Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Báo cáo tình hình giáo dục kỹ năng sống tại trường học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.32 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT ………………….
Số: /BC-THPT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…………………., ngày 18 tháng 4 năm 2018

BÁO CÁO
Tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống
----------------Thực Công văn số 728/SGDĐT-PC&CTHSSV, ngày 11/4/2018 của Sở Giáo dục và Đào
tạo, V/v báo cáo tình hình triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống trong các nhà trường. Căn cứ
kết quả thực hiện của toàn trường, trường THPT ………….. báo cáo kết quả cụ thể như sau:
I- Công tác chỉ đạo.
Cấp ủy chi bộ đã xây dựng Nghị quyết chuyên đề về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh,
gắn với việc triển khai Chỉ thị 05 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh. Nhà trường đã chỉ đạo chuyên môn về thực hiện dạy học tích hợp các nội dung giáo dục
Kỹ năng sống, giá trị sống trong các môn theo chương trình quy định. Chỉ đạo thành lập và duy
trì hoạt động của các câu lạc bộ theo sở thích và năng khiếu của học sinh.
BGH nhà trường phân công 1 phó hiệu trưởng phụ trách công tác ngoại khóa thiết kế các
chủ đề giáo dục KNS phù hợp với nội dung hoạt động thực hiện chủ đề hoạt động ngoài giờ lên
lớp theo công văn chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Các chủ đề giáo dục KNS được thiết kế
phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và phù hợp với đối tượng học sinh.
Nhà trường cũng tổ chức tập huấn cho cán bộ và giáo viên trong trường về vai trò, tầm
quan trọng của công tác giáo dục kỹ năng sống, cung cấp tài liệu về các kỹ năng sống cần thiết
đối với học sinh THPT cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn. Định hướng
phương pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh
Phân công các chủ thể tham gia vào hoạt động giáo dục KNS cho học sinh là giáo viên chủ
nhiệm, giáo viên các môn học, cán bộ đoàn chuyên trách trong nhà trường. Mỗi lực lượng tham
gia chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục KNS cụ thể, chi tiết, khoa học, thiết thực và phù hợp.
Chỉ đạo các bộ phận có liên quan sử dụng linh hoạt các loại hình hoạt động, hình thức tổ


chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đa dạng, sinh động, hấp dẫn để thực hiện mục tiêu giáo
dục KNS đã được tích hợp
Đặc biệt nhà trường đã chỉ đạo thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao...; xây dựng được quy ước ứng xử văn hóa, xây dựng nội quy, quy định phù hợp với quy
định của pháp luật và đặc thù riêng của học sinh nhà trường. Những nội quy và quy ước ứng xử
được niêm yết trong các phòng học để học sinh thực hiện.
Bên cạnh đó, BGH nhà trường tích cực chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” với những hoạt động cụ thể thiết thực như: Chăm sóc
bồn hoa cây cảnh, làm vệ sinh môi trường, triển khai chương trình phát thanh học đường…cũng
là giải pháp góp phần trang bị thêm nhiều kiến thức kỹ năng sống cho học sinh.
II- Kết quả đạt được
1. Kết quả triển khai, sự chuyển biến công tác giáo dục KNS trong nhà trường về công tác
giáo dục KNS :
- Đối với giáo viên: Thực hiện công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh không những
trong những bài dạy mà trong các hoạt động trong trường tổ chức; Nhiều giáo viên chủ nhiệm đã
thực sự là nhà tư vấn tâm lý, là nơi để học sinh giải bày những suy nghĩ, khó khăn, là nơi để các
em tìm kiếm sự giúp đỡ mỗi khi cần thiết.


- Đối với học sinh: Nhận thức được sự biến đổi của xã hội xung quanh các em, biết phòng,
tránh để bảo vệ chính bản thân và góp phần tuyên truyền đến người thân những gì các em biết.
Thông qua nhiều học động giáo dục đa dạng, học sinh đã được trang bị nhiều kỹ năng cần
thiết cho cuộc sống của các em như:
+ Tổ chức các hội thi, hội diễn văn nghệ, các hoạt động thể dục thể thao.. giúp các em có
cơ hội làm việc nhóm, có điều kiện phát triển những năng khiếu cá nhân, rèn luyện thể chất;
+ Tổ chức các hoạt động xã hội như: thăm hỏi gia đình chính sách, quyên qóp ủng hộ
những nạn nhân của thiên tai, tổ chức chương trình Bánh tết yêu thương, gói bánh chưng và nấu
tặng các bạn có hoàn cảnh khó khăn…
2. Sự phối hợp giữa nhà trường với địa phương, gia đình và các tổ chức khác trong công
tác giáo dục KNS.

Nhà trường đã phối hợp cùng các đơn vị ngoài nhà trường, tổ chức các hoạt động truyền
thông về giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống của học sinh như: Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị
huyện, Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề Thanh niên tỉnh, Công ty Honda (Head Sơn Thanh
Phong).
III. Đánh giá chung
1. Kết quả nổi bật.
Đã thực hiện đầy đủ, đa dạng và có hệ thống các hoạt động giáo dục kỹ năng sống và giá
trị sống cho học sinh.
Học sinh đã được trang bị khá nhiều kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết. Xây dựng được
giáo trình giáo dục nhóm kỹ năng thế kỷ XXI cho học sinh và áp dụng.
2. Hạn chế.
Hệ thống trang thiết bị hỗ trợ cho các hoạt động này còn chưa đồng bộ, chưa đáp ứng nhu
cầu của giáo viên.
Chưa có giáo trình đáp ứng được tất cả các nhóm học sinh.
3. Nguyên nhân.
Nhu cầu của học sinh là khá nhiều, sự phát triển nhanh của xã hội yêu cầu cao nên giáo
dục chưa thích ứng kịp, nhiều nhóm kỹ năng mới cần trang bị mà bản thân giáo viên cùng còn
lúng túng.
Chưa có giáo viên chuyên trách mà đều kiêm nhiệm, thiếu giáo viên được đào tạo chuyên
sâu về tâm lý và kỹ năng tác động đến nhóm học sinh khuyết tật, nhóm học sinh có biểu hiện đặc
biệt.
IV- Giải pháp triển khai giáo dục KNS trong thời gian tới
1. Phương hướng.
Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, xây dựng chương trình tổng thể cho công tác
giáo dục kỹ năng sống cho cả năm học bao gồm các hoạt động tích hợp ở các môn học và các
hoạt động chuyên đề. Đầu tư cơ sở vật chất, tranh thiết bị đáp ứng yêu cầu thực tiễn của công tác
giáo dục kỹ năng sống.
2. Giải pháp
Tiếp tục tăng cường chỉ đạo, định hướng công tác giáo dục kỹ năng sống, nâng cao công
tác kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm.

Tích hợp giáo dục KNS qua các môn học theo hướng linh hoạt, hiệu quả
Giáo dục kỹ năng sống qua giờ sinh hoạt lớp: 15 phút đầu giờ, sinh hoạt cuối tuần, sinh
hoạt chi đoàn…
Giáo dục kỹ năng sống qua hoạt động ngoài giờ: sinh hoạt dưới cờ, các trò chơi lớn, các
hội thi và hoạt động truyền thông, các hoạt động xã hội


Bổ sung nhiều đầu sách về lĩnh vực giáo dục kỹ năng sống cho thư viện, tạo điều kiện để
các em tiếp cận với các ấn phẩm này.
Tổ chức nhiều các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và giáo dục gắn với hoạt động sản xuất
tại địa phương.
III- Kiến nghị, đề xuất
1. Đối với địa phương.
Hỗ trợ phần kinh phí bổ sung trang thiết bị phục vụ hoạt động; phối hợp với vai trò là
chuyên gia trong các hoạt động;
2. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Xây dựng chương trình cụ thể hơn chương trình giáo dục kỹ năng sống, có những tài liệu
phục vụ việc xây dựng kỹ năng thế kỷ XXI cho học sinh.
Tổ chức nhiều hơn các lớp tập huấn chuyên sâu để nâng cao năng lực của giáo viên tại các
trường./.

HIỆU TRƯỞNG
Nơi nhận
- Sở GD&ĐT (để báo cáo);
- Chi bộ (để báo cáo);
- Lưu VT./.


Phụ lục 4
BÁO CÁO SỐ LIỆU (Dành cho khối các trường THPT, TTGDTX)

Thực trạng triển khai công tác giáo dục kỹ năng sống, năm học 2017-2018
(Kèm theo công văn số 728/SGDĐT-PC&CTHSSV ngày 11/4/2018 của Sở GDĐT)
I- Thống kê các số liệu
TT
3
4
5
6
7
8

9

10
11
12
13

Nội dung
Số học sinh được giáo dục
KNS
Số học sinh tham gia học
KNS ngoài giờ chính khóa
Số giáo viên nhà trường tham
gia dạy KNS
Số chuyên gia, giáo viên
ngoài nhà trường dạy KNS
Liên kết với các đơn vị ngoài
nhà trường tham gia dạy KNS
Triển khai hình thức giáo dục

KNS thông qua tích hợp, lồng
ghép các môn học
Triển khai hình thức giáo dục
KNS qua môn học ngoài giờ
chính khóa
Triển khai hình thức giáo dục
KNS qua hoạt động trải
nghiệm sáng tạo…
Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn
giáo viên dạy KNS
Số câu lạc bộ sở thích, tài
năng của học sinh do nhà
trường thành lập, quản lý
Các hình thức khác

Số lượng

Tỷ lệ %

870

100%

870

100%

47

100%


Ghi chú

02
02






Có hay
không triển
khai
Có hay
không triển
khai
Có hay
không triển
khai


08


Hội thi

II- Thống kê các giáo trình, tài liệu KNS đang sử dụng: (Liệt kê theo thứ tự: tên tài liệu; tác
giả; NXB, năm xuất bản)
1. Phòng ngừa thanh thiếu niên phạm tội, Nguyễn Xuân Yêm, Nxb Nhân dân, 2014.

2. Tập truyện ngụ ngôn giáo dục kỹ năng sống, Bùi Trung trực, Nxb Văn hóa và truyền thông,
2012.
3. Giáo dục trẻ bằng phương pháp dự phòng, Bùi Trung trực, Nxb Văn hóa và truyền thông, 2012.
4. Tuyển tập bài giảng giáo dục kỹ năng sống cho thiếu niên, Bùi Trung trực, Nxb Văn hóa và
truyền thông, 2012.
5. Tổ chức bài học kỹ năng sống bằng trò chơi lớn, Bùi Trung trực, Nxb Văn hóa và truyền thông,
2012.
6. 10 chuyên đề giáo dục kỹ năng sống dưới cờ, Bùi Trung trực, Nxb Văn hóa và truyền thông,
2012.


7. Giá trị sống vòng tay của mẹ, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.
8. Giá trị sống quà tặng từ trái tim, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.
9. Giá trị sống tương lai bắt đầu từ hôm nay, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.
10. Giá trị sóng chắp cánh ước mơ, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.
11. Giá trị sống bí ẩn của hạnh phúc, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.
12. Giá trị sống cha vẫn mãi luôn bên con, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.
13. Giá trị sống điều kỳ diện của cuộc sống, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.
14. Giá trị sống sự nhiệm màu của lòng yêu thương, Tùng Lâm, Nxb Văn hóa, 2013.
15. Chọn nghề cho tương lai, Lương Duy Thiện, Nxb Dân tộc, 2013.
16. Bài học xử thế, Lương Duy Thiện, Nxb Văn hóa thông tin, 2013
17. Kỹ năng đi trước đam mê, Adam Khoo, Nxb Phụ nữ, 2017.
18. 7 thói quen của bạn trẻ thành đạt, Sean Covey, Nxb Phụ nữ, 2017.
III- Thống kê danh sách các câu lạc bộ sở thích, tài năng của học sinh
1. Câu lạc bộ bóng bàn.
2. Câu lạc bộ bóng đá.
3. Câu lạc bộ cầu lông.
4. Câu lạc bộ bóng rổ
5. Câu lạc bộ Vovinam.
6. Câu lạc bộ Yêu Văn học.

7. Câu lạc bộ văn nghệ
8. Câu lạc bộ Phát thanh Khi tôi 18.
IV- Các chuyên đề giáo dục KNS cho học sinh
1. Chuyên đề giáo dục sức khỏe giới tính
2. Chuyên đề Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam cho đoàn viên, thanh niên (Phối hợp cùng Trung tâm
Bồi dưỡng Chính trị Huyện)
3. Chuyên đề giáo dục kỹ năng lái xe an toàn (Phối hợp cùng Công an Huyện và Công ty Honda)
4. Chuyên đề hướng nghiệp, chọn nghề (Phối hợp cùng Trung tâm hướng nghiệp thanh niên,
tỉnh).



×