Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Đánh giá tình hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn xă Vân Tùng huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.81 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG MẠNH DANH

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT
NÔNG THÔN XÃ VÂN TÙNG - HUYỆN NGÂN SƠN
TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khoá học

: 2010 – 2014

Thái Nguyên, năm 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NÔNG MẠNH DANH

Tên đề tài:

“ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT
NÔNG THÔN XÃ VÂN TÙNG - HUYỆN NGÂN SƠN
TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học môi trường

Khoa

: Môi trường

Khoá học

: 2010 – 2014


Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Đức Nhuận

Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CÁM ƠN
Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng với mỗi sinh viên
trong các trường chuyên nghiệp nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết để mỗi sinh viên hệ
thống lại toàn bộ chương trình đã học và nâng cao khả năng vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thành về kiến
thức, lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác, nhằm đáp ứng nhu
cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học.
Được sự đồng ý của ban chủ nhiệm khoa Môi trường em được phân
công về thực tập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ngân Sơn, tỉnh
Bắc Kạn, với đề tài nghiên cứu: “Đánh giá tình hình cung cấp nước sinh
hoạt nông thôn xă Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”.
Kết thúc đợt thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp, nhân dịp này em xin
bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô trong trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và
rèn luyện tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường
, Ban Quản lý nước sạch và VSMT Ngân Sơn, UBND xã Vân Tùng – huyện
Ngân Sơn – tỉnh Bắc Kạn đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong
suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập
rèn luyện và thực tập tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn thầy giáo TS. Nguyễn Đức Nhuận
đã trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Mặc dù bản thân em có nhiều cố gắng, song do kiến thức và thời gian có

hạn, nên bài luận văn này không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Em
rất mong được sự đóng góp, những ý kiến của các thầy, cô giáo để bài luận
văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày ….. tháng ….. năm 2014
Sinh viên
Nông Mạnh Danh


MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................ 1
1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của đề tài................................................ 2
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu ........................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu ................................................................. 3
1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học................................. 3
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................... 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................ 4
2.1.1 Cơ sở lý luận ...................................................................................... 4
2.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................ 10
2.1.3. Cơ sở pháp lý................................................................................... 11
2.2. Tình hình cung cấp nước sinh hoạt trên thế giới ................................... 15
2.3. Chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Việt Nam ..................... 16
2.3.1. Chương trình cấp nước sinh hoạt nông thôn ở Việt Nam ............... 16
2.3.2. Chương trình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn tỉnh Bắc Kạn .... 17
2.3.3. Tình hình cung cấp nước sinh hoạt nông thôn xã Vân Tùng
huyện Ngân Sơn ........................................................................................ 18
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 19

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................... 19
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................... 19
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 19
3.1.3. Địa điểm và thời gian nghên cứu .................................................... 19
3.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 19
3.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Vân Tùng - huyện
Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn .......................................................................... 19
3.2.2. Cơ cấu tổ chức, đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp
nước sinh hoạt xã Vân Tùng ..................................................................... 19
3.2.3. Đánh giá tình hình cung cấp nước sinh hoạt và chất lượng các
công trình cấp nước trên địa bàn xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn, tỉnh
Bắc Kạn ..................................................................................................... 19
3.2.4. Điều tra ý kiến người dân trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt ...... 19


3.2.5. Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt chương trình nước sạch
nông thôn xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn ................................................ 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 20
3.3.1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin thứ cấp ............................ 20
3.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp................................................ 20
3.3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu so sánh ........................... 20
3.3.4. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia, cộng đồng ................. 21
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................................... 22
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ....................................................... 22
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 22
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................ 26
4.1.3. Tiềm năng, cơ hội và hạn chế của điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Vân Tùng ................................................................................... 30
4.2. Cơ cấu tổ chức, đầu tư và quản lý khai thác công trình cấp nước
sinh hoạt xã Vân Tùng .................................................................................. 31
4.2.1. Cơ cẩu tổ chức phân cấp quản lý nước sinh hoạt hiện nay ............. 31

4.2.2. Cơ chế đầu tư, quản lý khai thác công trình cấp nước của xã ........ 32
4.3. Đánh giá tình hình cung cấp nước sinh hoạt và chât lượng của các
công trình cấp nước trên địa bàn xã Vân Tùng ............................................ 32
4.3.1. Tình hình cấp nước sinh hoạt nông thôn ......................................... 32
4.3.2. Chất lượng nước của các hệ thống cấp nước sinh hoạt................... 36
4.4. Kết quả điều tra ý kiến người dân trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt ..... 39
4.4.1. Những khó khăn còn tồn tại trong quá trình cấp nước sinh hoạt
nông thôn xã Vân Tùng ............................................................................. 41
4.5. Đề xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt chương trình nước sinh hoạt
nông thôn của xã Vân Tùng .......................................................................... 42
4.5.1. Các giải pháp về chính sách ............................................................ 42
4.5.2. Giải pháp về nguồn vốn .................................................................. 43
4.5.3. Giải pháp về truyền thông, giáo dục ............................................... 44
4.5.4. Giải pháp về công nghệ ................................................................... 45
4.5.5. Giải pháp về quản lý công trình sau đầu tư..................................... 45
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 46
5.1. Kết luận .................................................................................................. 46
5.2. Kiến nghị................................................................................................ 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 48


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BYT

:

Bộ Y tế

BKHCNMT


:

Bộ khoa học công nghệ môi trường

BTNMT

:

Bộ tài nguyên môi trường

GTVT

:

Giao thông vận tải

NN & PTNT

:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QCVN

:

Quy chuẩn Việt Nam

RIDP


:

Dự án đa dạng hóa thu nhập nông thôn

TW

:

Trung ương

TCVN

:

Tiêu chuẩn Việt Nam

THCS

:

Trung học cơ sở

UBND

:

Ủy ban nhân dân

UNICEF


:

Quỹ nhi đồng liên hợp quốc tại Việt Nam

VSMTNT

:

Vệ sinh môi trường nông thôn

VSMT

:

Vệ sinh môi trường


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Giới hạn các chỉ tiêu chất lượng nước sinh hoạt ...................................14
Bảng 4.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã Vân Tùng năm 2013 .............................24
Bảng 4.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn của xã Vân Tùng,
huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2013 ........................26
Bảng 4.3. Dân số phân theo giới tính ..........................................................................27
Bảng 4.4. Loại hình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Vân Tùng ....................33
Bảng 4.5. Hiện Trạng sử dụng nước sinh hoạt theo từng loại hình của
người dân trên địa bàn xã Vân Tùng .........................................................35
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá chất lương nước của hệ thống cấp nước tập
trung ...................................................................................................................36

Bảng 4.7. Chất lượng nguồn nước nguồn ..................................................................38
Bảng 4.8. Ý kiến người dân về chất lượng nước sinh hoạt ...................................40


DANH MỤC CÁC BẢNG

Hình 2.1. Mức nước sử dụng trung bình của một gia đình trung lưu ở
Đông Nam Á .................................................................................... 5
Hình 4.1. Hiện trạng sử dụng đất của xã Vân Tùng năm 2013 ....................... 25
Hình 4.2. Tỷ lệ các loại hình cấp nước sinh hoạt xã Vân Tùng....................... 34


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, vấn đề nước sạch đang là vấn đề bức xúc thu hút sự quan tâm
của tất cả cộng đồng trên thế giới đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Hầu
hết các nguồn nước ngọt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều bị
ô nhiễm ở các mức nặng nhẹ khác nhau.
Khu vực nông thôn Việt Nam chiếm 67.5% dân số cả nước và nông
nghiệp luôn là bộ phận quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên
người dân nông thôn nói chung còn nghèo và trong quá trình cải cách kinh tế
đang có xu hướng ngày càng tụt hậu so với dân thành thị cả về phát triển kinh
tế lẫn chất lượng cuộc sống.
Nước sạch sinh hoạt là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống
thời hiện đại và vấn đề cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân nông thôn
là một trong những yếu tố tiền đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng cuộc
sống vùng nông thôn, xóa dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Từ

lâu người dân nông thôn Việt Nam đã biết khai thác các nguồn nước sạch và
sử dụng các hình thức cấp nước thô sơ để phục vụ cho ăn uống, sinh hoạt, duy
trì và phát triển cuộc sống. Tuy nhiên, do còn lạc hậu và nhận thức chưa đúng
đắn về tầm quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe và cuộc sống nên việc
khai thác cũng như sử dụng các nguồn nước phục vụ đời sống còn hạn chế.
Cùng với sự tăng trưởng về mức sống và tiềm lực kinh tế người dân từng
bước được cải thiện thì mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, đặc biệt là môi
trường nước ngày càng lan rộng và nguy hiểm.
Vân Tùng là một xã miền núi của huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn nằm ở
phía Đông Bắc tỉnh Bắc Kạn, với diện tích đất được che phủ rộng, xã Vân
Tùng có nguồn nước ngầm trữ lượng lớn, chất lượng tốt đây là nguồn nước
chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Vì là một xã miền
núi, những năm trước đây người dân vùng nông thôn sử dụng nguồn nước lấy


2

từ các khe núi, khe suối về dùng cho sinh hoạt hằng ngày, mà nguồn nước này
không qua xử lý hợp vệ sinh; gây ra không ít bệnh tật làm giảm chất lượng
cuộc sống người dân. Do đó, việc cung cấp nước sạch cho người dân là điều
đặc biệt quan trọng, góp phần nâng cao điều kiện sống, sức khỏe của người
dân, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm gần đây xã đã có
những bức tiến và thành tựu đáng kể về lĩnh vực cung cấp nước sinh hoạt
nông thôn. Tuy nhiên, tỷ lệ dân cư trong xã được sử dụng nước sạch chưa cao
và phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm xã. Đây là vấn
đề cần sớm được nghiên cứu, giải quyết nhằm đưa những giải pháp kịp thời
để nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch và góp phần thực hiện
chương trình mục tiêu nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn của tỉnh
Bắc Kạn.
Xuất phát từ thực tế trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường,

Ban chủ nhiệm khoa Môi Trường – Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên,
em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá tình hình cung cấp nước sinh hoạt
nông thôn xã Vân Tùng - huyện Ngân Sơn - tỉnh Bắc Kạn”.
1.2. Mục đích, mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Nắm được tình hình cung cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã Vân Tùng,
huyện Ngân Sơn và chất lượng nước của một số điểm điều tra
- Xác định những thuận lợi và khó khăn về việc cấp nước sinh hoạt trên
địa bàn xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn.
- Đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trong việc cung
cấp nước sinh hoạt cho người dân trên toàn xã
1.2.2. Yêu cầu nghiên cứu
- Đánh giá được tình hình cung cấp nước và sử dụng nước sinh hoạt của
người dân, đưa ra giải pháp đẩy nhanh tiến độ cấp nước.
- Các số liệu thu thập được phản ánh trung thực và khách quan.
- Kết quả đánh giá tình hình cung cấp nước sinh hoạt phải chính xác.


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full

















×