Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN giáo dục kĩ năng sống qua dạy học môn vật lí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (444.63 KB, 10 trang )

Trường THCS và THPT Mỹ Phước

Kinh nghiệm giảng dạy

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH LONG
TRƯỜNG THCS VÀ THPT MỸ PHƯỚC

Kinh nghiệm giảng dạy

GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP ĐẠT HIỆU QUẢ
Ở MÔN VẬT LÝ 9

Mỹ Phước, ngày 22 tháng 03 năm 2016
Giáo viên thực hiện: Trần Viết Sơn
Năm học 2015-2016

Giáo viên thực hiên: Trần Viết Sơn

1


Trường THCS và THPT Mỹ Phước

Kinh nghiệm giảng dạy

Kinh nghiệm giảng dạy
GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG
QUA DẠY HỌC TÍCH HỢP ĐẠT HIỆU QUẢ
Ở MÔN VẬT LÝ 9
I. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀ MÔ TẢ NỘI DUNG


1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm:
Ngày nay với sự bùng nổ của khoa học kỷ thuật, nhiều đồ dùng điện, thiết
bị điện được sản xuất để phục vụ theo nhu cầu của cuộc sống con người, phục
vụ trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị. Những thành tựu đó chứng tỏ rằng
môn học Vật lý ngày nay là một trong những môn khoa học tự nhiên đóng vai
trò rất quan trọng. Nhiệm vụ của mỗi chúng ta là đội ngũ giáo viên dạy môn
khoa học này cần phải làm gì để tạo điều kiện cho các em học sinh khám phá
được nhiều kiến thức Vật lý và biết vận dụng kiến thức này vào trong cuộc sống
một cách thiết thực nhất. Tuy nhiên mức độ tiếp thu và vận dụng kiến thức Vật
lý của học sinh chưa thật sự đồng đều, đôi lúc còn hạn chế, đôi lúc học sinh chưa
thấy rõ các ứng dụng từ hiện tượng Vật lý mang lại, các em chưa có thói quen sử
dụng tiết kiệm năng lượng để góp phần bảo vệ môi trường một cách thường
xuyên để tiết kiệm chi tiêu cho gia đình và góp phần xây dựng đất nước. Đây là
thực trạng chung mà các em học sinh thường chủ quan mắc phải. Do đó theo tôi
nghĩ rằng cần phải đặc biệt quan tâm, lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp
với từng đối tượng học sinhmột cách thường xuyên, tăng cường sử dụng dạy học
tích hợp giáo dục qua môn học, điều quan trọng nhất là phải có ý thức sử dụng
năng lượng có hiệu quả và tiết kiệm năng lượng góp phần bảo vệ môi trường,
góp phần xây dựng đất nước.
Kết quả khảo sát về ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng đầu học kỳ I
năm học 2015-2016
Lớp

TS
HS

Có ý thức tiết Chưa có ý thức tiết Không ý thức tiết
kiệm năng lượng kiệm năng lượng kiệm năng lượng
điện
điện

điện
SL

%

SL

%

SL

%

9/1

36

26

72.22

10

27.78

0

0

9/2


36

28

77.78

8

22.22

0

0

9/3

37

25

67.57

12

32.43

0

0


Tổng 109

79

72.48

30

27.52

0

0

Năm học 2015-2016

Giáo viên thực hiên: Trần Viết Sơn

2


Trường THCS và THPT Mỹ Phước

Kinh nghiệm giảng dạy

Kết quả chất lượng trung bình môn Vật lí học kì I năm học 2014-2015
Giỏi

Khá


TB

Yếu

Kém

Lớp

TS
HS

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

9/1

39

31

79.4
9

7

17.9
5

1

2.56

0

0

0

0

9/2


37

2

5.41

11

29.7
3

20

54.0
5

4

10.8
1

0

0

9/3

36

1


2.78

21

58.3
3

11

30.5
6

3

8.33

0

0

Tổng

112

34

30.3
6


39

34.8
2

32

28.5
7

7

6.25

0

0

2. Mô tả nội dung sáng kiến:
Từ kết quả khảo sát đầu năm về ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng của
học sinh và kết quả thống kê chất lượng học kí I của bộ môn Vật lý 9 năm học
2014-2015, xét thấy tỉ lệ học sinh học yếu còn khá cao và một số ít học sinh
chưa có ý thức về sử dụng tiết kiệm năng lượng. Theo tôi nhận thấy quá trình
học tập và vận dụng kiến của học sinh vẫn còn hạn chế như vậy là do ảnh hưởng
bởi các nguyên nhân dưới đây:
* Về phía học sinh:
+ Một số học sinh chưa cố gắng trong học tập, chưa có thói quen tự nghiên
cứu, khám phá các hiện tượng có liên quan đến kiến thức đã học ở trường đối
với cuộc sống.
+ Ngoài ra các em chưa có ý thức cao về “ Học đi đôi với hành” như Bác

Hồ đã từng nhắc nhở và chưa liên kết chặt chẽ về vận dụng kiến thức gắn liền
với thực tiễn. Đồng thời học sinh chưa thấy được ý nghĩa và tầm quan trong của
môn học này để từ đó vận dụng vào công việc thực tế ở gia đình, ở ngay tại lớp
học của mình.
* Về phía giáo viên:
+ Đổi mới phương pháp dạy học chưa đồng bộ, tích hợp giáo dục
qua môn học chưa thường xuyên, chưa tạo cho học sinh có thói quen vận dụng
kiến thức vào thực tế cuộc sống hàng ngày để góp phần tiết kiệm nặng lượng.
+ Chưa thường xuyên kiểm tra đánh giá, nhắc nhở để cho học sinh điều
chỉnh hành vi của mình khi sử dụng các dạng năng lương điện.
* Về phía phụ huynh học sinh:
+ Một số ít phụ huynh chưa quan tâm phối hợp tốt với nhà trường, với
giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm để tìm hiểu quá trình học tập của con
mình để kịp thời nhắc nhở, động viên cho con mình có ý thức học tập tốt.
Năm học 2015-2016

Giáo viên thực hiên: Trần Viết Sơn

3


Trường THCS và THPT Mỹ Phước

Kinh nghiệm giảng dạy

+ Chưa thường xuyên theo dõi nhắc nhở con mình có ý thức tiết kiệm
năng lượng khi sử dụng một cách có hiệu quả, nhằm góp phần làm giảm chi tiêu
cho gia đình và góp phần xây dựng đất nước.
Từ những lí do trên, bản thân tôi qua nhiều năm được đảm nhận dạy môn
Vật lý 9 và bản thân tôi đã thấy được ý nghĩa cũng như tầm quan trọng trong

việc giáo dục cho học sinh của mình có được kỹ năng sống. Đồng thời hình
thành cho các em có một ý thức cho bản thân sau này khi sử dụng bất cứ các
dạng năng lượng nào thì phải biết tiết kiệm. Chính vì những lí do trên nên tôi
chọn phương pháp dạy học cho học sinh khi cần thiết đó là: “ Giáo dục kỹ năng
sống qua dạy học tích hợp đạt hiệu quả ở môn Vật lý 9”
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp chung
Dạy học tích hợp qua môn học đây là nhiệm vụ chung của giáo viên thông
qua từng môn học mà ngành giáo dục hiện nay đang quan tâm, trong đó Thầy,
Cô giáo là người đóng vai trò trực tiếp tác động giáo dục nhận thức cho các em
thực hiện. Bản thân tôi cũng vậy, khi dạy học môn Vật lý ở các khối lớp, đặc
biệt là môn Vật lý lớp 9 thì tôi thường xuyên tác động trực tiếp đến các em
những vấn đề có liên quan trong cuộc sống hằng ngày mà các em thấy được.
Chẳng hạn như các vấn đề liên quan đến môi trường sống, việc sử dụng tiết
kiệm năng lượng hiệu quả,… Bằng cách gợi ý cho các em tự nhận thức thông
qua sự hiểu biết của mình, đồng thời thường xuyên rèn luyện cho các em có ý
thức vận dụng kiến thức ngay tại lớp, tại trường hoặc tại nhà của mình. Nhằm
mục tiêu chung là làm sao phải đem lại tiết kiệm hiệu quả tối đa cho gia đình,
cho nhà trường. Cho các em thấy với việc làm đầy ý nghĩa của các em sẽ tạo cho
môi trường sống của chúng ta trong sạch hơn, ít hao phí năng lượng hơn để góp
phần bảo vệ môi trường và góp phần xây dựng nước ta có một nền kinh tế công
nghiệp hiện đại trong khu vực và trên thế giới trong tương lai.
2. Giải pháp cụ thể
2.1/ Giải pháp thứ nhất: Giáo dục ý thức học sinh về tầm quan trọng sử
dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả là việc cần thiết để bảo vệ môi trường.
Môn học Vật lý lớp 9 phần lớn nghiên cứu về những vấn đề năng lượng mà
trong sinh hoạt đời sống, trong cơ quan, trong sản xuất đều rất cần thiết đó là
năng lượng “ điện”. Vấn đề sử dụng điện thế nào mới có hiệu quả, đó là vấn đề
mà Đảng và Nhà nước ta hiện nay đặc biệt quan tâm. Trách nhiệm của giáo viên
dạy môn học Vật lý cần phải thường xuyên giáo dục ý thức cho học sinh biết sử

dụng tiết kiệm năng lượng.
Trong phần điện học khi giới thiệu cho học sinh tìm hiểu về điện năng tôi
đặt vấn đề để cho học sinh suy nghĩ và tìm câu trả lời chẳng hạn như: gia đình
em hiện nay sử dụng năng lượng điện thì phải có trách nhiệm gì? Học sinh trả
lời rất nhanh là phải trả tiền điện. Số tiền trả nhiều hay ít phụ thuộc vào gì? Một
số ít học sinh chưa trả lời được là số tiền này trả nhiều hay ít phụ thuộc vào sử
dụng điện nhiều hay ít, đến đây tôi khẳng định cho học sinh thấy được sử dụng
Năm học 2015-2016

Giáo viên thực hiên: Trần Viết Sơn

4


Trường THCS và THPT Mỹ Phước

Kinh nghiệm giảng dạy

nhiều điện năng thì phải mất nhiều tốn kém. Tôi cho học sinh tìm ra cách khắc
phục như: Học sinh có thể đưa ra cách lựa chọn và sử dụng các dụng cụ dùng
điện có công suất phù hợp, sử dụng trong thời gian thật cần thiết. Yêu cầu học
sinh liên hệ ngay cách sử dụng tiết kiệm điện năng tại lớp học của mình, rất
nhiều học sinh đưa ra cách giải quyết như khi sử dụng đèn, quạt tại lớp mình
đang học thì phải sử dụng khi cần thiết và tắt các thiết bị khi tan học.
Tiết kiệm điện là góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta. Chắc chắn
có nhiều học sinh thắc mắc “tiết kiệm điện” là làm sao bảo vệ được môi trường?
ngay nội dung này thì tôi đặt vấn đề cho học sinh giải quyết một cách thấu đáo.
Chẳng hạn như muốn có được điện cho chúng ta sử dụng thì lượng điện năng
này được sane xuất từ đâu? Hiển nhiên nhiều học sinh cho biết điện năng được
sản xuất từ các nhà máy điện. Vậy nguồn năng lượng nào cung cấp cho nhà máy

điện hoạt động? Học sinh thấy được cần phải sử dụng nhiều nguồn năng lượng
như: nước (thủy điện), khí đốt (dầu hỏa) và các nguồn năng lượng khác như hạt
nhân nguyên tử. Các nguồn năng lượng này nếu khai thác nhiều dẫn đến cạn kiệt
thì ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sồng của con người, chẳng hạn như hiện
nay một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đang trong nguy cơ xâm nhập hạn
mặn rất nghiêm trọng vì nguồn nước ngọt đang khan hiếm có thể do một số
Quốc gia ở thượng nguồn vùng sông Mê kông đã ngăn đập thủy điện làm thay
đổi hệ sinh thái cả khu vực các nước ven sông hạ nguồn Mê kông. Mặc khác
hiện nay một số Quốc gia trên Thế giới và các Quốc gia trong khu vực có sản
xuất điện hạt nhân nguyên tử, năng lượng nhiệt từ các nhà máy này được giải
phóng ra moi trường làm cho Trái đất nóng lên gây ra hiệu ứng nhà kín, đây
củng là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến đời sống con
người Muốn hạn chế sự ảnh hưởng này đến môi trường thì hiện nay chúng ta
cần sử dụng nguồn năng lượng nào thân thiện với con người nhất? Giới thiệu
đến học sinh đó chính là nguồn năng lượng ánh sáng “Mặt Trời” đây là nguồn
năng lượng mà hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng, đây củng là nguồn
năng lượng thân thiện với môi trường.
Kết quả: Qua phần tích hợp giáo dục nêu trên các em sẽ thấy được tầm
quan trọng và vai trò trách nhiệm của chính mình trong việc sử dụng tiết kiệm
năng lượng điện tại nhà của mình, tại lớp học của mình và cả trường bằng hành
động cụ thể như có ý thức tự biết tắt đèn khi đủ ánh sáng, tắt quạt khi thời tiết
mát mẽ, tan học đóng cầu dao của lớp mình mà không cần ai nhắc nhở. Đồng
thời biết sử dụng những dụng cụ dùng điện có công suất phù hợp để góp phần
tiết kiệm năng lượng điện cho Quốc gia.
2.2/ Giải pháp thứ hai: Giáo dục sử dụng tiết kiệm năng lượng thông qua
vận dụng kiến thức của môn học.
a. Tìm hiểu nguyên nhân hao phí điện và giải pháp khắc phục tiết kiệm
điện
Ngay bài học đầu tiên khi nghiên cứu “Định luật Ôm” giới thiệu học sinh
thấy được dòng điện tỉ lệ nghịch với điện trở dây dẫn. Ở bài “Sự phụ thuộc của

điện trở vào vật liệu làm dây dẫn” ta đưa ra vấn đề “ điện trở của dây dẫn chính
Năm học 2015-2016

Giáo viên thực hiên: Trần Viết Sơn

5


Trường THCS và THPT Mỹ Phước

Kinh nghiệm giảng dạy

là nguyên nhân gây tỏa nhiệt làm hao phí điện năng” làm thế nào để hạn chế hao
phí điện năng? Học sinh chỉ cần dựa vào công thức sự phụ thuộc điện trở vào vật
liệu R = ρ .

l
để đưa ra biện pháp làm giảm điện trở như chọn dây dẫn điện loại
S

tốt có điện trở suất nhỏ như dây đồng hoặc chọn dây có đường kinh thích hợp
khi tải điện.
Khi giới thiệu đến học sinh bài “ Điện năng – công của dòng điện” kết hợp
bài “Định luật Jun - Len xơ” thì việc sử dụng các dụng cụ dùng điện có dây đốt
nóng thì ta chọn dụng cụ như thế nào cho phù hợp để tiết kiệm điện? Dựa vào
kiến thức bài học chắc chắn các em đều nêu lên được cách chọn dụng cụ có
công suất phù hợp như hiện nay chúng ta thay thế đèn dây tóc bằng các đèn ống
huỳnh quang, đèn compăc để tiết kiệm điện và sử dụng các dụng cụ tỏa nhiệt
như bàn là, bếp điện cần tránh sử dụng trong giờ cao điểm.
Giáo dục tiết kiệm điện cho quốc gia thì khi giới thiệu cho học sinh bài “

Truyền tải điện năng đi xa” và bài “Máy biến thế” thì ta nên yêu cầu tất cả học
sinh nêu lên được có những cách nào làm giảm hao phí khi truyền tải và cách
nào là tối ưu nhất? Ở đây học sinh chỉ dựa vào công thức tính công suất hao phí
do tỏa nhiệt Php =

R.P 2
. Từ đó các em sẽ đưa ra được hai cách giảm hao phí là:
U2

+ Giảm điện trở của đường dây dẫn bằng cách tăng tiết diện dây hoặc
giảm chiều dài dây, vấn đề này không thể thực hiện được.
+ Tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây dẫn bằng cách chọn máy
tăng thế. Ví dụ như tăng hiệu điện thế lên 100 lần thì công suất hao phí do tỏa
nhiệt sẽ giảm đi 10000 lần. Đây là vấn đề khả thi và thực hiện đạt hiệu quả cao
nhất.
b.Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng của sử dụng điện đến môi trường
và giải pháp khắc phục.
Điện năng đem lại cho con người rất là có ích trong sinh hoạt, trong làm
việc, trong sản xuất. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng điện cũng không ít gây
ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môi trường.
Cụ thể khi giới thiệu đến với các em bài “ Sử dụng an toàn và tiết kiệm
điện” tôi cho các em nêu lên sự nguy hiểm khi sử dụng điện và cách sử dụng
điện thế nào là an toàn? Học sinh đưa ra phương án giải quyết làg:
+ Con người sống dưới đường dây điện cao thế hay gần trạm biến áp có
khả năng bị nhiễm điện, làm ảnh hưởng đến trí nhớ, nên mọi người cần tránh xa
khỏi khu vực này.
+ Người nông dân sử dụng dòng điện để bẩy chuột dưới ruộng lúa hoặc
dùng dòng điện để đánh bắt cá sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng con người, có
thể gây ra hậu quả chết người.
+ Khi sử dụng một số dụng cụ điện thiếu an toàn do bị rò điện  có thể

gây ra điện giật cho người sử dụng.
Năm học 2015-2016

Giáo viên thực hiên: Trần Viết Sơn

6


Trường THCS và THPT Mỹ Phước

Kinh nghiệm giảng dạy

Qua đó học sinh rút ra được cách sử điện như thế nào để bảo vệ cho chính
mình và cho người khác. Đây là trách nhiệm của cả cộng đồng mà các em cần
phải tuyên truyền sâu rộng đến người thân của mình và mọi người xung quanh
để nhằm bảo vệ sự sống cho con người, góp phần bảo vệ môi trường.
Ngoài ra khi giới thiệu cho ho sinh tìm hiểu về “ Từ trường” thông qua bài
“ sự nhiễm từ của sắt, thép” thì các em biết cách thu gom các vụn sắt, bụi sắt
trong các nhà máy cơ khí hay đinh sắt vứt trên đường gây ảnh hưởng đến người
tham gia giao thông bằng cách dùng “ Nam châm” đặc biệt là “ Nam châm điện”
sẽ có hiệu quả hơn khi sử lý các công việc này. Mặt khác hiện nay trong thời đại
bùng nổ về việc ứng dụng công nghệ thông tin để liên lạc thông qua các thiết bị
thu sóng điện từ như điện thoại di động thì các em cần thấy được những công
dụng thiết thực và một số yếu tố mà thị bị này gây ra tác hại khi sử dụng. Đa số
các em thấy được ứng dụng của việc sử dụng điện thoại di đông dùng trong liên
lạc với người thân, bạn bè, sử dụng trong tra cứu thông tin,… Nhưng các em
chưa thấy được một số tác hại của thiết bị này mang lại chẳng hạn ảnh hưởng về
sức khỏe do bức xạ điện từ của thiết bị này gây ra, nếu các em sử dụng nhiều sẽ
ảnh hưởng đến các tật của mắt sau này như tật cận thị, có thể ảnh hưởng đến não
bộ và khả năng gây ra một số bệnh khác mà hiện nay các nhà khoa học đang

nghiên cứu. Từ đó yêu cầu các em hạn chế sử dụng thiết bị này và chỉ nên sử
dụng khi thật cần thiết.
Kết quả thực hiện
- Qua sử dụng giải pháp này cho thấy các em có sự nhận thức sâu sắc về
vai trò và tác hại trong việc sử dụng điện, từ đó các em củng rút ra được một số
kỹ năng sử dụng điện hợp lý để góp phần bảo vệ môi trường, đồng thời giúp các
em khắc sâu, mở rộng thêm kiến thức một cách bổ ích và chắc chắn để thực hiện
phương châm “ Học đi đôi với hành”.
- Với việc tích hợp giáo dục cho các em biết được một số hiện tượng thực
tế sẽ giúp các em phát triển năng lực về tầm nhìn thế giới quan, làm tăng khả
năng tư duy, sáng tạo nhằm để góp phần xây dựng một cuộc sống tốt đẹp cho
tương lai sau này.
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Kết quả khảo sát về ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng giữ học kỳ II
năm học 2015-2016
Lớp

TS
HS

Có ý thức tiết Chưa có ý thức tiết Không ý thức tiết
kiệm năng lượng kiệm năng lượng kiệm năng lượng
điện
điện
điện
SL

%

SL


%

SL

%

9/1

36

30

83.33

6

16.67

0

0

9/2

36

32

88.89


4

11.11

0

0

Năm học 2015-2016

Giáo viên thực hiên: Trần Viết Sơn

7


Trường THCS và THPT Mỹ Phước

9/3

37

Tổng 109

Kinh nghiệm giảng dạy

31

83.78


6

16.22

0

0

93

85.32

16

14.68

0

0

So với lần khảo sát đầu năm học 2015-2016 ta nhận thấy:
- Số học sinh có ý thức tiết kiệm điện năng tăng 12.84%, tỉ lệ này cho
thấy sau khi giáo dục tích hợp qua môn học thì các em phần nào củng có ý thức
tốt trong sử dụng tiết kiệm năng lượng.
- Số học sinh chưa có ý thức tiết kiệm điện năng giảm 12.92%, số liệu này
chúng ta cần phải tiếp tục tích hợp một cách thường xuyên để cho các em có ý
thức tốt trong việc sử dụng tiết kiệm năng lượng hiệu quả nhất.
Kết quả chất lượng trung bình môn Vật lí HK I năm học 2015-2016

Lớp


TS
HS

9/1

36

9/2

36

9/3

37

Tổng 109

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

SL


%

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

7

19.4
4

12

33.3
3

17


47.2
2

0

0

0

0

16

44.4
4

12

33.3
3

8

22.2
2

0

0


0

0

15

40.5
4

13

35.1
4

7

18.9
2

2

5.41

0

0

38

34.8

6

37

33.9
4

32

29.3
6

2

1.83

0

0

So với chất lượng học kì I năm học 2014-2015 thì:
Tỉ lệ học sinh đạt từ trung bình trở lên ở năm học 2015-2016: tăng 4.42%
Trong đó:
+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm giỏi tăng 4.5%
+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm khá giảm 0.88%
+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình tăng 0.79%
+ Tỉ lệ học sinh đạt điểm yếu giảm 4.42%
Với kết quả này một lần nữa khẳng định rằng trong quá trình dạy học thì
việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp củng rất cần thiết, ít nhiều củng góp
phần cho học sinh tiếp thu được kiến thức lẫn kỹ năng ứng dụng vào thực tế

cuộc sống hằng ngày. Bên cạnh đó góp phần nâng cao chất lượng môn học để
làm nền tảng cho các lớp học sau này. Qua đó cho thấy việc giáo dục tích hợp
tiết kiệm năng lượng hiệu quả là vấn đề rất cần thiết cho giai đoạn hiện nay góp
phần xây dựng một thế giới giảm ô nhiễm về môi trường, đảm bảo cho sự phát
triển toàn diện cho con người trong đó có dân tộc Việt Nam.
Năm học 2015-2016

Giáo viên thực hiên: Trần Viết Sơn

8


Trường THCS và THPT Mỹ Phước

Kinh nghiệm giảng dạy

Qua việc đối chiếu so sánh chất lượng trung bình môn học ở HKI năm học
2014-2015 và kết quả trung bình môn ở học kì I năm học 2015-2016 dễ dàng
cho thấy rằng sáng kiến kinh nghiệm đã thực sự góp phần cải thiện và nâng cao
chất lượng giáo dục, giảng dạy cũng như tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất
lượng môn học, đặc biệt về nhận thức và thái độ học tập của học sinh được cải
thiện rõ nét, các em có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng điện tại lớp của
mình, tại nhà của mình. Đây là kỹ năng sống mà các em cần phải thường xuyên
rèn luyện để làm hành trang cho cuộc sống sau này góp phần bảo vệ môi trường.
IV. KHẢ NĂNG NHÂN RỘNG
- Kinh nghiệm này tôi thường xuyên sử dụng các giải pháp trong các tiết
dạy Vật lý lớp 9 khi có liên quan đến chủ đề giáo dục tích hợp sử dụng tiết kiệm
năng lượng và bảo vệ môi trường, nhằm phát huy khả năng vận dụng kiến thức
vào cuộc sống.
.

- Qua một thời gian thực hiện, kinh nghiệm này đã tạo một bước chuyển
biến mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lượng học sinh đối với môn học. Tôi
nghĩ rằng các giải pháp này không những áp dụng cho riêng môn Vật lý 9 mà
còn áp dụng cho môn Vật lý các khối lớp còn lại ở cấp THCS và khối THPT có
liên quan đến sử dụng các nguồn năng lượng. Ngoài ra còn có thể áp dụng cho
các môn học khác chẳng hạn như môn Hóa học. Kinh nghiệm này tôi đã thông
qua một số bạn đồng nghiệp của tôi đang dạy môn Vật lý ở một số trường trong
địa bàn huyện và được đồng nghiệp áp dụng đạt hiệu quả trong việc giáo dục ý
thức cho học sinh.
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận
Việc giáo dục kỹ năng sống qua dạy học tích hợp đây là một phương pháp
rất cần thiết cho mỗi chúng ta hiện nay khi tham gia dạy học. Chúng ta thực
Năm học 2015-2016

Giáo viên thực hiên: Trần Viết Sơn

9


Trường THCS và THPT Mỹ Phước

Kinh nghiệm giảng dạy

thường xuyên giáo dục cho các em có ý thức học tập qua môn học và hình thành
kỹ năng sống đầy ý nghĩa trong việc sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng điện,
đây là một việc làm rất cần thiết và thường xuyên thì chắc rằng trong thời gian
tới nguồn năng lượng điện của nước ta được tiết kiệm, phần tiết kiệm này dùng
để góp phần cho phát triển sản xuất kinh tế. Mặt khác trong quá trình giáo dục sẽ
giúp cho các em được mở rộng tầm hiểu biết, nâng cao khả năng tư duy, sáng

tạo, nâng cao nhận thức về tầm nhìn về cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn trong
tương lai. Bên cạnh thực hiện giải pháp này còn giúp cho các em học sinh học
có thói quen tự giác học tập tích cực hơn, giúp các em tự tin hơn trong giao tiếp
ở cuộc sống hằng ngày, từ đó giúp các em có sự yêu thích môn học khoa học
này hơn.
2. Đề xuất và kiến nghị
- Đối với bản thân: thường xuyên sử dụng giải pháp này trong các tiết dạy
có nội dung tích hợp giáo dục tiết kiệm và sử dụng năng lượng đạt hiệu quả qua
bộ môn.
- Đối với bạn đồng nghiệp ở tổ bộ môn nếu thấy kinh nghiệm này áp dụng
có khả thi thì áp dụng vào tiết dạy của mình và đồng thời có thể đóng góp thêm
để cho các giải pháp này được hoàn thiện hơn. Từ đó góp phần giáo dục kỹ năng
sống đạt hiệu quả cho học sinh qua môn học.
- Đối với lãnh đạo nhà trường: tạo điều kiện cho giáo viên bộ môn được
triển khai giải pháp này đến nhiều bạn đồng nghiệp trong nhà trường thông qua
trao đổi thông qua dạy học chuyên đề. Trang bị thêm nhiều thiết bị cho giáo viên
ứng dụng công nghệ thông vào giảng dạy.
Trên đây là một số giải pháp mà qua quá trình giảng dạy bản thân đã tích
lũy được thông qua bồi dưỡng, tự học hỏi, tự nghiên cứu chuyên môn và vận
dụng đổi mới phương pháp dạy học có hiệu quả trong những năm học vừa qua.
Tuy nhiên các giải pháp này mang lại hiệu quả chưa được cao lắm, nhưng bản
thân tôi cảm thấy rất tâm đắc khi cho học sinh thực hiện theo chủ đề này, vì việc
làm đầy ý nghĩa như hiện nay là phải thường xuyên giáo dục tích hợp việc sử
dụng tiết kiệm năng lượng điện có hiệu quả để góp phần tiết kiệm chi tiêu cho
mõi gia đình học sinh và góp phần xây dựng đất nước. Tôi rất mong được sự
đóng góp tích cực và chân tình từ các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để
cho những giải pháp của chúng tôi được mang lại hiệu quả thiết thực nhất cho
ngành giáo dục./.
Mỹ Phước, ngày 22 tháng 03 năm
2016

Xác nhận của lãnh đạo đơn vị

Người viết và thực hiện

Hiệu trưởng

Trần Viết Sơn
Năm học 2015-2016

Giáo viên thực hiên: Trần Viết Sơn 10



×