BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DC
----------
INH NGC ANH
PHáT TRIểN ĐộI NGũ Tổ TRƯởNG CHUYÊN MÔN
TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG HUYệN THƯờNG TíN,
THàNH PHố Hà NộI TRONG BèI C¶NH HIƯN NAY
Chun ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ MINH HẰNG
HÀ NỘI - 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành nhất, tác giả xin được bày tỏ lịng cảm ơn đến
các thầy, cơ giáo của Học viện Quản lý giáo dục đã tận tình giảng dạy và tạo
điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS Trần Thị Minh Hằng - Người hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp
đỡ, chỉ bảo và động viên tác giả trong suốt q trình nghiên cứu và hồn
thành luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các đồng chí cán bộ quản lý, tập thể
giáo viên các trường THPT huyện Thường Tín, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ
và động viên tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận
văn này.
Trong thời gian nghiên cứu, tuy đã nỗ lực cố gắng nhưng luận văn vẫn
không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả mong tiếp tục nhận
được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn
Đinh Ngọc Anh
ii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT .......................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ....................................................... vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................3
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................4
5. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................4
6. Giả thuyết khoa học ............................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................4
8. Cấu trúc luận văn ................................................................................................5
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ
TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRONG BỐI CẢNH GIÁO DỤC HIỆN NAY .......................................................6
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .......................................................................6
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài ..........................................................................8
1.2.1. Quản lý nhà trường ...................................................................................8
1.2.2. Tổ chuyên môn .......................................................................................10
1.2.3. Tổ trưởng chuyên môn ...........................................................................11
1.2.4. Phát triển .................................................................................................12
1.2.5. Đội ngũ ...................................................................................................12
1.2.6. Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn...............................................................13
1.2.7. Phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ...............................................13
1.3. Trường THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân. ...................................13
1.3.1. Vị trí, vai trị của hiệu trưởng trường THPT ..........................................13
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng trường THPT .........................14
1.3.3. Vị trí, vai trị, nhiệm vụ của tổ trưởng chuyên môn trong trường
trung học phổ thơng ..........................................................................................15
1.3.4. Vị trí, vai trị của tổ chun mơn ............................................................16
1.3.5. Nhiệm vụ của tổ chuyên môn .................................................................17
1.4. Yêu cầu đổi mới giáo dục trong giáo dục phổ thông ................................17
1.4.1. Yêu cầu đổi mới với Hiệu trưởng các trường THPT..............................17
1.4.2. Yêu cầu đổi mới với tổ trưởng chuyên môn. ..........................................18
1.5. Nội dung phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong trường
trung học phổ thông ............................................................................................19
1.5.1. Lập quy hoạch phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ......................19
1.5.2. Tuyển chọn đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ...........................................19
1.5.3. Bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ..........20
1.5.4. Chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ............................................20
1.5.5. Thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn........22
iii
1.5.6. Tạo môi trường làm việc cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ................22
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên
môn trường THPT ..............................................................................................23
1.6.1. Yếu tố thuộc về chủ thể quản lý .............................................................23
1.6.2. Yếu tố thuộc về đối tượng quản lý .........................................................24
1.6.3. Yếu tố thuộc về môi trường quản lý .......................................................24
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................25
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG
CHUYÊN MƠN CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN THƯỜNG TÍN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........................................................................................26
2.1. Khái quát về giáo dục THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội ....26
2.1.1. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội........................................................................................................26
2.1.2. Khái qt về tình hình giáo dục THPT huyện Thường Tín, thành
phố Hà Nội........................................................................................................28
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở các
trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. ....................................33
2.2.1. Mục đích khảo sát ...................................................................................33
2.2.2. Nội dung khảo sát ...................................................................................33
2.2.3. Đối tượng khảo sát..................................................................................33
2.3. Thực trạng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của các trường THPT
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội ..............................................................34
2.3.1. Thực trạng về số lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn .........................34
2.3.2. Thực trạng về cơ cấu đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ............................35
2.3.3. Thực trạng chất lượng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ...........................36
2.4. Thực trạng phát triển đội ngũ tổ trưởng chun mơn trong các
trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội .....................................37
2.4.1. Thực trạng về quy hoạch phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ..........37
2.4.2. Thực trạng công tác tuyển chọn đội ngũ tổ trưởng chuyên mơn
trường THPT huyện Thường Tín .....................................................................39
2.4.3. Thực trạng bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển đội ngũ tổ trưởng
chuyên môn.......................................................................................................41
2.4.4. Thực trạng về đánh giá chất lượng đội ngũ tổ trưởng chun mơn
trường THPT huyện Thường Tín .....................................................................43
2.4.5. Thực trạng việc thực hiện chế độ, chính sách đối với đội ngũ tổ
trưởng chuyên môn ...........................................................................................48
2.4.6. Thực trạng về môi trường làm việc cho đội ngũ tổ trưởng chuyên
môn của các trường THPT huyện Thường Tín ................................................51
2.5. Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ tổ trưởng
chuyên môn trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội ...............57
2.5.1. Yếu tố ảnh hưởng thuộc về chủ thể quản lý ...........................................58
2.5.2. Yếu tố ảnh hưởng thuộc về đối tượng quản lý .......................................59
2.5.3. Yếu tố ảnh hưởng thuộc về môi trường quản lý .....................................60
iv
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................61
Chương 3: BIỆN PHÁT PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TỔ TRƯỞNG
CHUN MƠN TRƯỜNG THPT HUYỆN THƯỜNG TÍN, THÀNH
PHỐ HÀ NỘI TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY .................................................62
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .....................................................................62
3.1.1. Đảm bảo tính khoa học ...........................................................................62
3.1.2. Đảm bảo tính kế thừa..............................................................................62
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn ...........................................................................62
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi ..............................................................................63
3.2. Biện pháp phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THPT
huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội ..............................................................63
3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và TTCM ..........64
3.2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ tổ
trưởng chuyên môn trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
đảm bảo linh hoạt .............................................................................................65
3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý việc sử dụng đội ngũ tổ trưởng chun mơn
theo năng lực và trình độ chuyên môn của đội ngũ TTCM .............................70
3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới hình thức, phương pháp tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn .................73
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá
đội ngũ tổ trưởng chuyên môn .........................................................................79
3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng môi trường làm việc và tổ chức thực hiện
chế độ chính sách phù hợp đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn .................83
3.2.7. Biện pháp 7: Phát huy vai trò chỉ đạo của hiệu trưởng trong quản
lý phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn. ....................................................86
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ tổ trưởng
chuyên môn trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội ...............90
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện
pháp đã đề xuất ...................................................................................................92
3.4.1. Tổ chức khảo nghiệm .............................................................................92
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ..............................................................................93
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................99
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................100
1. Kết luận ...........................................................................................................100
2. Khuyến nghị ....................................................................................................102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................104
PHỤ LỤC
v
BẢNG KÍ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
Nội dung
BGH
Ban Giám hiệu
CBQL
Cán bộ quản lý
CBQLGD
Cán bộ quản lý giáo dục
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá
CSVC-TBDH
Cơ sở vật chất - Thiết bị dạy học
DH
Dạy học
GD&ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GDPT
Giáo dục phổ thông
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
HT
Hiệu trưởng
KH-CN
Khoa học- công nghệ
KHTN-KT
Khoa học tự nhiên- kỹ thuật
KHXH-NV
Khoa học xã hội nhân văn
KT-XH
Kinh tế - Xã hội
NQ
Nghị quyết
PPDH
Phương pháp dạy học
THPT
Trung học phổ thông
TT
Tổ trưởng
TTCM
Tổ trưởng chuyên môn
TCM
Tổ chuyên môn
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1:
Thống kê số lượng trường, lớp, học sinh cấp THPT từ năm học
2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017 của huyện Thường Tín ..........28
Bảng 2.2:
Thống kê số lượng giáo viên, cán bộ quản lý cấp THPT từ năm
học 2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017 của huyện Thường
Tín .......................................................................................................29
Bảng 2.3:
Thống kê xếp loại đạo đức của học sinh cấp THPT từ năm học
2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017 huyện Thường Tín.................31
Bảng 2.4:
Thống kê xếp loại học lực của học sinh cấp THPT từ năm học
2014 - 2015 đến năm học 2016 - 2017 huyện Thường Tín.................31
Bảng 2.5:
Thống kê tình hình cơ sở vật chất các trường THPT huyện
Thường Tín ..........................................................................................32
Bảng 2.6:
Thống kê số tổ trưởng, tổ phó, tổ đơn, tổ ghép của các trường
THPT huyện Thường Tín ....................................................................34
Bảng 2.7:
Thống kê số năm làm cơng tác quản lý của TTCM ở các trường
THPT huyện Thường Tín ....................................................................35
Bảng 2.8:
Thống kê tuổi của TTCM ở các trường THPT huyện Thường Tín ....36
Bảng 2.9:
Thống kê trình độ chính trị, chun mơn của TTCM các trường
THPT huyện Thường Tín ....................................................................36
Bảng 2.10:
Thực trạng xây dựng quy hoạch đội ngũ TTCM trường THPT
huyện Thường Tín ...............................................................................38
Bảng 2.11:
Thực trạng cơng tác tuyển chọn đội ngũ TTCM trường THOT
huyện Thường Tín ...............................................................................40
Bảng 2.12:
Thực trạng bổ nhiệm, sử dụng, luân chuyển đội ngũ TTCM
trường THPT huyện Thường Tín ........................................................42
Bảng 2.13:
Thực trạng việc đánh giá chất lượng đội ngũ TTCM của các
trường THPT huyện Thường Tín ........................................................44
Bảng 2.14:
Kết quả kiểm tra, đánh giá, phân loại TTCM của các trường
THPT huyện Thường Tín ....................................................................47
vii
Bảng 2.15:
Thực trạng thực hiện chế độ, chính sách đối với ngũ TTCM
huyện Thường Tín ...............................................................................49
Bảng 2.16:
Thực trạng quản lý tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ TTCM
huyện Thường Tín ...............................................................................55
Bảng 2.17:
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển đội ngũ TTCM
trường THPT huyện Thường Tín ........................................................57
Bảng 3.1:
Quy hoạch số lượng TTCM trường THPT huyện Thường Tín ..........68
Bảng 3.2:
Kết quả khảo nghiệm về mức độ cần thiết của các biện pháp ............93
Bảng 3.3:
Kết quả khảo nghiệm về mức độ khả thi của các biện pháp ...............96
Sơ đồ 3.1:
Mối quan hệ giữa các biện pháp phát triển đội ngũ TTCM trường
THPT huyện Thường Tín .................................................................... 92
Biểu đồ 3.1: Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các
biện pháp..........................................................................................................98
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trung học phổ thông là một cấp học của hệ thống giáo dục quốc dân, là
cấp học quan trọng góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và
bồi dưỡng nhân tài. Để các trường THPT hoàn thành tốt sứ mạng của mình thì
ngồi việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, việc phát triển
đội ngũ tổ trưởng chuyên môn (TTCM) là một yếu tố rất quan trọng. Ở trường
trung học, tổ chuyên môn (TCM) là một đơn vị thực thi các nhiệm vụ, chính
sách, các phương pháp đổi mới giáo dục. Trong thực tiễn ở các trường trung
học phổ thông, TTCM là cán bộ quản lý được giao nhiệm vụ quản lý TCM
theo quy định của Điều lệ trường Trung học, là người giữ vai trò quan trọng
nhất giúp Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm
và nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy
của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh.
Trong trường THPT, tổ chun mơn có nhiệm vụ: Xây dựng kế hoạch
chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên
theo kế hoạch dạy học, PPCT và các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức kiểm tra, đánh giá chất
lượng thực hiện nhiệm vụ của giáo viên theo kế hoạch năm học của nhà
trường; Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên; Thực hiện sinh hoạt
chuyên môn theo quy định.
Như vậy, căn cứ nhiệm vụ của TCM ta có thể thấy TTCM có nhiệm vụ
quản lý thực hiện chương trình dạy học; quản lý hoạt động bồi dưỡng chun
mơn. Hoạt động quản lý của TTCM đóng vai trị rất quan trọng trong nhà
trường. Đây là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng dạy và học. Bồi dưỡng
nâng cao năng lực đội ngũ CBQL và giáo viên nói chung, TTCM nói riêng là
2
khâu then chốt nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Đây cũng là quan điểm
chỉ đạo của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, đội ngũ nhà giáo và
cán bộ quản lý giáo dục nước ta ngày càng phát triển, phần lớn có bản lĩnh
chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh,
trình độ chun mơn nghiệp vụ ngày càng cao đã góp phần quan trọng thực
hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tào nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp
phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nước ta.
Tuy nhiên, trước những yêu cầu mới của sự nghiệp phát triển giáo dục
trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ nhà giáo và
CBQL giáo dục còn bộc lộ những hạn chế, bấp cập. Đội ngũ cán bộ tổ trưởng
chun mơn có trình độ chun mơn, trình độ quản lý tốt cịn ít, cịn hạn chế
trong việc xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện.v.v.
Nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng của cơng tác cán bộ, trong những
năm qua giáo dục và đào tạo Hà Nội luôn bám sát đường lối công tác cán bộ
của Đảng, có sự vận dụng sáng tạo phù hợp với thực tiễn địa phương. Hà Nội
là trung tâm văn hóa chính trị của cả nước, chính vì vậy giáo dục thủ đô phải
đi đầu trong cả nước về mọi mặt. Thường Tín là huyện ngoại thành, nằm ở
phía Nam cửa ngõ Thủ đô với 5 trường THPT công lập, số lượng học sinh
tương đối lớn. Để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục đòi hỏi phải xây dựng một
đội ngũ cán bộ quản lý nhà trường và hình thành hệ thống tổ bộ mơn ở các
trường THPT có đủ số lượng, có chất lượng tốt trong quản lý cũng như triển
khai tổ chức các hoạt động giáo dục. Mặc dù, xây dựng phát triển đội ngũ tổ
trưởng chuyên mơn trường THPT trong huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhưng nhìn chung đội tổ trưởng chuyên môn
của các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội hiện nay xét về
số lượng, cơ cấu và chất lượng chưa đáp ứng tốt yêu cầu ngày càng cao của
3
giáo dục và nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh giáo dục hiện nay. Vì vậy, vấn đề
phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn của các trường THPT của huyện
Thường Tín nói riêng và của thành phố Hà Nội nói chung trong giai đoạn hiện
nay là rất quan trọng. Với cương vị là một Phó Hiệu trưởng trường THPT trên
địa bàn huyện Thường Tín, tác giả thấy rằng những vấn đề liên quan đến tổ
chuyên môn trong các trường THPT hiện nay cịn bất cập về các cơng tác dự
báo tình hình, quy trình tuyển dụng, sử dụng cán bộ, đánh giá cán bộ, tạo cơ
chế chính sách và môi trường làm việc cho đội ngũ tổ trưởng chuyên môn ở
các trường THPT, nhất là địa bàn huyện Thường Tín hiện nay cịn nhiều vấn
đề cần khảo sát và nghiên cứu. Chính vì lý do nêu trên nên tác giả chọn đề tài
nghiên cứu “Phát triển đội ngũ tổ trưởng chun mơn trường THPT huyện
Thường Tín, thành phố Hà Nội trong bối cảnh hiện nay” để nghiên cứu
trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp với mong muốn góp phần vào cơng cuộc
đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục trung học phổ thơng của Thủ đơ.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về phát triển đội ngũ tổ
trưởng chuyên môn trong các trường THPT huyện Thường Tín, đánh giá thực
trạng phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trường THPT huyện
Thường Tín, đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ tổ trưởng chun mơn của
các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đáp ứng yêu cầu đổi
mới toàn diện giáo dục phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên
môn trong các trường THPT.
3.2. Khảo sát, phân tích thực trạng phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên
môn của các trường THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
4
3.3. Đề xuất biện pháp phát triển đội ngũ tổ trưởng chun mơn trường
THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội. Tổ chức khảo nghiệm mức độ
cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong luận văn.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trong các trường THPT huyện Thường
Tín, thành phố Hà Nội.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn các trường trung
học phổ thơng huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
5. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả tập trung nghiên cứu phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
các trường THPT Huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội từ năm học 2014 2015đến năm học 2016 - 2017.
6. Giả thuyết khoa học
Trước bối cảnh giáo dục hiện nay, nhiệm vụ của TCM cũng có sự thay
đổi để đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp
dạy học. Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường THPT huyện Thường Tín,
thành phố Hà Nội đã thực hiện được một số nhiệm vụ song vẫn cịn có một số
hạn chế so với yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới. Nếu đề xuất
và áp dụng một cách đồng bộ các biện pháp mang tính khoa học, khả thi sẽ
nâng cao hiệu quả trong việc phát triển đội ngũ tổ trưởng chun mơn trường
THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, hệ thống hóa các
vấn đề lý luận, các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành, của địa
5
phương và các tài liệu khoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Để xây dựng cơ sở thực tiễn cho đề tài, tác giả đã sử dụng các phương
pháp sau đây:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp lấy ý kiến.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục.
7.3. Phương pháp thống kê tốn học
Sử dụng một số cơng thức toán học để xử lý các dữ liệu thu thập trong
nghiên cứu.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 - Cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
trong trường trung học phổ thông trong bối cảnh giáo dục hiện nay.
Chương 2 - Thực trạng phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn
trường trung học phổ thơng huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội.
Chương 3 - Biện pháp phát triển đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trường
THPT huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trong bối cảnh giáo dục hiện nay.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TRONG BỐI CẢNH GIÁO DỤC HIỆN NAY
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, giáo dục luôn giữ vai trò quan trọng đối
với sự phát triển của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc. Muốn phát triển giáo dục cần
coi trọng việc bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục. Khi bàn về công tác cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “Có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong, mn việc thành cơng hay
thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [1, Tr. 452].
Đảng và Nhà nước cũng luôn khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ
cán bộ quản lý giáo dục. Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), Hội nghị lần
thứ 6 BCH TƯ Đảng (Khóa IX) đã nêu một trong năm giải pháp cần tập trung
làm tốt “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục vững mạnh
toàn diện cả về chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và tư tưởng theo
hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa” [2, Tr. 114].
Trong trường THPT, đội ngũ TTCM là CBQL trực tiếp đội ngũ giáo
viên, có vai trị quan trọng trong việc điều hành hoạt động chuyên môn của
nhà trường. TTCM còn là người thay Hiệu trưởng trực tiếp quản lý, điều hành
mọi hoạt động chuyên môn của tổ, chỉ đạo việc đổi mới phương pháp giảng
dạy và giáo dục, có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả giảng dạy và giáo dục của
nhà trường. Xây dựng và quản lý tốt đội ngũ TTCM là một trong những tiền
đề để tổ chức hoạt động dạy học và giáo dục có chất lượng và hiệu quả.
Ở nước ta, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản
lý nhà trường. Tuy nhiên, các nghiên cứu về vấn đề phát triển đội ngũ TTCM
cịn ít được quan tâm.
7
Cuốn “Người Hiệu trưởng trường trung học cơ sở”, Tác giả Nguyễn
Văn Lê đề cập tới vai trò của TTCM trong việc xây dựng và triển khai kế
hoạch của TCM [3]. Nhóm tác giả do Đỗ Ngọc Bích chủ biên trong cuốn “Sổ
tay Hiệu trưởng trường dân tộc nội trú” cũng đề cao vai trò của TTCM [4].
Như vậy, hai tác giả đều đề cao vai trò của TTCM, nhưng chưa đề cập đến
việc làm thể nào để phát triển đội ngũ này.
Trong năm 2004, tạp chí “Thơng tin quản lý giáo dục” của trường Cán
bộ quản lý giáo dục và đào tạo - Bộ giáo dục và Đào tạo (Số 4, số 5, số 6) có
một số bài viết của các tác giả Trần Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh,
Ngơ Viết Sơn đã đề cập đến vị trí, vai trò, năng lực và một số biện pháp nâng
cao năng lực cho TTCM trường trung học. Đây là các bài báo đề cập đến vấn
đề một cách khái quát cho việc phát triển đội ngũ TTCM ở cấp vĩ mô [5].
Năm 2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phát hành “Tài liệu tập huấn
công tác tổ trưởng chuyên môn các trường THCS, THPT” [6]. Tuy nhiên,
trong tài liệu này mới chỉ đề cập đến một số mặt liên quan đến vấn đề tác giả
nghiên cứu.
Trong những năm gần đây, nhiều đề án, giải pháp về quản lý phát triển
đội ngũ, nhà giáo ở các cấp học, bậc học đã được nghiên cứu. Ở cấp THPT có
các tác giả sau:
- Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT huyện
EAKAR, Đắk lắk (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Lê Văn
Thái, trường Đại học sư phạm Hà Nội năm 2012) [7].
- Biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT tỉnh Quảng
Ninh trong giai đoạn hiện nay (Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục của tác giả Lê
Thị Kim Loan, trường Đại học sư phạm - Đại học Thái Nguyên năm 2010) [8].
- Một số giải pháp xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của trường
THPT chất lượng cao Chu Văn An, giai đoạn 2001 - 2015 (Luận văn thạc sĩ
quản lý giáo dục của tác giả Phạm Vương Tấn, trường đại học sư phạm Hà
Nội II, năm 2001) [9].
8
- Đề án xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục giai đoạn 2005 - 2010 (Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày
11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ) [10].
Các tác giả đều cùng nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý. Điều khác nhau cơ bản của các
luận văn, đề án này là mỗi tác giả nghiên cứu công tác phát triển hoặc nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đưa ra một số các biện pháp thiết thực,
khả thi nhằm thực hiện tốt hơn công tác phát triển đội ngũ hoặc nâng cao chất
lượng cho một đơn vị hay một cơ sở cụ thể. Điểm chung trong các nghiên cứu
về phát triển đội ngũ đều đề cập đến các yếu tố quy mô, cơ cấu và chất lượng,
với các khâu quy hoạch, tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng, đánh giá và tạo
động lực làm việc cho đội ngũ… Đây là cơ sở để tác giả luận văn có thể kế
thừa để vận dụng vào nghiên cứu của mình. Tuy nhiên các nghiên cứu kể trên
hầu hết vẫn còn để lại khoảng trống nghiên cứu về quản lý, phát triển đội ngũ
trong thời kỳ giáo dục hiện nay, về công tác quy hoạch, bổ nhiệm và sử dụng
đội ngũ TTCM, về công tác bồi dưỡng đào tạo năng lực quản lý, năng lực
chuyên môn và cũng như là thực hiện cơ chế chính sách tạo mơi trường làm
việc cho đội ngũ TTCM trong các nhà trường, đặc biệt là trường THPT
Huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội trong hội nhập quốc tế và xu thế tồn
cầu hóa.
Nghiên cứu phát triển đội ngũ giáo viên nói chung và đội ngũ TTCM
nói riêng của các trường THPT Huyện Thường Tín là một trong những nội
dung quan trọng và cần thiết.
1.2. Khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lý nhà trường
1.2.1.1. Nhà trường
“Nhà trường là một tổ chức chuyên biệt trong hệ thống tổ chức xã hội
thực hiện chức năng tái tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự duy trì và phát
triển xã hội” [13].
9
Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở, nơi trực tiếp làm công tác giáo dục
và đào tạo thế hệ trẻ, là cơ quan giáo dục chuyên biệt, có đội ngũ các nhà giáo
được đào tạo, nội dung chương trình chọn lọc, phương pháp giáo dục phù hợp
với mọi lứa tuổi, các phương tiện kĩ thuật phục vụ cho giáo dục, mục đích giáo
dục của nhà trường phù hợp với xu thế phát triển của xã hội và thời đại.
1.2.1.2. Quản lý nhà trường
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý nhà trường.
Theo tác giả Trần Kiểm: “Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối
giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà
trường vận hành theo nguyên lí giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục
tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [14,
Tr 242].
Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là quản lý
hoạt động dạy và học tức là làm sao đưa hoạt động đó từ trạng thái này sang
trạng thái khác để dần dần tiến tới mục tiêu giáo dục”[11, Tr. 34].
Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu, khái niệm quản lý nhà trường được
hiểu như sau: “Quản lý nhà trường (một cơ sở giáo dục) là những tác động tự
giác (có ý thức, có mục đích, có khoa học, có hệ thống, và hợp quy luật) của
chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường
(giáo viên, nhân viên và người học…) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và
dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục” [15].
Quản lý nhà trường là hoạt động của cơ quan quản lý nhằm tập hợp và
tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác,
huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao giáo dục và đào tạo trong
nhà trường.
Quản lý nhà trường bao gồm có hai loại tác động sau: tác động của
những chủ thể quản lý bên trên và bên ngồi nhà trường (đó là những tác
10
động quản lý của các cơ quan QLGD cấp trên nhằm hướng dẫn và tạo điều
kiện cho hoạt động giảng dạy, học tập, giáo dục của nhà trường hoặc những
chỉ đẫn, những quyết định của các thực thể bên ngoài nhà trường nhưng có
liên quan trực tiếp đến nhà trường như cơng đồng được đại diện dưới hình
thức Hội đồng giáo dục nhằm định hướng sự phát triển của nhà trường). Tác
động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường (bao gồm các hoạt động
Quản lý giáo viên, quản lý học sinh, quản lý quá trình dạy học - giáo dục,
quản lý cơ sở vật chất, quản lý tài chính, quản lý quan hệ giữa nhà trường và
cộng đồng).
Như vậy quản lý nhà trường chính là QLGD trong một phạm vị xác
định đó là nhà trường. Quản lý nhà trường là một hoạt động được thực hiện
trên cơ sở những quy luật chung của quản lý, đồng thời có những nét riêng
mang tính đặc thù giáo dục. Do đó quản lý nhà trường cần vận dụng các
nguyên lý chung của QLGD để đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường theo
mục tiêu đào tạo.
1.2.2. Tổ chuyên môn
Theo điều lệ Trường trung học cơ sở, trường THPT và trường phổ
thơng có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thơng tư số:12/2011/TT-BGDĐT
ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, tại khoản 1 Điều 16
có quy định:
Hiệu trưởng, các Phó HT, GV, viên chức làm cơng tác thư viện, thiết bị
giáo dục, cán bộ làm công tác tư vấn cho HS của trường trung học được tổ
chức thành TCM theo mơn học, nhóm mơn học hoặc nhóm các HĐ ở từng
cấp học THCS, THPT. Mỗi TCM có tổ trưởng, từ 1 đến 2 tổ phó chịu sự QL
chỉ đạo của HT, do HT bổ nhiệm trên cơ sở giới thiệu của TCM và giao
nhiệm vụ vào đầu năm học [11].
11
Tổ chuyên môn là một bộ phận cấu thành trong trong bộ máy tổ chức,
quản lý của trường THCS, THPT. Trong trường, các tổ, nhóm chun mơn có
mối quan hệ hợp tác với nhau, phối hợp các các bộ phận nghiệp vụ khác và
các tổ chức Đảng, đoàn thể trong nhà trường nhằm thực hiện chiến lược phát
triển của nhà trường, chương trình giáo dục và các hoạt động giáo dục và các
hoạt động khác hướng tới mục tiêu giáo dục.
1.2.3. Tổ trưởng chuyên môn
Tại khoản 2 Điều 16 (điều lệ Trường trung học cơ sở, trường THPT và
trường phổ thơng có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thơng tư
số:12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo) có quy định nhiệm vụ của TCM như sau:
- Xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chung của tổ, hướng dẫn
xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học,
phân phối chương trình và các hoạt động giáo dục khác cuả nhà trường;
- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ; tham gia đánh giá, xếp
loại các thành viên của tổ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học và các
quy định hiện hành khác;
- Giới thiệu tổ trưởng, tổ phó;
- Đề xuất khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên.
Như vậy, từ những nhiệm vụ của TCM thì: Tổ trưởng chun mơn là
một cán bộ quản lý tổ chuyên môn của nhà trường nên điều kiện tiên quyết
phải là người có năng lực quản lý, tức là có khả năng hoạch định các mục
tiêu, xây dựng kế hoạch; điều hành tổ chức, hoạt động của tổ theo kế hoạch
giáo dục, phân phối chương trình mơn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế
hoạch năm học của nhà trường; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên
trong tổ; đánh giá, xếp loại và đề xuất khen thưởng, kỉ luật giáo viên thuộc tổ
mình quản lý. Do đó, tổ trưởng chun mơn phải là người có phẩm chất đạo
12
đức tốt; có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chun mơn; có uy tín đối với
đồng nghiệp, học sinh. Tổ trưởng chun mơn phải là người có khả năng tập
hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gương mẫu,
cơng bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử.
1.2.4. Phát triển
Phát triển là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
Phát triển kinh tế, phát triển xã hội, phát triển nguồn nhân lực, phát triển đội
ngũ... Phát triển được hiểu là sự tăng trưởng, là sự chuyển biến theo chiều
hướng tích cực, tiến lên.
Phát triển là một q trình nội tại: Là bước chuyển từ thấp đến cao, xảy
ra bởi vì trong cái thấp đã chứa đựng dưới dạng tiềm tàng những khuynh
hướng dẫn đến cái cao, còn cái cao là cái thấp phát triển lên.
Phát triển là làm cho số lượng và chất lượng vận động theo hướng đi
lên trong mối quan hệ hỗ trợ, bổ sung cho nhau tạo nên một hệ thống
Như vậy, sự vật, hiện tượng, con người, xã hội biến đổi để tăng tiến về
số lượng, chất lượng dưới tác động của bên trong hoặc bên ngồi đều được
coi là phát triển.
Tóm lại có thể hiểu, phát triển là biểu hiện sự thay đổi. Muốn phát
triển sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay, một trong những nhân tố
cần phải được quan tâm và ưu tiên phát triển đội ngũ cán bộ giáo viên. Bởi
đây là lực lượng chủ yếu và giữ vai trò quyết định trong việc thực hiện mục
tiêu đào tạo.
1.2.5. Đội ngũ
Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu: “Đội ngũ là tập hợp một số đông
người cùng chức năng, nhiệm vụ hoặc nghề nghiệp, hợp thành hoạt động
trong một hệ thống (tổ chức)” [16].