Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (311.26 KB, 10 trang )

I. TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ THỰC HÀNH TIN HỌC.

II. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI - PHƯƠNG PHÁP VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học ở cấp trung học cơ
sở.
2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện với học sinh ở khối lớp 7 trường THCS
Nhơn Phú - Mang Thít - Vĩnh Long.
3. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, tôi sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
a. Nhóm các phương pháp lý luận:
- Phân tích và tổng hợp tài liệu.
b. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
c. Nhóm các phương pháp toán học:
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp đối chiếu.
4. Thời gian nghiên cứu: Năm học 2016 - 2017.
III. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ MÔ TẢ NỘI DUNG SÁNG KIẾN
KINH NGHIỆM:
1. Lý do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
- Ngày 4-11-2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI Nghị quyết số 29-NQ/TW) Định hướng đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu cụ thể là: Đối với giáo dục phổ thông, tập trung
phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng
khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng
giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực



hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập
suốt đời. Hoàn thành việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông giai đoạn sau năm 2015. Bảo
đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở (hết lớp 9) có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng
yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở trung học phổ thông phải tiếp cận nghề nghiệp và
chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục,
thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020.
- Trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta theo kịp nhịp
độ phát triển của thế giới trong xu hướng hội nhập với nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi thế hệ trẻ phải
sử dụng thành thạo các ứng dụng CNTT vào lĩnh vực công tác của mình trong tương lai. Nhiều
quan niệm cho rằng không biết tin học coi như bị mù chữ lần thứ hai. Việc dạy tin học cũng quan
trọng như việc xóa mù chữ.
- Tin học là một môn khoa học công cụ, tri thức và kĩ năng được đáp ứng rộng rãi, hỗ trợ
đắc lực cho nhiều ngành khoa học khác nhau trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống và là một
thành phần không thể thiếu của trình độ văn hóa phổ thông của con người trong thời đại mới.
- Hiện nay môn tin học đã trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường phổ thông và có
tăng thêm thời lượng. Đây là một thuận lợi rất lớn trong việc giảng dạy. Nhà trường có cơ sở để
đầu tư về trang thiết bị, phòng máy. Tuy nhiên, đa số trang thiết bị dạy học ở phòng máy đều chưa
đáp ứng được nhu cầu triển khai chương trình dạy tin học. Do vậy, việc đổi mới phương pháp dạy
học còn nhiều khó khăn, đặc biệt trong tiết giảng dạy thực hành.
- Quá trình dạy học không chỉ trang bị cho học sinh vốn kiến thức đẻ hình thành thế giới
quan mà còn rèn luyện cho các em năng lực nhận thức và năng lực hành động. Bởi vì chúng ta cần
đào tạo nên những con người lao động mới vừa nắm vững lí thuyết vừa có năng lực thực hành với
kĩ năng vững vàng. Do vậy, nhất thiết phải rèn luyện cho học sinh các kĩ năng cơ bản, đặc biệt là
kĩ năng thực hành.
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy tin học trong nhà trường cũng như thấy được
thực trạng dạy và học ở trường THCS Tôi đã không ngừng đổi mới các phương pháp dạy học để
giúp đỡ các em có năng lực thực hành với kĩ năng vững vàng.
Từ những lí do trên tôi quyết định thực hiện sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng
giờ thực hành tin học”
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:

a. Cơ sở lý luận:
- Kĩ năng là khả năng thực hiện có kết quả một hành động hay một hoạt động nào đó bằng cách
lựa chọn và vận dụng những kiến thức đã có để giải quyết một nhiệm vụ, thực hiện một công việc
nào đó ở cấp độ thiêu chuẩn xác định.
- Thực hành là làm để áp dụng lý thuyết vào thực tế.


- Vậy có thể nói, kĩ năng thực hành trong dạy học (đối với học sinh) là khả năng học sinh
thực hiện có kết quả các thao tác hành động trong việc áp dụng tri thức đã học vào thực tế.
- Dựa vào định nghĩa trên ta thấy kĩ năng thực hành có đặc điểm là:
+ có kiến thức vững chắc về lí thuyết.
+ Khả năng thực hiện các thao tác hành động theo một qui định.
+ Khả năng vận dụng khám phá biến đổi các qui trình, các vấn đề lí thuyết đã biết vào thực
tiễn.
+ Kết quả thực hiện phải đạt được mục tiêu đề ra.
Như vậy khả năng thực hành không phải là phạm trù trừu tượng mà là những thao tác hành động
cụ thể của học sinh nhằm đạt được kết quả đã đề ra theo mục tiêu dạy học, đó là việc áp dụng
những kiến thức đã học vào tình huống mới có ý nghĩa.
- Nhiệm vụ dạy học thể hiện ở 3 mặt: kiến thức, kĩ năng, thái độ. Trong khi thực hiện các
nhiệm vụ dạy học cần thông suốt một quan điểm là: dạy học không chỉ trang bị cho học sinh vốn
kiến thức mà còn rèn luyện cho các em kĩ năng thực hành cơ bản vì: “Ba nhiệm vụ này có mối liên
hệ thống nhất hữu cơ và có sự tác động qua lại với nhau” thể hiện: Nhiệm vụ trang bị kiến thức là
cơ sở để thực hiện hai nhiệm vụ còn lại. Vì không có vốn tri thức và phương pháp nhận thức nhất
định thì không phát triển được trí tuệ và hình thành được nhân cách. Ngược lại, sự hình thành kĩ
năng, kĩ xảo là kết quả của việc nắm tri thức và cũng là điều kiện để nắm tri thức sâu hơn, tiếp tục
lĩnh hội tri thức, kỹ năng mới. Đồng thời nó cũng là điều kiện để hình thành nhân cách vì cần phải
có một khối lượng kiến thức và kỹ năng nhất định mới có thể biến nhận thức thành niềm tin lý
tưởng và từ đó có năng lực ý chí và hành động đúng. Và việc hình thành nhân cách vừa là kết quả
tất yếu của hai nhiệm vụ trên vừa là mục đích cuối cùng của việc dạy học, vừa là yếu tố kích thích
và là động cơ thúc đẩy việc nắm kiến thức và hình thành kỹ năng.

Trong dạy học, giáo viên phải đồng thời thực hiện tốt cả 3 nhiệm vụ nói trên trong đó
nhiệm vụ hình thành và phát triển kỹ năng rất cần thiết. Đây là nhiệm vụ khó khăn vì năng lực ở
đây là sự tổng hợp, việc xây dựng đòi hỏi cả một quá trình.
Tin học là một môn học liên quan đến máy tính, tuy nhiên không đồng nhất việc học kỹ
năng ở đây với kỹ năng học nghề sử dụng máy tính. Học kỹ năng ở đây trước hết là để biết và hiểu
các vấn đề trong chuẩn kiến thức được tốt hơn sau đó mới có thể vận dụng được kỹ năng để làm
được một số công việc nhưng cũng chỉ với những công việc đơn giản phục vụ học tập. Bên cạnh
trang bị cho học sinh một lượng lớn kiến thức lí thuyết chúng ta còn phải rèn luyện cho các em kỹ
năng thực hành tương ứng. Vì kỹ năng thực hành là công cụ để học sinh tự lực nghiên cứu Tin học
và áp dụng các thành tựu của Tin học và đời sống thực tiễn...


b. Cơ sở thực tiễn:
Thực trạng:
Qua những năm trực tiếp giảng dạy bộ môn cũng như trao đổi với đồng nghiệp tôi nhận thấy:
hầu như học sinh đều rất yêu thích và hứng thú với môn Tin học. Tuy nhiên, chất lượng bộ môn
qua các năm học chưa cao, đặc biệt là kĩ năng thực hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí
một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy tính để rèn luyện kĩ năng.
Nguyên nhân::
Thứ nhất, do phòng máy nói chung là quá tải - Số lượng học sinh trong một lớp học còn
quá đông khoảng 30 học sinh một lớp, diện tích phòng máy nhỏ hẹp, trang bị sử dụng được
khoảng 10 máy nên việc tổ chức và thực hiện các buổi thực hành còn gặp nhiều khó khăn.
Thứ hai, mỗi tiết thực hành được tiến hành trong vòng 45 phút, nếu tổ chức không tốt sẽ có
rất nhiều học sinh không làm việc trong giờ thực hành.
Thứ ba, việc đầu tư vào nghiên cứu môn Tin học hầu như ít được quan tâm. Mặt khác,
không phải mọi gia đình đều có máy vi tính riêng cho con em. Nhiều học sinh có máy hoặc tiếp
xúc với máy chỉ sử dụng nhiều vào mục đích chơi các trò chơi.
Thứ tư, vẫn còn một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng thực
hành trên máy của học sinh còn yếu, thậm chí một số học sinh còn rất ngại khi sử dụng máy để rèn
luyện các kĩ năng, bởi đây là một môn học mới.

.c. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm:
- Từ các nguyên nhân, các cơ sở trên, qua quá trình tìm tòi, nghiêm cứu, qua kinh nghiệm
giảng dạy nhiều năm của bản thân. Tôi rút ra kinh nghiệm giảng dạy “Nâng cao chất lượng giờ
thực hành tin học ”.
- Phương pháp giảng dạy này được tiến hành theo các bước sau:
Công việc thiết kế chu đáo trước một bài dạy và phù hợp với nhiều đối tượng là khâu
quan trọng không thể thiếu của một tiết dạy học mà bất kì một giáo viên nào cũng phải biết. “Thiết
kế trước bài dạy giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn về kiến thức, kĩ năng, phương pháp, tiến
trình và tâm thế để đi vào một tiết dạy”.
Để thiết kế một bài dạy phù hợp cho nhiều đối tượng học sinh thì tối thiểu nhất phải làm
được những việc sau:
- Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ tình cảm. Tìm
ra được những kĩ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và kiến thức, kĩ năng nâng cao cho học
sinh khá giỏi.
- Tham khảo thêm tài liệu để mở rộng và đi sâu hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm một
cách tổng thể, để giải thích cho học sinh khi cần thiết.


- Nắm được ý đồ của sách giáo khoa để xây dựng và thiết kế các hoạt động học tập phù hợp
với tình hình thực tế của đối tượng và trình độ học sinh, điều kiện dạy học.
- Chuẩn bị tốt phòng thực hành, các thiết bị dạy học.
- Hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học với đầy đủ các hoạt động cụ thể.
Nếu thực hiện tốt những việc này xem như giáo viên đã chuẩn bị tốt tâm thế để bước vào giờ
dạy và đã thành công bước đầu.
Việc thiết kế tốt một bài dạy và phù hợp với từng đối tượng học sinh xem như đã thành
công một nửa nhưng đó chỉ là bước khởi đầu cho một tiết dạy còn khâu quyết định thành công
chính là ở khâu tổ chức điều khiển các đối tượng học sinh trên lớp.
Trong điều kiện CSVC của trường, với một giờ thực hành, việc quan trọng đầu tiên là chia
nhóm thực hành. Với việc cho học sinh thực hành theo nhóm, học sinh có thể trao đổi hỗ trợ lẫn
nhau - bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo

viên. Với số lượng học sinh của lớp, số lượng máy hiện có, giáo viên phải có phương án chia
nhóm một cách phù hợp.
Ví dụ:

- Chia nhóm theo đôi bạn cùng tiến.
- Chia nhóm theo địa hình khu dân cư.
- Chia nhóm đa dạng nhiều đối tượng.
- Chia nhóm theo đối tượng học sinh.

V. CÁC GIẢI PHÁP CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Giáo viên nêu vấn đề, yêu cầu và nội dung thực hành.
- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng thao tác trong bài thực hành, thao tác mẫu
cho học sinh quan sát.
- Tổ chức hướng dẫn các nhóm thực hành, gợi mở, khuyến khích học sinh tích cực hoạt động
nhóm và khả năng tư duy của các em.
- Giáo viên quản lí, giám sát học sinh thực hành theo yêu cầu:
+ Trong quá trình học sinh thực hành, giáo viên theo dõi quan sát và bổ trợ khi cần.
+ Chỉ rõ những kĩ năng, thao tác nào được dành cho đối tượng học sinh yếu trong các
nhóm, hoặc cho đối tượng học sinh khá giỏi trong nhóm.
+ Phát hiện các nhóm thực hành không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh kịp thời.
+ Luôn có ý thức trách nhiệm giúp đỡ nhưng tránh can thiệp sâu làm hạn chế khả năng tư
duy sáng tạo của học sinh.
+ Trong quá trình thực hành, giáo viên có thể đưa ra nhiều cách để thực hiện thao tác giúp
các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng.
- Giáo viên có thể kiểm tra hiệu quả làm việc của các nhóm bằng cách chỉ định 1 học sinh
trong nhóm thực hiện lại các thao tác đã thực hành. Nếu học sinh được chỉ định không hoàn thành


nhiệm vụ, trách nhiệm gắn cho các thành viên trong nhóm, đặc biệt là nhóm trưởng. Hoặc cho các
nhóm trưởng kiểm tra kết quả thực hành lẫn nhau của nhóm khác theo vòng tròn. Làm được như

vậy các em sẽ tự giác và có ý thức hơn trong học tập.
Tuy nhiên, có một số trường hợp trong lớp chỉ có một máy thực hiện hiện nhiệm vụ được
giao buột người giáo viên phải đến từng máy hướng dẫn, như vậy trong thời gian 45 phút thì
người GV không thể trợ giúp hết cho các nhóm. Để giải quyết vấn đề này bản thân có một kinh
nghiệm nhỏ như sau: Lấy tiêu chí “ Học Thầy không tày học bạn” mỗi học sinh biết thao tác thực
hành đều là một người Thầy ( học sinh 1 giúp học sinh 2, học sinh 2 giúp học sinh 3,.....), lúc đó
chỉ trong một thời gian ngắn tất cả học sinh trong lớp sẽ biết được thao tác thực hành. Mặt khác, ở
lứa tuổi này các em có nghị lực dồi dào, có tính tích cực cao, rất thích được khẳng định mình nên
qua việc làm này tạo động lực cho các em tích cực hơn trong các tiết thực hành sau - để được làm
Thầy dạy cho các bạn. Việc làm này cũng có hiệu quả đối với những em học sinh rụt rè, nhút nhác
không dám hỏi Thầy Cô.
Bên cạch đó, với phòng tin học hiện tại chỉ có khoảng 10 máy sử dụng được thì học sinh đi
chỉ cho học sinh khác thực hành đồng nghĩa với việc là học sinh ấy nhường máy tính cho bạn
khác thực hành giúp cho tất cả học sinh trong lớp được tham gia thực hành trên máy tính.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập:
Với tiết dạy như thế này không tránh khỏi sự ồn ào trong giờ học nên đòi hỏi người GV phải
bao quát lớp, theo dõi uốn nắn trong trường hợp học sinh thừa cơ hội để đùa giỡn. Dó đó cuối mỗi
tiết thực hành người GV phải:
+ Tổ chức cho các nhóm tự nhận xét kết quả thực hành, nhóm trưởng điều hành, nhận xét
về kĩ năng, thái độ học tập của các bạn trong nhóm.
+ Tổ chức cho các nhóm trưởng nhận xét kết quả thực hành của các nhóm khác.
+ Giáo viên tổng kết (có thể kiểm tra thao tác trên máy của từ một đến hai học sinh), nhận
xét, bổ sung kiến thức.
- Giáo viên cũng nên có nhận xét ngắn gọn về tình hình làm việc của các nhóm, các cá nhân để
kịp thời động viên, khuyến khích các nhóm, các cá nhân thực hành tốt và rút kinh nghiệm đối với
các nhóm, các cá nhân chưa thực hành tốt.
V. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TỪ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
Tôi đã tiến hành thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này đối với học sinh ở các lớp 71, 72, 74
Tôi đã tiến hành kiểm tra tất cả các lớp trước và sau khi thực hiện giảng dạy theo sáng kiến
kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học”.

Sau thời gian thực hiện đề tài thu được kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:


Giáo viên không làm việc nhiều như các tiết thực hành trước đó.
* Đối với học sinh:
Yêu thích học tập bộ môn, không còn tâm lý tự ti, mất tự tin khi thực hành trên máy tính.
Phát triển năng lực cho học sinh: học sinh mạnh dạn thể hiện bản lĩnh của bản thân, có tinh
thần hợp tác giúp bạn cùng tiến bộ.

 Kết quả cụ thể: Kết quả được thể hiện qua bảng thống kê sau:

VI. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
- Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học” được tiến hành trong năm
học 2016 - 2017 tại trường Trung học cơ sở Nhơn Phú đạt được kết quả nhiều khả quan. Trong
năm học 2017 - 2018 sáng kiến kinh nghiệm tiếp tục được áp dụng trên phạm vi toàn trường.
- Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học” vừa có áp dụng đối với cấp
THCS vừa có thể áp dụng cho cấp Tiểu học và cả THPT


- Sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học”có thể áp dụng rộng khắp ở
các môn khoa học thực nghiệm và cho tất cả các trường Trung học cơ sở trong huyện Mang Thít
nói riêng và trong toàn tỉnh Vĩnh Long nói chung vì:
“Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học” nội dung đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu.
“Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học” mọi giáo viên đều có thể thực hiện được.
“Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học” khi giảng dạy không cần sử dụng thêm trang
thiết bị hay đồ dùng dạy học.
- Tóm lại, sáng kiến kinh nghiệm:“Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học” đơn giản, dễ hiểu,
dễ thực hiện nhưng hiệu quả mang lại rất cao và mọi người đều có thể thực hiện được.


VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học” đã được áp dụng và
mang lại hiệu quả khả quan.
Sáng kiến có nội dung ngắn gọn, đơn giản, dễ hiểu.
Áp dụng được ở cả cấp học THCS. Bên cạnh đó, sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất
lượng giờ thực hành tin học” còn có thể áp dụng cho cấp Tiểu học và THPT.
Áp dụng được ở cả các môn khoa học thực nghiệm.
Mọi giáo viên đều có thể áp dụng được.
Khi giảng dạy không cần sử dụng thêm trang thiết bị hay đồ dùng dạy học.
Học sinh tiếp thu kiến thức thuận lợi, chính xác nhưng đơn giản.
Kỹ năng đổi đơn vị của học sinh không ngừng được củng cố và nâng cao.
2. Kiến nghị: Từ thực trạng và kết quả đạt được của sáng kiến kinh nghiệm, tôi có một số
kiến nghị sau:
+ Đối với nhà trường:
Tạo nhiều thuận lợi hơn cho giáo viên áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy cũng
như nghiêm cứu tạo ra nhiều sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng dạy học của
nhà trường.
Thường xuyên tham khảo ý kiến của cả giáo viên và học sinh về phương pháp dạy học
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.


Khuyến khích giáo viên giảng dạy tin học và các môn khoa học thực nghiệm vận dụng sáng
kiến kính nghiệm này.
+ Đối với giáo viên:
Khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này cần thực hiện nghiêm túc các bước của sáng kiến
kinh nghiệm để đạt hiệu quả cao nhất.
Có ý thức cao trong việc hướng dẫn học sinh đổi đơn vị.
Áp dụng sáng kiến kinh nghiệm “Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học” để học sinh
được tiếp cận phương pháp giảng dạy đơn giản, dễ hiểu nhưng hiệu quả cao vì mục đích chung là

nâng cao chất lượng môn vật lý nói riêng và chất lượng chung của toàn trường.
+ Đối với học sinh:
Cần nghiêm túc trong giờ thực hành.
3. Lời kết:
Sau thời gian nghiên cứu tìm hiểu, được sự quan tâm giúp đỡ của Lãnh đạo nhà trường, Tổ
chuyên môn cùng bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là sự giúp đỡ của các em học sinh, tôi đã thực
hiện thành công sáng kiến kinh nghiệm: “Nâng cao chất lượng giờ thực hành tin học” với mong
muốn phát triển năng lực tư duy rèn luyện kỹ năng cho học sinh trong việc học tập bộ môn tin học.
Nhằm nâng cao chất lượng bộ môn nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
Trong quá trình thực hiện SKKN dù đạt được những kết quả khả quan, nhưng không tránh
khỏi những sai sót và hạn chế. Tôi rất mong các đồng nghiệp cùng chuyên môn, hội đồng khoa
học, những giáo viên có cùng quan điểm đóng góp ý kiến để SKKN của tôi được hoàn thiện hơn!
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Lãnh đạo nhà trường, những ý kiến, hỗ trợ, đóng góp
chân thành của Thầy Cô trong tổ chuyên môn, bạn bè đồng nghiệp, các em học sinh khối 6,7 trường
THCS Nhơn Phú đã giúp tôi hoàn thành SKKN này!
Nhơn Phú, ngày 3 tháng 03 năm 2018
Người viết sáng kiến

Ngô Thị Cúc Huỳnh


Xác nhận của Tổ chuyên môn

Xác nhận của Lãnh đạo trường



×