Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

Khả năng kiểm soát tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu của chế phẩm NEMAITB ở nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.96 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CÔNG NGHỆ SINH HỌC
O

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

KHẢ NĂNG KIỂM SOÁT TUYẾN TRÙNG BƯỚU
RỄ CÂY HỒ TIÊU CỦA CHẾ PHẨM NEMAITB Ở
NHÀ LƯỚI VÀ BƯỚC ĐẦU THỬ NGHIỆM TẠI
ẤP BẦU TRƯ, XÃ AN BÌNH, HUYỆN PHÚ GIÁO,
BÌNH DƯƠNG

CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ NGÀNH
: 111

GVHD : Th.S DƯƠNG ĐỨC HIẾU
SVTH

: ĐỖ DUY CƯỜNG

MSSV : 105111007

TP. HỒ CHÍ MINH, 06/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KTCN TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
-------------------

KHOA: Môi trường & Công nghệ sinh học
BỘ MÔN: Công nghệ sinh học
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN: ĐỖ DUY CƯỜNG
NGÀNH: Công nghệ sinh học

MSSV: 105111007
LỚP: 05DSH

1. Đầu đề Luận văn tốt nghiệp: Khả năng kiểm soát tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu của chế phẩm
NemaITB ở nhà lưới và bước đầu thử nghiệm tại ấp Bầu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, Bình
Dương
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nội dung và số liệu ban đầu):
- Phân tích hóa lý và sinh học của chế phẩm NemaITB
- Định tính hoạt chất azadirachtin của chế phẩm NemaITB
- Chiết xuất thô hoạt chất của chế phẩm NemaITB và khảo sát tác động của dịch chiết lên tuyến trùng
cảm nhiễm tuổi 2 ở điều kiện in vitro
- Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả phòng trừ tuyến trùng bướu rễ của chế phẩm NemaITB trên cây hồ
tiêu ở điều kiện nhà lưới
- Sơ bộ đánh giá hiệu quả chế phẩm ở ngoài đồng ruộng.
3. Ngày giao Luận văn tốt nghiệp:

01/04/2009

4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ:

24/06/2009


5. Họ và tên người hướng dẫn:
1/ Th.s DƯƠNG ĐỨC HIẾU

Phần hướng dẫn:
100%

Nội dung và yêu cầu Luận văn tốt nghiệp đã được thông qua Bộ môn
Ngày 29 tháng 6 năm 2009
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH

(Ký và ghi rõ họ tên)

(Ký và ghi rõ họ tên)

PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN
Người duyệt (chấm sơ bộ): .......................................................
Đơn vị: ......................................................................................
Ngày bảo vệ: .............................................................................
Điểm tổng kết:...........................................................................
Nơi lưu trữ Luận văn tốt nghiệp:...............................................



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em xin chân thành cảm ơn gửi đến:
Th.S Dương Đức Hiếu đã hết lòng hướng dẫn, tạo mọi điều kiện tốt nhất
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.

Quý thầy cô trường Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh,
khoa Môi Trường và Công Nghệ Sinh Học đã truyền đạt kiến thức cho em trong
suốt quá trình học tập.
Thầy Hứa Quyết Chiến, cô Đỗ Thị Tuyến, cùng các thầy cô, các anh chị
và các bạn sinh viên thực tập tại phòng Các Chất Có Hoạt Tính Sinh Học, phòng
Công Nghệ Biến Đổi Sinh Học tại Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh
đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực tập tốt
nghiệp.

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2009

Đỗ Duy Cường

i


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn .................................................................................................................... i
Mục lục .........................................................................................................................ii
Danh mục hình và sơ đồ
Danh mục bảng và đồ thị
Lời mở đầu ................................................................................................................. 01
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1

Khái quát về cây hồ tiêu ........................................................................... 03

1.1.1 Nguồn gốc hồ tiêu .................................................................................... 03
1.1.2 Đặc điểm hình thái .................................................................................. 04

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu.................................................................. 05
1.1.3.1 Giống tiêu ........................................................................................... 05
1.1.3.2 Một số nọc (cây choái) sử dụng trồng tiêu và mật độ trồng tiêu........... 09
1.1.3.3 Đất đai ................................................................................................ 09
1.1.3.4 Các yếu tố khí hậu............................................................................... 10
1.1.3.5 Bón phân và kỹ thuật bón phân ........................................................... 10
1.1.3.6 Tưới nước – thoát nước....................................................................... 12
1.1.3.7 Một số yếu tố khác ............................................................................. 12
1.1.4 Sâu bệnh hại chính trên cây hồ tiêu .......................................................... 13
1.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tiêu trên thế giới và Việt Nam .................. 18
1.1.6 Thực trạng vùng trồng hồ tiêu tại Phú Giáo, Bình Dương ......................... 21
1.1.7 Thành phẩm hóa học và giá trị sử dụng của hạt hồ tiêu............................. 22
1.1.7.1 Thành phần hóa học của hạt tiêu ......................................................... 22
1.1.7.2 Giá trị sử dụng .................................................................................... 23
1.2

Khái quát tuyến trùng .................................................................................. 23

1.2.1 Lịch sử nghiên cứu tuyến trùng ................................................................ 25
1.2.2 Phân loại tuyến trùng ký sinh thực vật ...................................................... 26
1.2.3 Tuyến trùng ký sinh thực vật (plant-parasitic nematodes) ......................... 26

ii


1.2.4 Hình thái và cấu tạo tuyến trùng thực vật.................................................. 28
1.2.5 Chu kỳ sống của tuyến trùng .................................................................... 30
1.2.6 Sinh sản và phát triển của tuyến trùng thực vật......................................... 33
1.2.7 Sự di chuyển và phát tán của tuyến trùng.................................................. 34
1.2.8 Các yếu tố ảnh hưởng lên đời sống tuyến trùng ........................................ 35

1.2.9 Mối quan hệ giữa nitơ, phospho đối với quần xã tuyến trùng đất .............. 36
1.3

Cơ sở phòng trừ tuyến trùng ........................................................................ 37

1.3.1 Phòng ngừa .............................................................................................. 37
1.3.2 Luân canh................................................................................................. 38
1.3.3 Biện pháp canh tác ................................................................................... 38
1.3.4 Biện pháp hóa học .................................................................................... 39
1.3.5 Biện pháp vật lý ....................................................................................... 39
1.3.6 Biện pháp sinh học ................................................................................... 40
1.3.6.1 Các tác nhân thiên địch ....................................................................... 40
1.3.6.2 Chế phẩm sinh học.............................................................................. 41
1.3.7 Tác động của compost đến tuyến trùng..................................................... 43
CHƯƠNG 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

Vật liệu, hóa chất và trang thiết bị .............................................................. 44

2.2

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 46

2.2.1 Phương pháp xác định độ ẩm.................................................................... 46
2.2.2 Phương pháp xác định pH ........................................................................ 47
2.2.3 Xác định độ dẫn điện (EC) ....................................................................... 47
2.2.4 Xác định hàm lượng chất hữu cơ tổng số theo phương pháp
WALKEYBLAC...................................................................................... 47
2.2.5 Xác định tổng C hữu cơ ........................................................................... 48
2.2.6 Phương pháp xác định hàm lượng axit humic ........................................... 48

2.2.7 Xác định nitơ tổng số theo phương pháp micro Kjeldahl .......................... 49
2.2.8 Xác định phốt pho tổng số bằng phương pháp so màu(AOAC: 965.171990) ....................................................................................................... 50
2.2.9 Phương pháp định lượng Calcium và Magnesium .................................... 51
2.2.10 Phương pháp kiểm tra số lượng vi sinh vật ............................................... 54

iii


2.2.11 Phương pháp chiết xuất thô hoạt chất sinh học từ chế phẩm NemaITB..... 55
2.2.12 Phương pháp định tính azadirachtin bằng sắc ký bản mỏng ...................... 56
2.2.13 Phương pháp tách tuyến trùng từ rễ - phương pháp lọc tĩnh ..................... 56
2.2.14 Phương pháp tách tuyến trùng theo phương pháp ly tâm .......................... 57
2.2.15 Phương pháp đếm tuyến trùng .................................................................. 60
2.2.16 Phương pháp thử độc tính......................................................................... 60
2.2.17 Phương pháp thử nghiệm trên cây trồng ................................................... 61
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1

Kết quả phân tích lý hóa và snh học của chế phẩm dùng trong nghiên cứu ... 62

3.2

Định tính hoạt chất azadirachtin của sản phẩm chiết xuất từ chế phẩm
NemaITB ..................................................................................................... 63

3.3

Kết quả thử nghiệm dịch chiết của chế phẩm NemaITB ở điều kiện in vitro. 64

3.4


Thử nghiệm hiệu quả phòng trừ tuyến trùng bướu rễ của chế phẩm
NemaITB ở điều kiện vườn ươm .................................................................. 66

3.5

Sơ bộ đánh giá hiệu quả phòng ngừa tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu của
chế phẩm NemaITB tại ấp Bầu Trư, xã An Bình (Phú Giáo, Bình Dương) ... 72

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận .......................................................................................................... 77
4.2. Kiến nghị ........................................................................................................ 77

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DNA: Deoxyribo Nucleotide Acid, vật liệu di truyền
FAO: Food and Agriculture Organization, tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hợp Quốc
HPLC: High Performent Liquid Chromatography, sắc ký lỏng cao áp.
PCR: Polymerase Chain Reaction, phản ứng chuỗi trùng hợp hay phản ứng khuếch
đại gen.

v


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1.a Hình ảnh miêu tả cây hồ tiêu ................................................................... 07
Hình 1.1.b Hình ảnh vườn tiêu ở Phú Giáo................................................................ 07

Hình 1.2.c Hình ảnh về cây đậu dại .......................................................................... 13
Hình 1.2.d Hình ảnh về cây cúc dại ........................................................................... 13
Hình 1.3 Một số hình ảnh về bệnh chết nhanh đang diễn ra ở Phú Giáo..................... 22
Hình 1.4 Một số hình ảnh về tuyến trùng .................................................................. 28
Hình 1.5 Hình ảnh cấu tạo tuyến trùng đực và cái...................................................... 30
Hình 1.6 Chu kỳ sống của tuyến trùng ký sinh thực vật..........................................................32

Hình 2.1 Sinh vật thử nghiệm và các nguyên liệu dùng trong nghiên cứu ................... 44
Hình 2.2 Một số thiết bị dùng trong nghiên cứu.......................................................... 46
Hình 2.3 Tách tuyến trùng cảm nhiễm bằng phương pháp lọc tĩnh.............................. 57
Hình 2.4 Các bước thực hiện tách tuyến trùng bằng phương pháp ly tâm................... 59
Hình 2.5 Hình ảnh đếm tuyến trùng ........................................................................... 60
Hình 3.1 Sắc ký đồ dịch chiết từ chế phẩm NemaITB................................................. 63
Hình 3.2 Cây hồ tiêu giâm hom 5 tháng tuổi............................................................... 69
Hình 3.3 Bộ rễ hồ tiêu bị nhiễm tuyến trùng bướu rễ .................................................. 69
Hình 3.4 Tuyến trùng bướu rễ cái ............................................................................... 70
Hình 3.5 Ấu trùng cảm nhiễm tuổi 4........................................................................... 70
Hình 3.6 Ấu trùng cảm nhiễm tuổi 2........................................................................... 71
Hình 3.7 Túi trứng...................................................................................................... 71
Hình 3.8 Một số hình ảnh tại khu vực thử nghiệm huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương 76

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG, ĐỒ THỊ

Bảng 1.1 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng lên đời sống tuyến trùng thực vật............. 35
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu lý hóa và sinh học của chế phẩm NemaITB .............................. 62
Bảng 3.2 Tỉ lệ % tuyến trùng chết do tác động của chế phẩm NemaITB ..................... 64
Bảng 3.3 Tỷ lệ rễ bị bướu, chiều cao tăng trưởng và số lượng tuyến trùng sau 30 và

60 ngày lây 800 ấu trùng cảm nhiễm tuổi 2 trên cây hồ tiêu giâm hom........................ 67
Bảng 3.4 Kết quả phân tích lý hóa của đất trồng hồ tiêu tại ấp Bầu Trư, xã An Bình,
Phú Giáo, tỉnh Bình Dương ......................................................................................... 73
Bảng 3.5 Hiệu quả phòng ngừa tuyến trùng trên cây hồ tiêu ở ngoài đồng ruộng ........ 74
Đồ thị 3.1 Tỉ lệ % tuyến trùng chết do tác động của chế phẩm NemaITB ................... 65

vii


LỜI MỞ ĐẦU
Cây tiêu là cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao so với cây trồng khác,
được trồng ở nhiều vùng trong nước ta: Bắc Trung Bộ, Duyên Hải Miền Trung, Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Trong những năm gần đây, ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển nhanh chóng và
chiếm lĩnh thị trường thế giới, do giá tiêu khá ổn định và ở mức cao đã kích thích nông
dân phát triển diện tích trồng tiêu và áp dụng các biện pháp thâm canh làm cho diện
tích và sản lượng hồ tiêu Việt Nam tăng lên đáng kể. Theo số liệu của Hiệp hội Hồ
tiêu Việt Nam, so với năm 1995 diện tích trồng chỉ có khoảng 7.000 ha, sản lượng đạt
9.300 tấn, xuất khẩu đạt 17.900 tấn đến năm 2005 diện tích hồ tiêu đã đạt khoảng
50.000 ha, sản lượng gần 100.000 tấn và xuất khẩu đạt 109.000 tấn. Với sản lượng
này, đã đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, chiếm
khoảng 60% nguồn cung hạt tiêu toàn cầu, đã xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia, lãnh
thổ thuộc khắp các châu lục và đang chi phối giá hồ tiêu trên thị trường thế giới [2].
Tuy nhiên, cây tiêu rất dễ bị sâu bệnh phá hại, nhất là những vườn tiêu trồng lâu
năm, sâu bệnh được tích lũy và dễ phát sinh thành dịch hại nghiêm trọng làm cho diện
tích và sản lượng giảm gây thiệt hại kinh tế lớn cho nông dân trồng tiêu. Theo Hiệp
Hội Hồ Tiêu Việt Nam nhận định sâu bệnh hại tiêu là một trong những nguyên nhân
dẫn đến việc suy giảm diện tích, sản lượng và năng suất của cây hồ tiêu, điển hình là
ong chích đọt cây vông nem (trụ tiêu) gây chết hàng loạt cây choái ở các tỉnh Đồng
Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, bệnh vàng lá, thối rễ chết nhanh, lây lan do virus, bệnh đốm lá,

rụng đốt phát sinh ở nhiều vùng trên diện rộng. Trong các dịch bệnh thì bệnh chết
nhanh là bệnh gây thiệt hại lớn nhất, là mối lo của những người trồng tiêu vì bệnh diễn
ra nhanh, lây lan trên diện rộng và phát sinh ở nhiều vùng. Theo nhận định của các nhà
khoa học cho rằng bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora sp. nhưng tuyến trùng bướu
rễ (Meloidogyne sp.) có mặt ở trong đất trồng được xem là tác nhân mở đường cho
nấm bệnh trong đất (bệnh soilborn) có cơ hội tấn công rễ tiêu vì rễ tiêu mềm nên tuyến
trùng ký sinh thực vật (plant-parasitic nematodes) có rất nhiều trong đất dễ dàng xâm
nhiễm và gây ra tổn thương cho bộ rễ tại chỗ tấn công của tuyến trùng. Vì vây, việc
phòng trừ tuyến trùng bướu rễ cũng rất quan trọng cho việc phòng trừ dịch bệnh hại
cây tiêu và có ý nghĩa kinh tế lớn.
1


Đối với việc phòng trừ tuyến trùng ký sinh thực vật, hiện nay trên thị trường có
rất nhiều sản phẩm để tiêu diệt chúng nhưng theo tập quán sản xuất của nông dân vừa
muốn diệt nhanh để tăng năng suất vừa muốn rẻ cho nên họ thường chọn những sản
phẩm có nguồn gốc hóa học. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc hóa học sẽ diệt cả những
côn trùng có lợi và thiên địch, làm mất cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng môi trường
đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Do đó, để xây dựng nền nông
nghiệp sinh thái phát triển bền vững cần phải giảm thiểu thuốc bảo vệ thực vật hóa học
tăng cường sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học vừa có khả năng
phòng ngừa bệnh hại vừa thân thiện với môi trường.
Trước yêu cầu thực tiễn đó, chúng tôi thực hiện đề tài “ Khảo sát khả năng kiểm
soát tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu của chế phẩm NemaITB ở điều kiện nhà lưới và
bước đầu thử nghiệm tại ấp Bầu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, Bình Dương” với
mục đích đánh giá hiệu quả phòng trừ tuyến trùng bướu rễ ở cây tiêu.
Đề tài thực hiện tại Viện Sinh học nhiệt đới và vùng trồng tiêu thuộc ấp Bầu
Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, Bình Dương. Vì thời gian thực tập có hạn nên đề tài
chỉ tập trung vào một số nội dung chính sau đây:
 Phân tích hóa lý và sinh học của chế phẩm NemaITB

 Định tính hoạt chất azadirachtin của chế phẩm NemaITB
 Chiết xuất thô hoạt chất của chế phẩm NemaITB và khảo sát tác động của dịch
chiết lên tuyến trùng cảm nhiễm tuổi 2 ở điều kiện in vitro
 Thử nghiệm và đánh giá hiệu quả phòng trừ tuyến trùng bướu rễ của chế phẩm
NemaITB trên cây hồ tiêu ở điều kiện nhà lưới
 Sơ bộ đánh giá hiệu quả của chế phẩm ở ngoài đồng ruộng.

2


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Khái quát về cây hồ tiêu
1.1.1 Nguồn gốc hồ tiêu
Hồ tiêu (danh pháp khoa học: Piper nigrum) là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ
tiêu (Piperaceae). Tiêu là món gia vị được loài người phát hiện từ thế kỷ thứ IV trước Công
nguyên, thời La Mã cổ đại, tiêu là một trong những sản phẩm quý được dùng như một món
lễ vật để triều cống hoặc bồi thường chiến tranh. Các nhà nghiên cứu cho rằng tiêu có nguồn
gốc từ Tây Nam Ấn Độ nằm ở vùng Ghats và Assam, mọc hoang trong rừng nhiệt đới ẩm.
Đến đầu thế kỷ XIII, tiêu được trồng và sử dụng rộng rãi trong bửa ăn hàng ngày. Ở Đông
Dương, cây tiêu mọc hoang được tìm thấy từ trước thế kỷ XVI nhưng đến thế kỷ XVI mới
có những giống mới được đưa vào canh tác.
Tại Việt Nam, vào nửa cuối thế kỷ XVII, nhà bác học Lê Quý Đôn trong Phủ Biên
tạp lục, đã ghi nhận một loại tiêu mọc hoang trong trắng Ở Quảng Trị. Theo ông mô tả thì
cây tiêu lúc bấy giờ "...mọc đầy rừng, leo vào các cây mà mọc. . .". Tiêu được trồng ở Việt
Nam từ thời Pháp thuộc và phát triển cho đến ngày nay.
Cây tiêu được xem là cây gia vị thông dụng nhất trên thế giới hiện nay. Từ Ấn Độ
sau đó được trồng lan rộng các nước vùng Nam Á, Đông Nam Á (Indonesia, Malaysia, Thái

Lan, Srilanka, Campuchia, Việt Nam, Lào…). Đến thế kỷ XIX mới đưa sang trồng ở Châu
Phi và Châu Mỹ, nhiều nhất là ở Madagasca và Brazil. Hiện nay tiêu được trồng nhiều ở các


Luận văn tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

nước nằm trong vùng xích đạo khoảng 150 vĩ Bắc và 150 vĩ Nam (vì do xuất sứ từ vùng
nhiệt đới ẩm). Ở Việt Nam có thể trồng ở vĩ độ 17, từ Quảng Trị, Gia Lai đến Phú Quốc.
 Phân loại
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Piperales
Họ: Piperaceae
Chi: Piper
Loài: P. nigrum
Họ Hồ tiêu (Piperaceae) là một họ thực vật chứa trên 2.000 loài được nhóm trong 9
chi. Chúng là các loại cây thân gỗ nhỏ, cây bụi hay dây leo ở khu vực nhiệt đới.
1.1.2 Đặc điểm hình thái
Hồ tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác
bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn.
Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại
nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng
cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có
màu vàng, khi chín có màu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ,
hồ tiêu xanh và hồ tiêu đen. Đốt cây rất dòn, khi vận chuyển nếu không cận thận thì cây có
thể chết. Quả có một hạt duy nhất.
- Rễ: Có 4 loại rễ chính.

+ Rễ cọc: Rễ cọc chỉ có khi trồng bằng hạt. Sau khi gieo, phôi hạt phát triển, rễ
đâm sâu vào đất, có thể sâu 2-2,5 m, nhiệm vụ chính là giữ cây và hút nước chống hạn cho
cây.
+ Rễ cái: Rễ cái phát triển từ hom tiêu (nếu trồng bằng hom). Mỗi hom có từ 3-6
rễ, nhiệm vụ chính là hút nước chống hạn cho cây trong mùa khô, sau trồng 1 năm, rễ cái có
thể ăn sâu tới 2 m.
+ Rễ phụ: Rễ phụ mọc ra từ rễ cái thành từng chùm mang nhiều lông hút, tập
trung nhiều ở độ sâu 15-40 cm. Nhiệm vụ chính là hút nước và dưỡng chất để nuôi cây. Đây
là loại rễ quan trọng nhất của cây tiêu trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
+ Rễ bám (rễ khí sinh, rễ thằn lằn): Rễ này mọc từ đốt thân chính hoặc cành của
cây tiêu, bám vào nọc (nọc sống, nọc chết, nọc xây…) nhiệm vụ chính là giữ cây bám chắc
vào nọc, hấp thụ (thẩm thấu) chỉ là thứ yếu.
Trong hệ rễ, phần ở dưới đất quan trọng hơn phần ở trên không khí. Hệ thống rễ
ở tầng đất từ 0-30 cm rất quan trọng, nên tạo điều kiện tầng đất này thuận lợi cho rễ tiêu
phát triển.
- Thân: Tiêu thuộc loại thân bò, là loại thân tăng trưởng nhanh nhất có thể 5-7
cm/ngày. Cấu tạo thân tiêu gồm nhiều bó mạch libe mộc có kích thước khá lớn, nên có khả
năng vận chuyển nước, muối khoáng từ dưới đất lên thân rất mạnh. Do vậy, khi thiếu nước
hoặc bị vấn đề gì khác thì cây tiêu héo rất nhanh. Thân tiêu có màu đỏ nhạt (non) đến nâu
xám, nâu xanh, xanh lá cây đậm (lúc cây sung, lá lớn). Khi cây già hóa mộc thì màu nâu
sẫm. Nếu không bấm ngọn thì có thể mọc dài tới 10 m.
- Cành: Có 3 loại cành:
+ Cành vượt (cành tược): Mọc ra từ các mầm nách lá ở những cây tiêu nhỏ hơn
1 tuổi, mọc thẳng hợp với thân chính một góc nhỏ hơn 450. Cành này phát triển rất mạnh,
nếu dùng làm hom để giâm cành thì cây tiêu ra hoa chậm hơn cành mang trái nhưng tuổi thọ
kéo dài hơn (25-30 năm).

SVTH: Đỗ Duy Cường

3


GVHD: Th.S Dương Đức Hiếu


Luận văn tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

+ Cành ác (cành mang trái): Là những cành mang trái mọc ra từ các mầm của
nách lá ở gần ngọn của thân chính trên những cây tiêu lớn hơn 1 tuổi, góc độ phân cành lớn
hơn 450.
Cành này ngắn hơn cành tược, lóng ngắn, khúc khuỷu và thường mọc cành cấp
2, nếu lấy cành này nhân giống thì mau cho trái (nhưng tuổi thọ thấp).
+ Dây lươn: Mọc ở gần mặt đất từ những mầm nách lá, mọc dài ra bò trên mặt
đất, thân nhỏ, lóng dài làm tiêu hao dinh dưỡng của thân chính và nhánh ác. Trong sản xuất
người ta thường cắt bỏ hoặc dùng làm hom giâm cành.
- Lá: Lá cây tiêu thuộc lá đơn, hình trái tim, mọc cách. Cuống lá dài 2-3cm, phiến lá
dài 10-25cm, rộng 5-10cm tùy giống.
Lá là một bộ phận dùng để nhận biết giống, trên phiến lá có 5 gân hình lông chim.
- Hoa: Hoa mọc thành từng gié (chùm) treo lủng lẳng trên cành. Một gié dài khoảng
7-12cm, trung bình có từ 30-60 hoa trên gié sắp xếp theo hình xoắn ốc, mỗi hoa có một lá
bắc nhỏ nhưng rụng rất sớm khó thấy. Hoa tiêu có thể lưỡng tính hoặc đơn tính và co thể
đồng chu, dị chu hoặc tạp hoa.
Hoa tiêu không có bao, không có đài, có 3 cánh hoa, 2-4 nhị đực, bao phấn có 2
ngăn, hạt phấn tròn và rất nhỏ, đời sống rất ngắn khoảng 2-3 ngày. Bộ nhụy cái gồm: Bầu
noãn có 1 ngăn và chứa 1 túi noãn (tiêu chỉ có 1 hạt).
Từ khi xuất hiện gié đến khi hoa nở đầy đủ khoảng 29-30 ngày. Sự thụ phấn của hoa
không phụ thuộc vào gió, mưa hoăc côn trùng mà phấn của hoa trên thụ cho hoa dưới của
một gié.
Sự thụ phấn của hoa phụ thuộc rất lớn bởi độ ẩm không khí, độ ẩm đất. Đây là điều

cần lưu ý cho việc tưới nước cho vùng trồng tiêu ở miền Đông Nam Bộ.
- Trái: Trái tiêu chỉ mang 1 hạt có dạng hình cầu, đường kính 4-8mm (thay đổi tùy
giống, điều kiện chăm sóc, sinh thái).
Từ khi hoa nở đến trái chín kéo dài 7-10 tháng, chia ra các giai đoạn:
+ Hoa xuất hiện và thụ phấn: 1-1,5 tháng.
+ Thụ phấn đến phát triển tối đa: 3-4,5 tháng, đây là giai đoạn cần nhiều nước
nhất.
+ Trái phát triển tối đa đến chín: 2-3 tháng.
Ở miền Nam trái chín tập trung vào khoảng tháng 1-2 trong năm có thể kéo dài đến
tháng 4- 5 (do xuất hiện hoa trễ).
- Hột tiêu: cấu tạo bởi 2 lớp, bên ngoài gồm vỏ hạt và bên trong chứa phôi nhũ và
các phôi (đây là bộ phận sử dụng).

SVTH: Đỗ Duy Cường

4

GVHD: Th.S Dương Đức Hiếu


Luận văn tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

a

b

Hình 1.1 a) hình ảnh miêu tả cây hồ tiêu b)
Vườn tiêu ở Phú Giáo, Bình Dương

1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu
1.1.3.1 Giống tiêu
Chọn giống tiêu có ý nghĩa quan trọng trong kiểm soát sâu bệnh và giảm giá đầu tư.
+ Giống tiêu trên thế giới hiện nay: có khoảng 80 giống trong đó Ấn Độ
khoảng 20 giống, Indonesia 15 giống, Malaysia từ 10-12 giống. Trong 80 giống này chia
làm 2 nhóm:
 Nhóm lá to (Lampong): lóng tiêu dài, lá to, mỏng, phiến, cuống dài. Sinh trưởng rất
mạnh, cành nách dài và mọc ngang, tán rộng nhưng chậm ra trái, ra hoa kết trái khoảng sau
3-4 năm sau khi trồng. Gié bông dài trên 15 cm, trái phân bố đều trên gié, trái nhỏ. Mau cỗi
thường dưới 20 năm. Kén đất, đòi hỏi đất tốt, thâm canh mới cho năng suất cao. Năng suất
thấp, không ổn định và dễ nhiễm bệnh.


Nhóm lá nhỏ (Bangka): lóng ngắn, lá nhỏ, phiến lá dầy,chiều dài phiến 10-15 cm,

rộng 5-10 cm. Cành phụ ngắn, đứng, tán hẹp. Mau ra hoa, ra trái sau 2 năm trồng. Gié bông
ngắn (dưới 15 cm) trái to và phân bố không đều trên gié. Lâu cỗi, tuổi thọ cao trên 30 năm.
Không kén đất, đất không tốt vẫn cho năng suất vừa phải. Năng suất ổn định và ít nhiễm
bệnh.
+ Các giống tiêu ở Việt Nam:
Một số giống địa phương: tiêu Quảng Trị, tiêu sẻ, tiêu Di Linh, tiêu Bà Rịa, tiêu Phú
Quốc, tiêu trâu…

SVTH: Đỗ Duy Cường

5

GVHD: Th.S Dương Đức Hiếu



Luận văn tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

 Tiêu trâu: Có 2 loại lá tròn và lá dài, là giống chống chịu điều kiện ngoại cảnh và sâu
bệnh tốt, ít phải chăm sóc, hạt lớn nhưng hạt đóng thưa, năng suất thấp.
 Tiêu sẻ:


Sẻ đất đỏ: lá nhỏ dài 10-12 cm, rộng 4,5-5 cm, hơi thuôn màu xanh đậm,

chùm quả ngắn, đóng hạt dày năng suất trung bình 2-3 kg tiêu đen/ nọc/năm.


Sẻ mỡ, sẻ Phú Quốc: lá dạng bầu, chùm quả ngắn hạt lớn, hạt đóng dày chịu

hạn tốt, ít nhiễm bệnh.


Tiêu Vĩnh Linh: Lá dạng trung bình chùm quả dài hạt đóng dày, năng suất

cao ổn định, chất lượng hạt tốt, thích nghi cao với điều kiện sinh thái của các tỉnh miền
Đông Nam Bộ, dễ nhiễm bệnh chết chậm.
+ Một số giống tiêu nhập nội:
 Tiêu Indonexia (Lada Belangtoeng): được nhập từ đảo Sarawak ở Indonexia nhập
vào Việt Nam năm 1971, lá lớn, dễ trồng, năng suất cao, chất lượng tốt, chống chịu một số
bệnh ở rễ đặc biệt là tuyến trùng, kháng bệnh tiêu điên, bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm
khá, phải có thời gian hạn ngắn trong mùa khô mới cho năng suất cao. Nhược điểm cơ bản
của giống tiêu này là trong điều kiện đất xấu, thâm canh kém cây chậm ra hoa, năng suất
năm đầu không cao và kém ổn định.

 Tiêu Ấn Độ (Pannijur-1): lá to, tròn hoặc dài, chùm quả dài, hạt đóng dày, phát triển
mạnh, năng suất cao, cho qủa sớm, phẩm chất hạt tốt, kháng bệnh chết nhanh và chết chậm
trung bình, trong điều kiện không thâm canh cho năng suất thấp.
 Tiêu Campuchia (Sréchéa, Kam chay, Kép…): khả năng chống chịu điều kiện ngoại
cảnh tốt, hạt đẹp, ra hoa hơi muộn, năng suất ít ổn định, dễ nhiễm bệnh chết héo.
Trong điều kiện tự nhiên, sinh thái của Đồng Nai nhà vườn nên chọn trồng một số
giống tiêu có năng suất cao, chất lượng tốt, ít nhiễm bệnh, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu như:
Giống Tiêu Pannijur – 1, giống tiêu Lada Belangtoeng, giống tiêu Vĩnh Linh [8].
1.1.3.2 Một số nọc (cây choái) sử dụng trồng tiêu và mật độ trồng tiêu
 Một số nọc (cây choái) thường được sử dụng trồng tiêu
Cây nọc có nhiệm vụ chống đỡ cho cây tiêu trong quá trình sinh trưởng và
phát triển.
Nọc trong trồng tiêu được phân ra là nọc sống và nọc cố định (nọc chết,
nọc xây).
 Nọc sống là những cây được trồng để cây tiêu bám vào đó, nọc sống
được trồng trước tiêu một thời gian. Nọc sống thường được sử dụng như cây lồng mức, cây
gòn, cây vông,…Những cây được chọn làm nọc sống phải có rễ ăn sâu để bớt cạnh tranh
dinh dưỡng và nước với cây tiêu, chống chịu tốt và ít sâu bệnh.

SVTH: Đỗ Duy Cường

6

GVHD: Th.S Dương Đức Hiếu


Luận văn tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu


 Nọc cố định được sử dụng như nọc chết (căm xe, roi, cà chắc), nọc xi
măng, nọc xây gạch…Đối với nọc chết cao từ 4-4,5 m, chôn sâu vào đất để lại 3,5-4 m,
đường kính thân nọc từ 10-20 cm và phải xử lý thuốc trừ mối, diệt trùng ở gốc. Còn nọc xây
chiều cao từ 3-4 m, đường kính đáy 0,8-1,3 m, đường kính đỉnh 0,5-0,7 m, chân móng nọc
sâu 0,4-0,5 m (nọc xây gạch). Do nọc xây có đường kính lớn nên tăng số dây trên nọc (8-12
dây) nên năng suất cao (10 – 20 kg/ nọc) nhưng chi phí đầu tư lớn, đòi hỏi phải che tủ ở trên
để che bóng cho tiêu.
 Mật độ: Tùy theo giống, loại nọc và số dây trên 1 nọc
 Nọc chết: tiêu sẻ khoảng cách 1,8x 2m/1 nọc, 2 dây, trồng được khoảng
2770 nọc/ha. Tiêu lá lớn thì trồng khoảng 2x2m, 2-3 dây/ nọc, khoảng 2500 nọc/ha.
 Nọc sống: 2 x 2,5m, nọc 3 dây, 2000 nọc/ha. 2,5x2,5 m, nọc 3-4 dây,
1600 nọc/ha.
 Nọc xây: 3 x 3,5m hoặc 3,5 x 3,5m; nọc từ 8-12 dây tùy loại nọc xây,
trồng khoảng 950 nọc/ha hoặc 810 nọc/ha.
1.1.3.3 Đất đai: Tiêu có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau: đất đỏ Bazan, đất
sét pha cát, phù sa bồi, đất xám…nhưng tốt nhất là đất đỏ hoặc phù sa mới bồi, thoát nước
tốt.
Đất dễ thoát nước đặc biệt không úng ngập, mực nước ngầm sâu > 1m. Đất
giàu mùn (trên 2%), tơi xốp, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình, giàu dinh dưỡng, độ
pH: 5,5-6,5; đạm (N%) trên 1,5 %; tỉ lệ C/N = 15-20, độ dốc 3- 10 độ hoặc 20 độ bố trí theo
đường đồng nước. Tiêu không chịu được độ mặn 3‰ [8].
1.1.3.4 Các yếu tố khí hậu
- Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp bình quân cả năm từ 25oC – 30oC, nhiệt độ dưới
o
15 C và cao hơn 40oC tiêu không phát triển được.
- Ẩm độ: Ẩm độ thích hợp bình quân 75 – 90%, ẩm độ cao làm cho hạt phấn
dễ dính vào nuốm nhị cái và thời gian thụ phấn kéo dài do nuốm nhụy trương to khi có ẩm
độ, tạo điều kiện cho sự hình thành quả tốt hơn.
- Lượng mưa: Lượng mưa yêu cầu cả năm từ 2.000 – 2.500mm, phân bố đều
trong 7 – 8 tháng. Lượng mưa tối thiểu là 1.800mm. Cây tiêu cần có mùa khô rõ rệt khoảng

3 -4 tháng để quả chính tập trung. Tiêu không thích hợp với mưa lớn và đọng nước ở vùng
rễ.
- Gíó: Tiêu không thích gió lớn, gió dễ làm đổ nọc tiêu gây ảnh hưởng đến sinh
trưởng và phát triển của tiêu. Gío lạnh về mùa đông ảnh hưởng đến ra hoa, đậu quả.
- Ánh sáng: Tiêu là cây ưa ánh sáng, nhất là trong thời kỳ cho quả. Tuy nhiên
tiêu cần cây che bóng khi thời tiết nắng gắt.
- Địa hình: tiêu chỉ thích ở độ cao dưới 800 m, lên cao lạnh tiêu kém phát
triển. Ở miền Nam hiện nay trồng đến độ cao 900 m nhưng bắt buộc nhiệt độ trên 15oC.
Trồng tiêu muốn cho năng suất cao tốt nhất phải có độ cao dưới 500 m (ở vùng
Lộc Ninh Bình Phước là 200 m, Long Khánh Đồng Nai, Bà Rịa từ 100-150m).
1.1.3.5 Bón phân và kỹ thuật bón phân
 Phân bón:

SVTH: Đỗ Duy Cường

7

GVHD: Th.S Dương Đức Hiếu


Luận văn tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

 Phân hữu cơ: Trong phân có đầy đủ khoáng đa, trung, vi lượng cần thiết
cho cây sử dụng, nếu không có phân hữu cơ, cần phải bổ sung phân vi lượng. Có thể thay
thế phân hữu cơ bằng phân hữu cơ vi sinh với lượng 2 tấn/ha/năm. Phân hữu cơ được sử
dụng phổ biến trong nông dân là phân chuồng như phân heo, phân bò, phân gà… Tùy vào
từng vùng trồng tiêu, ở vùng đó có nguồn phân chuồng gì thì họ sẽ bón phân đó. Gần đây,
trên thị trường có xuất hiện phân hữu cơ Komix đã được trồng thử nghiệm ở một số vùng

trồng tiêu và cũng cho kết quả tốt.
 Phân vô cơ
+ Đạm (N): giúp tiêu sinh trưởng phát triển tốt, tham gia vào hình thành
các bộ phận của cây nhiều chồi, giúp phát triển thân lá, ra nhiều hoa, kích thước trái to.
Thiếu đạm lá vàng cây cằn cỗi. Dư đạm lá nhiều, dễ nhiễm bệnh, ít trái. Bón đạm phải cân
đối với các loại phân khác.
+ Lân (P): giúp bộ rễ phát triển tốt, hút được nhiều chất dinh dưỡng,
giúp ra hoa đậu trái tốt, chịu hạn tốt. Thiếu lân cây cằn cỗi ít đậu trái, gân lá vàng. Lân cần
trong giai đoạn cây con và đầu thời kỳ ra hoa.
+ Kali (K): Giúp cây quang hợp tốt, cây cứng chống chịu sâu bệnh và
thời tiết bất thường, tăng phẩm chất hạt. Thiếu kali cây khó hấp thu đạm, rụng hoa, lá xoăn,
bìa lá khô xám ở đầu. Cây cần kali trong giai đoạn cây non, ở giai đoạn ra trái để hạt vừa
chắc và chín.
+ Magiê (Mg): Cây rất cần Mg do đó phải bổ sung thêm Mg bằng cách
tưới Sunfat Mg 1% (1-2 lít/gốc) hoặc phun phân vi lượng qua lá.
+ Canxi (Ca): Rất cần cho cây tiêu sử dụng, phòng chống bệnh… Hai
năm bón thêm 0,5-1kg vôi cho 1 cây. Với trụ xây phải bón nhiều hơn. Định kỳ 2-3 tháng xịt
phân bón lá 1 lần.
 Kỹ thuật bón phân
 Lượng phân bón (kg/ha/năm): Lượng phân bón mỗi năm phụ thuộc vào
giống, mật độ và khoảng cách trồng
+ Phân hữu cơ
+ Urê
+ Super lân
+ Kali clorua
+ Vôi
 Thời kì bón

: 10 kg/nọc
: 300-400 g/ nọc

: 450-600g/ nọc
: 200-250 g/ nọc
: 200-300g/nọc

* Khi tiêu còn nhỏ pha nước tưới 1-2 tháng/1 lần.
* Khi tiêu lớn chia làm 5 lần bón:
- Sau thu hoạch bón toàn bộ phân hữu cơ + toàn bộ phân lân theo rãnh,
hoặc hốc rồi lấp phân lại.
- Tháng 4: Hoà tan 100 kg Urê + 70 kg Lân + 40 kg Kali
- Tháng 6: Hoà tan 90 kg Urê + 80 kg Lân + 40 kg Kali
- Tháng 8: Hoà tan 80 kg urê + 100 kg Lân + 50 kg Kali
- Tháng 10-11: Hoà tan 70 kg Urê + 90 kg Lân + 80 kg Kali
- Khi đã tượng trái: Hoà tan 60 kg urê + 60 kg Lân + 40 kg Kali

SVTH: Đỗ Duy Cường

8

GVHD: Th.S Dương Đức Hiếu


Luận văn tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

1.1.3.6 Tưới nước – thoát nước:
 Tưới :
Tốt nhất là tưới gốc và tưới phun, làm bồn đắp bờ xung quanh gốc để giữ
nước, gờ có đường khinh 1-1,5m xung quanh gốc tiêu; cao 10-10,5cm, mặt đất trong gờ
thấp hơn ngoài 5-10cm nên xịt nước lên ngọn để nước chảy xuống bồn, khi đầy 2/3 bồn thì

thôi, không xịt trực tiếp vào gốc để làm lòi rễ tiêu. Đối với tiêu lớn thì 7-10 ngày tưới 1 lần,
tiêu còn nhỏ thì 2-3 ngày tưới 1 lần, lượng nước tưới bằng 1/2 tiêu lớn. Nếu đất khô, nắng
gắt thì nên tưới đầy bồn, lượng nước phụ thuộc vào số lần tưới.
 Thoát nước:
Tiêu không chịu được ngập nước nên không được để nước đọng ở gốc cây
tiêu lâu, nên chọn đất hơi dốc để dễ thoát nước, đắp mô ở gốc cao lên,mương thoát nước
rộng 0,5-0,7m sâu 0,5-0,7m.
Vùng thấp thì đắp mô cao lên 10-15 cm quanh gốc.
1.1.3.7 Một số yếu tố khác:
- Buộc dây và xén tỉa cành và hoa: Khi tiêu mọc dài được 20-30 cm thì lấy dây
buộc dây tiêu cho dính vào nọc, để nguyên cho cây tiêu bò hết cây nọc, nếu màu mưa thì 5-7
ngày buộc 1 lần, mùa nắng 10 ngày buộc 1 lần. Sau khi tiêu cao được 1 m thì cắt chừa
khoảng 3-4 đốt để mọc 2 dây mới, nuôi 2 tượt này mọc khoảng 10 mắt thì cắt chỉ còn 4-5
mắt để ra tượt mới. Cắt 4-5 lần thì tạo được khung tán của tiêu trên nọc. Vào mùa mưa theo
dõi tỉa bỏ các dây lươn, cành tược mọc ngoài bộ khung thân chính, tỉa 2-3 lần, chỉ nuôi cành
tược bổ sung khi cần thiết. Từ năm thứ 10 sau khi trồng bắt đầu phát sinh cành ác nhỏ và
yếu không mang trái cần theo dõi dể tỉa bỏ kịp thời. Sau khi cây ra hoa và hình thành trái
thường có những đợt hoa ra trễ (tháng 7-8) cần tỉa bỏ vì nếu không tỉa bỏ thì hoa sẽ cạnh
tranh dinh dưỡng với trái làm hạt lép và ảnh hưởng đến vụ sau.
- Làm cỏ xới xáo vun gốc: Làm cỏ tạo thành các băng sạch cỏ vào mùa mưa 12 tháng/lần, mùa khô 2-3 tháng/lần. Đầu và cuối mùa mưa cày xới quanh gốc tránh làm tổn
thương đến rễ. Khi làm cỏ xới gốc, chú ý hạn chế tối đa thương tổn hệ rễ, không xới đất sâu
quá, nếu làm đứt rễ sẽ tạo điều kiện cho nguồn bệnh dễ dàng thâm nhập.
- Hệ thảm trồng vườn: Đây là những cây thân mềm mọc thấp và lan trên mặt
đất, chúng mọc rất nhanh, nhất là sau cơn mưa, dễ trồng và không cần chăm sóc. Chúng
được trồng trong vườn tiêu với mục đích cố định dinh dưỡng cho tiêu (chẳng hạn như cố
định đạm) và chống cỏ dại đở tốn công làm cỏ. Những cây được chọn trồng như cây đậu dại
để cố định đạm rất tốt, cây cúc dại.

c


d

Hình 1.2 Hình ảnh về cây đậu dại (c) và cúc dại (d)
1.1.4 Sâu bệnh hại chính trên cây hồ tiêu[2,8,9]

SVTH: Đỗ Duy Cường

9

GVHD: Th.S Dương Đức Hiếu


Luận văn tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

Căn cứ vào kết quả điều tra nghiên cứu trong và ngoài nước, người ta đã xác định có
hơn 40 loại sâu, bệnh gây hại trên cây hồ tiêu và cây trồng, vật liệu được sử dụng làm
“choái” cây hồ tiêu. Các loại sâu bệnh và dịch hại “choái” cây hồ tiêu có ý nghĩa kinh tế và
cần được quan tâm nghiên cứu và giải quyết bao gồm:
- Rầy (Elasmognatus néspalensis):
Thân dài, cánh rất ngắn, thường núp ở mặt dưới lá để hút nhựa lá non và gié bông,
xuất hiện đầu và cuối mùa mưa, tháng 7-8 và 11-12, gây thiệt hại nặng, đồng thời là tác
nhân truyền bệnh virus cho cây.
- Rệp sáp hay rệp dính (Pseudococcus sp.):
Là loại côn trùng nhỏ, hình bầu dục, dài 2,5-4,5 mm, rộng 2-3 mm. Cơ thể có màu
vàng hồng, bên ngoài phủ một lớp bột sáp màu trắng. Xuất hiện nhiều trong mùa nắng, lúc
dịch của cây đậm đặc. Rệp bám chặt vào các đốt, gié bông hoặc gié trái và mặt dưới lá, hút
nhựa làm trái và lá bị khô, lá có màu xanh vàng không đều, cây còi cọc, suy nhược. Sau khi
rệp sáp tấn công một thời gian thì các loại nấm, bồ hóng bám vào làm đen lá và gié trái. Ở

rễ, rệp sáp chích hút nhựa làm rễ không hoạt động được.
- Côn trùng cắn phá lá và trái non:
Đó là bọ cánh cứng Apogonica rauca phá hại về đêm, ban ngày trốn ở kẽ lá hoặc
dưới đất.
- Côn trùng dưới đất:
Gồm mối, dế, sùng trắng là những loại côn trùng rất thường gập ở các vườn tiêu
mới lập trên đất mới khai hoang. Chúng gây hại phần non của rễ, phần vỏ của thân và tạo
vết thương trên các bộ phận này tạo điều kiện cho nấm, tuyến trùng xâm nhập và gây bệnh
cho cây tiêu.
- Tuyến trùng hại rễ:
Là bệnh khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu. Có hơn 20 loài trong hang số hàng
ngàn loài tuyến trùng trong đất có thể gây hại cho tiêu. Trùng hại rễ thường là tuyến trùng
nốt sần:Meloidogyne incognita và tuyến trùng đục hang Radopholus silmilis…, cùng tác
động với tuyến trùng còn có một số nấm như Phytophthora capsici, Fusarium sp,
Rhizoctonia bataticola. Tuyến trùng đục lỗ chui vào sống trong rễ, chích hút dịch cây làm
cho cây khô héo và chỗ bị chích hút phình to ra thành bướu rễ.
Triệu chứng
Cây bị vàng vọt, sinh trưởng kém, năng suất giảm. Cây có triệu chứng vàng lá
giống như suy đạm nhưng khác là không vàng nguyên đám mà chỉ vàng rải rác từng khoảng
nào mà cây bị bệnh. Rễ bị sùng, thối từng điểm, ngắn lại và ít đâm rễ phụ. Về mùa nắng, cây
bị héo nhanh, bộ rẽ suy yếu và dễ bị nấm tấn công.
- Bệnh chết nhanh:
Nguyên nhân gây bệnh
Có nhiều công trình nghiên cứu về nguyên nhân gây bệnh chết nhanh và đều cho
rằng bệnh do nấm Phytophthora gây ra. Những nghiên cứu mới nhất của trường Đại học
Tổng Hợp Sydney cho thấy có tới 3 loài nấm Phytophthora tham gia gây triệu chứng bệnh
chết nhanh; đó là Phytophthora capsici, P. nicotianae, P. Cinnamoni. Trong đó, loài nấm
Phytophthora capsici là phổ biến hơn cả ở những vùng trồng tiêu. Bằng phương pháp bẫy
dụ động bào tử bằng cánh hoa hồng (hoặc một số hoa có cánh có màu) đã phát hiện còn có
sự tham gia của nấm Pythyum – một loại nấm cùng họ với nấm Phytophthora. Các kết quả

phân lập, làm thuần và gây bệnh nhân tạo trở lại theo chu trình Koch đều thu được triệu
chứng như trên đồng ruộng.
Triệu chứng

SVTH: Đỗ Duy Cường

10

GVHD: Th.S Dương Đức Hiếu


Luận văn tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

Bệnh gây hại trên tất cả các vùng trồng hồ tiêu ở nước ta. Bệnh thường được quan
sát rõ và điển hình nhất vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô. Ban đầu các đầu chóp rỗ làm rễ
biến màu và có màu nâu nhạt hay màu nâu thấm nước, sau chuyển sang màu nâu đen, rễ bị
thối và không cung cấp đủ nước và dinh dưỡng cho cây nên cây bị héo nhanh, mép lá hơi co
lại và trở nên vàng trước khi rụng, sau khi lá rụng quả bắt đầu bị nhăn nheo và khô. Khi cây
bị hại thân lá có hiện tượng héo rũ nhanh, từ khi bệnh xuất hiện đến khi cây tiêu chết hoàn
toàn có thể chỉ trong vòng vài ba tuần lễ. Trên thân cây bị bệnh thường quan sát thấy mạch
dẫn trong thân bị đen. Bệnh có thể quan sát thấy trong mùa mưa từng nhánh cây bị héo xanh
và có thể chết từng phần trên “nọc tiêu”. Nhiều khi trong mùa mưa bệnh cũng gây thối
chùm hoa và chùm quả. Cây sinh trưởng chậm, lá nhạt màu và biến sang màu vàng, sau đó
lá, hoa, trái rụng dần từ dưới gốc lên ngọn, các đốt rụng từ trên xuống và gốc bị thối Bệnh
chết nhanh là nguyên nhân gây ra suy thoái vườn tiêu ở nhiều địa phương như: Cam Lộ Quảng Trị, Chư sê – Gia Lai, Xuân Lộc – Đồng Nai, Phú Quốc – Kiên Giang… Các vùng
trồng tiêu từ Đã Nẵng trở vào thường biểu hiện bệnh chết nhanh rõ nhất vào cuối tháng 12
và đầu tháng giêng (lúc kết thúc mùa mưa chuyển sang mùa khô), các tỉnh từ đèo Hải Vân
trở ra biểu hiện của bệnh lại rõ hơn ở cuối tháng tư đầu tháng năm – khi gió mùa đông bắc

không gây mưa ở vùng này.
- Bệnh chết chậm:
Tác nhân gây bện
Dựa trên các kết quả phân tích trong và ngoài nước cho thấy tuyến trùng ký sinh
(Plant parasitic nematodes) gây thương tổn cho bộ rễ, sau đó nấm Fusarium và các loài nấm
khác ký sinh theo là nguyên nhân gây hiện tượng chết chậm. Ở những vùng có rệp sáp hại rễ
cao và mối gây hại sẽ làm cho triệu chứng của bệnh thêm rõ ràng và phát triển nhanh hơn.
Triệu chứng
Bệnh chết chậm thường có triệu chứng vàng lá từ từ, nhiều khi cây hồ tiêu bị bệnh
2 – 3 năm sau mới chết. Cây bị bệnh kém phát triển, năng suất thấp. Bộ rễ cây thường bị
hủy hoại. Tùy thuộc vào từng vùng mà trên rễ có biểu hiện bị thâm đen, khó khăn trong việc
cung cấp nước và dinh dưỡng. Quan sát trên rễ có nhiều mụn u sưng, vết thâm đen trên rễ
cây do tập đoàn tuyến trùng gây ra. Gốc thân, cổ rễ bị thâm đen, thối khô. Các bó mạch
trong thân bị chuyển màu thâm đen. Trong điều kiện mùa khô rệp sáp gây hại trên rễ cũng
gây triệu chứng héo vàng, ở nhiều địa phương còn xuất hiện con muối tham gia gây hại.
Triệu chứng chết chậm biểu hiện rõ cả trong mùa khô và mùa mưa. Rõ ràng, bệnh chết
chậm hay hiện tượng vàng lá chết cây từ từ là một hội chứng rất phức tạp. Đây là một hội
chứng phức hợp do nhiều nguyên nhân gây ra.
- Bệnh sinh lý:
Thiếu đạm: Thường xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch, lá vàng, vàng cam, ngọn lá
cháy, lá rụng.
Thiếu Kali: Đỉnh lá bị cháy kéo dọc theo rìa lá, lá dòn dễ gãy, phiến lá cong, dây
không chết nhưng năng suất giảm.
Thiếu lân: Cây tăng trưởng chậm lại, cằn cỗi, ít đậu trái.
Thiếu Mg: Phổ biến ở giai đoạn ra hoa và lúc trái già, lá mất màu diệp lục, gân lá
màu vàng, lá trưởng thành màu xanh nhạt, vàng dọc theo chiều dài gân lá, làm lá rụng.
Thiếu Ca: Thiếu nặng cây cằn cỗi, các lóng ngắn lại, lá non màu xanh nhợt, mép lá
cháy xém gần phiến lá màu xanh nhạt, xuất hiện các đốm nâu ở giữa gân lá mặt trên và mặt
dưới lá.
- Bệnh vi rút hại hồ tiêu:

Bệnh vi rút trên hồ tiêu được biết đến với tên gọi “tiêu điên”. Bệnh vi rút trên tiêu ở
nước ta còn ít tài liệu nghiên cứu, tuy nhiên điều tra tại xã Đắc Nia – Đắc Nông trên vườn

SVTH: Đỗ Duy Cường

11

GVHD: Th.S Dương Đức Hiếu


Luận văn tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

tiêu 5 năm tuổi có tới 12,6% cây biểu hiện triệu chứng hoa lá và lá nhỏ, tại xã Bình Trung,
huyện Châu Đức – Bà Rịa – Vũng Tàu trên vườn cây 8 năm tuổi có tới 63,5% số cây bị
bệnh vi rút.
Các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đều đã xác định hai loại vi rút: vi rút hoa lá dưa
chuột (Cucumber mosaic virus – CMV) và virut khảm vàng trên hồ tiêu (Piper yellow
mottle virus – PYMV). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu bệnh lý học và biện pháp cụ thể nào
về hai loại virut kể trên gây hại trên hồ tiêu ở nước ta.
Triệu chứng
Làm lá tiêu nhỏ, xoăn lại, vàng, đọt tiêu không phát triển, cây lùn, cằn cỗi, chậm
phát triển, bệnh nặng cây sẽ chết. Cây mới bị bệnh trên lá có triệu chứng khảm hay còn gọi
là hoa lá, lá nhỏ lại và cây phát triển còi cọc. Giai đoạn cuối, các đốt thân sưng lên và các
đốt xít lại gần nhau, nhiều khi gây hiện tượng “nổ đốt – tháo đốt”. Bệnh gây hại làm cho
vườn tiêu phát triển chậm, dần dần tàn lụi và giảm năng suất rõ rệt.
- Bệnh thán thư:
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây nên.
Triệu chứng

Trên lá có những vết vằn lớn màu vàng nâu, xung quanh vết vằn có quầng đen. Nếu
vết bệnh lây sang cành, bông thì làm rụng đốt, cành, hạt khô đen và lép.
- Dịch bệnh trên “choái” tiêu:
Năm 2005 và 2006 vấn đề cây vông làm choái tiêu ở Bà Rịa – Vũng Tàu bị ong gây
hại. Ong gây hại trên lá, đọt và đục vỏ làm xập dây tiêu đã gây thiệt hại đáng kể cho người
trồng tiêu. Có rất nhiều loại cây choái khác nhau bao gồm: Vông (Erythyrina inerana),
Lồng mức (Wrightia annamenis), Gòn (Eriodendron anyracinosum), Cóc rừng (Spondias
mangifera), Mít (Atocarpus integrifolia), v.v. Nhưng trong các cây làm choái này chỉ có cây
ong hại và không chỉ có ở Bà Rịa – Vũng Tàu mà tại Đắc Nông cũng bị. Vì vậy, trong điều
kiện hiện nay chỉ có thay thế cây vông bị ong gây hại bằng các loại choái sống khác phù hợp
với điều kiện địa phương là giải pháp kinh tế nhất.
1.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tiêu trên thế giới và Việt Nam
 Thế giới:
Theo tổ chức FAO, cây tiêu được trồng khắp nơi trên thế giới từ thế kỷ XIX và
hiện nay có 70 quốc gia trồng tiêu.
Năm 1954: thế giới có khoảng 64.000 tấn tiêu hột.
Năm 1978: 160 ngàn tấn tiêu hột.
Năm 1983: 180.000 tấn.
- Sau 1982 sản lượng tiêu trên thế giới giảm dần do sâu bệnh (bệnh tiêu điên) và
thời tiết (ít mưa làm tiêu chết vì thiếu nước và tiêu rụng nhiều) ô nhiễm môi trường cũng
ảnh hưởng lớn đến việc thụ phấn của hoa. Sau 1983 giá tiêu tăng vọt, đến 1989 – 1990 các
nước đổ xô trồng tiêu và diện tích trồng tiêu tăng lên. Các nước sản xuất nhiều tiêu nhất trên
thế giới là Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Brazil, Madagasca, Srilanka.
- Còn ở các nước Đông Dương, từ thế kỷ XVI đã tìm thấy loại tiêu mọc hoang
trong rừng, sang thế kỷ XVII thì nhập giống tiêu Ấn Độ, Indonesia có năng suất cao về
trồng. Đến thế kỷ XIX, Campuchia là nước trồng tiêu nhiều nhất Đông Dương. Những năm
trước dao động trong khoảng 6.000 đến 7.000 ha nhưng từ năm 1997 đến năm 1998 tăng từ
9.800 đến 11.800 ha tương ứng với năng suất từ 8.000 đến 9.000 tấn và từ 13.000 đến
14.000 tấn/ năm.
* Năng suất trung bình hiện nay trên thế giới 2 – 3kg/nọc/năm.

* Về xuất khẩu tiêu có 2 dạng:
+ Tiêu hột:

SVTH: Đỗ Duy Cường

12

GVHD: Th.S Dương Đức Hiếu


Luận văn tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

Chia làm 2 loại: tiêu đen và tiêu trắng (tiêu sọ) và chiếm hầu hết lượng tiêu xuất
khẩu vào khoảng 160.000 tấn/năm.
Trung bình 100kg tiêu tươi (tiêu chùm) chế biến phơi khô được 35 kg tiêu đen
còn tiêu trắng chiếm khoảng 70% so với trọng lượng tiêu đen. Như vậy 100 kg tiêu tươi thu
được khoảng 25 kg tiêu trắng. Lượng tiêu hột chiếm 85% tổng sản lượng và xuất khẩu tiêu
của thế giới.
+ Tiêu xanh:
Thế giới hiện nay sản xuất để xuất khẩu khoảng 2.000 tấn tiêu xanh (tiêu tươi,
tiêu chùm), 4.000 tấn dầu hạt tiêu. Tốc độ tiêu thụ tăng 5-6% nhưng tốc độ sản xuất chỉ tăng
4%.
Trên thế giới có 42 nước nhập khẩu chính, nhiều nhất là Mỹ khoảng 30.000 tấn
tiêu hột/năm, Đức 15.000 tấn/năm, Pháp 7.000 tấn/năm. Mức tiêu thụ bình quân trên thế
giới là 300 gam/đầu người (cao nhất là Mỹ với mức tiêu thụ khoảng 500 gam/đầu người).
Gần đây ở những nước Trung Đông đang tăng dần việc sử dụng tiêu.
Giá cả tiêu:
- Trước 1970 trên thế giới là 1500 USD/tấn tiêu đen.

1970 – 1980
2000 USD/tấn
1983 đến cuối 1985 4400 USD/tấn
- Cuối 1986 cao nhất là 5200 – 5400 USD/tấn.
- Sau đó giảm dần, đến năm 1994 là 2000 – 2500 USD/tấn.
Tiêu sọ cao nhất là namw giá 6000 USD/tấn, năm 1994 là 3500 – 4000 USD/tấn.
Theo các nhà trồng tiêu thế giới thì cây tiêu vẫn còn có khả năng kinh tế lớn.
Tiêu chuẩn xuất khẩu:
- Ẩm độ hạt: 15%, tốt nhất là 11%.
- Trọng lượng hạt tiêu 480 gam/1 lít hạt.
- Độ tinh khiết 90%, hạt tiêu lép < 2%.
 Việt Nam:
Ở Việt Nam tiêu được du nhập và trồng đầu tiên ở Hà Tiên, Phú Quốc, Phước Tuy,
Bà Rịa. Từ sau 1975 ngành trồng tiêu phát triển mạnh ở Bình Long, Phước Long (tỉnh Bình
Phước). Miền Trung phát triển mạnh ở vùng Khe Sanh (Quảng Trị). Năm 1965 toàn miền
Nam có khoảng 465 ha với sản lượng 605 tấn tiêu hột và do không chịu được nhiệt độ thấp
nên chỉ trồng ở vĩ tuyến 17 trở vào (Quảng Trị vào). Hiện nay cây tiêu được trồng nhiều ở
các vùng như Đăk Lăk, Gia Lai, Kontum, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước,
Bà Rịa – Vũng Tàu cho đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ: Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang
(Phú Quốc)… với khoảng 50.000 ha và sản lượng gần 100.000 tấn.
Cây tiêu Việt Nam có năng suất cao nhất là ở Phú Quốc (8 – 10 kg/nọc chết/năm),
các vùng khác (Bà Rịa, Bình Long…) cao nhất là 6 – 8 kg/nọc chết/năm.
Nếu so với thế giới thì năng suất trồng tiêu ở Việt Nam còn thấp vì:
 Trình độ thâm canh chưa cao ( ngoài kỹ thuật, còn thiếu vốn sản xuất).
 Bệnh tiêu.
 Bón phân mất cân đối (chủ yếu là chỉ bón đạm).
- Các vùng có khả năng phát triển tiêu ở Việt Nam:
+ Đông Nam Bộ: tốt nhất là vùng đất đỏ bazan: Lộc Ninh, Bình Long (Bình
Phước), Bà Rịa, Xuân Lộc (Long Khánh): Do đất đỏ có cơ cấu cụm, thông thoáng, dinh
dưỡng cao, năng suất ở đất đỏ 2 – 3 hoặc đến 8 – 10 -12kg/nọc.

Đất xám miền Đông thường phải tưới nhiều nước hoặc chọn nơi có mực thủy cấp cao.

SVTH: Đỗ Duy Cường

13

GVHD: Th.S Dương Đức Hiếu


Luận văn tốt nghiệp

Tổng quan tài liệu

Miền Đông Nam Bộ là vùng trồng tiêu lớn nhất của cả nước với tổng diện tích
năm 2006 là 30.500 ha.
+ Tây Nguyên: Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đa Hoai), Đăk Lăk, Pleiku, Buôn
Ma Thuột. Khả năng phát triển tiêu lớn nhờ đất đỏ, đất vàng đỏ nhưng hiện đang tranh chấp
với cà phê, cao su. Hiện các tỉnh Tây Nguyên có 14.000 ha.
+ Miền Trung: Khe Sanh (Quảng Trị), Tiên Phước (đang tranh chấp với dâu
tằm)…Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có 1.200 ha, Bắc Trung Bộ 3.800 ha.
+ Kiên Giang: Hà Tiên (vùng khởi đầu: Tô Châu, Thạch Động), Phú Quốc…
nếu bón nhiều phân hữu cơ có thể đạt 10 – 15kg/nọc năm.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: phát triển từ năm 1984 – 1985 trở lại đây, chủ yếu
vườn nhà (nọc sống) mang tính chất gia đình, phải bồi mương cao trắc diện ở nơi trồng tiêu.
Hiện nay, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 600 ha [8].
1.1.6 Thực trạng vùng trồng hồ tiêu tại Phú Giáo, Bình Dương
 Các giống tiêu: Giống tiêu được sử dụng nhiều là giống tiêu Vĩnh Linh, theo các
nhà trồng tiêu đây là giống cho năng suất cao và ít tốn công chăm sóc. Ngoài ra, trong vùng
cũng trồng một số giống tiêu khác như giống tiêu sẻ, giống tiêu chung, giống tiêu Lộc
Ninh…

 Nọc trồng tiêu: nọc sống được sử dụng phổ biến là cây lồng mức do dễ tìm và cho
năng suất cao. Nọc xây thường là nọc xây gạch và nọc xi măng.
 Điều kiện sinh thái: Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương nằm trong vùng Đông Nam
Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đất ở đây thuộc nhóm đất xám là một trong những loại đất
thích hợp cho sự phát triển của cây tiêu. Bên cạnh đó, đất bằng (đất không có độ dốc) nên dễ
chăm sóc và bón phân ít bị sửa trôi đỡ phải làm bồn.
 Phân bón: Chủ yếu sử dụng phân chuồng ( phân heo, phân bò), một năm bón 2 lần.
Ngoài ra, họ còn sử dụng một số phân hữu cơ khác như Komix, Tân Hồng Lam, phân
NPK…
 Tưới tiêu: chế độ tưới từ 3-5 ngày mới tưới một lần.
 Tình hình sản xuất và sản lượng tại Phú Giáo, Bình Dương:
Theo số liệu cung cấp của trạm Bảo vệ Thực vật huyện Phú Giáo [1] hiện nay,
theo thống kê toàn huyện Phú Giáo có 295 ha, trong đó diện tích trồng mới là 6 ha và diện
tích cho sản phẩm (diện tích tiêu kinh doanh) là 287 ha. Năng suất trên diện tích cho sản
phẩm khoảng 24,64 tạ / ha. Sản lượng thu hoạch là 707,2 tấn.
Đối với xã An Bình có 173,67 ha chiếm hơn 58% diện tích của cả huyện, với diện tích trồng
mới là 2 ha, còn diện tích cho sản phẩm là 169,67 ha. Năng suất đạt 24,6 tạ/ ha. Sản lượng
thu hoạch 407,2 chiếm hơn 57% sản lượng của cả huyện.
 Tình hình dịch bệnh:
Hiện nay, tại Phú Giáo đang có dịch bệnh chết nhanh và chết chậm, đặc biệt là
bệnh chết nhanh diễn ra ở diện rộng làm cho một số vườn tiêu bị chết sạch dẫn đến giảm
diện tích trồng tiêu, gây thiệt hại kinh tế và gây tâm lý lo sợi cho người trồng tiêu làm cho

SVTH: Đỗ Duy Cường

14

GVHD: Th.S Dương Đức Hiếu



×