Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Thực trạng quản trị kho tàng tại Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.48 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
------

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY TNHH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU

Giáo viên hướng dẫn

: Trần Thị Diệu Uyên

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Duy Quang

Mã sinh viên

: TC441236

Lớp

: QTKD tổng hợp

Khoa

: Quản trị kinh doanh

HÀ NỘI, 12/2015



MỤC LỤC
MỤC LỤC.......................................................................................................................... 1
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU...................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU.........................................................................................................7
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty............................................................7
1.1.1. Thông tin về công ty...........................................................................................7
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty...................................................................7
1.1.3. Các ngành nghề kinh doanh của công ty...........................................................8
1.2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh doanh..................................8
1.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức....................................................................................8
1.2.2. Đặc điểm về đội ngũ lao động..........................................................................10
1.2.3. Đặc điểm về tình hình tài chính........................................................................12
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2014..................14
1.3.1. Kết quả về cung cấp dịch vụ của công ty giai đoạn 2010-2014........................14
1.3.2. Kết quả về hoạt động mở rộng thị trường.........................................................15
1.3.3. Kết quả về doanh thu , lợi nhuận......................................................................16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHO TÀNG TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU......................................................................17
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị kho tàng tại công ty........................................17
2.1.1. Các nhân tố bên trong của công ty...................................................................17
2.1.1.1. Năng lực sản xuất......................................................................................17
2.1.1.2. Tài chính doanh nghiệp..............................................................................18
2.1.1.3. Chi phí đầu tư............................................................................................19
2.1.1.4. Chính sách đối với người lao động............................................................20
2.1.1.5. Năng lực Marketing...................................................................................21
2.1.2. Các nhân tố bên ngoài......................................................................................22
2.1.2.1. Khách hàng................................................................................................22
2.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh.....................................................................................22

1


2.1.2.3. Dân số........................................................................................................23
2.1.2.4. Kinh tế.......................................................................................................23
2.1.2.5. Điều kiện tự nhiên, nguyên liệu.................................................................24
2.1.2.6. Chính trị.....................................................................................................24
2.2. Giới thiệu về kho tàng của công ty.........................................................................25
2.3. Phân tích thực trạng quản trị kho tàng của công ty.................................................26
2.3.1. Thực trạng thủ tục nhập xuất nguyên vật liệu hàng hóa...................................26
2.3.1.1. Quy trình nhập hàng:.................................................................................26
2.3.1. 2. Quy trình xuất hàng..................................................................................27
2.3.1.3. Quy trình đổi hàng.....................................................................................29
2.3.2. Thực trạng công tác bảo quản nguyên vật liệu hàng hóa trong kho..................31
2.3.3. Quản trị đội ngũ lao động liên quan đến kho tàng............................................31
2.3.4. Quản trị chi phí về kho tàng.............................................................................32
2.4. Đánh giá chung về quản trị kho tàng tại công ty.....................................................33
2.4.1. Ưu điểm............................................................................................................33
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân..................................................................................34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ KHO TÀNG TẠI
CÔNG TY TNHH VÀ XUẤT NHẬP KHẨU..................................................................36
3.1. Định hướng phát triển của công ty..........................................................................36
3.1.1. Trình bày cơ hội và thách thức của công ty.....................................................36
3.1.2. Các định hướng phát triển chung.....................................................................37
3.1.3. Kế hoạch kinh doan năm 2016.........................................................................37
3.2. Các giải pháp chủ yếu.............................................................................................37
3.2.1. Áp dụng các mô hình quản lý hàng tồn kho một cách phù hợp cho các thành
phần hàng tồn kho khác nhau.....................................................................................37
3.2.2. Kết hợp quản lý hàng tồn kho theo các mô hình đã đề ra và mô hình chiết khấu
giảm giá...................................................................................................................... 39

3.2.3. Hoàn thiện tổ chức và hệ thống sổ sách quản lý hàng tồn kho.........................40
3.3. Một số kiến nghị nhăm hoàn thiện công tác quản trị kho tàng................................41
KẾT LUẬN......................................................................................................................43
2


DANH MỤC THAM KHẢO............................................................................................44

3


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty........................................................8
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ giới thiệu về kho tàng Công ty...............................................................25
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ quy trình nhập hàng...............................................................................27
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình hàng........................................................................................28
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình đổi hàng..................................................................................30
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ quản trị đội ngũ lao động Công ty.........................................................31
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ cơ cấu quản lý hàng tồn kho..................................................................41

Biểu 1.1: Đặc điểm đội ngũ lao động Công ty..................................................................10
Biểu 1.2: Đặc điểm tình hình tài chính Công ty................................................................12
Biểu 1.3: Kết quả cung cấp dịch vụ của Công ty..............................................................14
Biểu 1.4: Kết quả hoạt động mở rộng thị trường..............................................................15
Biểu 1.5: Báo cáo thu nhập...............................................................................................16

4


LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay sự phát triển mạnh mẽ của tin học làm cho máy tính trở thành phương
tiện không thể thiếu được trong mọi lĩnh vực đời sống. Hơn lúc nào hết tính năng của máy
tính được khai thác một cách triệt để. Nếu như vài ba năm trước máy tính ở nước ta được
sử dụng chủ yếu như là một công cụ để soạn thảo văn bản thông thường, hoặc các công
việc lập trình, quản lý phức tạp, xử lý dữ liệu biểu bảng, thương mại, khoa học v.v… thì
giờ đây, cùng với sự vươn xa của mạng internet trên lãnh thổ Việt Nam máy tính còn là
phương tiện bạn có thể ngồi trên bàn làm việc cá nhân tại gia đình mà trao đổi thông tin
liên lạc đi khắp toàn cầu.
Nền tin học càng phát triển thì con người càng có nhiều những phương pháp mới,
công cụ mới để xử lý thông tin và nắm bắt được nhiều thông tin hơn. Tin học được ứng
dụng trong mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Việc áp dụng tin học vào
trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, du lịch là một xu hướng tất yếu.
Kết quả của việc áp dụng tin học trong quản lý là việc hình thành các hệ thống thông
tin quản lý nhằm phục vụ cho nhu cầu xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin cho các chủ sở
hữu hệt thống đó. ở nước ta hiện nay trong những năm gần đây các ứng dụng tin học vào
quản lý đang ngày một nhiều hơn đa dạng hơn.
Quản lý kho tàng là một trong những ví dụ điển hình về vấn đề quản lý. Nếu như
không được tin học hoá việc quản lý sẽ vất vả hơn rất nhiều với khối lượng kho tàng của
rất nhiều loại hàng. Hệ thống quản lý từ trước tới nay chủ yếu là phương pháp thủ công,
thông qua hàng loạt sổ sách rời rạc, phức tạp nên người quản lý gặp rất nhiều khó khăn
trong việc như nhập, xuất, thống kê tìm kiếm và giao dịch. Do đó các thông tin cần quản
lý phục vụ kinh doanh không tránh khỏi sự dư thừa hoặc không đầy đủ dữ liệu, thêm nữa
phương pháp quản lý theo kiểu thủ công lại rất tốn kém về thời gian, công sức và đòi hỏi
về nhân lực. Chính vì lẽ đó mà việc quản lý kho tàng với sự trợ giúp của máy tính, tin học
ra đời ngoài việc giảm bớt thời gian công sức cho người quản lý kinh doanh mà còn đảm
bảo được yêu cầu “nhanh chóng- chính xác- hiệu quả”.
Nhận thức được vấn đề nêu trên nên em đã chọn đề tài :“ Thực trạng quản trị kho
tàng tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu”. Làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp
của mình.
5



Chuyên đề này được chia làm 3 chương
Chương 1: Giới thiệu khái quát về công ty TNHH thương mại và xuất nhập khẩu
Chương 2: Thực trạng quản lý kho tàng tại công ty TNHH thương mại và xuất nhập
khẩu
Chương 3:Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị kho tàng tại công ty TNHH
thương mại và xuất nhập khẩu
Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Việt Lâm đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo cho
em hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Trong một khoảng thời gian có hạn trình
độ và kinh nghiệm còn hạn chế nên chương trình quản lý kho tàng này không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong được sự quan tâm chỉ bảo của các thầy cô giáo để bài
báo cáo của em được hoàn thành tốt hơn . Em rất mong được tiếp thu những ý kiến đóng
góp chân thành, chỉ bảo để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình phục
vụ tốt hơn cho công tác thực tế sau này.

6


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ
XUẤT NHẬP KHẨU
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1.1. Thông tin về công ty
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
Mã số thuế: 0101891176
Địa chỉ: Số 7, ngõ 544, phố Nguyễn Văn Cừ, Phường Gia Thuỵ, Quận Long Biên, Hà Nội
Tên giao dịch: IMPORT EXPORT AND TRADING CO.,LTD
Giấy phép kinh doanh: 0101891176 - ngày cấp: 17/03/2006
Ngày hoạt động: 08/04/2006
Điện thoại: 0435566648 - Fax: (hide)

Giám đốc: NGUYỄN THẾ ÁNH / NGUYỄN THẾ ÁNH
1.1.2. Các giai đoạn phát triển của công ty.
Ngày 08/04/2006 Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩu chính thức được
thành lập, số ĐKKD 0101891176 do Sở KH&ĐT Hà Nội cấp ngày 17/03/2006 với số vốn
ban đầu là :1.900.000.000Vnđ (Một tỷ chín trăm triệu đồng ) với nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh chủ yếu là:
Kinh doanh các sản phẩm Sữa
Kinh doanh các sản phẩm Sữa thêm nước trái cây tươi
Kinh doanh các sản phẩm Sữa chua ăn
Đến tháng 01 năm 2010, ban lãnh đạo Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập
khẩu đã tăng tổng vốn ban đầu lên: 5.000.000.000Vnđ (Năm tỉ đồng chẵn) Với thành
viên, tỉ lệ vốn góp là không thay đổi. Cho đến nay với tuổi đời trên 6 năm hoạt động kinh
doanh Công ty TNHH Thương mại và xuất nhập khẩuđã và đang có những bước đi vững
chắc trên thị trường để khẳng định vị thế, vai trò của mình đối với xã hội. Với mặt hàng
sản xuất sữa và các sản phẩm từ sữa là chủ yếu Công ty đã góp một phần không nhỏ vào
việc phát triển xã hội, tạo công ăn việc làm cũng như nâng cao đời sống nhân dân địa
phương, tham gia các hoạt động từ thiện góp phần phát triển xã hội. Với phương châm
năng suất - chất lượng - hiệu qủa, từ khi thành lập cho đến nay công ty luôn là bạn hàng
tin cậy của khách hàng trên cả nước. Trong phương hướng phát triển những năm tiếp
7


theo, công ty không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng quy mô sản xuất cũng
như thị phần (khách hàng) cuả công ty để khẳng định vững chắc hơn vị thế của mình
trong kinh doanh.
1.1.3. Các ngành nghề kinh doanh của công ty
Kinh doanh trên lĩnh vực thương mại bán buôn, bán lẻ. Bao gồm phân phối các
chủng loại sữa Cô Gái Hà Lan
Mua, bán rượu, bia, nước giải khát;
Dịch vụ trang trí nội thất, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng ôtô theo hợp đồng;

Dịch vụ thương mại; Dịch vụ tư vấn, thiết kế, tạo mẫu nhãn mác hàng hóa sản phẩm in,
quảng cáo, nghiên cứu thị trường
1.2. Các đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh doanh
1.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty
Ban giám đốc
+ Giám đốc
+ Phó giám đốc

Phòng
Phòng
Phòng
Phòng
Phòng
Bộ phận
giao
kinh
tài chính
kỹ thuật
vận
kho
dich
và
doanh
kế toán
chuyển
mua
maketing
Một doanh nghiệp hay tổ chức bất kỳ nào muốn hoạt động một hàng
cách hiệu quả thì vấn

đề tổ chức, quản lý là vô cùng quan trọng.
Để thấy rõ bộ máy quản lý của công ty hoạt động ra làm sao ta đi sâu vào từng bộ
phận.
 Ban giám đốc :
- Giám đốc: là người trực tiếp quản lý điều hành và chỉ đạo mọi hoạt động kinh
doanh của công ty.
8


- Phó giám đốc: là người giúp giám đốc điều hành các mảng hoạt động mà ban giám
đốc giao phó.
Phòng giao dịch và mua hàng.
Mua hàng hóa của các nhà cung ứng và bán cho người tiêu dùng.
 Phòng Marketing:
Phân tích và nghiên cứu thị trường tìm ra các cơ hội và cơ hội hấp dẫn phù hợp với
năng lực của công ty.
 Phòng vận chuyển:
- Lựa chọn phương án vận chuyển cho các kênh phân phối dựa trên cơ sở phân tích
các danh mục sản phẩm, khối lượng hàng hóa phù hợp và kịp thời..
 Phòng kỹ thuật:
- Kiểm tra chất lượng theo mẫu những mặt hàng nhập về.
- Tư vấn thắc mắc hay yêu cầu cho khách hàng. Tiến hành sửa chữa, bảo hành đối
với các sản phẩm mà công ty cam kết bảo hành.
 Phòng tài chính kế toán :
Ghi chép tính toán phân tích, tổng hợp các số liệu kế toán, các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh trong kỳ lập báo cáo tài chính…. để lập các báo cáo tài chính một cách kịp thời
và chính xác.
 Bộ phận kho

9



1.2.2. Đặc điểm về đội ngũ lao động
Biểu 1.1: Đặc điểm đội ngũ lao động Công ty

Các chỉ tiêu

Tổng số LĐ

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

So sánh 2013/2012

So sánh 2014/2013

Số LĐ

Số LĐ

Số LĐ

Số


Số LĐ


TT%

705

TT%

731

TT%

775

TL%
26

3,69

TT%

TL%

44

6,02

TT%

1. Theo tính chất LĐ
-


LĐ trực tiếp

550

78

565

77,29

593

76,52

15

2,73

-0,71

28

4,95

-0,77

-

LĐ gián tiếp


155

22

166

22,71

182

23,48

11

7,09

0,71

16

9,64

0,77

2. Theo giới tính
-

LĐ nam

479


67,94

499

68,26

535

69,03

20

4,18

0,32

36

7,21

0,77

-

LĐ nữ

226

32,06


232

31,74

240

30,97

6

2,65

-0,32

8

3,45

-0,77

3. Theo độ tuổi
-

Dưới 30 tuổi

399

56,6


445

60,9

483

62,3

46

11,53

4,3

38

8,54

1,4

-

Từ 30 -45 tuổi

179

25,4

177


24,2

193

24,9

-2

-1,1

-1,2

16

9,04

0,7

-

Trên 45 tuổi

127

18,0

109

14,9


99

12,8

-18

14,17

-3,2

-10

-9,17

-2,1

10


-Xét theo độ tuổi:
+ Số lao động dưới 30 tuổi: Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng số lao động, cụ thể
2012 là 399 gười chiếm 56,6%, sang năm 2013 tăng thêm 46 người, tỷ trọng tăng 4,3%,
tỷ lệ tăng 11,53%. Đến năm 2014 tổng số lao động này là 483 người so với 2013, tỷ lệ
tăng 8,54%, tỷ trọng là 62,3% tăng 1,4% so với 2013.
+ Số lao động trong độ tuổi từ 34 – 45 tuổi: Cũng có sự biến động qua các năm
nhưng mức biến động rất nhỏ. Năm 2012 tổng số lao động này là 179 người, chiếm
25,4%, năm 2013 là 177 người, tỷ lệ giảm là 1,1%, tỷ trọng chiếm 24,2%, đến năm 2014
là 193 người chiếm 24,9% tăng 0,7% về tỷ trọng, tỷ lệ tăng là 9,04%.
+ Số lao động trên 45 tuổi: Chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các nhóm tuổi: Năm
2012 tổng số có 127 người chiếm 18% trong tổng số, đến năm 2013 là 109 người chiếm

14,9%, giảm 3,1%, năm 2014 là 99 người chiếm 12,8%, giảm 2,1% so với 2013.
- Xét theo giới tính:
+ Lao động nam: Qua bảng số liệu ta thấy tỷ trọng lao động nam nhiều hơn tỷ trọng
lao động nữ, điều này là hợp lý bởi nó phụ thuộc vào tính chất công việc. Lĩnh vực kinh
doanh của công ty phần lớn là các công việc phù hợp với nam giới như thi công các công
trình, sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy…Các công việc này đòi hỏi số lượng lớn lao động là
nam. Cụ thể: Năm 2012 số lao động nam là 479 người, chiếm tỷ trọng 67,94%, đến năm
2013 là 499 người tăng 20 người so với 2012, tỷ lệ tăng 4,18%, tỷ trọng tăng 0,32%. Đến
năm 2014, số lao động nam là 535 người tăng 36 người so với 2013, với tỷ lệ tăng 7,21%,
tỷ trọng của lao động nam lúc này là 69,03%, tăng 0,77%.
+ Lao động nữ: Trong 3 năm qua số lao động nữ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số
lao động, chỉ bằng gần nửa số lao động nam. Cụ thể: Năm 2012 có 226 người chiếm
32,06 % trong tổng số lao động. Đến năm 2013 tăng lên 232 gười tương đương với tỷ lệ
tăng 2,65%, tỷ trọng chiếm 31,74%. Năm 2014 số lao động nữ tăng lên 8 người so với
2013, tỷ lệ tăng 3,45 %, tỷ trọng giảm 0,77% so với 2013 tức là chiếm 31,74%. Như vậy
số lao động nữ tuy tăng lên qua các năm nhưng tỷ trọng lại có xu hướng giảm, điều này
phù hợp với đặc trưng ngành nghề của công ty.

11


- Xét về cơ cấu lao động theo tính chất lao động:
+ Lao động trực tiếp: Là loại lao động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của
công ty, số lao động này tăng dần lên theo từng năm. Do đặc điểm lĩnh vực kinh doanh
của công ty mà đòi hỏi số lượng lao động trực tiếp lớn hơn. Cụ thể: Năm 2012 tổng số lao
động trực tiếp là 550 người chiếm 78 % trong tổng số lao động, đến năm 2013 tăng thêm
15 người tương ứng với tỷ lệ tăng 2,73%, nhưng tỷ trọng lúc này giảm xuống còn
77,29%. Năm 2014 tăng 28 người so với 2013 tương đương tăng 4,95 %, tỷ trọng chiếm
76,52%. Như vậy mặc dù chiếm tỷ trọng lớn nhưng tỷ trọng của lao động trực tiếp lại
giảm dần qua các năm.

+ Lao động gián tiếp: Chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng số lao động, số
lượng lao động này cũng được bổ sung hàng năm và tỷ trọng của nó cũng tăng dần trong
thời gian qua. Cụ thể: Năm 2012 số lao động này là 155 người chiếm tỷ trọng 22%, đến
2013 đã tăng thêm 11 người và tỷ trọng cũng tăng 0,71% so với 2012 tức là chiếm
22,71% trong tổng số lao động, tỷ lệ tăng 7,09%. Đến năm 2014 tăng 16 người so với
năm 2013, tỷ lệ tăng 9,64%, tỷ trọng của lao động gián tiếp lúc này chiếm 23,48%, tăng
0,77% so với 2013. Như vậy hiện nay công ty đang có xu hướng sắp xếp lại cơ cấu lao
động để hình thành một cơ cấu tối ưu, bộ phận lao động gián tiếp được sắp xếp theo
hướng gọn nhẹ, phù hợp, đúng chức năng, giảm bớt những vị trí không cần thiết.
1.2.3. Đặc điểm về tình hình tài chính
Biểu 1.2: Đặc điểm tình hình tài chính Công ty
CÂN ĐỐI TÀI CHÍNH
TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN

Tỷ trọng năm
2014
91.58

I. Tiền và các khoản tương đương tiền

6.91

Tỷ trọng năm
2013
98.20

Tăng giảm
-6.63


4.91

2.00

II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn
III. Các khoản phải thu ngắn hạn

12.30

0.00

12.30

IV. Hàng tồn kho

66.03

84.65

-18.62

8.65

-2.31

V. Tài sản ngắn hạn khác

6.34

12



B. TÀI SẢN DÀI HẠN

8.42

1.80

6.63

8.42

1.80

6.63

I. Các khoản phải thu dài hạn
II. Tài sản cố định
III. Bất động sản đầu tư
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
V. Tài sản dài hạn khác
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

100.00

100.00

A. NỢ PHẢI TRẢ

51.05


73.82

-22.77

I. Nợ ngắn hạn

51.05

73.82

-22.77

1. Vay ngắn hạn

26.81

21.15

5.67

2. Phải trả người bán

20.04

52.67

-32.63

NGUỒN VỐN


3. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
4. Phải trả người lao động

0.52

0

0.52

5. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn

3.68

0

3.68

B. NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU

48.95

26.18

22.77

I. Nguồn vốn kinh doanh

40.19


21.10

19.09

VI. Lợi nhuận chưa phân phối

8.75

5.08

3.67

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

100.00

100.00

khác
II. Nợ dài hạn

13


1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2010-2014
1.3.1. Kết quả về cung cấp dịch vụ của công ty giai đoạn 2010-2014
Biểu 1.3: Kết quả cung cấp dịch vụ của Công ty
Chỉ tiêu

2012


2013

2014

Doanh số

105tỷ

121tỷ

139tỷ

Khách hàng

1150

1200

1250

Bao phủ

100%

100%

100%

Sản phẩm mới


55tỷ

139tỷ

261tỷ

Chính sách giá

5%

5%

5%

Chính sách công nợ

15%

15%

15%

Quan hệ khách hàng

Vip shop

Vip shop

Vip shop


Tháng

Doanh số

1

8.625

2

4.27

3

21.065

4

29.094

5

12.915

6

10.506

7


17.443

8

23.53

9

8.824

10

1.139

11

1.168

12

0.421

14


1.3.2. Kết quả về hoạt động mở rộng thị trường
Biểu 1.4: Kết quả hoạt động mở rộng thị trường
Tiêu chí
đánh

giá
Đối
tượng
khách
hàng

Dinh dưỡng

VIP shop

Căng tin, nhà Các shop trọng
thuốc, phòng
điểm của các
khám các bệnh
khu vực
viện nhi, bệnh
viện sản.

Trưng
bày

Bán lẻ

Các cửa
hàng có khả
năng bán được
sữa bột các loại

Các cửa
hàng nhỏ lẻ,

tạp hóa, các
quán cà phê

Thanh
toán ngay

Người
tiêu dùng

Tất cả
các đối tượng

Khả
năng chi
trả

Nợ 30 ngày
thanh toán

Nợ 5 ngày thanh
toán

Nợ 3
ngày thanh
toán

Thói
quen

Quan tâm đến

chính sách
của các hãng

Ảnh hưởng
nhiều bởi thông
tin cạnh tranh
của các hãng

Sự luân
chuyển của hàng
hóa

Lợi ích

Thưởng trên
số kê đơn và
số lượng
khách hàng

Hỗ trợ triển khai
Hỗ trợ
trưng bày và
tiền trưng bày và
thưởng doanh
thưởng doanh số
số hàng tháng, hàng tháng, quý.
quý, hỗ trợ nhân
viên tiếp thị trực
tiếp tại cửa hàng


Các
chương trình
khuyến mãi
các sản
phẩm sữa
nước

Các
chương trình đổi
quà, khuyến mại.

Nhân tố
quyết
định
mua

Vị thế sản
phẩm trong
kênh y tế

Lợ nhuận và sự
đầu tư của nhà
cung cấp, uy tín
sản phẩm trên
thị trường

Thái độ
phục vụ và
chăm sóc
khách hàng


Thái độ
tư vấn, thái độ
phục vụ

Lợi
nhuận, thái độ
phục vụ. uy tín
sản

15

Ảnh
hưởng nhiều


1.3.3. Kết quả về doanh thu , lợi nhuận
Biểu 1.5: Báo cáo thu nhập
BÁO CÁO THU NHẬP
Khoản mục
Doanh thu thuần
Thu nhập khác
Doanh thu tài chính
Giá vốn hàng bán
Chi phí quản lý doanh nghiệp

Năm 2014

Năm 2013


Chênh lệch

%

69,779,624,527

132,247,465,368

-62,467,840,841 -47.24

2,029,374,970

1,939,412,016

190,457,683

247,763,744

-57,306,061 -23.13

69,485,288,466

130,999,112,267

-61,513,823,801 -46.96

2,049,274,217

2,969,071,375


-919,797,158 -30.98

464,894,497

466,457,486

89,962,954

4.64

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
(EBIT)
Khấu hao
Lợi nhuận gộp (8=6+7)
Lãi vay

-1,562,989

24,604,960

24,604,960

489,499,457

489,499,457

-0.34

9,326,945


11,017,952

Lợi nhuận trước thuế (10=6-9)

455,567,552

455,439,534

128,018

0.03

Thuế TNDN

113,891,888

113,859,884

32,005

0.03

Lợi nhuận sau thuế

341,675,664

341,579,651

96,014


0.03

16

-1,691,007 -15.35


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ KHO TÀNG TẠI CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị kho tàng tại công ty
2.1.1. Các nhân tố bên trong của công ty
2.1.1.1. Năng lực sản xuất
Dutch Lady có hai nguồn cung cấp nguyên liệu chính là sữa tươi mua từ nông dân
trong nước và bột sữa nhập khẩu. Hiện nay, lượng sữa do nông dân cung cấp có thể đáp
ứng khoảng 25% nhu cầu sữa tươi của công ty. Để đảm bảo tính ổn định và chất lượng
của nguồn cung sữa này, Dutch Lady thường xuyên hỗ trợ các nông dân cải tiến kỹ thuật
và phát triển đàn bò sữa của họ. Đối với sản phẩm sữa bột, công ty chủ yếu nhập nguyên
liệu bột sữa từ New Zealand và Úc. Do sức tiêu thụ sữa tươi ngày càng tăng và sức tiêu
thụ sữa bột giảm do thu nhập người dân ngày càng tăng nên Dutch Lady đang giảm bớt tỷ
lệ nguyên liệu bột sữa nhập khẩu và tăng cường các nguồn cung cấp sữa tươi. Dutch Lady
hiện đang trong quá trình xây dựng các trại nuôi bò sữa phục vụ riêng cho công ty và đã
đầu tư khoảng 11 tỷ đồng (0,7 triệu USD) vào cuối năm 2006 để xây dựng 60 bồn chứa
sữa và các máy xử lý sữa công đoạn đầu và bảo quản sữa.
Trong thời gian qua, Dutch Lady đã không ngừng đổi mới công nghệ, đầu tư dây
chuyền máy móc công nghệ hiện đại, nâng cao công tác quản lý và chất lượng sản phẩm,
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Các nhà máy chế biến sữa hiện đại,
có qui mô lớn của Dutch Lady sản xuất 100% sản phẩm cho công ty do Dutch Lady
không đưa sản phẩm gia công bên ngoài (ngoại trừ nước ướng đóng chai). Hầu hết các
máy móc thiết bị đều được nhập từ châu Âu. Dutch Lady sở hữu một mạng lưới nhà máy
rộng lớn tại Việt Nam. Các nhà máy này thường hoạt động 60-70% công suất trong gần

suốt cả năm, ngoại trừ vào mùa khô từ tháng 6 đến tháng 8, nhà máy mới hoạt động 8090% công suất.
Dây chuyền sản xuất sữa đặc có đường: Công suất 307 triệu lon/năm
Dây chuyền sản xuất sữa tươi tiệt trùng, sữa chua uống, và nước ép trái cây: công
suất 237 triệu lít/năm. Dutch Lady đang có kế hoạch đầu tư thêm các máy rót để linh động
hơn trong sản xuất.

17


Dây chuyền sản xuất sữa chua: Công suất khoảng 56 triệu lít/năm. Dutch Lady đang
có kế hoạch nâng cấp các dây chuyền sản xuất sữa chua tại các nhà máy tại Cần Thơ, TP
Hồ Chí Minh, Nghệ An và Bình Định.
Dây chuyền sản xuất sữa bột: Công suất khoảng 19.000 tấn/năm.
Nhà máy sản xuất cà phê: Mỗi năm sản xuất khoảng 1.500 tấn cà phê uống liền và
2.500 tấn cà phê rang nguyên hạt. Dutch Lady đang có kế hoạch đầu tưnâng sản lượng
của nhà máy lên thêm 568.047/tấn/năm.
Nhà máy sản xuất bia: Công suất khởi điểm 50 triệu lít/năm và về sau sẽ tăng đến
100 triệu lít/năm.
2.1.1.2. Tài chính doanh nghiệp

 Khả năng thanh toán
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của DUTCH LADY trong giai đoạn năm
từ năm 2012 -> năm 2014 có chiều hướng giảm dần cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của
DN chưa thật hiệu quả cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra. Một
phần do công ty tăng các khoản vay nợ mở rộng các nhà máy sản xuất. Tuy nhiên chỉ số
này vẫn nằm ở mức an toàn cao.
Chỉ số ROE của DUTCH LADY tăng dần qua các năm từ năm 2012 và năm 2014
lần lượt là 26.27% và 45.27%. Con số này cho thấy DUTCH LADY đã có hiệu quả cao
và phát triển vượt bậc kể từ năm 2012 trở đi. Năm 2014 đã đánh dấu bước tiến mạnh của
doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp trở thành công ty làm ăn có hiệu quả vốn cao.

18


Các chỉ số ROA, ROR có xu hướng tăng dần từ 2013 và năm 2014, nên khả năng sẽ
tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao trong năm 2011.
 Các hệ số tài chính cơ bản:
Cơ cấu vốn:

Xu hướng sử dụng nợ của DUTCH LADY tăng dần qua các năm cho thấy DUTCH
LADY tiếp tục đầu tư mở rộng quy mô sản xuất góp phần tạo ra bước đột phá về doanh
thu lợi nhuân trong thời gian tới. Việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả không chỉ giúp
DUTCH LADY tăng trưởng mạnh mẽ mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro trong kinh
doanh.
 Năng lực hoạt động

Vòng quay hàng tồn kho của DUTCH LADY có xu hướng giảm dần trong giai đoạn
từ năm 2013 -> năm 2014 lần lượt từ 8.32 -> 6.97 lần. Vòng quay các khoản phải thu có
xu tăng dần qua các năm từ 12.70 lần năm 2012 lên 14.16 lần năm 2014. Việc vòng quay
các khoản phải thu tăng chứng tỏ số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng ít đi,
lượng tiền mặt sẽ ngày càng tăng, giúp DN chủ động được nguồn vốn cho hoạt động sản
xuất, giảm thiểu việc đi vay vốn ngân hàng trong bối cảnh mặt bàng lãi suất cho vay chưa
có dấu hiệu hạ nhiệt ngay cả trong năm 2011 này.
2.1.1.3. Chi phí đầu tư
Để góp phần vào khai thác tiềm năng và phát triển ngành chăn nuôi bò sữa công
nghệ cao, Dutch Lady đã đầu tư xây dựng một trang trại chăn nuôi bò sữa hiện đại, bậc
19


nhất Việt Nam và Đông Nam Á với tổng kinh phí đầu tư hơn 100 tỷ đồng tại tỉnh Nghệ
An và tổ chức khánh thành vào tháng 9/2013 vừa qua.

Năm 2012, Dutch Lady đã hoàn tất và đưa vào sử dụng nhà máy sữa Tiên Sơn đặt
tại khu công nghiệp Tiên Sơn - Bắc Ninh, sản xuất sữa tiệt trùng, sữa chua uống, sữa chua
ăn và nước trái cây, phục vụ cho khu vực phía Bắc. Dự án này được lên kế hoạch từ năm
2006 với giá trị đầu tư khoảng 18 triệu USD, thu hút khoảng 300 lao động.
Trong năm 2012, DUTCH LADY cũng đã đưa dây chuyền sữa chua men sống
Probi vào sản xuất với công suất 3,5 triệu lít/năm, đây là loại men Probiotics, có tác dụng
tổng hợp các vitamin nhóm B, tăng cường sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa và phòng ngừa
các bệnh đường ruột. Công nghệ này đã được các nước phát triển áp dụng và đây là lần
đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam.
Tháng 12 năm 2012, giai đoạn 2 của nhà máy cà phê Sài Gòn cũng đã hoàn tất, nâng
công suất của nhà máy lên 6.000 tấn cà phê rang xay và 1.500 tần cà phê hòa tan.
Dutch Lady đã lên kế hoạch xây dựng một nhà máy mega tại Bình Dương với giá trị
đầu tư lên tới 1.330 tỷ đồng, một nhà máy nước giải khát có lợi cho sức khỏe có giá trị
đầu tư là 392 tỷ đồng. Công ty cũng sẽ di dời 2 nhà máy từ Thủ Đức về Bình Dương.
2.1.1.4. Chính sách đối với người lao động
Đảm bảo công việc đầy đủ cho người lao động, thu nhập của người lao động ngày
càng cải thiện. Ngoài thu nhập từ lương, người lao động còn có thu nhập từ lợi nhuận
được chia theo tỷ lệ sở hữu của họ trong Công ty nếu Công ty làm ăn có lãi.
Thực hiện đầy đủ, quyền lợi và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng với quy
định của pháp luật.
Chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có công lao đóng góp cho
Công ty, có biện pháp kỷ luật đối với những cá nhân có hành động ảnh hưởng xấu đến
quyền lợi và uy tín của Công ty.
Hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động tham gia các khóa đào tạo
trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ.
Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình triển Công ty nhằm gia
tăng về chất.

20



Với chiến lược phát triển của ngành sữa hiện nay, Công ty Sữa Dutch Lady đã xác
định yếu tố “con người” sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Do đó, vào năm 1993, Dutch Lady đã ký hợp đồng dài hạn với Trường Đại học Công
nghệ sinh học ứng dụng Moscow thuộc Liên bang Nga để gửi con em cán bộ, công nhân
viên sang học ở các ngành: công nghệ sữa và các sản phẩm từ sữa; tự động hóa quy trình
công nghệ và sản xuất; máy móc thiết bị sản xuất thực phẩm; quản lý trong ngành sữa
nhằm xây dựng lực lượng lao động kế thừa gắn bó với công ty trong tương lai . Thêm vào
đó, con em của cán bộ công nhân viên nào vừa đậu đại học hoặc đang học tại các trường
đại học chính quy, học lực giỏi, có nhu cầu về làm tại Dutch Lady, công ty sẽ đài thọ chi
phí đưa các em sang học chuyên ngành sinh vật tại Nga trong thời gian 6 năm. Đến nay,
công ty đã hỗ trợ cho hơn 50 em đi học theo diện này. Không chỉ hỗ trợ con em trong
ngành, Dutch Lady còn tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học tại
TPHCM và đưa đi du học chuyên ngành ở nước ngoài. Nhờ những chính sách “chiêu hiền
đãi sĩ” được thực hiện một cách bài bản, Dutch Lady đã đào tạo được đội ngũ kỹ sư
chuyên ngành sữa giỏi.
2.1.1.5. Năng lực Marketing
Dutch Lady có chiến lược marketing trải rộng. Công ty quảng cáo sản phẩm của
mình trên các phương tiện truyền thông và thông qua các hoạt động cộng đồng như tài trợ
các chương trình trò chơi giải trí trên truyền hình, tặng học bổng cho các học sinh giỏi và
tài trợ các chương trình truyền hình vì lợi ích của cộng đồng và người nghèo. Bên cạnh
các hoạt động marketing nêu trên, Dutch Lady còn cung cấp dịch vụ tư vấn dinh dưỡng
tại các trung tâm dinh dưỡng của công ty. Các trung tâm tư vấn này vừa hoạt động có thu
phí vừa gián tiếp đưa sản phẩm của công ty ra thị trường.
Dutch Lady đã xây dựng Chiến dịch tiếp thị truyền thông đa phương diện nhằm giúp
người tiêu dùng hiểu rõ lợi ích “tươi, thuần khiết, đến trực tiếp từ thiên nhiên” thông qua
chiến lược nhân cách hoá hình ảnh của những chú bò sữa mạnh khoẻ, vui nhộn, năng
động. Hình ảnh những cánh đồng cỏ xanh rì, bát ngát, đầy ánh nắng, gắn với nó là những
chú bò đang vui vẻ nhảy múa, hát ca, thể hiện sự gần gũi với thiên nhiên. Đây thật sự là
một hình ảnh đầy cảm xúc có tác dụng gắn kết tình cảm của người tiêu dùng với

thươnghiệuDutch Lady. Qua đó, khẳng định Dutch Lady là vị trí số 1 của thương hiệu
21


Việt, là niềm tự hào của người Việt Nam; xây dựng giá trị tình cảm mới của thương hiệu
Dutch Lady - hiện thân của “cuộc sống tươi đẹp hơn”.
2.1.2. Các nhân tố bên ngoài
2.1.2.1. Khách hàng
- Giới trẻ
- Người trung niên và cả thành phần lớn tuổi
2.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của ngành sữa, nên các công ty đang hoạt động
trong ngành có thể dễ dàng cải thiện doanh thu. Với những đặc điểm hấp dẫn của ngành,
thị trường sữa đang trở nên đông đúc hơn và cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Hiện
nay thị trường sữa, ngoài hai công ty lớn chia sẻ thị trường là Vinamilk và Dutch Lady
Việt Nam.
Nhiều công sữa ty nội địa đã dược thành lập, tập trung vào chỉ một hoặc hai phân
khúc thị trường như sữa tươi hoặc sữa bột. Hanoimilk là đối thủ cạnh tranh tiềm năng lớn
với Vinamilk trên thị trường sữa tươi cho trẻ em, bên cạnh Dutch Lady Việt Nam. Ở thị
trường sữa bột, sự cạnh tranh rất gay gắt do sự hiện diện của rất nhiều nhà sản xuất, cả
trong nước lẫn nước ngoài. Nhờ đang tận hưởng mức tăng trưởng cao, nên các công ty
nhỏ hơn không thật sự phải cạnh tranh để tăng thị phần. Với những công ty mới gia nhập,
rất khó có thể thâm nhập vào thị trường tập trung cao độ bởi 2 công ty lớn, do khách hàng
của các sản phẩm tiêu dùng như sữa rất phân tán, không ai có thể tác động cụ thể đến sản
phẩm hoặc giá cả.
Dutch Lady Việt Nam
Các sản phẩm của Dutch Lady Việt Nam được bán ở khoảng 80.000 điểm bán hàng
từ 3 trung tâm phân phối và 5 phòng kinh doanh. Với một mạng lưới phân phối dày đặc,
sản phẩm của công ty có thể tìm được ở hầu như mọi nơi, cả thành thị và nông thôn.
Vào tháng 4 năm 2013, công ty thực phẩm Friesland vận hành nhà máy thứ hai có

chi phí đầu tư 40 triệu đô la ở miền Bắc Việt Nam với sản lượng 200.000 tấn một năm. Cơ
sở mới này sẽ giúp tăng sản lượng và giảm chi phí vận chuyển.

22


Phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu
Phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu đắt đỏ là mối lo ngại chính của Vinamilk và
các đối thủ cạnh tranh của công ty. Thị trường nội địa chỉ có thể cung cấp một phần nhỏ
cho sản xuất nội địa do nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, những người mua lớn có quyền lực
định giá lớn và buộc các trang trại chấp nhận mức giá không kinh tế. Thứ hai, qui mô
trung bình của các đàn bò nhỏ, có nghĩa là thiếu tính kinh tế về qui mô. Hơn thế nữa, hầu
hết những người chăn nuôi bò sữa đều thiếu kinh nghiệm và thiết bị tiêu chuẩn quốc tế,
do đó sữa tươi không thật sự có chất lượng tốt. Chi phí tăng cùng với thu nhập thấp khiến
cho rất nhiều trang trại bò sữa ngừng hoạt động.
Cạnh tranh khốc liệt hơn
Trong đó Dutch Lady là công ty mạnh nhất trên thị trường sữa nước. Được hỗ trợ
bởi dòng vốn từ công ty mẹ, Dutch Lady Việt Nam không phải đặt mục tiêu quá cao về
hiệu quả sinh lời như Vinamilk, do đó chiến lược cạnh tranh của công ty này tương đối
linh hoạt hơn Vinamilk.
Dutch Lady Việt Nam có nhiều kinh nghiệm hơn Vinamilk trong việc khai thác các
phân khúc thị trường hẹp nhưng tăng trưởng cao thông qua các chiến lược marketing tinh
vi.
Công ty cũng đang bị thách thức bởi các sản phẩm nhập khẩu theo các cam kết gia
nhập WTO. Việc giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm từ sữa đã được thi hành từ tháng 8
năm 2012 như là một nỗ lực của chính phủ nhằm giảm bới sự bùng nổ giá sữa.
2.1.2.3. Dân số
Việt Nam đánh giá là một thị trường tiềm năng với hơn 86 triệu dân, hơn một nửa
trong số đó dưới 25 tuổi, tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh với mức từ
15-20% năm, theo dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi và

tiếp tục tăng gấp đôi vào năm 2020, mức tiêu thụ sữa trung bình của Việt Nam hiện nay
khoảng 9kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90.
2.1.2.4. Kinh tế
Thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam đang được cải thiện và dự đoán là năm
2013 xấp xỉ 1024 USD, điều đó cho thấy nhu cầu của con người ngày càng cải thiện,

23


được ăn ngon mặc đẹp cũng như được chăm sóc tốt về sức khỏe đặc biệt là cho trẻ em. Vì
vậy thị trường sữa được đánh giá là sẽ còn tăng trưởng mạnh trong những năm tới.
Hơn thế nữa, đất nước đang được đô thị hóa một cách nhanh chóng với tốc độ tăng
trưởng dân số đô thị trung bình là 3,2%/năm giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2012, trong
khi đó tốc độ tăng dân số trung bình khu vực nông thôn chỉ đạt 0,7%/năm trong giai đoạn
này. Việc dân số đô thị đang gia tăng có mối liên hệ chặt chẽ với sự gia tăng của mức tiêu
thụ sữa bình quân đầu người. Trong giai đoạn 2010 - 2012, mức tiêu thụ các sản phẩm sữa
trung bình hàng năm tại thị trường Việt Nam tăng 31,5%, khá cao so với mức tăng trưởng
trung bình của khu vực là 14 - 15%. Trong 5 năm sắp tới, dự kiến mức tăng trưởng sẽ
được duy trì cao hơn mức tăng trưởng trung bình của khu vực, đạt 16,9%. Trong đó, sữa
nước (bao gồm sữa tươi và sữa tiệt trùng) sẽ là phân khúc tăng trưởng nhanh nhất được hỗ
trợ bởi nhận thức tốt hơn của người tiêu dùng. Do các lợi ích về mặt sức khỏe và ngày
càng được nhìn nhận như là một nhân tố quan trọng trong dinh dưỡng của trẻ nhỏ, các sản
phẩm sữa tươi tạo ra một hình ảnh khá tốt đẹp trong lòng người tiêu dùng.
2.1.2.5. Điều kiện tự nhiên, nguyên liệu
Lượng sữa tươi nguyên liệu trong nước không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Năm
2012 lượng sữa nguyên liệu nội địa đạt 235.000 tấn, mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu
sữa của các nhà sản xuất. Sản xuất quy mô nhỏ, kém hiệu quả là đặc điểm của ngành chăn
nuôi bò sữa trong nước. Hiện nay các công ty sữa phải nhập khẩu khoảng 70% nhu cầu
nguyên liệu. Điều này khiến họ dễ bị tổn thương. Giá sữa nguyên liệu đã tăng 100% trong
năm 2012 trước khi giảm trở lại. Hiện nay sữa nguyên liệu vào khoảng 3.500 đô la một

tấn bột sữa gầy, cao hơn 20% mức giá vào đầu năm 2012. Gánh nặng này rơi trực tiếp
xuống các nhà sản xuất nội địa, đặc biệt là những công ty không có các hợp đồng mua
nguyên liệu dài hạn trong tay.
2.1.2.6. Chính trị
Chính phủ Việt Nam đang thực thi một kế hoạch phát triển nâng cao thể lực thông
qua mức tiêu thụ sữa cao hơn. Một trong những mục tiêu của kế hoạch là phát triển ngành
sữa nội địa bằng cách tăng quy mô đàn bò lên trên 200.000 con (gấp hơn 2 lần quy mô
đàn hiện tại) và tăng sản lượng sữa tươi lên 350.000 tấn vào năm 2010. Với kế hoạch này,
chính phủ đặt mục tiêu tạo ra một ngành công nghiệp nội địa không phụ thuộc vào nhập
24


×