Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Quản lý phòng học đa phương tiện tại trường Cao đẳng An ninh Nhân dân I trong giai đoạn hiện nay (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.5 KB, 23 trang )

1

MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra từ những năm 50 của thế kỷ
XX cho đến nay được đánh dấu bởi một loạt các cuộc cách mạng kế tiếp nhau
như cách mạng công nghệ mới, cách mạng thông tin, cách mạng công nghệ sinh
học… Đặc biệt cuộc cách mạng trong lĩnh vực thông tin thì công nghệ thông tin
và truyền thông đang tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống xã hội chúng ta
nói chung và quá trình giáo dục nói riêng. Cuộc cách mạng này đang tạo ra
những khả năng to lớn của việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông
vào quá trình dạy học. Phương tiện kỹ thuật dạy học vừa là công cụ giúp giảng
viên chuyển tải thông tin, điều khiển hoạt động nhận thức của học viên, vừa là
nguồn tri thức đa dạng và phong phú.
Giáo dục giúp con người truyền thụ kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ
khác nhằm duy trì trí tuệ và cải thiện phúc lợi cho xã hội. Theo truyền thông,
các phương tiện giảng dạy chủ yếu dựa vào các tài liệu in và hướng dẫn trực
tiếp (mặt đối mặt). Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của công nghệ kỹ thuật số trong
việc truyền tải thông tin đã làm cho quá trình giáo dục phong phú hơn, đa dạng
hơn cả về hình thức lẫn nội dung giáo dục. Phòng học đa phương tiện là nơi lắp
đặt bàn ghế và hệ thống các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại (phương tiện
kỹ thuật dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin). Trong tiết học diễn ra ở
phòng học đa phương tiện giảng viên sử dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học,
kết hợp với các hiệu ứng âm thanh, hình ảnh, video và phần mềm mô phỏng, thí
nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng để tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát
huy tính tích cực say mê học tập của học viên, góp phần nâng cao hiệu quả của
việc dạy học.
Ở các nước tiên tiến thì việc sử dụng phòng học đa phương tiện đã trở nên
phổ biến ở trong vài thập kỷ trở lại đây. Tuy nhiên ở Việt Nam thì vấn đề này
vẫn còn mới mẻ. Trong những năm gần đây, các cơ sở giáo dục, đặc biệt là các
trường đại học đã phát triển phòng học đa phương tiện nhằm góp phần đổi mới


phương pháp dạy học. Những nghiên cứu về phòng học đa phương tiện đã đóng
góp những ý tưởng có giá trị về kỹ thuật để cải thiện việc giảng dạy, học tập và
kiểm tra, đánh giá.
Định hướng cơ bản của công cuộc đổi mới giáo dục đã được chỉ rõ trong
các nghị quyết của Trung ương Đảng về vấn đề giáo dục và đào tạo đó là: “Đổi


2

mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một
chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các
phương pháp tiên tiến và phương tiện kỹ thuật dạy học vào quá trình dạy học”.
Là một trường trong lực lượng Công an nhân dân (CAND), trường Cao
đẳng An ninh Nhân dân I được Bộ Công an giao nhiệm vụ đào tạo cán bộ trinh
sát có trình độ cao đẳng và trung cấp An ninh nhân dân (ANND) cho Công an
các tỉnh, thành phố phía Bắc từ Quảng Bình trở ra. Trong những năm vừa qua,
Trường Cao đẳng An ninh Nhân dân I đã đầu tư phát triển nhiều phòng học đa
phương tiện nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Quản lý việc trang bị, bảo quản và sử dụng các phòng học này đã mang lại
những hiệu quả nhất định. Nhìn chung các khoa trong Trường đều sử dụng
phòng học đa phương tiện để dạy học theo hướng phát huy tích cực chủ động
của người học. Tuy nhiên vấn đề này còn có một số hạn chế như: việc quản lý
trang bị còn chồng chéo, không chủ động xây dựng kế hoạch phát triển loại
hình phòng học này một cách bài bản; Việc sử dụng còn chưa đạt hiệu quả cao
do đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn thiếu chuyên môn, giảng viên chưa được đào
tạo, bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng sử dụng phòng học đa phương tiện ; Việc
bảo quản các phòng học này còn yếu do chưa có bộ phận quản lý chuyên trách
và sự phân công trách nhiệm còn chồng chéo, thiếu tập trung. Vì vậy, việc sử
dụng phòng học đa phương tiện trong giảng dạy ở Trường Cao đẳng An ninh
Nhân dân I chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới về nội dung chương trình,

phương pháp dạy học. Vì vậy, việc tìm ra các biện pháp quản lý phòng học đa
phương tiện để nâng cao chất lượng giáo dục của học viên trong nhà trường là
nhiệm vụ hết sức cấp thiết đối với trường Cao đẳng An ninh Nhân dân I trong
giai đoạn hiện nay.
Với những lý do đã phân tích ở trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài
“Quản lý phòng học đa phương tiện tại Trường Cao đẳng An ninh Nhân dân
I trong giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý phòng học ĐPT để đề
xuất một số biện pháp quản lý hiệu quả phòng học ĐPT, góp phần nâng cao
chất lượng dạy học, nghiên cứu tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý phòng học ĐPT.


3

- Nghiên cứu thực trạng quản lý phòng học ĐPT tại Trường Cao đẳng An
ninh nhân dân I.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý phòng học ĐPT tại Trường Cao đẳng
An ninh nhân dân I trong giai đoạn hiện nay.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý phòng học ĐPT tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý phòng học ĐPT tại Trường Cao đẳng An ninh nhân
dân I
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện về thời gian và khả năng có hạn, tác giả luận văn nghiên cứu
một số biện pháp quản lý phòng học ĐPT tại Trường Cao đẳng An ninh nhân

dân I.
6. Giả thuyết khoa học
Hiện nay việc quản lý phòng học ĐPT ở Trường Cao đẳng An ninh
nhân dân I đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng còn nhiều bất cập.
Nếu chọn lựa, đề xuất và áp dụng được một số biện pháp quản lý phòng
học ĐPT phù hợp với thực tiễn nhà trường thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy, nghiên cứu tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong giai đoạn
hiện nay.
7. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả thực hiện đề tài với các nhóm phương pháp nghiên cứu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin liên quan đến đề tài. Phân tích,
tổng hợp, đánh giá để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài. Cụ thể là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về trang bị, bảo quản và sử dụng phòng
học ĐPT
- Nghiên cứu các tài liệu khác có liên quan đến luận văn.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi.
- Phương pháp chuyên gia.
- Phương pháp thống kê toán học


4

8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm có 3 chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phòng học đa phương tiện ở các
trường Cao đẳng

Chương 2: Thực trạng quản lý phòng học đa phương tiện tại Trường Cao
đẳng An ninh nhân dân I
Chương 3: Các biện pháp quản lý phòng học đa phương tiện tại Trường
Cao đẳng An ninh nhân dân I.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ
PHÒNG HỌC ĐA PHƯƠNG TIỆN Ở CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
1.1.2. Tại Việt Nam
1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.1. Khái niệm “Quản lý”
1.2.2. Khái niệm “Quản lý nhà trường”
1.2.3. Phòng học đa phương tiện
1.2.3.1. Khái niệm “phòng học”
1.2.3.2. Khái niệm “đa phương tiện”
1.2.3.3 Khái niệm phòng học đa phương tiện
Phòng học ĐPT là nơi có lắp đặt bàn ghế và hệ thống các phương tiện kỹ
thuật dạy học với ĐPT, ở đó diện ra quá trình giảng dạy và học tập nhờ vào ứng
dụng CNTT và ĐPT. Ở đó diễn ra tương tác đa chiều hay còn gọi là tương tác
ĐPT:
1.2.4. Khái niệm “Phương tiện kỹ thuật dạy học”
1.3. Vai trò của phòng học đa phương tiện đối với việc đổi mới phương
pháp dạy học
1.3.1. Vai trò của phòng đa phương tiện


1.3.2.Mối quan hệ giữa Nội dung - Phương pháp - Phương tiện kỹ thuật dạy học
Trong quá trình dạy học, Nội dung, Phương pháp và Phương tiện có quan
hệ mật thiết với nhau. Với mỗi nội dung dạy học cần chọn phương pháp dạy và
học phù hợp, mặt khác mỗi phương pháp dạy học cần có những phương tiện kỹ
thuật dạy học tương ứng để đạt hiệu quả cao nhất.
1.4. Nội dung quản lý phòng học đa phương tiện
1.4.1. Lập kế hoạch quản lý phòng học đa phương tiện
Lập kế hoạch quản lý phòng học ĐPT là quá trình thiết lập các mục tiêu,
hệ thống các hoạt động và các điều kiện đảm bảo để thực hiện mục tiêu là: quản
lý phòng học ĐPT hỗ trợ giảng dạy nhằm đổi mới PPDH của nhà trường theo
hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa.


6

1.4.2. Tổ chức thực hiện việc quản lý phòng học đa phương tiện
Xuất phát từ mục tiêu và kế hoạch đã đề ra, cần có sự phân công cụ thể
cho các phòng ban chức năng liên quan mua sắm, lắp đặt các phương tiện kỹ
thuật dạy học (cái gì cũng có, cái gì còn thiếu, cái gì lạc hậu cần thanh lý, mua
cái gì, với số lượng bao nhiêu, từ nguồn tài chính nào, thời gian thực hiện và
các biện pháp quản lý cần thiết,...) cho các phòng học ĐPT mới cũng như việc
bảo trì các thiết bị của những phòng học ĐPT hiện có.
1.4.3. Chỉ đạo việc quản lý phòng học đa phương tiện
1.4.4. Kiểm tra đánh giá việc sử dụng phòng học đa phương tiện
Kết luận chương 1
Trong chương này tác giả luận văn đã nêu tổng quan về vấn đề nghiên cứu,
các khái niệm cơ bản như: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, phát
triển, biện pháp quản lý... Đặc biệt, tác giả đã trình bày sâu về phát triển phòng
học ĐPT góp phần đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng dạy học ở các
trường cao đẳng. Thêm vào đó, tác giả cũng đã trình bày cơ sở lý luận về quản lý

và các nội dung quản lý phòng học đa phương tiện ở các trường đại học trong
thời đại bùng nổ của công nghệ thông tin và nền kinh tế tri thức trong giai đoạn
hiện nay.
Đó chính là những nội dung, những khái niệm công cụ liên quan đến đề
tài.Những khái niệm đó chính là những thành phần chủ yếu, đã được sắp xếp
chặt chẽ, tạo thành những nội dung cần phải nghiên cứu. Đồng thời tác giả cũng
hệ thống hóa những quan điểm, phạm trù cần thiết liên quan, chặt chẽ đến quản
lý giáo dục đại học nói chung và quản lý phòng học đa phương tiện nói riêng của
trường cao đẳng.
Từ những khái niệm trên và qua kết quả nghiên cứu về lý luận quản lý,
quản lý giáo dục và quản lý phòng học ĐPT ở các trường cao đẳng, giúp tác giả
có thêm cơ sở và phương pháp luận đúng đắn để nghiên cứu thực trạng việc
quản lý phòng học ĐPT ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I, từ đó đề xuất
các biện pháp quản lý phòng học ĐPT tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong giai đoạn hiện nay.


7

Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝPHÒNG HỌC ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I
2.1. Giới thiệu khái quát về Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
2.1.1. Đặc điểm chung
2.1.2 Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và công tác
quản lý, chỉ đạo của nhà trường
2.1.3. Đội ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên
Bảng 2.1. Thống kê số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên của nhà trường
STT
Phân loại

Nam
Nữ Tổng số
1
Cán bộ cơ hữu
169
297
466
1.1 Cán bộ trong biên chế
103
180
283
Cán bộ hợp đồng dài hạn (từ 1 năm trở lên) và
1.2
66
117
183
hợp đồng không xác định thời hạn
2 Các cán bộ khác
9
51
60
Hợp đồng ngắn hạn (dưới 1 năm, bao gồm cả
2.1
9
51
60
giảng viên thỉnh giảng)
Tổng số
178
348

526
Bảng 2.2. Thống kê phân loại giảng viên (chỉ tính những giảng viên trực tiếp
giảng dạy trong 5 năm gần đây)
Giảng viên cơ hữu
Trình độ,
Giảng
Giảng viên
Giảng viên
học vị, Số lượng
viên hợp
TT
trong biên
kiêm
chức giảng viên
đồng dài
chế trực
nhiệm là
danh
hạn trực
tiếp giảng
cán bộ
tiếp giảng
dạy
quản lý
dạy

(1)
(2)
1
Tiến sĩ

2 Thạc sĩ
3 Đại học
Trung
4
cấp
Tổng số

(3)
4
105
99

(4)
3
89
58

8

2

216

152

(5)

1

1


Giảng
viên
thỉnh
giảng
trong
trường

Giảng
viên
giảng
các lớp
ngoài
trường

(6)
1
16
26

(7)

(8)

6

15

1


49

45

16


8

Bảng 2.3. Thống kê, phân loại giảng viên cơ hữu theo mức độ thường xuyên sử
dụng ngoại ngữ và tin học cho công tác giảng dạy và nghiên cứu
STT

1

2

3

4

5
6

Tần suất sử dụng

Tỉ lệ (%) giảng viên cơ hữu sử dụng
ngoại ngữ và tin học
Ngoại ngữ
Tin học


95% (100% đối với
GV ngoại ngữ và
Luôn sử dụng (trên 80% thời
giảng viên chuyên
gian của công việc)
ngành dạy bằng
ngoại ngữ)
Thường sử dụng (trên 60-80%
thời gian của công việc)

GV ngành CNTT

100% (GV ngoại
ngữ và GV chuyên
ngành dạy bằng
ngoại ngữ)

0

5% giảng viên
Đôi khi sử dụng (trên 20-40% TDTT, giảng viên
Giảng viên TDTT
thời gian của công việc)
các môn cơ sở môn chung)
Ít khi sử dụng (trên 20-40% thời
0
0
gian của công việc)
Hiếm khi sử dụng hoặc không

sử dụng (0-20% thời gian của
0
0
công việc)
Tổng
100%
100%

2.1.4. Quy mô người học
Bảng 2.4. Thống kê học viên đăng ký dự thi đại học vào trường, số học viên
trúng tuyển và nhập học trong 3 năm gần đây (hệ chính quy)
Năm học

2013 – 2014
2014 – 2015
2015 – 2016

Số thí sinh dự
Số trúng
thi (người) tuyển (người)

13.923
17.147
29.873

651
544
453

Tỷ lệ

cạnh
tranh

Số nhập
học thực tế

1.121
1.134
1.166

612
529
434

Ghi
chú


9

Bảng 2.5. Thống kê, phân loại số lượng người nhập học trong 3 năm gần đây
hệ chính quy
Các chỉ tiêu
2013 - 2014
2014 - 2015
2015 - 2016
393
243
181
Trung cấp

219
276
253
Cao đẳng
2.1.5. Cơ sở vật chất sư phạm nói chung và phòng học đa phương tiện nói riêng
2.1.5.1. Cơ sở vật chất sư phạm
2.1.5.2. Phòng học đa phương tiện
Về số lượng:
Bảng 2.6. Kết quả đánh giá về số lượng và chất lượng phòng học ĐPT ở
Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
Số lượng
Chất lượng
Số
Mức độ
Tỷ lệ (%) Mức độ
Số phiếu Tỷ lệ (%)
phiếu
25
3,7
Kém
65
9,6
Quá thiếu
512
75,3
Trung bình
478
70,3
Thiếu
105

15,5
Tốt
110
16,2
Đủ
Về chất lượng:
Về chủng loại:

Hình 2.2. Biểu đồ kết quả đánh giá về chủng loại PTDH
ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I


10

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết về qui mô phòng học ĐPT.

Mức độ

Rất cần
Cần
Ít cần
Không cần

Phòng học Phòng học Phòng học Phòng học Phòng học
>150 HV
<100 HV
<80 HV
<40 HV
<25 HV
Số Tỉ lệ Số

Tỉ lệ
Số Tỉ lệ Số
Tỉ lệ Số Tỉ lệ
phiếu (%) phiếu (%) phiếu (%) phiếu (%) phiếu (%)

50
65
90
115

15.6
20.4
28.1
35.9

85
95
60
80

26.6
29.7
18.8
24.9

95
110
65
50


29.7 110
34.3 90
20.4 70
15.6 50

34.4
28.1
21.8
15.7

90
80
80
70

28.3
24.9
24.9
21.9

2.2. Thực trạng quản lý phòng học đa phương tiện tại Trường Cao đẳng
An ninh nhân dân I
2.2.1. Thực trạng về việc lập kế hoạchquản lý phòng học đa phương tiện
2.2.2. Thực trạng về việc trang bị các phòng học đa phương tiện
2.2.3. Thực trạng về tổ chức bộ máy quản lý phòng học đa phương tiện
2.2.4. Thực trạng về cơ chế quản lý phòng học đa phương tiện
2.2.5. Thực trạng về sử dụng phòng học đa phương tiện
2.2.6. Thực trạng về bảo quản các phòng học đa phương tiện
2.3. Phân tích thực trạng quản lý phòng học đa phương tiện tại Trường
Cao đẳng An ninh nhân dân I

2.3.1. Ưu điểm
Lãnh đạo nhà trường đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của
việc sử dụng phòng học ĐPT trong công tác đào tạo, nghiên cứu của nhà
trường. Quan tâm chỉ đạo, giám sát các phòng chức năng thực hiện việc quản lý
phòng học ĐPT. Do đặc thù đào tạo cán bộ chiến sỹ Công an nhân dân, nên nhà
trường đã sớm tiếp cận với phòng ĐPT. Được nhiều cá nhân, tổ chức tài trợ
kinh phí xây dựng phòng học ĐPT.
Đội ngũ cán bộ kỹ thuật được giao phụ trách quản lý phòng học ĐPT giỏi
về chuyên môn, có tâm huyết với công việc.
2.3.2. Nhược điểm
Quá trình áp dụng các phòng học ĐPT vào việc dạy học tại Trường Cao
đẳng An ninh nhân dân I đã bộc lộ những nhược điểm sau:
- Còn bị động trong việc lập kế hoạch quản lý phòng học ĐPT. Kế hoạch
chưa thực sự đồng bộ, mang tính chiến lược lâu dài.


11

- Kế hoạch dự trù mức kinh phí thường xuyên cho việc sửa chữa, mua sắm
mới hoặc bổ sung những thiết bị tại phòng học ĐPT cũng như mua sắm các
phòng học ĐPT mới phụ thuộc vào kinh phí do Bộ GD&ĐT cấp và các nhà tài
trợ, nên tính thực thi của kế hoạch là không chắc chắn. Do vậy, tình trạng máy
hỏng chờ sửa chữa nhiều ảnh hưởng đến giờ giảng bằng máy của giảng viên,
chất lượng giờ giảng bị giảm.
- Bộ máy quản lý chưa thống nhất, chặt chẽ, còn chồng chéo, chưa có biện
pháp quản lý việc sử dụng và bảo quản phòng học ĐPT phù hợp. Do đó, việc
chỉ đạo thiếu tính nhất quán, xuyên suốt.
- Đội ngũ nhân viên quản lý phòng học ĐPT, chủ yếu họ làm việc bằng tự
học và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc mà chưa học một cách bài
bản quy trình quản lý phòng học ĐPT.

- Còn thiếu các khóa bồi dưỡng về kỹ năng phòng học ĐPT, kỹ năng chuẩn
bị bài giảng sử dụng ĐPT, cho giảng viên dẫn đến việc lạm dụng ĐPT gây lãng
phí tiền của mà kết quả học tập của học viên học những môn học này bị giảm
đi.
- Còn thiết học liệu được số hóa phục vụ cho việc giảng dạy tại phòng
học ĐPT. Việc xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử chưa được chú trọng đúng
mức.
- Chưa xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong nhà
trường, trong từng khoa, bộ môn. Cơ chế quản lý không chặt chẽ đã gây ra tình
trạng mất mát, hỏng hóc thiết bị.
- Chưa xây dựng được chuẩn đánh giá tiết dạy có ứng dụng CNTT và đa
phương tiện.
- Chưa triển khai đồng bộ các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của
học viên khi dùng phương pháp giảng dạy có sử dụng phòng học ĐPT.
- Chưa có cơ chế phát huy nội lực, tiềm năng sẵn có của đội ngũ giảng viên.
- Chưa xây dựng cơ chế hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho giảng viên.
Vì những lý do trên Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I cần có những
biện pháp quản lý để phát triển phòng học ĐPT khắc phục được những nhược
điểm trên trong thời gian tới nhằm xây dựng một hệ thống phòng học ĐPT đáp
ứng nhu cầu đào tạo và nghiên cứu khoa học trong thời kỳ đổi mới.


12

Kết luận chương 2
Trong chương 2, tác giả luận văn đã nêu những đặc điểm cơ bản của
Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I về đội ngũ giảng viên, học viên, cơ sở vật
chất sư phạm, chất lượng đào tạo, quy mô đào tạo trong những năm qua và dự
báo cho những năm tới... Nội dung trình bày đã cho thấy công tác xây dựng
phát triển và quản lý cơ sở vật chất sư phạm nói chung, phòng học đa phương

tiện nói riêng của Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I trong những năm qua
đã đạt được những kết quả cụ thể đáng kể, đáp ứng được yêu cầu phát triển đào
tạo đa ngành và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo đại học.
Thêm vào đó, nội dung của chương 2 cũng đi sâu phân tích thực trạng
quản lý phòng học đa phương tiện ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I về
các mặt sau: Thực trạng về việc lập kế hoạch phòng học đa phương tiện; Thực
trạng về việc trang bị các phòng học đa phương tiện; Thực trạng về tổ chức bộ
máy quản lý phòng học đa phương tiện; Thực trạng về cơ chế quản lý phòng
học đa phương tiện; Thực trạng về sử dụng phòng học đa phương tiện; Thực
trạng về bảo quản các phòng học đa phương tiện. Qua đó phân tích thực trạng
quản lý phòng học đa phương tiện. Nội dung trình bày cũng đã nêu và phân tích
những mặt mạnh và yếu của công tác quản lý phòng học đa phương tiện ở
Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I hiện nay, từ đó đưa ra các biện pháp quản
lý bền vững phòng học ĐPT ở chương 3.


13

Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHÒNG HỌC ĐA PHƯƠNG TIỆN TẠI
TRƯỜNG CAO ĐẲNG AN NINH NHÂN DÂN I
Cơ sở đề xuất các biện pháp phụ thuộc vào Chương 1: Cơ sở lý luận về
quản lý phòng học đa phương tiện ở các trường cao đẳng, Chương 2: Thực
trạng quản lýphòng học đa phương tiện tại Trường Cao đẳng An ninh nhân dân
I và các nội dung dưới đây:
3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
3.2. Một số biện pháp quản lý phòng học đa phương tiện
3.2.1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý phòng học đa phương tiện
3.2.1.1. Mục đích của biện pháp
- Định hướng cho việc triển khai ứng dụng CNTT và đa phương tiện vào
dạy học nhằm đổi mới phương pháp dạy học ở các cấp quản lý trong nhà trường
trong từng giai đoạn phát triển.
- Các cấp quản lý trong nhà trường dựa trên kế hoạch phát triển phòng học
ĐPT của nhà trường sẽ chủ động lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho đơn vị
mình theo từng giai đoạn cụ thể.
- Chuẩn bị các nguồn lực để duy trì tốt và phát triển phòng học ĐPT.
3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Thứ nhất, xác định mục tiêu và kế hoạch trước mắt: Củng cố và hoàn
thiện 5 phòng học ĐPT và 3 phòng học tiếng. Bên cạnh đó cần phải tổ chức
khai thác tối đa tính năng, tác dụng và hiệu suất sử dụng của phòng học ĐPT
hiện có.
Thứ hai, xác định mục tiêu và kế hoạch đến năm 2020: Tiếp tục đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận với công nghệ hiện đại và ứng dụng
ĐPT


14

3.2.1.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
Cần có sự chỉ đạo thống nhất từ Ban giám hiệu đến lãnh đạo các phòng
ban chức năng có liên quan.
Các mục tiêu và kế hoạch phát triển phòng học ĐPT phải xây dựng trên
cơ sở lý luận và phù hợp với thực tiễn về sử dụng và bảo quản phòng học ĐPT,
cũng như nhu cầu ngày càng cao của việc ứng dụng ĐPT vào quá trình giảng
dạy của nhà trường.

Nhà trường cần có đủ các nguồn lực để thực hiện.
3.2.2. Biện pháp 2: Cải tiến tổ chức bộ máy và xây dựng cơ chế quản lý
phòng học đa phương tiện
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý phòng học ĐPT
- Xác định được cơ chế quản lý, phân công nghiệm vụ cụ thể rõ ràng cho
từng đơn vị chức năng và cá nhân liên quan để nâng cao hiệu lực quản lý
- Có cơ chế chính sách đãi ngộ thích đáng cho cán bộ kỹ thuật vận hành
phòng học ĐPT và đội ngũ giảng viên sử dụng phòng học ĐPT trong giảng dạy.
3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Một là, cải tiến tổ chức bộ máy.
Hai là, xây dựng cơ chế quản lý phòng học ĐPT.
3.2.2.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp
- Phòng Tổ chức cán bộ chuẩn bị nhân sự cho bộ phận chuyên trách quản
lý phòng học ĐPT.
- Cần có sự phân công nhiệm vụ cụ thể cho một đơn vị chủ trì cùng với
các đơn vị liên quan soạn thảo các văn bản qui định quyền hạn và nhiệm vụ của
các thành viên, soạn thảo nội dung quy chế sử dụng và bảo quản phòng học
ĐPT, các chế tài khen thưởng, kỷ luật, các tiêu chí đánh giá,...
- Cần có nguồn tài chính hàng năm đủ cho hoạt động duy trì và phát
triển phòng học ĐPT.
3.2.3.Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo việc bảo quản và sử dụng phòng học
đa phương tiện
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
- Cải tiến phương pháp tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ ứng dụng
CNTT và ĐPT vào quá trình dạy học của nhà trường.


15


- Tăng cường kỹ năng sử dụng và bảo quản phòng học ĐPT của đội ngũ
giảng viên.
- Tăng cường nghiệp vụ bảo quản, bảo dưỡng phòng học ĐPT của bộ
phận chuyên trách quản lý phòng học ĐPT.
- Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng phòng học ĐPT.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp.
Một là, bồi dưỡng giảng viên về kỹ năng sử dụng phòng học ĐPT
Hai là, bồi dưỡng kỹ năng và nghiệp vụ bảo quản phòng học ĐPT cho bộ
phận chuyên trách quản lý
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Tư tưởng chỉ đạo phải được thống nhất từ BGH đến các phòng chức năng
và các khoa, viện, bộ môn, đến từng giảng viên.
Thư viện và mạng thông tin của trường phải sớm hoàn thành việc cải tạo
và nâng cấp hệ thống mạng cục bộ, với băng thông rộng đảm bảo tốc độ truy
cập.
Bố trí thời khóa biểu phòng học ĐPT hợp lý, không để lãng phí phòng
học ĐPT.
Đầu tư kinh phí duy trì hoạt động và tăng cường phòng học ĐPT cả về số
lượng và chất lượng.
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên
việc lắp đặt, bảo quản và sử dụng phòng học đa phương tiện
3.2.4.1. Mục đích của biện pháp
Tìm ra sai lệch trong các khâu của quá trình quản lý để kịp thời có biện
pháp điều chỉnh thích hợp và ra quyết định bổ sung hợp lý nhằm phát triển
phòng học ĐPT.
Động viên, khen thưởng kịp thời những giảng viên sử dụng hiệu quả
phòng học ĐPT, đồng thời nhắc nhở và có biện pháp xử lý kịp thời hiện tượng
thiếu trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo quản phòng học ĐPT.
3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Nhà trường cần thành lập “Ban kiểm tra và đánh giá việc sử dụng và bảo

quản phòng học ĐPT”; Xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu suất, hiệu quả sử dụng
phòng học ĐPT; Thường xuyên đi kiểm tra việc sử dụng và bảo quản phòng học
ĐPT và giám sát chặt chẽ các hoạt động của các thành viên tham gia quản lý và


16

điều hành hoạt động xây dựng, mua sắm, nâng cấp, tu bổ, bảo quản và thanh lý
các PTDH và phòng học ĐPT…
3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Nhà trường cần chuẩn bị nhân lực cho việc thành lập “Ban kiểm tra và
đánh giá việc sử dụng và bảo quản phòng học ĐPT”. Nhân lực này có thể lấy từ
các phòng ban chức năng (làm ban chuyên trách) và được bồi dưỡng nghiệp vụ
kiểm tra, đánh giá trong giáo dục.
Cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá sử dụng hiệu quả phòng học ĐPT thể
hiện bằng các văn bản và được gửi tới đơn vị trong trường. Có kinh phí để triển
khai nhiệm vụ.
3.2.5. Biện pháp 5: Tăng cường quản lý phòng học đa phương tiện theo mô
hình xã hội hóa giáo dục
3.2.5.1. Mục đích của biện pháp
- Tận dụng mọi cơ hội và điều kiện thuận lợi trong việc “toàn xã hội chăm
lo cho giáo dục” nhằm tạo điều kiện cho giảng viên dạy tốt, học viên học tốt,
đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay.
- Xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị dạy học nhằm cải tiến
công tác dạy và học trong nhà trường nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Thực hiện tốt mô hình xã hội hóa giáo dục, thu hút sự ủng hộ, đóng góp của
các nguồn lực trong cộng đồng.
- Tận dụng lợi thế về hợp tác nước ngoài để thu hút đầu tư, tài trợ của các
tổ chức và cá nhân nước ngoài.
3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Huy động mọi nguồn lực trong nhà trường và các lực lượng xã hội nhằm
tạo điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong phòng học ĐPT...
Xây dựng hình thức cùng góp vốn đầu tư và chia sẻ nguồn lợi thu được
qua việc phát triển các phòng học ĐPT mới ở tại trường.
Cần phải tăng cường các thiết bị kỹ thuật trong phòng học ĐPT theo
phương châm đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học của nhà trường.
Kết hợp các lực lượng giáo dục: gia đình, nhà trường và xã hội trong việc
đầu tư phát triển phòng học ĐPT.
3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động.


17

Tạo điều kiện để cha mẹ học viên tiếp cận chương trình mới, phương
pháp mới, xây dựng phong trào xã hội ủng hộ việc đổi mới hoạt động dạy học
của nhà trường thông qua việc xây dựng các phòng học ĐPT.
Phát huy hiệu quả hoạt động của Hội khuyến học các cấp, tăng cường tìm
kiếm các nguồn tài trợ từ các tổ chức, các cá nhân tích cực trong xã hội ủng hộ cho
công tác giáo dục của nhà trường.
Nâng cao chất lượng hợp tác quốc tế với các trường đại học, các tổ chức
và cá nhân nước ngoài.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Các biện pháp quản lý trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo thành
một thể thống nhất để phát triển mô hình phòng học ĐPT ở Trường Cao đẳng
An ninh nhân dân I.
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý phòng học ĐPT
Biện pháp này có tác động trực tiếp đến tất cả các biện pháp còn lại, hay
nói cách khác, biện pháp 1 là cơ sở quan trọng nhất để thực hiện tốt những biện

pháp còn lại.
Biện pháp 2: Cải tiến tổ chức bộ máy và xây dựng cơ chế quản lý
phòng học ĐPT
Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo việc bảo quản và sử dụng phòng học
ĐPT
Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên việc
lắp đặt, bảo quản và sử dụng phòng học ĐPT.
Biện pháp 5: Tăng cường quản lý phòng học ĐPT theo mô hình xã hội
hóa giáo dục
Các biện pháp 2,3,4,5 có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới các biện
pháp còn lại.
3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề
xuất
Tác giả luận văn đã tiến hành khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính
khả thi của 5 biện pháp quản lý phòng học ĐPT ở Trường Cao đẳng An ninh
nhân dân I.
Tác giả đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến của 50 cán bộ quản lý các cấp từ
trưởng, phó bộ môn trở lên và 100 giảng viên trong trường về mức độ cần thiết
và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất:


18

Về mức độ cần thiết:
Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý phòng
học ĐPT ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.
Nội dung các biện pháp

TT


1
2
3
4
5

Xây dựng kế hoạch quản lý phòng
học ĐPT
Cải tiến tổ chức bộ máy và xây dựng
cơ chế quản lý phòng học ĐPT
Tăng cường chỉ đạo việc bảo quản
và sử dụng phòng học ĐPT
Tăng cường công tác kiểm tra đánh
giá thường xuyên việc lắp đặt, bảo
quản và sử dụng phòng học ĐPT
Tăng cường quản lý phòng học ĐPT
theo mô hình xã hội hóa giáo dục

Ý kiến của CBQL & GV về
mức độ cần thiết của các Điểm Xếp
biện pháp
TB bậc
1
2
3
4
5
0

0


22

55

65 4,35

3

0

0

18

65

72 4,45

2

0

0

28

61

60 4,20


4

0

0

30

59

59 4,18

5

0

0

5

62

83 4,57

1

Qua bảng trên thấy rằng, tất cả các biện pháp mà tác giả đề xuất đề được
đánh giá có mức độ cần thiết cao.
6


Xây dựng kế hoạch quản lý phòng
học ĐPT
5
Cải tiến tổ chức bộ máy và cơ
chế quản lý phòng học ĐPT

4

Tăng cường chỉ đạo việc bảo
quản và sử dụng phòng học
ĐPT

3

2

Tăng cường công tác kiểm tra
đánh giá thường xuyên việc
lắp đặt, bảo quản và sử dụng
phòng học ĐPT
Tăng cường quản lý phòng học
ĐPT theo mô hình xã hội hóa
giáo dục

1

0
Điểm trung
bình


Xếp bậc

Hình 3.2. Biểu đồ kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp quản
lý để phát triển phòng học ĐPT theo điểm trung bình và xếp hạng.
Ở mức độ cần thiết biện pháp “Tăng cường quản lý phòng học đa phương
tiện theo mô hình xã hội hóa giáo dục” như đầu tư, huy động nguồn tài chính đủ


19

cho hoạt động phát triển mô hình phòng học ĐPT.Biện pháp “Cải tiến tổ chức
bộ máy và xây dựng cơ chế QL phòng học ĐPT” đứng vị trí số 2 (Điểm trung
bình 4,40); Biện pháp “Xây dựng kế hoạch quản lý phòng học ĐPT” đứng vị trí
số 3 (Điểm trung bình 4,34); Biện pháp “Tăng cường chỉ đạo việc bảo quản và
sử dụng phòng học đa phương tiện” đứng vị trí số 4 (Điểm trung vình 4,22);
Biện pháp “Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên việc lắp đặt,
bảo quản và sử dụng phòng học đa phương tiện” đứng vị trí số 5 (Điểm trung
bình 4,21). Đây là các yếu tố tác động trực tiếp đến năng lực và nguồn vật chất
để tái sản xuất sức lao động của đội ngũ các nhà giáo những người thực hiện
nhiệm vụ này, vì vậy đó phải là biện pháp cần thiết để phát triển phòng học
ĐPT. Các biện pháp trên đều được đánh giá cao về mức độ cần thiết. Với mức
độ đánh giá từ 1 điểm là ít cần thiết nhất, đến 5 điểm là mức cần thiết cao nhất
thì tất cả đạt từ 4,18 đến 4,57 điểm.
Về tính khả thi:
Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý để phát quản lý
phòng học ĐPT ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I như ở bảng 3.2:
Bảng 3.2. Kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý phòng học
ĐPT ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.
TT


1
2

3

4

5

Nội dung các biện pháp

Xây dựng kế hoạch quản lý
phòng học ĐPT
Cải tiến tổ chức bộ máy và xây
dựng cơ chế quản lý phòng học
ĐPT
Tăng cường sự chỉ đạo triển khai
việc tổ chức sử dụng & bảo quản
phòng học ĐPT
Tăng cường công tác kiểm tra
đánh giá việc sử dụng và quản lý
phòng học ĐPT
Tăng cường quản lý phòng học
ĐPT theo mô hình xã hội hóa giáo
dục

Ý kiến của CBQL & GV
về tính khả thi của các
biện pháp

1
2
3
4
5

Điểm
Xếp bậc
TB

0

0

0

46

103 4,67

2

0

0

0

41


106 4,70

1

0

0

0

55

95

4,63

4

0

0

5

48

96

4,67


3

0

0

6

56

91

4,62

5


20

5

Xây dựng kế hoạch quản lý
phòng học ĐPT

4.5
4

Cải tiến tổ chức bộ máy và
xây dựng cơ chế quản lý
phòng học ĐPT


3.5
3

Tăng cường sự chỉ đạo triển
khai việc tổ chức sử dụng &
bảo quản phòng học ĐPT

2.5
2

Tăng cường công tác kiểm tra
đánh giá việc sử dụng và
quản lý phòng học ĐPT

1.5
1

Tăng cường quản lý phòng
học ĐPT theo mô hình xã hội
hóa giáo dục

0.5
0
Điểm TB

Xếp bậc

Hình 3.3. Biểu đồ kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý
phòng học ĐPT ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I.

Qua hai kết quả khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp đề xuất trên, ta có thể tổng hợp cả hai kết quả đó để xem xét và đánh giá
chung về từng biện pháp như ở bảng 3.3 dưới đây:
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện
pháp quản lý để phát triển phòng học ĐPT

TT

1
2
3
4
5

Nội dung các biện pháp
Xây dựng kế hoạch quản lý phòng học
ĐPT
Cải tiến tổ chức bộ máy và xây dựng cơ
chế quản lý phòng học ĐPT
Tăng cường sự chỉ đạo triển khai việc tổ
chức sử dụng & bảo quản phòng học
ĐPT
Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá
việc sử dụng và quản lý phòng học ĐPT
Tăng cường quản lý phòng học ĐPT
theo mô hình xã hội hóa giáo dục

Mức độ
Tính
Tổng hợp

cần thiết
khả thi
Điểm Xếp Điểm Xếp Điểm Xếp
TB bậc TB bậc TB bậc
4,35

3

4,66

2

4.52

3

4,45

2

4,70

1

4.58

2

4,20


4

4,63

4

4.42

5

4,18

5

4,67

3

4.43

4

4,57

1

4,66

5


4.60

1


21

Như vậy ta có thể thấy các ý kiến đồng nhất ở quan điểm trước mắt cần
thiết phải tăng cường sự chỉ đạo của các cấp QL; tăng cường nguồn kinh phí
đầu tư mua sắm thiết bị; tăng cường bồi dưỡng để nâng cao kiến thức, kỹ năng
sử dụng, bảo quản và hiểu biết về nguyên tắc lựa chọn phương tiện kỹ thuật dạy
học, nội quy sử dụng phòng học ĐPT cũng như việc bồi dưỡng kỹ năng soạn
bài giảng cho đội ngũ giảng viên; thành lập bộ phận chuyên trách quản lý; tăng
cường nguồn kinh phí để hỗ trợ giờ giảng có sử dụng ĐPT,... Đây là những biện
pháp nhằm củng cố và nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng phòng học ĐPT
hiện có, điều đó góp phần phát triển phòng học ĐPT trong thời gian tới của nhà
trường.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý phòng học ĐPT ở trường đại
học và việc phân tích, đánh giá thực trạng mạng quản lý phòng học đa phương
tiện ở Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I, tác giả đề tài đã đề xuất 5 biện
pháp quản lý phòng học đa phương tiện như sau:
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch quản lý phòng học đa phương tiện.
Biện pháp 2: Cải tiến tổ chức bộ máy và xây dựng cơ chế quản lý phòng
học đa phương tiện.
Biện pháp 3: Tăng cường chỉ đạo việc bảo quản và sử dụng phòng học đa
phương tiện.
Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thường xuyên việc
lắp đặt, bảo quản và sử dụng phòng học đa phương tiện.
Biện pháp 5: Tăng cường quản lý phòng học đa phương tiện theo mô hình

xã hội hóa giáo dục.
Kết quả khảo nghiệm qua lấy ý kiến chuyên gia là cán bộ quản lý, giảng
viên về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, đều khẳng
định là các biện pháp có tính cần thiết và tính khả thi cao. Việc thực hiện đồng
bộ các biện pháp phát triển mô hình phòng học đa phương tiện sẽ góp phần
nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ở Trường Cao đẳng An
ninh nhân dân I góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội đất nước.


22

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận về phòng học đa phương tiện và thực
trạng về quản lý phòng học đa phương tiện ở Trường Cao đẳng An ninh nhân
dân I và đã đề xuất một số biện pháp quản lý sau:
- Xây dựng và kế hoạch quản lý phòng học ĐPT
+ Xác định mục tiêu và kế hoạch trước mắt.
+ Xác định mục tiêu và kế hoạch đến năm 2030
- Cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy và xây dựng cơ chế quản lý phòng ĐPT
+ Cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý phòng học ĐPT
+ Xây dựng cơ chế trang bị, bảo quản và sử dụng phòng học ĐPT
- Tăng cường sự chỉ đạo triển khai việc sử dụng và bảo quản phòng học
ĐPT
+ Tăng cường bồi dưỡng giảng viên về kỹ năng sử dụng phương tiện kỹ
thuật dạy học hiện đại được lắp đặt trong phòng học ĐPT.
+ Bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ bảo quản phòng học ĐPT cho bộ
phận chuyên trách.
- Tăng cường kiểm tra, đánh giá thường xuyên việc sử dụng và bảo quản
phòng học ĐPT

- Tăng cường các điều kiện để thực hiện biện pháp quản lý phòng học
ĐPT
2. Khuyến nghị
2.1.Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Cụ thể hóa các nội dụng chỉ thị về ứng dụng CNTT và ứng dụng phòng
học ĐPT trong giáo dục vào nội dung các văn bản có tính pháp quy để các nhà
trường trong hệ thống giáo dục quốc dân làm cơ sở để thực hiện.
+Có cơ chế quản lý và đầu tư nguồn tài chính cần thiết để hỗ trợ các nhà
trường triển khai thực hiện nhiệm vụ. Nên tăng cường nguồn kinh phí cho các
nhà trường thông qua dự án “Đổi mới mục tiêu - Chương trình - Nội dung Phương pháp dạy học”.
2.2. Đối với Bộ Công an
+ Quán triệt đầy đủ các luật các văn bản pháp luật liên quan đến công tác
quản lý phòng học ĐPT trong nhà trường tới các nhà trường trong lực lượng
Công an nhân dân.


23

+ Hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật, cụ thể hóa các quy định
cho phù hợp với đặc điểm hoạt động của lực lượng Công an nhân dân. Chủ
động ban hành các chỉ thị, quy chế quy định về công tác quản lý phòng học
ĐPT trong các trường Công an nhân dân.
+ Tổ chức bồi dưỡng huấn luyện nâng cao kiến thức, năng lực quản lý
phòng học ĐPT cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ đoàn thể và đội ngũ giáo
viên của các trường
+ Tạo điều kiện hỗ trợ về tài chính nhằm tăng cường cơ sở vật chất, thiết
bị dạy học để xây dựng thêm phòng học ĐPT.
2.3. Đối với Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I
+ Cải tiến bộ máy quản lý phòng học đa phương tiện.
+Xây dựng và ban hành quy chế về quản lý phòng học đa phương tiện

thống nhất trong toàn trường.
+ Có chế độ đãi ngộ xứng đáng nhằm khuyến khích cán bộ, giảng viên
đóng góp tối đa năng lực của mình trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng
phòng học ĐPT một cách hiệu quả.
+ Đào tạo nguồn nhân lực quản lý phòng học đa phương tiện.
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên sử dụng phòng học ĐPT thông
qua những đợt tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng sử dụng và bảo quản
PTDH và phòng học ĐPT.
+ Tăng cường cơ sở vật chất: Có ngân sách thích đáng để đầu tư cho việc
phát triển phòng học ĐPT; nâng cao chất lượng và số lượng các chủng loại
PTDH và phòng học ĐPT.
+Mở rộng mối quan hệ của nhà trường với cộng đồng, xã hội với các tổ
chức đoàn thể để tranh thủ các nguồn tài trợ và chia sẻ trách nhiệm về tài chính
với các thành phần kinh tế có sử dụng nguồn nhân lực kỹ thuật do nhà trường
đào tạo ra hàng năm.



×