Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Ý kiến của anh về sự lên tiếng và thái độ im lặng của con người trước các hiện tượng tiêu cực trong xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (49.97 KB, 3 trang )

Đề bài: Ý kiến của anh (chị) về sự lên tiếng và thái độ im lặng của con người
trước các hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Gợi ý
– Vấn đề cần bình luận: sự lên tiếng hay im lặng trước hiện tượng tiêu cực.
– Nêu thực tiễn: Bài dưới đây là nêu lời phát động của Tổng Bí thư Nguyễn Văn
Linh hãy nhìn thẳng vào sự thật.
+ Có những người trung thực bị trù dập.
+ Rút ra từ thực tiễn: phải là người rất trung thực và dũng cảm mới có thể nói ra
sự thật.
– Người trung thực và dũng cảm nói ra sự thật làm ta tin tưởng vào lẽ phải.
– Người trung thực và dũng cảm là người yêu nước.
– Bản thân chúng ta phấn đấu là người trung thực không im lặng trước những
hiện tượng tiêu cực.
– Khẳng định: hiện tượng tiêu cực sẽ bị tiêu diệt và đất nước sẽ phồn vinh.
Bài làm
Cách đây đúng 50 năm, trong một bài thơ của mình, Văn Cao đã viết:
"Bây giờ ở đâu cũng có tiếng – Chưa nói lên''. 50 năm sau, chẳng lẽ câu thơ của
Văn Cao vẫn còn để ngỏ câu trả lời? Tôi không tin như vậy. Nghĩa là trong xã
hội ta bây giờ, vẫn, còn rất nhiều người trung thực dám nói lên tiếng nói thẳng
thắn của mình, bất chấp hậu quả. Cách đây 20 năm, khi Tổng bí thư Nguyễn
Văn Linh phát động trong toàn xã hội một ý thức và một hành động: hãy nhìn
thẳng vào sự thật, hãy nói thẳng nói thật, đã có không ít những tiếng nói trung
thực lần đầu tiên được cất lên công khai. Bản thân Tổng bí thư Nguyễn Văn
Linh đã giữ mục ''Những việc cần làm ngay" trên báo Nhân Dân. Và ngày đó,
báo Nhân Dân là một trong những tờ báo bán chạy nhất trên các sạp báo. Ngày
đó, tôi nhớ, báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam cũng là tờ báo mà bạn
đọc ngong ngóng đón chờ ngày báo phát hành mỗi tuần. Nếu không có những
người trung thực, nếu không có những tiếng nói trung thực "được nói lên" vào
thời điểm ấy, thì sự nghiệp Đổi Mới đất nước sẽ thế nào?



Cách đây mấy ngày, tôi nhận được bức tâm thư của thiếu tướng Lê Ngọc
Sanh – nguyên Phó giám đốc chính trị Học viện lục quân Đà Lạt nêu lên trường
hợp một cựu chiến binh vì đã "nói thẳng nói thật", vì hưởng ứng lời kêu gọi của
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh viết báo chống tham nhũng mà bị trù dập ngót 20
năm nay. Anh Lê Thanh Sơn, nguyên Phó văn phòng ủy ban Nhân dân tỉnh Phú
Yên, từ ngày Phú Yên vừa tách tỉnh đã không thể "im lặng" trước việc làm sai
trái của một số người lãnh đạo tỉnh hồi đó. Anh Sơn đã viết bài trên báo Đảng
bộ Phú Yên và báo Nhân Dân về những biểu hiện của nạn tham nhũng trong
hoàn cảnh đầy khó khăn của một tỉnh mới chia tách.
Phải là người trung thực lắm mới dám làm chuyện "vuốt râu hùm" như
thế, vì như chúng ta biết, mãi gần đây, khi vụ PMU 18 vỡ lở mà một số quan
chức đảng ủy của cơ quan này vẫn khăng khăng rằng những Bùi Tiên Dũng…
đều là những "đảng viên ưu tú" đó sao! Anh Sơn đã bị cắt lương, bị cho thôi
việc, bị "đẩy ra đường" suốt mười mấy năm, và như bức thư của thiếu tướng Lê
Ngọc Sanh đã viết: "Có điều thật đau lòng mà tất cả mọi người đều thấy rõ: là
những kẻ thoái hóa biến chất gây tai họa cho dân cho nước lại ngang nhiên cắt
lương cắt chế độ chính sách của một thương binh, một cựu chiến binh trung
thực trong bao nhiêu năm trời mà các cấp có thẩm quyền cao nhất của Đảng và
chính phủ đều đã thấy và đều yêu cầu phải giải quyết trả lại mọi quyền lợi chế
độ cho người bị trù dập mà rồi… đâu vẫn hoàn đấy. Như thế, làm gì tham nhũng
chẳng hoành hành, chẳng tác oai tác quái".
tieu-cuc
Sự lên tiếng và thái độ im lặng của con người trước các hiện tượng tiêu
cực trong xã hội
Xin cảm ơn thiếu tướng Sanh đã lên tiếng bảo vệ một đồng đội trung thực
của mình, nhưng tôi lại rất cảm ơn anh Lê Thanh Sơn. Chính những người trung
thực và can đảm như anh đã khiến chúng ta còn tin được xã hội này đang phát
triển, bất chấp những kẻ tham nhũng, những kẻ hà hiếp bóc lột nhân dồn vẫn
còn tồn tại và chưa bị tiêu trừ. Chúng ta không thể đòi ngày một ngày hai phải



dẹp được "quốc nạn" tham nhũng, vì đòi như thế là không thực tế. Nhưng nếu
mỗi người dân bình thường, mỗi cán bộ bình thường đều sống và nói lên tiếng
nói trung thực của mình, như anh Lê Thanh Sơn đã nói, không sợ hãi, thì chắc
chắn nạn tham nhũng và những tệ nạn khác sẽ bị đẩy lùi nhanh hơn, và không
khí xã hội sẽ trong sạch hơn, dễ thở hơn. Những người trung thực nào ở đâu xa,
họ ở quanh ta đó thôi. Và tại sao không, chính ta, chính chúng ta cũng phải,
cũng là người trung thực, dám nói lên những tiếng nói trung thực, vì đất nước,
vì cộng đồng.
Tôi chợt nhớ một câu thơ rất hay của nhà thơ quá cố Trần Vũ Mai trong
bản trường ca anh viết ngày mới giải phóng:
"Người yêu nước vốn chịu nhiều thua thiệt
Có được chăng những tha thiết tim mình".
Người trung thực chính là người yêu nước, và "cái được" của họ chính là
"những tha thiết tim mình" đó – nó là lí tưởng của họ, là khát vọng của họ, là sự
trong sáng thanh thản của tâm hồn họ. "Được" như thế là nhiều chứ ạ! So với nó
thì những "thua thiệt" kia nào có đáng gì!



×