1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các văn kiện Đại hội VII, Nghị quyết của Đảng luôn nhấn mạnh tư
tưởng chỉ đạo “...làm cho văn hoá thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động
xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn
dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước
ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục
vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa
xã hội”.
Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của văn hoá nhà trường với sự phát
triển của giáo dục đào tạo, thực hiện lời dạy của Bác, thực hiện chủ trương
đường lối của Đảng, quán triệt sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục & Đào tạo về việc
thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, trong những năm qua,
ngành Giáo dục & Đào tạo thành phố Hưng Yên đã chỉ đạo các nhà trường huy
động mọi nguồn lực, xây dựng kế hoạch thực hiện quản lý xây dựng nhà
trường trở thành những trung tâm văn hoá giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu
quả phù hợp với điều kiên của địa phương và đáp ứng với nhu cầu của xã hội
góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, ổn định và
phát triển kinh tế- xã hội.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, VHNT trong ngành Giáo dục &
Đào tạo thành phố nói chung, các trường Trung học cơ sở (THCS) của thành
phố nói riêng có những biến đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau. Biểu hiện
bầu không khí thiếu cởi mở, dân chủ, hợp tác và tin cậy lẫn nhau trong cán bộ,
giáo viên trong nhà trường còn tồn tại. Những chuẩn mực văn hoá trong phong
cách quản lý, dạy học, học đường, giao tiếp ứng xử, hội họp… bị mai một; hiện
tượng học sinh vi phạm đạo đức như: nói chưa lễ phép, nói tục, chửi thề; vô lễ
với cha mẹ, người trên, thầy cô giáo; xả rác bừa bãi, phá hoại môi trường; bạo
lực học đường, vi phạm pháp luật, thiếu văn hoá...chưa được khắc phục triệt
để. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hiện tượng trên, trong đó công tác
quản lý xây dựng VHNT chưa được quan tâm đầy đủ và thực hiện thường
xuyên, hiệu quả.
2
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Quản lý xây dựng văn hoá nhà
trường tại các trường Trung học sơ sở, thành phố Hưng Yên” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa lí luận cơ bản về quản lý xây dựng VHNT, đánh
giá thực trạng quản lý xây dựng VHNT hiện nay, từ đó đưa ra các biện pháp
quản lý xây dựng VHNT tại các trường Trung học sơ sở, thành phố Hưng Yên,
tỉnh Hưng Yên, góp phần nâng cao giáo dục toàn diện, phát triển phù hợp với
yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận về quản lý xây dựng văn hoá nhà trường.
- Nghiên cứu thực trạng quản lý xây dựng văn hoá nhà trường trong các
trường Trung học sơ sở, thành phố Hưng Yên.
- Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tại các
trường Trung học sơ sở ở thành phố Hưng Yên.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý xây dựng VHNT trong các trường Trung học sơ sở, thành
phố Hưng Yên.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp quản lý xây dựng VHNT trong các trường Trung học sơ sở,
thành phố Hưng Yên
5. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp hỗ trợ khác
+ Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
6. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
6.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp
quản lý xây dựng VHNT tại các trường Trung học cơ sở.
6.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biện pháp
quản lý xây dựng VHNT tại các trường Trung học cơ sở, thành phố Hưng Yên.
6.3 Giới hạn khách thể khảo sát, điều tra:
3
Cán bộ quản lý: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, tổng phụ trách Đội.
Cán bộ giáo viên, công nhân viên, phụ huynh học sinh, học sinh.
7. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường Trung
học cơ sở thành phố Hưng Yên đã đạt được những thành tựu nhất định. Bên
cạnh những thành tựu đạt được vẫn còn những hạn chế, bất cập. Nếu có những
biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại các trường Trung học cơ sở, thành phố
Hưng Yên một cách khoa học, hợp lý, khả thi sẽ khắc phục được những tồn tại
và nâng cao chất lượng quản lý xây dựng văn hóa các trường Trung học cơ sở
thành phố Hưng Yên.
8. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được tổ chức thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý xây dựng văn hóa nhà trường.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý xây dựng VHNT tại các trường
Trung học cơ sở, thành phố Hưng Yên.
Chương 3: Biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại các trường Trung học
sơ sở, thành phố Hưng Yên.
4
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường là vấn đề không phải là mới, nhưng
mang tính thời sự, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Quản lý xây dựng VHNT
được coi như một giải pháp lớn trọng tâm trong công tác quản lý giáo dục. vấn đề
này đã có một số tài liệu, công trình nghiên cứu tìm hiểu, phân tích của một số tác
giả. Nhưng chưa có tác giả nào đi nghiên cứu về quản lý xây dựng VHNT tại các
trường THCS, thành phố Hưng Yên.Vì vậy, để vấn đề này được quan tâm một
cách toàn diện, tác giả chọn đề tài “Quản lý xây dựng văn hoá nhà trường tại các
trường Trung học sơ sở, thành phố Hưng Yên” để nghiên cứu tìm hiểu thực trạng
nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý xây dựng VHNT tại các Trường THCS
thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên, phù hợp với tình hình phát triển KT-XH ở
địa phương.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1.Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường
1.2.1.1.Quản lý
Quản lý là quá trình tác động có chủ định, hướng đích của chủ thể quản
lý lên đối tượng quản lý nhằm tạo ra các hoạt động hướng tới đạt mục đích
chung của tổ chức dưới sự tác động của môi trường.
1.2.1.2 Chức năng quản lý
Quản lý gồm có 4 chức năng cơ bản sau: Chức năng kế hoạch hóa; Chức năng
tổ chức; Chức năng chỉ đạo thực hiện; Chức năng kiểm tra, đánh giá. Các chức
năng cơ bản trên luôn được chủ thể quản lý thực hiện một cách liên tiếp, phối
hợp, đan xen, bổ sung cho nhau tạo thành một chu trình quản lý khép kín.
1.2.1.3. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật
khách quan của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo
dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của tổ chức
5
1.2.1.4. Quản lý nhà trường
Quản lý trường học là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác,
có kế hoạch, có hệ thống) mang tính tổ chức sư phạm của chủ thể quản lý đến
tập thể giáo viên và học sinh, là những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà
trường nhằm huy động cùng cộng tác, phối hợp tham gia vào mọi hoạt động
của nhà trường làm cho quá trình này vận hành tới việc hoàn thành những mục
đích dự kiến.
1.2.2. Văn hóa, văn hóa tổ chức, văn hoá nhà trường
1) Văn hóa
Năm 2002, UNESCO đã đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật
chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và
nó chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung
sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin.
2) Văn hóa tổ chức
Văn hoá tổ chức là một tập hợp các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin và
hành vi ứng xử của một tổ chức tạo nên sự khác biệt của các thành viên của tổ
chức này với các thành viên của tổ chức khác
3) Văn hóa nhà trường
Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen
và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trường, được
các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong
các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng cho mỗi tổ
chức sư phạm.
1.3. Nội dung xây dựng VHNT
1.3.1. Sự cần thiết phải xây dựng VHNT
Xây dựng văn hóa nhà trường là vấn đề rất có ý nghĩa, nhất là trong bối
cảnh đổi mới căn bản và toàn diện nhà trường hiện nay.
1.3.2. Đặc điểm trường THCS
1.3.2.1. Vị trí, mục tiêu, nhiệm vụ của trường THCS
- Vị trí của trường THCS
- Mục tiêu của trường THCS
6
-Nhiệm vụ của trường THCS
1.3.2.3. Giáo viên Trung học cơ sở
Giáo viên trường trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục
trong nhà trường, gồm: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo
viên làm công tác Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (bí thư, phó bí thư
hoặc trợ lý thanh niên, cố vấn Đoàn), giáo viên làm tổng phụ trách Đội Thiếu
niên Tiền phong Hồ Chí Minh (đối với trường trung học có cấp tiểu học hoặc
cấp THCS), giáo viên làm công tác tư vấn cho học sinh
1.3.3. Nội dung xây dựng VHNT
1.3.3.1. Các yếu tố cấu thành văn hóa nhà trường
Nội dung văn hóa nhà trường: Các mục tiêu, hệ thống chính sách, các
chuẩn mực;Niềm tin, thái độ cảm xúc và ước muốn cá nhân; Biểu tượng, các
giá trị truyền thống của nhà trường;Các mối quan hệ giữa các nhóm và các
thành viên; Nghi thức, hành vi, cách ăn mặc…
1.4. Nội dung quản lý xây dựng VHNT
1.4.1. Lập kế hoạch quản lý xây dựng VHNT
Lập kế hoạch quản lý xây dựng VHNT bao gồm việc xác định mục tiêu,
chương trình hành động và phương thức thích hợp để triển khai các hoạt động
xây dựng VHNT. Sản phẩm của quá trình lập kế hoạch là các bản kế hoạch- đó
là dự định của nhà quản lý cho công việc tương lai về mục tiêu, nội dung,
phương thức quản lý và các nguồn lực để đạt được mục tiêu.
1.4.2 Tổ chức thực hiện hoạt động xây dựng VHNT
Tổ chức hoạt động hợp tác là quy trình thiết kế bộ máy, sắp xếp, bố trí,
sử dụng và phát triển các nguồn lực nhằm thực hiện những mục tiêu hợp tác
chung của
1.4.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động xây dựng VHNT
Chỉ đạo hoạt động nhà trường của hiệu trưởng các trường THCS giống
như người nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc, có nghĩa là sự điều phối để tập thể sư
phạm hoạt động theo kế hoạch, theo sự phân công của tổ chức. Sự vận hành
của từng bộ phận nhằm đạt mục tiêu giáo dục chung của đơn vị trong sự cân
bằng động và sự phát triển bền vững của cả hệ thống.
7
1.4.4. Kiểm tra đánh giá thực hiện hoạt động xây dựng VHNT
Kiểm tra và đánh giá thường xuyên để có biện pháp điều chỉnh kịp
thời.Căn cứ vào thời gian kiểm tra, có thể phân loại các loại hình kiểm tra
hoạt động xây dựng VHNT ở các nhà trường: kiểm tra trước khi thực hiện kế
hoạch, kiểm tra trong quá trình thực hiện kế hoạch; kiểm tra sau khi hoàn
thành kế hoạch.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến VHNT
1.5.1. Khách quan:
Yếu tố kinh tế xã hội;
Yếu tố khoa học – công nghệ;
Yếu tố môi trường xã hội;
Yếu tố gia đình
1.5.2. Chủ quan: Yếu tố đội ngũ giáo viên;
Yếu tố đoàn thể trong nhà trường;
Yếu tố tài lực –
vật lực trong nhà trường
Tiểu kết chương 1
8
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY DỰNG VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG TẠI
CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THÀNH PHỐ HƯNG YÊN
2.1. Khái quát về tinh hình giáo dục tại thành phố hưng yên, tỉnh Hưng Yên
- Khái quát về vị trí địa lí- Kinh tế- xã hội
- Những nét cơ bản của giáo dục Trung học cơ sở tại thành phố Hưng Yên
2.2. Thực trạng văn hóa nhà trường tại trường Trung học cơ sở, thành phố
Hưng Yên.
2.2.1. Thực trạng hoạt động xây dựng mục tiêu, hệ thống chính sách, các
chuẩn mực về VHNT của các trường THCS, thành phố Hưng Yên
Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch về thực hiện mục tiêu. Kế hoạch
rõ ràng, chi tiết và có tình khả thi. Trong vài năm qua công tác xây dựng kế
hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo kiểm tra được thực hiện. Nhưng nhận thức
về yếu tố nhà trường cán bộ quản lý chưa chỉ đạo một cách nghiêm túc và
chất lượng.
2.2.3. Thực trạng niềm tin, thái độ cảm xúc và ước muốn cá nhân trong
VHNT của các trường THCS, thành phố Hưng Yên
Niềm tin vào sự lãnh đạo và chỉ đạo của nhà trường. ở nội dung này, mức
độ tuyệt đối tin tưởng và tin tưởng chiếm tỉ lệ đánh giá khá cao chiếm trên
90%. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đó, vẫn còn tỉ lệ nhỏ đánh giá là
không tin, chiếm 6,4%...
Thái độ cảm xúc trong VHNT của các trường THCS, thành phố Hưng
Yên được đánh giá ở mức độ rất tốt và tốt chiếm tới 98,33%. Đây là tỉ lệ cao đó
là điểm mạnh của nhà trường. Cán bộ quản lý cần phát huy điểm mạnh này.
Bên cạnh đó ở nội dung này thì tỉ lệ đánh giá chưa vẫn còn, chiếm 1,67%. Đó
là điều mà đội ngũ cán bộ quản lý cần khắc phục.
Các nội dung đánh giá ước muốn cá nhân tỉ lệ đánh giá rất đồng tình và
đồng tính là cao, Chiếm 98,33%.
2.2.4. Thực trạng về biểu tượng, các giá trị truyền thống trong VHNT của
các trường THCS, thành phố Hưng Yên.
Mức độ đánh giá về biểu tượng, các giá trị truyền thống của nhà trường ở
các trường THCS, thành phố Hưng Yên về các nội dung ở mức độ đầy đủ,
9
hoàn thiện được đánh giá cao chiếm trên 90%. Qua đó ta thấy mức độ về tính
tích cực của VHNT. Tuy nhiên vẫn còn đánh giá về hành vi tiêu cực của văn
hóa nhà trường. Mức độ đánh giá về chưa hoàn thiện vẫn còn chiếm 1,77%. Đó
là những nội dung cán bộ quản lý cần chú ý để hạn chế tiêu cực của hành vi
văn hóa nhà trường.
2.2.5. Thực trạng các mối quan hệ giữa các nhóm và các thành viên trong
VHNT của các trường THCS, thành phố Hưng Yên.
Biết tôn trọng lắng nghe số người đánh giá về nội dung này ở mức độ tốt
được đánh giá từ 33,33% đến 81,67%. Đây là tỉ lệ đánh giá cao ở mức độ này.
Điều đó cho thấy nội dung này các nhà trường đã thực hiện đạt được những
thành tựu. Tuy nhiên vẫn còn tỉ lệ đánh giá không tốt cao nhất là 11,11%.
2.3. Thực trạng quản lý xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường
Trung học cơ sở, thành phố Hưng Yên.
2.3.2. Thực trạng hoạt động lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường tại
các trường THCS, thành phố Hưng Yên
việc xây dựng VHNT ở các trường THCS, thành phố Hưng Yên các nội
dung được đánh giá ở mức rất thường xuyên và thường xuyên chiếm trên 90%.
Tù đó ta có thể khẳng định rằng công việc lập kế hoạch được chuẩn bị đầy đủ.
Tuy nhiên vẫn còn những nội dung được đánh giá không thường xuyên chiếm
7,32% ở nội dung: Đơn vị lập kế hoạch xây dựng VHNT hàng năm. Đó là
những hạn chế, bất cập các nhà quản lý cần chú ý để đưa ra được các biện pháp
khắc phục những tồn tại trên.
Trong đó, Hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch về thực hiện mục tiêu. Kế
hoạch rõ ràng, chi tiết và có tình khả thi. Trong vài năm qua công tác xây dựng
kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo kiểm tra được thực hiện. Nhưng nhận thức
về yếu tố nhà trường cán bộ quản lý chưa chỉ đạo một cách nghiêm túc và chất
lượng.
2.3.3. Thực trạng hoạt động tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa nhà
trường tại các trường THCS, thành phố Hưng Yên
Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến tổ chức các hoạt động cho giáo
viên, Nhân viên nhằm giúp cấp dưới của mình có đủ năng lực, phẩm chất cần
thiết để tham xây dựng VHNT. Kết hợp với kinh nghiệm giáo dục, nhà trường
10
thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ
giúp họ hiểu tầm quan trọng của hoạt động trên chiếm tỉ lệ 73,76% rất thường
xuyên. Mức độ thường xuyên và không thường xuyên chiếm 25,57% và 0,67%.
Hoạt động tuyên truyền được lồng ghép vào các cuộc họp hội đồng sư phạm,
hoặc thông qua các buổi giao lưu văn hóa văn nghệ, các buổi chào cờ.
2.3.4. Thực trạng hoạt động chỉ đạo thực hiện xây dựng văn hóa nhà
trường tại các trường THCS, thành phố Hưng Yên
Để thực hiện công tác trên, người CBQL phải biết được động cơ và hành
vi của, giáo viên, nhân viên biết cách động viên, điều khiển, lãnh đạo những
người khác, chọn các phương pháp quản lí phù hợp với từng đối tượng. Hoạt
động xây dựng VHNT được thực hiện thông qua một số hoạt động như: Hướng
dẫn, động vên, khích lệ, giáo viên, nhân viên tham gia hoạt động theo kế
hoạch; chỉ đạo xây dựng VHNT, chỉ đạo hoạt động bồi dưỡng, nghiệp vụ xây
dựng VHNT cho cán bộ, giáo viên; Khuyến khích tinh thần tự học, sáng kiến
kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên với hoạt động này. Đồng thời theo dõi, giám
sát và có những điều chỉnh kịp thời để hoạt động đạt được hiệu quả mong
muốn. Các hoạt động trên được thể hiện trên nhiều mặt, người CBQL đóng vai
trò chính là người hướng dẫn, giúp đỡ, động viên các thành viên đảm bảo cho
các hoạt động được diễn ra theo kế hoạch, đạt mục đích đề ra.
Kết quả khảo sát cho thấy giáo viên, cán bộ tư vấn đánh giá về công tác
này của CBQL nhà trường khá tốt, thường xuyên quan tâm hướng dẫn, động
viên giáo viên, nhân viên tham gia vào hoạt động xây dựng VHNT theo kế
hoạch chiếm tỉ lệ rất thường xuyên là 70,37%.Trực tiếp chỉ đạo hoạt động xây
dựng VHNT cũng như công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng
VHNT giáo viên 72,22%. Hai nội dung trên chiếm tỉ lệ đánh giá cao. Điều đó
chứng tỏ công tác chỉ đạo là tốt. Luôn khuyến khích tinh thần tự học, sáng kiến
kinh nghiệm, ý kiến đóng góp của đội ngũ để hoạt động xây dựng VHNT. Nội
dung đánh giá này chiếm 70,74% đánh giá là rất thường xuyên. Tuy nhiên vẫn
còn tỉ lệ 0,37% đánh giá là chưa thường xuyên. Đây là hạn chế mà các nhà
quản lý cần quan tâm để đưa ra các biện pháp phù hợp.
11
2.3.5. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động xây dựng văn
hóa nhà trường tại các trường THCS, thành phố Hưng Yên
Qua điều tra trên ta thấy, công tác chỉ đạo kiểm tra các giá trị cốt lõi của
nhà trường được đánh giá cao,chiếm 69,26%. Bên cạnh đó,nội dung đánh giá
ảnh hưởng của VHNT đối với chất lượng giáo dục chưa đánh giá ở mức độ
cao. Từ đó, ta thấy nhận thức về nội dung này còn hạn chế. Bầu không khí nhà
trường cán bộ quản lý đánh giá chưa được cao.
2.3.6 Tổng hợp kết quả đánh giá nội dung quản lý xây dựng VHNT, tại các
trường THCS, thành phố Hưng Yên
Mức độ đánh giá
TT
Nội dung quản lý
X
Thứ
bậc
1
Hoạt động lập kế hoạch xây dựng văn hóa nhà trường tại
3,1575
các trường THCS, thành phố Hưng Yên.
4
2
Hoạt động tổ chức thực hiện xây dựng văn hóa nhà
trường tại các trường THCS, thành phố Hưng Yên
5
1
3
Đánh giá công tác chỉ đạo hoạt động xây dựng VHNT
4,84
2
4
Hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện xây dựng VHNT
4,49
3
Qua bảng tổng hợp trên, ta thấy, các nội dung quản lý xây dựng VHNT được
đánh giá rất cao. Trong 4 nội dung này, thì nội dung Hoạt động tổ chức thực
hiện xây dựng văn hóa nhà trường tại các trường THCS, thành phố Hưng Yên
có giá trị trung bình =5, xếp thứ nhất. Bên cạnh đó, Đánh giá công tác chỉ đạo
hoạt động xây dựng VHNT; Hoạt động kiểm tra, đánh giá thực hiện xây dựng
VHNT; và hoạt động lập kế hoạch được đánh giá rất cao. Chứng tỏ các nội
dung quản lý này là quan trọng.
2.3.7. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng văn hóa
nhà trường tại các trường THCS, thành phố Hưng Yên
Qua khảo sát, nhìn chung các cách thức lãnh đạo, quản lý, xây dựng các
thiết chế, nội quy, quy chế hoạt động của nhà trường được đánh giá tốt từ
12
42,67% đến 65,33%, đánh giá trung bình từ 30,67 đến 56,67%. Tuy nhiên còn
một số nội dung các cán bộ giáo viên đánh giá chưa tốt cao nhất là 6,67%.
2.3.8. Đánh giá chung về thực trạng xây dựng VHNT tại các trường
THCS, thành phố Hưng Yên
2.3.8.1. Mặt mạnh
Được sự quan tâm của UBND thành phố về cả vật chất và tinh thần cho
các nhà trường THCS trên địa bàn.
Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng giáo dục
và Đào tạo thành phố Hưng Yên về hoạt động xây dựng VHNT.
Đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ cao, đã được bồi dưỡng quản lý giáo
dục. Đội ngũ giáo viên được đào tạo chính quy, bài bản và tích cực tiếp thu
những tiến bộ khoa học và ứng xử có văn hóa.
CBQL nhà trường khá tốt, thường xuyên quan tâm hướng dẫn, động viên
giáo viên, nhân viên tham gia vào hoạt động xây dựng VHNT theo kế hoạch
chiếm tỉ lệ rất thường xuyên là 70,37% trực tiếp chỉ đạo hoạt động xây dựng
VHNT cũng như công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ xây dựng VHNT
giáo viên 72,22%.
Lãnh đạo nhà trường rất quan tâm đến tổ chức các hoạt động cho giáo
viên, Nhân viên nhằm giúp cấp dưới của mình có đủ năng lực, phẩm chất
cần thiết để tham xây dựng VHNT. Kết hợp với kinh nghiệm giáo dục, nhà
trường thường xuyên tổ chức các buổi tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho
đội ngũ giúp họ hiểu tầm quan trọng của hoạt động trên chiếm tỉ lệ 73,76%
rất thường xuyên. Mức độ thường xuyên và không thường xuyên chiếm
25,57% và 0,67%.
Vì đội ngũ GV cơ bản trẻ mà HS các em đã đủ nhận thức các vấn đề văn
hóa ứng xử, vì vậy việc đi sâu tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của HS đối với
GVCN, Giáo viên bộ môn tương đối thuận lợi, kịp thời nắm bắt những diễn
biến có thể xảy ra và giải quyết các công việc nhanh chóng.
Các biện pháp dân chủ hóa trong nhà trường được đội ngũ cán bộ quản lý
các nhà trường quan tâm đẩy mạnh, có sự quan tâm đến các thành viên trong
nhà trường.
13
2.3.8.2. Mặt hạn chế
Về mặt QL, lãnh đạo nhà trường đã chú ý, quan tâm đến đội ngũ GVCN,
giao cho phòng QL HSSV chỉ đạo, tổ chức QL đội ngũ GVCN, giải quyết
những vấn đề khó cùng GVCN.
Chưa xây dựng được kế hoạch chiến lược tổng thể cho hoạt động xây
dựng VHNT. Các kế hoạch chỉ ở dạng ngắn hạn và chưa thật sự có hướng đi
trong những năm tiếp theo.
Đội ngũ cán bộ quản lý có tuổi còn ngại đổi mới, phong cách lãnh đạo
chưa linh hoạt. Trong công tác chỉ đạo và xây dựng kế hoạch còn thụ động.
Việc tuyên truyền và tác động nâng cao nhận thức còn mang tính hình
thức và chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục trong nhà trường.
Cơ sở vật chất còn chưa trang bị đầy đủ, các trang thiết bị hiện đại còn
thiếu, cảnh quan sư phạm chưa được chú ý.
2.3.8.3. Nguyên nhân của thực trạng
Công tác kế hoạch hóa: Chưa xây dựng kế hoạch xây dựng VHNT mà
chỉ lồng ghép cùng với bản kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Lãnh đạo
nhà trường đã giao các Trưởng các đoàn thể lập kế hoạch về công tác xây dựng
VHNT, Trong khi triển khai thực hiện chưa được thống nhất. Đặc biệt, kế
hoạch của các đoàn thể, GVCN về tổ chức các hoạt động VHNT chưa cụ thể.
2.3.8.3.1.Nguyên nhân khách quan
Trong công tác quản lý, việc phân cấp quản lý còn chưa rõ ràng, nửa vời
dẫn tới tình trạng quản lý còn chồng chéo, không biết nhiệm vụ và trách nhiệm
của mình là gì. Hiệu trường nhà trường còn thụ động trong công tác xây dựng
kế hoạch, tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý còn chưa cao.
Mặt khác, tuy thành phố Hưng Yên, điều kiện kinh tế xã hội phát triển,
tuy nhiên việc đầu tư cơ sở vật chất vẫn còn chưa được đồng bộ. Tệ nạn xã hội
nhiều, dẫn tới môi trường văn hóa trong nhà trường bị ảnh hưởng.
Thương mại hóa trong giáo dục cũng bắt đầu phát sinh, tình trạng dạy
thêm tràn lan, ép buộc học sinh đi học…làm mất đi văn hóa trong ứng xử giữa
14
cô và trò, giữa thầy cô và phụ huynh. Làm mất đi lòng tin của xã hội vào môi
trường sư phạm gây ảnh hưởng đến giá trị cốt lõi của các nhà trường.
2.3.8.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Con người là chủ thể có tâm lý rất phức tạp, vì vậy trong công tác xây
dựng VHNT có những thuận lợi khó khăn. Đòi hỏi những người quản lý cần
hiểu tâm tư tình cảm của đội ngũ để họ tự giác thực hiện.
Năng lực đội ngũ cán bộ, chuyên viên Phòng giáo dục và Đào tạo, cán
bộ quản lý các trường THCS thành phố Hưng Yên còn hạn chế, đặc biệt
nghiệp vụ quản lý nói chung và công tác quản lý Văn hóa nhà trường nói
riêng. Một số ngại đổi mới cơ chế cũng như ngại đổi mới môi trường văn
hóa, phong cách ứng xử trong nhà trường.
Cán bộ quản lý các cấp còn hạn chế trong xây dựng kế hoạch dài hạn, kế
hoạch còn chung chung chưa đi vào thực tiễn của các đơn vị. Tình trạng quản
lý nội quy, quy chế còn nể nang, tình cảm quá trong điều hành những vi phạm
dẫn tới nhà trường chưa có công bằng gây mất đoàn kết nội bộ.
Một bộ phận GV bộ môn, GVCN còn thiếu nhiệt tình, việc quản lý xây
dựng vẫn còn xem nhẹ, chậm đổi mới, thiếu năng động sáng tạo.Công tác tự
học, tự nghiên cứu, nâng cao trình độ còn nhiều hạn chế.
Mối quan hệ giữa GVCN, GV và HS trong lớp còn nhiều khoảng cách
nhất định dẫn đến khó khăn trong công tác xây dựng VHNT
Tiểu kết chương 2
15
Chương 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG
VĂN HOÁ NHÀ TRƯỜNG TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
Ở THÀNH PHỐ HƯNG YÊN
3.1. Tăng cường công tác giáo dục nâng cao nhận thức của CBGV, học
sinh về xây dựng VHNT
Mục tiêu của biện pháp
Tạo sự thống nhất trong toàn nhà trường về tầm quan trọng của hoạt
động xây dựng VHNT đối với uy tín và nâng cao chất lượng giáo dục. Góp
phần nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo và các lực lượng về tầm quan
trọng của công tác xây dựng VHNT.
Nội dung của biện pháp
Tuyên truyền giáo dục: Cần quán triệt công tác “Xây dựng VHNT” là
nhiệm vụ trọng tâm của các cấp lãnh đạo, của toàn thể đội ngũ GV cũng như
nhân viên nhà trường. Phải tuyên truyền sâu rộng trong các tổ chức Đảng, đoàn
thể tạo ra sự thống nhất trong nhận thức về vấn đề xây dựng văn hóa nhà
trường. Công tác tuyên truyền phải thường xuyên liên tục với nhiều hình thức
đa dạng và phong phú.
Cách thức thực hiện
Tổ chức các buổi chuyên đề, khuyến khích nghiên cứu khoa học, nghiên
cứu về vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Tuyên truyền làm cho đội ngũ GV hiểu trách nhiệm, vị trí vai trò tầm quan
trọng của công tác xây dựng VHNT trong vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, ..
Phòng Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các buổi học hỏi kinh
nghiệm giữa các trường về công tác xây dựng VHNT
3.2.2 Đổi mới lập kế hoạch quản lý xây dựng VHNT phù hợp với điều kiện
nhà trường và địa phương
Mục tiêu của biện pháp
Việc lập kế hoạch có tầm quan trọng đặc biệt đối với công việc quản lý
nói chung và công tác quản lý xây dựng VHNT nói riêng. Nó là chức năng cơ
16
bản của mọi nhà quản lý. Các kê hoạch xây dựng ra một cách hiệu quả sẽ là cơ
sở cho các chức năng khác.
. Nội dung của biện pháp
Kế hoạch xây dựng VHNT gồm có các nội dung cơ bản sau:
- Đặc điểm tình hình nhà trường, nhiệm vụ năm học, những thuận lợi,
khó khăn.
- Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu và các danh hiệu phấn đấu
- Các biện pháp chính…
Cách thức tiến hành
Bước 1: Phân tích đặc điểm của nhà truờng, những thuận lợi và khó khăn
của trường; phân tích nhiệm vụ năm học.
Bước 2: Xác định mục tiêu cần đạt của công tác xây dựng VHNT
Bước 3 :Xác định nội dung hoạt động của công tác xây dựng VHNT:
Bước 4: Xác định phương pháp thực hiện kế hoạch xây dựng VHNT.
Bước 5: Viết kế hoạch quản lý công tác xây dựng VHNT
Bước 6: Phê duyệt kế hoạch xây dựng VHNT của GVCN các lớp
Bước 7: Thực hiện kế hoạch chung
Bước 8: Định kì kiểm tra và đánh giá kế hoạch nếu cần
Điều kiện thực hiện
Cần có đầy đủ văn bản chỉ đạo của cấp trên về chiến lược phát triển giáo
dục, nhiệm vụ năm học.
3.2.3. Xây dựng bộ máy tổ chức nhà trường và các thiết chế tương ứng;
tập trung tổ chức và chỉ đạo các hoạt động quản lý xây dựng VHNT
3.2.3.1 Mục tiêu của biện pháp
Phát huy được tác dụng của bộ máy tổ chức nhà trường và các thiết chế
tương ứng phục vụ cho hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Thực hiện công tác quy hoạch cán bộ gồm các nội dung: xác định rõ
phạm vi và đối tượng quy hoạch; gắn qui hoạch cán bộ với các khâu trong công
tác cán bộ như xác định tiêu chuẩn, đánh giá, tuyển trọng, sử dụng, quản lý và
chính sách đãi ngộ cán bộ.
17
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
Dự báo Đội ngũ cán bộ của các trường trung học cơ sở thành phố Hưng
yên, tỉnh Hưng Yên
Cần phải tiến hành thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11
năm 2013 của Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương khóa XI về Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện
Chủ thể quản lý giáo dục luôn có ý thức trách nhiệm thực hiện tốt nhiệm
vụ và chức năng bộ máy quản lý thuộc nhà trường mình công tác.
3.2.4. Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, kết hợp đầu tư tăng cường
xây dựng cơ sở vật chất nhà trường
3.2.4.1 Mục tiêu của biện pháp
Phối hợp với tổ dân phố để tuyên truyền, giáo dục học sinh sống và làm
theo pháp luật như: thực hiện tốt luật giao thông đường bộ, thực hiện xây dựng
và bảo vệ môi trường sống thêm xanh, sạch, đẹp.
Phối hợp với các đơn vị quân đội kết nghĩa với nhà trường để giáo dục
truyền thống, giáo dục ý thức kỉ luật cho học sinh. Tổ chức sinh hoạt hè theo
chủ điểm và từ đó kết hợp giáo dục Văn hóa nhà trường cho học sinh sống trên
địa bàn phường quản lý.
3.2.4.2 Nội dung của biện pháp
Phối hợp với Hội cha mẹ học sinh, là lực lượng đông đảo có uy tín lớn
được tổ chức chặt chẽ với nhà trường
Hiệu trưởng các nhà trường cần phát huy vai trò là đầu tàu trong việc thu
hút đầu tư và tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp trên địa bàn
thành phố phục vụ cho hoạt động dạy học và xây dựng cảnh quan sư phạm góp
phần xây dựng VHNT.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện
+ Thường xuyên liên hệ với gia đình học sinh.
+ Hàng năm xây dựng kế hoạch và phối hợp với các lực lượng xã hội+
Phân công cụ thể từng người, từng tổ chức, đảm nhiệm phụ trách công việc và
định kì kiểm tra, đánh giá rút kinh nghiệm.
18
+ Hàng tháng yêu cầu các tổ chức đoàn thể xây dựng và báo cáo kế
hoạch hoạt động. Lãnh đạo nhà trường duyệt và thống nhất trong hội đồng giáo
dục để phối hợp triển khai.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
Xây dựng được phong trào tự quản, phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức
Đoàn, Đội với nhà trường trong việc giáo dục, rèn luyện và đánh giá xây dựng
VHNT thông qua các phong trào.
3.2.5. Xây dựng các điều kiện đảm bảo an ninh trật tự; môi trường cảnh
quan sư phạm văn hóa
3.2.5.1 Mục tiêu của biện pháp
Tạo ra môi trường chất lượng, hiệu quả xây dựng tác phong ứng xử và
học tập có văn hóa.
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Xây dựng cảnh quan sư phạm trong sạch, không có tệ nạn xã hội, không
có hành vi gian lận.
Xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn môi trường cảnh quan sư phạm
3.2.5.3 Cách thức thực hiện
Đầu tư nguồn vốn xây dựng cảnh quan sư phạm đủ tiêu chuẩn xây chơi
bãi tập, có cây xanh vườn hoa và các lô gô, khầu hiệu..
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện
Lãnh đạo các nhà trường tham mưu với lãnh đạo các cấp đầu tư cơ sở vật
chất cho việc xây dựng môi trường canh quan sư phạm xanh sạch đẹp.
3.2.6. Phối hợp giữa gia đình, nhà trường, chính quyền địa phương và xã
hội trong việc quản lý xây dựng VHNT
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, làm cho mọi người, mọi tổ
chức đều được hưởng lợi từ giáo dục và thực hiện trách nhiệm với giáo dục.
Biện pháp này mang ý nghĩa thiết thực, tạo dựng môi trường giáo dục đồng
thuận, thúc đẩy chất lượng giáo dục của nhà trường.
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Cần xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức xã hội trong công tác tuyên
truyền như: tổ chức các hoạt động giáo dục, giao lưu tại trường hoặc các sân
19
chơi thuận lợi như nhà văn hóa, tượng đài liệt sỹ, khu vui chơi cộng đồng,các
đơn vị bộ đội,nhà lưu niệm Bác Hồ …Phối hợp tốt xây dựng kế hoạch giáo dục
học sinh trong cả năm học, theo kỳ, tháng…Phối hợp xây dựng điều kiện cần
thiết cho giáo dục, phối hợp trong việc tìm ra phương pháp, hình thức hiệu quả
nhất tăng cường các mối quan hệ đảm bảo bền vững hiệu quả.
3.2.6.3 Cách thức thực hiện
Sự gắn kết này giúp cho gia đình nắm bắt được thông tin chính xác về
tình trạng sức khoẻ, sự phát triển, nhận thức cá tính của từng học sinh. Làm tốt
được công tác này thì nhà trường sẽ đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Muốn
làm tốt cần thực hiện các biện pháp sau.
Công tác lãnh đạo chỉ đạo của địa phương, các Trường THCS phải có
quy chế hoạt động rõ ràng, cụ thể đối với các hoạt động phối hợp giữa 3 môi
trường.
- Đối với đại diện Cha mẹ học sinh
- Đối với CBGV-NV
- Tổ chức họp phụ huynh định kỳ
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
- Ngành giáo dục và các trường THCS Thành phố Hưng Yên phải xác
định đúng vị trí, chức năng và nhiệm vụ của mình để chủ động đề xuất nội
dung, chương trình, kế hoạch phối hợp tổ chức các hoạt động của 3 môi trường
(gia đình - nhà trường - xã hội).
3.2.7. Thường xuyên kiểm tra và sơ, tổng kết
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp
Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác VHNT giúp cho lãnh đạo nhà
trường có cơ sở khoa học để khắc phục hạn chế để dưa ra được biện pháp xây
dựng văn hóa nhà trường.
3.2.7.2. Nội dung của biện pháp
Kiểm tra đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ xây dựng VHNT qua đó
góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Tập trung vào việc kiểm tra theo hướng biến việc kiểm tra của Ban giám
hiệu, tổ trưởng, nhóm trưởng thành hoạt động tự kiểm tra của các thành viên
trong nhà trường.
20
3.2.7.3. Cách thức thực hiện
Xây dựng kế hoạch kiểm tra trong từng năm học, thực hiện kiểm tra theo đợt
hoặc theo từng bộ phận quản lý xây dựng VHNT.
3.2.7.4. Điều kiện thực hiện
Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên phải nhận thức được rằng kiểm tra,
đánh giá thực chất là giúp họ thấy được ưu điểm, nhược điểm, để tư vấn thúc
đẩy, tạo điều kiện cho họ hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu xây dựng
VHNT.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Biện pháp quản lý là một hệ thống đa dạng và linh hoạt. Không có biện
pháp nào mang tính vạn năng. Khi giải quyết một nhiệm vụ quản lý, người
Hiệu trưởng thường phải phối hợp nhiều biện pháp để kết quả quản lý đạt
hiệu quả cao nhất. Tùy thuộc vào công việc, con người, hoàn cảnh, điều
kiện… mà người Hiệu trưởng lựa chọn hoặc kết hợp các biện pháp quản lý
cho phù hợp. Mỗi biện pháp quản lý đều có những ưu điểm và những hạn
chế nhất định. Do đó, các biện pháp nêu trên phải được thực hiện một cách
có hệ thống và đồng bộ.
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý
VHNT
Để đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề ra,
tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến 120 người gồm lãnh đạo, cán
bộ, chuyên viên phòng Giáo dục và Đào tạo, Hiệu trưởng, Hiệu phó, Tổ
trưởng, Tổ phó chuyên môn và giáo viên ở 3 trường đại diện trên địa bàn thành
phố, về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp, kết quả thu được
như sau:
21
TT
Tên biện pháp
1 Tăng cường công tác
giáo dục nâng cao nhận
thức của CBGV, học
sinh vềxây dựng VHNT
2 Đổi mới lập kế hoạch
quản lý xây dựng VHNT
phù hợp với điều kiện
nhà trường và địa
phương
3 Xây dựng bộ máy tổ
chức nhà trường và các
thiết chế tương ứng; tập
trung tổ chức và chỉ đạo
các hoạt động quản lý
xây dựng VHNT
4 Tăng cường công tác xã
hội hoá giáo dục, kết
hợp đầu tư tăng cường
xây dựng cơ sở vật chất
nhà trường
5 Xây dựng các điều kiện
đảm bảo an ninh trật tự;
môi trường cảnh quan sư
phạm văn hóa
6 Phối hợp giữa gia đình,
nhà trường, chính quyền
địa phương và xã hội
trong việc quản lý xây
dựng VHNT
7 Thường xuyên kiểm tra
và sơ, tổng kết
Rất cần Cần Không Rất khả Khả Không
thiết thiết cần thiết
thi
thi khả thi
(%)
(%)
(%)
(%)
(%) (%)
81,67
18,33
0
70,33
29,67
0
75
25
0
66,67
29,17
4,16
80
20
0
65,83
32,5
1,67
83,33
16,67
0
68,33
30
1,67
82,5
17,5
0
72,5
27,5
0
79,17
20,83
0
75
25
0
80,83
19,17
0
77,5
22,5
0
22
Về sự cần thiết của các biện pháp đề xuất, cả 2 nhóm đối tượng khảo sát
tất cả các ý kiến đều cho rằng cần thiết hoặc rất cần thiết, không có ý kiến nào
cho rằng các biện pháp là không cần thiết.
Về tính khả thi đa số ý kiến cho rằng các biện pháp có tính khả thi rất
cao. Tuy nhiên, trong đó còn số ít ý kiến cho rằng các biện pháp trên không khả
thi như biện pháp Đổi mới lập kế hoạch quản lý xây dựng VHNT phù hợp với
điều kiện nhà trường và địa phương có 4,16% rằng biện pháp không khả thi
theo đánh giá của nhóm đối tượng cán bộ quản lý và giáo viên. Bên cạnh đó
nhóm 2 đối tường học sinh và phụ huynh học sinh cũng đánh giá biện pháp:
Xây dựng bộ máy tổ chức nhà trường và các thiết chế tương ứng; tập trung tổ
chức và chỉ đạo các hoạt động quản lý xây dựng VHNT chiếm 2,36% không
khả thi.
Các ý kiến đều tán thành cao về mức độ cần thiết và rất cần thiết, tính
khả thi và rất khả thi của các biện pháp trên. Qua đó có thể khẳng định các biện
pháp của đề tài là có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Tiểu kết chương 3
23
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Quản lý xây dựng VHNT là một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo
dục nói chung và các trường THCS nói riêng. Trong những năm qua, công tác
quản lý xây dựng VHNT nói chung và công tác quản lý xây dựng VHNT ở các
trường THCS thành phố Hưng Yên nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất
đinh. Tuy nhiên công tác quản lý xây dựng VHNT vẫn chưa được coi trọng
đúng vai trò của hoạt động này, và cũng chưa có công trình nghiên cứu chuyên
sâu về quản lý xây dựng VHNT, và các biện pháp cụ thể quản lý xây dựng
VHNT ở bậc THCS.
Văn hóa nhà trường nói chung đã được các nhà khoa học đưa ra cơ sở
lý luận. Tuy nhiên ở mỗi bậc học thì lại có đặc thù riêng. Vì vậy, luận văn đã
đưa ra những đặc thù THCS từ đó vận dung cơ sở lý luận một cách khoa học
hợp lý từ các khái niệm VHNT, Nội dung VHNT trên cơ sở khoa học quản
lý giáo dục.
Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý xây dựng VHNT, cán bộ
quản lý các nhà trường THCS thành phố Hưng Yên cần có cơ sở khoa học, trên
cơ sở nghiên cứu lý luận cần tìm hiểu thực trạng, đánh giá thực trạng một cách
khách quan. Từ đó đưa ra mặt mạnh, mặt hạn chế, nguyên nhân những mặt
mạnh, mặt hạn chế đó để có thể đưa ra các biện pháp có tính khả thi nhất.
Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận, hệ thống hóa các khái niệm liên
quan đến nội dung nghiên cứu. Cùng với việc phân tích, đánh giá thực tiễn
quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS thành phố Hưng Yên. Với các
biện pháp đã được đưa ra với tính cần thiết và khả thi cao tập trung giải quyết
những bất cập trong quản lý xây dựng VHNT ở các trường THCS thành phố
Hưng Yên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Tác giả luận văn đã tiến hành khảo nghiệm, phân tích đánh giá khách
quan. Kết quả khảo nghiệm cho thấy các biện pháp đề ra đều có tính khả thi
cao và được đồng thuận từ cơ sở.
Các biện pháp luận văn đề xuất không chỉ áp dụng riêng tại thành phố
Hưng Yên mà còn áp dụng cho các địa phương khác có hoàn cảnh tương tự
như thành phố Hưng yên.
24
2. Khuyến nghị
- Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo
Cần nghiên cứu chủ trương của Bộ giáo dục và Đào tạo về quản lý xây
dựng VHNT, vận dụng tình hình thực tế để chỉ đạo các Phòng GD và ĐT
nghiêm túc thực hiện.
Thường xuyên kiểm tra văn bản chỉ đạo của phòng, xuống trực tiếp các
trường THCS kiểm tra việc thực hiện quản lý xây dựng VHNT ở từng cơ sở. Sau
đó đánh giá rút kinh nghiệm và có kế hoạch cho những giai đoạn tiếp theo.
- Đối với Uỷ ban nhân dân thành phố Hưng Yên
Tăng cường kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ cho xây dựng cảnh quan sư
phạm nhà trường, góp phần quản lý xây dựng VHNT.
Chỉ đạo các đoàn thể xã hội, đầu tư phát triển giáo dục, trong đó có việc
quản lý xây dựng VHNT ở thành phố Hưng Yên.
- Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo
Có kế hoạch xây dựng nội dung, tiêu chí đánh giá VHNT ở các trường
THCS thành phố Hưng Yên.
Tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, kiểm tra đánh giá kịp thời hoạt động
VHNT, qua đó động viên khen thưởng, rút kinh nghiệm cho năm tiếp theo.
Tiếp tục mở những lớp tập huấn, tuyên truyền tầm quan trọng của văn
hóa nhà trường đối với chất lượng giáo dục toàn diện.
- Đối với các nhà trường.
BGH các trường THCS cần nhận thức tầm quan trọng của quản lý xây
dựng VHNT với việc nâng cao chất lượng toàn diện giáo dục.
Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, nhân viên
coi trọng nhiệm vụ quản lý xây dựng VHNT.
Hằng năm cần tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kĩ năng ứng xử, kĩ
năng quản lý xây dựng VHNT.