Tải bản đầy đủ (.pdf) (135 trang)

Nghiên cứu phân vùng lập địa phục vụ cho sản xuất lâm nghiệp tại tỉnh bình phước ( Luận án tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.77 KB, 135 trang )

5

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HOC LÂM NGHIỆP
*****************

TRẦN QUỐC HOÀN

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG LẬP ĐỊA PHỤC VỤ CHO
SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

HÀ NỘI - 2014


6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HOC LÂM NGHIỆP
*****************

TRẦN QUỐC HOÀN

NGHIÊN CỨU PHÂN VÙNG LẬP ĐỊA PHỤC VỤ CHO


SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC
Chuyên ngành: Lâm sinh
Mã số: 62620205
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS Vƣơng Văn Quỳnh
2. TS. Đỗ Xuân Lân

HÀ NỘI - 2014


7

Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1 TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1 Lập địa và yếu tố cấu thành lập địa lâm nghiệp
- Ở Liên Xô, lập địa đƣợc gọi là điều kiện nơi sinh trƣởng, nghĩa là tác
động tổng hợp của các yếu tố ngoại cảnh hình thành nên các kiểu rừng nhất định
và ảnh hƣởng trực tiếp tới sinh trƣởng của thực vật rừng [61].
- Ở Đức, lập địa đƣợc hiểu là một phạm vi địa bàn nhất định với tất cả
những yếu tố ngoại cảnh ảnh hƣởng đến sự sinh tƣởng của cây cối.
W.Schwanecker (1971), trên cở sở thuyết lâm hình của Suchaev (1958) đã đƣa ra
khái niệm cụ thể về lập địa nhƣ sau [34], [85]:
* Các yếu tố tĩnh:
- Khí hậu.
- Địa hình
- Đất


Sinh thái cảnh
(lập địa theo
nghĩa hẹp)

* Các yếu tố động:
Quần thể sinh vật
- Thế giới động vật
- Thế giới thực vật
- Thế giới sinh vật
* Các yếu tố tác nhân: Xã hội con ngƣời

Sinh địa quần Sinh địa
thể tự nhiên quần thể
(lập địa theo tác nhân
nghĩa rộng)

- Ở Mỹ, D.M Smith (1996) cho rằng lập địa là tổng thể hoàn cảnh của một
địa phƣơng và có ý nghĩa truyền thống [43]. Water (1925) cho rằng lập địa là tất
cả các yếu tố ngoại cảnh (khí hậu - thủy văn, đá mẹ - thổ nhƣỡng, sinh vật, con
ngƣời) thƣờng xuyên tác động đến sự sống của sinh vật [71].
Pogrebnhiac (Ucraina) đã phân chia lập địa làm cơ sở cho trồng rừng và
xác định các kiểu rừng dựa trên hai yếu tố chính là độ phì và độ ẩm của đất.
Trong khi đó Blaglovidop và Buadop (1958), Tretop (1981) thì nền lập địa ở
vùng Sankt-Peterburg lại đƣợc phân chia dựa vào các yếu tố: đá mẹ hình thành
đất, địa hình và chế độ thoát nƣớc. Tretop trong quá trình nghiên cứu còn bổ


8

sung thêm tiêu chuẩn phân chia lập địa là kiểu mùn vì ông cho rằng kiểu mùn

phản ánh quá trình hình thành và phát triển độ phì đất rừng [46],[48],[49], [61].
1.1.2 Hệ thống cấp phân vị lập địa lâm nghiệp
Mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên, trình độ khoa học kỹ thuật, mục đích
kinh doanh khác nhau nên đã xây dựng cho mình những hệ thống cấp phân vị lập
địa khác nhau để phục vụ cho việc phân loại và đánh giá lập địa, trong đó:
- Ở Đức, ngành lâm nghiệp đã đƣa ra một phƣơng pháp điều tra lập địa
tổng hợp phục vụ sản xuất lâm nghiệp, đã thống nhất phƣơng pháp nghiên cứu
phân kiểu lập địa và phƣơng pháp phân vùng lập địa. Tổng kết kinh nghiệm sử
dụng phƣơng pháp này; Friedler, Neber và Hunger (1982) đã đƣa ra bốn cấp
phân vị lập địa đồng thời so sánh với 4 cấp phân vị cảnh quan và 4 cấp phân vị
khí hậu, gồm: Cấp vùng sinh trƣởng tƣơng đƣơng với cấp đại cảnh quan và cấp
vùng khí hậu. Cấp khu sinh trƣởng tƣơng đƣơng với cấp cảnh quan và cấp khu
khí hậu. Cấp phạm vi bức khảm tƣơng đƣơng với cấp bộ phận cảnh quan và cấp
dạng đại khí hậu. Cấp dạng lập địa tƣơng đƣơng với cấp cảnh quan cơ sở và cấp
dạng khí hậu địa hình [34], [46], [49].
- Ở Liên Xô, Blaglovidop và Buadop (1959), Tretop (1981) khi phân chia
ĐKLĐ có đặc điểm thoát nƣớc kém ở (Sankt Peterburg) đã xác định hệ thống
phân loại lập địa theo 3 cấp, gồm: (1) Nhóm lập địa dựa vào đặc điểm thoát nƣớc
để phân chia. (2) Nhóm phụ lập địa dựa vào điều kiện thoát nƣớc và đá mẹ hình
thành đất để phân chia. (3) Kiểu lập địa dựa vào cả đá mẹ hình thành đất, địa
hình và chế độ thoát nƣớc để phân chia. Pogrebnhiac (1968), cho rằng kiểu lập
địa bao gồm mọi khu đất có điều kiện đất đai giống nhau, dựa vào độ phì và độ
ẩm của đất đã phân lập đƣợc 24 kiểu lập địa. Tùy điều kiện cụ thể, một kiểu lập
địa còn có thể chia thành các kiểu phụ dựa vào sự khác nhau về độ pH hay thành
các biến chủng nếu khác nhau về đá lẫn, thành phần cơ giới [19], [52], [61].
- Ở Trung Quốc: Năm 1993, khi phân vùng lập địa phía Đông Bắc, Dƣơng
Kế Cảo đã xác lập hệ thống cấp phân vị lập địa có 6 cấp, gồm: Khu lập địa. Á
khu lập địa phân chia theo sự khác nhau về khí hậu. Tiểu khu lập địa phân chia



9

theo đia mạo và nham thạch. Nhóm kiểu lập địa phân chia theo độ cao và độ dốc.
Kiểu lập địa phân chia theo độ dày tầng đất, thành phần cơ giới. Kiểu phụ lập địa
phân chia theo độ dày tầng đất mặt, độ pH và mực nƣớc ngầm [46], [48], [49].
- Ở Canada, Hill (1975) đã sáng lập ra hệ thống phân loại địa lý và đƣa ra
thuật ngữ mới với tên gọi là "Tổng địa lý" gồm 4 cấp: vùng lập địa, kiểu đất, kiểu
lập địa địa lý tự nhiên, kiểu điều kiện lập địa [43].
1.1.3 Các phƣơng pháp phân loại lập địa lâm nghiệp
a) Khái niệm về kiểu lập địa
Theo Pogrepnhiac (1968), kiểu lập địa bao gồm mọi khu đất có điều kiện
đất đai giống nhau kể cả nơi có rừng và nơi không có rừng; khi điều kiện đất đai
giống nhau sẽ dẫn tới khả năng xuất hiện các quần xã thực vật giống nhau. Theo
Xucasov (1957), kiểu lập địa là tập hợp những khoảnh đất có khả năng xuất hiện
những thảm thực vật giống nhau, nghĩa là có phức hệ giống nhau về các yếu tố
đất đai có ảnh hƣởng đến thực vật [19], [50], [48], [49].
b) Các phương pháp phân loại lập địa lâm nghiệp
Tổng quát chung về phân loại lập địa thì ở các nƣớc thƣờng sử dụng một
số phƣơng pháp sau:
- Áp dụng chỉ tiêu sinh trƣởng của cây rừng để đánh giá và phân loại lập
địa: Các chỉ tiêu sinh trƣởng đƣợc áp dụng chủ yếu là cấp lập địa, chỉ số lập địa
và sai số sinh trƣởng, trong đó: (1) Cấp lập địa là một chỉ tiêu đo lƣờng tƣơng
đối, phản ánh sức sản xuất của đất rừng, thƣờng đƣợc xác định bởi tƣơng quan
giữa chiều cao bình quân và cấp tuổi, để từ đó chia ra các loại lập địa. Phƣơng
pháp này đƣợc áp dụng ở Liên Xô từ năm 1950. (2) Chỉ số lập địa, ngƣời ta cho
rằng độ cao ƣu thế của một loài cây ở một tuổi chuẩn có quan hệ với sức sản xuất
của lập địa mật thiết hơn so với độ cao bình quân. Đồng thời cũng chịu ảnh
hƣởng của mật độ và tổ thành loài cây nhỏ nhất. Phƣơng pháp này đƣợc Trung
Quốc, Mỹ, Anh ứng dụng từ năm 1970 [43]. Sajjaduzzaman và cộng sự (2005)
áp dụng tại Bangladesh để phân loại lập địa cho rừng Tếch [96]. (3) Sai số sinh



10

trƣởng đƣợc lựa chọn để nghiên cứu chất lƣợng lập địa ở thời kỳ sinh trƣởng của
rừng non. Phƣơng pháp này thƣờng đƣợc áp dụng tạm thời.
- Ứng dụng đặc trƣng của tổ thành, cấu trúc thực vật rừng: tổ thành, cấu
trúc, sinh trƣởng của cây rừng có quan hệ mật thiết với ĐKLĐ. Ở Đức (1946) và
ở Mỹ (1952) đã dùng nhóm loài sinh thái để biểu thị đặc trƣng lập địa và đƣa ra
hệ thống phân loại lập địa. Một số tác giả cho rằng ở nhƣng nơi sự tác động của
con ngƣời tƣơng đối ít nên dùng thực bì để biểu thị đặc điểm lập địa thì hiệu quả
hơn [43]. Ở Đài Loan, Chyi-Ty L và cộng sự (2004) đã phân loại lập địa cho một
vùng đồi núi rộng dựa trên bản đồ sinh thái và dữ liệu địa mạo sẵn có [88].
- Áp dụng nhân tố hoàn cảnh: Phƣơng pháp này thƣờng sử dụng những
nhân tố hoàn cảnh vật lý có tính ổn định, có quan hệ mật thiết với sinh trƣởng
của cây rừng để phân chia lập địa, nhƣ: (1) Khí hậu là căn cứ để chia ra các vùng
lập địa, đai lập địa và khu lập địa để làm đơn vị phân chia trong hệ thống phân
loại lập địa. Cùng một vùng khí hậu thì điều kiện đại khí hậu giống nhau, sự khác
nhau về tiểu khí hậu là do địa hình và đất khác nhau. (2) Địa hình là một trong
những căn cứ để phân loại lập địa. Trong điều kiện khí hậu và đất tƣơng đối đồng
nhất và địa hình phức tạp thì địa hình chiếm một địa vị rất quan trọng trong phân
loại lập địa. Smalle (1979) đã căn cứ vào địa mạo để phân chia đơn vị lập địa tại
vùng cao nguyên Comberland của Mỹ. Tuy nhiên mỗi đơn nguyên còn phải mô
tả độ phì của đất, cây chỉ thị và chỉ số lập địa của một số loài cây chủ yếu.
Phƣơng pháp này không phù hợp với những nơi có điều kiện địa hình đơn giản
và bằng phẳng. (3) Trong điều kiện khí hậu tƣơng đối đồng đều thì nhân tố đất là
căn cứ quan trọng để phân chia lập địa. Các học giả Nhật bản đã áp dụng hệ
thống phân loại đất của Mỹ, của UNESCO và phƣơng pháp nghiên cứu mối qua
hệ giữa đất và lập địa để tiến hành phân loại đất và lập địa ở các bờ sông của
Philippines [43].

- Áp dụng phƣơng pháp tổng hợp đa nhân tố: Phƣơng pháp này đƣợc áp
dụng rộng rãi bằng cách lấy chỉ số lập địa là một hàm số và các nhân tố lập địa
làm biến số và xây dựng một hàm hồi quy đa nhân tố để tiến hành đánh giá và


11

phân loại lập địa. Ở các nƣớc Đức, Canada và Trung Quốc đã vận dụng phƣơng
pháp này để phân loại lập địa [43]. Nghiên cứu quan hệ giữa đặc điểm đất đai với
cây rừng để định ra điều kiện lập địa [24].
1.1.4 Thảm thực vật và kiểu rừng
- Trochain (1954) cho rằng kiểu thảm thực vật là tập thể cây cỏ lớn đem
lại một hình dạng đặc biệt cho cảnh quan do sự tập hợp của những cây cỏ khác
loài nhƣng cùng chung một dạng sống ƣu thế [19].
- Theo Môrôdôp (1904) thì kiểu rừng là một tập hợp các lâm phần có sự
đồng nhất về điều kiện mọc hoặc điều kiện đất đai. Khi phân loại các kiểu rừng
phải đặt chúng theo các vùng địa lý. Các kiểu rừng đƣợc phân ra hai nhóm, gồm:
(1) Nhóm kiểu rừng cơ bản là những lâm phần đƣợc xuất hiện do kết quả tiến hóa
lâu dài của đất và thảm thực vật rừng. (2) Nhóm kiểu thứ sinh là những lâm phần
đƣợc xuất hiện dƣới ảnh hƣởng của các nhân tố bên ngoài ở nơi mọc của kiểu
rừng cơ bản với sự thay đổi thành phần loài cây. Theo Pogrepnhiac (1950) thì
kiểu rừng là một đơn vị thống nhất giữa các loài thực vật, động vật và hoàn cảnh
xung quanh. Theo Alêcxêep (1950) thì kiểu rừng là một hợp phần của các
khoảnh rừng có sự đồng nhất về đặc điểm lâm học, khả năng áp dụng các biện
pháp phục hồi và tái sinh rừng [43].
1.1.5 Sinh trƣởng và mô hình toán học trong sinh thái rừng

Khi nghiên cứu về suất sinh trƣởng ở các giai đoạn khác nhau trong quá
trình phát triển ở rừng mƣa nhiệt đới, Richards cho rằng "Suất sinh trƣởng của
một cây gỗ trong mọi giai đoạn phát triển của nó đều do hai nhóm nhân tố quyết

định là điều kiện hoàn cảnh và tính di truyền. Tính di truyền biến đổi từ loài cây
này sang loài cây khác" [57].
Theo K.J. Walter, ứng dụng phân tích hệ thống đối với sinh thái học đƣợc
biết dƣới tên gọi hệ sinh thái và đã trở thành một môn khoa học. Mọi hệ toán học
trong sinh thái đƣợc gọi là mô hình, vì nó là hình ảnh không đầy đủ và trừu tƣợng
của thế giới thực tại. Mục đích của các mô hình toán học đƣợc xây dựng là để dự


12

đoán sự thay đổi của hệ sinh thái. Các mô hình sinh thái thƣờng phức tạp nên
phải đƣợc nghiên cứu chủ yếu nhờ vào sự mô hình hóa bằng máy tính [18].
Mô hình hồi quy tuyến tính: Một sự mô tả về mối quan hệ giữa hai biến x
và y mà không thể xác định đƣợc bằng mối quan hệ hàm số y =f(x), có thể xác
định đƣợc bởi mô hình xác suất. Dạng tổng quát của một mô hình xác suất cho
phép y lớn hơn hoặc nhỏ hơn hàm f(x) một độ lệch tự do e nào đó. Phƣơng trình
mô hình có dạng y =f(x) +e [91]. Nếu một phƣơng pháp nghiên cứu yêu cầu một
mối quan hệ tuyến tính giữa hai biến thì cần thiết phải chuyển dạng một trong hai
hoặc cả biến để thỏa mãn yêu cầu này [87]. Kiểu mô hình đƣợc mô tả dƣới dạng
biểu thức toán học thƣờng đƣợc sử dụng nhiều nhất trên máy tính, nó đƣợc phát
triển để diễn tả đúng đắn về sinh vật và ứng dụng trong sinh thái học [93].
Để xây dựng các mô hình hồi quy đa biến, các nhà khoa học lâm nghiệp
trên thế giới đã thử nghiệm rất nhiều dạng phƣơng trình toán học và qua đó đã đề
xuất một số hàm tƣơng đối đặc trƣng để mô tả quy luật về sinh trƣởng và sản
lƣợng rừng cho một số loại rừng cụ thể. Trong đó, đối với rừng trồng thuần loài
ngƣời ta thƣờng sử dụng những hàm: (1) Hàm Thomasius (1978) có dạng:
y=a0(1-e-bt), trong đó: y là chỉ tiêu sinh trƣởng, a0 = ymax là chỉ tiêu sinh trƣởng
lớn nhất, e là cơ số Neper, b là tham số phƣơng trình phụ thuộc vào loài cây, t là
tuổi rừng. (2) Hàm Michailov có dạng: y=a.e-b/t, trong đó: y là chỉ tiêu sinh
trƣởng, a và b là tham số của phƣơng trình phụ thuộc vào loài cây, t là tuổi rừng.

(3) Hàm Wenk có dạng: log(lm) = a0 + a1logt + a2loghg + a3logG +a4log2G, trong
đó: lm là tăng trƣởng về trữ lƣợng rừng, t là tuổi rừng, hg là chiều cao bình quân
của cây rừng theo cây bình quân tiết diện ngang, G là tổng tiết diện ngang của
rừng [73].
1.1.6 Đánh giá lập địa lâm nghiệp
- Trên phạm vi toàn cầu thì phƣơng pháp đánh giá đất của FAO đƣợc áp
dụng khá phổ biến. Ban đầu phƣơng pháp này, đƣợc áp dụng ở các nƣớc Tây Âu,
đến năm 1984 đƣợc tổ chức FAO thừa nhận và đề xuất áp dụng chung trên toàn
thế giới [61].


13

- Cộng hòa Dân chủ Đức và các nƣớc thuộc Liên Xô, phƣơng pháp đánh
giá đất dựa trên cơ sở lập địa đƣợc áp dụng khá phổ biến. Đại diện cho cách làm
này có Krauss (1935, 1954), Kopp (1965, 1969), W. Schwaneeke (1965, 1974),
Pogrebnhiac (1950), Trectop (1977, 1981). Theo phƣơng pháp này thì đánh giá
lập địa là nghiên cứu mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên với nhau, giữa
các thành phần tự nhiên với cây trồng trong một khoảng không gian nhất định và
đƣợc cụ thể hóa lên bản đồ [46], [61].
- Ở Liên xô và các nƣớc xã hội chủ nghĩa, phƣơng pháp phân hạng đất đai
đƣợc áp dụng khá phổ biến. Phƣơng pháp này áp dụng chủ yếu cho cây trồng
nông nghiệp. Bản chất của phƣơng pháp này là tìm mối quan hệ giữa đặc điểm,
tính chất đất đai với năng suất cây trồng để phân hạng đất thành các cấp khác
nhau ứng với các loại cây trồng khác nhau [40], [61].
- Ở Mỹ: (1) Phƣơng pháp phân chia cấp đất đã đƣợc Williams (1986) áp
dụng tại bang Maine đối với cây Vân sam (Picea abies) và cây Linh sam
(Pseudotsuga menziesii), theo đó lập địa của những lâm phần này đƣợc phân
thành 5 cấp [96]. (2) Lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và
phân hạng đất đai cho từng cây trồng cụ thể, trong đó chọn cây lúa mì làm đối

tƣợng chính [30].
- Ơ Bangladesh phƣơng pháp phân chia cấp đất cũng đã đƣợc
Sajjaduzzaman (2005) áp dụng đối với rừng Tếch dƣới 40 tuổi, theo đó lập địa
đƣợc phân thành 02 cấp [97].
1.2 Ở VIỆT NAM
1.2.1 Lập địa và yếu tố cấu thành lập địa lâm nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm lập địa lâm nghiệp
- Lập địa là nơi sống của một loài hay tập hợp loài cây dƣới ảnh hƣởng
của tất cả các yếu tố ngoại cảnh tác động lên chúng [4].
- Lập địa là nơi sinh sống của sinh vật, hay một tập hợp các nhân tố sinh
thái, ấn định sự tồn tại của các quần xã sinh vật [71].


14

- Lập địa là một phạm vi lãnh thổ nhất định với tất cả những yếu tố của
ngoại cảnh ảnh hƣởng tới sinh trƣởng của cây cối. Lập địa theo nghĩa hẹp bao
gồm 3 thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng và theo nghĩa rộng bao gồm 4
thành phần: khí hậu, địa hình, thổ nhƣỡng và thế giới động thực vật. Đơn vị cơ
bản trong phân loại lập địa là dạng lập địa và nhóm dạng lập địa, trong đó: (1)
Dạng lập địa là tập hợp tất cả những lập địa riêng lẻ có các yếu tố cấu thành dạng
lập địa đƣợc xem là đồng nhất, là đơn vị cơ bản, cuối cùng của hệ thống phân vị
để đánh giá lập địa. (2) Nhóm dạng lập địa là tập hợp các dạng lập địa có độ phì
tổng quát và hƣớng sử dụng tƣơng tự nhau, có quan hệ gần gủi về mặt sinh thái,
có cùng biện pháp kinh doanh [46], [48], [49], [61], [85].
1.2.1.2 Yếu tố và phân cấp yếu tố cấu thành lập địa lâm nghiệp
Schwanecker (1971 - 1984) và ctv đã vận dụng phƣơng pháp điều tra lập
địa tổng hợp kiểu Đức để xây dựng và ban hành Quy trình tạm thời về điều tra
lập địa lâm nghiệp phục vụ cho thiết kế trồng rừng ở miền Bắc. Tại Quy trình
này, Schwanecker và ctv đã phân loại lập địa dựa vào các yếu tố: Nhiệt độ bình

quân năm, tổng nhiệt độ trên 20oC, số tháng khô, lƣợng mƣa bình quân năm, địa
hình và đá mẹ tạo đất, dạng địa thế, dạng đất, dạng trung khí hậu địa hình, dạng
trạng thái thay cho dạng mùn [34], [49].
Khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp và hoàn thiện phƣơng
pháp điều tra lập địa từ năm 1991 - 1995, Đỗ Đình Sâm và ctv đã xây dựng hệ
thống các yếu tố và phân cấp chỉ tiêu cho mỗi yếu tố để phân chia và đánh giá lập
địa cho đất đồi núi, đất cát ven biển, đất ngập mặn và đất chua phèn, trong đó:
* Đối với vùng đất đối núi: Dựa trên đặc điểm đất vùng đồi núi, 4 yếu tố
đã đƣợc tác giả lựa chọn, gồm: độ dốc (S), độ dày tầng đất (D), hàm lƣợng mùn
(OM) và thành phần cơ giới (T), trong đó: (1) S đƣợc phân làm 4 cấp (S1 < 15o,
15 < S2 ≤ 25o, 25 < S3 ≤ 35o, S4 > 35o). (2) D đƣợc phân làm 3 cấp (D1 > 100
cm, 50 < D2 ≤ 100 cm, D3 < 50 cm). (3) OM đƣợc phân 4 cấp (rất giàu, giàu,
trung bình, nghèo). (4) T đƣợc phân làm 3 cấp (thịt, sét, cát) [6], [60].


15

* Đối với vùng đất ngập mặn: Trên cơ cở mối quan hệ giữa đất, thủy triều,
địa mạo với sinh trƣởng cây trồng, tác giả đã lựa chọn 4 yếu tố, gồm: loại đất và
thành phần cơ giới, độ thành thục của đất, hàm lƣợng hữu cơ, chế độ ngập triều
[60], [61].
Để làm rõ thêm về đặc điểm đất đai liên quan đến sử dụng đất cho 7 vùng
kinh tế lâm nghiệp thuộc vùng đối núi tác giả và cộng sự đã xây dựng hệ thống
đơn vị đất đai cho mỗi vùng kinh tế, trên cơ sở lựa chọn 5 yếu tố: độ cao, nhóm
hay loại đất chính, độ dốc, độ dày tầng đất, lƣợng mƣa. Tuy nhiên mỗi yếu tố
đƣợc phân theo các cấp khác nhau tùy đặc điểm từng vùng, trong đó:
* Đối với vùng Đông Nam Bộ: Độ cao đƣợc phân làm 3 cấp (H1 ≤ 100
m), 100 < H2 ≤ 300 m, H3: > 300 m). Nhóm đất và loại đất đƣợc phân làm 11
loại. Độ dốc đƣợc phân làm 3 cấp (S1: < 15o, 15 < S2 ≤ 25o, S3 > 25o). Độ dày
tầng đất (D1 > 100 cm, 50 < D2 ≤ 100 cm, D3 < 50 cm). Lƣợng mƣa đƣợc phân

thành 3 cấp (R1 > 2000 mm, 1600 < R2 ≤ 2000 mm, R3 < 1600 mm) [60].
* Đối với vùng Tây nguyên: Độ cao đƣợc phân làm 4 cấp (H1 ≤ 300 m,
300 < H2 ≤ 500 m, 500 < H3 ≤ 1000 m, H4 > 1000 m). Nhóm đất và loại đất
đƣợc phân làm 11 loại. Độ dốc đƣợc phân làm 3 cấp (S1 < 15o, 15 < S2 ≤ 25o, S3
> 25o). Độ dày tầng đất (D1 > 100 cm, 50 < D2 ≤ 100 cm, D3 < 50 cm). Lƣợng
mƣa đƣợc phân thành 4 cấp (R1 > 2400 mm, 2000 < R2 ≤ 2400 mm, 1600 < R3
≤ 2000 mm, R4 < 1600 mm) [60].
Đỗ Đình Sâm (1990), trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm sinh khí hậu Việt
Nam, đặc biệt là chế độ khô hạn mùa khô và chế độ thoát nƣớc đã phân chia
đƣợc 10 nhóm lập địa ở Việt Nam [46], [54], [61].
Để đáp ứng đƣợc nhu cầu quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp một cách có hệ
thống, hiệu quả, dễ vận dụng cho các địa phƣơng thì Tổng cục Lâm nghiệp và
Ngô Đình Quế đã xây dựng hệ thống phân chia dạng đất đai (lập địa cấp 2) và
dạng lập địa (lập địa cấp 1) nhƣ sau:
* Theo Tổng cục Lâm nghiệp, thì các yếu tố và phân cấp các yếu tố để
phân chia dạng lập địa, gồm: lƣợng mƣa (R1 ≤ 1500, 1500 < R2 ≤ 2500, R3 >


16

2500 mm). Độ cao tuyệt đối (đối với miền Bắc, H1 ≤ 300 m, 300 < H2 ≤ 700 m,
700 < H3 ≤ 1000 m, H4 > 1000 m; đối với miền Nam, H1 ≤ 500 m, 500 < H2 ≤
1000 m, 1000 < H3 ≤ 1500 m, H4 > 1500 m). Loại đất và nhóm đất (có 6 loại và
nhóm loại). Độ dốc (S1 ≤ 15o, 15 < S2≤ 25o, 25 < S2≤ 35o, S4 > 35o). Độ dày
tầng đất (D1 ≤ 30 cm, 30 < D2≤ 50 cm, 50 < D3 ≤ 100 cm, D4 > 100 cm,). Vị
trí địa hình có chân, sƣờn, đỉnh. Thảm thực vật có 5 loại có rừng và 2 loại không
có rừng.
* Theo Ngô Đình Quế (1996), thì các yếu tố đƣợc lựa chọn để phân chia
dạng lập địa, gồm: đá mẹ và loại đất, độ dày tầng đất, độ dốc, thảm thực vật.
Việc phân cấp các yếu tố thì phải căn cứ vào điều kiện thực tế của từng khu vực

để phân chia cho phù hợp với thực tế.
Nhƣ vậy, phải tùy vào điều kiện tự nhiên, tầm quy hoạch sử dụng đất,
định hƣớng sử dụng đất, mục tiêu kinh doanh, khả năng thu thập số liệu của mỗi
khu vực cụ thể để xác định các yếu tố và phân cấp các yếu tố phân loại lập địa
cho phù hợp, đơn giản và dễ vận dụng [40], [47], [49].
1.2.2 Vai trò của các yếu tố cấu thành lập địa đối với thực vật
Dựa trên học thuyết "Sinh vật địa lý quần thể" của Xucasov V.N và học
thuyết "Hệ sinh thái" của Tansley A.G, Thái Văn Trừng đã xây dựng luận điểm
"Sinh thái phát sinh quần thể trong thảm thực vật". Vai trò của các nhóm nhân tố
sinh thái trong phát sinh quần thể thực vật là khác nhau [82].
* Nhóm địa lý - địa hình: Gồm các yếu tố: độ vĩ, độ kinh, độ lục địa, độ
cao, hƣớng phơi và độ dốc; là nhóm đƣợc xếp cao nhất trong thứ bậc của các
nhóm nhân tố phát sinh; có tác dụng chi phối, ảnh hƣởng đến các nhóm nhân tố
khác và phân bố của các nhóm quần thể [82]. Vai trò của địa hình và địa thế còn
đƣợc thể hiện thông qua việc cải biến khí hậu và đất đã gián tiếp ảnh hƣởng đến
sinh trƣởng, phân bố, hình thái và cấu trúc của các quần thể thực vật [71].
Humboldt (1817) nhận định rằng các đai thực vật kế tiếp nhau theo độ cao đều
tƣơng ứng với các đai thực vật phân bố theo độ vĩ từ xích đạo đến hai cực [59].


17

* Nhóm nhân tố khí hậu - thủy văn: Đây là nhóm nhân tố chủ đạo quyết
định hình thái và cấu trúc của các kiểm thảm thực vật, quyết định cái "Khung
cảnh" của thảm thực vật còn thành phần loài cây có thể rất khác nhau từ vùng
này sang vùng khác và phụ thuộc nhiều vào những yếu tố sinh thái khác. [82].
Trong các yếu tố khí hậu thì: Lƣợng mƣa đem lại ẩm độ cho sinh trƣởng của
thảm thực vật, ảnh hƣởng đến sự phân định ranh giới của các thảm thực vật.
Nhiệt độ có ý nghĩa định đoạt sự phân bố của thảm thực vật bên trong rừng mƣa
[27], [71]. Ánh sáng, theo Bếch sơ, thì "Ánh sáng là chiếc đòn bẩy mà nhà lâm

học dùng để điều khiển sự sống của rừng theo hƣớng có lợi về kinh tế [19].
* Nhóm nhân tố đá mẹ - thổ nhƣỡng: Những kiểu thảm thực vật địa đới
phải đƣợc hình thành trên những kiểu đất địa đới hoàn toàn thành thục. Nếu quá
trình địa đới phát sinh thổ nhƣỡng không hoàn chỉnh sẽ hình thành đất phi địa
đới. Những kiểu thảm thực vật hình thành trên đất phi địa đới là những kiểu phụ
thổ nhƣỡng của thảm thực vật [82]. Đất là nhân tố sinh thái hết sức quan trọng có
ảnh hƣởng sâu sắc thành phần loài, năng suất, cấu trúc và tính ổn định của thảm
thực vật rừng mƣa [19], [43], [71]. Các nhân tố thổ nhƣỡng có ảnh hƣởng rõ rệt
đến thảm thực vật, quyết định tình hình phân bố các quần hệ rừng mƣa [58].
* Nhóm nhân tố khu hệ thực vật: Trong nhiều trƣờng hợp, dƣới điều kiện
khí hậu, đất đai giống nhau nhƣng thành phần loài cây nhiều khi lại khác hẵn
nhau trong cùng một kiểu thảm thực vật là do nhóm khu hệ thực vật đã hình
thành nên các kiểu phụ miền thực vật [82]. Thảm thực vật có ảnh hƣởng đến các
yếu tố cấu thành lập địa khác, nhƣ: tham gia vào quá trình hình thành đất, làm
biến đổi tiểu khí hậu [75]. Thảm thực bì phản ánh rõ nhất điều kiện lập địa, là căn
cứ quan trọng để phân loại và đánh giá điều kiện lập địa [51].
* Nhóm nhân tố sinh vật và hoạt động của con ngƣời: Do những tác động
của con ngƣời đã phát sinh ra các quần thể thứ sinh thƣờng có hình thái, cấu trúc
và thành phần loài khác hẵn với quần thể nguyên sinh nên đƣợc gọi là kiểu phụ
tác nhân [38], [82]. Trong nhóm nhân tố sinh vật, nhất là sâu bệnh có thể làm
phát sinh những loại hình quần thể đặc biệt nên gọi là kiểu phụ sinh vật [82].


18

1.2.3 Hệ thống phân loại lập địa lâm nghiệp
1.2.3.1 Một số khái niệm liên quan đến phân loại lập địa lâm nghiệp
Trên cơ sở nghiên cứu về hệ thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam
[61], đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam [60], đánh giá và
phân chia lập địa trong lâm nghiệp [40], ứng dụng lập địa trong lâm nghiệp [49],

sinh thái rừng [43], kỹ thuật lâm sinh nâng cao [26] thì nghiên cứu này hiểu một
số khái niệm liên quan đến phân loại lập địa nhƣ sau:
- Phân loại học theo ngôn ngữ toán học: Là một phân loại có cấu trúc
cây, gồm các phân loại cho một nhóm đối tƣợng cho trƣớc. Trên đỉnh cấu trúc
(nút gốc) là một phân loại duy nhất, áp dụng cho tất cả các đối tƣợng. Các nút
bên dƣới nút gốc là các phân loại cụ thể hơn, áp dụng cho các tập con của tập
chứa tất cả các đối tƣợng đang đƣợc phân loại [9].
- Phân loại lập địa, phân chia lập địa và phân vùng lập địa: Đƣợc hiểu
tƣơng tự nhau, bao gồm việc xây dựng hệ thống cấp phân vị (cây cấu trúc), xây
dựng bộ tiêu chuẩn phân loại các đơn vị lập địa trong một cấp phân vị, chuyển
họa các đơn vị lập địa đó lên bản đồ thành từng vùng riêng biệt. Nên khi nói phân
vùng lập địa là hàm ý muốn nói đến kết quả cuối cùng của việc phân loại lập địa.
- Phân loại lập địa dựa theo hệ thống cấp phân vị lập địa: Là phân loại trên
cở sở tổ hợp không lặp chỉ tiêu các yếu tố cấu thành lập địa theo từng cấp phân vị
trong hệ thống phân vị lập địa.
- Phân loại lập địa theo tiềm năng: Là hƣớng phân loại dựa trên đặc điểm
tổng hợp về mức độ thuận lợi, khó khăn, quy mô và phân bố lập địa, thƣờng
đƣợc áp dụng trên phạm vi rộng nhằm phục vụ cho quy hoạch, sử dụng đất đối
với những nhóm loài cây chứ không gắn với một loài cây cụ thể nào.
- Phân loại lập địa theo khả năng thích hợp: Là hƣớng phân loại lập địa
dựa trên mối quan hệ giữa lập địa với một loại cây trồng cụ thể, thông qua các
chỉ tiêu sinh trƣởng của nó, nhƣ: đƣờng kính, chiều cao, thể tích, trữ lƣợng, năng
suất, sản lƣợng gỗ và lâm sản ngoài gỗ để đánh giá và phân loại lập địa theo mức
độ thích hợp với loại cây trồng đó.


19

- Tiêu chuẩn phân loại lập theo hệ thống cấp phân vị lập địa: Là tập hợp
các yếu tố phân loại lập địa và cấp phân chia các yếu tố đó để phân loại các đơn

vị lập địa trong một cấp phân vị. Tổng hợp những tiêu chuẩn của các cấp phân vị
là hệ thống phân loại theo hệ thống cấp phân vị lập địa.
- Tiêu chuẩn phân loại lập địa theo tiềm năng: Gồm tiêu chí phản ánh tổng
hợp về thuận lợi và hạn chế của các yếu tố cấu thành lập địa và các cấp phân chia
tiêu chí này.
- Tiêu chuẩn phân loại lập địa theo mức độ thích hợp: Gồm một tiêu chí
về mức độ thích hợp cho mỗi loại cây trồng và các cấp phân chia tiêu chí đó.
Tiêu chí phân loại theo mức độ thích hợp có thể là năng suất hoặc sinh trƣởng
của cây trồng trên các dạng lập địa.
1.2.3.2 Nguyên tắc phân loại lập địa lâm nghiệp
Trong phân loại lập địa, ngƣời ta thƣờng dựa theo hai nguyên tắc sau: (1)
Một là phân chia khu vực đất, nghĩa là: Mỗi đơn vị lập địa bất kỳ đều phải phản
ánh đƣợc các yếu tố địa lý tự nhiên trong phạm vị đó. Cấp của hệ thống không
nên ít quá và cũng không nên nhiều quá. Giữa các đơn vị lập địa có sự khác nhau
về yếu tố lập địa. Các khu vực của một đơn vị lập địa có thể không liền nhau. (2)
Hai là tổng hợp nhiều yếu tố và kết hợp với yếu tố chủ đạo, nghĩa là tổng hợp các
yếu tố cấu thành ĐKLĐ phản ánh đƣợc những tiêu chuẩn sẵn có của lập địa và có
sự khác biệt đặc trƣng tổng hợp với những ĐKLĐ khác, nên việc phân loại
ĐKLĐ phải dựa trên cơ sở khác biệt đặc trƣng tổng hợp của các yếu tố. Để đơn
giản, rõ ràng, chính xác, trực quan và dễ sử dụng thì phải phân tích tổng hợp các
nhân tố và tìm ra một hoặc hai nhân tố chủ đạo để phân loại ĐKLĐ [43].
Khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp Việt Nam, xây dựng hệ
thống đánh giá đất lâm nghiệp Việt Nam và phân chia lập địa lâm nghiệp, Đỗ
Đình Sâm, Ngô Đình Quế, Vũ Tấn Phƣơng, Nguyễn Ngọc bình đã xác định các
yếu tố phân chia lập địa theo nguyên tắc: (1) Phải lựa chọn những yếu tố phù hợp
với đặc điểm tự nhiên của đối tƣợng phân chia. (2) Cần lựa chọn yếu tố chủ đạo
hoặc yếu tố trội trong việc xác định và phân chia. (3) Các yếu tố lựa chọn cần


20


đƣợc xem xét phù hợp với mục đích kinh doanh, mức độ thâm canh, nhƣng
không quá phức tạp, phải thể hiện đƣợc trên bản đồ [46], [48], [49], [60], [61].
1.2.3.3 Hệ thống cấp phân vị lập địa lâm nghiệp
Schwanecker và ctv đã ban hành Quy trình điều tra lập địa lâm nghiệp tạm
thời để phục vụ cho thiết kế trồng rừng ở miền Bắc theo hệ thống 4 cấp phân vị
lập địa, gồm: cấp vùng sinh trƣởng, cấp khu sinh trƣởng, cấp phân vị bức khảm
và cấp dạng lập địa. Vận dụng quy trình này, tác giả đã phân miền Bắc Việt Nam
thành 7 vùng và 22 khu sinh trƣởng [34], [46], [47], [49].
Đỗ Đình Sâm (1990), khi nghiên cứu đặc điểm khí hậu ảnh hƣởng đến
sinh trƣởng và hình thành các kiểu rừng ở Việt Nam đã phân lập địa Việt Nam
thành 10 nhóm chủ yếu trong cùng một cấp phân vị [40].
Trên cơ sở nghiên cứu các phƣơng pháp điều tra lập địa tổng hợp và
những kết quả nghiên cứu phân vùng điều kiện lập địa Việt Nam, Nguyễn Văn
Khánh (1996) đã đề xuất hệ thống cấp phân vị lập địa lâm nghiệp trên phạm vi
toàn quốc có 7 cấp, gồm: toàn quốc, miền lập địa, á miền lập đia, vùng lập địa,
tiểu vùng lập địa, dạng đất đai và cấp dạng lập địa là đơn [34], [46], [49], [61].
- Ngô Đình Quế (2003), khi nghiên cứu về đất rừng ngập mặn ven biển để
khôi phục, phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm ở Việt Nam đã xây dựng hệ
thống cấp phân vị đối với vùng đất ven biển ngập mặn ở Việt Nam, gồm 4 cấp:
miền lập địa, vùng lập địa, tiểu vùng lập địa, dạng lập địa [49].
- FAO (1976, 1984) đã phân hạng thích hợp đất đai theo 4 cấp, gồm: bộ,
hạng (lớp), hạng phụ (lớp phụ) và đơn vị, trong đó: (1) Bộ thích hợp có 3 hạng
thích hợp: S1 là rất thích hợp, S2 là thích hợp, S3 là ít thích hợp. Trong mỗi
hạng, dự vào yếu tố hạn chế để phân ra các hạng phụ. (2) Bộ không thích hợp có
hai hạng không thích hợp: N1 là hạng không thích hợp hiện tai, N2 là hạng
không thích hợp vĩnh viễn. Trong mỗi hạng không thích hợp cũng dựa vào những
yếu tố hạn chế để phân chia thành các hạng phụ [33], [61], [62], [79], [92].
- Theo phƣơng pháp phân hạng đất đai: Ngô Đình Quê (2010) đã thiết lập
đƣợc mô hình hồi quy giữa năng suất rừng Dầu rái với một số yếu tố lập địa.



21

Trên cơ sở mô hình hồi quy này đã phân lập địa khu vực miền Đông Nam Bộ làm
4 hạng đất để trồng rừng Dầu rái [50]. Những hạng đất này biểu thị mức độ thích
hợp khác nhau của cây Dầu rái với lập địa, nhƣng trong cùng một cấp phân vị.
- Theo dạng biểu cấp đất: Khi xây dựng biểu cấp đất cho một loài cây
trồng hay một loại rừng tự nhiên nào đó, ngƣời ta thƣờng dựa vào chỉ số chiều
cao lâm phần để phân lập địa thành các cấp đất, biểu thị những mức độ thích hợp
khác nhau của cây trồng với lập địa [23], [61], [73]. Nên những cấp đất này là
trong cùng một cấp phân vị.
1.2.3.4 Hệ thống tiêu chuẩn phân loại lập địa lâm nghiệp
Đỗ Đình Sâm (1990): Hệ thống bộ tiêu chuẩn phân loại nhóm lập địa chủ
yếu ở Việt Nam dựa trên đặc điểm sinh khí hậu, đã đƣợc Đỗ Đình Sâm xây dựng
nhƣ ở Bảng 1.1 [40], [49], [61].
Bảng 1.1: Hệ thống bộ tiêu chuẩn phân loại nhóm lập
địa theo đặc điểm sinh khí hậu (1990)
Cấp phân vị
Yếu tố (tiêu chí) và phân cấp các yếu tố
Nhóm lập địa - Mức độ thoát nƣớc: thoát nƣớc mạnh, thoát nƣớc, thoát nƣớc yếu
chủ yếu
- Mức độ khô hạn (4 cấp): rất khô, khô, ẩm, ẩm thƣờng xuyên

Bảng 1.2: Hệ thống bộ tiêu chuẩn phân loại lập địa
theo phƣơng pháp địa tổng hợp (1996)
Cấp phân vị
Miền
Á miền
Vùng


Tiểu vùng

Dạng đất đai
Dạng lập địa

Yếu tố và phân cấp yếu tố
Tháng lạnh: Có hay không có tháng lạnh
Độ dài mùa mƣa: ngăn, trung bình, dài, rất dài
- Miền Bắc, yếu tố trƣờng độ lạnh: ngắn, trung bình, dài, rất dài.
Cƣờng độ lạnh (nhiệt độ bình quân tháng lạnh nhất trong năm).
- Miền Nam, yếu tố trƣờng độ khô: ngắn, trung bình, dài, rất dài.
Cƣờng độ khô (X=S.A.D, trong đó: S là số tháng khô, A là số tháng
hạn, D là số tháng kiệt).
- Nhóm yếu tố khí hậu: Nhiệt độ bình quân năm, số tháng khô, lƣợng
mƣa bình quân năm: rất nhiều, nhiều, trung bình, ít, rất ít.
- Nhóm địa hình: núi (cao, trung bình, thấp), sơn nguyên (cao, trung
bình, thấp), cao nguyên (cao, trung bình, thấp), đồi (cao, trung bình,
thấp), sụt võng, xâm thực bồi tụ(thung lũng, lòng chảo, bồn địa), kiểu
kastơ, bán bình nguyên, đồng bằng
- Nhóm đất và đá mẹ: các nhóm đất, đá mẹ và vật chất tạo đất.
Yếu tố: cấp độ dốc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới
Yếu tố: địa mạo, độ dốc, loại đất


22

- Nguyễn Văn Khánh (1996), khi phân vùng lập địa lâm nghiệp Việt Nam
theo phƣơng pháp điều tra lập địa tổng hợp của Đức xây dựng hệ thống tiêu
chuẩn phân chia lập địa 6 cấp phân vị đƣợc trình bày ở Bảng 1.2 [34], [49].

Bảng 1.3: Tiêu chuẩn phân hạng thích hợp cho cây Sao đen
Yếu tố
Thành phần cơ giới
Độ dốc (độ)
Độ dày tầng đất (cm)
Độ cao (m)
Cây gỗ tái sinh (cao > 1 m, cây/ha)
Lƣợng mƣa hàng năm (mm)

S1
T3
< 15
> 100
< 100
IC
> 2000

Phân hạng thích hợp các yếu tố
S2
S3
N
T1
T2
T4
15 - 25
25 - 35
> 35
50 - 100
< 50
100 - 300

300 - 800
> 800
IB1
IB2
IA
1500 - 2000 1000 - 1500 <1000

Ghi chú: T1: trung bình, T2: hơi nặng, T3: nhẹ, T4: rất nặng hoặc rất
nhẹ. IC: > 1000 cây/ha, IB1: 300 - 1000 cây/ha, IB2: < 300 cây/ha, IA: không có.
- Bộ tiêu chuẩn phân loại theo mức độ thích hợp của FAO: Khi đánh giá
mức độ thích hợp của cây trồng bằng phƣơng pháp so sánh yêu cầu sử sử dụng
đất của cây trồng với điều kiện lập địa của dạng lập địa, ngành lâm nghiệp đã xây
dựng tiêu chuẩn thích hợp cho 30 loài cây lâm nghiệp, trong đó đối với cây Sao
đen đƣợc trình bày ở Bảng 1.3 [46], [49], [62].
- Bộ tiêu chí theo phân hạng lập địa: Ngô Đình Quế (2006 - 2009) đã dựa
vào quan hệ giữa năng suất và các yếu tố lập địa đã phân hạng đất trồng cây Keo
tai tƣợng ở vùng trung tâm Bắc Bộ thành 4 hạng. Tiêu chuẩn của những hạng này
đƣợc trình bày ở Bảng 1.4 [40].
Bảng 1.4: Tiêu chuẩn phân hạng đất trồng Keo
tai tƣợng vùng trung tâm Bắc Bộ
Hạng đất
Loại đất
Hạng 1 (>18 m3/ha/năm)
Hạng 2 (15 - 18 m3/ha/năm)
Hạng 3 (10 - 15 m3/ha/năm)
Hạng 4 (< 10 m3/ha/năm)

Fp, Ff, D
Fs, Fp
Fs, Fq, Fv

Fq, E

Yếu tố và phân cấp yếu tố
Độ dốc
Độ dày Thực bì Mùn tổng
(độ)
(cm)
số (%)
< 15
> 70 IC, IB1
>3
15 - 25
50 - 70 IB2, IB1
2-3
25 - 35
30 - 50 IB2, IA
2-3
> 35
< 30 IA
<2

Chi chú: Ff: đất feralit phát triển trên đá phấn sa, Fs: đất feralit đỏ vàng
trên phiến sét, Fp: đất nâu vàng trên phù sa cổ, Fv: đất feralit nâu đỏ trên đá
vôi, Fq: đất feralit vàng đỏ trên cuội kết, D: đất dốc tụ, E: đất xói mòn trơ sỏi đá,
IC: > 1000 cây/ha, IB1: 300 - 1000 cây/ha, IB2 < 300 cây/ha, IA không có.


23

1.2.3.5 Các phƣơng pháp phân loại lập địa lâm nghiệp

Theo Ngô Đình Quế (2011) và Phạm Xuân Hoàn (2011), thì hiện tại có
hai hƣớng phân chia lập địa là phân chia theo tiềm năng và phân chia lập địa theo
mức độ thích hợp của cây trồng cụ thể với điều kiện lập địa [26], [46].
a) Các phương pháp phân loại lập địa theo tiềm năng
* Theo hệ thống cấp phân vị lập địa: Nguyễn Văn Khánh (1996), sau khi
xây dựng đƣợc bộ tiêu chuẩn phân loại lập địa theo hệ thống cấp phân vị đã phân
loại lập địa lâm nghiệp trên phạm vi toàn quốc thành: 2 miền lập địa, 4 á miền
lập địa, 12 vùng lập địa, 407 tiểu vùng lập địa [34]. Những đơn vị lập địa phân
lập đƣợc từ nghiên cứu này chỉ phản ánh đƣợc những đặc điểm tự nhiên của lập
địa trên một phạm vi rộng để phục vụ cho quy hoạch, sử dụng đất tầm vĩ mô.
Phạm Xuân Hoàn (2011), phân chia lập địa để đánh giá tiềm năng là phải
tiến hành xác định các nhân tố cấu thành và chia các nhân tố này thành thang bậc
hay cấp độ khác nhau, sau đó tái tổ hợp lại để thành lập nên các đơn vị phân loại
cho từng điều kiện lập địa cụ thể, các đơn vị lập địa chỉ phản ánh tiềm năng chứ
không gắn với bất kỳ một loại cây trồng nào cụ thể nào [26].
* Theo cấp tiềm năng: Trên cơ sở phân loại đƣợc các đơn vị lập địa dựa
theo hệ thống phân vị và những bộ tiêu chuẩn các cấp phân vị (phƣơng pháp yếu
tố), ngƣời ta thƣờng tiến hành: Lựa chọn những yếu tố quan trọng trong đơn vị
đơn vị lập địa. Xác định hệ thống thang điểm cho các cấp trong mỗi yếu tố. Xác
định trọng số đối với một vài yếu tố đƣợc xem là quan trọng nhất đối với cây
trồng. Tính điểm trung bình chung cho đơn vị lập địa và phân thành 4 cấp tiềm
năng. Khi xét cấp tiềm năng còn xem thêm sự xuất hiện yếu tố giới hạn, nếu 1
đơn vị lập địa có 2 yếu tố giới hạn thì đƣợc xếp tăng thêm một cấp. Nhƣ vậy, các
đơn vị lập địa đƣợc xếp vào 4 loại tiềm năng khác nhau [6], [51], [60], [61].
b) Các phương pháp phân loại lập địa theo khả năng thích hợp
Là phân loại dựa vào mức độ thích hợp cao hay thấp của mỗi loài cây
trồng với điều kiện lập địa thông qua các chỉ tiêu sinh trƣởng cụ thể loài cây đó
nhƣ tăng trƣởng đƣờng kính, chiều cao, trữ lƣợng, sản lƣợng của các sản phẩm



24

mục tiêu [26], [49], [61]. Hiện tại có ba phƣơng pháp phân loại lập địa theo khả
năng thích hợp, gồm:
* Theo FAO (1984): Trên cơ sở so sánh yêu cầu sử dụng đất của cây trồng
với điều kiện lập địa để xác định khả năng thích hợp của cây trồng với lập địa.
Theo phƣơng pháp này, lập địa đƣợc phân thành 5 loại tƣơng ứng với 5 cấp thích
hợp [49], [61], [70], [79].
* Theo phƣơng pháp phân hạng: Dựa trên mối quan hệ giữa năng suất với
điều kiện lập địa để cho điểm theo thang 10, 50, 100 điểm, hoặc lập mô hình hồi
quy đa nhân tố. Theo phƣơng pháp này, ngƣời ta thƣờng phân lập địa thành 4 đến
6 loại tƣơng ứng với 4 đến 6 hạng đất [40], [50], [61].
* Theo phƣơng pháp phân chia cấp đất: Dựa vào chỉ số chiều cao của lâm
phần ở các cấp tuổi trong những điều kiện lập địa khác nhau, ngƣời ta đã xây
dựng đƣợc biểu cấp đất phản ánh sức sản xuất của lập địa. Mỗi biểu cấp đất
thƣờng từ 5 - 8 cấp. Mỗi cấp đất chính là một loại lập địa theo khả năng thích
hợp với một loại cây trồng nào đó [61], [73].
1.2.4 Phân loại lập địa lâm nghiệp cấp 2 và cấp 1
* Phân loại lập địa cấp 2 (cấp dạng đất đai): Đƣợc ứng dụng vào quy
hoạch sử dụng đất ở tầm vĩ mô cho các địa phƣơng cấp huyện, tỉnh. Với mục tiêu
này, Tổng cục Lâm nghiệp (2011) đƣa ra bộ tiêu chuẩn phân loại lập địa cấp 2,
gồm 6 yếu tố: lƣợng mƣa, đá mẹ và loại đất, độ dày tầng đất, độ cao tuyệt đối, độ
dốc, trạng thái thực vật. Bộ tiêu chuẩn này chủ yếu áp dụng cho đất đối núi. Để
áp dụng cho vùng đất ven biển, Ngô Đình Quế (2003) đã xây dựng bộ tiêu chuẩn
phân loại lập địa cấp 2 cho vùng đất ngập mặn ven biển gồm các yếu tố: nhiệt độ,
lƣợng mƣa, thực vật, độ mặn của nƣớc, sản phẩm bồi tụ, đặc điểm địa hình [49].
* Phân loại lập địa cấp 1 (cấp dạng lập địa): Tổng cục Lâm nghiệp (2011)
đã xây dựng bộ tiêu chuẩn phân loại lập địa cấp 1 gồm các yếu tố: Đá mẹ và loại
đất, độ dày tầng đất, độ dốc, vị trí địa hình, thảm thực vât. Bộ tiêu chuẩn này về
cơ bản áp dụng đối với vùng đất đồi núi trên phạm vi cả nƣớc. Khi vận dụng thì

mỗi địa phƣơng, mỗi dự án phải căn cứ theo nguyên tắc lựa chọn và phân cấp các


Luận án đầy đủ ở file: Luận án Full






×