Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG PHÚ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.42 KB, 55 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA: SƯ PHẠM TIỂU HỌC – MẦM NON
------

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NHẰM NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN TẬP ĐỌC CHO
HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐỒNG PHÚ

Tác giả: Hoàng Văn Mỹ
Lớp: ĐHGD Tiểu học K51

Đồng Hới, tháng 4 năm 2018


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài nghiên cứu này em xin chân thành cảm ơn các thầy cô
giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu
và rèn luyện ở trường Đại Học Quảng Bình.
Xin chân thành cảm ơn giảng viên bộ môn – cô giáo hướng dẫn Nguyễn
Thị Nga đã tận tình, chu đáo hướng dẫn em hoàn thành bài nghiên cứu này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy cô, học sinh
trường Tiểu học Đồng Phú đã tạo điều kiện giúp em tham gia điều tra, khảo sát.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất
song do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên khó tránh khỏi những thiếu
sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được. Em rất mong được sự góp ý của
quý thầy, cô giáo và các bạn để bài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn.


Em xin chân thành cảm ơn!
Đồng Hới, tháng 4 năm 2018


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Môn Tiếng Việt ở nhà trường phổ thông nói chung, trường Tiểu học nói
riêng có một vị trí vô cùng quan trọng. Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp
học sinh học tốt các môn học khác. Tiếng Việt vừa là một môn khoa học, vừa là
công cụ, phương tiện giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo và
phát triển tư duy.
Môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học gồm có các phân môn: Học vần,
Tập viết, Chính tả, Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Trong đó
thì phân môn Tập đọc có vị trí đặc biệt, mục tiêu của dạy Tập đọc là hình thành
và rèn luyện kĩ năng đọc cho học sinh, bước đầu giúp học sinh tiếp xúc với ngôn
ngữ nghệ thuật và hình thành ở học sinh năng lực cảm thụ. Đọc trở thành một
đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với người học. Trước hết là trẻ phải học đọc, sau đó
là đọc để hiểu. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao
tiếp và học tập. Đọc không chỉ là sự “ đánh vần” theo đúng kí hiệu các chữ viết
mà quan trọng hơn, đọc còn là một quá trình nhận thức để có khả năng thông
hiểu những gì được đọc. Chỉ khi biết cách hiểu, hiểu sâu sắc, thấu đáo các văn
bản thì các em mới có công cụ hữu hiệu để lĩnh hội những tri thức, tư tưởng,
tình cảm của người khác chứa đựng trong văn bản và kiến thức của các môn học
khác của nhà trường. Mặt khác, chính biết cách đọc hiểu văn bản mà học sinh
dần dần có khả năng đọc rộng để tự học, tự bồi dưỡng kiến thức về cuộc sống từ
đó hình thành thói quen, hứng thú với việc đọc sách, với việc tự học thường
xuyên.
Như vậy, đọc thông và đọc hiểu là hai nhiệm vụ của phân môn Tập đọc
nhằm “giúp học sinh củng cố, phát triển kĩ năng đọc trơn, đọc thầm, đọc lướt để
chọn thông tin và bước đầu biết đọc diễn cảm, đọc hiểu để nắm được nội dung

bài, phát hiện ra những giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của bài”. Đọc
đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản.
Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh. Có đọc
tốt thì mới hiểu đúng, hay chính nhờ hiểu đúng thì mới đọc tốt. Vì vậy, trong giờ
tập đọc ở Tiểu học, hai nhiệm vụ đó luôn song hành, không tách rời nhau. Để
giải quyết và thực hiện tốt hai nhiệm vụ đó thì hệ thống câu hỏi qua mỗi bài tập
đọc là không thể thiếu được trong phân môn Tập đọc của môn Tiếng Việt Tiểu
học. Chính vì thế, vấn đề sử dụng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc cho
học sinh tiểu học là nhiệm vụ thiết yếu nhất cần đặt ra của người giáo viên, đòi
4


2.

3.

4.

5.
-

6.
7.

hỏi người giáo viên trực tiếp giảng dạy phải luôn quan tâm và dành nhiều thời
gian cho phân môn Tập đọc. Từ những lí do nói trên, tôi quyết định lựa chọn đề
tài nghiên cứu: “Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy
và học phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú”
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực tiễn việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân

môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 tại trường Tiểu học Đồng Phú, trên cơ sở đó đề
xuất một số biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học phân môn Tập
đọc cho học sinh lớp 2 nói chung và học sinh lớp 2 trường Tiểu học Liên Sơn
nói riêng.
Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể: Trường Tiểu học Đồng Phú - Đồng Hới - Quảng Bình, lý
thuyết về xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc.
3.2 Đối tượng: Học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú
Giả thuyết khoa học
Áp dụng việc xây dựng hệ thống câu hỏi có hiệu quả sẽ nâng cao kết quả
học tập phân môn Tập đọc cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 2,
trường Tiểu học Đồng nói riêng.
Các câu khoa học: Nếu…thì…
Nhiệm vụ khoa học
Nghiên cứu các vấn đề lý luận về việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân
môn Tập đọc lớp 2.
Đánh giá thực trạng việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc
cho học sinh lớp 2, trường Tiểu Học Đồng Phú.
Đề xuất các biện pháp, định hướng nhằm nâng cao chất lương dạy và học phân
môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú
Giới hạn khoa học
Đề tài nghiên cứu trên học sinh khối lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú
Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu đề tài
- Cơ sở phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu được xuất phát từ 3 quan
điểm:
+ Quan điểm hệ thống - cấu trúc
+ Quan điểm lịch sử - lôgic
+ Quan điểm thực tiễn
5



Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu, thu thập, xứ lý, chọn lọc và khái
quát hóa các thông tin, những nghiên cứu thuộc các vấn đề có liên quan đến tề
tài của tác giả trong và ngoài nước. Làm sang tỏ các thuật ngữ có liên quan đến
đề tài. Xây dựng các cơ sở khoa học về mặt lý luận cho đề tài.
- Phương pháp thống kê, phân loại: dùng trong việc thống kê, phân loại hệ thống
câu hỏi trong phân môn Tập đọc sách giáo khoa Tiếng Việt để rút ra những nhận
xét và định hướng cần thiết cho đề tài.
- Phương pháp quan sát( dự giờ): Nhằm tìm hiểu thực trạng
- Phương pháp xử lý số liệu: Tổng hợp số liệu bằng phương phấp thống kê toán
học như: tính số lương câu hỏi, tần xuất xuất hiện các loại câu hỏi…
8. Đóng góp của đề tài
- Đề tài đã thống kê toàn bộ hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc trong sách
Tiếng Việt Tiểu học lớp 2 tập 1, 2.
- Đề tài đưa ra điều chỉnh về một số câu hỏi chưa phù hợp nhằm giúp sự tiếp thu
bài của học sinh được dễ đàng hơn.
- Đề tài còn là nguồn tài liệu tham khảo cho giáo viên và sinh viên nghiên cứu.
9. Thời gian thực hiện
Đề tài được thực hiên trong khoảng thời gian từ 22/2/2018 đến 25/04/2018
10. Kết cấu chung của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, phần Nội dung của khóa luận gồm 3
chương nội dung chính:
Chương 1: Cơ sở khoa học của đề tài
Chương 2: Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy học
trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2 trường Tiểu học Đồng Phú.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Ngoài ra, khóa luận còn có Tài liệu tham khảo và phần Phụ lục.


6


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Câu hỏi là phương tiện không thể thiếu trong quá trình dạy học nói
chung dạy học môn Tiếng Việt và phân môn Tập đọc nói riêng. Nâng cao chất
lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được nhiều giáo viên và
các nhà sư phạm quan tâm. Chính vì vậy, hệ thống câu hỏi trong dạy học nói
chung và dạy học Tập đọc nói riêng đã có một số tài liệu đề cập đến. Vấn đề này
được đề cập cụ thể trong các tài liệu sau:
* Một số tài liệu nước ngoài:
- “Phương pháp và kỹ thuật lên lớp” của tác giả N.Miacolep. Trong tài liệu này,
tác giả đã khẳng định: “Mỗi câu hỏi phải là một bậc thang dẫn đến khái quát
việc đưa ra chứ nhất quyết không được rẽ sang hướng khác”.
- Tác giả I.Ia.Lence trong công trình “Dạy học nêu vấn đề” đã khẳng định sự cần
thiết phải đặt nhiệm vụ nhận thức cho học sinh trong suốt giờ học bằng cách lập
một hệ thống câu hỏi liên quan chặt chẽ đến nhau sao cho các câu hỏi hợp thành
những bài toán như trên con đường đi tới lời giải cho bài toán cơ bản.
- Các tài liệu trên đề cập vấn đề sử dụng câu hỏi dưới nhiều góc độ khác nhau
nhưng đều thống nhất ở việc khẳng định sự cần thiết của câu hỏi trong dạy học.
* Một số tài liệu trong nước:
- “Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên ở lớp kiểm tra đánh giá việc học tập của học
sinh” của Nguyễn Đình Chỉnh. Trong công trình này, tác giả đã nêu lên sự cần
thiết của việc đặt câu hỏi trong quá trình dạy học, nêu lên những yêu cầu khi đặt
câu hỏi cho học sinh và trình bày một số loại câu hỏi sử dụng trong dạy học,
kiểm tra, đánh giá.
- Tác giả Hoàng Hòa Bình trong công trình “Dạy văn cho học sinh tiểu học” đã

khẳng định sự cần thiết của việc sử dụng câu hỏi trong việc giúp học sinh hiểu
và cảm nhận được vẻ đẹp của tác phẩm văn học. Theo Hoàng Hòa Bình thì:
“Những câu hỏi thông minh đặt đúng chỗ có thể làm cho trẻ nhìn thấy nhiều
điều ẩn tàng sau những hàng chữ”.
- Trong công trình “Dạy học đọc hiểu ở tiểu học” của Nguyễn Thị Hạnh đã đề
cập vấn đề sử dụng hệ thống câu hỏi và bài tập trong dạy học đọc hiểu, xem đó
là phương tiện chủ chốt để thực hiện quan điểm dạy học mới – Quan điểm dạy
học hướng vào người học.
7


“Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học” của Lê Phương Nga, Đặng Kim
Nga phân tích kĩ năng đọc hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống
câu hỏi. Theo đó, các tác giả đã phân hệ thống câu hỏi thành ba nhóm lớn: nhóm
câu hỏi có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản; nhóm câu
hỏi làm rõ nghĩa ngữ của văn bản và nhóm câu hỏi bình giá về nội dung văn
bản. Có thể nói, những nội dung mà công trình này đề cập sẽ gợi mở các vấn đề
về phương pháp luận cho chúng tôi khi tìm hiểu về việc sử dụng hệ thống câu
hỏi trong môn Tập đọc.
Ngoài những tài liệu trên, chúng tôi còn thu thập được một số bài báo đã
được công bố trên các tạp chí giáo dục và chuyên ngành. Chúng tôi xin đề cập
đến một số bài tiêu biểu như sau:
- “Thiết kế và sử dụng câu hỏi trong dạy học Tập đọc chương trình Tiếng Việt Tiểu
học” của Ngô Vũ Thu Hằng cho rằng kĩ năng sử dụng câu hỏi là một trong
những kĩ năng quan trọng trong quá trình dạy học. Từ đó, tác giả đã đưa ra các
yêu cầu về thiết kế và sử dụng câu hỏi để giúp học sinh lĩnh hội bài học.
- “Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài trong phân môn Tập đọc” của Trần Thị Xuân
Mai đã đề cập phương pháp tìm hiểu bài bằng việc hướng dẫn học sinh giải nghĩa
từ mới và từ khó, giúp học sinh hiểu nghĩa từ đó gắn với nội dung bài đọc.
- Trong bài viết “Rèn kĩ năng đọc cho học sinh tiểu học theo hướng tích cực hóa

hoạt động học tập” của tác giả Phan Hồng Liên đã đề xuất một số biện pháp tổ
chức có tính kĩ thuật trong phương pháp rèn luyện kĩ năng đọc trong phân môn
Tập đọc đó là rèn kĩ năng đọc thành tiếng và rèn kĩ năng đọc hiểu.
Như vậy, nhìn vào hệ thống các tài liệu nói về vấn đề sử dụng câu hỏi
trong dạy học, tôi thấy hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc không phải là
một vấn đề mới nhưng nó lại có một ý nghĩa rất lớn. Chính vì vậy, trên cơ sở kế
thừa và phát huy những thành tựu có trước, chúng tôi vận dụng vào việc nghiên
cứu hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc sách Tiếng Việt Tiểu học.
1.2 Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài.
1.1.1.1. Định nghĩa câu hỏi
Trong cuộc sống, khi không biết điều gì và có nhu cầu tìm hiểu về vấn đề
đó, chúng ta thường xuyên phải đặt câu hỏi. Đồng thời, chúng ta cũng
thường xuyên gặp và phải giải quyết những câu hỏi mà người khác đưa ra.
Có nhiều định nghĩa về câu hỏi theo quan điểm ngữ dụng, nhưng chúng
tôi lựa chọn giới thiệu định nghĩa về câu hỏi của hai tác giả điển hình sau
-

8


đây: Trong một nghiên cứu về câu hỏi dựa theo lý thuyết về hành động
ngôn ngữ trong giao tiếp, Kerbrat-Orecchioni cho rằng câu hỏi là phát ngôn
được đưa ra nhằm mục đích chính là nhận được một thông tin từ người được
hỏi. Cao Xuân Hạo lấy Tiếng Việt làm ngôn ngữ quy chiếu và dựa trên khái
niệm giá trị ngôn trung, đã định nghĩa câu hỏi chính danh như sau: Câu hỏi
chính danh là những câu hỏi yêu cầu một câu trả lời thông báo về một sự tình
hay về một tham tố nào đó của một sự tình được tiền giả định là hiện thực.
1.1.1.2. Câu hỏi trong dạy học Tập đọc
Dạy học là một quá trình thống nhất bao gồm hai hoạt động: hoạt động

dạy của thầy và hoạt động học của trò. Hai hoạt động này gắn bó với nhau
và phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học. Do vậy, câu hỏi trong
quá trình dạy học là câu hỏi do giáo viên hoặc học sinh đưa ra trong quá trình
dạy học nhằm gợi mở để làm sáng tỏ những vấn đề mới. Từ đó, rút ra những
kết luận cần thiết từ những tài liệu đã học, những kinh nghiệm được tích lũy
trong thực tiễn cuộc sống hoặc tổng kết ôn tập, củng cố, mở rộng, đào sâu tri
thức cũng như kiểm tra kết quả học tập của học sinh.
Câu hỏi trong dạy học Tập đọc khác với câu hỏi thông thường trong cuộc
sống. Trong cuộc sống, những câu hỏi được đặt ra do người hỏi chưa biết hoặc
biết một cách mơ hồ về điều đó nên muốn làm rõ hơn. Còn câu hỏi trong
dạy học Tập đọc không phải là những câu hỏi đưa ra để đánh đố học sinh
mà là những câu hỏi gợi mở để hướng học sinh vào khai thác bài học. Các
câu hỏi đưa ra có tính mục đích rõ ràng, đó là những kiến thức, kĩ năng cần
đem đến cho học sinh. Qua đó, học sinh nắm được những tri thức, kĩ năng
nhằm phục vụ cho học tập và cuộc sống.
1.1.1.3.Nhiệm vụ của dạy học tập đọc ở tiểu học
1. Đọc là gì?
Để xác định được nhiệm vụ của dạy đọc cần làm rõ “Đọc là gì?”. Trong
thực tế dạy đọc, người ta thường hay phiến diện và cực đoan, không hiểu khái
niệm “đọc” một cách đầy đủ. Nhiều khi người ta thường nói đến đọc như nói
đến việc sử dụng bộ mã chữ - âm, cho rằng đọc là nhìn chữ phát ra thành
lời, nghĩa là đã đọc thì phải thành tiếng. Vì vậy họ đánh giá một giờ dạy chỉ
dựa vào một căn cứ duy nhất : đếm xem có bao nhiêu em được đứng dậy đọc.
Ngược lại, có người lại quan niệm đọc chỉ là để hiểu những nghĩa lý, tức là tìm
hiểu bài. Vì vậy, thầy - trò sa vào hỏi đáp về văn bản, sa vào bình giá mà
không chịu đọc chính văn bản đó. Có nhiều định nghĩa về đọc và mỗi định
9


nghĩa thường nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau. Trong cuốn “Sổ tay

thuật ngữ phương pháp dạy học tiếng Nga” (1988), Viện sỹ M.R.Lơvôp đã
định nghĩa: “Đọc là một dạng hoạt động ngôn ngữ, là quá trình chuyển dạng
thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và thông hiểu nó (ứng với hình thức
đọc thành tiếng), là quá trình chuyển trực tiếp từ hình thức chữ viết thành các
đơn vị nghĩa không có âm thanh (ứng với đọc thầm)”. Đây là một định nghĩa
rất phù hợp với dạy học Tập đọc ở tiểu học. Định nghĩa này thể hiện một quan
điểm đầy đủ về đọc, xem đó là một quá trình giải mã bậc hai : chữ viết →
âm thanh và chữ viết (âm thanh) → nghĩa. Như vậy, đọc không chỉ là
“đánh vần”, phát âm thành tiếng theo đúng các kí hiệu chữ viết, cũng không
chỉ là quá trình nhận thức để có khả năng thông hiểu những gì được đọc. Đó
chính là một sự tổng hợp của cả hai quá trình này.
2. Ý nghĩa của dạy học Tập đọc ở tiểu học
Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ
bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên, trẻ em phải học đọc, sau đó các
em phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng
trong giao tiếp và học tập, là một công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo điều
kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Nó là khả năng
không thể thiếu được của con người thời đại văn minh. Chính vì vậy, trường
tiểu học có nhiệm vụ dạy đọc cho học sinh một cách có kế hoạch và hệ thống.
Tập đọc với tư cách là một phân môn của môn Tiếng Việt ở tiểu học có nhiệm
vụ đáp ứng yêu cầu này - đó là hình thành và phát triển năng lực đọc cho học
sinh.
3. Nhiệm vụ của dạy học Tập đọc ở tiểu học
3.1. Tập đọc là một phân môn thực hành.
Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh.
Năng lực đó được tạo nên từ bốn kỹ năng bộ phận cũng là bốn yêu cầu về
chất lượng của đọc: đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy), đọc có ý
thức (thông hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu)
và đọc hay (mà ở mức độ cao hơn là đọc diễn cảm). Cần phải hiểu kỹ năng
đọc có nhiều mức độ, nhiều tầng bậc khác nhau. Đầu tiên đọc là giải mã

chữ - âm một cách sơ bộ. Tiếp theo, đọc là phải hiểu nghĩa của từ, tìm được
các từ chìa khóa, câu “chìa khóa” (câu trọng yếu, câu chốt) trong bài, biết
tóm tắt nội dung của đoạn ; với những bài văn, biết phát hiện ra những yếu tố
“văn” và đánh giá được giá trị của chúng trong việc biểu đạt nội dung. Như
10


vậy, lúc này biết đọc đồng nghĩa với việc có kỹ năng làm việc với văn bản,
chiếm lĩnh được văn bản (bài khóa) ở các tầng bậc khác nhau: nội dung các
sự kiện, cấu trúc, chủ đề, các phương tiện biểu đạt. Bốn kỹ năng của đọc
được hình thành trong hai hình thức đọc: đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng
được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những
kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. Ví dụ, đọc
đúng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phép thông hiểu nội dung văn bản.
Ngược lại, nếu không hiểu điều mình đang đọc thì không thể đọc nhanh và
diễn cảm được. Cũng như khó mà nói ra được con gà đẻ ra quả trứng hay quả
trứng nở ra con gà, nhiều khi, khó mà nói được rạch ròi kỹ năng nào làm cơ sở
cho kỹ năng nào, nhờ đọc đúng mà hiểu đúng hay chính nhờ hiểu đúng mà đọc
được đúng. Vì vậy, trong dạy đọc, không thể xem nhẹ kỹ năng nào cũng như
không thể tách rời chúng.
3.2. Nhiệm vụ thứ hai của dạy đọc là giáo dục lòng ham đọc sách, hình
thành phương pháp và thói quen làm việc với sách cho học sinh. Làm cho
sách vở là một sự tôn sùng ngự trị trong nhà trường, đó là một trong những
điều kiện để trường học thực sự trở thành trung tâm văn hóa. Nói cách khác,
thông qua việc dạy học phải làm cho học sinh thích đọc và thấy được rằng
khả năng đọc là có ích lợi cho các em trong cả cuộc đời. phải làm cho học
sinh thấy đó là một trong những con đường đặc biệt để tạo cho mình một cuộc
sống trí tuệ đầy đủ và phát triển.
3.3. Vì việc học không thể tách rời khỏi những nội dung được đọc nên bên
cạnh những nhiệm vụ rèn kỹ năng đọc, giáo dục lòng yêu sách, phân môn Tập

đọc còn có nhiệm vụ làm giàu kiến thức về ngôn ngữ, đời sống và kiến thức
văn học cho học sinh. Đọc một cách có ý thức sẽ tác động tích cực tới ngôn
ngữ và tư duy của người đọc. Việc dạy đọc sẽ giúp học sinh hiểu biết hơn, bồi
dưỡng ở các em lòng yêu cái thiện và cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một
cách logic cũng như biết tư duy có hình ảnh…Dạy đọc không chỉ giáo dục tư
tưởng, đạo đức mà còn giáo dục tính cách, thị hiếu thẩm mỹ cho học sinh.
Như vậy, dạy đọc có một ý nghĩa to lớn vì nó có cả các nhiệm vụ giáo dưỡng,
giáo dục và phát triển.

11


1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1. Chương trình môn tập đọc ở sách giáo khoa Tiếng Việt 2.
CHƯƠNG TRÌNH TẬP ĐỌC
TUẦN

1

4

7

LỚP 2
TUẦN
LỚP 2
TUẦN
LỚP 2
TẬP ĐỌC
TẬP ĐỌC

TẬP ĐỌC
- Có công mài sắt,
- Phần thưởng.
- Bạn của Nai
có ngày nên kim.
- Làm việc thật là
nhỏ.
- Tự thuật.
2
vui.
3
- Gọi bạn.
(- Ngày hôm qua
(- Mít làm thơ.)
(- Danh sách học
đâu rồi?)
sinh tổ 1, lớp 2A.)
- Bím tóc đuôi
- Mẩu giấy vụn.
sam.
- Chiếc bút mực.
- Ngôi trường
- Trên chiếc bè.
5
- Mục lục sách. (6
mới.
(- Mít làm thơ –
Cái trống trường
(- Mua kính.)
em.)

- Ngườitt)thầy cũ.
- Người
mẹ hiền.
- Thời khóa biểu.
- Bàn tay dịu dàng.
(- Cô giáo lớp
8
(- Đổi giày.)
9
em.)

- Sáng kiến của bé
Hà.
10
- Bưu thiếp.
(- Thương ông.)
- Bông hoa Niềm
Vui.
13
- Quà của bố.
(- Há miệng chờ
- Con chó nhà
hàng xóm.
16 - Thời gian biểu.
(- Đàn gà mới nở.)
- Chuyện bốn
mùa.
19 - Thư Trung thu.
(- Lá thư nhầm địa
chỉ.)


11

14

17

20

- Bà cháu.
- Cây xoài của ông
em.
(- Đi chợ.)
- Câu chuyện bó
đũa.
- Nhắn tin.
(- Tiếng võng
- Tìm ngọc.
- Gà “tỉ tê” với gà.
(- Thêm sừng cho
ngựa)
- Ông Mạnh thắng
Thần Gió.
- Mùa xuân đến. (Mùa nước nổi.)

12

12

15


- Sự tích cây vú
sữa.
- Mẹ.
(- Điện thoại.)
- Hai anh em.
- Bé Hoa.
(- Bán chó.)

18

21

- Chim sơn ca và
bông cúc trắng.
- Vè chim.
(- Thông báo của
thư viện vườn
chim.)


22

- Một trí khôn hơn
trăm trí khôn.
- Cò và Cuốc.
(- Chim rừng Tây
-Nguyên.)
Sơn Tinh


23

- Bác sĩ Sói.
- Nội qui Đảo Khỉ.
(- Sư Tử xuất
quân.)

24

26

- Tôm Càng và cá
con.
- Sông Hương.
(- Cá sấu sợ cá
mập.)
- Những
quả đào.

27

- Ai ngoan sẽ
được thưởng.

30

- Cháu nhớ Bác
Hồ.
(- Xem truyền
- Bóp nát

quả cam.
- Lượm. (Lá cờ.)

Thủy Tinh.
- Bé nhìn biển. (Dự báo thời tiết.)
25

- Kho báu.
- Cây dừa.
(- Bạn có biết?)

28

29

- Cây đa quê
hương.
(- Cậu bé và cây si
già.)

- Chiếc rễ đa
tròn.

- Chuyện
quả bầu.
- Tiếng chổi
tre.
(- Quyển sổ
liên lạc.)


31

- Quả tim khỉ.
- Voi nhà.
(- Gấu trắng là
chúa tò mò.)

- Cây và hoa
bên Lăng
32
33
- Người làm
Bác.đồ
chơi.
- Đàn bê của anh
34
Hồ Giáo.
35
(- Cháy nhà hàng
xóm.)
1.3.2. Thực tiễn vận dụng hệ thống câu hỏi để dạy Tập đọc ở trường Tiểu học
Việc sử dụng hết các câu hỏi có sẵn trong sách giáo khoa khi thực hiện tiết
dạy của phân môn Tập đọc là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo
viên. Nhưng sử dụng như thế nào các câu hỏi đó giúp cho học sinh nắm vững
nội dung và hiểu một cách sâu sắc về ý nghĩa giáo dục trong bài thì lại phụ thuộc
vào khả năng sử dụng và phương pháp dạy học cũng như hình thức tổ chức dạy
học của giáo viên. Tôi đã tiến hành điều tra 18 giáo viên về việc sử dụng câu hỏi
trong dạy Tập đọc của trường Tiểu học Đồng Phú. Nội dung điều tra gồm các
câu hỏi:
1. Anh (chị) có sử dụng hết các câu hỏi trong sách giáo khoa không?

13


Anh (chị) có sử dụng thêm câu hỏi nào không?
3. Theo anh (chị) có câu hỏi nào chưa phù hợp không?
4. Học sinh có trả lời hết các câu hỏi trong bài Tập đọc không?
Kết quả thu được như sau:
2.

Kết quả
Câu hỏi Số GV



Không

1

15

15

0

2

15

15


0

3

15

15

0

4

15

1

14

Từ kết quả trên chúng tôi có một số nhận xét như sau:
Việc sử dụng câu hỏi trong dạy tập đọc thì các giáo viên sử dụng hết 100%
các câu hỏi trong sách giáo khoa, ngoài ra họ còn sử dụng thêm các câu hỏi
phụ hoặc sử dụng hợp lý một số câu hỏi để học sinh trả lời tốt hơn, giúp các em
đi sâu vào bài học một cách dễ dàng và nắm được bài dễ dàng. Hầu hết học sinh
không thể tự mình trả lời hết các câu hỏi trong sách giáo khoa, để giúp học sinh
tiếp thu bài tốt, giáo viên không chỉ nắm chắc kiến thức mà còn thiết kế và sử
dụng câu hỏi một cách hợp lí dẫn dắt học sinh tự phát hiện và nắm được nội
dung của bài. Kĩ năng sử dụng câu hỏi là một trong những kĩ năng quan trọng
trong quá trình dạy học, góp phần không nhỏ vào việc thành công trong giờ học.
Thực tế cho thấy, nếu giáo viên đặt được nhiều câu hỏi một cách hợp lí, phù hợp
với nội dung bài học sẽ giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn nhiều so với việc chỉ

giảng giải một cách đơn thuần.

14


CHƯƠNG 2
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
DẠY VÀ HỌC CHO HỌC SINH LỚP 2 TRƯỜNG TIỂU ĐỒNG PHÚ

a.

b.

2.1 Hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
2.1.1 Phân loại hệ thống câu hỏi theo nhóm trong phân môn Tập đọc
Có nhiều cách phân loại hệ thống câu hỏi, nhưng trong công trình này,
chúng tôi sử dụng cách phân loại câu hỏi của tác giả Lê Phương Nga – Đặng
Kim Nga trong giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học. Theo đó,
chúng tôi xin đưa ra cách phân loại câu hỏi như sau:
* Nhóm câu hỏi có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn ngữ của văn bản
Câu hỏi tái hiện một phần hoặc toàn bộ văn bản
Cách tạo dựng câu hỏi: Nhóm câu hỏi này yêu cầu tính làm việc độc lập
của học sinh chưa cao. Học sinh chỉ cần nhận diện, ghi nhớ, phát hiện ra các từ
ngữ, câu, đoạn, hình ảnh, chi tiết của văn bản.
Tác dụng: Những câu hỏi thuộc nhóm này sẽ luyện cho học sinh về trí
nhớ.
Ví dụ:
+ Học thuộc lòng bài thơ.
(Gọi bạn – TV 2 tập 1)
+ Kể lại cuộc chiến đấu giữa hai vị thần.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh – TV 2 tập 2)
+ Kể lại những thay đổi của bầu trời và mọi vật khi mùa xuân đến.
(Mùa xuân đến – TV 2 tập 2)
+ Học thuộc lòng một đoạn văn em thích.
(Sơn Tinh Thủy Tinh– TV 2 tập 1)
+ Học thuộc lòng khổ thơ em thích.
(Cô giáo lớp em– TV 2 tập 1)
Câu hỏi yêu cầu học sinh xác định đề tài và nhân vật của bài
Cách tạo dựng câu hỏi: Vì đặc điểm của loại câu hỏi này chỉ dừng ở
mức độ thấp, chỉ yêu cầu học sinh trả lời dựa trên từ ngữ có sẵn trong văn bản
nên câu hỏi xác định đề tài của văn bản thường có dạng hỏi trực tiếp: “Câu
chuyện này nói về ai?”, “Câu chuyện này nói về cái gì?”.

15


c.

d.

Tác dụng: Loại câu hỏi này rèn cho học sinh có kĩ năng nhận ra đề tài
văn bản, giúp học sinh nhận diện được các nhân vật có trong mỗi bài tập đọc và
hiểu được câu chuyện này muốn nói về cái gì.
Ví dụ:
+ Bạn của Bé ở nhà là ai?
(Con chó nhà hang xóm – TV 2 tập 1)
+ Câu chuyện này có những nhân vật nào?
(Câu chuyện bó đũa – TV 2 tập 1)
+ Người ông dành những quả đào cho ai?
(Những quả đào – TV 2 tập 2)

Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài
Cách tạo dựng câu hỏi: Lệnh của câu hỏi là gạch dưới, ghi lại hoặc
những câu hỏi Ai?, Gì?, Nào? mà câu trả lời có sẵn, hiển hiện trên ngôn từ của
văn bản. Câu hỏi có thể yêu cầu học sinh chỉ ra các từ mới hoặc các từ mà các
em không hiểu nghĩa. Câu hỏi cũng có thể yêu cầu học sinh phát hiện ra những
từ ngữ, chi tiết quan trọng, hình ảnh đẹp trong bài.
Tác dụng: Với loại câu hỏi này, học sinh sẽ dần dần phát hiện ra các từ
ngữ, chi tiết, hình ảnh gợi ra trong bài tập đọc. Thông qua đó, trí tưởng tượng
của các em sẽ được phát huy, khả năng cảm thụ hình tượng văn học dần được
hình thành và phát triển. Ngoài ra, loại câu hỏi này còn giúp học sinh được rèn
luyện về trí nhớ, nhớ lại những nội dung, chi tiết liên quan càng nhiều, càng
chính xác càng tốt.
Ví dụ:
+ Từ ngữ nào cho biết Mai mong được viết bút mực?
(Chiếc bút mực – TV 2 tập 1)
+ Hình ảnh nào chứng tỏ Thần Gió phải bó tay?
(Ông Mạnh thắng Thần Gió – TV 2 tập 2)
Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra những câu quan trọng của bài
Cách tạo dựng câu hỏi: Hình thức của loại câu hỏi này thường là hãy tìm
câu văn, câu thơ cho thấy tầm quan trọng của văn bản, hoặc tìm những câu văn,
câu thơ làm toát lên nội dung của bài.
Tác dụng: Loại câu hỏi này không chỉ giúp học sinh tái tạo ngôn ngữ
trong một từ, một cụm từ mà còn tái tạo lại cả một câu văn, câu thơ đặc sắc
nhằm làm rõ nội dung của bài.
16


e.

a.


Ví dụ:
+ Câu thơ nào cho thấy nhà thơ rất yêu đàn gà mới nở?
(Đàn gà mới nở - TV 2 tập 1)
+ Câu văn nào cho thấy cây và hoa cũng mang tình cảm của con người đối
với Bác
(Cây và hoa bên lăng Bác – TV 2 tập 2)
Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn văn, đoạn thơ
Cách tạo dựng câu hỏi: Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn
thường có dạng: Bài này gồm mấy đoạn? Mỗi đoạn từ đâu đến đâu? Hoặc cụ thể
hơn như: Mỗi ý sau được nói đến trong khổ thơ, đoạn văn nào?
Tác dụng: Giúp học sinh có kĩ năng nhận biết cấu trúc, bố cục của văn
bản, mối quan hệ giữa các bộ phận trong bài, nhận biết được những phương tiện
liên kết văn bản thành một thể thống nhất. Không những thế, mục đích của
những câu hỏi này còn giúp học sinh có kĩ năng tóm tắt văn bản, rút ra được ý
chính của đoạn văn, khổ thơ. Với những văn bản nghệ thuật, học sinh biết phân
tích đề tài, chủ đề, trả lời được câu hỏi bài nói về cái gì và người viết muốn đạt
đến cái gì với văn bản đó. Đây là một kĩ năng thiết yếu phải hình thành khi dạy
học nhằm giúp học sinh biết vận dụng vào phân môn Tập làm văn, nhất là các
lớp 3, 4, 5.
Ví dụ:
+ Tìm đoạn văn tương ứng với từng nội dung sau: Tả ngôi trường từ xa, tả
lớp học, tả cảm xúc của học sinh dưới mái trường mới.
(Ngôi trường mới – TV 2 tập 1)
*Nhóm câu hỏi làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản
Đây chính là nhóm câu hỏi yêu cầu giải nghĩa từ, làm rõ nghĩa của từ
ngữ, câu, đoạn, bài, hình ảnh, chi tiết. Những câu hỏi này yêu cầu học sinh phải
có thao tác cắt nghĩa, biết khái quát hóa và suy ý để rút ra được các ý nghĩa của
các đơn vị trong văn bản (hoặc tác phẩm).
Trong nhóm này có những kiểu câu hỏi sau:

Câu hỏi yêu cầu giải nghĩa từ, ngữ
Cách tạo dựng câu hỏi: Câu hỏi này có dạng: Em hiểu nghĩa của từ đó
nói gì?, so sánh nghĩa các từ, đặt câu để phân biệt nghĩa của từ,… hoặc: Hãy
giải thích ý nghĩa của những cách nói sau.

17


b.

c.

Tác dụng: Trước những câu hỏi như vậy, học sinh sẽ nắm được nghĩa
của từ, rèn cho học sinh phải động não, phân tích để hiểu được từ ngữ đó có
nghĩa như thế nào, kích thích sự hứng thú, phát huy trí sáng tạo của học sinh,
qua đó học sinh thấy được cái hay, cái đẹp của từ ngữ để các em hiểu thêm về
cuộc sống và biết vận dụng đúng những từ ngữ đó vào trong cuộc sống.
Ví dụ:
+ Theo em, người bạn tốt là người như thế nào?
(Bạn của Nai Nhỏ – TV 2 tập 1)
+ Em hiểu thế nào là mùa nước nổi?
(Mùa nước nổi – TV 2 tập 2)
Câu hỏi yêu cầu làm rõ nghĩa, ý nghĩa các câu, khổ thơ, đoạn, chi tiết, hình
ảnh
Cách tạo dựng câu hỏi: Đó là những câu hỏi có dạng: Em hiểu câu,
khổ thơ, đoạn văn, chi tiết, hình ảnh trên nói lên điều gì?
Tác dụng: Loại câu hỏi yêu cầu làm rõ nghĩa, ý nghĩa các câu, khổ thơ,
đoạn, chi tiết, hình ảnh với mục đích để học sinh hiểu rõ được nội dung, ý
nghĩa của văn bản.
Ví dụ:

+ Vì sao mẹ hỏi: “Con vẽ con gì đây?”
(Thêm sừng cho ngựa – TV 2 tập 1)
+ Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố
Huế? (Sông Hương – TV 2 tập 2)
Câu hỏi tìm đại ý, nội dung chính của bài
Cách tạo dựng câu hỏi: Thông qua nội dung bài tập đọc sẽ có các câu hỏi
đánh giá, khái quát nội dung bài bằng những câu hỏi tổng quát nêu lên ý chính
hay đại ý của bài. Cấu trúc của câu hỏi này có dạng hỏi trực tiếp: “Bài thơ, câu
chuyện này nói lên điều gì?” Hay “Ý nghĩa của câu chuyện này là gì?”.
Tác dụng: Đây chính là việc tìm chủ đề – vấn đề cơ bản của văn bản. Nhờ
đó, học sinh hiểu được nội dung, ý nghĩa của văn bản, bồi dưỡng nhân sinh
quan cho các em (đặc biệt là qua các câu chuyện kể).
Ví dụ:
+ Bài thơ nói lên tình cảm gì của bạn học sinh với ngôi trường?
(Cái trống trường em – TV 2 tập 1)
+ Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
18


a.

b.

(Kho báu – TV 2 tập 2)
* Nhóm câu hỏi phản hồi
Đây là nhóm câu hỏi đọc hiểu yêu cầu tính độc lập làm việc của học sinh
cao nhất. Những câu hỏi này yêu cầu học sinh nêu nhận xét, đánh giá, bình giá
của mình về nội dung, nghệ thuật của văn bản. Những câu hỏi phản hồi cũng
cho thấy văn bản được đọc đã tác động đến học sinh như thế nào, các em học tập
được gì từ nội dung và hình thức nghệ thuật của văn bản. Những câu hỏi phản

hồi bao gồm:
Nhóm câu hỏi bình giá về nội dung văn bản
Cách tạo dựng câu hỏi: Loại câu hỏi này có dạng: “Câu chuyện, bài thơ
khuyên em điều gì?”, hoặc câu hỏi có thể yêu cầu học sinh bình luận, đánh giá,
phát biểu ý kiến của mình. Đó cũng có thể là những câu hỏi liên hệ thực tế hay
câu hỏi đặt các em vào một tình huống như đối với các nhân vật trong bài tập
đọc để các em đưa ra những ý kiến, suy nghĩ của mình trước các tình huống đó.
Tác dụng: Những câu hỏi này nhằm làm rõ mục đích của văn bản, giúp học
sinh có khả năng chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội văn bản, hướng học sinh
rút ra những bài học bổ ích sau khi đọc văn bản, biết liên hệ với bản thân mình
để có thái độ, hành động, tình cảm đúng đắn.
Ví dụ:
+ Câu chuyện này khuyên em điều gì?
(Có công mài sắt, có ngày nên kim – TV 2 tập 1)
+ Em cần làm gì để không phí thời gian?
(Ngày hôm qua đâu rồi? – TV 2 tập 1)
+ Em muốn nói gì với các cậu bé?
(Chim sơn ca và bông cúc trắng – TV 2 tập 2)
Câu hỏi yêu cầu làm rõ, bình giá về nghệ thuật của văn bản
Cách tạo dựng câu hỏi: Đây là những câu hỏi yêu cầu học sinh chỉ ra cái
hay của việc dùng từ, giá trị của từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh trong những
bài thơ, bài văn miêu tả, những chi tiết, nhân vật, nghệ thuật kể chuyện của văn
bản truyện. Câu hỏi này có dạng: Em thích hình ảnh nào? Vì sao?...
Tác dụng: Giúp học sinh phát hiện ra được những mối liên hệ bên trong của
văn bản để thấy nghĩa hàm ẩn của nó chứ không chỉ có nghĩa hiển hiện. Ngoài
ra, dạng câu hỏi này còn giúp học sinh hiểu các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu nhất,

19



những cách dùng từ ngữ “bất thường, đắt giá” có tính nghệ thuật cao. Qua đó,
học sinh tìm ra được chủ đề mà tác giả muốn gửi gắm vào bài văn, bài thơ.
Ví dụ:
+ Em thích nhân vật nào? Vì sao?
(Những quả đào – TV 2 tập 2)
+ Em thích chi tiết nào nhất? Vì sao?
(Bảo vệ như thế là rất tốt – TV 2 tập 2)
- Câu hỏi hồi đáp
Cách tạo dựng câu hỏi: Nhóm câu hỏi này yêu cầu học sinh dựa vào mẫu
văn bản của bài tập đọc để nói, viết một văn bản tương tự.
Tác dụng: Thông qua loại câu hỏi này, học sinh được rèn kĩ năng nói
(giao tiếp), kĩ năng viết (tạo lập văn bản).
Ví dụ:
+ Hãy cho biết: - Họ và tên em
- Em là nam hay nữ
(Tự thuật – TV 2 tập 1)
+ Hãy viết một bưu thiếp chúc thọ hoặc mừng sinh nhật ông (hoặc bà). Nhớ
ghi
địa chỉ của ông bà ngoài phong bì.
(Bưu thiếp – TV 2 tập 1)
+ Tập viết nhắn tin: Bố mẹ đi làm. Chị đi chợ chưa về. Em sắp đi học. Hãy
viết mấy dòng nhắn lại cho chị biết: em cho cô Phúc mượn xe đạp.
(Nhắn tin – TV 2 tập 1
2.1.2 Số liệu thống kê các câu hỏi trong phân môn Tập đọc
Kĩ năng đọc hiểu được hình thành qua việc thực hiện một hệ thống câu hỏi.
Những câu hỏi này xác định đích của việc đọc, đồng thời cũng là phương tiện để
đạt được sự thông hiểu văn bản của học sinh. Để biết được tần số xuất hiện của
từng loại câu hỏi trong sách Tiểu học, tôi đã tiến hành tìm hiểu, thống kê và
phân loại câu hỏi trong các sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 tập 1 và 2.
Hệ thống câu hỏi trong phân môn Tập đọc rất phong phú và đa dạng. Tuy

vậy, các câu hỏi này vẫn có sự thống nhất về cách tạo dựng theo từng nhóm câu
hỏi. Do đó, việc phân loại hệ thống câu hỏi là rất quan trọng, vì nó giúp cho việc
nhận diện câu hỏi trở nên dễ dàng hơn.

20


Như vậy, theo tư liệu điều tra của tôi, tổng số câu hỏi phân môn Tập đọc
xuất hiện trong sách Tiếng Việt 2 tập 1 và 2 là 373 câu hỏi. Số lượng câu hỏi của
từng nhóm được biểu hiện cụ thể trong bảng sau:

Nhóm câu
hỏi

Kiểu câu hỏi

Số
lượng

Tỉ lệ
(%)

Câu hỏi tái hiện một phần hoặc toàn bộ văn bản

37

9,9

Nhóm câu Câu hỏi yêu cầu học sinh xác định đề tài của bài
hỏi có tính

Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra các từ
chất nhận
ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài
diện, tái hiện Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra những câu
ngôn ngữ của
quan trọng của bài
văn bản
Câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn

18

4,8

161

43,2

31

8,3

5

1,3

Câu hỏi yêu cầu giải nghĩa từ ngữ

9

2,4


Câu hỏi yêu cầu làm rõ nghĩa, ý nghĩa các câu,
khổ thơ, đoạn, chi tiết, hình ảnh

48

12,9

Câu hỏi tìm đại ý, nội dung chính của bài

20

5,4

Câu hỏi bình giá về nội dung văn bản

25

6,7

Câu hỏi yêu cầu làm rõ, bình giá về nghệ thuật
của văn bản

8

2,1

Câu hỏi hồi đáp

7


1,9

Câu hỏi đặt câu có từ cho trước

1

0,3

Câu hỏi hỗn hợp

3

0,8

Nhóm câu
hỏi làm rõ
nghĩa của
ngôn ngữ
văn bản

Nhóm câu
hỏi phản hồi

2.1.3 Nhận xét
Có thể nói, sự phân chia hệ thống câu hỏi của tôi chỉ mang tính chất tương
đối. Theo khảo sát của tôi, trong nhóm câu hỏi có tính chất nhận diện, tái hiện
ngôn ngữ của văn bản thì sách giáo khoa chủ yếu đi vào kĩ năng nhận diện.
Trong đó, kĩ năng nhận diện nội dung thông báo là kĩ năng được các nhà biên
soạn sách chú trọng nhiều nhất. Điều này thể hiện ở số lượng câu hỏi yêu cầu

học sinh phát hiện ra các từ ngữ, chi tiết, hình ảnh của bài ở mỗi bài tập đọc.
Chúng chiếm số lượng lớn nhất trong nhóm này nói riêng và ưu thế nhất trong
21


hệ thống câu hỏi nói chung (chiếm 43,2%). Các câu hỏi này đòi hỏi học sinh sẽ
phải trả lời bằng cách đối chiếu hay nhớ lại những thông tin đã được trình bày
trong bài đọc. Loại câu hỏi yêu cầu học sinh phát hiện ra đoạn lại chiếm số
lượng rất ít trong hệ thống câu hỏi với 5 câu (chiếm 1,3%). Sở dĩ chúng chiếm
số lượng ít như vậy là do trong quá trình đọc hiểu, giáo viên đã có sự hướng dẫn
chia đoạn cho học sinh, giúp học sinh biết được mối quan hệ giữa các bộ phận
trong bài.
Trong nhóm câu hỏi làm rõ nghĩa của ngôn ngữ văn bản thì câu hỏi yêu cầu
làm rõ nghĩa, ý nghĩa các câu, khổ thơ, đoạn, chi tiết, hình ảnh chiếm tỉ lệ
12,9%. Câu hỏi dạng này chiếm số lượng lớn nhất trong nhóm là nhằm giúp học
sinh có sự suy nghĩ, động não để hiểu được nội dung, ý nghĩa của các đơn vị
trong bài. Tuy vậy, câu hỏi chiếm số lượng ít nhất trong nhóm này lại là câu hỏi
yêu cầu giải nghĩa từ ngữ với số lượng 9 câu hỏi, chiếm tỉ lệ 2,4 % trong tổng số
câu hỏi. Dạng này chiếm ít như vậy là bởi trong quá trình đọc hiểu, học sinh đã
được tìm hiểu thêm nghĩa của từ ở phần chú giải.
Cuối cùng là nhóm câu hỏi phản hồi. Nhóm này chiếm số lượng ít nhất trong
3 nhóm. Trong đó, câu hỏi bình giá về nội dung văn bản có số lượng nhiều nhất
với tần số 25 câu chiếm 6,7 %. Đây là dạng yêu cầu học sinh làm rõ mục đích
của văn bản, liên hệ với bản thân để rút ra bài học cho mình sau khi tiếp nhận
văn bản. Tuy nhiên, câu hỏi phản hồi cũng có số lượng ít trong nhóm với 7 câu,
chiếm tỉ lệ 1,9 %.
Bên cạnh đó, trong hệ thống câu hỏi có một câu hỏi với yêu cầu đặt câu.
. Ví dụ: Đặt câu với mỗi từ: rực rỡ, tưng bừng.
(Làm việc thật là vui – TV 2 tập 1)
Tôi nhận thấy, vì câu hỏi này không thuộc nhóm nào trong các nhóm trên nên

chúng tôi sẽ xếp vào dạng câu hỏi đặt câu có từ cho trước. Để làm được dạng
này, học sinh cần có sự hiểu biết về nghĩa của từ, cách thức kết hợp từ với nhau.
Kiểu câu hỏi này không chỉ có mục đích làm giàu vốn từ mà còn có mục đích
tích cực hóa vốn từ học sinh, giúp học sinh sử dụng từ vào trong giao tiếp.
Ngoài ra, có một số câu có sự đan xen giữa các nhóm câu hỏi, tức là vừa
thuộc nhóm này, vừa thuộc nhóm kia.
Ví dụ: Em thích câu thơ nào? Vì sao?
Các ví dụ trên cho thấy, ở vế đầu của các câu là dạng câu hỏi nhận diện, tái
hiện ngôn ngữ văn bản, nhưng sang vế thứ hai thì lại thuộc nhóm câu hỏi làm rõ
22


nghĩa của ngôn ngữ văn bản. Do đó, chúng tôi tạm xếp chúng thành một dạng và
lấy tên là câu hỏi hỗn hợp. Dạng này gồm 3 câu, chiếm tỉ lệ 0,8 %. Chúng
không chỉ rèn luyện cho học sinh về trí nhớ bằng cách trả lời dựa trên những chi
tiết đã có sẵn trong bài mà còn giúp học sinh có khả năng chủ động lĩnh hội văn
bản, từ đó học sinh sẽ nắm được nội dung và ý nghĩa của văn bản thông qua sự
kết hợp của hai vế câu hỏi. Như vậy, với hai dạng câu hỏi hỗn hợp và đặt câu có
từ cho trước chúng tôi đã tiến hành xếp chung vào nhóm câu hỏi phản hồiQua
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy các nhà biên soạn sách giáo khoa đã đưa hệ
thống câu hỏi khá phong phú, đa dạng về hình thức, có nhiều câu hỏi hay, phù
hợp với vốn sống và trình độ nhận thức của đa số học sinh. Những câu hỏi trong
sách giáo khoa phân môn Tập đọc được xây dựng theo một hệ thống từ chi tiết
đến toàn diện. Các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó, câu hỏi trước làm tiền đề
cho câu hỏi sau. Sách giáo khoa thường nêu các câu hỏi tái hiện nội dung bài
tập đọc (câu hỏi tái hiện), sau đó mới đặt ra những câu hỏi giúp các em nắm
được những vấn đề thuộc tầng sâu hơn như ý nghĩa của bài, tính cách nhân vật,
thái độ của tác giả (câu hỏi suy luận). Về cơ bản, mỗi một bài Tập đọc có một hệ
thống câu hỏi logic giúp cho học sinh từng bước nắm các yếu tố cơ bản mỗi
đoạn và tiến tới nắm nội dung chính của bài một cách chặt chẽ hơn. Cụ thể,

trong 3 nhóm hệ thống câu hỏi thì nhóm có tính chất nhận diện, tái hiện ngôn
ngữ của văn bản được coi là nhóm đạt chuẩn kiến thức kĩ năng vì nó vừa sức với
mọi đối tượng học sinh, các em có thể trả lời được các câu hỏi dạng này dựa
trên ngôn từ đã có sẵn trong văn bản. Nhóm này cũng chiếm số lượng lớn nhất
trong môn Tập đọc sách giáo khoa Tiếng Việt 2. Tiếp theo, câu hỏi được nâng
dần độ khó, học sinh được làm quen với nhóm câu hỏi làm rõ nghĩa của ngôn
ngữ văn bản. Cuối cùng, ở mức độ khó nhất là nhóm câu hỏi phản hồi, đòi hỏi
học sinh phải tư duy, động não để hiểu bài. Những câu hỏi dạng này chiếm
11,79%.
Tuy vậy, có thể thấy qua phân tích hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa,
dạng câu hỏi tái hiện ngôn từ chiếm tới hơn 66,56% tổng số câu hỏi đưa ra.Ở
các bài tập đọc mang tính nghệ thuật nhưng những câu hỏi giúp các em làm rõ
nghĩa văn bản còn chiếm số lượng khiêm tốn, có rất ít câu hỏi khai thác vẻ đẹp
của biện pháp tu từ. Vì vậy, trên thực tế khi học, các em sẽ thiên về tái hiện nhận
diện ngôn từ hơn còn kĩ năng cảm thụ thì rất ít có cơ hội được luyện tập và phát
triển.
23


Như vậy, mỗi câu hỏi trong bài tập đọc mang một mục đích khác nhau. Có
câu hỏi yêu cầu học sinh liệt kê các sự kiện chính có trong tác phẩm để tìm hiểu
nội dung, có câu hỏi giúp cho học sinh hiểu và cảm thụ ý nghĩa của bài tập đọc,
có câu thì giải thích cho học sinh những hiện tượng, giá trị đạo đức để học sinh
học tập, liên hệ với bản thân để rút ra cho mình những bài học đúng… Chính vì
vậy, việc xây dựng các câu hỏi tìm hiểu bài trong phân môn Tập đọc nhằm mục
đích giúp cho học sinh tìm hiểu bài kỹ hơn, hiểu nội dung tác phẩm một cách
sâu sắc hơn.
2.2 Xây dựng hệ thống câu hỏi nhằm nâng cao chất lượng dạy học trong
phân môn Tập đọc cho học sinh lớp 2
2.2.1 Nguyên tắc xây dựng câu hỏi trong dạy học Tập đọc

Câu hỏi giáo viên sử dụng trong quá trình dạy học mang nhiều yếu tố chủ
quan. Các câu hỏi phụ thuộc vào trình độ, thói quen, thế mạnh của từng giáo
viên. Có giáo viên đặt nặng câu hỏi về trí nhớ, có giáo viên yêu cầu cao về tư
duy, có giáo viên thiên về kĩ năng, có giáo viên chú ý đến yếu tố sáng tạo của
học sinh. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của bài dạy thì những câu hỏi đưa ra
phải hay và có chất lượng. Vì vậy, các câu hỏi giáo viên đưa ra phải đảm bảo các
nguyên tắc sau:
a. Nguyên tắc khoa học
Quá trình xây dựng hệ thống câu hỏi để phân tích, tìm hiểu bài tập đọc có thể
đi theo hai hướng: Đi từ nghĩa chung( nội dung tổng thể) đến nghĩa từng bộ
phận trong bài đọc. Nghĩa của đoạn, câu, từ rồi khái quát lên nội dung, tư tưởng
của toàn bài. Cũng có thể đi từ nghĩa của bộ phận nhỏ (nghĩa của từ, câu, ý,
đoạn) đến nghĩa chung của bài đọc. Tuy nhiên, dù đi theo nào thì hệ thống câu
hỏi phải đảm bảo tính chính xác, đáp ứng yêu cầu tiếp thu và rèn luyện năng lực
giao tiếp cho học sinh.
Cần tránh những câu hỏi gây khó khăn cho học sinh khi xác định câu trả lời.
Ví dụ: Trước câu hỏi: “Vì sao lại nói: Ngày hôm qua chỉ ở lại trên cành hoa,
trong hạt lúa, trên vở hồng.” (Ngày hôm qua đâu rồi – TV 2 tập 1). Học sinh có
thể hiểu “Vì sao ngày hôm qua chỉ có trên cành hoa, trong hạt lúa, trên vở hồng
mà không ở lại trên những đồ vật khác, cây cối khác?”. Do đó, học sinh khó có
được câu trả lời chính xác.
Không nên có những câu hỏi mang tính áp đặt. Vì với những câu hỏi đó, học
sinh chỉ là người minh họa cho những cách hiểu, nhận xét có sẵn.
24


Ví dụ: Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chông người
nông dân? (Kho báu – TV 2 tập 2).
Lẽ ra ý “tinh thần cần cù, chịu khó của người nông dân” phải để học sinh tự rút
ra. Nhưng với câu hỏi này học sinh chỉ cần tìm những chi tiết để chứng minh

điều đó.
Như vậy, các câu hỏi giáo viên đưa ra phải đảm bảo tính chính xác, rõ ràng, mạch
lạc và phải là những câu hỏi phát huy được tính tích cực của học sinh.
b. Nguyên tắc hệ thống
Việc tìm hiểu bài tập đọc là một hoạt động có tính quá trình. Nó gồm ba hoạt
động có quan hệ tuyến tính với nhau, đó là: hành động nhận diện ngôn ngữ trong
văn bản, hành động làm rõ nội dung của văn bản và mục đích tác động của
người viết gửi vào văn bản, hành động hồi đáp văn bản. Để học sinh hiểu được bài
đọc, giáo viên phải giúp học sinh thực hiện các hành động đó theo một trình tự cụ
thể bằng cách xây dựng một hệ thống câu hỏi hợp lí. Vì quá trình nhận thức được
hình thành và phát triển trên cơ sở của sự tiếp nhận cái mới, từ nhận thức đơn giản
tạo tiền đề cho Ví dụ: Hệ thống câu hỏi trong bài “Bạn của Nai Nhỏ” – TV 2 tập
1 như
- Nai Nhỏ xin phép cha đi đâu ? Cha Nai Nhỏ nói gì?
Nai Nhỏ đã kể cho cha nghe những hành động nào của bạn mình?
Mỗi hành động của bạn Nai Nhỏ nói lên một điểm tốt của bạn ấy. Em
thích nhất điểm nào ?
- Theo em, người bạn tốt là người như thế nào?
Như vậy, với hệ thống câu hỏi này, giáo viên đã dẫn dắt học sinh đi từ những
câu hỏi mang tính chất tái hiện (câu 1, 2) để thực hiện hành động nhận diện
ngôn ngữ, rồi đến các câu hỏi làm rõ nội dung văn bản (câu 3). Cuối cùng là câu
hỏi thực hiện hành động hồi đáp văn bản (câu 4).
c. Nguyên tắc vừa sức
Những thành tựu của khoa học hiện đại đã khẳng định: Ở mỗi độ tuổi, học
sinh chỉ có thể nhận thức được hoặc làm được một số việc nhất định và theo
những cách thức nhất định. Nếu vượt quá ngưỡng nhận thức thì sẽ ảnh hưởng
đến hiệu quả giáo dục và giáo dưỡng. Vì vậy, việc xây dựng câu hỏi cần tính
đến trình độ nhận thức, thiên hướng nhận thức của các em. Tính vừa sức không
có nghĩa học sinh không cần tư duy khi giải quyết câu hỏi mà thể hiện sự gợi


25


×