TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
----------------------------------------
LƢƠNG THỊ THUỶ
BỨC TRANH LÀNG QUÊ VIỆT NAM
QUA TẬP THƠ GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI
– TRẦN ĐĂNG KHOA
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
Th.S - GVC NGUYỄN NGỌC THI
HÀ NỘI, 2014
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa giáo dục Tiểu họcTrƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn
thành khoá luận này. Đặc biệt, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
tới Th.S Nguyễn Ngọc Thi ngƣời đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình cho tôi trong
việc triển khai nghiên cứu đề tài khoá luận đạt kết quả.
Do thời gian nghiên cứu và đây là những bƣớc đầu làm quen với công
tác nghiên cứu khoa học nên đề tài của tôi không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy
tôi mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô giáo và các bạn sinh viên để khoá
luận tốt nghiệp của tôi thêm chất lƣợng và hữu ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn!.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Lƣơng Thị Thuỷ
LỜI CAM ĐOAN
Dƣới sự chỉ bảo tận tình của Th. S – GVC Nguyễn Ngọc Thi và kế thừa
kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trƣớc, tôi đã hoàn thành khoá
luận tốt nghiệp của mình. Tôi xin cam đoan khoá luận này là công trình
nghiên cứu của tôi, kết quả không trùng lặp với kết quả của các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Lương Thị Thuỷ
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 3
3. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 5
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. ............................................................. 5
5. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................. 5
6. Phƣơng pháp nghiên cứu. ........................................................................... 6
7. Cấu trúc khoá luận ...................................................................................... 6
NỘI DUNG....................................................................................................... 7
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH THẦN ĐỒNG THƠ CA ..................... 7
TRẦN ĐĂNG KHOA ....................................................................................... 7
1.1. Quê hƣơng ............................................................................................... 7
1.2. Gia đình.................................................................................................. 11
1.3. Thời đại .................................................................................................. 13
1.4. Tài năng bẩm sinh của Trần Đăng Khoa ............................................... 14
CHƢƠNG 2.THẾ GIỚI MỞ RA TỪ GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI THEO
CÁI NHÌN CỦA CẬU BÉ KHOA ................................................................. 17
2.1. Tâm lí trẻ thơ với nhu cầu khám phá và khát vọng đƣợc giao hoà với thế
giới xung quanh ............................................................................................... 17
2.2. Bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam................................................ 18
2.3. Bức tranh lao động nơi thôn dã ................................................................ 36
CHƢƠNG 3. NGHỆ THUẬT TẠO DỰNG BỨC TRANH LÀNG QUÊ ..... 42
3.1. Một số biện pháp tu từ. ............................................................................ 42
3.1.1. Biện pháp nhân hoá. ......................................................................... 42
3.1.2. Biện pháp So sánh ............................................................................. 47
3.1.3. Biện pháp Ẩn dụ ................................................................................ 48
3.2. Thể thơ và nhịp điệu................................................................................. 50
3.3. Nghệ thuật miêu tả âm thanh ................................................................... 53
3.3.1 Thế giới âm thanh mang đặc trưng của nông thôn Việt Nam - vùng
đồng bằng Bắc Bộ ....................................................................................... 53
3.3.2 Thế giới âm thanh phong phú đa dạng .............................................. 59
GIÁO ÁN GIẢNG DẠY ................................................................................ 67
KẾT LUẬN .................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 72
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Lí do khách quan
Thơ ca là dòng chảy vô tận, không bao giờ ngừng bồi đắp phù sa cho
cuộc đời. Thơ ca gắn với con ngƣời từ khi sinh ra đến khi từ giã cõi đời. Qua
những câu hát à ơi ngọt ngào của bà của mẹ, hoà với nhịp đƣa của cánh võng
chiếc nôi:
“Thơ là muôn vạn cánh chim
Đưa em bay bổng đi tìm giấc mơ”
Từ lâu tuổi thơ mỗi ngƣời đã gắn liền với thơ ca, bởi lẽ thơ rất phù hợp
với tuổi thơ. Nhà văn Ga- ma – ra đã từng nói: “Người ta nói là chỉ trẻ em và
nhà thơ mới biết làm thơ, mới hiểu được sự thật của cuộc sống” (Ga-mara,Cuốn sách và trẻ em). Trần Đăng Khoa là một minh chứng cho điều đó.
Những rung động chân thực cùng năng khiếu bẩm sinh trác việt đã tạo nên
một Trần Đăng Khoa – thần đồng thơ ca với những dòng thơ hồn nhiên, ấp
ám tình ngƣời, làm xôn xao lòng ngƣời thuộc nhiều lứa tuổi. Không phải ngẫu
nhiên mà Vân Thanh nhận xét: “Thơ Trần Đăng Khoa một thời làm rung
động cả trẻ em lẫn người lớn với bài: Đánh thức trầu, Đám ma bác giun,
Mưa, Ò..ó…o”( Nhiều tác giả, Bàn về văn học thiếu nhi- NXB Kim Đồng).
Đặc biệt với lứa tuổi Tiểu học, thơ Trần Đăng Khoa thực sự gần gũi thân
thuộc và chiếm đƣợc cảm tình của các em, thơ nhƣ ngƣời bạn tuổi thơ của trẻ
em. Trong sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, thơ Trần Đăng Khoa đƣợc
đƣa vào chƣơng trình từ lớp 1 đến lớp 5, bao gồm tám bài thơ trích trong tập
Góc sân và khoảng trời. Đó là bài: Kể cho bé nghe, Ò …ó … o, Cây dừa,
Tiếng võng kêu, Khi mẹ vắng nhà, Mưa, Trăng ơi… từ đâu đến?, Hạt gạo
làng ta.
1
Trần Đăng Khoa là một trong số ít nhà thơ mà ở lớp học nào của bậc
tiểu học cũng có tác phầm đƣợc chọn. Chỉ nghe tên tám bài thơ kể ở trên thôi
ta cũng thấy đƣợc màu sắc cảnh vật, những âm thanh hình ảnh rất gần gũi,
quen thuộc.
Vì vậy, việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài“Bức tranh làng quê Việt Nam
trong tập Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng Khoa” với mong muốn
đƣợc tìm hiểu bức tranh nông thôn đồng bằng Bắc Bộ quen mà lạ qua cách
cảm, cách nghĩ của tâm trẻ thơ.
1.2. Lí do sư phạm
Học sinh tiểu học đƣợc tiếp xúc với thơ ca qua bộ môn Tiếng Việt. Thơ
có sức lôi cuốn kì diệu, nó tác động mạnh mẽ đến tình cảm của trẻ. Thơ góp
phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách con ngƣời đặc biệt với học
sinh Tiểu học – bậc học nền tảng bƣớc đầu hình thành nhân cách thẩm mỹ.
Thơ góp phần đắc lực giáo dục chân, thiện, mĩ cho các em.
Về mặt tình cảm, trẻ em là đối tƣợng giàu có nhất. Các em dễ khóc, dễ
cƣời, dễ yêu, dễ ghét. Tất cả các em đều nhiệt tình sôi nổi, ham học hỏi. Khả
năng tiếp thu những gì gọi là hay, là mới của các em lại càng mạnh mẽ hơn.
Tuy vậy không phải trẻ em nào cũng thích đọc thơ và hiểu đƣợc thơ, nhất là
trong xã hội hiện đại ngày nay, các em đƣợc tiếp xúc nhiều với các thể loại
truyện tranh, những trò chơi điện tử hại mắt tốn thời gian và xa dần với sách
với những vần thơ ngọt ngào đằm thắm, giản dị, trong sáng, giàu nhạc điệu.
Là một ngƣời giáo viên Tiểu học tƣơng lai, việc nghiên cứu đề tài “Bức
tranh làng quê Việt Nam qua tác phẩm Góc sân và khoảng trời của Trần
Đăng Khoa” có ý nghĩa rất to lớn, nhằm mục đích nâng cao khả năng cảm thụ
văn học, bồi dƣỡng chuyên môn cho bản thân. Đồng thời hiểu đƣợc thơ Trần
Đăng Khoa giúp phục vụ đắc lực cho công tác giảng dạy bộ môn Tiếng Việt
và giáo dục học sinh sau này.Nhƣng quan trọng nhất là góp phần tác động đến
2
niềm yêu thích thơ ca của tuổi thơ để từ đó các em tìm đến thơ, đọc thơ và
cảm thụ thơ.
Đặc biệt đối với học sinh lớp 4, lớp5 đề tài này giúp ích cho học sinh
phân tích cái hay cái đẹp trong các tác phẩm văn học, từ đó các em mở rộng
thêm hiểu biết về đời sống nông thôn Việt Nam.
Chính bởi những lẽ trên đã thôi thúc tôi chọn đề tài “Bức tranh làng
quê Việt Nam trong tác phẩm Góc sân và khoảng trời của Trần Đăng
Khoa”với hi vọng giúp các em hiểu phần nào về cuộc sống, thiên nhiên, con
ngƣời nơi thôn dã qua đó bồi dƣỡng tình yêu thiên nhiên đất nƣớc mình.
2. Lịch sử vấn đề
Trần Đăng Khoa làm thơ từ rất nhỏ (8 tuổi với bài thơ Con bƣớm
vàng), thơ Trần Đăng Khoa đã tạo nên một hiện tƣợng lạ “xưa nay chưa từng
có” thu hút đƣợc sự chú ý của đông đảo giới phê bình nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc với nhiều ý kiến khác nhau. Nhà thơ Tố Hữu viết: “Tập thơ Góc
sân và khoảng trời có rất nhiều bài thơ hay, tập thơ này có vị trí xứng đáng
trong thơ Việt Nam và tôi chưa thấy trên thế giới trẻ em nào lại có những bài
thơ như vậy cả, tinh hoa văn hoá dân tộc đã dồn đúc lại trong một số ít
người, trong đó có Khoa” (An ninh thế giới,số 116, 11-3-1999).
Nhà thơ Xuân Diệu đã không ngần ngại coi Khoa là ngƣời đứng đầu
trong số thi sĩ tí hon cùng thời đại khi ông ví “ hàng vạn em nhỏ cất tiếng gáy
ò..ó..o …. ở khắp mọi nơi ; Khoa ở trung tâm của cuộc đồng ca vang tương
lai ấy”( Một em nhỏ làm thơ, Góc sân và khoảng trời , NXB Kim Đồng).
Trong lời giới thiệu về tập thơGóc sân và Khoảng trời tái bản thứ 27
của sở GD-ĐT Hải Dƣơng, thầy giáo Nguyễn Văn Đức đã viết: “Thời đánh
Mỹ, thơ Trần Đăng Khoa chinh phục độc giả trong và ngoài nước. Không
mấy ai đã đi qua cái thời đó mà không lưu giữ trong tâm hồn đôi dòng thơ
Khoa. Người đọc thấy trong từng nụ thơ linh diệu của anh có vóc dáng dân
3
tộc Việt Nam ngàn đời, phẩm chất con người Việt Nam muôn thuở… Có
những câu thơ Khoa cô đọng quyết tâm chiến đấu và lạc quan của cả một thời
đại”.
Thơ Trần Đăng Khoa thể hiện sự hồn nhiên, chân thực của trẻ thơ
chính vì điều đó nên thơ Khoa chinh phục nhiều độc giả yêu thơ đến vậy.
Tất cả xuất phát từ một tâm hồn thơ nhạy cảm, tinh tế. Xuân Diệu đã viết lời
tựa cho cuốn Góc sân và Khoảng trời:“Có nhìn cái mảnh sân nhỏ nhà Khoa,
tôi mới thấm thía, giác ngộ hơn nữa về sức mạnh của nội tâm. Chính nội tâm,
chính tâm hồn bên trong của con người quy tụ cảnh vật bên ngoài vào một cái
trục, biến vật vô tri thành ra xúc cảm, tình cảm. Tôi bước trên sân nhà em
Khoa, đi qua đi lại với một thái độ trân trọng, tôi đang ở trong bầu thế giới
riêng của Khoa”.
Cái sự vật trong thơ anh đầy “sức sống”, “tâm hồn” và đúng nhƣ nhận
xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh: “Làng quê đã tạo nên thơ Khoa
từ màu sắc đến linh hồn”. Qua tập thơ đầu tay, ta thấy rõ tuổi thơ Khoa gắn
bó mật thiết với Góc sân và Khoảng trờiKhoa đã nhìn đã nghe, đã cảm, đã
đƣa vào thơ những hình ảnh, âm thanh, màu sắc chỉ có ở làng quê Việt mới
có. Làng quê hiện lên quen thuộc với một mảnh vƣờn, một góc sân, một dòng
sông, một thửa ruộng,… bình dị mà vẫn gây nhiều ngạc nhiên hứng thú. Bởi
Khoa đã thổi vào đó nét tinh nghịch, hồn nhiên của tâm hồn trẻ thơ, của cái
tuổi chăn trâu cắt cỏ, thả diều, bắt cá,.. và chính nét độc đáo mới lạ đó đã tạo
lên sức sống lâu bền của thơ Khoa.
Chính vì lẽ đó mà mƣời bảy năm sau, nhà nghiên cứu Trần Đăng Suyền
cho rằng: “Quả là thời kì niên thiếu, Trần Đăng Khoa đã tạo ra được một thế
giới nghệ thuật thơ của mình. Đặc sắc, một mình riêng một góc trời” (Thế
giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời kì niên thiếu, Tạp chí Văn học số
4/2003).
4
Ngay cả bản thân nhà thơ cũng đã từng bộc bạch: “Tôi đến với thơ hồn
nhiên như em bé đến với trò chơi. Nhưng khi gặp Xuân Diệu thì tôi hiểu rằng
thơ ca không bao giờ là trò chơi cả. Nó là một công việc sáng tạo cực nhọc
nếu không muốn nói là lao động khổ ải”.
Một số các giáo trình văn học thiếu nhi cũng đề cập tới giá trị nội dung
và đặc sắc nghệ thuật tập thơ Góc sân và khoảng trời. Những bài nghiên cứu,
nhận định, nhận xét đó chỉ nêu ra mà chƣa ai đi sâu vào nghiên cứu bức tranh
làng quê trong tậpGóc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa. Song những
công trình trên đã đáp ứng caotrong việc khắc hoạ thế giới qua cái nhìn trẻ thơ
và gợi ý cho tôi triển khai đề tài khoá luận này.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài trên,chúng tôi mong muốn hiểu sâu sắc hơn thơ Trần
Đăng Khoa, trong tƣơng lai giúp học sinh Tiểu học cảm nhận đƣợc: “Bức
tranh làng quê Việt Nam trong tập Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng
Khoa”.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Tập thơGóc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Bức tranh làng quê Việt Nam qua tập thơ trên của Trần Đăng Khoa.
Văn bản khảo sát: Tập thơ Góc sân và khoảng trờicủa Trần Đăng
Khoa, NXB Văn hoá - Thông tin 2002.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Xuất phát từ mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Nghiên cứu của tôi nhằm thực hiện những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc hình thành thần đồng thơ Trần Đăng
Khoa.
5
- Tìm hiểu bức tranh nông thôn Việt Nam trong tâpGóc sân và
Khoảngtrờicủa Trần Đăng Khoa.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong đề tài tôi có sử dụng các phƣơng pháp sau:
Phương pháp phân loại..
Phương pháp thống kê.
Phương pháp so sánh.
Phương pháp phân tích, tổng hợp.
7. Cấu trúc khoá luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung khoá luận gồm có ba
chƣơng.
Chƣơng 1: Cơ sở hình thành thần đồng thơ ca Trần Đăng Khoa.
Chƣơng 2: Thế giới mở ra từ Góc sân và khoảng trờitheo cái nhìn của
cậu bé Khoa.
Chƣơng 3: Nghệ thuật tạo dựng bức tranh làng quê.
6
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ HÌNH THÀNH THẦN ĐỒNG THƠ CA
TRẦN ĐĂNG KHOA
“Thần đồng thi ca- có lẽ đây là từ thích hợp nhất để nói về nhà thơ Trần
Đăng Khoa với những bài thơ làm từ góc sân dạo ấy. Thần đồng thơ vì mới
học lớp hai, mới lên tám tuổi đầu, chữ nghĩa chả có là bao nhiêu, mẹo luật
câu cú hẳn là ít ỏi. Vậy mà cậu bé Khoa đã làm được thơ – làm được rất
nhiều thơ. Điều quan trọng là để tôn vinh chú bé lên làm thần đồng chính là ở
chỗ những bài thơ đó rất lạ, rất hay. Lạ và hay ở mức những em bé cùng lứa
tuổi với Trần Đăng Khoa dù có làm thơ, có nổi tiếng cũng không thể đạt “
cỡ” Trần Đăng Khoa. Các nhà thơ người lớn đã thành danh lại càng không
thể viết như em Khoa, cháu Khoa được nữa. Hiện tượng Trần Đăng Khoa là
hiện tượng không chỉ riêng chỉ của riêng Việt Nam mà còn là hiện tượng hiếm
hoi của thế giới” [7; 11] . Vậy điều gì đã làm nên thần đồng thơ ấy? có thể lí
giải điều đó ở một số điểm sau:
1.1. Quê hƣơng
Nam Sách, Hải Dƣơng miền quê vùng đồng bằng chiêm trũng là nơi
thần đồng thơ sinh ra và lớn lên. Chính miền quê nghèo khó đó đã ƣơm mầm
cho tài năng Khoa nảy nở. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã khẳng
định “làng quê đã tạo nên thơ Khoa từ màu sắc đến linh hồn”.Quả thật, đọc
Góc sân và Khoảng trờita có thể thấy rõ đƣợc điều đó. Chẳng phải những vần
thơ hay nhất, những hình ảnh đẹp nhất trong tập thơ đều là những câu thơ
những hình ảnh về con ngƣời nông thôn đó sao? Tập thơ in đậm dấu ấn tuổi
thơ – tuổi thơ làng quê , tuổi thơ của một thời chiến tranh. Ở đây hồn thơ tuổi
thơ xôn xao trong những câu chữ. Và hồn thơ ấy gắn bó với Góc sân và
Khoảng trời- nơi chôn rau cắt rốn của Khoa. Cho nên chúng ta hiểu vì sao tập
7
thơ có tựa đề Góc sân và khoảng trời và mở đầu tập thơ cũng là Góc sân và
khoảng trời:
“Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông
Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng bên sông Kinh Thầy….”
Nghĩa là hổn thơ này không phải từ trên trời rơi xuống, hồn thơ ấy gắn
chặt với quê hƣơng, đất nƣớc mình. Hay nói cách khác, nó gắn với cuộc sống
xung quanh. Đúng nhƣ cốThủ tƣớng Phạm Văn Đồng đã từng nói về kinh
nghiệm làm thơ, văn: “điều đầu tiên phải có gì trong trí trước đã”, tức là thơ
văn là sản phẩm của những gì mà ta quan sát, lắng nghe, cảm nhận đƣợc.
Chính vì thế khi đọc Góc sân và Khoảng trời ta thấy cả một thế giới với
những sự vật gần gũi quen thuộc của làng quê chứ không phải là một thế giớ
xa lạ viển vông, không phải là sản phẩm của trí tƣởng tƣợng vu vơ. Ta có thể
đọc đƣợc trong thơ của Khoa hình ảnh của những luống khoai, những hàng
chuối những ruộng cà:
“Vườn em có một luống khoai
Có hàng chuối mật với hai luống cà”
(Vườn em)
Dạo một vòng quanh góc sân và khoảng trời ấy, bất kì sự vật, hiện
tƣợng nào cũng gợi cho Khoa những rung động và khiến tâm hồn Khoa cất
lên những vần thơ. Một đám ma của bác giun sau vƣờn cũng đƣợc Khoa quan
sát tinh tế nhƣng cũng thật nhí nhảnh:
“Bác giun đào đất suốt ngày
Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà,
Họ hàng nhà kiến kéo ra
Kiến con đi trước, kiến già theo sau”
(Đám ma bác giun)
8
Kia là:
“Cây dừa
Sải tay
Bơi
Ngọn mùng tơi
Nhảy múa”
( Mưa)
Và xa xa là cánh đồng chiều với cánh diều tuổi thơ:
“Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng
Cánh diều no gió
Tiếng nó trong ngần
Diều hay chiếc thuyền
Trôi trên sông Ngân
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời
Trời như cánh đồng
Xong mùa gặt hái
Diều em – lưỡi liềm
Ai quên bỏ lại”
( Thả diều)
9
Khoa miêu tả một không gian tuyệt vời, thơ mộng của cánh đồng quê
hƣơng. Tự bao giờ cánh diều tiếng sáo đã tạo nên nét thanh bình thƣ thái trong
cảnh vật thiên nhiên và tâm hồn ngƣời dân. Và cánh diều càng trở nên thân
thƣơng hơn khi đƣợc ví với những hình ảnh quen thuộc xuất hiện hàng ngày
trong cuộc sống của ngƣời dân: ánh trăng, chiếc thuyền, hạt cau, lƣỡi liềm.
Tâm hồn Khoa luôn hoà hợp với thiên nhiên, với quê hƣơng, hƣơng
đồng gió nội nhƣ đã thấm sâu vào trong tâm hồn Khoa từ những đặc trƣng của
làng quê:
“Mùi bùn đang ngấu
Mùi phân chưa hoai
Vôi chưa tan hẳn
Còn hăng rãnh cày”
( Hương đồng)
Quê hƣơng còn nhiều gian lao và vất vả, cậu bé Khoa hiều đƣợc nỗi vất
vả đó:
“Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa,
Những trưa tháng sáu.
Nước như ai nấu,
Chết cả cá cờ.
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy”….
( Hạt gạo làng ta)
Quê hƣơng với tất cả những con ngƣời, những sự vật rất đỗi quen thuộc
đã cho Khoa những ý nghĩa sâu xa, lay động nhất:
10
“Mái gianh ơi hỡi mái gianh
Ngấm bao mưa nắng mà thành quê hương”
(Về thăm cô Bưởi)
Có yêu quê,hiểu quê mới thấm thía và có cảm nhận tinh tế, sâu sắc đến
thế.
Có thể nói quê hƣơng đã chắp cánh cho thơ Khoa bay cao bay xa. Qua
những vần thơ đó, ngƣời đọc không chỉ thấy hình ảnh một nông thôn Việt
Nam, mà còn thấy đƣợc một tình yêu sâu nặng của Khoa dành cho quê hƣơng
với cách viết đầy sáng tạo.
1.2. Gia đình
Lớn lên trong gia đình mọi ngƣời đều yêu thơ văn nên Khoa cũng yêu
thơ văn từ nhỏ. Ảnh hƣởng trực tiếp từ ngƣời mẹ, ngƣời bà – một kho văn hoá
dịu dàng với những truyện cổ tích, những bài ca dao, những truyện nôm, các
làn điệu chèo… Trần Đăng Khoa đã lớn lên bằng nguồn sữa mẹ, và hồn thơ
em phong phú dạt dào nhờ nguồn sữa thơ ca dân gian. Theo lời kể của mẹ
Khoa: “từ lúc nó hơi biết nói tôi đã đọc ca dao. Nó lại bảo kể chuyện cổ tích,
chuyện nọ xọ chuyện kia, chuyện nào nó cũng thích. Nó chỉ khoái hỏi văn, chả
có sức đâu mà giải thích cho nó”. Thơ ca dân gian đã ngấm sâu vào con
ngƣời Khoa, nên hồn thơ đó in đậm dấu là điều tự nhiên.
Trần Đăng Khoa làm thơ khi mới biết ít chữ, sức đọc chẳng đƣợc mấy,
vốn liếng chủ yếu trông cậy vào năng khiếu và những gì gia đình cung cấp
cho em qua những khúc hát ru, những trò chơi dân gian, những câu chuyện
của bà của mẹ. Ta có thể thấy trong Góc sân và Khoảng trời gần một nửa đều
là thơ lục bát, nhiều bài thơ có kết cấu vòng và ý thơ đƣợc sáng tạo từ những
câu thơ dân gian.
Ngƣời xƣa trò chuyện tâm tình với con trâu nhƣ ngƣời bạn:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta”
11
Trần Đăng Khoa cũng viết về con trâu đen lông mƣợt cũng là trò
chuyện tâm tình:
“Trâu ơi ăn cỏ mật
Hay là ăn cỏ gà”
“Trâu ơi uống nước nhá
Đây rồi nước mương trong”
(Con trâu đen lông mượt)
Trần Đăng Khoa cũng nghĩ đến Thánh Gióng khi viết:
“Ông trời
Mặc áo giáp đen
Ra trận”
(Mưa)
Và ta nhiều lần bắt gặp hình tƣợng con cò của thơ ca dân gian trong thơ
Khoa. Đây vẫn là con cò lặn lội bờ sông:
“Trong giấc mơ em
Có gặp con cò
Lặn lội bờ sông”
( Tiếng võng kêu)
Nhƣ vậy, từ những khúc ru, những câu chuyện đƣợc mẹ kể và bà kể
Khoa đã có một kho tƣ liệu quý báu làm chất liệu cho những sáng tác của
mình. Và điều quan trọng hơn là Khoa đã biết sử dụng chúng một cách đầy
sáng tạo, hấp dẫn lôi cuốn ngƣời đọc.
Ngoài mẹ và bà thì anh Minh – anh cả của Khoa là giáo viên cấp hai
(sau là nhà thơ sinh hoạt và làm việc ở Hội Văn học Nghệ thuật Quảng Ninh)
cũng đã tác động đến Khoa rất nhiều. Khoa luôn đƣợc anh động viên “em cứ
học đi biết chữ thì tha hồ mà đọc”. Học xong lớp vỡ lòng (lớp 1), bấy giờ
Khoa đã bắt đầu đọc sách và đƣợc anh Minh cho vài quyển sách làm tủ sách
12
riêng. Việc gia đình Khoa có sách và đặt báo là một hiện tƣợng rất đặc biệt so
với bà con cùng thời đó. Anh Minh lại có tài xuất khẩu thành thơ. Mỗi khi đội
sản xuất của hợp tác xã phát động một phong trào gì đấy thƣờng nhờ anh đặt
giúp mấy bài cổ động dễ nhớ dễ thuộc. Anh thƣờng đáp ứng chẳng mấy khó
khăn. Anh Minh đã trở thành một tấm gƣơng để Khoa học hỏi và ganh đua.
Nhà thơ nhí bí mật viết rất nhiều và độc giả đầu tiên là bé Giang.
Những bài thơ Khoa viết đều đọc cho bé Giang nghe, bé Giang thuộc thơ của
anh và lại đọc cho lũ trẻ trong xóm nghe. Bởi vần điệu dễ thuộc , dễ nhớ làm
cho bọn trẻ thích thú và thuộc rất nhiều thơ Khoa. Và điều đó càng khiến
Khoa tích cực làm thơ hơn. Những ngƣời thân trong gia đình luôn là nguồn
cảm hứng để Khoa sáng tác và có rất nhiều bài thơ khiến ta phải xúc động
nhƣ : Mẹ ốm, Khi mẹ vắng nhà,Dặn em,…. Gia đình thân yêu là cái nôi nuôi
dƣỡng cho mầm thơ Trần Đăng Khoa lớn lên hàng ngày.
1.3. Thời đại
Những năm tháng chiến đấu oanh liệt thống nhất đất nƣớc đã tạo nên
một tính chất sử thi của nền văn học hiện đại. Không khí chung của thời đại
vang dội vào trang thơ của thiếu nhi. Trong những năm 60- 70 của thế kỉ XX,
xuất hiện một số tác giả nhỏ tuổi làm thơ và lập tức đƣợc công nhận là thơ
hay. Và trong dàn đồng ca ấy Khoa ở vị trí trung tâm.
Làng quê của Khoa và các bạn nhỏ cùng thời có biết bao niềm vui
nhƣng cũng thật khốc liệt, trong hoàn cảnh chiến tranh. Vì thế thơ Khoa
không chỉ xuất hiện những cảnh vật gần gũi với các em mà còn có cả tiếng
súng, tiếng bom những hi sinh mất mát và những tiếng thét căm hờn. Bức
tranh thiên nhiên trong thơ Khoa in rõ dấu ấn của thời đại, dấu ấn của một
nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ lúc đó.“Hạt gạo làng ta” cho chúng ta
thấy một hình ảnh nông thôn cần lao vất vả:
13
“Có bão tháng bảy,
Có mưa tháng ba.
Giọt mồ hôi sa,
Những trưa tháng sáu.
Nước như ai nấu,
Chết cả cá cờ”.
Một nông thôn đổi mới:
“Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay”
(Hạt gạo làng ta)
Và nông thôn gian khổ chiến đấu dồn tất cả sức ngƣời, sức của:
“Gửi ra tuyền tuyến,
Gửi về phương xa”.
Tuổi thơ đáng lẽ phải đƣợc hƣởng niềm vui hoà bình sống trong chiều
chuộng, nhƣng tuổi thơ trong bom đạn thì sớm biết, sớm nếm trải căm thù và
không phải niềm căm thù bản năng mà là một tình cảm có chỉ dẫn lí trí. Do
vậy đi sâu đƣợc bản chất của sự vật nhƣng không làm theo cách của ngƣời lớn
mà vẫn giữ nguyên vẹn giọng điệu trẻ con. Những gì em viết về tình cảm trí
tuệ của tâm hồn ngây thơ trong sáng, viết hồn nhiên ca ngợi với tất cả niềm
tin vào chiến thắng.
Trong nhiều tác giả có thể nói sự bùng nổ tài năng thơ ở tuổi thiếu niên
cùng đồng nghĩa với sự thăng hoa của một đời nghệ sĩ. Khoa đã viết những
điều xúc động nhất, sâu sắc nhất, những rung cảm sâu xa nhất để rồi sau này
tiếp tục làm thơ cũng khó lòng vƣợt qua đƣợc chính mình thời thơ ấu.
1.4. Tài năng bẩm sinh của Trần Đăng Khoa
Có thể nói, ngoài cơ sở hình thành tài năng thơ ca Trần Đăng Khoa là
quê hƣơng, gia đình, thời đại còn thấy dấu hiệu của một tài năng bẩm sinh. Có
14
nhiều bài thơ Khoa nhƣ buột miệng nói ra. Trong một buổi chiều nấu cơm
trƣớc cảnh con bƣớm vàng dập dờn bay lƣợn Khoa thích thú reo lên:
“Con bướm vàng
Con bướm vàng
Bay nhẹ nhàng
Trên bờ cỏ…”
(Con bướm vàng)
Khi đó Khoa không ý thức làm nghệ thuật mà chỉ là ghi lại những điều
chợt nhìn thấy, ghi bằng chất liệu của trẻ thơ. Chỉ có điều tính trẻ thơ ấy khác
các trẻ thơ khác ở chỗ Trần Đăng Khoa có một sự rung cảm với cái nhìn tinh
tế độc đáo. Trong bài thơ “ Đêm Côn Sơn” Khoa có một câu thơ mà ai cũng
phải ngạc nhiên:
“Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
Khoa có một tài năng bẩm sinh, có một khả năng quan sát tinh tế và
một trái tim tràn ngập tình yêu thƣơng thiên nhiên, con ngƣời – tình yêu cuộc
sống.
Tuy vậy ngoài tài năng thiên bẩm để trở thành một thần đồng thơ, Khoa
cũng phải bền bỉ phấn đấu tích luỹ ngay từ nhỏ. Mặc cho ngƣời đời coi Khoa
là một thần đồng , Khoa cũng chỉ khiêm tốn nhận mình là một ngƣời làm thơ
nên có nhiều kĩ năng, kĩ xảo mà thôi. Trần Đăng Khoa làm thơ từ hồi còn học
vỡ lòng theo lối bắt chƣớc những gì đã đƣợc đọc và viết theo thể nhật kí, ghi
chép các sự việc diễn ra hàng ngày. Đƣợc sự giúp đỡ của các vị tiền bối nhƣ
Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Huy Cận cùng vốn liếng văn học tích luỹ
trong sách vở, Khoa đã vƣợt qua những ấu trĩ ban đầu, bổ sung thêm cho hành
trang của mình những kiến thức bổ ích, Xuân Diệu đã nhận xét: “Cậu bé Trần
Đăng Khoa có khiếu học được cái tốt, tiếp thu tất cả cái gì tốt đẹp của người
15
khác, lấy cái đó từ trong ca dao, truyền thuyết, thơ ca của các tác giả và biến
những cái đó thành của riêng mình. Những cuốn sách mà người anh đã chọn
cho em đã giúp em rất nhiều, nhưng một điều không kém phần quan trọng là
sự tự nhận thức thế giới thông qua quan sát trực tiếp”. Vì vậy, Khoa luôn
khiến ai tiếp chuyện cũng phải ngạc nhiên vì những hiểu biết tƣờng tận văn
chƣơng nghệ thuật của mình.
Với tài năng thiên bẩm cùng sự nỗ lực học hỏi của bản thân, Trần Đăng
Khoa đã viết lên những vần thơ giàu tính nghệ thuật đầy cảm nhận sâu sắc về
cuộc sống khiến tất cả mọi ngƣời đều bị hấp dẫn và thán phục.
16
CHƢƠNG 2
THẾ GIỚI MỞ RA TỪ GÓC SÂN VÀ KHOẢNG TRỜI THEO
CÁI NHÌN CỦA CẬU BÉ KHOA
2.1. Tâm lí trẻ thơ với nhu cầu khám phá và khát vọng đƣợc giao hoà với
thế giới xung quanh
Nhận thức là một nhu cầu của hoạt động học.Học sinh có nhu cầu
hƣớng tới lĩnh hội tri thức mới và phƣơng pháp mới. Nhu cầu nhận thức là
nguồn gốc của trí tuệ, tính tích cực và nhận thức của trẻ thơ chủ yếu là nhận
thức cảm tính. Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu, sơ đẳng trong toàn bộ
hoạt động nhận thức của con ngƣời. Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm
tính là phản ánh những thuộc tính bề ngoài, cụ thể của sự vật hiện tƣợng. Do
đó nhận thức cảm tính có vai trò thiết lập các mối quan hê tâm lí của cơ thể
với môi trƣờng, định hƣớng và điều chỉnh hoạt động của con ngƣời trong môi
trƣờng đó, và là đời sống tâm lí của con ngƣời. Nhu cầu tìm hiều thế giới
xung quanh, và mong muốn tìm hiểu các sự vật, hiện tƣợng.
Ở lớp 1, lớp 2 nhu cầu chủ yếu của học sinh ở giai đoạn này là tìm hiểu
các sự việc riêng lẻ, những hiện tƣợng riêng biệt bởi lúc này vốn kiến thức
còn ít, tƣ duy logic chƣa phát triển mạnh. Phải lên lớp 4, lớp 5 khi đã tích luỹ
đƣợc lƣợng kiến thức nhất định các em có nhu cầu gắn liền với sự phát hiện
nguyên nhân, quy luật, các mối quan hệ và quan hệ phụ thuộc vào các hiện
tƣợng. Ở lứa tuổi này các em thƣờng xuyên tự đặt ra các câu hỏi kiều Tại sao?
Nhƣ thế nào? Để làm gì ? (Trăng để làm gì?, tại sao lại có mƣa?, vì sao trời
lạnh? , răng để làm gì?,…). Đối với bé hầu nhƣ mọi thứ sinh ra đều đáp ứng
một mục đích nào đó:
“Hàm răng là để mà cười
Cái tai là để nghe lời rao kem
17
Cái đầu để đội mũ len
Đôi mắt để thấy người quen mà chào
Má tròn để mẹ thơm vào
Bàn tay để biết bạn nào sạch hơn”
Cái nhìn ngộ nghĩnh đáng yêu của trẻ thơ, mặc dù sự ngộ nghĩnh ấy
nhầm lẫn cả về bản chất và hiện tƣợng. Nhƣng chính cái đặc trƣng của trẻ thơ
ấy mà ngƣời lớn chúng ta dựa vào các câu chuyện thần thoại, cổ tích, truyền
thuyết để giải thích cho thắc mắc của các em. Sự giải thích cho thắc mắc của
các em. Trẻ thơ cũng rất dễ xúc động, xúc cảm. Xúc cảm và tình cảm của học
sinh là những thái độ rung cảm với học tập và với những dạng hoạt động xung
quanh mình, đối với ngƣời khác và bản thân. Xúc cảm là dạng thể hiện bên
ngoài của tình cảm. Xúc cảm, tình cảm của học sinh Tiểu học gắn liền với
tính trực quan, hình ảnh cụ thể. Chính vì thế các em yêu mến một cách chân
thực cây cối, chim muông, cảnh vật… trong các bài văn của mình, các em
thƣờng xuyên nhân cách hoá chúng, coi chúng nhƣ những ngƣời bạn thân
thiết.
Nhƣ vậy, nhu cầu khám phá và khát vọng đƣợc giao hoà với thế giới
xung quanh là đặc tính chung của loài ngƣời trong quá trình phát triển của
văn minh nhân loại, và cũng là đặc tính riêng của trẻ thơ. Các em hoà vào thế
giới xung quanh một cách cảm tính để rồi hoà nhập và chiếm lĩnh nó. Càng
lớn thì mức độ nhận thức càng mang tính khoa học và thực tiễn. Đây chính là
bƣớc phát triển tất yếu của con ngƣời trong lịch sử nhân loại và trẻ thơ cũng
không nằm ngoài quy luật đó.
2.2. Bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam
Trong bài “Thế giới nghệ thuật thơ Trần Đăng Khoa thời niên thiếu”
tác giả Trần Đăng Suyền đã đƣa ra lời nhận xét khẳng định: “Thời kì này có
không ít các em nhỏ làm thơ. Nhưng Khoa vượt lên hẳn và trở thành một hiện
18
tượng độc đáo, ở đó nhất là số lượng và chất lượng sáng tạo được một thế
giới riêng của mình”. Lời nhận xét ấy càng đúng hơn khi ta đi tìm hiểu bức
tranh thiên nhiên, quê hƣơng Khoa trong tập Góc sân và khoảng trời. Với
Góc sân và khoảng trờiTrần Đăng Khoa xứng đáng đƣợc coi là nhà thơ của
nông thôn Việt Nam. Bởi lẽ khi ta bƣớc vào thế giới thơ trong Góc sân và
khoảng trờilà ta nhƣ đƣợc sống trong bầu không khí của làng quê, ta nhƣ cảm
nhận đƣợc đâu đó cảnh sắc mùi vị, tất cả nhƣ một bức tranh với đƣờng nét
màu sắc, mùi vị và cả âm thanh - những âm thanh mà chỉ riêng làng quê Việt
Nam mới có. Bức tranh ấy bắt nguồn từ cảnh vật, từ những sinh hoạt quen
thuộc đến với thơ Khoa độc giả nhƣ đƣợc đắm mình trong không gian riêng,
không lẫn của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Em nói những gì em thấy, em
cảm bằng giọng điệu của riêng mình. Bên cạnh đó, thơ Khoa cũng có dấu ấn
của ngƣời đi trƣớc. Trong: “Tiếng ve ngân trưa nắng quả dần vàng chín” có
cái nhìn và cảm xúc của Tố Hữu: “Vườn râm dậy tiếng ve ngân / Bắp rây
vàng hạt đầy sân nắng đào”. Trong sắc đỏ của hoa lựu nhƣ: “lửa lập
loè”phải chăng có đóng góp của cụ Nguyễn Du “ Đầu tường lửa lựu lập loè
đơm bông”nhƣng cái chính vẫn là cách cảm, cách nghĩ của riêng em, của trẻ
thơ.
Về đề tài này có 94/120 bài thơ, ứng với các điểm nhìn từ góc sân và
khoảng trời, từ gần đến xa, từ quang cảnh quang ngôi nhà thân yêu của cậu bé
Khoa đến xóm làng xung quanh với ruộng đồng, dòng sông.Thiên nhiên làng
quê đƣợc Khoa mở ra theo chiều rộng của không gian và chiều dài của thời
gian. Bức tranh của Khoa là bức tranh cuộc sống với những đƣờng nét, màu
sắc, âm thanh, hƣơng vị đặc trƣng của vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ.
Trần Đăng Khoa vẽ ra trƣớc mắt độc giả bức tranh với những gam màu
tƣơi sáng những âm thanh rộn ràng của tự nhiên của cuộc sống.
19
Có bao nhiêu trẻ thơ ở nông thôn từng sống trong không gian“cái
sân”rất quen thuộc:
“Góc sân nho nhỏ mới xây
Chiều chiều em đứng nơi này em trông”
Đa số trẻ thơ từ không gian ấy nhìn ngắm bâng quơ, trông ngóng điều
gì không dễ định tính. Còn với đứa trẻ có tâm hồn nghệ thuật thì mới có thể:
“Thấy trời xanh biếc mênh mông
Cánh cò chớp trắng trên sông Kinh Thầy”
Bắt đầu từ Góc sân thân thuộc của gia đình, Khoa đƣa mắt ngắm nhìn
cuộc sống xung quanh biến chuyển:
“Em thường rải cái nong
Ra góc sân ngồi học
Những đêm có trăng mọc
Em chơi cho đến khuya
Thường là xỉa cá mè
Hay làm mèo đuổi chuột
Những lúc mưa sầm hột
Em bắt cái vòi cau
Chảy vào giữa chum sâu
Khi trời râm em vẽ
Vẽ cô tiên lặng lẽ
Rải hoa trên bầu trời
Thế là bao đồng lúa
Cứ như chín vàng tươi…
(Cái sân)
Từ cái sân nhỏ trƣớc nhà nhƣng đó lại là cả một thế giới đối với Khoa
từ góc sân ấy, Khoa ngắm nhìn cuộc sống vui chơi nô đùa. Những trò chơi
20