Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng nhà ở, bố trí cảnh quan nông thôn tại xã Dũng Liệt huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.6 KB, 66 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐÀO SỸ MINH

Tên đề tài:
“ĐÁNH GIÁ VIỆC ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG XÂY DỰNG

NHÀ Ở, BỐ TRÍ CẢNH QUAN NÔNG THÔN TẠI XÃ DŨNG LIỆT
HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học

: Chính quy
: Địa chính Môi trường
: Quản lý Tài nguyên
: 2010 - 2014

Giáo viên hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng
Khoa Quản lý Tài nguyên - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

Thái Nguyên, năm 2014



2

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Kiểu nhà truyền thống nơi tiếp khách và thờ phụng
được bố trí tại gian giữa ........................................................................................................... 35
Hình 4.2. Phòng khách với không gian rộng và thoáng ở nhà hiện đại ............................... 36
Hình 4.3. Phòng thờ đặt tại lầu trên cùng
đảm bảo sự trang trọng và tôn nghiêm ................................................................................... 37
Hình 4.4. Phòng ngủ có kích thước từ 15 - 30m2 là hợp lý nhất........................................... 39
Hình 4.5. Voi tượng trưng cho tình yêu chung thủy.............................................................. 40
Hình 4.6. Không gian bếp cần đảm bảo hài hòa .................................................................... 41
Hình 4.7. Một nhà vệ sinh sạch sẽ, khô và thoáng là rất cần thiết ........................................ 42
Hình 4.8. Trước cửa nhà thường được bố trí cây cảnh tán thấp ........................................... 43
Hình 4.9. Hoa cảnh - bonsai bố trí kề cận hàng hiên, hành lang,
gần cửa sổ để dễ dàng chăm sóc và thưởng ngoạn ................................................................ 44
Hình 4.10. Cây phải được cắt tỉa gọn gàng và không làm ảnh hưởng tới nhà bên cạnh..... 44
Hình 4.11. Cây xanh, mặt nước được bố trí hài hòa .............................................................. 45
Hình 4.12. Hàng rào được cắt tỉa gọn gàng............................................................................ 45
Hình 4.13. Cây xanh được bố trí để cản gió và tầm nhìn ...................................................... 46
Hình 4.14. Cây cảnh được dùng để giảm trực xung .............................................................. 46
Hình 4.15. Ngôi nhà của ông Dương Văn Đức ..................................................................... 47
Hình 4.16. Phòng khách được bố trí hướng Tây (Sinh khí)
theo cung mệnh của ông Đức.................................................................................................. 48
Hình 4.17. Kệ kê loa dài được đặt cạnh cầu thang ................................................................ 48
Hình 4.18. Bếp được đặt theo hướng Tây Nam (Phước đức) ............................................... 49
Hình 4.19. Bàn ăn làm bằng gỗ theo quan niệm Mộc sinh Hỏa ........................................... 49


3


Hình 4.20. Ban thờ luôn sạch sẽ và thường xuyên thắp nhang............................................. 49
Hình 4.21. Xung quanh sân trước được bố trí những chậu hoa, cây cảnh ........................... 51
Hình 4.22. Giàn hoa giấy mềm mại khắc phục những nét vuông
cứng của ngôi nhà .................................................................................................................... 51
Hình 4.23. Vườn cây ăn quả tán thấp được bố trí bên trái nhà ............................................. 52
Hình 4.24. Ngôi nhà của ông Nguyễn Công Hòe.................................................................. 53
Hình 4.25. Nơi tiếp khách và ban thờ được bố trí ngay sau cửa chính ................................ 53
Hình 4.26. Bếp và nhà bếp đều tọa Tây (Thiên Y) hướng Đông (Họa hại) ........................ 54
Hình 4.27. Chậu hoa, cây cảnh và hòn non bộ tạo cảnh quan phía trước sân...................... 55
Hình 4.28. Cau và cây cảnh trồng xen nhau được bố trí dọc theo ngõ vào..................... 55
Hình 4.29. Vườn rau, ao cá được bố trí cạnh nhau thuận tiện cho việc tưới tiêu ................ 56


4

MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI...................................................................... 2
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................... 2
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu............................................................................... 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ..................................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................................... 3
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI...................................................................................... 3
2.1.1. Khái niệm về Phong thủy................................................................................................. 3
2.1.2. Nguồn gốc ra đời của phong thủy ................................................................................... 3
2.1.3. Một số khái niệm cơ bản trong Phong thủy .................................................................... 4
2.1.4. Bản chất khoa học của phong thủy.................................................................................. 7
2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.................................................................................. 7

2.2.1. Thuật phong thủy trên thế giới......................................................................................... 7
2.2.2. Thuật phong thủy ở Trung Quốc ..................................................................................... 9
2.2.3. Thuật phong thủy tại Việt Nam ..................................................................................... 11
2.3. ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG BÀI TRÍ NHÀ Ở,
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG, CẢNH QUAN ...................................................................... 11
2.3.1. Ứng dụng Phong thủy trong bài trí nhà ở...................................................................... 11
2.3.2. Ứng dụng phong thủy trong bố trí công trình xây dựng .............................................. 13
2.3.3. Ứng dụng phong thủy trong bố trí cảnh quan ............................................................... 15
2.4. ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG XÂY DỰNG ................................................. 15


5

2.4.1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà ở với sơn thủy ............................................................ 15
2.4.2. Tìm hiểu về phương hướng của nhà.............................................................................. 17
2.4.3. Cách chọn một nhà đẹp theo Phong thủy...................................................................... 18
2.4.4. Cách chọn hướng cho cửa chính ................................................................................... 20
2.4.5. Cách chọn và bố trí cửa ra vào theo Phong thủy .......................................................... 22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 23
3.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................... 23
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................................... 23
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 23
3.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN TIẾN HÀNH ................................................................... 23
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 23
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................... 24
3.4.1. Phương pháp thu thập, kế thừa tài liệu .......................................................................... 24
3.4.2. Phương pháp thống kê.................................................................................................... 24
3.3.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh ................................................... 24
3.4.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa ....................................................................... 24
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................................... 25

4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU ......................................................................................................................... 25
4.1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................................... 25
4.1.2. Các nguồn tài nguyên ..................................................................................................... 26
4.1.3. Cảnh quan môi trường.................................................................................................... 27
4.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ............................................................................ 27
4.2. KHOA HỌC PHONG THỦY TRONG VIỆC CHỌN ĐẤT, HƯỚNG NHÀ ................. 29
4.2.1. Chọn chất đất và thế đất ................................................................................................. 29


6

4.2.2. Xác định hướng nhà theo trường phái Bát trạch........................................................... 32
4.3. KHOA HỌC PHONG THỦY TRONG CÁCH SẮP XẾP,
BÀI TRÍ NỘI THẤT ............................................................................................................. 34
4.3.1. Phòng khách.................................................................................................................... 35
4.3.2. Bàn thờ ............................................................................................................................ 37
4.3.3. Phòng ngủ........................................................................................................................ 38
4.3.4. Ứng dụng phong thủy trong bố trí nhà bếp ................................................................... 40
4.3.5. Ứng dụng phong thủy trong bố trí nhà vệ sinh ............................................................. 42
4.4. ỨNG DỤNG PHONG THỦY TRONG BỐ TRÍ CẢNH QUAN................................ 43
4.5. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NHÀ Ở ĐƯỢC THIẾT KẾ
VÀ SỬ DỤNG CÓ VẬN DỤNG KIẾN THỨC PHONG THỦY...................................... 47
4.5.1. Công trình xây dựng nhà ông Dương Văn Đức ........................................................... 47
4.5.2. Công trình xây dựng nhà ông Nguyễn Công Hòe........................................................ 52
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................................... 57
5.1. KẾT LUẬN........................................................................................................................ 57
5.2. ĐỀ NGHỊ ........................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................................... 59



7

LỜI CẢM ƠN
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý
tài nguyên trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, sau khi hoàn thành khoá học ở
trường tôi đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại xã Dũng Liệt - Yên Phong - tỉnh Bắc
Ninh với đề tài:

“Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây dựng nhà ở, bố trí cảnh
quan nông thôn tại xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”.
Khóa luận được hoàn thành nhờ sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô, cá nhân, cơ
quan và nhà trường.
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban
lãnh đạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài
nguyên, các thầy giáo, cô giáo trong khoa. Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu
sắc nhất đến cô giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng người đã tận tình chỉ bảo và hướng
dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận này.
Để hoàn thành được khóa luận này, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành
đến Đảng ủy, Uỷ ban nhân dân xã Dũng Liệt đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi hoàn
thành khoa luận này.
Trong suốt quá trình nghiên cứu, tôi nhận được sự quan tâm, sự động viên, tạo
mọi điều kiện thuận lợi về cả vật chất và tinh thần của gia đình và bạn bè. Thông qua
đây, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn đến những tấm lòng và sự giúp đỡ quý báu đó.
Thái Nguyên, ngày

tháng

Sinh viên thực hiện


Đào Sỹ Minh

năm 2014


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Từ ngàn xưa, dân tộc Việt Nam đã lấy khí thiêng sông núi làm nguồn
sống của tâm tư. Khí có tốt, cảnh vật có hài hòa thì cuộc sống của con người
nơi đó mới được ấm no, hạnh phúc. Vì vậy đã có rất nhiều người nghiên cứu,
tìm hiểu về thế đất, mạch nước, hướng gió ảnh hưởng như thế nào đến đời
sống, tâm tư, tình cảm của con người. Một ngành nghiên cứu mới đã ra đời đó
là Phong thủy học.
Về cơ bản Phong thủy là một bộ môn khoa học về môi trường sống, về các
quy luật bất biến của tự nhiên, là những lời diễn dịch của người Trung Quốc xưa
với mục đích giúp họ hiểu rõ hơn về thiên nhiên để xây dựng nên một hệ thống
canh tác hiệu quả. Ngoài ra còn với ý nghĩa sâu xa hơn là nghiên cứu sự ảnh
hưởng qua lại giữa con người và tự nhiên.
Phong thủy còn chứa đựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển
động của các thiên thể mà người Trung Quốc đã nghiên cứu để xác định
đường đi của thời gian, tiên đoán những thay đổi có thể xảy ra ảnh hưởng tới
tương lai hay vận mệnh một quốc gia. Qua nhiều thế kỷ, những lý lẽ diễn dịch
này càng phức tạp và được ghi chép lại bằng chữ viết và được lưu truyền đến
ngày nay.
Bằng cách thấu hiểu các khái niệm căn bản về Phong thủy, chúng ta có
thể chọn ra các mô hình về thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng đầy ý
nghĩa từ chính nền văn hoá của mỗi dân tộc để hỗ trợ cho đời sống tinh thần

của dân tộc đó.
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ cuả nền kinh tế thì việc ứng
dụng khoa học phong thủy vào các công trình xây dựng ngày càng rộng rãi.
Con người tin rằng một ngôi nhà hợp phong thủy sẽ mang đến may mắn cho
gia đình người sống tại đó. Vậy công trình, nhà ở được xây cất, bài trí như thế
nào thì được gọi là hài hòa, phù hợp với quy luật phong thủy? Môi trường
cảnh quan xung quanh công trình, nhà ở có ảnh hưởng như thế nào đến vận
mệnh công trình, nhà ở và những người sống trong đó?


2

Xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn, được sự đồng ý của Ban giám hiệu
nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Quản lý Tài Nguyên, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, cùng với sự giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã Dũng Liệt; đặc
biệt dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo GS. TS Nguyễn Thế Đặng, em
tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá việc ứng dụng phong thủy trong xây
dựng nhà ở, bố trí cảnh quan nông thôn tại xã Dũng Liệt, huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- Khái quát được những lý luận cơ bản của Phong thủy áp dụng trong
xây dựng nhà ở, bố trí nội thất và bố trí cảnh quan.
- Đánh giá việc áp dụng phong thủy trong xây dựng nhà ở, bố trí cảnh
quan nông thôn.
1.3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Thu thập, phân tích được các tài liệu nghiên cứu về khoa học Phong thủy.
- Nắm bắt được một số quy luật cơ bản của phong thủy trong xây dựng nhà
ở, công trình kiến trúc.
- Ứng dụng phong thủy trong xây dựng nhà ở.
- Cách sắp xếp, bài trí nội, ngoại thất theo quan điểm Phong thủy.

- Phân tích một vài công trình nhà ở có vận dụng khoa học Phong thủy.
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu
Đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập và nghiên cứu khoa học,
giúp cho người học tập nghiên cứu củng cố lại những kiến thức đã học, biết
cách thực hiện một đề tài khoa học và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
Đối với thực tiễn, đề tài góp phần đề xuất các cách giúp chúng ta có
được một ngôi nhà như ý, vừa đảm bảo về mặt thẩm mỹ vừa đảm bảo hài hòa
giữa thiên nhiên và con người, đồng thời đón lành, tránh dữ.
Thấy được mức độ ảnh hưởng khi ứng dụng Phong thủy đến đời sống
con người.


3

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.1.1. Khái niệm về Phong thủy
Phong thủy là gì? Trước hết chúng ta hãy xem một số cách giải thích:
“Từ Hải” nói: “Phong thủy cũng là kham dư. Một loại mê tín của Trung
Quốc cũ. Cho rằng đất đai nơi ở hay chung quanh nơi mồ mả, các thứ hình thế
như hướng gió, dòng nước chảy,…có thể gây nên phúc, họa cho cả nhà người
ở hay người táng ở nơi đó…cũng chỉ cả cách dựng nhà lập mộ”.
“Từ Nguyên” nói: “Phong thủy là chỉ địa thế, phương hướng…của
đất nhà ở hay đất mồ mả. Thời xưa mê tín cho rằng có thể gây nên họa
phúc may rủi cho con người”.
Vậy thực ra Phong thủy là gì?
Chúng ta có thể hiểu: Phong thủy tức là nước và gió, là sự ảnh hưởng

của vũ trụ, địa lý, môi trường, cảnh quan đến đời sống họa phúc của con
người. Là sự ảnh hưởng của hướng gió, khí, mạch nước đến mỗi con người và
sự vật.
Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải
biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh. Vì vậy có câu:
Nhất Vận, nhì Mệnh, tam Phong thủy, tứ Gia tiên, ngũ Đèn sách
Trên thực tế, Phong thủy học chính là môn khoa học tự nhiên tổng hợp
nhiều ngành như địa lý, địa chất, khí tượng học, cảnh quan học, kiến trúc học,
sinh thái học và nhân thể học. Tôn chỉ của nó là khảo sát, tìm hiểu kĩ càng về
môi trường tự nhiên, thuận theo tự nhiên, sử dụng và cải tạo tự nhiên hợp lý,
tạo ra môi trường sinh sống tốt, được: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
2.1.2. Nguồn gốc ra đời của phong thủy
Đến nay nguồn gốc của Phong thủy vẫn đang là vấn đề được đem ra
tranh cãi. Có ý kiến cho rằng nguồn gốc Phong thủy từ Trung Hoa, nhưng có
ý kiến lại cho rằng nguồn gốc phong thủy từ nước ta bắt đầu từ thời Hùng
Vương dựng nước.


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full

















×