Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.42 KB, 10 trang )

Một số vấn đề pháp lý về hợp tác xã và thực
tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội
Trần Lệ Thu
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 50
Người hướng dẫn: TS. Vũ Quang
Năm bảo vệ: 2010

Abstract. Tìm hiểu một số quy định pháp luật về thành lập và hoạt động của Hợp tác
xã (HTX) một số nước trên thế giới, ở Việt Nam và của một số loại hình doanh nghiệp
có tính chất tương đồng. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật về thành lập, hoạt động
HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội để tìm ra những phù hợp và sai lệch giữa lý luận
và thực tiễn. Đánh giá những tồn tại, bất cập và nguyên nhân, để từ đó đưa ra một số
kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật về thành lập, hoạt
động HTX.
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Hợp tác xã; Hà Nội; Luật kinh tế.

Content
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Hợp tác xã là tổ chức kinh tế mang tính xã hội và nhân văn sâu sắc. Tổ chức này đã
được hình thành cách đây gần hai thế kỷ ở Châu Âu và từ đó được phát triển ở hầu khắp các
nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, Hợp tác xã đã được ra đời và tồn tại trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung. Hợp tác xã đã khẳng định được vị trí, vai trò lịch sử của mình là một trong hai thành
phần kinh tế xương sống trong nền kinh tế của Việt Nam. Hợp tác xã đã đóng vai trò to lớn
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Trong điều kiện và hoàn cảnh mới, nền kinh tế thị trường luôn diễn ra sự cạnh tranh
gay gắt giữa các thành phần kinh tế, HTX kiểu cũ đã có nhiều điểm không còn phù hợp, đòi



hỏi phải đổi mới để thích ứng với những đặc thù của nền kinh tế thị trường, để đủ sức cạnh
tranh với thành phần kinh tế khác.
Chính vì thế, Luật HTX năm 1996 đã ra đời. Đây là khung pháp lý quan trọng thuận
lợi cho việc thành lập, hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX. Thực tiễn cho thấy quá trình
áp dụng luật HTX đã thu được những kết quả nhất định góp phần phát triển HTX trong giai
đoạn đó.
Sau hơn 6 năm đi vào hoạt động, Luật HTX năm 1996 đã bộc lộ những hạn chế, trì trệ
trong việc phát triển khu vực kinh tế tập thể. Điều đó đòi hỏi phải đổi mới hệ thống pháp luật
nói chung và Luật HTX nói riêng.
Để đáp ứng yêu cầu bức thiết của khu vực kinh tế tập thể tại Hội nghị lần thứ 5
BCHTW Đảng khóa IX ngày 18/03/2002 đã đưa ra Nghị quyết số 13/NQ-TW “về tiếp tục đổi
mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể”. Đây là cơ hội lớn để phát triển kinh tế
khu vực kinh tế tập thể. Thực hiện nội dung của Nghị quyết, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa
XI Luật HTX năm 2003 đã được thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2004.
Thể chế hóa quan điểm đổi mới khu vực kinh tế tập thể, tại Nghị quyết 13/NQ-TW
(18/3/2002). Nội dung Luật HTX năm 2003 đã có nhiều đổi mới so với Luật HTX năm 1996.
Tuy nhiên, thông qua thực tiễn, Luật HTX năm 2003 vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, một
số chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với HTX vẫn chưa được thi hành trên thực tế. Điều đó
đã và đang kìm hãm sự phát triển khu vực kinh tế tập thể. Cấp thiết đòi hỏi cần có những công
trình nghiên cứu nghiêm túc, toàn diện về những vấn đề pháp lý của HTX để chỉ ra những hạn
chế, bất cập đó. Làm cơ sở cho các cơ quan chức năng chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Luật.
Sao cho những quy định của Pháp luật HTX thực sự là hành lang pháp lý thông thoáng cho
các HTX thành lập và hoạt động hiệu qủa, đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên
thị trường. Mặt khác, việc nghiên cứu chỉ ra những hạn chế, bất cập, trong quy định về thành
lập, hoạt động của HTX còn có ý nghĩa to lớn trong việc tăng nhanh số lượng HTX được
thành lập, tăng chất lượng hoạt động kinh doanh của HTX, giải quyết việc làm, ổn định thu
nhập, cải thiện đời sống, đặc biệt cho những người nghèo. Góp phần đảm bảo trật tự xã hội,
phát triển kinh tế đất nước.
Vì những lý do trên tác giả luận văn đã lựa chọn đề tài: “Một số vấn đề pháp lý về
HTX và thực tiễn áp dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn Thạc sỹ Luật học cho

mình.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Việc nghiên cứu đề tài nhằm những mục đích sau:
- Hệ thống những quy định của pháp luật hiện hành về thành lập, hoạt động của HTX


- Nghiên cứu và đánh giá các quy định của Luật HTX năm 2003 về thành lập và hoạt
động HTX.
- So sánh với Luật HTX năm 1996 và các quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005
về thành lập và hoạt động của Công ty cổ phần
- Tìm hiểu thực tiễn thành lập, hoạt động HTX trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
- Đánh giá những ưu, nhược điểm về thành lập, hoạt động của HTX theo quy định của
pháp luật hiện hành
- Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật
về thành lập, hoạt động HTX.
3. Tình hình nghiên cứu của đề tài:
Từ khi Luật HTX ra đời và được áp dụng vào thực tiễn, những quy định về HTX được
coi là chủ đề hấp dẫn của nhiều nhà nghiên cứu pháp lý cũng như những nhà nghiên cứu
thuộc lĩnh vực có liên quan. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu trên từng góc
độ của vấn đề hoạt động hoặc thành lập HTX mà chưa có công trình nghiên cứu nào chính
thức và chuyên sâu về vấn đề này.
Một số công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề thành lập, hoạt động HTX :
- Kinh tế Hợp tác xã – một số vấn đề lý luận và thực tiễn – Hà Nội 1998 (Hội đồng
Trung ương Liên minh các HTX Việt Nam)
- Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay NXB Chính trị Quốc gia, 2002
(PGS.TS Nguyễn Văn Kỷ chủ biên)
- Những vấn đề pháp lý về đổi mới hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của các
doanh nghiệp tập thể - Luận văn cao học của Nguyễn Đức Long, 1996
- Chế độ pháp lý xã viên HTX – Những vấn đề lý luận và thực tiễn –Luận văn cao học
Luật của Nguyễn Thị Ngọc Hà, 1997

- Một số vấn đề pháp lý cơ bản trong quá trình chuyển đổi HTX – Luận văn cao học
Luật của Hoàng Thị Vinh, 1999
- Địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý và kiểm soát của HTX-Luận văn cao học
Luật của Vũ Văn Tuấn, 2003
- Cơ sở lý luận của đổi mới tổ chức và quản lý các HTX – Luận án Tiến sĩ Luật học
của Trần Thị Thơ.
Cũng như những công trình nêu trên, trong thời gian gần đây vấn đề thành lập, hoạt
động HTX được một số nhà Khoa học, nhà nghiên cứu kinh tế đề cập tới tuy nhiên nội dung


về thành lập, hoạt động mới chỉ được nghiên cứu chung chung hoặc lồng ghép nghiên cứu
cùng với những nội dung khác.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Với thời lượng hạn chế, Luận văn Thạc sỹ này chỉ nghiên cứu một số vấn đề về thành
lập và hoạt động của HTX được quy định trong Luật HTX năm 2003 và các văn bản pháp
luật khác có liên quan. Bên cạnh đó, tác giả luận văn nghiên cứu luật HTX năm 1996, Luật
Doanh nghiệp năm 2005 để so sánh và làm rõ những vấn đề pháp lý đặt ra.
Thông qua việc tìm hiểu thực tiễn thành lập, hoạt động của HTX trên địa bàn thành
phố Hà Nội, tác giả chỉ rõ những hạn chế, mâu thuẫn, bất cập giữa quy định pháp luật và thực
tiễn áp dụng. Qua đó chỉ rõ những quy định pháp luật HTX không còn phù hợp.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài:
Tác giả luận văn đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu như sau:
phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử,
phương pháp phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn giải, so sánh, thống kê…Ngoài ra tác giả còn
sử dụng phương pháp thu thập số liệu để tập hợp số liệu từ các công trình nghiên cứu về thực
tiễn, phương pháp xã hội học.
6. Những điểm mới của luận văn:
Những điểm mới của việc nghiên cứu đề tài là:
- Tập hợp một cách đầy đủ và toàn diện các quy định về thành lập, một số quy định về
hoạt động của HTX. Chỉ rõ những ưu nhược điểm.

- Tìm hiểu một số quy định pháp luật về thành lập và hoạt động của HTX một số nước
trên thế giới và của một số loại hình doanh nghiệp có tính chất tương đồng
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng luật trên địa bàn thành phố Hà Nội để tìm ra những phù
hợp và sai lệch giữa lý luận và thực tiễn
- Chỉ rõ những quy định phù hợp và những hạn chế của pháp luật hiện hành về thành
lập và hoạt động HTX
- Đánh giá những tồn tại, bất cập và nguyên nhân, để từ đó đưa ra một số kiến nghị và
giải pháp nhằm hoàn thiện một số quy định pháp luật về thành lập, hoạt động HTX.


7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn
bao gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về Hợp tác xã
Chương 2: Thực trạng pháp luật về thành lập, hoạt động Hợp tác xã và thực tiễn áp
dụng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thành lập, hoạt động
của Hợp tác xã.

Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Ban chấp hành trung ương Đảng (1996), Nghị quyết Hội nghị trung ương lần thứ 5
(Khóa VIII) ngày 10/6/1996 về tiếp tục đổi mới kinh tế hợp tác xã, Việt Nam.
2-

Ban chấp hành trung ương Đảng (2002), Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18/03/2002
của Ban chấp hành Trung ương khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao
hiệu quả kinh tế tập thể, Việt Nam

3-


Bộ kế hoạch và Đầu tư (2006), Thông tư số 01/2006/TT-BKH của Bộ kế hoạch và Đầu
tư ngày 19/01/2006 hướng dẫn tiêu chí đánh giá và phân loại HTX, Việt Nam.

4-

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2006), Quyết định số 1421/QĐBNN ngày 16/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê
duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam

5-

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2002), Báo cáo
thực hiện luật HTX và các chính sách khuyến khích phát triển HTX (1997-202), kiến
nghị hướng sửa đổi bổ sung, Hà Nội.

6-

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2000), Kết quả thực hiện Luật Hợp tác xã
trong lĩnh vực nông nghiệp đến tháng 12/2000, Hà Nội

7-

Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2000), Báo cáo tổng kết kinh tế hợp tác xã
nông nghiệp (1996-2000) phương hướng và giải pháp tiếp tục đổi mới và củng cố hợp
tác xã trong thời gian tới, Hà Nội.

8-

Ban kinh tế trung ương (1997), Báo cáo chuyên đề về tình hình và phương hướng phát
triển kinh tế hợp tác và hợp tác xã, Hà Nội.



9-

Nguyễn Văn Bích – Chu Tiến Quang – Lưu Văn Sùng (2001), Kinh tế hợp tác Hợp
tác xã ở Việt Nam thực trạng và định hướng phát triển, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

10- Nguyễn Thị Ngọc Cầm (2010), “Kiện toàn hệ thống thương mại nông thôn qua HTX”,
Tạp chí tài chính,(2), tr. 21-25.
11- Chính phủ (1959), Nghị định số 299/TTg, ngày 17/12/1959 về việc ban hành Điều lệ
mẫu Hợp tác xã sản xuất Nông nghiệp bậc thấp, Việt Nam.
12-

Chính phủ (1997), Nghị định số 15/CP ngày 21/12/1997 của Chính phủ về chính sách
khuyến khích phát triển Hợp tác xã, Việt Nam.

13-

Chính phủ (1997), Nghị định số 15/CP, ngày 21/2/1997 của Chính phủ về chuyển đổi,
đăng ký hợp tác xã và tổ chức hoạt động của liên hiệp hợp tác xã theo Nghị định số
16/CP ngày 21/2/1997, Việt Nam.

14-

Chính phủ (1997), Nghị định số 45/CP, ngày 29/4/1997 của Chính phủ ban hành
Điều lệ mẫu hợp tác xã giao thông vận tải, Việt Nam.

15-

Chính phủ (1997), Nghị định số 46/CP, ngày 29/4/1997 của Chính Phủ ban hành

Điều lệ mẫu hợp tác xã thủy sản, Việt Nam.

16-

Chính phủ (1994), Nghị định số 41/CP, ngày 29/4/1994 của Chính phủ ban hành Điều
lệ mẫu hợp tác xã thương mại, Việt Nam.

17-

Chính phủ (1997), Nghị định số 42/CP, ngày 29/4/1997 của Chính phủ ban hành
Điều lệ mẫu Quỹ tín dụng nhân dân, Việt Nam.

18-

Chính phủ (1997), Nghị định số 43/CP ngày 29/4/1997 của Chính phủ ban hành Điều
lệ mẫu hợp tác xã nông nghiệp, Việt Nam.

19-

Chính phủ (1997), Nghị định số 44/CP, ngày 29/4/1997 của Chính phủ ban hành
Điều lệ mẫu hợp tác xã công nghiệp và xây dựng, Việt Nam.

20-

Chính phủ (2004), Nghị định 177/NĐ-CP(12/10/2004) hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật hợp tác xã năm 2003, Việt Nam.

21-

Chính phủ (2005), Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về

việc ban hành mẫu hướng dẫn xây dựng Điều lệ HTX, Việt Nam.

22-

Trần Ngọc Dũng (2005), “Những điểm mới cơ bản trong Luật HTX năm 2003”, Tạp
chí Luật học số 1, 2005. Trường Đại học Luật Hà Nội.

23-

Trần Đức (1994), Hợp tác xã trong nông thôn xưa và nay, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

24-

Nguyễn Điền (1996), Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp nông thôn trên thế giới và
Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.


25- Chu Thị Hảo (2007), sách chuyên khảo: Tài liệu hướng dẫn tổ chức, hoạt động của
Ban Quản trị, Ban kiểm soát Hợp tác xã nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
26- Dương Đăng Huệ, Trần Thị Thơ (2004), “Một số nội dung mới của Luật Hợp tác xã
năm 2003”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2004.
27- Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp, kinh doanh, thương mại tổng hợp Dương Liễu
(2009), Điều lệ HTX, Hoài Đức - Hà Nội.
28-

Hợp tác xã Dương Liễu (2009), Báo cáo tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhiệm kỳ III (2004-2009) phương hướng sản xuất kinh doanh nhiệm kỳ IV (20092013), Hà Nội.

29-


Hợp tác xã Dương Liễu (2009), Báo cáo công tác tài chính-kế toán tổng kết nhiệm kỳ
III(2004-2009), Hà Nội.

30-

Hợp tác xã Thống nhất (2008), Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ giai
đoạn 2004-2008, xã Trung Văn – huyện Từ Liêm – Hà Nội.

31-

Hợp tác xã Dương Liễu, (2009) Đề án hoạt động tín dụng nội bộ, Hà Nội.

32-

Hợp tác xã Thống nhất (2008), Báo cáo tổng kết công tác tài chính , Hà Nội 25. Hợp
tác xã sản xuất Dịch vụ Tổng hợp Vĩnh Tuy (2008), Báo cáo kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của năm 2008, Hà Nội.

33- Hợp tác xã Thống nhất(2008), Báo cáo công tác kiểm tra, kiểm soát của HTX thống
nhất, Hà Nội.
34-

Hợp tác xã nông nghiệp An Mỹ(2009), Báo cáo tình hình hoạt động của HTX, Hà Nội

35-

Hợp tác xã công nghiệp Tiến Bộ (2008), Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của
Hợp tác xã công nghiệp Tiến Bộ, Hà Nội.

36- Đỗ Hoàng Long (2000), Quản lý, điều hành Hợp tác xã cơ sở pháp lý và thực tiễn áp

dụng, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội.
37- Hoàng Thị Ngọc Lan (2001), Đổi mới hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Tây thực trạng và
giải pháp.
38- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2006), Chương trình hành động của liên minh HTX
Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, ngày
24/8/2006.
39- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2006), Báo cáo chuyên đề công tác tuyên truyền, vận
động và phát triển thành viên của liên minh HTX Việt Nam.


40- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2007), Báo cáo đánh giá tình hình các doanh nghiệp
trực thuộc sau chuyển đổi, tháng 9/2007.
41- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (2006), Báo cáo tình hình kinh tế tập thể và hoạt
động của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam 6 tháng đầu năm, phương hướng, nhiệm vụ
công tác 6 tháng cuối năm, ngày 24/8/2006.
42-

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (1998), Kinh tế hợp tác một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Hà Nội.

43-

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (1998), Giới thiệu phong trào hợp tác xã các nước,
Hà Nội

44-

Liên minh thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tình hình khu vực HTX và hoạt động
liên minh thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm- nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm
2010, Hà Nội.


45-

Liên minh thành phố Hà Nội (2010), Đề án: Đánh giá thực trạng và đề suất các mục
iêu, giải pháp củng cố, phát triển HTX trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2005
và định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

46-

Liên minh HTX Việt Nam (2009), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý trong hệ thống
liên minh hợp tác xã Việt Nam, Hà Nội.

47-

Quốc hội (2001), Luật Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm
1992 sửa đổi bổ sung năm 2001, Việt Nam.

48- Quốc hội (1970), Luật Hợp tác xã Canad ngày 10/7/1970
49- Quốc hội (1989), Luật Hợp tác xã hành nghề và hợp tác xã làm kinh tế của Cộng hòa
Liên bang Đức (1/5/1989).
50- Quốc hội (1967), Luật về những quy định căn bản đối với các hợp tác xã của
Indonexia.
51- Quốc hội (1968), Luật Hợp tác xã, Thái lan.
52- Quốc hội (2005), Luật Dân sự, Việt Nam.
53- Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Việt Nam.
54-

Quốc hội (1996), Luật Hợp tác xã, Việt Nam

55-


Quốc hội (2003), Luật Hợp tác xã, Việt Nam

56- Nguyễn Quang Quýnh (1995), Luận cứ khoa học về đổi mới tổ chức, hoạt động và
quản lý hợp tác xã trong nền kinh tế thị trường ở nước ta, Đề tài khoa học KX 03.15,
Hà Nội.


57- Quỹ tín dụng nhân dân Quang Trung - Hà Đông (2009), Báo cáo kết quả hoạt động
của Hội đồng quản trị năm 2008 phương hướng hoạt động năm 2009, Hà Nội.
58-

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2003), Báo cáo kết quả kiểm tra thực hiện
Luật HTX nông nghiệp ở Hà Tây tháng 4/2003, Hà Tây

59-

Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn (2002), Báo cáo kết quả hoạt động của HTX
nông nghiệp năm 2002, Hà Tây.

60-

Tài liệu tại Hội thảo (1999), Tổng kết 3 năm đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác và
hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã ở Việt Nam, Hà Nội.

61- Trần Thị Thơ (2001), Cơ sỏ lý luận của đổi mới tổ chức và quản lý các hợp tác xã,
Luận án Tiến sỹ luật học, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội.
62- Vũ Văn Tuấn (2003), Địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý và cơ quan kiểm soát
của Hợp tác xã, Luận văn thạc sỹ Luật học, Hà Nội.
63- Lại Văn Tiết (1998), Đề tài khoa học: Các loại hình hợp tác xã – Tổng kết thực tiễn và

khuyến nghị, Hà Nội.
64- Nguyễn Ty (2002), Phong trào hợp tác xã quốc tế qua gần hai thế kỷ, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
65- Thủ tướng Chính phủ (2005), Quyết định số 272/2005/QĐ-TTg ngày 30/10/2005 của
Thủ tướng Chính phủ

về việc phê duyệt kế hoạch phát triển kinh tế tập thể 5 năm

(2006-2010), Việt Nam
66-

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Báo cáo tình hình thực hiện luật HTX
năm 2003 của tháng 8 năm 2010, Hà Nội

67-

Vụ công tác lập pháp (2003), Những vấn đề cơ bản Luật Hợp tác xã năm 2003, NXB
Tư pháp, Hà Nội.

68- Văn phòng Chính phủ (2009), Thông báo số 86/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ
ngày 16/03/2009 về kết luận của Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Sinh Hùng tại
cuộc họp về đề án hoàn thiện Luật pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích , hỗ trợ phát
triển kinh tế tập thể, HTX, tổ hợp tác, Việt Nam.
69- Mai Thanh Xuân (1996), “Hoạt động của HTX trong điều kiện hộ nông dân là đơn vị
kinh tế tự chủ ở nước ta hiện nay” Tạp chí kinh tế phát triển, (13), tr.40-42.
70-

www.lienminhhoptacxahanoi.com.vn

71- www.doisongphapluat.com.vn





×