Tải bản đầy đủ (.docx) (250 trang)

Phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 250 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH
TẾ

NGUYỄN THANH HÙNG

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ

LU N ÁN TIẾN S
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HUẾ, NĂM 2017


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN THANH HÙNG

PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ

CHUY N NGHÀNH: KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP Mã số:

62 62 01 15

LU N ÁN TIẾN S
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
NGƢỜI HƢ NG D N: PGS TS HOÀNG H U H


A

HUẾ, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận án tiến sĩ kinh tế này do chính tôi nghiên cứu và
thực hiện. Các thông tin, số liệu được sử dụng trong luận án này hoàn toàn
trung thực và chính xác. Tất cả những sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đã được ghi rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Hùng

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các cơ
quan, các cấp lãnh đạo và các cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả
tập thể và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn
thành luận án.
Lời đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Đại học Huế,
Ban Đào tạo Sau đại học – Đại học Huế, Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế,
Phòng Đào tạo Sau đại học, Khoa Kinh tế và phát triển, các phòng ban chức năng
và tập thể các nhà Khoa học của trường Đại học Kinh tế đã hỗ trợ, tạo điều kiện
và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hoàng Hữu Hòa đã tận tình

giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo Sở NN & PTNT, Cục Thống kê tỉnh
Thừa Thiên Huế, Chi cục Thú y, Chăn nuôi, Trung tâm Khuyến nông - Lâm - Ngư
nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Nông nghiệp và Phòng Thống kê thị xã Hương
Thủy, huyện Quảng Điền và Nam Đông và các hộ gia đình chăn nuôi lợn trên địa
bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu và thông
tin cần thiết để tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong suốt thời gian qua.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận án

Nguyễn Thanh Hùng

i


DANH MỤC CÁC CH VIẾT TẮT
BQ
BCN
CN
CN – XD
CP
DT
DKQH
ĐBSH
ĐNB
ĐVT
GT
GTSX

HQ
HQKT
HTX
MC
NQ
NLN
NC
NN
NN & PTNT
thôn TĐPT BQ
SX
TACN
TG
TP
TS
TT
TT.Huế
TW
TX
UBND
XD
VSATTP

Bình quân
Bán công nghiệp
Chăn nuôi
Công nghiệp – Xây dựng
Cổ phần
Diện tích
Dự kiến quy hoạch

Đồng bằng Sông Hồng
Đông Nam Bộ
Đơn vị tính
Giá trị
Giá trị sản xuất
Hiệu quả
Hiệu quả kinh tế
Hợp tác xã
Móng Cái
Nghị quyết
Nông lâm nghiệp
Nghiên cứu
Nông nghiệp
Nông nghệp và phát triển nông
Tốc độ phát triển bình quân
Sản xuất
Thức ăn chăn nuôi
Thời gian
Thành phố
Thủy sản
Truyền thống
Thừa Thiên Huế
Trung ương
Thị xã
Ủy ban nhân dân
Xây dựng
Vệ sinh an toàn thực phẩm

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan.............................................................................................................. i
Lời cảm ơn.................................................................................................................i
Danh mục các chữ viết tắt.........................................................................................ii
Mục lục....................................................................................................................iii
Danh mục các bảng..................................................................................................vi
Danh mục các biểu đồ, sơ đồ..................................................................................viii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài.........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài..............................................................................2
3. Các câu hỏi nghiên cứu.........................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................3
5. Những đóng góp mới của luận án..........................................................................4
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LU N VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHĂN
NUÔI LỢN............................................................................................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn...........................................................7
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.................................................................................7
1.1.2. Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn...............................................................10
1.1.3. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn..........................................................12
1.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn...............................................16
1.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn..................................19
1.2. Tổng quan nghiên cứu về phát triển chăn nuôi lợn...........................................24
1.2.1. Nghiên cứu ở nước ngoài...............................................................................24
1.2.2. Nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................................28
1.3. Cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn......................................................34
1.3.1. Tình hình phát triển và kinh nghiệm chăn nuôi lợn trên thế giới...................34
1.3.2. Tình hình phát triển và kinh nghiệm chăn nuôi lợn ở Việt Nam....................37
1.3.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ phát triển chăn nuôi lợn..................................41


3


CHƢƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHI N CỨU....44
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội ở Thừa Thiên Huế..................................44
2.1.1. Điều kiện tự nhiên.........................................................................................44
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội..............................................................................45
2.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................................48
2.2.1. Tiếp cận nghiên cứu.......................................................................................48
2.2.2. Khung phân tích............................................................................................49
2.2.3. Phương pháp thu thập thông tin.....................................................................51
2.2.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý và tính toán tài liệu.........................................55
2.2.5. Phương pháp phân tích..................................................................................55
2.2.6. Phương pháp chuyên gia................................................................................56
2.2.7. Phương pháp ma trận SWOT.........................................................................56
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn (Phụ lục 2)...................56
CHƢƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN Ở TỈNH
THỪA THI N HUẾ...............................................................................................57
3.1. Đánh giá sự phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế...........................57
3.1.1. Quy mô, tăng trưởng và cơ cấu chăn nuôi lợn...............................................57
3.1.2. Mối quan hệ phát triển giữa CN lợn với ngành chăn nuôi và ngành NN.......67
3.1.3. Quy hoạch và cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi lợn....................................70
3.1.4. Thị trường đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm......................................81
3.1.5. Hiệu quả chăn nuôi lợn..................................................................................88
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn........................................101
3.2.1. Nhóm yếu tố bên ngoài................................................................................101
3.2.2. Nhóm yếu tố bên trong................................................................................108
3.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và vấn đề cần ưu tiên giải
quyết trong phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.................................114
3.3.1. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong phát triển chăn nuôi lợn ở

Thừa Thiên Huế.....................................................................................................114

4


3.3.2. Những vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa
Thiên Huế..............................................................................................................117
CHƢƠNG 4 ĐỊNH HƢ NG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
LỢN Ở TỈNH THỪA THI N HUẾ.....................................................................119
4.1. Các quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa
Thiên Huế..............................................................................................................119
4.1.1. Quan điểm....................................................................................................119
4.1.2. Định hướng..................................................................................................120
4.1.3. Mục tiêu.......................................................................................................121
4.2. Các giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.........123
4.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch.....................................................................123
4.2.2. Nhóm giải pháp về kỹ thuật.........................................................................125
4.2.3. Nhóm giải pháp thị trường tiêu thụ..............................................................131
4.2.4. Nhóm giải pháp về chính sách.....................................................................132
4.2.5. Nhóm giải pháp về phát triển các hình thức tổ chức sản xuất......................136
KẾT LU N VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................139
1. Kết luận.............................................................................................................139
2. Kiến nghị...........................................................................................................141
2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương................................................141
2.2. Đối với các cơ sở chăn nuôi............................................................................142
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................143
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHI N CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LI N QUAN ĐẾN LU N ÁN......................................................151
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1.

Số lượng và cơ cấu mẫu khảo sát.......................................................54

Bảng 3.1.

Quy mô và tăng trưởng đàn lợn tỉnh TT. Huế giai đoạn 2005-2015 ..58

Bảng 3.2.

Sản lượng và giá trị sản lượng thịt lợn tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2005-2015...........................................................................60

Bảng 3.3.

Năng suất chăn nuôi lợn thịt tỉnh Thừa Thiên Huế, vùng Bắc Trung bộ
và cả nước giai đoạn 2010-2015........................................................62

Bảng 3.4.

Cơ cấu đàn lợn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015...............64

Bảng 3.5.

Số lượng gia trại, trang trại chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2010-2015...........................................................................65

Bảng 3.6.


Số lượng và cơ cấu đàn lợn tỉnh Thừa Thiên Huế theo v ng sinh thái
giai đoạn 2005-2015...........................................................................67

Bảng 3.7.

Quy mô và cơ cấu GO của ngành chăn nuôi lợn trong ngành nông
nghiệp và chăn nuôi T.T. Huế giai đoạn 2005-2015...........................68

Bảng 3.8.

Mối quan hệ giữa chăn nuôi lợn và sản xuất lương thực....................70

Bảng 3.9.

Tỷ lệ về số lượng đàn lợn thực tế so với dự kiến quy hoạch năm 2015
ở tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................71

Bảng 3.10.

Kết quả tiêm phòng cho đàn lợn ở Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2010-2015...........................................................................76

Bảng 3.11.

Số lượng các cơ sở dịch vụ chăn nuôi ở Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2005-2015...........................................................................77

Bảng 3.12.


Tác động vốn đầu tư NN, LN

TS đến tăng trưởng GTSX chăn nuôi

lợn ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010-2015......................................80
Bảng 3.13.

Nguồn cung giống lợn của các cơ sở điều tra.....................................81

Bảng 3.14.

Nguồn cung thức ăn của các cơ sở điều tra trong chăn nuôi lợn........82

Bảng 3.15.

Tình hình nhập, xuất và giết mổ lợn thịt ở Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2010- 2015..........................................................................83

Bảng 3.16.

Mức sản suất và tiêu d ng thịt lợn ở Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2010 - 2015.........................................................................84


Bảng 3.17.

Đóng góp của ngành chăn nuôi lợn trong phát triển kinh tế
của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015..................................88

Bảng 3.18.


Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra
phân theo quy mô chăn nuôi..............................................................90

Bảng 3.19.

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn thịt của các cơ sở điều tra phân
theo phương thức chăn nuôi...............................................................91

Bảng 3.20.

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản phân theo quy mô....92

Bảng 3.21.

Kết quả và hiệu quả chăn nuôi lợn nái sinh sản phân theo phương thức
chăn nuôi............................................................................................93

Bảng 3.22.

Kết quả chăn nuôi nái sinh sản với các suất chiết khấu khác nhau.....94

Bảng 3.23.

Tình hình thu nhập và cơ cấu thu nhập của các cơ sở điều tra...........96

Bảng 3.24.

Tình hình giảm nghèo ở tỉnh Thừa Thiên Huế...................................97


Bảng 3.25.

Quản lý chất thải chăn nuôi lợn tại các cơ sở điều tra........................99

Bảng 3.26.

Kiểm định giả thuyết không có sự tồn tại phi hiệu quả kỹ thuật
trong hàm sản xuất biên ngẫu nhiên.................................................108

Bảng 3.27.

Kết quả ước lượng bằng phương pháp MLE hàm sản xuất biên CobbDouglas và hàm phi hiệu quả kỹ thuật.............................................109

Bảng 3.28.

Phân tổ mức hiệu quả kỹ thuật của các cơ sở chăn nuôi lợn thịt......112

Bảng 3.29.

Kết quả đánh giá xếp hạng khó khăn................................................118

Bảng 4.1.

Dự kiến chỉ tiêu phát triển chăn nuôi lợn của Thừa Thiên Huế đến
năm 2020.........................................................................................121

Bảng 4.2.

Số lượng trang trại, gia trại chăn nuôi lợn tỉnh Thừa Thiên Huế đến
năm 2020.........................................................................................122


vii


BIỂU ĐỒ

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 1.1.

Sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên thế giới năm 2010 – 2015.............34

Biểu đồ 1.2.

Thị phần các quốc gia xuất, nhập khẩu thịt lợn trên thế giới
năm 2015.........................................................................................35

Biểu đồ 1.3.

Số lượng và tốc độ phát triển số lượng lợn của Việt Nam
giai đoạn 2005-2015........................................................................37

Biểu đồ 1.4.

Sản lượng và tốc độ phát triển sản lượng thịt lợn của Việt Nam
giai đoạn 2005-2015........................................................................38

Biểu đồ 1.5.

Phân bố đàn lợn ở Việt Nam............................................................38


Biểu đồ 2.1.

Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2005-2015........................................................................48

Biểu đồ 3.1.

Sản lượng thịt lợn hơi bình quân đầu người tỉnh Thừa Thiên Huế,
v ng Bắc Trung bộ và cả nước giai đoạn 2005-2015........................60

Biểu đồ 3.2.

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2005-2015........................................................................61

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu sản lượng sản phẩm gia súc, gia cầm tỉnh Thừa Thiên Huế.69
Biểu đồ 3.4. Đội ng cán bộ thú ý tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2010 -2015 ...73
Biểu đồ 3.5.

Ý kiến đánh giá về mức độ xuất hiện và thiệt hại của các loại
dịch bệnh ở lợn................................................................................75

Biểu đồ 3.6.

Biến động giá thịt lợn hơi ở thị trường TT Huế qua các
năm 2011-2014..............................................................................106

Biểu đồ 3.7.


Phân phối tần suất chỉ số hiệu quả kỹ thuật....................................112

SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Khung phân tích phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế

50

Sơ đồ 3.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn con của các cơ sở điều tra..........................85
Sơ đồ 3.2. Kênh tiêu thụ sản phẩm lợn thịt của các cơ sở điều tra...........................86
Sơ đồ 3.3. Tình hình xử lý và sử dụng chất thải CN lợn tại các cơ sở điều tra

viii

99


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề
tài
Nền nông nghiệp Việt Nam đã được hình thành từ lâu đời với 2 ngành sản
xuất chính là trồng trọt và chăn nuôi. Hai ngành này luôn gắn bó mật thiết với nhau,
c ng thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình phát triển. Để có một nền nông nghiệp tiên
tiến, hiện đại cần phát triển đồng thời cả 2 ngành cân đối và bền vững. Trong cơ cấu
ngành nông nghiệp Việt Nam, giá trị sản xuất sản phẩm chăn nuôi chiếm trên 24,6%.
Đối với ngành chăn nuôi, chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn nhất, trên 72,4% tổng sản
lượng sản phẩm thịt [94].
Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng luôn
nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, trong chiến lược phát triển
chăn nuôi đến năm 2020 là: “Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất
hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất

khẩu...” [7], trong đó nhấn mạnh mục tiêu “Phát triển nhanh quy mô đàn lợn ngoại
theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai, kiểm soát dịch bệnh
và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi lợn lai, lợn đặc sản
phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số vùng” [7]. Bên cạnh đó
Đề án đổi mới chăn nuôi lợn giai đoạn 2007-2020 của Bộ NN PTNT, mục tiêu
chung được xác định là: “Phát triển chăn nuôi lợn phù hợp với sự phát triển chăn
nuôi các vật nuôi khác trong tổng thể các hoạt động chăn nuôi ở nước ta, đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng về thịt lợn trong nước và hướng tới xuất khẩu; nâng cao
hiệu quả chăn nuôi cùng với năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của sản
phẩm; phát triển chăn nuôi lợn bền vững gắn với sự khai thác hợp lý các lợi thế
vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội” [8]. Đây là cơ sở pháp lý để Bộ NN
PTNT, các Bộ ngành, Hội, Hiệp hội nghề nghiệp liên quan, các UBND tỉnh, thành
phố trực thuộc TW có trách nhiệm tổ chức thực hiện, cụ thể hóa chiến lược, đề án
cho ngành và địa phương mình.
Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển
chăn nuôi một cách toàn diện. Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thức ăn
gia súc như gạo, ngô, khoai, sắn và sản phẩm thủy sản rất lớn và đa dạng. Sản lượng
lương thực có hạt hàng năm đạt trên 30 vạn tấn, sản lượng cây có củ lấy bột trên 15
9


vạn tấn. Sản lượng lương thực tăng đã góp phần giải quyết nhu cầu lương thực của
người dân, đồng thời góp phần quan trọng trong việc phát triển chăn nuôi của tỉnh.
Sản lượng lương thực bình quân đầu người 285 kg, sản lượng thịt lợn hơi bình quân
đầu người là 17,7 kg, so với bình quân chung cả nước là 38,1 kg hơi/người/năm
[16][55]. Theo quy hoạch tổng thể phát triển chăn nuôi của tỉnh Thừa Thiên Huế
đến năm 2020 giá trị sản phẩm ngành chăn nuôi đạt 40% giá trị sản phẩm ngành
nông nghiệp, tổng số đầu lợn đạt 296.000 con, tổng sản lượng thịt hơi là 31.986 tấn
[40]. Việc đẩy mạnh phát triển cả về số lượng c ng như chất lượng đàn lợn là vô
c ng quan trọng, vì thịt lợn chiếm trên 76,8% sản lượng thịt hơi hàng năm của tỉnh.

Tuy vậy, sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng trên địa
bàn Thừa Thiên Huế vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn như: qui mô sản xuất còn
nhỏ lẻ, số hộ có quy mô chăn nuôi dưới 10 con chiếm 94,52% [17], trình độ thâm
canh chăn nuôi còn thấp; nguồn lực đầu tư, chất lượng sản phẩm và hiệu quả chăn
nuôi còn hạn chế; thị trường đầu vào và đầu ra cho chăn nuôi không ổn định; sản
xuất gặp nhiều rủi ro; nguy cơ dịch bệnh đang tiềm ẩn; vấn đề ô nhiễm môi
trường,…; thu nhập của hộ chăn nuôi lợn chưa cao.
Vì thế, việc phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu hút sự
quan tâm nghiên cứu của các cơ quan hoạch định chính sách, các nhà khoa học.
Trong những năm qua đã có các kết quả nghiên cứu về chăn nuôi lợn đã được công
bố như Lê Đình Ph ng [32], Ph ng Thăng Long [31], chủ yếu tập trung nghiên cứu
về kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nguyễn Thị Minh Hòa [23], đã nghiên cứu về nhận thức
của người tiêu d ng đối với an toàn thực phẩm trong tiêu thụ thịt lợn. Nhìn chung,
các nghiên cứu này chỉ đề cập từng khía cạnh, tập trung nhiều là kỹ thuật chăn nuôi
lợn và an toàn thực phẩm, chưa có một nghiên cứu toàn diện và hệ thống về phát
triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế.
Xuất phát từ đó, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển chăn nuôi
lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ kinh tế.
2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi lợn
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.


2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
chăn nuôi lợn;
- Đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển
chăn nuôi lợn;
- Đề xuất giải pháp phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh TT. Huế đến năm 2020.

3. Các câu hỏi nghiên cứu
Đề tài luận án này sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau:
- Nội hàm lý luận về phát triển chăn nuôi lợn cần được xem xét trên các
phương diện nào?
- Thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế ra sao?
- Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn?
- Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển chăn nuôi lợn
là gì?
- Giải pháp nào bảo đảm cho sự phát triển hiệu quả và bền vững chăn nuôi lợn
ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới?
4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4 1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận,
thực tiễn về phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đối tượng khảo sát, điều tra:
+ Các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi lợn; các đơn vị (tổ chức, cá nhân)
liên quan đến đầu vào và đầu ra của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn nghiên
cứu phân bố theo các v ng đại diện: đồi núi, đồng bằng, đầm phá ven biển;
+ Các cán bộ địa phương tham gia công tác quản lý phát triển chăn nuôi lợn
trên địa bàn (cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã).
4.2. Phạm vi nghiên cứu
4.2.1. Về nội dung
Phát triển chăn nuôi lợn là vấn đề có phạm vị nội dung rộng. Tuy nhiên,
phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về


phát triển chăn nuôi lợn; đánh giá sự phát triển chăn nuôi lợn trên các khía cạnh: quy
mô, tăng trưởng và cơ cấu; mối quan hệ phát triển giữa chăn nuôi lợn với ngành chăn
nuôi và ngành nông nghiệp; quy hoạch và cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi; thị
trường đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; hiệu quả chăn nuôi lợn về kinh tế, xã hội và

môi trường; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chăn nuôi lợn (chủ
yếu là các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật và phi hiệu quả kỹ thuật chăn
nuôi lợn thịt); làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và đề xuất các giải
pháp phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Những vấn đề liên quan khác
ngoài giới hạn phạm vi nghiên cứu có thể xem như hạn chế khó tránh khỏi của luận
án.
4.2.2. Về không gian
Đề tài được triển khai trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy nhiên trong
quá trình nghiên cứu, ngoài những nội dung phản ánh tổng hợp chung của tỉnh, đề
tài còn khảo sát một số nội dung chuyên sâu tại 3 huyện, thị xã đại diện cho 3 vùng
sinh thái là huyện Nam Đông, thị xã Hương Thủy và huyện Quảng Điền.
4.2.3. Về thời gian
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn trong giai đoạn 20052015 và đề xuất giải pháp phát triển đến năm 2020. Số liệu thứ cấp được thu thập từ
năm 2005 đến năm 2015, số liệu sơ cấp được điều tra trong năm 2014.
Tóm tắt đối tượng, phạm vi, mục tiêu, phương pháp và nội dung nghiên cứu
của đề tài luận án được trình bày ở sơ đồ 1, trong đó, phương pháp nghiên cứu được
trình bày chi tiết ở chương 2.
5 Những đóng góp mới của luận án
- Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ được những vấn đề lý luận và thực tiễn
về phát triển chăn nuôi lợn, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn. Trên
cơ sở đó xác định các nội dung nghiên cứu phát triển chăn nuôi lợn; lựa chọn cách
tiếp cận, xây dựng khung phân tích và hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ph hợp.
- Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn ở tỉnh
Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005-2015 về quy mô, tăng trưởng và cơ cấu chăn nuôi
lợn trong tương quan với ngành nông nghiệp và ngành chăn nuôi, với v ng Bắc


Trung bộ và cả nước; quy hoạch và cơ sở hạ tầng phát triển chăn nuôi lợn; thị
trường đầu vào và tiêu thụ sản phẩm; hiệu quả chăn nuôi lợn trên các mặt kinh tế,
xã hội và môi trường.

- Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi lợn; lượng
hóa các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật chăn nuôi lợn thịt bằng hàm sản
xuất biên ngẫu nhiên, dạng hàm sản xuất Cobb-Douglas và chỉ ra các yếu tố ảnh
hưởng đến phi hiệu quả kỹ thuật đối với các hộ chăn nuôi và các gia trại trong phát
triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế.
- Làm rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối
với phát triển chăn nuôi lợn; đề xuất 5 nhóm giải pháp lớn và nhiều giải pháp cụ thể
mang tính hệ thống, đồng bộ, góp phần phát triển chăn nuôi lợn ở Thừa Thiên Huế
đến năm 2020.


Đối tƣợng và phạm vi NC

Mục tiêu nghiên cứu

Phƣơng pháp nghiên cứu

Tổn
Đối
tượngNC:
Làm rõ cơ sở lý - Hệ thống hóa, tổng hợp các kết quả NC liên qua
Những vấn đề lý luận, thực tiễn và luận và thực tiễn phát triển CN lợn
Nộ

Phát
giải pháp CN lợn
phát
triển chăn nuôi lợn ở tỉnh Thừa Thiên
Huế


triển

Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi lợn

Phạm vi không gian
Tỉnh TT Huế
Khảo sát chuyên sâu 3 v ng sinh thái: Đối núi, đồng bằng, đầm phá ven biển

Thu thập thông tin
Thống kê mô tả;
Chuỗi dữ liệu TG;
Hạch toán kinh tế;
Đầu tư dài hạn
Chuỗi cung ứng

Các hàm
yếu tố
Phân tích các tố ảnh- yếu
hưởng
đến
Hàm
sản xuất biên ngẫu nhiên: dạng
sảnbên
xuấttrong
cobbv
phát triển CN lợn
Phạm vi thời gian:
Phân tích đánh giá thực trạng: 20052015
Giải pháp đề xuất đến năm 2020


Đề xuất giải pháp
phát triển chăn
nuôi lợn

Ma trận SWOT;
Chuyên gia;

Sơ đồ 1 Tóm tắt đối tƣợng, phạm vi, mục tiêu, phƣơng pháp và nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài luận án
6

Điểm
Giải
triển


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LU N VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT
TRIỂN CHĂN NUÔI LỢN
1 1 Cơ sở lý luận về phát triển chăn nuôi lợn
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Phát triển
Phát triển được hiểu là một phạm tr triết học d ng để chỉ quá trình vận động
tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn
thiện hơn của sự vật. Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa nhảy vọt, đưa tới sự
ra đời của cái mới thay thế cái c . Quan điểm này c ng cho rằng, “Sự phát triển
là kết quả của quá trình thay đổi dần dần về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất,
là quá trình diễn ra theo đường xoáy ốc và hết mỗi chu kỳ sự vật lặp lại dường
như sự vật ban đầu nhưng ở cấp độ cao hơn” [30].
Từ khái niệm về phát triển, có thể rút ra khái niệm về phát triển sản xuất: Phát
triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất từ trình độ thấp đến

trình độ cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; nó
cũng là sự gia tăng về số lượng, thay đổi về chất lượng và hoàn thiện về cơ cấu.
1.1.1.2. Phát triển kinh tế
Mục tiêu của mỗi quốc gia là tạo ra sự tiến bộ toàn diện, mà tăng trưởng kinh
tế chỉ là một điều kiện quan trọng. Sự tiến bộ của quốc gia trong một giai đoạn nhất
định được xem xét trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự tiến bộ về xã hội. Sự
gia tăng về kinh tế được thay bằng thuật ngữ tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh
tế tác động thúc đẩy sự tiến bộ về mọi mặt xã hội, hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý
là nội dung của phát triển kinh tế [28].
Phát triển kinh tế bao hàm ý nghĩa rộng hơn. Nó không chỉ bao gồm những
thay đổi về số lượng như tăng trưởng kinh tế, mà còn bao gồm cả những thay đổi về
chất lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình tăng
tiến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả

7


sự tăng thêm về quy mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội. Đó là sự
tiến bộ, thịnh vượng và cuộc sống tốt đẹp hơn [5].
Phát triển kinh tế là phạm tr kinh tế - xã hội rộng lớn, xuất phát từ những
quan điểm khác nhau các nhà kinh tế đưa ra những khái niệm khác nhau, song tất cả
các khái niệm đó đều phản ánh được nội dung cơ bản sau:
- Sự tăng lên về quy mô sản xuất, làm tăng thêm giá trị sản lượng của cải vật
chất, dịch vụ và sự biến đổi tích cực về cơ cấu kinh tế, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp
lý có khả năng khai thác nguồn lực trong nước và nước ngoài.
- Sự tác động của tăng trưởng kinh tế làm thay đổi cơ cấu xã hội, cải thiện
đời sống dân cư, giảm bớt đói nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các tầng lớp dân
cư, bảo đảm công bằng xã hội.
- Sự phát triển là quy luật tiến hóa, song nó chịu tác động của nhiều nhân tố,
trong đó nhân tố nội lực của nền kinh tế có ý nghĩa quyết định, còn nhân tố bên

ngoài có vai trò quan trọng.
1.1.1.3. Phát triển nông nghiệp
Thuật ngữ phát triển nông nghiệp được d ng nhiều trong đời sống kinh tế và
xã hội. Theo GS.TS. Đỗ Kim Chung: “Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình
thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường
đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông nghiệp phát triển là một
nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ)
đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và
thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp. Trước hết, phát triển
nông nghiệp là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi
của nền nông nghiệp chịu sự tác động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp
vào nền nông nghiệp của Chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và
người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp [12].
1.1.1.4. Phát triển chăn nuôi
Hiện nay chưa có khái niệm về phát triển chăn nuôi, trong các văn bản, tài
liệu của Chính phủ Việt Nam c ng đã đề cập đến một số hàm ý về phát triển nông


nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng được thể hiện ở các quan điểm, định
hướng, mục tiêu phát triển, cụ thể như:
Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011-2020 đã xác
định“Phát triển chăn nuôi theo lợi thế của từng vùng sinh thái nhằm đáp ứng nhu
cầu thị trường trong nước theo hướng sản xuất tập trung công nghiệp, đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường” [6].
Quan điểm về phát triển chăn nuôi được nêu rõ trong chiến lược phát triển
chăn nuôi đến năm 2020 là: “Phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành sản xuất
hàng hóa, từng bước đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng trong nước và xuất
khẩu...” [6], với mục tiêu chung: “Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển
sang sản xuất phương thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực
phẩm đảm bảo chất lượng cho tiêu dùng và xuất khẩu” [7]; “Phát triển nhanh quy

mô đàn lợn ngoại theo hướng trang trại, công nghiệp ở nơi có điều kiện về đất đai,
kiểm soát dịch bệnh và môi trường; duy trì ở quy mô nhất định hình thức chăn nuôi
lợn lai, lợn đặc sản phù hợp với điều kiện chăn nuôi của nông hộ và của một số
vùng” [7].
1.1.1.4. Phát triển chăn nuôi lợn
Khái niệm “Chăn nuôi lợn bền vững” c ng được nêu rõ trong một nghiên
cứu của Honeyman: Chăn nuôi lợn bền vững (Sustainable Swine Production) là một
sự kết hợp kỹ thuật chăn nuôi nhằm nâng cao lợi nhuận và cải thiện điều kiện về
môi trường và kinh tế - xã hội của một vùng” [80].
Theo Đề án đổi mới chăn nuôi lợn giai đoạn 2007-2020 của Bộ NN PTNT,
mục tiêu chung được xác định là: “Phát triển chăn nuôi lợn phù hợp với sự phát
triển chăn nuôi các vật nuôi khác trong tổng thể các hoạt động chăn nuôi ở nước ta,
đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thịt lợn trong nước và hướng tới xuất khẩu;
nâng cao hiệu quả chăn nuôi cùng với năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh của
sản phẩm; phát triển chăn nuôi lợn bền vững gắn với sự khai thác hợp lý các lợi thế
vùng về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội” [8].
Trên cở sở tổng quan các kết quả nghiên cứu liên quan và hệ thống cơ sở lý
luận về phát triển, phát triển kinh tế, phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi


nói riêng; các quan điểm, mục tiêu, định hướng về chăn nuôi lợn ở Việt Nam, tác
giả cho rằng:
Phát triển chăn nuôi lợn là một quá trình tăng trưởng về số lượng và chất
lượng với cơ cấu tiến bộ, phù hợp với xu thế phát triển ngành nông nghiệp nói chung
và quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi nói riêng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của người tiêu dùng trên thị trường về sản phẩm chăn nuôi lợn và đảm bảo hiệu quả
kinh tế, xã hội và môi trường.
1.1.2. Vai trò của phát triển chăn nuôi lợn
Ở Việt Nam, bên cạnh hoạt động sản xuất lúa nước, chăn nuôi lợn là hợp
phần sản xuất của ngành NN xuất hiện sớm nhất và trở thành ngành sản xuất truyền

thống của các nông hộ ở hầu khắp các v ng, các địa phương cả nước. Chăn nuôi lợn
được coi là quan trọng nhất trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Eprecht (2005)
chứng minh được rằng, chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng nhất trong ngành chăn
nuôi khi tính theo khía cạnh thu nhập. Ngoài ra thịt lợn lại được tiêu thụ nhiều nhất
trong các loại thịt, chiếm tới trên 70% [76]. Đối với mỗi một quốc gia, chăn nuôi
lợn giữ một vị trí rất quan trọng trong hệ thống sản xuất NN và trong tổng thể nền
kinh tế quốc dân [79][89]. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh như sau:
- Chăn nuôi lợn tạo ra sản phẩm thịt lợn cho con người, là nguồn cung cấp
thực phẩm dinh dưỡng cho đời sống con người. Thịt lợn là nguồn thực phẩm quan
trọng nhất không chỉ ở nước ta mà còn ở cả trên thế giới [53]. Các sản phẩm từ thịt
lợn đều là sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, hàm lượng protein cao và giá trị sinh
vật học của protein cao hơn các thức ăn có nguồn gốc thực vật. Theo kết quả nghiên
cứu của Harris và cộng sự (1956) cho biết, cứ 100g thịt lợn nạc có 376 kcal, 22g
protein [19]. Vì vậy, thực phẩm từ thịt lợn luôn là các sản phẩm quý trong dinh
dưỡng con người. Năm 2015, tổng sản lượng thịt lợn sản xuất trên thế giới đạt
111,46 triệu tấn, tăng 0,8% so với năm 2014. Việt Nam đứng thứ 6 thế giới với 3,49
triệu tấn [1].
- Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp chế biến. Hiện nay, thịt lợn là nguyên liệu chính cho các ngành công
nghiệp thịt xông khói (bacon), xúc xích, thịt hộp, thịt lợn xay, các món ăn

1
0


truyền thống của người Việt Nam như giò nạc, giò mỡ,… c ng đều được làm
từ thịt lợn. Trong

1
0



ngành công nghiệp chế biến, các doanh nghiệp ở những nước phát triển như Mỹ,
Canada đã sớm nhìn nhận sự thiếu kinh nghiệm, kỹ năng và công nghệ của ngành
chế biến thực phẩm, trong đó có lợn thịt ở những nước đang phát triển sẽ là cơ hội
lớn để họ tham gia [47].
- Chăn nuôi lợn là nguồn cung cấp phân bón cho cây trồng. Trong sản xuất
nông nghiệp hướng tới canh tác bền vững không thể không kể đến vai trò của phân
bón hữu cơ từ lợn, phân lợn là một nguồn phân hữu cơ tốt, có thể cải tạo và nâng
cao độ phì của đất, đặc biệt là đất nông nghiệp. Nếu chúng ta chỉ sử dụng các chất
vô cơ để bón cho đất thì sẽ làm mất độ tơi xốp của đất, làm ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển và khả năng cho sản phẩm của cây trồng, làm giảm năng suất các
vụ sau, năm sau. Một con lợn thịt trong một ngày đêm có thể thải 2,5 – 4kg phân,
ngoài ra còn có hàm lượng nước tiểu chứa photpho và nitơ cao [33].
- Chăn nuôi lợn có thể giữ vững cân bằng sinh thái giữa cây trồng, vật nuôi
và con người. Trong nghiên cứu môi trường nông nghiệp, lợn là loài vật quan trọng
và là một thành phần quan trọng không thể thiếu được của hệ sinh thái nông nghiệp.
- Chăn nuôi lợn còn khai thác tối đa sử dụng các nguồn lực như vốn, lao
động, đất đai, nhất là nguồn lao động nhàn rỗi trong nông thôn, hạn chế được tính
thời vụ trong nông nghiệp.
- Phát triển chăn nuôi lợn sẽ tận dụng các sản phẩm phụ của trồng trọt, của
công nghiệp chế biến. Trong trồng trọt, sản phẩm phụ rất lớn, nó là nguồn thức ăn
to lớn phục vụ cho chăn nuôi. Việc phát triển chăn nuôi lợn cho phép tận dụng hết
các sản phẩm phụ trong nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, tiểu thủ công nghiệp
để tạo ra các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cho xã hội [53].
- Phát triển CN lợn góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Ngoài thu
nhập từ trồng trọt thì chăn nuôi sẽ giúp người nông dân tăng thu nhập của mình, bởi
chăn nuôi không phụ thuộc vào m a vụ, có thể thực hiện quanh năm, xen c ng trồng
trọt và các ngành khác mà vẫn đạt năng suất và hiệu quả cao. Chăn nuôi lợn là ngành
sản xuất đem lại lợi nhuận cao do có chu kỳ sản xuất ngắn, giá trị sản phẩm ngành

CN cao. Tuy nhiên, người CN lợn sẽ không mấy có lãi với hình thức chăn nuôi quy
mô nhỏ, tận dụng, do chi phí sản xuất cao, nông dân không thể có thu nhập cao [11].

11


- Phát triển chăn nuôi lợn góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát
triển toàn diện và vững chắc. Trên thực tế, các v ng sản xuất nông nghiệp có điều
kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế thuận lợi, nếu chỉ chú ý đến phát triển trồng trọt mà
không quan tâm đến chăn nuôi thì tốc độ phát triển nông nghiệp ở địa phương đó sẽ
bị mất cân đối trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó sự lãng phí trong
việc sử dụng các nguồn lực đất đai, lao động, vốn,... không được sử dụng triệt để.
Do vậy, việc phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi lợn càng phải được chú trọng
và quan tâm hơn nữa trong cơ cấu ngành nông nghiệp, tạo nên sự cân đối và phát
triển ngành nông nghiệp toàn diện và vững chắc.
1.1.3. Đặc điểm của phát triển chăn nuôi lợn
1.1.3.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật trong phát triển chăn nuôi lợn
a. Khả năng sản xuất trong chăn nuôi lợn
Lợn công nghiệp ngày nay là những cỗ máy chuyển hóa thức ăn có hiệu quả,
có tốc độ sinh trưởng cao. Một con lợn nái có thể dễ dàng sản xuất 8 đến 12 lợn
con/lứa sau khoảng thời gian có chửa là 114 ngày và trong điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng tốt thì có thể có hai lứa/năm. Khả năng sản xuất thịt c ng khá cao, một con
lợn có trọng lượng xuất chuồng khoảng 100 kg sẽ có khoảng 42 kg thịt, 30 kg đầu,
máu, nội tạng và 28 kg mỡ, xương... [53]. Điều này đã rút ngắn thời gian nuôi và có
ý nghĩa quan trọng trong việc quay vòng vốn, thực hiện tái sản xuất trong phát triển
chăn nuôi lợn. Về mặt lý thuyết, thì điều này sẽ là nhân tố hạn chế được rủi ro về
vốn.
b. Chăn nuôi lợn có khả năng đa dạng hóa nguồn thức ăn
Lợn là loài gia súc ăn tạp, trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp
với nhiều loại thức ăn khác nhau. Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn

có chất lượng thấp và nhiều xơ. Những giống lợn như thế này có vai trò quan trọng
trong các hệ thống chăn nuôi quảng canh. Điều này đã được chứng minh trong thực
tế ở một số quốc gia mà ở đó người ta sử dụng rau xanh nhiều và bổ sung một
lượng nhỏ protein để nuôi lợn. Tuy nhiên, trong các hệ thống chăn nuôi hiện đại
những thuận lợi này không còn được ứng dụng nữa. Lợn thương phẩm được cung
cấp thức ăn một cách cân đối, có chất lượng cao [51].


c. Chăn nuôi lợn có thể phát triển ở các vùng sinh thái khác nhau
Khả năng thích nghi cao là một trong những yếu tố góp phần phát triển chăn
nuôi lợn ở những v ng sinh thái khác nhau. Lợn là một trong những giống vật nuôi
có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt, đồng thời nó là một con vật
thông minh và dễ huấn luyện. Từ các đặc điểm đó đã tạo cho lợn có khả năng sinh
tồn cao trong các điều kiện môi trường địa lý khác nhau: nó rất năng động trong
việc khám phá các môi trường mới và tìm kiếm các loại thức ăn mới. Trong trường
hợp cần thiết lợn có thể chống chọi một cách dữ dội để bảo vệ lãnh thổ của mình
c ng như chống lại dịch hại. Lợn có khả năng thích nghi tốt với mọi điều kiện khí
hậu khác nhau, vì vậy địa bàn phân bố của đàn lợn rộng rãi khắp nơi [53].
d. Sản phẩm từ chăn nuôi lợn qua chế biến đa dạng
Hầu hết thân thịt lợn đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn cho con
người, da của lợn có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc da, lông có thể
được d ng để làm bàn chải, bút vẽ,.... Sự phát triển của công nghệ chế biến thịt
hông khói, lên men đã tạo nên một số lượng sản phẩm rất đa dạng từ thịt lợn, các
công nghệ này đã giúp cho quá trình bảo quản, nâng cao tính đa dạng, hương vị và
nâng cao phẩm chất khẩu phần ăn cho con người [53]. Do đó tính đa dạng hóa sản
phẩm từ chăn nuôi lợn tương đối cao, đây là đặc điểm góp phần thúc đẩy thị trường
tiêu thụ thịt lợn. Qua đây c ng cho thấy công nghiệp chế biến góp phần quan trọng
trong quá trình phát triển ngành CN nói chung và phát triển CN lợn nói riêng.
e. Phát triển chăn nuôi lợn luôn đối diện với nguy cơ ô nhiễm môi trường,
sức khỏe và cạnh tranh thức ăn

Nguy cơ ô nhiễm môi trường: Lợn là động vật có nhu cầu protein cao cho nên
phân thải từ quá trình CN lợn có thể gây ô nhiễm cho môi trường và cộng đồng. Nếu
chúng ta không xử lý một cách hợp lý phân và nước tiểu, có thể gây ô nhiễm nguồn
nước và đất đai. M i của phân và nước tiểu có thể gây khó chịu cho cộng đồng sống
gần trang trại lợn đặc biệt sự phát xạ của Nitơ trong nước tiểu. Đã có nhiều thành
phố thực hiện chính sách cấm CN lợn trong thành phố như sử dụng phân lợn để sản
xuất khí meltan (qua Biogas) và thực tế này đã được tiến hành ở nhiều nước như Đài
loan, Philippines, Việt Nam và một số nước khác. Tuy nhiên, nhiều nhà sản xuất
chỉ đơn giản đưa các chất thải này ra theo con đường nhanh nhất và đơn giản nhất.


×