Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Giáo án MỚI Vật lý 10 bài 38 Sự chuyển thể của các chất (tiết 1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.4 KB, 15 trang )

TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

VẬT LÝ 10 CB

Tuần: 33 – Tiết 64
Ngày soạn: 19/04/2018
Ngày giảng: 21/04/2018
Giáo viên giảng dạy:

BÀI 38: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT (Tiết 1)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Định nghĩa được sự nóng chảy và sự đông đặc.
- Nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc.
- Nêu được khái niệm và viết được công thức tính nhiệt nóng chảy của
vật rắn.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được phương pháp thực nghiệm ở mức độ đơn giản.
- Áp dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các
bài tập liên quan.
- Nêu được những ứng dụng liên quan đến các quá trình nóng chảy –
đông đặc trong đời sống và kĩ thuật.
3. Thái độ
Giáo án giảng dạy

Trang 1


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP


VẬT LÝ 10 CB

- Có tinh thần học tập tích cực, chủ động, nghiêm túc, năng động trong
việc chiếm lĩnh tri thức mới.
- Yêu thích bộ môn, say mê trong nghiên cứu khoa học.
- Hợp tác, có tác phong của nhà khoa học.
4. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học: đọc và nghiên cứu tài liệu.
- Năng lực quan sát, nêu và giải quyết vấn đề theo giải pháp đã
lựa chọn thông qua thí nghiệm thật và vận dụng kiến thức đã học để giải
thích các tình huống thực tiễn.
- Năng lực hợp tác nhóm và diễn thiết trước tập thể.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Một số hình ảnh về ứng dụng của sự nóng chảy và sự đông đặc.
- Sáp nến, bật lửa.
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Ôn lại các bài: “Sự nóng chảy và đông đặc” trong SGK Vật lí 6.
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp…
III. PHƯƠNG PHÁP
- Thực nghiệm, nêu vấn đề, tương tác nhóm, phát vấn, phân tích.
Giáo án giảng dạy

Trang 2


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

VẬT LÝ 10 CB


IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
- Kiểm tra sĩ số học sinh, ghi tên học sinh vắng vào sổ đầu bài.
- Chia lớp thành 4 nhóm học sinh.
2. Bài mới
2.1. Hướng dẫn chung

SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
Thời
Các bước

Hoạt động

Tên hoạt động

lượng dự
kiến

Tạo tình huống có vấn đề về sự
Hoạt động

nóng chảy – đông đặc của các

Khởi động

5 phút
1

Hình thành kiến


chất

Hoạt động Tìm hiểu về sự nóng chảy và sự đông
15 phút

thức

2
đặc
Hoạt động Tìm hiểu khái niệm và công thức
7 phút
3
Hoạt động

Giáo án giảng dạy

tính nhiệt nóng chảy
Tìm hiểu ứng dụng của sự nóng
Trang 3

10 phút


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

4
Hoạt động
Luyện tập


VẬT LÝ 10 CB

chảy và sự đông đặc
Hệ thống kiến thức và bài tập

5 phút

Hướng dẫn về nhà

3 phút

5
Vận dụng
Tìm tòi mở
rộng

Hoạt động
6

2.2. Cụ thể từng hoạt động
A. Khởi động
Hoạt động 1: Tạo tình huống học tập về sự nóng chảy – đông đặc
của các chất
a. Mục tiêu hoạt động
- Tạo được hứng thú học tập cho học sinh.
b. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên đặt vấn đề bằng cách cho các em xem một số hình ảnh,
hướng dẫn các em đọc thêm sách giáo khoa thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, ghi ý kiến của mình.
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này.

Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở.
- Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học,
thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm
việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
Giáo án giảng dạy

Trang 4


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

VẬT LÝ 10 CB

c. Sản phẩm hoạt động
- Học sinh báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung vở ghi.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
- GV cho học sinh quan sát một số

Nội dung cần đạt

hình ảnh. Yêu cầu học sinh trả lời
câu hỏi: Để tạo nên những bức
tượng này phải trải qua những quá
trình Vật lý nào?
- HS quan sát, thảo luận trả lời câu
hỏi.

B. Hình thành kiến thức
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự nóng chảy và sự đông đặc

a. Mục tiêu hoạt động
- Định nghĩa được sự nóng chảy và sự đông đặc.
- Nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc.

b. Tổ chức hoạt động

Giáo án giảng dạy

Trang 5


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

VẬT LÝ 10 CB

- Giáo viên đặt vấn đề bằng cách đặt câu hỏi. Học sinh ghi nhiệm vụ
chuyển giao của giáo viên vào vở, ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo
luận nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn
khác vào vở mình.
- Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết
quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm.
- Giáo viên quan sát và trợ giúp học sinh nếu gặp khó khăn.
c. Sản phẩm hoạt động
- Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung đạt được. Nắm được
định nghĩa và đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
- HS được hướng dẫn để tìm hiểu

Nội dung cần đạt

I. Sự nóng chảy

dụng cụ và các bước tiến hành thí

1. Thí nghiệm

nghiệm: đốt sáp nến.

a. Dụng cụ

- GV cho học sinh tham gia tất cả

b. Mục đích

các

c. Kết luận

khâu của quá trình thí nghiệm.

- Sự nóng chảy là quá trình chuyển

- GV chuyển nhiệm vụ đến HS tiếp

từ thể rắn sang thể lỏng.

nhận

- Sự đông đặc là quá trình ngược lại


và thảo luận làm việc.

của sự nóng chảy.

Giáo án giảng dạy

Trang 6


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

- HS thông qua thí nghiệm dưới sự

VẬT LÝ 10 CB

- Mỗi chất rắn kết tinh (ứng với một

hướng dẫn của giáo viên để rút ra cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ
định nghĩa sự nóng chảy và sự đông nóng chảy không đổi xác định ở mỗi
đặc.

áp suất cho trước.

- GV cho học sinh quan sát đồ thị

- Các chất rắn vô định hình (sáp

mô tả sự thay đổi nhiệt độ trong quá nến, nhựa dẻo, thuỷ tinh,…) không
trình nóng chảy và đông đặc của


có nhiệt độ nóng chảy xác định.

thiếc. Yêu cầu học sinh trả lời câu
hỏi: Đường nhiệt độ của thiếc thay
đổi như thế nào?
+ Khi bị đun nóng nhiệt độ của
thiếc thay đổi như thế nào?
+ Trong suốt thời gian nóng chảy
nhiệt độ của thiếc có thay đổi
không?
+ Khi thiếc đã nóng chảy hết thì
nhiệt độ của thiếc như thế nào?
- HS trả lời:
+ Khi bị đun nóng nhiệt độ của
thiếc tăng dần theo thời gian. Khi
Giáo án giảng dạy

Trang 7


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

VẬT LÝ 10 CB

đạt đến nhiệt độ 232˚C thiếc bắt đầu
nóng chảy.
+ Trong suốt thời gian nóng chảy
nhiệt độ của thiếc không thay đổi.
+ Khi thiếc đã nóng chảy hết thì
nhiệt độ của thiếc tăng dần.

- Thiếc nóng chảy ở 232˚C, các chất
khác nóng chảy ở nhiệt độ nào?
Tương tự khảo sát quá trình nóng
chảy và đông đặc đối với nhiều chất
rắn kết tinh khác nhau thu được kết
quả: bảng nhiệt độ nóng chảy của
một số chất rắn kết tinh ở áp suất
chuẩn và.
- GV yều cầu học sinh rút ra kết
luận: Mỗi chất rắn kết tinh có một
nhiệt độ nóng chảy không đổi xác
định ở mỗi áp suất cho trước.
- Khi đốt nóng cao su, nhựa dẻo, sáp
nến, thuỷ tinh,…chúng sẽ mềm dần,
Giáo án giảng dạy

Trang 8


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

VẬT LÝ 10 CB

tan chảy ra, không có nhiệt độ nóng
chảy xác định.
- GV thông báo:
+ Đa số các chất rắn, thể tích của
chúng tăng khi nóng chảy và giảm
khi đông đặc (trừ nước đá).
+ Nhiệt độ nóng chảy của chất rắn

thay đổi phụ thuộc vào áp suất bên
ngoài.

Hoạt động 3: Tìm hiểu khái niệm và công thức tính nhiệt nóng chảy
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được khái niệm và viết được công thức tính nhiệt nóng chảy
của vật rắn.
b. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên đặt vấn đề bằng cách . Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển
giao của giáo viên vào vở, ghi ý kiến của mình vào vở. Sau đó thảo luận
nhóm với các bạn xung quanh bằng cách ghi lại các ý kiến của bạn khác
vào vở mình.

Giáo án giảng dạy

Trang 9


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

VẬT LÝ 10 CB

- Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo, thống nhất cách trình bày kết
quả thảo luận nhóm, ghi vào vở cá nhân ý kiến của nhóm.
- Giáo viên quan sát và trợ giúp học sinh nếu gặp khó khăn.
c. Sản phẩm hoạt động
- Báo cáo kết quả hoạt động nhóm và nội dung đạt được. Nắm được
định nghĩa sự nóng chảy và sự đông đặc.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS

- Trong quá trình nóng chảy để chất

Nội dung cần đạt
2. Nhiệt nóng chảy

rắn nóng chảy hoàn toàn phải cung

Nhiệt lượng cần cung cấp cho chất

cấp cho chất rắn một nhiệt lượng,

rắn trong quá trình nóng chảy gọi là

gọi là nhiệt nóng chảy. Nhiệt nóng

nhiệt nóng chảy, được tính theo

chảy được xác định theo công thức

công thức:
Q = λm

nào?
- HS trả lời câu hỏi: Nhiệt lượng

Trong đó:

cung cấp cho chất rắn trong quá

Q (J): nhiệt nóng chảy


trình nóng chảy gọi là nhiệt nóng

λ (J/kg): nhiệt nóng chảy riêng

chảy, được tính theo công thức: Q =

m (kg): khối lượng của chất rắn

λm

Giáo án giảng dạy

Trang 10


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

VẬT LÝ 10 CB

Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của sự nóng chảy và sự đông đặc
a. Mục tiêu hoạt động
- Nêu được những ứng dụng liên quan đến các quá trình nóng chảy –
đông đặc trong đời sống và kĩ thuật.
b. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên đặt vấn đề bằng cách cho các em xem một số hình ảnh,
hướng dẫn các em đọc thêm sách giáo khoa thực hiện nhiệm vụ học tập.
- Học sinh ghi nhiệm vụ chuyển giao vào vở, ghi ý kiến của mình.
Thảo luận nhóm để đưa ra báo cáo của nhóm về những dự đoán này.
Thống nhất cách trình bày kết quả thảo luận nhóm, ghi vào vở.

- Trong quá trình hoạt động nhóm, giáo viên quan sát học sinh tự học,
thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm
việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh.
c. Sản phẩm hoạt động
- Hoàn thành mục tiêu đề ra: Nêu được ứng dụng của sự nóng
chảy và sự đông đặc.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
- GV yêu cầu học sinh trả lời câu

Nội dung cần đạt
3. Ứng dụng

hỏi nêu ở phần đầu bài học: Để tạo

Nấu chảy kim loại để đúc các chi

Giáo án giảng dạy

Trang 11


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

VẬT LÝ 10 CB

ra những bức tượng này cần trải qua tiết máy, đúc tượng và chuông,
quá trình nóng chảy và đông đặc.

luyện gang thép và hợp kim.


- GV yêu cầu học sinh nêu các ứng
dụng và cho học sinh quan sát hình
ảnh về ứng dụng của sự nóng chảy
và sự đông đặc.
C. Luyện tập
Hoạt động 5: Hệ thống kiến thức và bài tập
a. Mục tiêu hoạt động
- Tổng kết bài học hệ thống kiến thức cơ bản.
b. Tổ chức hoạt động
- Yêu cầu Hs nhắc lại các kết quả cơ bản của bài.
c. Sản phẩm hoạt động
- Hệ thống được kiến thức cơ bản của bài.

Nội dung hoạt động

Hoạt động của GV và HS
- GV cho HS nhắc lại kết quả của

Nội dung cần đạt

bài
học.

Giáo án giảng dạy

Trang 12


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP


VẬT LÝ 10 CB

- GV cho HS làm câu hỏi để nắm
kiến
thức.
- HS thảo luận và trình bày kết quả.
D. Vận dụng – Mở rộng
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà
a. Mục tiêu hoạt động
- Vận dụng, tìm tòi mở rộng được các kiến thức trong bài học vào ứng
dụng trong đời sống và sản xuất. Tuỳ theo năng lực mà các em sẽ thực
hiện ở các mức độ khác nhau.
b. Tổ chức hoạt động
- Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ đã nêu trong sách, tài liệu để thực
hiện ngoài lớp học.
- Học sinh ghi nhiệm vụ vào vở. Sau đó được thảo luận nhóm để đưa
ra cách thực hiện về những nhiệm vụ này ở ngoài lớp học.
- GV ghi kết quả của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Hướng dẫn, gợi ý
cách thực hiện cho học sinh, hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá
lẫn nhau (nếu có điều kiện )
c. Sản phẩm hoạt động
- Bài tự làm và vở ghi của học sinh.
Giáo án giảng dạy

Trang 13


TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP


VẬT LÝ 10 CB

Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV và HS
- GV chuyển giao nhiệm vụ cho học

Nội dung cần đạt

sinh đã nêu trong sách, tài liệu để
thực hiện ngoài lớp học.
- GV yêu cầu học sinh về nhà học
bài, làm bài tập SGK và SBT.
- Học sinh ghi nhiệm vụ vào vở. Sau
đó được thảo luận nhóm để đưa ra
cách thực hiện về những nhiệm vụ
này ở ngoài lớp học.

V. RÚT KINH NGHIỆM

……………………………………………………………………………
…………

……………………………………………………………………………
…………

Giáo án giảng dạy

Trang 14



TRƯỜNG THPT VÕ NGUYÊN GIÁP

VẬT LÝ 10 CB

……………………………………………………………………………
…………

……………………………………………………………………………
…………

……………………………………………………………………………
…………

……………………………………………………………………………
…………

……………………………………………………………………………
…………

Giáo án giảng dạy

Trang 15



×