Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành (58)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (820.13 KB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ

------

NGUYỄN XUÂN HIẾU

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ĐƠN VỊ THỰC TẬP: CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG

TRƯỜNG SƠN
ĐỀ TÀI :

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM

NGÀNH : KẾ TOÁN

Vinh, tháng 05 năm 2013


TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA KINH TẾ

------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH


SẢN PHẨM
NGÀNH : KẾ TOÁN

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên Thực tập
Sinh ngày
Lớp

: Th.S Đường Thị Quỳnh Liên
: Nguyễn Xuân Hiếu
: 26-11-1977
: 51E1-QB

Vinh, Tháng 05 năm 2013


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Vinh

MỤC LỤC
MỤC LỤC..........................................................................................................0
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................0
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU............................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................1
PHẦN THỨ NHẤT:............................................................................................2
TỔNG QUAN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG
TRƯỜNG SƠN...................................................................................................2
1.1
1.2


Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.................................................2
Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty....................2

1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ ngành nghề kinh doanh...............................................2
1.2.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất, quy trình công nghệ:.........................................3
1.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý................................................................4
1.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn......................................................5
1.3.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính....................................................................6
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.................................................................7
1.4.2 Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán......................................................9
1.4.2.1. Một số đặc điểm chung cần giới thiệu.......................................................9
1.4.2.2 Giới thiệu các phần hành kế toán tại đơn vị thực tập.................................10
1.4.3 Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính............................................................14
1.4.4. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán nội bộ:..................................................14
1.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển bộ máy kế toán tại Công ty:.15

PHẦN THỨ HAI:..............................................................................................17
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY
DỰNG TRƯỜNG SƠN.....................................................................................17
2.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại Công ty Tư vấn
xây dựng Trường Sơn........................................................................................17
2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất.........................................................................17
2.1.2. Đặc điểm tính giá thành............................................................................17
2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty tư vấn xây dựng Trường
Sơn...................................................................................................................18
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:...................................................18
2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp:..........................................................23
2.2.3. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công:......................................................29

2.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung:.....................................................................35
2.2.5. Kế toán tính giá thành tại công ty:..................................................................40

2.3. Ưu nhược điểm và hướng hoàn thiện phần hành kế toán chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm tại Công ty tư vân xây dựng Trường Sơn....................................45
2.3.1.Ưu điểm.....................................................................................................45

2.3.2. Nhược điểm:............................................................................................46
SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Vinh

2.3.3. Hướng hoàn thiện phần hành kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

.........................................................................................................................46
KẾT LUẬN.......................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................49
PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM......................................................................................50
NHẬT XÉT THỰC TẬP....................................................................................51
TẠI CÔNG TY TƯ VẤN XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN.....................................51
NHẬT KÝ THỰC TẬP.....................................................................................52

SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB



Báo cáo thực tập

Trường Đại học Vinh
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký tự

Giải thích

BTC

Bộ tài chính

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CPNVLTT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNC

Chi phí nhân công


CPMTC

Chi phí máy thi công

CPSXC

Chi phí sản xuất chung

HTK

Hàng tồn kho

KC

Kết chuyển

KHSCL

Khấu hao sửa chữa lớn.

LN

Lợi nhuận

NV

Nguồn vốn




Quyết định

SX

Sản xuất

TK

Tài khoản

TSCĐ

Tài sản cố định

VNĐ

Việt Nam đồng

HĐTV

Hồi đồng thành viên

KLXL

Khối lượng xây lắp

PTNH

Phải thu ngắn hạn


CSHT

Cơ sở hạ tầng

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


Báo cáo thực tập

Trường Đại học Vinh

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm xây lắp tại Công ty....................3
Sơ đồ 1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý..............................................................4
Bảng 1.1: Bảng so sánh tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2010– 2011.................5
Bảng 1.2: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính năm 2011 – 2012.............................6
Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty.........................................................8
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty..........................................................10
Sơ đồ 1.5: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán vốn bằng tiền..........................10
Sơ đồ 1.6: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán Tiền lương và các khoản trích
theo lương................................................................................................................ 11
Sơ đồ 1.7: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ......................................12
Sơ đồ 1.8: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán vật tư.......................................12

Sơ đồ 1.9: Quy trình luân chuyển chứng từ KTCP và tính giá thành sản phẩm......13
Sơ đồ 1.10: Quy trình luân chuyển chứng từ KT bán hàng và xác định KQKD......13
Sơ đồ 1.11: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tổng hợp................................14
Biểu 2.1: Hoá đơn mua hàng................................................................................20
Biểu 2.2: Trích sổ nhật ký chung TK152..................................................................21
Biểu 2.3: Trích sổ chi tiết tài khoản 1541............................................................22
Biểu 2.4: Sổ cái tài khoản 1541...............................................................................23
Biểu 2.5: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương.........................25
Biểu 2.6: Trích sổ nhất ký chung TK 1542...............................................................26
Biểu 2.7: Sổ chi tiết tài khoản 1542.........................................................................27
Biểu 2.8: Sổ cái tài khoản 1542...............................................................................28
Biểu 2.9: Sổ Nhật Ký chung tài khoản 1543............................................................32
Biểu 2.10: Trích sổ chi tiết TK1543.........................................................................33
Biểu 2.13: Trích sổ Nhật ký chung TK 1547............................................................38
Biểu 2.14: Sổ chi tiết tài khoản 1547.......................................................................39
Biểu 2.15: Sổ cái tài khoản 1547.............................................................................40
Biểu 2.17: Trích Nhật ký chung TK632...................................................................42
Biểu 2.18: Trích sổ chi tiết TK632...........................................................................43

SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


Báo cáo thực tập

SV: Nguyễn Xuân Hiếu

1


Trường Đại học Vinh

Lớp: 51E1-QB


Báo cáo thực tập

2

Trường Đại học Vinh

(Nguồn từ: Phòng tổ chức- hành chính)
Để thi công công trình, công ty có thể khoán gọn cho các đội sản xuất tuỳ
thuộc từng công trình. Trên cơ sở ký kết hợp đồng với công ty, phòng kỹ thuật tính
toán, lên kế hoạch cụ thể của nội bộ công ty về hạn mức vật tư để giao khoán cụ thể
cho từng đội và thống nhất với các đội về các điều khoản cho việc thi công các công
trình thông qua bản giao khoán. Quyết định giao nhiệm vụ do phòng kế hoạch điều
độ soạn cụ thể cho từng đội, từng công trình. Ở các đội tiến hành phân công nhiệm
vụ và khoán công việc cụ thể cho từng tổ thi công.
Cuối tháng hoặc khi hoàn thành hợp đồng giao khoán, đội tiến hành nghiệm
thu, đánh giá công việc về số lượng, chất lượng công việc đã hoàn thành của các tổ
làm cơ sở thanh toán tiền lương cho từng tổ sản xuất theo đơn giá trong hợp đồng
giao khoán quy định.
1.2.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Xuất phát từ chức năng và nhiệm vụ của Công ty, đồng thời để phù hợp với
yêu cầu tổ chức bộ máy đơn giản, gọn nhẹ và có hiệu quả của Ban lãnh đạo Công ty
cũng như chủ trương của Đảng và nhà nước mà bộ máy quản lý của Công ty được
tổ chức theo sơ đồ sau:

đồ


1.2: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý.
(Nguồn từ:Phòng tổ chức-hành chính)
* Ban giám đốc
SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


Báo cáo thực tập

3

Trường Đại học Vinh

- Giám đốc Công ty: Là người trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty. Giám đốc Công ty là đại diện pháp nhân của Công ty trong
quan hệ với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và chịu trách nhiệm trước Nhà
nước về mọi hoạt động của công ty, củng như đại diện quyền lợi cho toàn thể cán bộ
công nhân viên của công ty. Giám đốc có nhiệm vụ lãnh đạo, điều hành chung mọi
hoạt động của Công ty, nhận xử lý thông tin, giao nhiệm vụ cho các phòng ban
quyết định mọi vấn đề trong toàn đơn vị, có quyền quyết định phương án tổ chức
sản xuất và tổ chức bộ máy của Công ty để thực hiện kinh doanh đạt hiệu quả cao.
- Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước
giám đốc về những công việc được phân công hoặc được giám đốc uỷ quyền.
* Chức năng nhiệm vụ các phòng ban chức năng
- Phòng kế hoạch – kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc về mọi
mặt hoạt động kinh doanh trong toán công ty như lập kế hoạch sản xuất kinh doanh,
giao kế hoạch cho các đội sản xuất theo từng tháng, quý, năm vá đôn đốc việc thực
hiện kế hoạch…Tham mưu, giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực khoa học công

nghệ, quản lý kỹ thuật, theo dõi tiến độ thi công, khối lượng thực hiện và khối
lượng công trình, hạng mục công trình, đảm bảo về mặt quy trình công nghệ sản
xuất.
- Phòng Tài chính kế toán: Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc trong lĩnh
vực Tài chính như: cập nhật chứng từ, ghi sổ, lập Báo cáo kế toán, đề xuất các biện
pháp giúp lãnh đạo công ty có đường lối phát triển đúng đắn, hiệu quả cao trong
công tác quản trị Doanh nghiệp.
- Phòng đấu thầu và quản lý dự án: Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc
về việc tìm kiếm các công trình mới, lập hồ sơ đấu thầu, quản lý dự án…
- Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu giúp việc cho Ban giám đốc về công
tác tổ chức hành chính, quản lý nhân sự, tổ chức lương và lưu trữ tài liệu bảo mật
của công ty.
1.3. Đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty
1.3.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn
Bảng 1.1: Bảng so sánh tình hình tài sản và nguồn vốn năm 2010– 2011
Đơn vị tính: Đồng
Năm 2010
Năm 2011
Chênh lệch
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỉ lệ
Tỉ lệ
Số tiền
Tỉ lệ
Số tiền
(VNĐ)
(%)
(%)
(VNĐ)

(%)
Tổng tài
32.846.152.515
100 46.836.595.537
100 13.990.443.022 42,59
sản
Tài sản
20.597.813.561 62,71 33.929.850.682 72,44 13.332.037.121 64,73
ngắn hạn
Tài sản dài
12.248.338.954 37,29 12.906.744.855 27,56
658.405.901
5,38
hạn
SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


4

Báo cáo thực tập

Trường Đại học Vinh

Tổng
32.846.152.515
100 46.836.595.537
100 13.990.443.022
nguồn vốn

Nợ phải trả 25.653.392.599 78,10 39.626.987.867 84,61 13.973.595.268
Vốn chủ sở
7.192.759.916 21,90 7.209.607.670 15,39
16.847.754
hữu
( Nguồn : Trích từ bảng cân đối kế toán năm 2010 và 2011 )

42,59
54,47
0,23

Phân tích:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tổng tài sản năm 2011 tăng so với năm 2010
là 13.990.443.022 đồng tương ứng với 42.59% điều này đả chứng tỏ quy mô hoạt
động của công ty dã được phát triển và khả năng huy động vốn cũng tốt lên. Trong
đó tài sản dài hạn tăng 658.405.901 đồng tương ứng với 5,38% và tài sản ngăn hạn
tăng 13.332.037.121 đồng tương ứng với 64,73%, việc tài sản ngăn hạn tăng là do
các khoản PTNH và HTK điều này chứng tỏ vốn trong công ty bị ứ động, tốc độ
luân chuyển vốn thấp do công ty bi chiếm dụng vốn. Bên cạnh đó, tài sản dài hạn
tăng là do năm 2010 công ty chưa mua sắm những máy móc thiết bị mà chủ yếu còn
thuê ngoài để sử dụng. Năm 2011, Công ty đã đầu tư mua thêm TSCĐ như máy
móc, thiết bị...để tăng năng suất lao động, thi công thêm những công trình mới. Đây
là điểm tích cực cần phát huy của công ty. Điều này chứng tỏ sự đầu tư này là hoàn
toàn phù hợp với quy mô và hoạt động của công ty.
Nợ phải trả của Công ty năm 2011 đã tăng so với năm 2010 là
13.973.595.268 đồng (tương ứng tăng 54,47%). Điều này biểu hiện trên báo cáo tài
chính của doanh nghiệp cho thấy doanh nghiệp hiện đang nợ vay Ngân hàng, thuế
của Nhà nước, nợ người lao động và các khoản nợ khác. Điều này cho thấy các
công trình Công ty nhận tư vấn thiết kế, công trình thi công đã hoàn thành nhưng
chưa được Chủ đầu tư thanh toán dẫn làm tăng các khoản nợ trong khoản mục nợ

phải trả.
Trong năm 2011 vốn chủ sở hữu của Công ty đạt 7.209.607.670 đồng, so với
năm 2010 tăng 16.847.754 đồng (tương ứng tăng 0,23%), chủ yếu là tăng khoản
mục lợi nhận chưa phân phối, chứng tỏ trong năm 2011 Công ty kinh doanh có lãi
1.3.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính
Bảng 1.2: Bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính năm 2011 – 2012.
Đơn vị tính:Đồng
TT

Nội dung

1

Tỷ suất tài
trợ

2

Tỷ suất
đầu tư

Công thức

ĐVT

Vốn chủ sở hữu
%

Năm 2010


7.209.607.670

Tổng nguồn vốn

46.836.595.537

Tài sản dài hạn

12.906.774.855

Tổng tài sản

SV: Nguyễn Xuân Hiếu

%

46.836.595.537

Chênh
lệch

Năm 2011

=
15,3
9

7.216.445.424

=

27,5
5

16.812.094.783

44109588139

44109588139

=
16,3
6

0,97

=
38,11

10,56

Lớp: 51E1-QB


5

Báo cáo thực tập
3

4


5

Khả năng
thanh toán
hiện hành
Khả năng
thanh toán
nhanh
Khả năng
thanh toán
ngắn hạn

Tổng tài sản
Lần
Tổng nợ phải trả
Tiền và các khoản
tương đương tiền

Lần

39.626.987.867
12.168.173.786
39.626.987.867

Nợ ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn
Lần
Nợ ngắn hạn

46.836.595.537


33.929.850.682
39.626.987.867

Trường Đại học Vinh
=
1,18

44.109.588.139

=
0,30

11.298.434.950

=
0,86

27.297.493.356

36893132715

36893132715

36893132715

=
1,19

0,01


=
0,31

0,01

=
0,74

0,11

Phân tích :
Qua bảng so sánh các chỉ tiêu tài chính cho thấy :
 Tỷ suất tài trợ: của công ty năm 2012 tăng so với năm 2011 là 0,97%. Cụ
thể (16,36%- 15,39%) cho thấy mức độ độc lập tài chính của công ty năm 2012 tăng
so với năm 2011. Hầu hết nguồn vốn của công ty đều là vốn của mình nên mức độ
độc lập về tài chính của công ty cao, không phải chịu lệ thuộc vào bên ngoài. Như
vậy, chính sách tài trợ của công ty là hợp lý, thận trọng và rủi ro tài chính thấp.
 Tỷ suất đầu tư: cho biết cơ cấu tài sản cố định và đầu tư dài hạn trong
tổng tài sản của doanh nghiệp. Tỷ suất này luôn luôn nhỏ hơn 1. Tỷ suất đầu tư của
doanh nghiệp năm 2012 tăng so với năm 2011 là 10,56%. Cụ thể (38,11- 27,55) cho
thấy công ty đã chú trọng hơn vào đầu tư dài hạn. Tỷ suất đầu tư như vậy là hợp lý
đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, công ty nên có các biện
pháp để duy trì tỷ suất đầu tư như hiện nay.
 Khả năng thanh toán hiện hành: của công ty năm 2012 đạt 1,19 lần giảm
so với năm 2011 là 0,01 lần. Cụ thể (1,19- 1,18) cho thấy khả năng thanh toán hiện
hành của công ty năm 2012 giảm so với năm 2011 . Công ty cần xem lại cơ cấu tài
sản, nguồn vốn hợp lý hơn nhất là cần xem xét lại có nên sử dụng vốn vay hay
không và như thế nào cho hợp lý để thúc đẩy hơn sự phát triển của công ty.
 Khả năng thanh toán nhanh: là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản

nợ ngắn hạn, nợ dài hạn đến hạn trả trong kỳ của công ty mà không dựa vào việc
phải bán các loại vật tư hàng hoá. Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2012
tăng so với năm 2011 là 0,01 lần. Cụ thể(0,31- 0,30) và hệ số này của hai năm đều
lớn hơn 1 cho thấy công ty không gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ vì
vào lúc cần thiết doanh nghiệp có thể thanh toán các khoản nợ mà không cần phải
sử dụng các biện pháp bất lợi như bán các tài sản với giá thấp để trả nợ. Do đó công
ty cần có biện pháp để duy trì hệ số thanh toán hiện hành.
 Khả năng thanh toán ngắn hạn: thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu
động với nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty năm 2012 giảm
so với năm 2011 là 0,11 lần. Cụ thể(0,74- 0,85) cho thấy khả năng thanh toán các
khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản lưu động năm 2012 giảm so với năm
2011. Điều này chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty bằng tài sản
SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


6

Báo cáo thực tập

Trường Đại học Vinh

ngắn hạn còn thấp. Công ty nên cố gắng hơn để đảm bảo tình hình tài chính ổn
định.
1.4 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
1.4.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán của công ty khá đơn giản, bao gồm một kế toán trưởng và 5
kế toán phần hành


Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Trong đó:
- Kế toán trưởng: Phụ trách chung phòng kế toán và chịu trách nhiệm pháp
lý trước mọi hoạt động của phòng sao cho phù hợp với luật định. Kế toán trưởng
thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê, tài chính, tham gia ký duyệt các chứng
từ của công ty. Ngoài ra kế toán trưởng có nhiệm vụ tiến hành kiểm tra, kiểm soát,
phân tích, đánh giá hoạt động kế toán tài chính của công ty để từ đó đưa ra các kiến
nghị, tham mưu cho ban giám đốc công ty nhằm thúc đẩy sự phát triển của công ty.
- Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào số liệu phản ánh trên các sổ chi tiết của kế
toán phần hành, kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp, phân bổ các khoản chi
phí,tính giá thành sản phẩm, tập hợp các số liệu liên quan để ghi sổ tổng hợp và lập
báo cáo kế toán. Báo cáo kế toán là cơ sở để công ty công khai tình hình tài chính
và báo cáo với các cơ quan quản lý nhà nước.
SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


Báo cáo thực tập

7

Trường Đại học Vinh

- Kế toán vật tư và TSCĐ: Do công ty chủ yếu mua vật liệu, công cụ dụng
cụ về đưa thẳng vào công trình thi công, không xuất nhập kho vật tư, chỉ sử dụng
kho tạm ở các công trình nên kế toán vật tư chỉ phản ánh khối lượng vật tư mua vào
dùng cho công trình nào, giá vật tư…Trên cơ sở đó ghi sổ tổng hợp. Nghiệp vụ
tăng, giảm TSCĐ diễn ra với mật độ ít nên hạch toán TSCĐ là 1 công tác kiểm
nghiệm khi nghiệp vụ tăng, giảm diễn ra kế toán tiến hành ghi sổ chi tiết TSCĐ,

định kỳ tiến hành kiểm kê và lập biên bản kiểm kê TSCĐ.
- Kế toán tiền lương: Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng kê trích
nộp lương và các khoản trích theo lương...kế toán phản ánh vào sổ sách kế toán tình
hình chi trả, thanh toán các khoản tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong công
ty và các lao động tại các công trình.
- Kế toán vốn bằng tiền: Kế toán vốn bằng tiền căn cứ vào các chứng từ
(phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có) để ghi sổ kế toán chi tiết quỹ tiền
mặt, phản ánh tình hình tăng giảm tiền mặt tại quỹ,trên tài khoản tiền gửi vào sổ và
đối chiếu với sổ quỹ.
- Thủ quỹ: Thủ quỹ cùng với kế toán tiến hành trực tiếp thu chi tiêu theo hoá
đơn chứng từ và chịu trách nhiệm quản lý hết tiền của xí nghiệp.
- Kế toán ở các công trình: có nhiệm vụ tập hợp các chứng từ, ghi chép và
lập nên các bảng kê chi tiết. Sau đó, chuyển tất cả các chứng từ liên quan lên phòng
kế toán tài chính của công ty.
1.4.2 Tổ chức thực hiện các phần hành kế toán
1.4.2.1. Một số đặc điểm chung cần giới thiệu
Chế độ kế toán: Công ty áp dụng chế độ kế toán theo quyết định số
48/2006/QĐ-BTC ban hàng ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.
Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 kết thúc 31/12 theo dương lịch.
Kỳ kế toán: hạch toán chi phí theo từng tháng nhưng tính giá thành theo sản
phẩm khi công trình, hạng mục công trình hoàn thành.
Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: Việt Nam đồng.
Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ.
Kế toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.
Hiện nay công ty đang áp dụng hình thức Nhật Ký chung. Đặc trưng cơ bản
của hình thức kế toán Nhật ký chung: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát
sinh đều phải được ghi vào sổ Nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật ký chung, theo
trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế (định khoản kế toán) của nghiệp
vụ đó. Sau đó lấy số liệu trên các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát

sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


Báo cáo thực tập

8

Trường Đại học Vinh

- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty

1.4.2.2 Giới thiệu các phần hành kế toán tại đơn vị thực tập.
* Kế toán vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền bao gồm : tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng .
- Chứng từ kế toán sử dụng : Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo có, giấy báo nợ
và các bảng kê sao của ngân hàng...
- Tài khoản 111 “Tiền mặt”
- Tài khoản 112 “tiền gửi ngân hàng”
và các TK liên quan khác.
- Sổ kế toán sử dụng : sổ nhật kí chung, Sổ cái TK111, sổ cái TK112, sổ quỹ
tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng.
Quy trình thực hiện :

SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


9

Báo cáo thực tập

Trường Đại học Vinh

Sơ đồ 1.5: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán vốn bằng tiền
Phiếu thu,phiếu chi,giấy báo nợ,báo có...

Nhật Ký Chung

Sổ cái TK111,112

Sổ chi tiết quỹ tiền
mặt, tiền gửi
Bảng tổng hợp chi tiết

*Kế toán tiền lương
Bao gồm các lương phải trả cán bộ công nhân viên và các khoản trích theo
lương (BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp…)
- Chứng từ sử dụng: Bảng thanh toán tiền lương, bảng kê trích nộp các khoản
theo lương, bảng tính và phân bổ tiền lương,các khoản trích theo lương...
- Tài khoản sử dụng:
- TK 334 – phải trả công nhân viên.
- TK 338 – Phải trả phải nộp khác

và các TK liên quan khác
- Sổ kế toán sử dụng: sổ nhật kí chung, Sổ cái TK334, sổ cái TK338, sổ
lương, BHXH
- Quy trình thực hiện:
Sơ đồ 1.6: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán Tiền lương và các khoản trích
theo lương
Bảng chấm công,Bảng thanh toán tiền lương,thưởng;
Bảng kê trích nộp theo lương...
Bảng chấm công,Bảng thanh toán tiền
lương,thưởng; Bảng kê trích nộp theo lương...
Nhật Ký Chung
Nhật Ký
Chung
Sổ cái TK334,338

Sổ lương,
BHXH
Sổ
lương,
Bảng tổng
hợp chi tiết
BHXH

Sổ cái
Bảng tổng hợp chi
TK334,338
tiết
* Kế toán TSCĐ
- Chứng từ sử dụng: TK Chứng từ sử dụng: Biên bản giao nhận tài sản cố
định, biên bản thanh lý tài sản cố định, biên bản đánh giá lại tài sản cố định, bảng

tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định, các chứng từ khác …
SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


10

Báo cáo thực tập

Trường Đại học Vinh

- Tài khoản sử dụng:
- TK 211 – Tài sản cố định hữu hình.
- TK 213 – Tài sản cố định vô hình
- TK 214 – Hao mòn tài sản cố định.
- Sổ kế toán sử dụng :Nhật kí chung, Sổ cái TK 211, TK 213, TK 214, Sổ tài
sản cố định, Sổ TSCĐ và công cụ dụng cụ tại nơi sử dụng, Thẻ tài sản cố định.
- Quy trình thực hiện:

Sơ đồ 1.7: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán TSCĐ
Biên bản giao nhận TSCĐ;
Bảng tính và phân bổ khấu hao...

Nhật Ký Chung

Sổ cái TK211,213,214

Sổ TSCĐ,
Thẻ TSCĐ...


Bảng tổng hợp chi tiết

* Kế toán vật tư
- Chứng từ sử dụng: hoá đơn mua hàng, hoá đơn giá trị gia tăng, biên bản
kiểm nhận vật tư…
- Tài khoản sử dụng:
- TK 153- Công cụ dụng cụ
- TK 152- Nguyên liệu, vật liệu
Và các tài khoản liên quan khác
- Sổ kế toán sử dụng: Nhật kí chung, sổ cái TK152, TK 152, sổ chi tiết vật
tư…
- Quy trình thực hiện:
Sơ đồ 1.8: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán vật tư
Hoá đơn mua hàng,hoá đơn GTGT,
biên bản kiểm nhận vật tư…

Nhật Ký Chung
Sổ cái TK153,152
SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Sổ chi tiết vật tư
Bảng tổng hợp chi tiết
Lớp: 51E1-QB


11

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Vinh

*Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
- Chứng từ sử dụng: Hoá đơn GTGT, bảng thanh toán tiền lương, bảng kê chi
phí thuê máy, bảng thanh toán nhân công thuê ngoài, bảng phân bổ khấu hao
TSCĐ...
- Tài khoản sử dụng:
- TK 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
- TK 632- giá vốn hàng bán
Và các tài khoản liên quan khác
- Sổ kế toán sử dụng: Nhật kí chung, sổ cái TK154, sổ cái TK 632, sổ chi tiết
SXKD dở dang.
- Quy trình thực hiện:
Sơ đồ 1.9: Quy trình luân chuyển chứng từ KTCP và tính giá thành sản phẩm
Hoá đơn GTGT, bảng thanh toán
tiền lương, bảng kê chi phí thuê
máy,bảng phân bổ khấu hao TSCĐ...

Sổ chi tiết chi phí
SXKD dở dang

Nhật Ký Chung

Sổ cái TK154, 632

Bảng tổng hợp chi tiết

* Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
- Chứng từ sử dụng: hoá đơn bán hàng, biên bản bàn giao công trình...
- Tài khoản sử dụng:

- TK 511- doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- TK 911- xác định kết quả kinh doanh
Và các tài khoản liên quan khác
- Sổ kế toán sử dụng:Nhật kí chung, sổ cái TK511, sổ cái TK 911
- Quy trình thực hiện:
Sơ đồ 1.10: Quy trình luân chuyển chứng từ KT bán hàng và xác định
KQKD
Hoá đơn bán hàng, biên bản bàn giao công trình
Nhật Ký Chung
SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB
Sổ cái TK111,112


12

Báo cáo thực tập

Trường Đại học Vinh

* Kế toán tổng hợp
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán vật tư
Kế toán tiền lương
Kế toán TSCĐ
Kế toán tập hợp chi phí va tính giá thành
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh

KẾ TOÁN TỔNG HỢP


Quy trình thực hiện:
Sơ đồ 1.11: Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tổng hợp
SỔ CÁI

BẢNG TỔNG HỢP
CHI TIẾT
BẢNG CÂN
ĐỐI SPS

BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.4.3 Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính
SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


Báo cáo thực tập

13

Trường Đại học Vinh

- Công ty lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán năm là năm dương lịch từ
ngày 1/1 đến ngày 31/12 cùng năm.
- Hệ thống báo cáo tài chính năm bao gồm :
+ Bảng cân đối kế toán
Mẫu số B 01 - DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mẫu số B 02 - DN

+ Thuyết minh báo cáo tài chính
Mẫu số B 09 - DN
+ Bảng cân đối tài khoản
Mẫu số F 01 – DNN (báo cáo
tài chính gửi cho cơ quan thuế)
1.4.4. Tổ chức kiểm tra công tác kế toán nội bộ:
- Bộ phận thực hiện: Công việc kiểm tra nội bộ do kế toán công ty trực tiếp
kiểm tra. Có những cuộc kiểm toán định kỳ hay bất thường Công ty có thể mời tổ
chức kiểm toán độc lập thực hiện. Ngoài ra còn có các tổ chức kiểm tra kiểm soát
khác đột xuất về kiểm tra như: Kiểm toán nhà nước (của chính phủ), thanh tra nhà
nước, cơ quan thuế (của tỉnh)
- Phương pháp kiểm tra: Kiểm tra dựa vào thông tin trên tài liệu kế toán để
xác định các phương pháp phân tích và đánh giá. Phương pháp kiểm tra chứng từ,
phương pháp đối ứng tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp tổng hợp cân
đối kế toán, phương pháp đối chiếu logic…
- Cơ sơ kiểm tra: Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ gốc với sổ kế
toán chi tiết, đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp và báo cáo tài chính trên cơ sở các
quy chế, các quy định của nhà nước về tài chính kế toán.
1.5 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển bộ máy kế
toán tại Công ty:
* Thuận lợi
Doanh nghiệp đã xây dựng được một mô hình tổ chức, một phương pháp
hạch toán kinh doanh rất phù hợp với tình hình mới, đảm bảo Công ty tồn tại và
đứng vững trên thị trường.
Bộ máy kế toán của công ty tương đối gọn nhẹ, phù hợp với yêu cầu công
việc. Mô hình kế toán hỗn hợp mà công ty đang áp dụng, rất phù hợp với tình hình
thực tế.
Phòng kế toán đã xây dựng được một hệ thống sổ sách kế toán phù hợp với
mục đích, yêu cầu của chế độ kế toán mới.
Đặc biệt đội ngũ nhân viên phòng kế toán - tài vụ có kinh nghiệm, vững

chuyên môn nghiệp vụ, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm cao.
* Khó khăn
Do địa bàn hoạt động của công ty rộng khắp trên cả nước, các đội đều có
nhân viên kế toán lập và gửi chứng từ về phòng kế toán của công ty nhưng việc gửi
chứng từ còn chậm ảnh hưởng đến tính kịp thời trong việc cung cấp,xử lí thông tin
SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


Báo cáo thực tập

14

Trường Đại học Vinh

Sử dụng phần mềm kế toán máy mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng công ty
vẫn chưa sử dụng phần mềm kế toán máy trong hoạt động kế toán của mình.
Công ty thực hiện phương thức khoán gọn công trình, hình thức này có nhiều
ưu điểm nhưng vần còn có các vấn đề như: kế toán công ty không kiểm soát được
các chứng từ, không kiểm soát được các khoản mục chi phí chính xác đối với công
trình giao khoán. Điều này dẫn đến việc phản ánh không chính xác lợi nhuận thực tế
của mỗi công trình….
* Hướng phát triển:
Vẫn duy trì mô hình tổ chức hỗn hợp vì đây là mô hình thuận lợi cho công
ty. Phân công nhiệm vụ cho các nhân viên kế toán rõ ràng, tạo sự hứng thú trong
công tác kế toán bằng chế độ thưởng phạt hợp lí và cuối mỗi qúy. Thường xuyên tổ
chức kiểm tra chứng từ, kiểm tra việc lưu trữ và bảo quản chứng từ. Tổ chức cho
cán bộ kế toán tiếp cận với chế độ, chính sách, hướng dẫn mới về công tác kế toán
của nhà nước.

Công ty nên đưa phần mềm kế toán để thực hiện các phần hành kế toán, để
rút ngắn thời gian làm việc, tiết kiệm chi phí… cho công ty.
Thay vì một kế toán kiêm nhiệm thêm nhiều phần hành, thì công ty nên
tuyển thêm kế toán để thực hiện đúng chế độ kế toán do nhà nước ban hành.
Công ty nên quy định mức tạm ứng cho từng đội, thời gian tạm ứng, không
nên tạm ứng quá nhiều gây lãng phí. Căn cứ vào giá cả thị trường, quãng đường
vận chuyển, chi phí vận chuyển, chi phí thu mua để xác định giá trị của vật tư, hàng
hóa, từ đó xây dựng mức tạm ứng phù hợp cho các đội, không để chi vượt quyết
toán ban đầu.
Việc sử dụng hình thức khoán là hình thức phổ biến trong các công ty xây
lắp, nhưng công ty phải có bộ phận kiểm tra thường xuyên, tránh tình trạng mất mát
chừng từ và xây dựng các khoản mục chí phí hợp lí, phù hợp với tình hình thực tế.

SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


Báo cáo thực tập

15

Trường Đại học Vinh

PHẦN THỨ HAI:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ
SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TƯ VẤN
XÂY DỰNG TRƯỜNG SƠN.
2.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại
Công ty Tư vấn xây dựng Trường Sơn.

2.1.1. Đặc điểm chi phí sản xuất.
Dự toán của các công trình xây dựng cơ bản là được lập theo từng công trình
và hạng mục công trình trong giá thành sản phẩm nên Công ty tư vấn xây dựng
Trường Sơn cũng tiến hành phân loại chi phí và tính giá thành sản phẩm theo khoản
mục chi phí với nội dụng cụ thể sau:
* Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của công ty bao gồm toàn bộ giá trị vật liệu
cần thiết để tạo ra sản phẩm hoàn thành, bao gồm:
- NVL chính (1521) : Bao gồm: Xi măng, thép, gạch, đá...
- NVL phụ (1522): Bao gồm: Sơn, ve, sơn, đinh các loại, giấy dầu.....
Ngoài ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp còn bao gồm các chi phí nguyên
vật liệu kết cấu rời lẻ, nhiên liệu, các vật liệu luân chuyển cần thiết cho việc thực
hiện và hoàn thành công trình trong đó bao gồm vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực,
phụ tùng phục vụ cho máy thi công…
* Chi phí nhân công trực tiếp:
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền công, tiền lương được trả
cho công nhân trực tiếp thi công công trình. Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm cả
lao động chính, phụ, công tác chuẩn bị, kết thúc thu dọn công trường. Trong đó có
tiền lương cơ bản, chi phí phụ cấp lương và các khoản trả cho lao động thuê
ngoài…
* Chi phí máy thi công

SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


16

Báo cáo thực tập


Trường Đại học Vinh

Chi phí máy thi công là những chi phí liên quan đến việc sử dụng máy thi
công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy. Bao gồm: tiền thuê
máy, tiền công nhân vận hành máy, các chi phí phát sinh khi sửa máy, khấu hao
máy, nguyên nhiên liệu cho việc sử dụng máy…
* Chi phí sản xuất chung:
Là những chi phí phục vụ cho sản xuất nhưng không trực tiếp tham gia vào
quả trình sản xuất, cấu tạo nên công trình. Chi phí sản xuất chung bao gồm: chi phí
khấu hao tài sản cố định ở tổ đội sản xuất, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, bảo hộ
lao động, chi phí mua ngoài (điện, điện thoại, điện nước…)
2.1.2. Đặc điểm tính giá thành.
*Đối tượng tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm của ngànhh xây dựng là các công trình thường có vốn
lớn và thời gian thi công kéo dài. Do vậy cũng như phần lớn các công ty xây lắp
khác, Công ty tư vấn xây dựng Trường Sơn xác định: Đối tượng tính giá thành là
từng công trình xây lắp hoàn thành bàn giao hoặc từng hạng mục công trình của
toàn bộ công trình xây lắp dở dang.
*Đánh giá sản phẩm dở dang
Sản phẩm dở dang của Công ty tư vấn xây dựng Trường Sơn được tiến hành
kiểm kê, đánh giá vào cuối mỗi quý. Tại công ty sản phẩm dở dang được coi là sản
phẩm chưa hoàn thành, chưa bàn giao cho chủ đầu tư. Công ty thường quy định
thanh toán sản phẩm xây dựng khi hoàn thành theo điểm dừng kỹ thuật hợp lý đã
quy định và được tính theo chi phí thực tế trên cơ sở phân bổ chi phí thực tế của
công trình đó cho các giai đoạn.
*Kế toán tính giá thành sản phẩm xây lắp
Công ty áp dụng là phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực
tiếp) để tính giá thành của công trình, hạng mục công trình. Toàn bộ chi phí thực tế
phát sinh của công trình hạng mục công trình từ khi khởi công đến khi hoàn thành

bàn giao là giá thực tế của công trình, hạng mục công trình đó. Ta tính được giá
thành thực tế của khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ theo công thức:
Giá thành thực
tế KLXL hoàn
thành bàn giao

=

Chi phí thực tế
KLXL dở dang
đầu kỳ

+

KLXL
Thực tế
Phát sinh

-

Chi phí thực tế
KLXL dở dang
cuối kỳ

- Đối với công tác tập hợp chi phí: Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi
phí theo từng công trình, hạng mục công trình. Theo phương pháp này chi phí sản
xuất phát sinh được tính trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí nên độ chính xác
cao hơn.
SV: Nguyễn Xuân Hiếu


Lớp: 51E1-QB


Báo cáo thực tập

17

Trường Đại học Vinh

2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty tư vấn xây
dựng Trường Sơn.
Để minh họa cho kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
tại Công ty tư vân xây dựng Trường Sơn, em xin trình bày quá trình tập hợp chi phí
và tính giá thành sản phẩm xây lắp là công trình : Xây dựng CSHT khu quy hoạch
phường Nam Lý
Thời gian thi công : Từ ngày 01/01/2013
- Giá trị công trình : 3.289.856.000 đ ( Bao gồm thuế GTGT 10%)
- Thời điểm ghi nhận giá thành : 30/03/2013
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
* Tài khoản sử dụng:
Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ, kế toán sử
dụng tài khoản: TK 1541: “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” cuối kì kết chuyển
về tài khoản 632 để tính giá thành. TK 1541 được mở chi tiết theo từng công trình,
hạng mục công trình.
* Chứng từ kế toán và các tài liệu liên quan:
- Hóa đơn bán hàng, Hoá đơn GTGT, Giấy đề nghị tạm ứng, Phiếu chi, Hợp
đồng mua hàng, Phiếu Xuất kho, giấy đề nghị cấp vật tư, lệnh xuất vật tư…
* Quy trình luân chuyển chứng từ:
Nguyên vật liệu trực tiếp là thành phần chủ yếu kết tinh trong sản phẩm,
hàng hoá, công trình hạ tầng giao thông, chiếm khoảng 60%-70% giá thành của

công trình. Do vật việc hạch toán chính xác, đầy đủ chi phí nguyên vật liệu có vai
trò quan trọng trong việc xác định lượng tiêu hao vật chất trong thi công và đảm bảo
tính chính xác của giá thành công trình xây lắp. Công ty áp dụng giá nguyên vật liệu
xuất kho là theo phương pháp giá thực tế đích danh. Giá thực tế của nguyên vật liệu
được tính bằng giá ghi trên hóa đơn.
Giá thực tế vật liệu xuất dùng = giá mua vật liệu.
Công tác hạch toán khoản mục 1541 phải hạch toán trực tiếp các chi phí vật
liệu cho từng đối tượng sử dụng (công trình, hạng mục công trình) theo giá thành
thực tế phát sinh của từng loại vật liệu đó. Khoản mục chi phí nguyên vật liệu bao
gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu…
Căn cứ vào dự toán và các phương án thi công của công trình mà công ty đã
đấu thầu cùng tiến độ thi công các công trình, phòng kế hoạch giao nhiệm vụ thi
công công trình cho các đội công trình và các tổ sản xuất.Các đội công trình, tổ sản
xuất tính toán lượng vật tư phục vụ cho việc thi công công trình. Khi có nhu cầu vật
liệu phục vụ cho việc thi công các tổ, đội sản xuất lập phiếu yêu cầu vật liệu gửi lên
phòng kế hoạch để xem xét, xác nhận, sau đó chuyển sang phòng kế toán để xin tạm
ứng.
Sau khi nhận được tiền đội trưởng đội công trình cùng nhân viên cung ứng
vật tư chịu trách nhiệm đi mua vật tư theo hợp đồng kinh tế. Sau mỗi lần nhận vật
SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


18

Báo cáo thực tập

Trường Đại học Vinh


liệu về, hai bên thực hiện lập biên bản đối chiếu khối lượng thực hiện. Tại Công ty
tư vân xây dựng Trường Sơn do đặc thù của một số vật tư như cát, đá, sỏi.... khối
lượng lớn, công trình lại nằm xa kho của Công ty nên không thể nhập kho mà
chuyển thẳng đến chân công trình.

HOÁ ĐƠN

Mẫu số: 01GTKT3/001

GIÁ TRỊ GIA TĂNG

AA/11P

Liên 2: Giao khách hàng
0002692
Biểu 2.1 : Hoá đơn mua hàng
Ngày 11 tháng 03 năm 2013
Đơn vị bán hàng:……Công ty TNHH Hoàng Anh Đạt
Mã Số Thuế: 3100473044
Địa chỉ:………Số 134- Đ. Lê Lợi –TP Đồng Hới- T. Quảng Bình
Số tài khoản: 53310000342359 tại NH Đầu tư và PT Quảng Bình PGD Đồng Hới
Điện thoại: 0523.825926
Họ và tên người mua hàng: Bùi Văn Bài
Tên đơn vị:
Công ty Tư vấn xây dựng Trường Sơn
Địa chỉ: Số 101 đường Hữu Nghị, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
Số tài khoản: 53110000002529 ………
Hình thức thanh toán: TM/CK.
MST: 3100261307
STT Tên hàng hoá, dịch vụ

1

Xi măng Sông Gianh

Đơn vị
tính
tấn

Số lượng
3 1 0 0 Đơn
2 giá
9 4
50

1.150.000

Cộng tiền hàng
:
57.000.000
Thuế suất GTGT : 10%
Tiền thuế GTGT :
Tổng cộng tiền thanh toán :

9Thành
3 7tiền
57.000.000

5.700.000
62.700.000


Số tiền viết bằng chữ: (Sáu mươi hai triệu bảy trăm nghìn đồng./.)
SV: Nguyễn Xuân Hiếu
Lớp: 51E1-QB
Người mua hàng
Người bán hàng
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, ghi rõ họ tên)


Báo cáo thực tập

19

Trường Đại học Vinh

(Nguồn: phòng tài chính- kế toán)

SV: Nguyễn Xuân Hiếu

Lớp: 51E1-QB


×