựng và phát triển nước CHDCND Lào vẫn là nguyên tắc quan
trọng để xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập, dân chủ và phồn vinh.
Có thể khẳng định rằng, sau 30 năm kháng chiến gian khổ, ngày 2-121975, nhân dân các bộ tộc Lào giành được quyền tự do, độc lập với sự ra đời của
nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào (CHDCND). Từ đó đến nay, trải qua 35
năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng
Lào (NDCM), nhân dân các bộ tộc Lào đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Kinh
tế-xã hội dần khôi phục, phát triển, quốc phòng-an ninh được giữ vững, quan hệ
đối ngoại không ngừng mở rộng, vị thế nước Lào ngày càng cao trên trường
quốc tế. Thành công của CHDCND Lào để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý
cho những giai đoạn phát triển tiếp theo, trong đó bài học về sự lãnh đạo của
Đảng đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước là quan trọng nhất.


22


C: PHẦN KẾT LUẬN
Suốt chặng đường 57 năm qua, ngoài việc chú trọng xây dựng, củng cố và
nâng cao sức chiến đấu của Đảng về mọi mặt, Đảng NDCM Lào còn đặc biệt coi
trọng mở rộng quan hệ đối ngoại hợp tác với nhiều Đảng Cộng sản và tổ chức xã
hội khác trên thế giới; Trong đó, việc gìn giữ và phát huy mối quan hệ đặc biệt,
thủy chung son sắt với Đảng Cộng sản Việt Nam luôn là ưu tiên số một trong
chính sách đối ngoại của Đảng NDCM Lào.
Với những thành tựu to lớn và kinh nghiệm quý báu qua 26 năm đổi mới,
5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội VIII, Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào anh
em nhất định sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội IX và kế hoạch phát triển
kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ VII, xây dựng thành công nước Lào hòa bình, độc
lập, dân chủ, thống nhất, thịnh vượng theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, nhân dân và các Lực lượng vũ trang
nhân dân Việt Nam tự hào có người bạn, người đồng chí, anh em Lào luôn kề
23


vai sát cánh cùng Cách mạng Việt Nam trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Cùng
tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, hai dân tộc Việt Nam - Lào có mối quan
hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt và hợp tác toàn diện, lâu đời do Chủ tịch Hồ
Chí Minh, Chủ tịch Cay-xỏn Phôm-vi-hản đích thân xây dựng và các thế hệ lãnh
đạo của hai nước dày công vun đắp. Đó là nhân tố quan trọng để hai dân tộc Việt
Nam-Lào liên tiếp giành được nhiều thắng lợi to lớn trong sự nghiệp đấu tranh
bảo vệ độc lập dân tộc trước đây và xây dựng đất nước hiện nay. Trong những
năm qua, quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước không ngừng được củng cố và
phát triển trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, an ninhquốc phòng... Việt Nam luôn ghi nhận với sự biết ơn đối với Đảng, Nhà nước và
nhân dân Lào về sự ủng hộ và giúp đỡ chí tình, chí nghĩa, vô tư và có hiệu quả

trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước trước đây, cũng
như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay. Nhân dân Việt Nam
sẽ tiếp tục là những người đồng chí, những người anh em và những người bạn
thủy chung của nhân dân Lào, dành cho Lào sự giúp đỡ, hợp tác trong sáng và
vô tư, cùng có lợi. Các Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam tự hào trước sự
phát triển mạnh mẽ của Quân đội nhân dân Lào và nhân dân Lào trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ đất nước Lào tươi đẹp; tự hào về mối quan hệ hữu nghị
truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước không
ngừng được củng cố, phát triển tốt đẹp và ngày càng đi vào chiều sâu.

24


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Ban chỉ đạo lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân dân cách
mạng Lào: Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2005, tr 86
(2) Đại hội II Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra vào tháng 2-1951 tại
Chiêm Hóa, Tuyên Quang
(3), (4) Ban chỉ đạo lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân dân cách
mạng Lào: Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Sđd, tr 96 - 97, 99
(5) Ban chỉ đạo lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân dân cách
mạng Lào: Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Sđd, tr 161 - 162

25


×