Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tieu luan quan ly nha nuoc lop chuyen viên tai nan lao dong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.86 KB, 19 trang )

Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

1. Tính cấp thiết của tiểu luận
Nhằm thực hiện chương trình từng bước hoàn thiện và tiêu chuẩn hoá
Cán bộ công chức nhà nước theo chức danh, vị trí công tác theo kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức năm 2017 của tỉnh ủy và UBND tỉnh Đồng
Nai. Bản thân em cùng những học viên khác trong toàn tỉnh tham gia lớp bồi
dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên năm 2017, được
tổ chức tập trung tại trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Đồng Nai từ ngày
14/11/2017 đến ngày 15/12/2017, khoá học được quý Thầy Cô của cơ sở
trường đại học nội vụ Hà Nội tại TP.HCM, truyền đạt cho học viên 03 học
phần, đó là: Kiến thức chung, Quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ và
các kỹ năng khác.
Quá trình tham dự tại khoá học, với sự đầu tư biên soạn nội dung
chương trình học ngắn gọn nhưng đầy đủ và sự nhiệt tình của quý thầy cô, tất
cả lớp đã được quý Thầy Cô của cơ sở Trường đại học nội vụ Hà Nội tại
TP.HCM tận tình hướng dẫn, truyền đạt những kiến thức, phương pháp quản
lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực, góp phần nâng cao nhận thức, kỹ năng của
cán bộ công chức để thực thi công vụ có hiệu quả trong thời gian tới.
Quá trình liên hệ thực tiễn trong công tác em nhận thấy vấn đề “An
toàn trong sản xuất” và “sản xuất phải an toàn” luôn là khẩu hiệu hành động
của các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Những năm
gần đây quá trình công nghiệp hóa ở nước ta ngày càng đi vào chiều sâu thì
vấn đề an toàn trong lao động không chỉ là vấn đề riêng của khu vực sản xuất
kinh doanh mà trở thành vấn đề đáng quan tâm của mọi người lao động trong
tất cả các cơ quan, đơn vị và mọi thành phần kinh tế.
Đặc biệt, trước yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là sau khi
Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì Bộ luật lao
động cần phải được sửa đổi, bổ sung để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế 1



Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

xã hội trong tình hình mới, đồng thời nội luật hoá các quy định trong các
Công ước của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam đã phê chuẩn,
nhằm phù hợp với pháp luật lao động của các nước ASEAN và thông lệ quốc
tế.
Xuất phát từ những vấn đề cơ bản trên, ngày 18 tháng 6 năm 2012, tại
kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
đã thông qua Bộ luật lao động năm 2012 và ngày 02 tháng 7 năm 2012, Chủ
tịch nước đã ký lệnh công bố và Bộ luật lao động năm 2012 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013, bao gồm 17 Chương và 242 Điều.
Việc triển khai và tổ chức thực hiện Bộ luật Lao động tại tất cả các cơ
quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh Đồng Nai được tiến hành đồng bộ và
đạt nhiều kết quả khả quan, đã phát huy tác dụng nhằm đảm bảo các quyền,
nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên giữa người sử dụng lao
động và người lao động.
Bên cạnh những mặt tích cực, quá trình thực hiện Bộ luật Lao động
cũng bộc lộ một số mặt chưa được hoàn chỉnh như: công tác tuyên truyền
giáo dục chưa được tiến hành thường xuyên, chưa được đều khắp đến tất cả
các doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp tư nhân, một số trường hợp
vi phạm Luật lao động chậm xử lý hoặc xử lý không đúng pháp luật, thậm chí
vì những lý do khác nhau mà chưa được xử lý, xuất phát từ tình huống trên
em chọn tình huống: “giải quyết đơn khiếu nại về tai nạn lao động” hy vọng
tiểu luận làm sáng tỏ một phần trong quá trình lao động được an toàn và hiệu
quả hơn và cũng góp phần vào phát triển kinh tế, xã hội, ổn định tình hình an
ninh trật tự địa phương. Do thời gian và kiến thức có hạn, tài liệu tham khảo
không nhiều nên tài liệu không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Kính mong được quý thầy cô đóng góp ý kiến.

2



Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

2. Tình huống của tiểu luận
2.1. Mô tả tình huống
Tháng 10/2015 ngành lao động của Sở lao động thương binh xã hội
tỉnh Đồng Nai nhận được đơn khiếu nại của chị Nguyễn Thị T, 36 tuổi, ngụ tại
xã Phước Tân, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai, đề nghị can thiệp giúp đỡ
cho chị về bồi thường tại nạn lao động, theo nội dung đơn của chị thì gia đình
nghèo, học đến lớp 5 thì nghỉ học phụ việc cho gia đình, lớn lên thì đi làm và
hiện tại chị đang làm công nhân cho một doanh nghiệp sản xuất gạch ngói
Đông Hà đặt tại xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, do ông Lê
Hoàng H làm chủ.
Chủ doanh nghiệp phân công chị T vào tổ chuyên nhào trộn, ép đất
nguyên liệu do ông Nguyễn Thanh N làm tổ trưởng, cùng làm việc với chị T
còn có chị Bùi Thị K, công nhân mới được vào làm việc hơn 6 tháng, công
việc của chị T là đưa đất vào máy ép để nhào trộn, đây là công đoạn đầu tiên
rất quan trọng của quy trình sản xuất gạch ngói nung và đây cũng là công
đoạn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho người lao động trực tiếp.
Một số chi tiết quan trọng nghi trong hợp đồng lao động giữa chị T và
doanh nghiệp là: tiền công 200.000 đồng/ngày, mỗi tháng nhận 2 lần vào ngày
5 và ngày 15 hàng tháng, do chị T ở xa nhà nên được bố trí ở tạm trong khu
tập thể của doanh nghiệp.
Qua hơn 1 năm làm việc, chị T nhận được đầy đủ lợi ích ghi trong hợp
đồng, ngoài ra những ngày lễ tết trong năm đều được doanh nghiệp tặng
thưởng quà.
Ngày 02/01/2015, một sự cố nghiêm trong đã xảy ra tại nơi làm việc
của chị T: như thường lệ, sau khi khởi động máy và bắt đầu thao tác gần được
2 giờ đồng hồ thì bộ phận lưới sắt dùng để che chắn, bảo vệ miệng trục lăn

của máy ép bị hư hỏng mối hàn cố định với chân đế bị gẫy, nên chị T và chị K
3


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

quyết định cho dừng máy để tháo dỡ ra mang đến báo với người quản lý là
ông Nguyễn Văn M (người này được chủ doanh nghiệp cho phép mình giải
quyết các vấn đề liên quan đến kỹ thuật của máy ép – trộn này) để báo cáo và
yêu cầu cho sửa chữa, khắc phục nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình sản
xuất. Được sự đồng ý của ông M, chị T đã mang khung chắn đến cơ sở hàn
gần đó để sửa chữa.
Mọi thông tin trong quá trình vận hành máy chị cũng đã báo với chủ
doanh nghiệp, về nguyên tắc an toàn lao động, trong điều kiện này người
công nhân không được phép vận hành máy, nhưng do nóng lòng thực hiện các
chỉ tiêu sản phẩm, một phần cũng thấy rằng tuy thiếu khung sắt chắn bảo vệ
tuy có “thiếu một chút về an toàn” nhưng nếu kỹ lưỡng thì chắc “không có
vấn đề gì” thế là tổ nhào nặn đất khởi động lại máy và tiếp tục vận hành, sau
hơn 40 phút tiếp tục làm việc, do sơ xuất vạt áo của chị T bị trục ép của máy
cuốn vào trong máy, do phản ứng tự nhiên, chị T dùng tay chống đỡ theo
hướng ngược lại nhưng do độ trơn trượt của đất nên cánh tay phải của chị đưa
vào trục máy cuốn của máy ép, Chị T và cả tổ hô lên và nhận được sự trợ giúp
của các đồng nghiệp, máy được dừng lại chị T được cứu thoát chết nhưng
cánh tay phải của chị dập nát, trước tai nạn nghiêm trọng đó ông M và ông N
đã nhanh chóng gọi phương tiện đưa chị T đến bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng
Nai để điều trị vết thương cho chị.
Ngày 10/05/2015 chị T xuất viện và được chủ doanh nghiệp thanh toán
toàn bộ viện phí và thuốc men, ăn uống đi lại trong quá trình điều trị bệnh với
tổng số tiền là 30 triệu đồng và đưa chị về tận nhà.
Trong quá trình khồi phục sức khỏe không có tiền, không có việc làm

phù hợp với bản thân trong giai đoạn này, vết thương chưa lành hẳn, phải tiếp
tục điều trị thêm, hoàn cảnh chị rơi thêm vào tình huống khó khăn. Chị T đến
gặp chủ doanh nghiệp xin được sự cầu cứu trợ giúp để tiếp tục sống và điều
4


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

trị vết thương, nhưng ông H chủ doanh nghiệp gạch ngói Đông Hà từ chối với
lý do ông đã làm tròn trách nhiệm trong quá thời gian điều trị bệnh cho chị.
2.2. Bình luận tình huống
Chị T gặp khó khăn trong cuộc sống, không có việc làm, không có thu
nhập, không còn người giúp đỡ trong cuộc sống hiện tại, bởi vì chị vẫn đang
cần chăm sóc y tế do đó đã đến gặp chủ doanh nghiệp để được giúp đỡ, nhưng
chị đã bị từ chối, việc chủ doanh nghiệp từ chối là chưa đúng, vi phạm quy
định của Bộ luật lao động, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của chị T.
Nếu trong trường hợp mà chị T đã bình phục vết thương có khả năng
lao động lại như trước thì doanh nghiệp từ chối không giúp đỡ chị T thì chính
đáng, nhưng trong trường hợp trên chị đang trong quá trình điều trị chưa hoàn
toàn bình phục thì chủ doanh nghiệp cũng cần phải co trách nhiệm với người
lao động mới là chính đáng và hợp theo quy định của Luật lao động.
Thứ nhất theo Điều 144 bộ luật lao động năm 2012. Trách nhiệm của
người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm
trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo
hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi
điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.
Như vậy, trong trường hợp này chủ doanh nghiệp không những phải lo
toàn bộ chi phí viện phí mà chi trả lương cho người lao động trong quá trình
điều trị bệnh.

5


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Thứ hai, về số ngày được nghỉ dưỡng được quy định tại khoản 2 điều
54 luật an toàn vệ sinh lao động 2015 được quy định như sau: Điều 54.
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều
này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định,
trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do
người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức
khỏe được quy định như sau:
Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này được hưởng 01 ngày
bằng 30% mức lương cơ sở
Như vậy doanh nghiệp cần yêu cầu giám định sức khỏe của người lao
động để có thể xác định được ngày nghỉ dưỡng sức của người lao động. Khi
xác định được số ngày được nghỉ dưỡng sức thì doanh nghiệp có trách nhiệm
trả lương cho người lao động theo mức lương theo hợp đồng và khoản tiền

bồi thường cho người lao động nếu trong trường hợp tai nạn do lỗi của doanh
nghiệp.
Việc chị T làm đơn khiếu nại là đúng và hoàn toàn chính đáng để bảo
vệ quyền lợi cho mình, theo đơn khiếu nại của chị T ngày 30/10/2015 đoàn
kiểm tra gồm:
Đại diện phòng lao động thương binh xã hội huyện
Đại diện trung tâm y tế huyện
6


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Đại diện liên đoàn lao động huyện
Đoàn kiểm tra đã trực tiếp đến cơ sở sản xuất gạch ngói Đông Hà để
xác định diễn biến dẫn đến tai nạn lao động và tiến hành các bước điều tra
theo đơn khiếu nại và theo các quy định xác định tình trạng thương tích của
chị T như sau:
Theo giấy ra viện của bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai cấp ngày
10/05/2015 xác nhận: chị T bị tai nạn làm dập nát một phần bàn tay và cả
khủy tay phải, bệnh viện đã tiến hành kiểm tra xét nghiệm, khâu hở xương
quai trụ, xương cánh tay phải, nắn khớp khủy và khâu vá nhiều vết thương
trên mu và lòng bàn tay phải. Chị T được chuyển qua khoa chấn thương chỉnh
hình của bệnh viện để tiếp tục điều trị vết thương theo chuyên khoa và được
xuất viện, trở về nhà tiếp tục uống thuốc theo toa và tái khám định kỳ 3
tháng/lần.
Kiểm tra nơi làm việc của chị T, đoàn kiểm tra ghi nhận như sau: khu
vực để máy không có bảng chỉ dẫn về an toàn lao động, người lao động vận
hành máy trong điều kiện không đảm bảo an toàn lao động, người sử dụng lao
động (chủ doanh nghiệp) không tiến hành huấn luyện và hướng dẫn các quy
trình, quy phạm, các biện pháp an toàn khi vận hành máy…không cung cấp

dụng cụ bảo hộ lao động theo quy định như: quần áo, phương tiện bảo hộ lao
động cá nhân…
Qua nghiên cứu và phân tích tình huống có thể rút ra những vấn đề cần
giải quyết và những nguyên nhân như sau:
Công tác quản lý nhà nước về lao động cơ quan có thẩm quyền tại địa
phương đã không thường xuyên kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật
về lao động tại các doanh nghiệp, cụ thể là thực hiện theo bộ Luật lao động
như: vi phạm chế độ hợp đồng lao động, chế độ an toàn vệ sinh lao động, chế
độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các quyền và lợi ích khác. Không kịp thời
7


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

giải quyết các khiếu nại, tranh chấp về quyền lợi của người lao động, chậm trễ
trong việc điều tra xác minh, kết luận nhằm hướng dẫn, thậm chí thực hiện
các biện pháp cưỡng chế theo luật định nhằm đảm bảo các quyền và lợi ích
hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Về tổ chức công đoàn tại nơi làm việc có hơn 40 lao động làm việc trên
6 tháng trở lên (tức hội tụ đủ điều kiện thành lập tổ chức công đoàn cơ sở)
nhưng liên đoàn lao động huyện chưa kịp thời tuyên truyền, vận động, hướng
dẫn người lao động tham gia vào tổ chức công đoàn.
Đối với người sử dụng lao động chủ doanh nghiệp chưa thực hiện đúng
quy định của pháp luật lao động khi đứng ra thành lập và điều hành doanh
nghiệp cụ thể như sau: tuyển dụng công nhân vào làm việc không đúng các
quy định về hình thức hợp đồng lao động, đối với doanh nghiệp sử dụng
người lao động thông qua vai trò trung gian của người quản lý thì người chủ
doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm chính, phải đảm bảo người quản lý
đó thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật lao động.
Chủ doanh nghiệp đã vi phạm các thủ tục hành chính về quản lý lao

động: không khai trình lập sổ lao động, sổ lương, bảo hiểm xã hội, không
đăng ký nội quy lao động với ngành lao động. Ngoài ra chủ doanh nghiệp còn
vi phạm về quy định khai báo, đăng ký và xin cấp giấy phép sử dụng các máy
móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, nơi đặt máy không
treo các chỉ dẫn về an toàn lao động.
Khi tai nạn xảy ra đã không kịp thời khai báo với cơ quan chức năng về
lao động, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm bồi thường vật chất đối với
người bị tai nạn lao động.
Chị T làm việc ở khâu nhào trộn đất, có vận hành máy điện nhưng chỉ
được hướng dẫn sơ sài về cách vận hành máy, chưa được huấn luyện về an

8


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

toàn vệ sinh lao động, chưa được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động theo quy
định của nhà nước.
Đối với người lao động do nhu cầu của việc làm và thu nhập nên khi
được nhận vào làm việc, được giải quyết nơi ở tạm, được hưởng lương theo
chế độ khoán, không có bảo hiểm xã hội, lại là người trình độ văn hóa thấp,
nhận thức về pháp luật lao động chưa đầy đủ, không có tay nghề nên chị T đã
vì quyền lợi trước mắt mà dễ dàng chấp nhận công việc (theo kiểu nghề dạy
nghề, người có thâm niên dạy người mới vào làm việc).
Chị T chủ quan xem thường các quy trình, quy phạm cũng như mối
nguy hiểm khi vận hành máy móc thiết bị, không đủ hiểu biết và bản lĩnh từ
chối khi phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn trong lao động.
2.3. Lựa chọn vần đề giải quyết
Nhằm giải quyết, xử lý thỏa đáng đúng theo quy định của pháp luật lao
động, các vụ tai nạn lao động góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

chính đáng của người lao động, của người sử dụng lao động, ổn định tình hình
an ninh trật tự xã hội, tạo sự gắn bó giữa người sử dụng lao động và người lao
động để họ cùng an tâm sản xuất kinh doanh.
Vấn đề an toàn lao động và giải quyết hậu quả của một vụ việc tai nạn
lao động, đặt biệt là các tai nạn lao động nghiêm trọng luôn là vấn đề phức
tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, nhiều cấp. Do vậy, yêu cầu đặt
ra đối với việc giải quyết một vụ tai nạn lao động là trước hết phải nắm vững
pháp luật lao động nói chung và các quy định về bảo hộ lao động, một số kiến
thức về tâm sinh lý học…trên cơ sở đó, kết hợp những hoàn cảnh cụ thể đã và
đang xảy ra mà tìm hiểu vụ việc, nghiên cứu tận tường các khía cạnh của vụ
việc, trách nhiệm các bên liên quan mà đưa ra những vấn đề cần giải quyết
cho phù hợp.
Trong tình huống cụ thể trên có 3 vấn đề cần giải quyết cụ thể như sau:
9


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Chị T phải được chủ doanh nghiệp chi trả toàn bộ tiền thuốc men
trong suốt quá trình điều trị cho đến khi hoàn toàn khỏi bệnh.
Chị T được chủ doanh nghiệp đưa ra hội đồng giám định y khoa để
giám định phần sức khỏe bị giảm sút, tỷ lệ thương tật tai nạn lao động.
Trách nhiệm pháp lý của các bên theo quy định của pháp luật, trước
mắt là giải quyết vấn đề hỗ trợ để chị T có đủ điều kiện tiếp tục điều trị
bệnh và sinh sống trong thời gian chưa thể tiếp tục công việc hoặc chưa
tìm được công việc phù hợp.

10



Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

3. Phương án giải quyết vấn đề lựa chọn
3.1. Các phương án
Từ thực tế tai nạn lao động của chị T tại doanh nghiệp Đông Hà, căn cứ
biên bản của đoàn kiểm tra tai nạn lao động liên ngành bao gồm Phòng lao
động thương binh xã hội huyện Vĩnh Cửu, liên đoàn lao động huyện Vĩnh
Cửu, em xin đề xuất 3 phương án như sau:
3.1.1. Phương án 1
Xác định tai nạn lao động trên đây là trường hợp khá nghiêm trọng,
Căn cứ Bộ luật lao động ngày 18 tháng 6 năm 2012; Căn cứ Luật An toàn, vệ
sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015; cần nhanh chóng thành lập đoàn
kiểm tra tai nạn lao động cấp tỉnh gồm:
Đại diện Sở Lao Động Thương Binh xã Hội tỉnh Đồng Nai
Đại diện sở Y tế
Đại diện liên đoàn lao động tỉnh
Quyết định thành lập đoàn điều tra do giám đốc sở Lao Động Thương
Binh xã Hội ký các bước làm việc gồm:
Đoàn điều tra tiến hành tiếp xúc với chị T tìm hiểu về quá trình chữa trị
vết thương, việc chăm sóc, chi trả các khoản chi phí và các quyền lợi khác của
người lao động.
Đoàn điều tra làm việc trực tiếp với chủ doanh nghiệp để xác minh nội
dung đơn, đồng thời yêu cầu cung cấp hồ sơ về quản lý lao động tại doanh
nghiệp, xác minh hiện trường nơi xảy ra tai nạn lao động, việc thực hiện các
kiến nghị về an toàn lao động của đoàn kiểm tra trước đây, tình hình thực hiện
các quy định của pháp luật về an toàn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp, việc
bồi thường tai nạn trước đây (nếu có) và bồi thường cho trường hợp chị T như
thế nào.

11



Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Đoàn kiểm tra làm việc với đoàn kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động
trước đây để vừa kiểm tra vừa thu thập thêm thông tin làm cơ sở so sánh đối
chiếu thông tin giữa các bước trên.
Tổng hợp nội dung, kết quả làm việc của từng bước và kết quả của từng
nội dung, mức độ phạm lỗi do mỗi bên gây ra để từ đó hướng dẫn các biện
pháp, giải pháp khắc phục hậu quả, tổ chức cuộc họp để nghe ý kiến phản ánh
trực tiếp của 2 bên. Trên cơ sở đó căn cứ vào các quy định của pháp luật, đưa
ra kết luận giải quyết sự việc thấu tình đạt lý.
Ưu điểm của phương án
Thông qua các cuộc gặp gỡ, đoàn điều tra có thời gian và điều kiện để
thẩm tra thông tin do hai bên cung cấp, có thời gian để thu thập thêm chứng
cứ, số liệu, từ đó có thể đưa ra những kết luận, những giải pháp, biện pháp,
hình thức xử lý chính xác, khách quan, thấu tình đạt lý có tính thuyết phục
cao.
Chủ doanh nghiệp và người lao động có thời gian, điều kiện để suy
nghĩ, nhận ra những chỗ đúng, chỗ sai của mình. Bên có lỗi sẽ dễ dàng nhận
lỗi, có biện pháp khắc phục một cách tự giác. Bên khiếu kiện dễ dàng chấp
nhận các kết luận của đoàn kiểm tra, nhận ra chỗ chưa đúng của mình, từ đó
có thiện chí cùng hợp tác với người sử dụng lao động khắc phục hậu quả tai
nạn lao động.
Hạn chế của phương án
Đoàn kiểm tra, người sử dụng lao động và người lao động phải tốn
nhiều thời gian. Trước mắt người lao động sẽ gặp khó khăn, thiệt thòi vì nhu
cầu là cần được điều trị bệnh và ổn định cuộc sống.
Đoàn kiểm tra phải đi lại nhiều lần để xác minh nên phải tốn chi phí
cho công tác.


12


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

3.1.2. Phương án 2
Thành lập đoàn kiểm tra như phương án thứ nhất: đoàn kiểm tra cũng
tiến hành làm việc với chủ doanh nghiệp và người bị tai nạn lao động, nghe
hai bên trình bày ý kiến về từng vụ việc cụ thể, có giải trình chi tiết theo trình
tự thời gian diễn biến của vụ việc.
Đoàn kiểm tra tổng hợp các ý kiến và kết luận từng mức độ sai phạm
của từng bên, từng sự việc cụ thể. Từ đó đưa ra được nguyên nhân để từng
bên nhận ra và cam kết có biện pháp khắc phục hậu quả, sửa chữa khuyết
điểm và thực hiện đúng chế độ, chính sách với các quy định của pháp luật
hiện hành.
Nếu mức độ sai phạm của chủ doanh nghiệp đúng như đơn khiếu nại
của chị T, thì đoàn điều tra sẽ đề nghị xử phạt theo Nghị định 88/NĐ-CP ngày
7/10/2015 của chính phủ về xử phạt hành chính về vi phạm pháp luật lao
động.
Căn cứ theo điều 142, 144, 145 trách nhiệm của người sử dụng lao
động đối với người bị tai nạn lao động của Luật lao động số 10/2012/QH13.
Ưu điểm của phương án
Thời gian giải quyết sẽ nhanh hơn, sớm giải tỏa được mâu thuẫn và tâm
lý căng thẳng giữa hai bên, sớm ổn định kinh doanh sản xuất, người lao động
và người chủ lao động ít tốn thời gian cho hội họp, tiếp đoàn kiểm tra.
Hạn chế của phương án
Do sự việc mỗi bên đưa ra chưa có đủ cơ sở vững chắc, các cứ liệu
chưa chính xác, tham khảo ý kiến của mỗi bên để đưa ra những phân tích xác
đáng mà chỉ được lắng nghe ý kiến của mỗi bên, vừa phân tích vừa tổng hợp

để chỉ rõ chỗ đúng, chỗ sai, nên việc hòa giải sẽ gặp khó khăn hơn.

13


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Trong những trường hợp phức tạp phương án này có thể làm cho đoàn
điều tra không thể thực hiện các yêu cầu đề ra khi giải quyết vụ tai nạn lao
động.
3.1.3. Phương án 3
Thành lập đoàn điều tra tai nạn cấp huyện để theo dõi, giải quyết, thu
thập tin tức. trên cơ sở đó tìm ra thông tin, hướng dẫn xử lý vụ việc, hướng
làm việc với chủ doanh nghiệp và người lao động.
Nếu vụ việc giải quyết không được thỏa mãn được nguyện vọng của 2
bên thì cần thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, sau đó sẽ quay
về thực hiện các bước như phương án hai.
Tai nạn lao động được hiểu là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ
phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra
trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao
động. Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2015 có quy định: Khi xảy ra hoặc
có nguy cơ xảy ra TNLĐ, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động tại
nơi làm việc thì người bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải báo ngay cho
người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết để kịp thời có biện
pháp xử lý, khắc phục hậu quả xảy ra.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động
năm 2015 nêu rõ việc khai báo TNLĐ phải nhanh chóng, kịp thời bằng tất cả
các phương tiện có thể thông qua hình thức trực tiếp hoặc điện thoại, fax,
công điện, thư điện tử đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi
xảy ra tai nạn và cơ quan Công an cấp huyện

Ưu điểm của phương án
Có khả năng không phải thành lập đoàn điều tra tai nạn lao động cấp
tỉnh hoặc không mất nhiều thời gian trong quá trình điều tra, tiết kiệm được
thời gian, kinh phí.
14


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Người sử dụng lao động và người lao động ít thời gian cho hội họp,
tiếp xúc và làm việc với đoàn điều tra.
Hạn chế của phương án
Nếu đoàn kiểm tra cáp huyện không đủ sức giải quyết thì có thể sẽ dẫn
đến những quyết định không công bằng, gây ảnh xấu đến sản xuất kinh
doanh, tình hình an ninh trật tự tại địa phương.
Đoàn điều tra cấp huyện có thể không đủ sức giải quyết vụ việc. Khi đó
phải tiến hành thành lập đoàn điều tra cấp tỉnh. Do đó, sẽ kéo dài thời gian
giải quyết, tạo tâm lý căng thẳng cho 2 bên.
3.2. Lựa chọn phương án giải quyết
Qua các phương án và việc phân tích ưu điểm và những mặt hạn chế
như trên, theo em với trường hợp tai nạn lao động cụ thể của chị T tại doanh
nghiệp Đông Hà thì đây là loại tai nạn nghiêm trọng nên cần chọn theo
phương án thứ nhất bởi vì theo phân tích ở trên thì phương án này có tính
thuyết phục cao, giải quyết thấu tình đạt lý, phương án này nhiều ưu điểm, ít
hạn chế.
4. Tổ chức phương án lựa chọn
Thông qua vụ việc trên có thể xây dựng tổ chức phương án là Sở Lao
Động Thương Binh xã Hội tỉnh Đồng Nai trực tiếp chỉ đạo phòng lao động
thương binh xã hội huyện Vĩnh Cửu phối kết hợp với các ban ngành liên quan
để xử lý vụ việc.

Đoàn kiểm tra sẽ đến trực tiếp cơ sở gạch ngói Đông Hà để xác định
diễn biến dẫn đến tai nạn lao động và tiến hành các bước điều tra theo đơn
khiếu nại và thực hiện theo các quy định của pháp luật để xác định tình trạng
thương tích của chị T.
Khi có được kết quả sẽ có biện pháp xử lý theo phương án đề xuất ở
trên.
15


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

5. Kiến nghị, đề xuất
Việc xử lý tình huống theo phương án 1 đã đạt được những kết quả nhất
định đó là:
Người sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ về luận lao động và
nhận rõ trách nhiệm về mình.
Người sử dụng lao động đã bồi thường tổn thất tai nạn lao động cho
chị T theo đúng quy định của pháp luật.
Khi chị T lành vết thương tiếp tục được bố trí công việc phù hợp tại
doanh nghiệp.
Tuy đạt được những kết quả như trên nhưng còn tốn nhiều thời gian và
công sức giữa các bên và cơ quan chức năng.
Để đạt được những thành công trên trong việc xử lý tình huống là có sự
phối hợp của các ban ngành đoàn thể cùng bắt tay vào giải quyết và sự hợp
tác của các đương sự.
Từ giải quyết vụ việc khiếu nại trên đây giúp chúng ta phát hiện thêm
nhiều vấn đề hết sức quan trọng trong việc thực hiện pháp luật lao động. Cho
thấy, với vai trò của tổ chức công đoàn, vấn đề tham gia giám sát, đại diện
nhằm bảo vệ các lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ngày càng
trở lên bức xúc. Một thực trạng là còn không ít những doanh nghiệp cố tình vi

phạm các quy định pháp luật về các chế độ đối với người lao động như trốn
tránh nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội, không ký kết thỏa ước tập thể lao
động…
Trong các vi phạm nêu trên, thì vấn đề giải quyết tình trạng vi phạm các
quy định về an toàn vệ sinh lao động là vấn đề bức xúc nhất, quan trọng nhất.
Với định hướng phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần, kinh tế
khu vực tư nhân đang phát triển với tộc độ nhanh, đã góp phần thúc đẩy mạnh
mẽ sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, để sự tăng trưởng đó
16


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

đáp ứng tốt yêu cần chiến lược của Đảng và nhà nước ta về một sự phát triển
bền vững, thì việc giải quyết sự việc một cách hài hòa, tốt đẹp các mối quan
hệ, các lợi ích xã hội là vấn đề cần phải đặt ra và đòi hỏi cần giải quyết tốt
ngay trên từng chặng đường tăng trưởng kinh tế. Xu hướng phát triển trong
những năm gần đây cho thấy cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo
hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ thì cũng đồng thời diễn ra quá
trình chuyển dịch mạnh mẽ lực lượng lao động từ nông thôn ra thành thị.
Thực trạng về chất lượng đội ngũ lao động này như đã nêu ở phần trên
đòi hỏi các ngành có liên quan cần tăng cường nhiều hơn nữa sự quan tâm
chăm lo cho vấn đề an toàn vệ sinh lao động và các vấn đề liên quan ở khu
vực này. Bản thân em cũng mạnh dạn xin đề xuất thêm một số đề xuất, kiến
nghị như sau:
Làm tốt các biện pháp đảm bảo có hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao
động chính là thành công ngày từ bước đầu tiên sự “che chắn của xã hội” đối
với sức khỏe người lao động, thể hiện sự chân trọng và bảo vệ vốn quý nhất
của xã hội đó là con người, sức khỏe của con người, con người có ý nghĩa vừa
là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển bền vững.

Bên cạnh đó Đảng và nhà nước cần có nhiều chính sách hơn nữa đối
với người lao động, đặc biệt là đối với lao động có trình độ tay nghề thấp để
họ có điều kiện có mức sống ổn định trong xã hội.
Các cơ quan chức năng cần thường xuyên thanh tra, kiểm tra, giám sát
các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn xem các doanh nghiệp đó sử
dụng lao động có đúng yêu cầu của bộ luật lao động hay không.
Trong quá trình tham gia lao động các doanh nghiệp phải trang bị đầy
đủ các thiết bị bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động.
Các doanh nghiệp cần phải có ban chấp hành công đoàn để bảo vệ
quyền lợi cho người lao động.
17


Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Thường xuyên kiểm tra định kỳ, bảo trì và thay thế các bộ phận, chi tiết
hư hỏng.
Không sử dụng các chi tiết máy móc- thiết bị đã han rỉ, không đúng
chủng loại vào việc thay thế các chi tiết đã hư hỏng.
Không để người không có nghiệp vụ chuyên môn sử dụng các máy móc
thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ.
Trước và sau khi vận hành, sử dụng thiết bị nâng thang máy phải được
kiểm tra tình trạng kỹ thuật của nó.
Thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, huấn luyện luật pháp
ATLĐ cho người chủ sử dụng và người vận.

Danh mục tài liệu tham khảo

18



Tiểu luận cuối khoá bồi dưỡng ngạch chuyên viên

Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/06/2012, bộ luật này đã
được quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam khóa xiii, kỳ họp thứ
3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012.
Luật công đoàn số 12/2012/QH13 Luật này đã được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
20 tháng 6 năm 2012. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm
2013.
Luật an toàn vệ sinh lao động số: 84/2015/QH13 Luật này đã được
Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 25 tháng 6 năm 2015.
Nghị định 39/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn vệ sinh lao động
năm 2015
luật bảo hiểm xã hội của quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt
nam số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, luật này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2007.

19



×