Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thực hiện pháp luật về chế độ chính sách đối với công an hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 92 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚI CÔNG AN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT

HÀ NỘI - 2016


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚI CÔNG AN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƢỚC VÀ PHÁP LUẬT

Mã số: 60 38 01 01

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực,
những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào.

Tác giả




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................ 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI
CÔNG AN NHÂN DÂN ..................................................................... 7

1.1. Một số nét cơ bản về lực lượng Công an nhân dân ................................... 7
1.2. Các chế độ chính sách đối với lực lượng Công an nhân dân .................... 17
Chƣơng 2: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI CÔNG AN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ........... 28

2.1. Một số khái niệm về tổ chức của cán bộ công an nhân dân ..................... 28
2.2. Thực tiễn thực hiện chế độ chính sách đối với Công an nhân dân thành
phố Hải Phòng ......................................................................................... 40
2.3. Phổ biến và áp dụng các chính sách cụ thể đối với cán bộ, chiến sĩ
Công an nhân dân .................................................................................... 41
2.4. Nguyên nhân và kinh nghiệm .................................................................. 51
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI
VỚI CÔNG AN NHÂN DÂN ............................................................ 54

3.1. Những yếu tố thuận lợi và khó khăn tác động đến thực hiện chế độ
chính sách Công an nhân dân thành phố Hải Phòng ............................... 54
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chế độ chính sách đối với cán bộ
chiến sĩ Công an nhân dân thành phố Hải Phòng .................................... 61
KẾT LUẬN...................................................................................................... 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................... 83


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công an nhân dân Việt Nam là một lực lượng vũ trang trọng yếu của
Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam. Thông qua việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, lực lượng Công an
thể hiện bản chất giai cấp, tính nhân dân của mình trong hoạt động bảo vệ an
ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Nhà nước thành lập và sử dụng
lực lượng Công an để bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã
hội. Để hoàn thành nhiệm vụ đặc biệt này, Nhà nước giao cho cơ quan Công
an những thẩm quyền đặc biệt được quy định trong pháp luật tố tụng hành
chính và pháp luật tố tụng hình sự mà các ngành khác trong bộ máy Nhà nước
không có. Lực lượng Công an nhân dân cần đến pháp luật và quản lý xã hội
bằng pháp luật không chỉ với ý nghĩa là phương tiện cưỡng chế, trấn áp, mà
còn là phương tiện để giáo dục thuyết phục trong bảo vệ an ninh quốc gia, trật
tự an toàn xã hội. Tại Điều 67 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam năm 2013 khẳng định: “Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách
mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, làm nòng cốt trong thực hiện
nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu
tranh phòng, chống tội phạm” [39, tr.85].
Lực lượng Công an nhân dân đã phát huy vai trò nòng cốt, phối hợp
chặt chẽ với Quân đội nhân dân, các ngành, các cấp trong công tác bảo vệ an
ninh quốc gia; làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong việc ban
hành các chủ trương, giải pháp bảo vệ quốc gia và tổ chức triển khai thực hiện
có hiệu quả; tập trung giải quyết các vấn đề mới đặt ra về đảm bảo an ninh
quốc gia trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Không ngừng đổi
mới tư duy cùng các biện pháp nghiệp vụ, sáng tạo trong tổ chức thực hiện,
kịp thời phát hiện, đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá


2

Việt Nam của các thế lực thù địch, phản động, tạo thế chủ động chiến lược
trong phòng ngừa, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần bảo vệ thành quả cách
mạng, giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ XHCN; giữ vững ổn định chính trị và trật tự, an toàn xã
hội, phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của
đất nước.
Công an thành phố Hải Phòng là hệ thống tổ chức của lực
lượng Công an nhân dân, có trách nhiệm tham mưu cho Bộ Công an, Ủy
ban nhân dân thành phố về bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội; chủ trì và thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về bảo vệ an
ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố; trực
tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch,
các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an
toàn xã hội, tổ chức xây dựng lực lượng Công an tỉnh cách mạng, chính
quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Để lực lượng Công an nhân dân Hải Phòng có thể làm tốt những nhiệm
vụ nêu trên thì việc xây dựng chế độ chính sách đối với cán bộ Công an là rất
quan trọng.
Với mục đích góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chế độ chính
sách đối với cán bộ công an nói chung và cán bộ công an thành phố Hải
Phòng nói riêng, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Thực hiện pháp luật về chế độ
chính sách đối với Công an nhân dân thành phố Hải Phòng” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, trong nghiên cứu khoa học khoa học về luật pháp ở Việt
Nam chưa có một đề tài hay công trình khoa học nào nghiên cứu một cách
toàn diện và đầy đủ về chế độ chính sách đối với cán bộ Công an nhân dân
Việt nam nói chung và đặc biệt là thành phố Hải Phòng nói riêng.



3
Từ góc độ nghiên cứu khác nhau, các nhà nghiên cứu trong nước đã
đưa ra một số định nghĩa về “Chính sách”. Từ cách phân biệt “chính sách”
theo nghĩa rộng và “chính sách” theo “nghĩa hẹp”, trong bài: “Những vấn đề
đặt ra từ thực tiễn xây dựng chính sách ở nước ta”, Nguyễn Hữu Đổng và Lê
Minh Quân định nghĩa:
Chính sách với nghĩa rộng (nghĩa chung nhất) là tổng thể các quan
điểm, các biện pháp mà chủ thể lãnh đạo, quản lý (Đảng, Nhà nước
và các tổ chức chính trị xã hội) tác động lên đối tượng lãnh đạo,
quản lý nhằm đạt đến một mục tiêu nào đó trong một khoảng thời
gian nhất định”. Còn “Chính sách” theo nghĩa hẹp, là một “quy định
cụ thể nào đó nhằm thực hiện đường lối, nhiệm vụ trong một thời
gian nhất định [25, tr.1117].
Định nghĩa về chính sách của Chu Văn Thành phân biệt cụ thể hơn “chính
sách” theo nghĩa bao quát “chính sách lĩnh vực” và “chính sách theo nghĩa hẹp”:
Chính sách theo nghĩa bao quát là đường lối, chủ trương quyết định chính trị để
giải quyết công việc quốc gia của một chính đảng, của nhà nước [47, tr.190].
Trong xác định nội hàm của khái niệm chính sách trên góc độ chính trị
học, Nguyễn Đăng Thành với cách tiếp cận xác lập định nghĩa là ngoài việc
xác định những hình thức thể hiện của chính sách, điều quan trọng là phải chỉ
rõ những đặc trưng thực chất của chính sách, giải quyết được những khác biệt
nhất định các hình thức của chính sách, đó chính là trả lời câu hỏi: Ai là chủ
thể quyết định chính sách ở nước ta, chỉ có Nhà nước? hay còn Đảng? hoặc
còn là các tổ chức chính trị - xã hội? Tác giả phân tích rõ một đặc trưng cơ
bản, thực chất của chính sách là tập hợp các phương án giải quyết các mâu
thuẫn, các xung đột về giá trị (lợi ích) trong một cộng đồng [46, tr.2].
Tuy nhiên, những nghiên cứu hoặc bài viết trên đây không đề cập nhiều
đến việc thực hiện chế độ chính sách đối với lực lượng công an nói chung và



4
công an thành phố Hải Phòng nói riêng. Chính vì vậy, có thể nói đề tài “Thực
hiện pháp luật về chế độ chính sách đối với Công an nhân dân thành phố
Hải Phòng”, là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện, có
hệ thống về chế độ chính đối với Công an nhân dân. Việc nghiên cứu đề tài
này là rất cần thiết nhằm góp phần làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận cũng như
thực tiễn một vấn đề quan trọng trong pháp luật về cơ chế chính sách đối với
Công an nhân dân.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và những quy
định của pháp luật về chế độ chính sách đối với Công an nhân dân thành phố
Hải Phòng.
3.2. Nhiệm vụ đặt ra đối với luận văn là
- Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, khái niệm, phân loại cơ chế chính
sách và các quy định của pháp luật về cơ chế chính sách đối với cán bộ Công
an nhân dân Hải Phòng.
- Đánh giá thực trạng quy định của pháp luật về cơ chế, chính sách đối
với cán bộ Công an nhân dân và chỉ ra những vướng mắc, hạn chế, bất cập
trong thực tiễn áp dụng pháp luật về cơ chế chính sách đối với cán bộ Công
an nhân dân Hải phòng.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện các quy định về cơ chế chính sách đối
với cán bộ Công an nhân dân Hải phòng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật về
chế độ chính sách đối với Công an nhân dân và thực trạng thực hiện pháp luật
về cơ chế chính sách của Công an nhân dân thành phố Hải Phòng.



5
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về cơ chế
chính sách đối với cán bộ Công an nhân dân.
Tuy nhiên, trong phạm vi của một luận văn cao học, tác giả chỉ tập
trung nghiên cứu khái quát những vấn đề cơ bản về cơ chế chính sách đối với
Công an nhân dân như khái niệm, phân loại, áp dụng cơ chế chính sách đối
với cán bộ Công an nhân dân thành phố Hải Phòng.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Luận văn có giá trị để cấp ủy các cấp trong lực lượng CATP Hải
Phòng tham khảo sử dụng trong quá trình tổ chức thực hiện công tác pháp luật
đối với chế độ chính sách giúp Ban Thường vụ Đảng ủy, Giám đốc CATP
chịu trách nhiệm trước Bộ Công an làm tốt đảm bảo công tác quản lý, đồng
thời có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác giảng dạy, huấn
luyện cho đội ngũ cán bộ ở các trường Chính trị trong và ngoài lực lượng
công an.
- Luận văn sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật trong việc nghiên cứu. Bên cạnh
đó, luận văn cũng sử dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống sau:
- Phương pháp phân tích, nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn về chủ thể buộc tội trong tố tụng hình sự.
- Phương pháp so sánh, để đối chiếu, so sánh với quy định của Bộ luật
tố tụng hình sự một số nước trên thế giới nhằm tham khảo, tiếp thu kinh
nghiệm khi đưa ra đề xuất, kiến nghị.
- Phương pháp tổng hợp, để tổng hợp các vấn đề đã được nghiên cứu
nhằm đưa ra những nhận định và kết luận chung.
- Phương pháp chứng minh, dẫn chứng các số liệu để chứng minh cho
các nhận định.



6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ những khái
niệm, nội dung về cơ chế chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân
dân; khẳng định việc xây dựng cơ chế chính sách là quan trọng và cần thiết
đồng thời đưa ra phương hướng giải pháp xây dựng cơ chế chính sách của cán
bộ, chiến sĩ lực lượng Công an nhân dân Hải Phòng. Luận văn sẽ là tài liệu
tham khảo cho các cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân, những người làm công
tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập về pháp luật, về triết học ở Việt Nam
hiện nay.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 03 chương, 8 tiết và
được kết cấu như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về pháp luật chế độ và chính sách đối
với cán bộ Công an nhân dân
Chương 2: Thực tiễn thực hiện pháp luật về chế độ, chính sách đối với
cán bộ Công an nhân dân thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Hoàn thiện các quy định pháp luật về chế độ chính sách đối
với Công an nhân dân thành phố Hải Phòng.


7
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH
ĐỐI VỚI CÔNG AN NHÂN DÂN
1.1. MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

1.1.1. Khái niệm về cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân
Từ điển bách khoa Công an nhân dân Việt Nam đã định nghĩa:
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang của Nhà nước Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam. Có nhiệm vụ: quản lý Nhà nước về an
ninh, trật tự trong phạm vi cả nước; phòng ngừa và đấu tranh làm
thất bại mọi âm mưu, hành động gây tổn thất đến an ninh, trật tự
nhằm bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống tự do, hạnh
phúc, lao động hòa bình của nhân dân [8, tr.131].
Nghị định số 136/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Thủ tướng Chính
phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nêu rõ:
Bộ Công an là cơ quan của Chính phủ, đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt
đối, trực tiếp về mọi mặt của Ban chấp hành Trung ương Đảng
Cộng sản Việt Nam, Bộ Chính trị, Ban Bí thư mà trực tiếp là Đảng
ủy Công an Trung ương và sự thống lĩnh của Chủ tịch nước và điều
hành của Thủ tướng Chính phủ [12].
Như vậy, Công an nhân dân là một lực lượng vũ trang trọng yếu của
Đảng, Nhà nước và nhân dân, là một ngành trực thuộc Chính phủ. Bộ Công
an có “Cơ quan Bộ Công an” và “Công an địa phương”.
Điểm khác biệt của ngành Công an với các ngành khác trực thuộc
Chính phủ là: Công an nhân dân là lực lượng vũ trang đặt dưới sự lãnh đạo
tuyệt đối, trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cán bộ, chiến sĩ Công an
nhân dân là những người hiện đang làm việc trong lực lượng Công an nhân
dân được biên chế trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công an, chịu sự quản lý tập


8
trung, thống nhất chuyên sâu theo điều lệnh Công an nhân dân; kết hợp quản
lý theo ngành với quản lý theo vùng và theo lãnh thổ. Trong luận văn này khái
niệm “cán bộ, chiến sĩ công an” là để chỉ những người hiện đang có biên chế
chính thức trong tổ chức bộ máy Công an nhân dân, không phân biệt chiến sĩ,
sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ hay chuyên môn kỹ thuật, nhân viên công an, đã
được phong, thăng cấp bậc hàm hay là chiến sĩ công an nghĩa vụ, học viên các
Trường Công an nhân dân.

1.1.2. Đặc thù của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân
Cán bộ, chiến sĩ công an là một lực lượng xã hội đặc thù trong xã hội
Việt Nam, tính đặc thù ấy được biểu hiện ở những mặt sau:
Thứ nhất, đặc thù do chức năng, nhiệm vụ công tác công an. Từ khi lực
lượng Công an nhân dân được thành lập (19/08/1945) đến nay, để đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong mỗi giai đoạn lịch sử, Đảng, Nhà nước và
Chủ tịch Hồ Chí Minh đều kịp thời ban hành, bổ sung và xác định rõ chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Công an nhân dân. Cách mạng tháng
Tám thành công (1945), sau khi thành lập Chính phủ liên hiệp, trước những
khó khăn phức tạp của cuộc đấu tranh chống phản cách mạng, để bảo vệ
thành quả cách mạng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 23 (ngày 21/02/1946) thành
lập Việt Nam Công an vụ, ngay từ sắc lệnh đầu tiên này chức năng, nhiệm vụ,
tổ chức bộ máy của Công an đã được xác định tương đối rõ:
Một là, tìm kiếm và tập trung các tin tức và tài liệu liên can đến sự an
toàn của Quốc gia hoặc bề trong hoặc bề ngoài” [17] đã quy định việc hình
thành cơ quan (tổ chức) nghiệp vụ trong Công an nhân dân.
Hai là, đề nghị và thi hành các phương pháp đề phòng những hành
động có thể làm rối việc trị an và mất trật tự trong nước, bất cứ sự hoạt động
đó là do người Việt Nam hay người ngoại quốc” [17], đã thể hiện rõ Công an
nhân dân phải làm chức năng tham mưu cho Đảng và Nhà nước về phương


9
hướng, nhiệm vụ, biện pháp và tổ chức thực hiện đấu tranh chống phản cách
mạng thắng lợi.
Ba là, điều tra về những hành động trái phép nói trên và truy tìm người
can phạm để giúp tòa án trong sự trừng trị” [17] đã quy định rõ chức năng,
nhiệm vụ tư pháp của Công an nhân dân. Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ
trên, Công an nhân dân đã đấu tranh quyết liệt chống thù trong giặc ngoài,

bảo vệ hậu phương, phá chính quyền địch, góp phần đưa cách mạng tiến lên
giành thắng lợi mới.
Sau Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ II (1951), trước
những biến động của tình hình thế giới và trong nước có nhiều thuận lợi cho
sự nghiệp cách mạng, để chỉ đạo, lãnh đạo Công an nhân dân được kịp thời,
chuẩn bị mọi mặt đánh thắng giặc Pháp xâm lược, Ban Bí thư Trung ương
Đảng có Chỉ thị 05-CT/TW về “Nhiệm vụ và tổ chức Công an”, với nhiệm
vụ chính là: Bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ nền kinh tế
quốc dân, bảo vệ quân đội, bảo vệ nhân dân. Đồng thời và quy định những
nhiệm vụ cụ thể của công tác công an trên cơ sở kế thừa chức năng, nhiệm
vụ của Sắc lệnh số 23: Điều tra khám phá tổ chức và hoạt động của bọn gián
điệp; nghiên cứu tổ chức và hoạt động của những tổ chức chính trị phản
động trong nước.
Bảo vệ biên giới, chống gián điệp quốc tế, đặc vụ, thổ phỉ; các cơ quan
của Đảng, của chính quyền, của quân đội, của công an, chống sự xâm nhập
của gián điệp kinh tế, bảo vệ các cơ sở kinh tế quốc dân như: hầm mỏ, xí
nghiệp, đường sá, cầu cống, giao thông, vận tải. Công an trị an, điều tra, khám
phá để bài trừ trộm cướp, gian phi, mại dâm, rượu, thuốc phiện, theo dõi,
khám phá những hành động có hại đến trị an của xã hội. Giữ trật tự an ninh,
vệ sinh cho nhân dân ở những nơi đông đảo, kiểm soát sự thi hành các luật lệ
đi đường, các thể lệ hành chính địa phương [17]. Chỉ thị còn nêu rõ những


10
việc Công an không phải làm: Điệp báo hay tình báo chiến lược; địch vận,
phá hoại, diệt bù nhìn, diệt tề...; quản trị nhà giam; coi giữ tù binh v.v... để tập
trung hoàn thành nhiệm vụ nêu trên. Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng
lợi, miền Bắc được giải phóng, nửa nước đi vào cải tạo XHCN, thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ nhất, xây dựng và bảo vệ
CNXH, chi viện cho cách mạng miền Nam, chống sự can thiệp của đế quốc

Mỹ, hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước. Để đáp
ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn này. Hội đồng Chính phủ ra Nghị định
số 132/CP ngày 29/09/1961 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy
của Bộ Công an:
Bộ Công an là cơ quan của Hội đồng Chính phủ có trách nhiệm quản
lý công tác Công an theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước
nhằm bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt
động... của bọn phản Cách mạng và tội phạm hình sự, giữ vững trật tự an
ninh xã hội.
Bộ Công an có nhiệm vụ: nghiên cứu và trình Hội đồng Chính phủ ban
hành các chính sách, chế độ, thể lệ công tác; tổ chức và chỉ đạo thực hiện các
chính sách, chế độ, thể lệ công tác Công an đã được ban hành. Lực lượng
Công an nhân dân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, bảo vệ miền Bắc, đánh cho “Mỹ cút, ngụy
nhào, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội”. Hiện nay
thực hiện sự nghiệp đổi mới theo đường lối của Đảng, với cơ chế thị trường,
mở cửa, hội nhập quốc tế, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại tạo
điều kiện cho đất nước ta phát triển nhanh hơn, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn
đề phức tạp khi các thế lực thù địch tăng cường thực hiện âm mưu “diễn biến
hòa bình”, tìm mọi cách chống phá chế độ ta với những thủ đoạn vừa tinh vi,
xảo quyệt, vừa trắng trợn độc ác. Trước tình hình đó, tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IX, Đảng ta đã xác định mục tiêu và nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã


11
hội chủ nghĩa là: “Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn
lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; bảo
vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ sự nghiệp
đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc” [19, tr.117].
Trên cơ sở đó, Đảng ta đã đề ra “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc” trong tình

hình mới. Vấn đề quan trọng bậc nhất đặt ra cho chiến lược này là phải bảo
đảm môi trường hòa bình, ổn định lâu dài cho sự nghiệp xây dựng đất nước,
giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và định hướng XHCN trong
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phải tạo nên sức mạnh
tổng hợp lớn nhất của đất nước, phát huy cao độ nội lực, giành thế chủ động
chiến lược trong mọi tình huống.
1.1.3. Chức năng của cán bộ chiến sĩ Công an nhân dân
Trong điều kiện hiện nay, Bộ Công an phải thực hiện đồng thời ba chức
năng: Tham mưu cho Đảng, Nhà nước về công tác bảo vệ an ninh chính trị và
giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; quản lý nhà nước về an ninh chính trị và trật tự,
an toàn xã hội trên phạm vi cả nước; trực tiếp đấu tranh phòng, chống các thế
lực thù địch, các loại tội phạm và các vi phạm pháp luật khác về an ninh chính
trị và trật tự an toàn xã hội. Trên cơ sở ba chức năng đó để cụ thể hóa thành
những nhiệm vụ công tác Công an trong tình hình mới.
Thứ nhất, cán bộ, chiến sĩ công an là lực lượng xã hội đặc biệt thực
hiện các nhiệm vụ mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân giao phó.
Đó là nhiệm vụ vô cùng vẻ vang nhưng cũng hết sức nặng nề, khó khăn
gian khổ đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải có quyết tâm rèn luyện,
phấn đấu rất cao về năng lực, trình độ, nghiệp vụ công tác và đạo đức cách
mạng mới hoàn thành được. Lực lượng Công an nhân dân là lực lượng nòng
cốt, chủ công thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị, giữ gìn trật tự, an
toàn xã hội của đất nước mà cán bộ, chiến sĩ công an là chủ thể duy nhất của


12
lực lượng Công an nhân dân, nó là một lực lượng xã hội đặc thù khác với
những lực lượng xã hội khác trong hệ thống chính trị của nước ta.
Thứ hai, đặc thù do lĩnh vực công tác.
Lĩnh vực công tác công an trải ra trên phạm vi rất rộng lớn, bao trùm
toàn xã hội: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Với chức năng là công cụ

chuyên chính của Nhà nước, lực lượng Công an nhân dân phải thực hiện đồng
thời hai nhiệm vụ là bảo vệ: độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ; an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa; Đảng, Nhà nước,
nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia,
dân tộc; và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Hai nhiệm vụ này có quan hệ
chặt chẽ với nhau, muốn “bảo vệ” tốt thì phải “đấu tranh phòng, chống tội
phạm” tốt và “đấu tranh phòng, chống tội phạm” tốt, chính là tiền đề khách
quan, là điều kiện để thực hiện “bảo vệ” tốt.
Đấu tranh với các thế lực thù địch, đấu tranh với những kẻ chống phá
chế độ ta, phá hoại an ninh trật tự, an toàn xã hội, điều đó đòi hỏi người công
an phải thể hiện rõ ràng, dứt khoát lập trường, không được mơ hồ, mất cảnh
giác. Vì các thế lực thù địch chống phá chúng ta từ nhiều phía, trên nhiều lĩnh
vực, với nhiều thủ đoạn thâm độc và xảo quyệt, từ âm mưu “diễn biến hòa
bình” đến gây rối, bạo loạn chính trị, bạo động vũ trang hòng lật đổ chế độ ta.
Chúng chống chế độ ta bằng những thủ đoạn hết sức tinh vi: dùng bàn tay
nhung lụa, dùng đôla, đầu tư nước ngoài, dùng chiêu bài “nhân quyền, tôn
giáo”, dùng công nghệ hiện đại, kiến thức quản lý mới để bắt ta phải phụ
thuộc ý đồ của chúng. Ngoài ra, các thế lực thù địch còn dùng các phương
tiện thông tin hiện đại để phổ biến, truyền bá những tư tưởng văn hóa đồi bại,
phản động, độc hại làm “ô nhiễm” môi trường văn hóa, làm lung lạc tinh thần
của nhân dân ta, kích động, gây chia rẽ các tôn giáo, dân tộc, chia rẽ Đảng với
dân; vô hiệu hóa, “trung lập hóa” các lực lượng vũ trang, làm ta mất “vũ khí”


13
chống lại chúng. Cán bộ, chiến sĩ công an là người trực tiếp đấu tranh với bọn
tội phạm này nên phải quán triệt tư tưởng của Bác Hồ: “Đối với địch phải
cương quyết; khôn khéo”, phải tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước,
nhân dân và không quản ngại hy sinh gian khổ... nghĩa là phải trở thành “một
lực lượng xã hội đặc thù”. Đấu tranh với bọn tội phạm hình sự, bọn tội phạm

hung hãn liều lĩnh, manh động có vũ khí, có phương tiện giết người, chống trả
quyết liệt khi bị truy bắt... là cuộc đấu tranh không kém phần nguy hiểm, khó
khăn nên đòi hỏi những cán bộ, chiến sĩ công an trực tiếp chiến đấu với loại
tội phạm này phải rèn luyện thường xuyên về thể lực, võ thuật, kỹ thuật chiến
đấu và bản lĩnh nghề nghiệp trong công tác, đạt hiệu quả cao, sẵn sàng tiến
công truy bắt tội phạm đến cùng, không quản ngại hy sinh, nhưng phải hạn
chế thương vong đáng tiếc có thể xảy ra.
Đối tượng tiếp xúc trong công tác hàng ngày của người công an nhiều
nhất là nhân dân. Với đối tượng này Bác Hồ từng căn dặn: nhân dân cần trông
thấy lợi ích thiết thực (lợi ích gần và lợi ích xa, lợi ích riêng và lợi ích chung,
lợi ích bộ phận và lợi ích toàn cuộc. Do đó khi tiếp xúc, làm việc, giải quyết
công việc cho dân, người cán bộ, chiến sĩ công an phải có thái độ đúng mực,
có hành vi, lời nói thể hiện rõ sự tôn trọng dân, vì nhiều khi đối với người
dân, lúc công an đến là có việc phải xem xét, là để tìm những điều phạm pháp
cho nên thái độ chung của dân là ngại công an. Để hoàn thành nhiệm vụ của
mình, mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải “nhận rõ Công an của ta là Công an
nhân dân, vì nhân dân mà phục vụ”, phải nhận rõ nhân dân không những là
đối tượng mình phải phục vụ mà nhân dân còn là lực lượng, là sức mạnh, là
chỗ dựa vững chắc của cách mạng, phải dựa vào dân để quản lý an ninh, trật
tự, tránh quan liêu, hách dịch, phát huy dân chủ, quyền làm chủ của dân,
nhưng phải hết sức tránh dân chủ cực đoan, vi phạm kỷ cương, pháp luật như
đã từng xảy ra ở các “điểm nóng” thời gian qua.


14
Lực lượng công an huyện, cảnh sát khu vực ở thành phố, cảnh sát phụ
trách xã ở nông thôn, cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát giao thông trên
các tuyến đường, giải quyết các vụ tai nạn giao thông xảy ra... là những người
thường xuyên giáp mặt trực tiếp với cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm và
tệ nạn xã hội, giữ gìn cuộc sống bình yên của nhân dân. Lực lượng này với

sắc phục, quân hàm, quân hiệu, biển hiệu riêng của ngành, người dân luôn
luôn đòi hỏi khi xuất hiện trước họ, phải là hiện thân của pháp luật, của công
lý, công bằng, của đạo đức và lòng nhân ái, lúc này họ là bộ mặt của chính
quyền nhân dân, người đại diện của chính quyền bảo vệ lợi ích đúng đắn của
người dân, nên mọi lời nói, việc làm, thái độ của người cán bộ, chiến sĩ công
an phải luôn khách quan, chuẩn mực, phải hết sức tránh bắt bừa, bắt oan
người vô tội, tránh dùng nhục hình v.v... Nếu không sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến uy tín của Đảng, Nhà nước và của lực lượng Công an nhân dân.
Thứ ba, đặc thù do môi trường công tác, chiến đấu.
Môi trường hoạt động, công tác, chiến đấu của lực lượng Công an nhân
dân diễn ra trên những phạm vi rộng lớn liên quan đến mọi lĩnh vực của đời
sống xã hội, mà trước hết là liên quan đến luật pháp, đến phòng, chống tội
phạm được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam. Nhiều lĩnh vực công tác
của Công an nhân dân rất nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của cán bộ,
chiến sĩ như: đấu tranh phòng chống tội phạm hình sự, truy bắt tội phạm có vũ
khí nóng; đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy; công tác liên quan đến
người nhiễm HIV/AIDS v.v... Trong cuộc đấu tranh quyết liệt này, nhiều cán
bộ, chiến sĩ không quản ngại hy sinh gian khổ, chỉ tính trong thời kỳ đổi mới
(từ 1986 đến nay) lực lượng Công an nhân dân có 117 cán bộ, chiến sĩ đã hy
sinh anh dũng khi tuổi đời còn rất trẻ, có 568 cán bộ, chiến sĩ bị thương trong
khi làm nhiệm vụ. Đó là điều không tránh khỏi trong cuộc đấu tranh một mất
một còn với bọn tội phạm nguy hiểm, liều lĩnh, manh động, mất hết tính


15
người, cố tình trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Đất nước đổi mới, cải
cách, mở cửa, nền kinh tế thị trường phát triển đa dạng, khởi sắc, khuyến
khích công dân làm giàu chân chính đúng pháp luật. Lợi dụng cơ chế quản lý
kinh tế, quản lý xã hội của ta còn thiếu kinh nghiệm, thậm chí là yếu kém; lợi
dụng hệ thống luật pháp của chúng ta chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, còn nhiều

kẽ hở... bọn tội phạm ra sức hoạt động nhằm thu lợi bất chính. Để che giấu
hành vi phạm tội, chúng thường xuyên, liên tục tấn công, lôi kéo, tác động,
khống chế, mua chuộc cán bộ, chiến sĩ công an của ta bằng những thủ đoạn
nham hiểm, tinh vi như: “tình cảm”, “quan hệ”, chúng dùng “viên đạn bọc
đường”... hoặc liều lĩnh, trắng trợn như: đe dọa, bắt cóc, bôi nhọ, nói xấu... Nếu
cán bộ, chiến sĩ công an của ta không tỉnh táo, không “liêm, chính, chí công vô
tư” thì sẽ bị vô hiệu hóa, bán mình cho quỷ dữ lúc nào không biết. Như Bác Hồ
đã từng cảnh báo: “Có những người trong lúc đấu tranh thì hăng hái, trung
thành, không sợ nguy hiểm, không sợ khổ... song khi ít nhiều có quyền hạn
trong tay thì đâm ra kiêu ngạo, xa xỉ, phạm vào tham ô, lãng phí, quan liêu,
không tự giác nên biến thành người có tội với cách mạng” [34, tr.361].
Cán bộ, chiến sĩ công an được Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý trật tự
xã hội, đại diện quyền lực nhà nước thực thi pháp luật, nên ít nhiều có quyền
lực do Nhà nước giao cho nên phải “tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà
nước và nhân dân” chỉ biết “còn Đảng là còn mình”. Vì lợi ích của Đảng, của
đất nước, của dân mà thực thi pháp luật, mà giữ vững an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội, cùng toàn Đảng, toàn dân đấu tranh phòng, chống tội phạm và
nguyên nhân nảy sinh tội phạm. Trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm
cần phải nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của
Nhà nước, các yêu cầu, nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự trong từng giai đoạn;
xác định đúng mục tiêu, đúng trọng điểm, đúng đối tượng để kiên quyết tấn
công, tấn công liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi với bọn tội phạm. Ngày nay, “quốc
tế hóa tạo điều kiện cho ta tiếp thu nguồn đầu tư nước ngoài và những tiến bộ


16
khoa học công nghệ, kinh nghiệm quản lý, những tinh hoa văn hóa nước
ngoài, nhưng đồng thời những nhân tố độc hại, những luận điệu sai trái, lối
sống không lành mạnh dễ xâm nhập” [Error! Reference source not found.,
tr.20]. Nên việc xác định, phát hiện đâu là địch trong các đối tác đầu tư, thực

hiện dự án, du lịch, thăm thân, đoàn ra, đoàn vào, viện trợ nhân đạo... không
phải là điều dễ dàng, làm sao để vừa “ tạo môi trường đầu tư thông thoáng,
thuận lợi” lại vừa giữ được chủ quyền an ninh quốc gia, không để lộ, lọt bí
mật nhà nước... đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ công an phải không ngừng nâng cao
kiến thức khoa học, bản lĩnh chính trị, sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ
thuật hiện đại, trí thông minh, óc sáng tạo thì mới hoàn thành được nhiệm vụ
trong tình hình mới.
Cán bộ, chiến sĩ công an công tác trong các trại giam, trong một “môi
trường đặc biệt” phải thường xuyên tiếp xúc với mặt trái của xã hội, mặt trái
của đạo đức, đó là “thế giới” những người phạm tội phải thi hành án. Cán bộ,
chiến sĩ công an là người đại diện và nhân danh pháp luật để thực hiện nhiệm
vụ giáo dục, cải tạo phạm nhân, giúp những người này nhận rõ tội lỗi của họ
đã gây ra cho xã hội, để họ “ăn năn hối cải”, tích cực sửa chữa lỗi lầm trở về
với cuộc sống lương thiện. Với thành phần xã hội của những người phạm tội
hết sức đa dạng, tính chất, mức độ phạm tội hết sức khác nhau, nhất là những
thành phần bất hảo, bọn đâm thuê, chém mướn, bọn cướp của, giết người, bọn
buôn lậu, tham nhũng lớn... chúng sẽ ngoan cố không chịu cải tạo, trốn trại,
chống lại cán bộ, chiến sĩ công an hoặc dùng tiền mua chuộc, hối lộ để được
giảm án, sớm ra khỏi trại... sẽ là một môi trường vừa nguy hiểm, vừa dễ sinh
ra tiêu cực, nhận hối lộ.
Một trong những lĩnh vực hết sức khó khăn, nguy hiểm nữa là phát
hiện, đấu tranh, ngăn chặn các âm mưu hoạt động chống phá cách mạng của
địch từ bên ngoài lãnh thổ, phải đánh địch ngay tại hang ổ và sào huyệt của
chúng đồng thời phải tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định và thực hiện


17
thắng lợi đường lối đối nội và đối ngoại. Đó là lĩnh vực công tác của lực
lượng tình báo, một lực lượng mà: với tính chất đặc thù của công tác, lực
lượng tình báo phải hoạt động và chiến đấu trong trận tuyến bí mật, thầm

lặng; người cán bộ tình báo phải thường xuyên hành động, chiến đấu độc lập,
xa sự chỉ đạo của Trung ương, hoạt động ngay trong lòng địch, trên đất địch,
luôn phải đối phó với các hoạt động theo dõi, giám sát chặt chẽ, gắt gao của
các cơ quan đặc biệt của đối phương, thường xuyên tiếp xúc với các quan
điểm phi xã hội chủ nghĩa, với lối sống đầy cám dỗ, thực dụng, tư bản
[Error! Reference source not found., tr.26]. Trong một môi trường công
tác, chiến đấu như thế, đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ tình báo càng phải có lập
trường chính trị tư tưởng vững vàng, có lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, có phẩm
chất mưu trí, sáng tạo, “khôn khéo” và đạo đức cách mạng... mới hoàn thành
được nhiệm vụ. Ngoài môi trường phức tạp, đa dạng, nguy hiểm, đầy cám dỗ
vật chất trên đây, nhiều khi cán bộ, chiến sĩ công an còn phải công tác, chiến
đấu trong môi trường “đơn tuyến”, mang tính độc lập cao, “đơn thương, độc
mã” đối mặt với tội phạm. Trong trường hợp ấy nếu tự cho phép mình “chùn
bước”, “bỏ qua”, “làm ngơ”, “buông trôi”... thì có thể sẽ nhận được món lợi
lớn. Điều này càng đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sĩ công an phải thường xuyên rèn
luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng, giữ vững phẩm chất trong sạch, lành
mạnh. Cán bộ, chiến sĩ công an công tác, chiến đấu trong môi trường trên, rõ
ràng là môi trường đặc biệt, không giống với môi trường công tác của bất cứ
ngành, nghề nào trong xã hội, những người hoạt động trong lĩnh vực, môi
trường đặc biệt này phải là “một lực lượng xã hội đặc thù”.
1.2. CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI LỰC LƢỢNG CÔNG AN NHÂN DÂN

1.2.1. Quan niệm và vai trò của chế độ, chính sách đối với Công an
nhân dân
Quan niệm về chính sách
Theo Từ điển Tiếng Việt:


18
Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích

nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và thực tế mà đề ra.
Chính sách cũng là chủ trương, quyết định của Đảng, Nhà nước để
giải quyết một lĩnh vực nhất định của đời sống kinh tế, chính trị, xã
hội của đất nước. Theo nghĩa hẹp, chính sách là sự quy định chế độ,
thể chế hóa các mối quan hệ lợi ích, các lợi ích nhóm, bộ phận
trong xã hội [36, tr.190].
Trong bài: “Mấy khía cạnh lý luận về chính sách”, Vũ Hoàng Công đưa
ra định nghĩa: “Chính sách là các tổng thể những quy định pháp lý có tính
nhất quán, thể hiện thái độ, quan điểm của Nhà nước trong việc khuyến khích
hoặc hạn chế hoạt động nào đó trong các lĩnh vực nào đó của một số đối
tượng nào đó của xã hội” [18, tr.200].
Từ đó tác giả đưa ra định nghĩa: Chính sách là tập hợp những văn bản
theo một hướng nhất định được quyết định bởi chủ thể cầm quyền nhằm quy
định quá trình hành động của những đối tượng nào đó, để giải quyết những
vấn đề mà nhóm chủ thể - đối tượng đó quan tâm theo một phương thức nhất
định để phân bổ giá trị.
Từ các công trình của các tác giả nghiên cứu về chính sách, đã cho thấy
sự thống nhất ở một số điểm cơ bản sau:
- Định nghĩa chính sách được đề cập tới đồng nghĩa với “chính sách
công” (phân biệt với “chính sách tư”), chính sách quốc gia tức là những chính
sách có ảnh hưởng, tác động đến toàn bộ xã hội.
- Chính sách có thể là đường lối, chủ trương của một chính đảng hay
một chính phủ, hay một tổ chức xã hội.
- Thực chất chính sách là tập hợp các phương án giải quyết các mâu
thuẫn, các xung đột về giá trị, có thể hiểu nó như là lời giải của bài toán xung
đột các giá trị xã hội trong một cộng đồng, có mục đích cuối cùng là tạo ra


19
một trật tự quan hệ lợi ích mà cộng đồng mong đợi thông qua ý chí của chủ

thể cầm quyền quyết định.
- Chính sách do chủ thể quyền lực đề ra (Đảng, Nhà nước, các tổ chức
trong hệ thống chính trị).
- Chính sách bao gồm các quan điểm, chủ trương, quyết định, quy định
có liên quan lẫn nhau.
- Ngoài những giải pháp mang tính chất vĩ mô như các chủ trương,
đường lối, quan điểm... chính sách còn là các giải pháp mang tính cụ thể như
các quyết định, quy định....
- Chính sách tập trung giải quyết một lĩnh vực, một vấn đề đang đặt ra
trong đời sống chính trị - xã hội.
- Hướng vào những mục tiêu cụ thể đã xác định bởi một hệ thống tiêu
chí. Từ những nhận thức trên, có thể khái niệm về chính sách như sau:
Chính sách với nghĩa rộng là tổng thể các quan điểm, các biện pháp
mà chủ thể lãnh đạo, quản lý (Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã
hội) tác động lên đối tượng lãnh đạo, quản lý nhằm đạt đến một mục tiêu
nào đó trong một khoảng thời gian nhất định. Chính sách theo nghĩa hẹp, là
quy định cụ thể nào đó nhằm thực hiện đường lối, nhiệm vụ trong một thời
gian nhất định.
Chính sách cán bộ theo quan điểm về chính sách nói chung ở trên và
nhiệm vụ công tác cán bộ, có thể đưa ra quan niệm: Chính sách cán bộ là tổng
thể những quan điểm, biện pháp, quyết định, quy định của Đảng, Nhà nước,
các tổ chức trong hệ thống chính trị về cán bộ và công tác cán bộ nhằm góp
phần xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Như vậy, chủ thể
đề ra và tổ chức thực hiện chính sách cán bộ là Đảng, Nhà nước, các tổ chức
trong hệ thống chính trị. Đội ngũ cán bộ vừa là đối tượng của chính sách cán
bộ vừa là người tham gia xây dựng và thực hiện chính sách cán bộ. Nội dung
chính sách cán bộ bao gồm toàn bộ các quan điểm, chủ trương, biện pháp,


20

quy định về công tác cán bộ. Do đó, chính sách cán bộ gắn liền với các khâu
trong công tác cán bộ, khó có thể tách bạch rạch ròi chính sách cán bộ với
từng khâu công tác cán bộ. Khâu tuyển dụng cán bộ phải thực hiện trên cơ sở
chính sách tuyển dụng cán bộ; khâu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải tiến hành
trên cơ sở chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; khi bố trí, sử dụng cán bộ
phải quán triệt chính sách sử dụng và quản lý cán bộ, chính sách bảo đảm lợi
ích vật chất và động viên tinh thần cho cán bộ... Do đó, khi bàn đến chính
sách cán bộ cần khắc phục thói quen hiểu chính sách cán bộ chỉ là chế độ đãi
ngộ vật chất, động viên tinh thần đối với cán bộ. Hình thức thể hiện của chính
sách cán bộ là các văn bản của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội,
như: chiến lược, nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định, quyết định, nghị định,
thông tư... Có nhiều loại chính sách cán bộ Công an nhân dân, tuy nhiên theo
Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII, hệ thống chính sách cán bộ bao gồm ba
loại chủ yếu, đó là: chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; chính sách sử dụng
và quản lý cán bộ; chính sách đảm bảo lợi ích vật chất và động viên tinh thần.
Quan điểm của Đảng ta về 3 chính sách đó như sau:
Một là, chính sách đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Đầu tư thích đáng cho
việc đào tạo, bồi dưỡng những người ưu tú trở thành cán bộ chủ chốt. Chú ý
con em gia đình cách mạng, những người có công với nước, công nhân, nông
dân, trí thức, lực lượng vũ trang, cán bộ nữ, con em các dân tộc thiểu số, vùng
căn cứ cách mạng. Có chính sách học bổng và miễn giảm học phí cho con em
các gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, con các gia
đình nghèo vượt khó, cho học sinh giỏi, đạo đức tốt, sinh viên các ngành sư
phạm. Bồi dưỡng tài năng ngay từ các trường phổ thông, đại học và trung học
chuyên nghiệp. Dành kinh phí để cử cán bộ ưu tú và sinh viên xuất sắc đi đào
tạo, tham quan, bồi dưỡng ở nước ngoài. Tổ chức tốt trường bổ túc văn hóa,
dự bị đại học, trường dân tộc nội trú. Nguồn đầu tư để phát triển và nâng cao
chất lượng đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bao gồm từ ngân sách Nhà nước các



21
cấp, kinh phí của các tổ chức đảng, đoàn thể, của doanh nghiệp, tài trợ của
các tổ chức quốc tế và các nước.
Hai là, chính sách sử dụng và bố trí cán bộ. Việc bố trí và sử dụng cán
bộ phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn phù hợp với sở trường. Đề bạt cán bộ phải
đúng lúc, đúng người, đúng việc. Có chính sách đoàn kết tập hợp rộng rãi các
loại cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài trong Đảng và ngoài Đảng,
người ở trong nước và người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Phát hiện, lựa
chọn và giới thiệu những người đủ tiêu chuẩn trong các tầng lớp nhân dân,
các thành phần kinh tế tham gia các tổ chức chính trị, xã hội, tạo điều kiện
thuận lợi để họ đóng góp vào các công việc chung của đất nước. Có chế độ
quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ. Các cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan phải nắm
chắc từng cán bộ, cả về đức, tài và tình trạng sức khỏe. Trên cơ sở đó có kế
hoạch sử dụng, đề bạt, giúp đỡ, khen thưởng đúng mức những cán bộ có
thành tích, xử lý kỷ luật kịp thời và nghiêm minh những cán bộ vi phạm Điều
lệ Đảng và pháp luật Nhà nước.
Ba là, chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần tinh
giản biên chế, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả lao động, chống tham
nhũng, lãng phí, mở rộng bảo hiểm xã hội, tăng tỉ lệ động viên thu nhập quốc
dân vào ngân sách Nhà nước, đổi mới cơ bản chính sách bảo đảm lợi ích vật
chất cho từng loại cán bộ, trước hết là chế độ tiền lương, nhà ở và phương tiện
đi lại. Tiền lương phải thật sự trở thành bộ phận cơ bản trong thu nhập của
cán bộ, bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức lao động. Thực hiện tiếp việc tiền tệ
hóa tiền lương. Tiếp tục có các hình thức thích hợp để tôn vinh những người
có công với nước, các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người có tài, có
đóng góp lớn cho sự nghiệp đổi mới. Biểu dương, khen thưởng kịp thời
những người có thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất, trong phát minh
sáng chế khoa học và công nghệ, trong sáng tạo văn hóa nghệ thuật, trong
quản lý và công tác. Nghiên cứu đổi mới chính sách tặng thưởng huân
chương. Đi đôi với khuyến khích lợi ích vật chất, chú trọng giáo dục lý tưởng



×