Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

bài tập hết môn quản lý dịch vụ y tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.98 KB, 32 trang )

BÀI TẬP HẾT MÔN: Nhóm 2-k13B

Thành viên của nhóm:
JNguyễn Phương Anh (nhóm trưởng)
JHà Ngọc Anh
JNguyễn Trà My
JPhí Thị Kim Oanh
JPhan Thảo Nguyên
JNguyễn Thị Nga


Bài tập hết môn

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

I.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong cuộc sống, con người luôn luôn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ không những của
bản thân mà của cả gia đình. Không chỉ khi mắc bệnh thì con người mới có nhu cầu được
chạy chữa mà ngay cả lúc khoẻ mạnh chúng ta vẫn có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ. Dịch
vụ y tế luôn được chú trọng, bởi lẽ dịch vụ y tế không những liên quan trực tiếp đến sức
2


Bài tập hết môn
khỏe và đời sống của con người, liên quan đến nguồn lực của cả một quốc gia mà còn
liên quan đến sự bền vững lâu dài của quốc gia đó.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO): Dịch vụ y tế bao gồm tất cả các dịch vụ về chẩn
đoán, điều trị bệnh tật và các hoạt động chăm sóc, phục hồi sức khoẻ. Chúng bao gồm


các dịch vụ y tế cá nhân và các dịch vụ y tế công cộng. Cung cấp dịch vụ y tế là nguồn
lực đầu vào cơ bản của tình trạng sức khỏe cộng đồng, cùng với các yếu tố tác động với
sức khỏe. Việc cung cấp tốt dịch vụ y tế là yếu tố quan trọng của bất kỳ hệ thống y tế nào.
Dịch vụ y tế tốt cần được đảm bảo tuân thủ theo 10 nguyên tắc đó là: Tính toàn diện/ đầy
đủ; Độ bao phủ; Sự tiếp cận; Sự chấp nhận được; Tính liên tục; Chất lượng; Công bằng;
Hiệu lực; Hiệu quả; An toàn.
Bên cạnh những thành công đã đạt được tại Việt Nam như giảm thiểu những bệnh có
tính chất nguy hiểm và lây lan, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Việc
cung cấp các dịch vụ y tế còn nhiều thiếu sót, một bộ phận người dân vẫn chưa thực sự
được hưởng ứng một cách trọn vẹn những dịch vụ y tế. Điều đó cho thấy những dịch vụ y
tế cung cấp vẫn chưa tuân thủ được những yêu cầu của 10 nguyên tắc trên.
Phần bàn luận dưới đây của nhóm sẽ mô tả phần nào về thực trạng hoạt động cung cấp
DVYTDP và DVKCB tại Việt Nam theo 3 nguyên tắc: Tính liên tục, tính chất lượng và
công bằng. Đồng thời đưa ra các giải pháp, so sánh với thế giới. Ngoài ra nhóm còn bàn
luận về các mô hình đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế.

II.

TÍNH LIÊN TỤC

1. Khái niệm: là việc cung cấp dịch vụ cần được tổ chức để cung cấp cho từng người dân

với sự liên tục qua mạng lưới dịch vụ y tế, các tuyến chăm sóc sức khỏe.
2. Bàn luận tính liên tục trong Y tế dự phòng:

2.1 Tại Việt Nam
Tính liên tục được thể hiện qua việc thực hiện đầy đủ những chương trình mục tiêu
quốc gia hằng năm. Mỗi năm, Chính phủ lại ban hành quyết định về Danh mục các
Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình chăm sóc sức khỏe liên tục, đảm bảo về
thời gian lẫn không gian để phù hợp với cơ cấu bệnh tật. Kiểm soát các bệnh truyền

nhiễm, bệnh không lây nhiễm, vệ sinh phòng bệnh, cung ứng vắc xin định kì cho các cơ
sở y tế. Bộ Y Tế còn hưởng ứng “Tuần lễ tiềm chủng” thế giới do Tổ chức Y tế thế giới
khu vực Tây Thái Bình Dương phát động với chủ đề “ Chung tay cùng Tiêm chủng bảo
vệ cộng đồng”.
 Ưu điểm:

3


Bài tập hết môn
Ví dụ như tính liên tục thể hiện tại TYT xã đã thực hiện đầy đủ các chương trình y tế
quốc gia theo số 117/2014/ND-CP nghị định quy định xã, phường, thị trấn của bộ Y Tế và
sở Y Tế. TYT xã luôn được quán triệt thực hiện các chỉ đạo, thông báo, thông tư và quyết
định của các cấp, các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện thường kì qua nhiều
năm và hiện nay đã trở thành chương trình y tế hoạt động thường xuyên. Chương trình
phòng chống các dịch bệnh được triển khai hằng năm, với mục tiêu giảm số trưởng hợp
cũng như giảm tỷ lệ mắc qua các năm.
Chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) là một ví dụ điển hình nhất. Chương trình
bắt đầu triển khai ở Việt Nam từ năm 1981, giai đoạn thí điểm từ 1981-1984, đến năm
1985 chương trình được đẩy mạnh và triển khai trên phạm vi cả nước, với những nỗ lực
lớn của chương trình TCMR đã từng bước mở rộng về địa bàn cũng như đối tượng tiêm
chủng. Năm 1995 toàn bộ trẻ em đối tượng trên toàn quốc đã có cơ hội được tiếp cận với
TCMR. Từ năm 1985 triển khai 6 loại vắc xin phòng bệnh lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván,
sởi, bại liệt. Năm 1997, 4 loại vắc xin mới được triển khai miễn phí trong CTMR đó là
viêm gan A, viêm não Nhật Bản, thương hàn, tả. Hiện tại đã có 10 loại vắc xin phòng 12
bệnh được triển khai trong chương trình TCMR, các vắc xin này được tiêm chủng miễn
phí tại các TYT xã. Từ 1998 đến nay là giai đoạn duy trì và nâng cao chất lượng.

Biểu đồ 1. Kết quả tiêm chủng đầy đủ toàn quốc giai đoạn 1985 – 2012
Việt Nam đã đạt được những mục tiêu cam kết quốc tế là thanh toán bại liệt, loại trừ

uốn ván sơ sinh. Chương trình tại TYT xã mỗi tháng có 2 ngày tiến hành tiêm cho trẻ cố
định, có mũi tiêm nhắc lại, ngoài ra người dân có thể đưa trẻ đến các trung tâm dịch vụ
tiêm vắc xin phòng chống cho con em mình.
/>4


Bài tập hết môn
 Nhược điểm:

YTDP tuyến cơ sở hoạt động chỉ mang tính hình thức và theo các chiến dịch tại một
thời điểm nhất định. Bên cạnh nhưng chương trình được triển khai hàng liên tục năm thì
một số chương trình bị gián đọan do chỉ hoạt động dựa vào nguồn đầu tư của các dự án,
ví dụ như Chương trình phòng chống ma túy sử dụng thuốc Methadone cho người
nghiện. Tại Việt Nam, thuốc Methadone nằm trong danh mục thuốc gây nghiện độc bảng
B, được Bộ Y tế đưa vào danh mục thuốc thiết yếu để dùng cho: Chương trình điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone, nguồn cung ứng thuốc
được hưởng cơ chế ưu đãi, trợ giá của Chính phủ. Cục Phòng, chống HIV/AIDS (VAAC)
– Bộ Y tế ( MoH) đã bắt đầu triển khai thí điểm chương trình điều trị nghiện các chất
thuốc phiện bằng Methadone, tại Tp Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh và Tp Hải Phòng Tính đến
tháng 9/2014 trên cả nước đã có 38 tỉnh/thành phố triển khai chương trình điều trị
methadone, ở 90 cơ sở, có 20.190 bệnh nhân đăng ký điều trị. Chương trình điều trị
Methadone cho người nghiện ma túy đã được mở rộng. 80% kinh phí hoạt động từ viện
trợ quốc tế nhưng chưa đáp ứng yêu cầu. Cùng với đó, hiện nay nguồn kinh phí trong
nước và quốc tế cho công tác phòng chống HIV/AIDS, ma túy, mại dâm đang bị cắt giảm
nhiều và sẽ chính thức chấm dứt vào năm 2017. Nếu không tìm được giải pháp thay thế
nhanh chóng, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Những người
nhiễm HIV sẽ chết. Những bệnh nhân HIV đang điều trị ARV sẽ bị kháng thuốc, nguy cơ
căn bệnh thế kỷ sẽ bùng phát trở lại. Chẳng hạn với một bệnh nhân HIV đang điều chị
theo phác đồ 1 tiêu tốn khoảng 8 triệu đồng/ năm, khi bị kháng thuốc số tiền tiêu tốn gấp
10 lần. ( />Số người tử vong vì tai nạn giao thông khoảng 9.000 ca/năm được cho là khủng khiếp,

nhưng lượng người qua đời vì HIV tại Việt Nam có năm cao điểm lên tới 15.000 trường
hợp. Năm 2006, chúng ta ghi nhận đến hơn 30.000 ca HIV mới. Nhờ nguồn viện trợ quốc
tế và sự nỗ lực phòng, chống HIV/AIDS trên nhiều mặt, bắt đầu từ năm 2007 dịch HIV
tại Việt Nam giảm ở cả 3 tiêu chí (người nhiễm mới, người chuyển qua AIDS, và tử
vong).
http://113.171.224.207/videoplayer/FHI_Bao%20cao%20MMT_22-52014%20PM.pdf?
ich_u_r_i=3d275cfe432cdbd0b8229d1820dcc7f9&ich_s_t_a_r_t=0&ich_e_n_d=0&ich_
k_e_y=1645048906751463332436&ich_t_y_p_e=1&ich_d_i_s_k_i_d=1&ich_u_n_i_t=1
( Báo cáo đánh giá hiệu quả chương trình thí điểm điều trị nghiện các chất thuốc phiện
bằng Methadone)

2.2 So sánh tính liên tục trong YTDP trên thế giới
5


Bài tập hết môn
Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 27/3/2015 Ủy ban xác nhận
Loại trừ sởi Khu vực Tây Thái Bình Dương đã chính thức công nhận 3 nước Nhật Bản,
Căm-pu-chia, Bru-nây đạt mục tiêu loại trừ bệnh sởi. Cùng với 4 nước Australia, Hàn
Quốc, Mông Cổ, Ma Cao (Trung Quốc), hiện nay khu vực Tây Thái Bình Dương đã có 7
quốc gia thành công trong việc loại trừ căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm này. Vắc xin
phòng bệnh sởi đã được sử dụng tại Mỹ từ năm 1968 và cho đến nay đã được phổ biến
trên toàn thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới đưa Methadone vào danh mục thuốc thiết yếu. Trên thế giới việc
dùng methadone để điều trị nghiện heroin còn gọi là Liệu pháp methadone (LPM), đã
được áp dụng 40 năm nay ở nhiều quốc gia như Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Hong Kong... đã
chứng minh cải thiện tình trạng sức khỏe cho bệnh nhân và tình hình trật tự an toàn xã
hội. Họ có đầy đủ nguồn kinh phí, cũng như cơ sở vật chất, cán bộ được đào tạo chuyên
môn nên chương trình của họ không bị gián đoạn. Chương trình của họ được xác định
mang tính lâu dài. Họ có những chiến lược phù hợp để người nghiện được điều trị, giảm

thiểu số người mắc.

2.3 Giải pháp
Để đảm bảo tính liên tục được diễn ra trong cung cấp dịch vụ y tế cần tiếp tục triển
khai thực hiện các chương trình/dự án trong lĩnh vực Y tế dự phòng được phân
công nhằm tăng cường hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động, bảo đảm đủ khả năng
dự báo, kiểm soát các bệnh lây nhiễm, bệnh không lây nhiễm và các bệnh liên quan đến
môi trường, lối sống, phấn đấu đạt mục tiêu nâng cao sức khoẻ nhân dân trên địa bàn.
Tăng cường phối hợp liên ngành, tổ chức để đảm bảo việc giám sát cung cấp dịch vụ y tế.
Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, củng cố và phát triển các quan hệ hợp tác hiện có,
mở rộng quan hệ mới với các tổ chức quốc tế; tranh thủ nguồn kinh phí, kinh nghiệm
quản lý và khoa học công nghệ tiên tiến của các dự án có vốn đầu tư ngước ngoài; tăng
cường vận động và sử dụng hiệu quả nguồn viện trợ nước ngoài đẩy mạnh hợp tác về
chuyên môn, kỹ thuật, đào tạo chất lượng cao ứng dụng trong công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân. Về việc bảo đảm kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS,
bên cạnh nguồn ngân sách Nhà nước, tài trợ của các tổ chức quốc tế, các bộ, ngành, địa
phương phải tích cực tuyên truyền, đề xuất chính sách khuyến khích và huy động nguồn
lực của cộng đồng xã hội vào hoạt động này.
3. Bàn luận tính liên tục trong hệ khám chữa bệnh:

3.1 Tại Việt Nam
Tính liên tục trong công tác khám chữa bệnh đóng vai trò quan trọng, quyết định sự
sống còn của con người và sự phát triển ngành y tế của Việt Nam. Đảm bảo người dân
6


Bài tập hết môn
luôn được sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh hiệu quả tốt nhất và kịp thời khi họ cần.Dịch
vụ KCB của cơ sở y tế phụ thuộc vào các yếu tố:Nguồn nhân lực y tế được coi là một
trong những thành phần cơ bản và quan trọng nhất. Hiện nay số nhân lực y tế trên vạn

dân của Việt Nam được xếp vào nhóm những nước có tỷ lệ cao. Số lượng cán bộ y tế
(CBYT) trên vạn dân tăng từ 29,2 năm 2001 lên 34,4 năm 2008[*].
TTBYT cũng thường được sử dụng làm thước đo mức độ hiện đại của một đơn vị cơ
sở y tế, đồng thời cũng đóng góp vào chất lượng dịch vụ y tế do đơn vị y tế đó cung cấp.
Cùng với nhu cầu ngày càng cao về chăm sóc sức khỏe của nhân dân, hệ thống TTBYT
đã được đầu tư với quy mô lớn, đổi mới và hiện đại hóa hơn nhiều so với thời gian trước
đây. Cung cấp dịch vụ KCB được coi là chức năng chủ yếu của hệ thống y tế, có vai trò
chi phối kết quả hoạt động của cả hệ thống y tế. Khả năng cung ứng dịch vụ chăm sóc
sức khỏe ban đầu cũng được củng cố thể hiện qua chỉ số tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y
tế xã. Năm 2006, 38,5% TYTX đạt chuẩn. Tỷ lệ này tăng lên gần 80% vào năm 2010
[**].
Tỷ trọng nguồn tài chính công cho y tế tăng rõ rệt, chiếm 43% tổng chi toàn xã hội cho
y tế năm 2008. Tốc độ tăng ngân sách nhà nước (NSNN) cho y tế năm 2009 cao hơn mức
tăng bình quân chung của NSNN. Tỷ trọng chi NSNN cho y tế trong tổng chi NSNN tăng
từ 4,8% năm 2002 lên 7,4% năm 2007 và năm 2008 tỷ lệ này đạt 10,2%.[***]
Bộ Y tế (2010), Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm 2010- Hệ thống y tế Việt
Nam trước thềm kế hoạch 5 năm 2011-1015.[*]
Bộ Y tế (2011), Niên giám thống kê y tế năm 2010, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
[**]
Bộ Y tế (2010), Tài khoản y tế quốc gia thực hiện ở Việt Nam thời kỳ 1998- 2008,
Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.[***]
 Ưu điểm:

Hệ thống dịch vụ KCB của Việt Nam trải dài liên tục từ trung ương đến địa phương
theo cấp độ hành chính giúp đảm bảo tính liên tục và một chiều trong việc cung cấp dịch
vụ KCB của người dân.
Hoạt động tư vấn sức khỏe, theo dõi và điều trị liên tục. Bệnh viện hoạt động liên tục,
các dịch vụ KCB luôn được triển khai và cung cấp hằng ngày, hằng giờ tới mọi người dân
kể cả những ngày nghỉ, lễ tết. Hay như bác sỹ gia đình cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe liên tục, trực tiếp và toàn diện cho từng cá thể, cả gia đình trong suốt thời kỳ ốm

đau, giai đoạn phục hồi cũng như khi khỏe mạnh.

7


Bài tập hết môn
BHYT được tổ chức thực hiện từ năm 1992 theo Nghị định 299/HĐBT (nay là Chính
phủ) ngày 15/8/1992 ban hành Điều lệ BHYT. Sau hơn 20 năm sửa đổi, bổ sung của Luật
Bảo hiểm y tế từ 1/1/ 2015 đã có hiệu lực với nhiều điểm mới. Theo đó, quyền lợi của
người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh đã được nâng lên. Cụ thể, người bệnh khi
đi khám chữa bệnh BHYT được giảm gánh nặng chi phí khám chữa bệnh, tăng khả năng
tiếp cận dịch vụ y tế, nhất là với những người mắc bệnh nặng, bệnh mạn tính do không có
khả năng chi trả. Trước những chính sách an sinh xã hội của BHYT mang lại, cùng với sự
hiểu biết và nhu cầu người dân trong chăm sóc sóc khỏe, vì vậy, số người tham gia
BHYT ngày càng được mở rộng. Theo bảo hiểm xã hội Việt Nam, từ hơn 2 triệu người
lao động tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) vào năm 1995, tính đến hết tháng 5.2015 cả
nước đã có 64,6 triệu người tham gia BHYT (tăng 2,7 triệu người, tương đương 4,4%, so
với cùng kỳ năm 2014), đạt tỷ lệ bao phủ 71,4% dân số.[1]
/> Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm/ thành tựu đạt được, ngành y tế còn đối mặt với nhiều khó
khăn, thách thức, đặc biệt là việc cung cấp, phát thuốc cho người bệnh ở nhiều nơi còn
nhiều thiếu xót, khiến người dân không thể điều trị bệnh liên tục được.
Ví dụ như tình trạng thiếu thuốc cho những bệnh nhân có BHYT điển hình tại Bệnh
viện (BV) Đa khoa Long An (TP Tân An, Long An) suốt nửa đầu năm 2015. BV cho rằng
BHXH tỉnh cắt mất số lượng thuốc lớn, có loại đăng ký 10.000 viên nhưng chỉ được giao
500 viên. Sau khi có thuốc (kế hoạch dùng cho cả năm) thì chỉ được vài tháng là hết sạch.
Loại nào BV mượn được các nơi khác thì cố gắng mượn, còn không được buộc lòng phải
cho chuyển viện dù nhiều bệnh nhân không muốn do điều kiện khó khăn.
Chia sẻ của người nhà một bệnh nhân: “Con tôi bị suyễn lâu năm, nhà khó khăn lại ở

tận Tân Hưng cách BV hơn 150 cây số. Mới đây bệnh con tôi tái phát nên gia đình phải
bỏ công việc dưới quê đưa con đến BV điều trị. Ai dè BV thông báo không có thuốc rồi
yêu cầu con tôi phải chuyển viện lên tận TP.HCM. Mấy ca nằm kế phòng con tôi cũng
được thông báo hết thuốc, không trị được. Bảo hiểm thì tôi đóng đầy đủ, khi lãnh thuốc
thì sao lại báo hết thuốc? BV to đùng mà thuốc đơn giản cũng không có là sao?” [2]
Các loại bệnh thường được BV thông báo hết thuốc, phải chuyển viện là bệnh mạn
tính như suyễn, hen phế quản, xuất huyết tiêu hóa và các ca bệnh nhiễm trùng nặng.Đặc
điểm nổi bật bệnh mạn tính là chữa trị lâu dài, uống thuốc hàng ngày nhằm cải thiện chất
lượng sống và hạn chế tối đa biến chứng thực thể và chức năng.Bởi vậy, khi BV không
cung cấp đủ thuốc, công tác khám chữa bệnh và tái khám đều đặn của bệnh nhân sẽ bị
8


Bài tập hết môn
gián đoạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bệnh. Đặc biệt khi xảy ra những
tình huống nguy kịch mà thiếu thuốc sẽ dẫn đến những hậu quả không mong muốn như:
tai biến, tử vong,…
[2]
3.2 So sánh với tính liên tục trên Thế giới
Để đảm bảo liên tục trong khám chữa bệnh, hầu hết y tế của các nước trên thế giới
cung cấp dịch vụ bác sĩ gia đình, tư vấn qua điện thoại... Mạng lưới các bác sĩ được đào
tạo có sẵn 24/7, 365 ngày một năm để cung cấp cho bệnh nhân sự chăm sóc chất lượng
cao nhất.Đội ngũ chuyên gia chăm sóc sức khỏe được trang bị để xử lý tất cả các loại
trường hợp y tế; cung cấp một loạt các thiết bị y tế và xét nghiệm chẩn đoán ở nhà và /
hoặc tại chỗ.
Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, bảo hiểm y tế luôn là một trong các giải pháp tài
chính bền vững đảm bảo cho người dân được khám bệnh, chữa bệnh. Do vậy với các
nước phát triển, hầu hết mọi người dân đều tham gia bảo hiểm y tế, như vậy sẽ tránh
được các rủi ro, đăc biệt rủi ro về tài chính khi ốm đau vì các chi trả cho các dịch vụ y tế
thường là rất đắt.Ví dụ điển hình như đất nước Hàn quốc. Vào những năm 50 thế kỷ

trước, ngay sau khi hết chiến tranh, mặc dù ở thời điểm cực kỳ khó khăn song Chính phủ
Hàn Quốc xác định càng khó khăn càng sớm phải thực hiện BHYT toàn dân để mọi
người có thể chia sẻ cho nhau lúc khó khăn ốm đau, bệnh tật. Hàn Quốc đã kiên trì thực
hiện lộ trình 12 năm để đạt được BHYT toàn dân. Chính sách BHYT toàn dân của Hàn
Quốc đã phát huy tác dụng tích cực góp phần ổn định an sinh xã hội. Hiện nay, Hàn Quốc
đã thành công trong việc bao phủ BHYT toàn dân với độ bao phủ đạt tới 96% dân số.
Nếu tính cả nhóm dân số được nhà nước hỗ trợ hoàn toàn chi phí khám chữa bệnh thì có
gần 100% dân số Hàn Quốc đã được BHYT bao phủ. Thực hiện chính sách BHYT toàn
dân, Hàn Quốc có điều kiện bao cấp y tế tốt hơn cho diện đối tượng dễ bị tổn thương.
3.3 Giải pháp
Để đảm bảo tính liên tục cần giải quyết những vấn đề gây gián đoạn quá trình thực
hiện KCB tại các bệnh viện. Điển hình là tình trạng khan hiếm thuốc điều trị, để giải
quyết cầncác Sở, Ban ngành phải vào cuộc cùng với sự chủ động ứng phó của các đơn vị
y tế. Thay thế tạm thời các thuốc bị thiếu bằng các thuốc khác có cùng một dược chất có
tác dụng điều trị như nhau.Các đơn vị y tế mua sắm trực tiếp các thuốc cần thiết trên cơ
sở kết quả đấu thầu đã được phê duyệt của các bệnh viện khác trên địa bàn tỉnh, thành
phố.Yêu cầu các nhà thầu cung ứng kịp thời để phục vụ khám chữa bệnh. Rút ngắn thực
9


Bài tập hết môn
hiện các công tác kiểm nhập thuốc, bảo đảm thủ tục tránh mất thời gian giúp trung tâm
chủ động được nguồn thuốc phục vụ khám chữa bệnh.Cung cấp thêm đầy đủ thuốc cho
các tuyến dưới để giảm ùn tắc ở tuyến trên. Hoàn thành nhanh gọn báo cáo danh mục các
thuốc mới và trình báo Cục quản lý Dược để nhận thuốc sớm nhất có thể.Những trường
hợp đến BV khám, trị bệnh mà không có thuốc nếu được tạm ứng thuốc trước thì tạm
ứng. Bệnh nhân có thể mua thuốc bên ngoài và cầm hồ sơ trực tiếp đến BHXH để thanh
toán lại.Cải tiến quy trình khám bệnh, xét nghiệm, thăm dò chức năng, thủ tục vào viện,
chuyển viện, ra viện, thanh toán viện phí cũng như chế độ bảo hiểm y tế… để đảm bảo
tính liên tục trong khám chữa bệnh.


III. TÍNH CHẤT LƯỢNG
1. Khái niệm:

2. Bàn luận tính công bằng trong YTDP
2.1 Tại Việt Nam
 Ưu điểm:

Trong những năm qua lĩnh vực y tế dự phòng ngày càng được nâng cao về chất
lượng, công tác tuyên truyền đã tạo được sự chuyển biến nhận thức toàn xã hội, ứng
dụng KHKT cũng như nghiên cứu khoa học ngày một có bước tiến lên, nhiều loại dịch
bệnh đã được khống chế, các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, mới nổi được ngăn chặn
không để xâm nhập vào Việt Nam.
Việt Nam là điểm sáng về tiêm chủng mở rộng thể hiện ở: So với năm 1985, khi bắt
đầu triển khai tiêm chủng mở rộng đến nay tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi uống vắc xin trong chiến
dịch những ngày tiêm chủng trong toàn quốc đạt trên 99%, tỷ lệ trẻ mắc sởi giảm 47 lần.
Việt nam đã tổ chức thành công chiến dịch quốc gia tiêm vắc xin sởi cho 15.112.779 trẻ
em từ 9 tháng đến mười tuổi trong toàn quốc, đạt tỷ lệ trên 99% trẻ em đối tượng được
tiêm vác xin mũi 2 sởi (1).
Các con số trên cho thấy chất lượng các chương trình chiêm chủng ngày một cải thiện
và nâng cao.Việt Nam tự sản xuất 10/12 vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng
(CTTCMR) quốc gia, qua đó nó cho thấy chúng ta luôn luôn cập nhật ,học hỏi, ứng dụng
khoa học và kỹ thuật tiên tiến để tự sản xuất và nâng cao chất lượng vacxin.

10


Bài tập hết môn
Bên cạnh mạnh về tiêm chủng thì Việt Nam đạt mốc giảm 50% số ca nhiễm HIV mới
so với năm 2000 (tổng kết cuối năm 2015). Thứ trưởng Bộ Y tế, cho biết truyền thông

giúp giảm 5.000-6.000 người mắc HIV mỗi năm. 100% số huyện áp dụng báo cáo trực
tuyến về HIV/AIDS. Bên cạnh đó, hoàn thiện phần mềm quản lý bệnh nhân điều trị ARV,
bắt đầu triển khai trên diện rộng. Số lượng tin, bài và phóng sự truyền hình nhiều nhất từ
trước tới nay, trong đó nổi bật truyền thông về huy động nguồn lực cho ARV(3) .Qua đó
cho thấy công tác truyền thông về phòng chống HIV/AIDS tại nước ta đã tiếp tục được
tăng cường ,hơn nữa hệ thống giám sát, theo dõi, đánh giá được củng cố, chất lượng các
dịch vụ dự phòng như chăm sóc, hỗ trợ và điều trị HIV/AIDS thân thiện đến mọi người
dân được nâng cao góp phần to lớn vào chất lượng của chương trình.
 Nhược điểm:

Lâu nay cơ chế hoạt động của hệ thống y tế vẫn luôn trong trạng thái bị động. Điều
này khiến cho việc kiểm soát bệnh và dịch bệnh trở nên khó khăn, điều trị cho bệnh nhân
cũng gặp nhiều thách thức. Hàng năm vẫn tồn tại hậu quả liên quan đến YTDP như tử
vong hoặc tai biến do tiêm chủng: Đặc biệt là vào năm 2014 còn rộ lên dịch sởi tại Hà
Nội và các tỉnh lân cận, mà trên nguyên tắc căn bệnh này có vắcxin phòng ngừa từ năm
2015. Từ tháng 6/2010 đến tháng 5/2013 đã có 43 trường hợp bị tai biến trong đó có 27
trường hợp tử vong do tiêm Quinvaxem ghi nhận ở nhiều tỉnh trên cả nước (5).
Nguyên nhân là do: quy trình tiêm chủng chưa đúng, CBYT tiêm nhầm vacxin, vacxin
chưa an toàn; một số bà mẹ cho rằng vacxin dịch vụ tốt hơn vacxin tiêm mở rộng trong
khi 2 loại vacxin đều như nhau, không hiểu rõ lợi ích của việc tiêm chủng đúnh hẹn; khi
thấy có trường hợp tử vong hay tai biến do tiêm chủng là không cho con đi tiêm chủng
nữa. Vậy công tác truyền thông giáo dục sức khỏe chưa thật sự hiệu quả cần được đẩy
mạnh,quy trình bảo quản vacxin chưa đảm bảo chất lượng,một số CBYT thiếu và yếu
trình độ tay nghề.
Theo nghiên cứu : Đánh giá thực trạng công tác tiêm chủng mở rộng tại Hà Tĩnh cho
trẻ em dưới 1 tuổi năm 2013
Bảng 1. Hiểu biết của bà mẹ về lợi ích của tiêm chủng (n = 600)

Kiến thức


Hiểu đúng (%)

Lợi ích của tiêm chủng

78,2
11


Bài tập hết môn

Hiểu đầy đủ 8 bệnh trong
Chương trình TCMR

34,5

Biết đầy đủ lịch tiêm chủng các
loại vắc xin

43,3

Biết đầy đủ các phản ứng phụ
sau tiêm chủng

7,3

Nhận xét: Tỷ lệ các bà mẹ hiểu đúng các bệnh có thể phòng được nhờ tiêm chủng, lịch
tiêm chủng các loại vắc xin còn thấp. Đặc biệt số các bà mẹ hiểu đầy đủ các loại phản
ứng phụ sau tiêm chỉ đạt 7,3%.
Về chất lượng cơ sở vật chất: Hiện vẫn còn 36/63 tỉnh, thành chưa đạt chuẩn quốc gia
YTDP về diện tích làm việc, 80% trung tâm YTDP tuyến huyện cần nâng cấp và xây

mới.Nguyên nhân do nguồn kinh phí chi cho YTDP trong tổng chi NSNN cho y tế thấp và
không ổn định làm cho cơ sở vật chất chưa đảm bảo.Vậy chất lượng công trình chưa cao
để có thể tạo điều kiện cho công tác dự phòng hoạt động tốt và hiệu quả.(6)
Về nhân lực: Từ năm 2007, các phòng y tế, trung tâm YTDP quận, huyện và BVĐK
tuyến huyện thành lập trên cơ sở tách ra từ TTYT quận, huyện đã khiến công tác YTDP
gặp nhiều khó khăn, nhất là sự thiếu hụt về nhân lực. Do chương trình và loại hình đào
tạo chưa có sự thống nhất, chậm đổi mới, nặng về lý thuyết, ít thời gian thực hành, chưa
có định hướng loại hình đào tạo một cách ổn định, chưa có sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo
và cơ quan sử dụng nhân lực. Tài liệu đào tạo chưa được chuẩn hóa trong toàn quốc,
chưa chú trọng tính đặc thù riêng biệt của chuyên ngành y học dự phòng. Mỗi Phòng y tế
chỉ có từ 5-7 cán bộ, nhưng phải phụ trách rất nhiều đầu việc và làm việc trong điều kiện
khó khăn. Bên cạnh đó, chế độ đãi ngộ cho cán bộ YTDP chưa thỏa đáng, chưa tương
xứng với lao động đặc thù ngành nên rất khó khăn trong thu hút nhân lực có chất lượng
tại các tuyến, đặc biệt trong tuyển dụng bác sĩ YTDP tại tuyến cơ sở (7).
Tóm lại số lượng và chất lượng nhân lực chưa cao nên chất lượng làm việc cũng bị
ảnh hưởng đến việc cung cấp và chất lượng dịch vụ y tế.
2.2 Trên thế giới

12


Bài tập hết môn
Trên thế giới, theo Trung tâm kiểm soát và phòng bệnh Mỹ (CDC) báo động dịch sởi
đang trở lại tại nước này với 102 ca được ghi nhận ở 14 bang chỉ trong tháng 1/2015.
Theo nhận định của CDC, bệnh sởi hoành hành là do ngày càng có nhiều người không
cho con tiêm ngừa. Lí do là nhiều người dân Mỹ nói rằng, họ sợ vắc-xin 3 trong 1 phòng
sởi, quai bị và rubella gây tự kỷ, cho dù điều này bị bác bỏ trong nhiều nghiên cứu. Hơn
nữa, mỗi tiểu bang có quy định khác nhau về việc tiêm vắc xin phòng bệnh sởi. Có những
nơi coi tiêm vắc xin là một việc hệ trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe của tất cả mọi
người, trong khi đó, một vài tiểu bang lại cho phép miễn giảm vắc xin vì một vài lí do

như điều kiện y tế hay do thể trạng miễn dịch của từng người.Ở nhiều bang, các bậc phụ
huynh viện vào lí do tôn giáo và triết học để tránh không phải tiêm vắc xin cho con em
mình (8). Vậy cơ chế tiêm chủng chưa có sự đồng nhất trong chính sách tiêm chủng của
Mỹ ; công tác truyền thông chưa làm thay đổi nhận thức người dân dẫn đến hiệu quả
trong việc giảm số ca mắc và chất lượng phòng bệnh sởi còn kém.

2.3 Giải pháp

"Phòng bệnh hơn chữa bệnh" – đó chính là lý do ngành Y tế nước nhà cần đặt hệ
thống Y tế dự phòng là trọng tâm phát triển trong tương lai, nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Cụ thể như:
Tập trung ưu tiên đầu tư để tạo bước chuyển toàn diện về tổ chức, nhân lực, tài chính,
cơ sở vật chất, trang thiết bị và cơ chế hoạt động của mạng lưới y tế dự phòng, nâng cao
chất lượng và hiệu quả. Đẩy mạnh các họat động y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban
đầu phù hợp với tình hình mới, đảm bảo mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ
CSSK cơ bản có chất lượng, chủ động phòng chống các bệnh dịch xâm nhập từ bên
ngoài, tăng cường công tác giám sát, phát hiện sớm, dập dịch kịp thời không để dịch
bệnh lớn xảy ra, từng bước kiểm soát các yếu tố có hại đến sức khỏe, phòng chống các
bệnh không lây nhiễm có hiệu quả.Đổi mới công tác đào tạo cán bộ y tế, phát triển
nguồn nhân lực về cả số lượng và chất lượng. Đổi mới mô hình tổ chức, quản lý an toàn
thực phẩm. Tăng cường đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật để sản
13


Bài tập hết môn
xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trang thiết bị trong nước có chất lượng với giá cả
hợp lý.
Truyền thông nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho người dân trong việc chủ
động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và cộng đồng


3. Bàn luận tính công bằng trong KCB
3.1 Tại Việt Nam
 Ưu điểm:

Ở Việt Nam, nguyên tắc chất lượng tốt được thể hiện trong việc cải tiến quy trình
khám chữa bệnh, các thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian chờ đợi cho người bệnh và
mở rộng khu khám chữa bệnh về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng. Theo GS, TS Nguyễn Anh
Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, cho biết: "Trước đây, người
bệnh khi đến khám, chữa bệnh tại Viện Huyết học -Truyền máu Trung ương phải thực
hiện khoảng 9-10 quy trình, người bệnh phải chờ lâu, gây phiền hà trong khi chờ đợi kết
quả khám, xét nghiệm. Hiện nay, nhờ thực hiện đồng bộ Quyết định số 1313, quy trình
khám bệnh của viện đã rút gọn xuống còn 4-5 bước đối với từng trường hợp bệnh nhân”.
Bên cạnh đó, theo TS Trần Quý Tường, Phó cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh
cho biết, Bộ Y tế đã khảo sát sơ bộ 320 bệnh viện (khoảng 25% tổng số bệnh viện trên cả
nước) cho thấy, có 62% số bệnh viện tiến hành cải tạo, mở rộng, bố trí thêm buồng khám
tại khoa khám bệnh; 470 buồng khám được bổ sung so với thời điểm trước cải tiến; 75%
số bệnh viện có tiến hành khảo sát đo lượng thời gian khám bệnh. Đặc biệt, việc cải tiến
quy trình khám bệnh đã giảm được thời gian khám bệnh trung bình là 40 phút/người
bệnh… Những kết quả bước đầu của việc cải tiến quy trình khám, chữa bệnh đã khiến bộ
mặt khoa khám bệnh các bệnh viện đã có những thay đổi đáng kể, người bệnh không còn
phải chờ đợi lâu. Tại nhiều bệnh viện, người bệnh có thẻ BHYT không phải đóng tiền
tạm ứng, không phải nộp tiền quá nhiều lần và cũng không phải tự in sao nhiều giấy tờ
như trước. Các bác sĩ cũng có nhiều thời gian thăm khám hơn, góp phần nâng cao chất
lượng khám, chữa bệnh (9). Vì vậy việc nâng cao chất lượng trong cung ứng dich vụ y tế
đồng nghĩa với việc đáp ứng nhu cầu của người bệnh về một dịch vụ y tế an toàn, tốt và
đúng lúc giúp sức khỏe người dân ngày càng tốt hơn với chất lượng dịch vụ y tế cao và
hiện đại.
Không những vậy, Bộ y tế đã tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 06-CT/TW
về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai
đoạn 2001-2010 đạt trên 80%. Đến hết năm 2011, 78,8% TYT xã đã thực hiện KCB cho

những người có BHYT. Bộ y tế đã tiến hành tổng kết thực hiện Chuẩn quốc gia về y tế
giai đoạn 2001-2010, đồng thời ban hành và triển khai Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai
đoạn 2011-2020. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã tăng từ 65,4% năm 2009 lên
14


Bài tập hết môn
80,1% năm 2010. Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã mới cho giai đoạn 2011-2020 đã áp
dụng từ năm 2011 với ngưỡng cao hơn nên kết quả chỉ số này giảm xuống. Công tác
CSSKBĐ được từng bước đổi mới, các dịch vụ y tế cho tuyến xã được mở rộng bao gồm
thực hiện thí điểm quản lý một số bệnh mạn tính tại cộng đồng như hen, tăng huyết áp,...
và phát triển đội ngũ nhân lực y tế tham giai hoạt động CSSKBĐ, đề an mô hình bác sĩ
gia đình đang xây dựng góp phần giảm tải tuyến trên và nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa
chất lượng KCB ngay từ tuyến cơ sở (theo Báo cáo chung tổng quan ngành y tế năm
2012). Do đó, chất lượng trong DVYT sẽ được đảm bảo tốt nhất để phục vụ cho người
dân.
 Nhược điểm:

Bên cạnh những điểm tốt về mặt chất lượng dịch vụ y tế thì vẫn tồn tại mặt hạn chế
như việc quá tải ở các bệnh viện tuyến tỉnh và TW. Là một nước đang phát triển - Việt
Nam nằm trong danh sách 33 quốc gia có tỷ lệ giường bệnh thấp nhất trên thế giới, 1
giường bệnh/1.000 dân. Thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế cho biết,
hiện nay tình trạng các bệnh viện công đang quá tải ở mức trầm trọng. Công suất sử dụng
giường bệnh luôn ở mức từ 90-110%, bệnh nhân thường phải nằm 2-3 người/giường,
thậm chí có nơi tới 4-5 người/giường. Trong lúc đó tỷ lệ bác sĩ trên 1 vạn dân mới ở mức
7,4 bác sĩ/ 10.000 người.
Ở các bệnh viện tỉnh Thái Bình đều có công suất sử dụng giường bệnh vượt mức múc
từ 50% lên trên 100% với năm 2005 công suất sử dụng giường bệnh chung toàn tỉnh là
144% thì năm 2007 tăng lên 171% và năm 2010 công suất ấy tiếp tục tăng lên 190%. Tại
6 bệnh viện nghiên cứu số ngày điều trị trung bình/1 giường bệnh/1 năm đều ở mức cao

từ 347-944 ngày/giường bệnh/năm. Tại BVĐK tỉnh trung bình 1 ngày bác sĩ khám 60,3
bệnh nhân, dành 8 phút để khám, tư vấn cho 1 bệnh nhân, tại BV phụ sản, 1 bác sĩ khám
trung bình 32,9 bệnh nhân, dành 14,6 phút cho 1 bệnh nhân. (luận án tiến sĩ- Thực trạng
quá tải ở bệnh viện các tuyến và mối liên quan với hoạt động khám chữa bệnh của TYT
xã tại tỉnh Thái Bình năm 2012). Còn theo Bộ trưởng BYT năm 2013 đã quyết định số
1313/QĐ-BYT ban hành hướng dẫn quy trình khám bệnh ở khoa khám bệnh các bệnh
viện và đưa ra chỉ tiêu đến năm 2015 mỗi bàn khám chỉ có tối đa 50 người/ngày và đến
2020 còn 35 người bệnh/ngày để từ đó người thầy thuốc có thời gian hỏi bệnh, thăm
khám chỉ định cận lâm sàng và kê đơn.

Bảng 2. Thực trạng giường bệnh tại các BV công lập năm 2008
15


Bài tập hết môn
TT

Tên đơn vị

Giường
kế hoạch

Giường
thực tế

1

Tỷ lệ tăng
Tỷ lệ %
thêm(lần)

tăng

BV tuyến tỉnh

985

1390

1,41

41,1

2

BV tuyến huyện

900

1365

1,52

51,7

3

Toàn tỉnh

1885


2755

1,46

46,2

Từ đó, ta thấy rằng tình trạng quá tải tại một bệnh viện tỉnh là như thế này thì liệu rằng
các bệnh viện tuyến TW thì nó còn khủng khiếp hơn bao nhiêu lần. Chính tình trạng quá
tải này lại ảnh hưởng lớn đến chất lượng của dịch vụ y tế khi người dân đến khám chỉ có
mấy phút đồng hồ và sức khỏe của họ có được đảm bảo khi được KCB tại các CSYT. Vì
vậy, nguyên tắc chất lượng là rất quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ y tế đến mọi
người.
3.2 So sánh trên thế giới

Đặc biệt ở Cuba để nâng cao chất lượng trong dịch vụ y tế họ đã thiết lập một mô hình
cơ sở khám chữa bệnh 3 cấp theo khu vực địa lí gồm: phong khám của bác sĩ gia đình,
phòng khám đa khoa và bệnh viện. Đầu tiên người dân sẽ được bác sĩ gia đình khám và
chữa trị sau đó tùy trường hợp có thể chuyển đến phòng khám đa khoa để tiếp tục điều trị
nếu cần và nếu tình trạng nghiêm trọng hoặc phức tạp, bệnh nhân mới được chuyển đến
bệnh viện. Nhờ sự phân bổ hợp lí của mô hình 3 cấp mà hệ thống y tế Cuba hoạt động
chất lượng, hiệu quả với chi phí thấp đáng ngạc nhiên. Chẳng hạn khi một cơn bão hoặc
dịch bệnh xảy ra, bác sĩ gia đình biết rõ mọi người trong khu phố nên có thể hỗ trợ tức
thì. Bằng cách này, Cuba đã giảm số người nhiễm AIDS xuống còn khoảng 200, trong khi
New York (có số dân tương đương Cuba) có đến 43.000 người nhiễm AIDS (10). Như
chúng ta đã biết Việt Nam và Cuba đều là các nước đang phát triển vậy mà chất lượng
của dịch vụ y tế của họ tốt hơn ta rất nhiều từ đó chúng ta nên học tập họ để có thể nâng
cao hơn nữa chất lượng để mang lại dịch vụ y tế tốt nhất cho người dân như Cuba đã làm.
3.3 Giải pháp
Bên cạnh những ưu nhược điểm thì ta cần tìm ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao, cải thiện
chất lượng dịch vụ y tế. Và để tiếp tục nâng cao chất lượng dich vụ y tế ấy, giảm quá tải bệnh

viện tuyến trên, đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh ngày càng tăng của nhân dân, cần thiết
tiếp tục tăng cường thực hiện, nhân rộng mô hình bệnh viện vệ tinh, tiếp tục thực hiện các giải
pháp giảm quá tải tải bệnh viện,đặc biệt cần có sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương. Bên cạnh đó, chúng ta nên liên tục đầu tư nhiều hơn với việc
quy trình khám chữa bệnh, giảm thời gian chờ đợi và tăng thời gian khám bệnh cho người dân.
16


Bài tập hết môn
Không những thế, biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển giao kĩ thuật và chuyên môn
giữa các tuyến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ. Hơn nữa chúng ta cần hoàn thiện hơn hệ
thống y tế cơ sở trên cơ sở gắn với mô hình bác sĩ gia đình bảo đảm phù hợp với tính chất, đặc
điểm từng vùng,miền. Chúng ta cần thiết lập hệ thông quản lý chất lượng trong KCB đặc biệt
chú ý đến việc hình thành các đơn vị quản lý chất lượng trong cơ sở khám, chữa bệnh đồng thời
triển khai huy động vốn đầu tư, hỗ trợ của các nước để đầu tư về trang thiết bị, cơ sở hạ tầng
nhiều và tốt hơn phục vụ người dân.
Trích nguồn
1
2
3

gia/51/Thanh-qua-dat-duoc-cua-Chuong-trinh-Tiem-chung-mo-rong.vhtm.

/>
4
5
6

/> />7 />8 />9 />(10) />
17



Bài tập hết môn

IV. TÍNH CÔNG BẰNG
1 Khái niệm:
Công bằng trong chăm sóc sức khỏe có nghĩa là mọi người đều có cơ hội như nhau có
khả năng có được sức khỏe đầy đủ và không ai bị thua thiệt hay thiệt thòitrong việc đạt
được khả năng đó. Mọi người dân có quyền được tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe
và được hưởng dịch vụ y tế như nhau. Việc cung cấp dịch vụ y tế không phân biệt giai
cấp, già trẻ, tiền bạc… mà cần được cung cấp như nhau khi có nhu cầu. Tính công bằng
được biểu hiện ở việc những người có hoàn cảnh như nhau, bệnh tật như nhau, đóng góp
như nhau sẽ được nhận lợi ích và được đối xử như nhau (Công bằng ngang); những người
có hoàn cảnh khác nhau sẽ được đối xử khác nhau, những người có khả năng tài chính sẽ
chi trả nhiều hơn cho dịch vụ y tế mình cần, những người có nhu cầu nhiều hơn sẽ nhận
nhiều hơn, đối xử khác nhau với nhứng người có khác biệt bẩm sinh hoặc có tình trạng
kinh tế ban khác nhau nhằm khắc phục những khác biệt đó (Công bằng dọc).

2. Bàn luận tính công bằng trong YTDP
2.1 Tại Việt Nam
 Ưu điểm:

Với những nỗ lực không ngừng của chính phủ, những tính chất tiêu biểu của ngành
y tế đã làm cho chương trình y tế dự phòng của Việt Nam ngày càng phát triển. Mọi
người dân đều được tiếp cận đến chương trình y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và được
hưởng dịch vụ như nhau. Những số liệu và thành tựu dưới đây sẽ chứng minh cho luận
điểm trên:
Chương trình tiêm chủng mở rộng được ngành y tế triển khai trên phạm vi cả nước từ
những năm 80. Có tính xã hội hóa cao và được nhà nước ưu tiên thực hiện cho toàn bộ trẻ
em. Địa bàn được tiếp cận chương trình tiêm chủng mở rộng tăng lên theo từng năm ở cả

3 tuyến tỉnh, huyện, xã. Đảm bảo cho hầu hết toàn bộ người dân Việt Nam nói chung và
trẻ em Viêt Nam nói riêng trên mọi vùng miền cả nước được tiếp cận và sử dụng dịch vụ.


Tuyến tỉnh tăng từ 27% năm 1982 đến 100% số tỉnh thành có dịch vụ tiêm
chủng mở rộng, chỉ sau 4 năm kể từ khi bắt đầu chương trình.



Tuyến huyện tăng từ 9,8% năm 1982 đến 100% năm 1989, khoảng 8 năm
18


Bài tập hết môn
sau khi bắt đầu chương trình.


Tuyến xã từ khoảng 5% năm 1982 lên đến trên 90% năm 1989, tăng nhanh
trong 8 năm đầu. [2]
Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cung cấp miễn phí 12 loại vắc xin
phòng bệnh cho tất cả trẻ em Việt Nam. Từ đó có thể thấy được sự công bằng trong tiếp
cận dịch vụ tiêm chủng mở rộng không phân biệt về kinh tế. Trong 25 năm qua, vacxin
đã bảo vệ 6,7 triệu trẻ em Việt Nam và ngăn ngừa 42.000 tử vong khỏi các bệnh dịch có
thể gây tử vong như bạch hầu, uốn ván, ho gà và bại liệt. [3]
 Nhược điểm:

Mặc dù chất lượng vacxin của Việt Nam sản xuất được Tổ chức Y tế thế giới công
nhận nhưng hiện nay người dân thay vì tiêm vacxin do Việt Nam sản xuất thì lại đi tìm
các loại vaxin của nước ngoài. Theo TS Đỗ Tuấn Đạt – giám đốc công ty TNHH một
thành viên Vắc-xin và Sinh phẩm Y tế số 1 “Việt Nam chưa thể sản xuất được một số loại

vacxin như thủy đậu, ung thư cổ tử cung. Việt Nam sản xuất được 10 loại trong khi thế
giới có 30 loại vắc-xin. Vì vậy người dân cần tìm đến các sản phẩm này. Thứ hai, công
nghệ sản xuất vắc-xin nước ngoài tiên tiến và phù hợp hơn, đặc biệt là vắc-xin dạng phối
hợp nên có độ an toàn cao hơn”. Giá cả của những loại vacxin nước ngoài không hề rẻ vì
lý do vận chuyển, thuế… Chính vì vậy khả năng tiếp cận với dịch vụ của những người có
kinh tế khác nhau thì khác nhau. Những người nghèo, có kinh tế thấp và hạn hẹp thì
không đủ khả năng hay không muốn bỏ ra một số tiền lớn cho dịch vụ tiêm chủng. Bên
cạnh đó những loại vacxin này không phổ biến như các loại vacxin trong danh sách tiêm
chủng mở rộng. Những người ở tỉnh lẻ hay vùng nông thôn sẽ khó tiếp cận hơn. [4]
Pentaxim và Quinvaxem là 2 loại vacxin 5 trong 1, Pentaxim có đáp ứng miễn dịch
thấp hơn vì chứa thành phần ho gà vô bào. Pentaxim là vacxin dịch vụ, phải trả tiền trong
khi Quinvaxem là vacxin miễn phí trong danh sách tiêm chủng mở rộng. Nhưng các bậc
phụ huynh có xu hướng cho con mình tiêm vacxin Pentaxim vì Pentaxim có phản ứng sau
tiêm chủng thấp hơn, ít gây phản ứng sau tiêm. Vacxin Pentaxin không được sử dụng
rộng rãi, tại Việt Nam trung bình hằng năm sử dụng 4,5 triệu liều cho 1,5 triệu trẻ trong
khi Pentaxin chỉ sử dụng 100.000 liều cho 33.000 trẻ. Điều này minh chứng rõ rằng
những người có khả năng tài chính sẽ chi trả cho dịch vụ tiêm Pentaxim mặc dù vacxin
này không phải là rẻ và cũng khan hiếm. Nhiều người chọn cách đưa con đi nước ngoài
để tiêm Pentaxim thay vì Quinvaxem. Những người không có khả năng tài chính thì việc
tiếp cận dịch vụ này là khó khăn và họ thường chọn sử dụng Quinvaxem trong tiêm
chủng mở rộng [5]
19


Bài tập hết môn
2.2 So sánh tính công bằng trên thế giới

Khởi đầu từ năm 1900, chương trình tiêm chủng được thực hiện ở các nước công
nghiệp phát triển và văc xin phòng chống bệnh đậu mùa được đưa vào tiêm chủng đầu
tiên. Tiếp theo là vacxin BCG (các năm 1930 – 1940), vacxin bại liệt tiêm (1955), vacxin

bại liệt uống (1962). Bệnh đậu mùa được loại trừ vào năm 1980.
Đến năm 1974, bẩy loại văc xin được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng bao
gồm: đậu mùa, lao, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt tiêm/uống và sởi. Thời gian đầu chỉ
có xấp xỉ 5% số đối tượng được tiêm chủng ở các nước phát triển. Tổ chức Y tế Thế giới
phát động chiến lược mở rộng diện triển khai và tăng tỷ lệ tiêm chủng ở các khu vực và
các quốc gia. Dần dần, chương trình Tiêm chủng mở rộng là một chương trình quốc gia
ưu tiên của hầu hết các nước trên thế giới, ở cả các nước phát triển và đang phát triển.
Theo số liệu báo cáo ước tính của WHO và UNICEF năm 2002, trên thế giới vẫn
có khoảng 33 triệu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ (văc xin DPT)

Biểu đồ: Tỷ lệ uống văc xin OPV3 và tình hình mắc bệnh bại liệt trên thế giới (1980
-2006)
Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng DPT3 có tăng dần qua các năm nhưng vẫn không đồng
đều giữa các khu vực trên thế giới. Số liệu ước tính của WHO và UNICEF năm 2006, ở
một số khu vực tỷ lệ tiêm chủng còn thấp như ở khu vực Châu Phi (73%), Trung Đông
(86%) và Đông Nam Á (63%).
20


Bài tập hết môn
Việc triển khai thực hiện chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh đã làm thay đổi
tình hình mắc uốn ván sơ sinh trên toàn cầu nhờ các biện pháp phòng bệnh UVSS đặc
biệt việc tiêm văc xin phòng uốn ván cho phụ nữ có thai và nữ tuổi sinh đẻ. Năm 2006
so với năm 1980 số mắc uốn ván sơ sinh toàn cầu đã giảm 1,55 lần. Tuy nhiên, số mắc
uốn ván sơ sinh vẫn còn tập trung nhiều ở các nước khu vực châu Phi, khu vực Đông
Nam Á (1073 trường hợp) và khu vực Tây Thái Bình Dương (3854 trường hợp).

Biểu đồ: Tỷ lệ tiêm văc xin uốn ván và tình hình mắc bệnh uốn ván sơ sinh trên thế giới
(1980 -2006)
2.3 Giải pháp


Theo bà Pratibha Mehta, Điều phối viên Liên Hợp Quốc tại Việt Nam để giảm sự
không công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ
và trẻ em "Tiếp cận phổ cập gói dịch vụ thiết yếu về chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức
khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em có lồng ghép can thiệp dinh dưỡng và phòng chống
HIV nên tập trung đặc biệt vào người nghèo, người dân tộc thiểu số và các nhóm dân số
dễ tổn thương khác, bao gồm nhóm thanh niên dễ bị tổn thương. Cần phải xóa bỏ các
rào cản về mặt địa lý và tài chính bằng việc nâng cao năng lực cho cán bộ y tế cộng
đồng để có thể cung cấp chăm sóc y tế cơ bản, phát triển hệ thống bảo hiểm y tế cho tất
cả mọi người và các sáng kiến hỗ trợ tài chính.
Ngày 10-01-2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 122/QĐ-TTG phê duyệt
“Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011 2020, tầm nhìn đến 2030”, trong đó xác định rõ tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước hằng
năm cho y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế cao hơn tốc độ tăng chi bình quân chung
của ngân sách nhà nước. Dành ít nhất 30% ngân sách y tế của nhà nước cho y tế dự
21


Bài tập hết môn
phòng, bảo đảm đủ kinh phí cho hoạt động thường xuyên của trạm y tế xã, phường và
phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, bản, ấp. Xây dựng cơ chế tài chính thích hợp cho hoạt
động chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ưu tiên ngân sách cho chăm sóc sức khỏe người có
công, người nghèo, nông dân, đồng bào dântộc thiểu số, nhân dân vùng kinh tế - xã hội
khó khăn. Phấn đấu đạt ít nhất 10% tổng chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở y tế theo
kết quả hoạt động và đầu ra.
Đẩy mạnh và thay đổi trong công nghệ sản xuất vacxin tiên tiến phù hợp và an
toàn hơn để người dân tin tưởng vào mức độ an toàn của vacxin Việt Nam hơn. Từ đó
hạn chế được việc sử dụng vacxin nước ngoài và ra nước ngoài để tiêm vacxin, hạn chế
mức độ tiếp cận với vacxin dịch vụ của nhóm có điều kiện kinh tế và không có điều kiện
kinh tế.
Đẩy mạnh truyền thông đại chúng về tiêm chủng mở rộng, giải thích sự cần thiết

của tiêm chủng mở rộng. Tạo điều kiện cho những người vùng sâu vùng xa, vùng hải
đảo có cơ hội tiếp cận với dịch vụ y tế. Đảm bảo công bằng ở mọi vùng miền, ở những
vùng miền khác nhau có cơ hội tiếp cận dịch vụ y tế như nhau. Tạo lập thị trường thu
hút các nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước đầu tư vào lĩnh vực y tế đặc biệt
là y tế dự phòng.
3

Bàn luận tính công bằng trong KCB

3.1 Tại Việt Nam
 Ưu điểm:

Với sự phát triển của dich vụ khám chữa bệnh như hiện nay tính công bằng trong
cung cấp dịch vụ KCB vẫn được bảo đảm. Dịch vụ khám, chữa bệnh tại các bệnh viện
hiện nay là công bằng cho tất cả người bệnh từ thầy thuốc, trang thiết bị, thuốc vật tư,
tiêu hao. Người nghèo, trẻ em, các đối tượng chính sách đã được Nhà nước mua bảo
hiểm y tế đảm bảo việc tiếp cận công bằng các dịch vụ khám, chữa mọi công dân, không
phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, lứa tuổi và vùng miền trên đất nước đều được
hưởng dịch vụ CSSK như nhau (trong công bằng ngang). Bảo hiểm y tế là một bằng
chứng chứng minh cho tính công bằng ngang trong nguyên lý quản lý tốt dịch vụ y tế.
Mọi công dân, giàu nghèo, bệnh tật hay khỏe mạnh đều có quyền tham gia bảo hiểm y
tế. Theo nguyên tắc số đông bù số ít để đảm bảo sức khỏe cho mỗi người tham gia bảo
hiểm y tế.
Mỗi người đều có những nhu cầu riêng cho bản thân, vì thế họ có quyền được tự
do sử dụng những dịch vụ tốt nhất và tri trả cho những gì họ muốn nếu có điều kiện
22


Bài tập hết môn
(trong công bằng dọc). Trong bảo hiểm y tế có rất nhiều loại bảo hiểm khác nhau, bảo

hiểm dành cho người giàu, người nghèo, bảo hiểm dành cho những người có hoàn cảnh
khác nhau, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của những người tham gia bảo hiểm y tế
khác nhau. Muốn được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe loại tốt thì người tham gia sẽ
mua bảo hiểm y tế loại tốt. Trong bảo hiểm y tế đã đáp ứng đủ tính công bằng dọc.
Thực hiện đúng tinh thần xã hội hóa, huy động xã hội hỗ trợ người gặp khó khăn
trong việc tiếp cận dịch vụ KCB. Một số tổ chức phi chính phủ và cơ sở y tế tư nhân đã
tổ chức những hoạt động cung cấp dịch vụ KCB từ thiện, miễn phí hoặc phí thấp, mổ
miễn phí cho trẻ em bị hở hàm ếch, người bị đục thủy tinh thể, tổ chức và hoạt động bếp
từ thiện trong bệnh viện phục vụ bệnh nhân nội trú.
Ngày 20/02/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định số 585/QĐ-BYT về việc
phê duyệt Dự án “Thí điểm đưa Bác sỹ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng
sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tếxã hội đặc biệt khó khăn (ưu
tiên 62 huyện nghèo)”nhằm thu hút Bác sỹ trẻ mới ra trường tình nguyện về công tác tại
tuyến huyện,khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo nơi mà ngưòi dân
còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ y tế. [10]
Để nâng cao tính công bằng trong công tác chăm sóc sức khỏe, trong những năm
gần đây, Chính phủ đã có nhiều chính sách trong khám chữa bệnh và dịch vụ y tế dự
phòng mục tiêu là quan tâm đến CSSK người nghèo, nhân dân miền núi, vùng sâu, vùng
xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Điển hình như chính sách hỗ trợ chăm sóc sức
khỏe, ưu tiên giải quyết các vấn đề sức khỏe nổi cộm của người nghèo, vùng nghèo.
Những chính sách, giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người nghèo đến
dịch vụ y tế. Những chính sách, giải pháp nhằm tăng cường khả năng tiếp cận của người
nghèo đến dịch vụ y tế. Chính sách cơ bản hỗ trợ tài chính y tế cho người nghèo tại Việt
Nam
Vào năm 2002, Chính phủ bàn thảo dự luật nhằm hỗ trợ tài chính chăm sóc y tế
cho người nghèo. Trong năm 2005, Chính phủ thể hiện ủng hộ công bằng về sức khỏe
bằng cam kết rằng Nhà nước và Chính phủ Việt Nam hướng tới việc xây dựng “một hệ
thống y tế công bằng, hiệu quả và phát triển”. Trong một nỗ lực có thể nói là tham vọng
nhất nhằm đạt tới công bằng về sức khỏe, Chính phủ cũng đã thông qua Luật Bảo hiểm
Y tế năm 2008 nhằm mục tiêu tất cả các công dân Việt Nam đến năm 2015 sẽ có bảo

hiểm y tế.
 Nhược điểm:

Việt Nam vẫn là một nước nghèo, mức thu nhập bình quân đầu người còn thấp, mặt
tồn tại đáng nói nhất đó là sự chênh lệch giữa các vùng miền tại Việt Nam nên dẫn đến
23


Bài tập hết môn
người dân ở mỗi vùng miền được quan tâm khác nhau. Kinh tế phát triển không đồng
đều giữa các vùng, miền làm tăng sự bất bình đẳng trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch
vụ xã hội, trong đó có dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà đồng bào dân tộc thiểu số có nhu
cầu rất lớn. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế khu vực này thiếu và chưa đồng bộ; số cán
bộ có trình độ chuyên sâu, nhất là cán bộ người địa phương thiếu trầm trọng; việc đào
tạo, phát triển nguồn nhân lực y tế gặp nhiều bất cập. Ðáng chú ý, do thiếu thông tin về
chính sách bảo hiểm y tế cho nên tần suất khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của người dân
vùng khó khăn thấp. Công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản vẫn còn những khoảng cách,
đòi hỏi phải có giải pháp can thiệp cụ thể để nâng cao chất lượng dân số. Cụ thể là tỷ lệ
bỏ học, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn rất nhiều so với khu vực đồng bằng; tỷ lệ suy dinh
dưỡng của Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả tốt, song hiện nay những TE ở vùng sâu,
vùng xa chưa được đáp ứng về khám chữa bệnh, học tập đầy đủ… ví dụ hiện trong
nước chỉ còn có 23,4% TE suy dinh dưỡng nhưng tại Đắc - Nông có tới 36% TE suy
dinh dưỡng, Lai Châu 34%, trong khi Hà Nội chỉ có 12%, Tp HCM có 10%, ngoài ra
với các vùng núi phía Bắc và Tây Nguyên thì tỷ lệ này cũng còn rất cao [11]. Sự chênh
lệch giữa nhóm người giàu và người nghèo trong chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam vẫn
chưa có sự cải thiện.
Sự kém hiệu quả trong BHYTTN, như thủ tục KCB BHYT tại hầu hết các cơ sở y
tế đều rườm rà, có sự phân biệt đối xử giữa người khám BHYT với người khám dịch vụ,
tinh thần, thái độ phục vụ của các y bác sĩ chưa chu đáo dẫn đến giảm lòng tin đối với
người tham gia BHYT; cung cấp dịch vụ BHYT tại tuyến xã chưa phù hợp với cơ cấu

bệnh tật của người dân, việc xây dựng bảng giá viện phí tại một số cơ sở KCB còn
chậm, sự phối hợp giữa BHYT và cơ sở KCB chưa chặt chẽ khiến người được hưởng
BHYT còn phải chờ đợi lâu; các bệnh viện không công nhận kết quả xét nghiệm của
nhau nên khi chuyển viện, người bệnh phải xét nghiệm lại gây lãng phí. Những người
giàu họ thường có trách nhiệm với sức khỏe của mình, mặc dù họ đã mua BHYTTN
nhưng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng như điều kiện chăm sóc tốt hơn. Còn đối với
người nghèo, họ thường ỷ lại vào BHYT sẽ chi trả khi ốm đau bệnh tật nên họ ít quan
tâm đến sức khỏe hơn và cũng có thể là do hoàn cảnh gia đình khó khăn không có điều
kiện chăm sóc sức khỏe. Từ đó dẫn đến sự không công bằng giữa người giàu và người
nghèo khi tham gia BHYT.
3.2 So sánh với thế giới
Mặc dù nhà nước Việt Nam vẫn tiếp tục trợ cấp cho người nghèo, đúng như định
hướng xã hội chủ nghĩa, nhưng sự phụ thuộc quá lớn vào cơ chế thị trường đã dẫn đến
tình trạng lơ là các nghĩa vụ xã hội và chi phí y tế ngày càng tăng. Cái khó cho Nhà
nước hiện nay là phải dựa vào cơ chế thị trường để huy động nguồn hỗ trợ cho hệ thống
24


Bài tập hết môn
y tế ngày càng đắt đỏ, nhưng cơ chế thị trường lại không phải là lý tưởng để duy trì sự
công bằng. Trong khi đó, sự bao cấp hạn chế của nhà nước vẫn chưa thể giúp giảm chi
phí y tế của người dân (hiện tại số tiền túi người dân phải tự ra cho chi phí y tế chiếm
70%)
Chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các quốc gia là khác nhau, một số nước việc
chăm sóc chủ yếu dựa hoàn toàn vào ngân sách nhà nước, phần lớn được trích từ thuế
do người dân đóng góp. Điển hình là hai nước Anh và Canada, ở Anh chi tiêu y tế khu
vực công chiếm đến 87.3% (năm 2005), ở Pháp chiếm 79.7%, Luxembuor 90.9%,
ngược lại ở Mỹ, tỷ lệ chi cho y tế cao nhất thế giới năm 2006 chiếm 15.3% GDP, năm
2007 tăng lên 16% GDP lại đưa ra quan điểm: sức khỏe là chuyện riêng của mỗi người
[14] [15], Nhà nước chỉ lo các vấn đề có liên quan đến y tế công cộng- sức khỏe cộng

đồng cho nên BHYT tư nhân ở Mỹ rất phát triển.
3.3 Giải pháp
Để đạt được mục tiêu sức khỏe và công bằng, Việt Nam cần xây dựng được và
thực hiện hệ thống chính sách xã hội và y tế theo định hướng công bằng, đảm bảo mọi
người dân trong xã hội đều có tình trạng sức khỏe tốt nhất và có khả năng tiếp cận với
các dịch vụ chăm sóc sức khỏe khi cần thiết, không phân biệt giới tính, độ tuổi, trình độ
học vấn, dân tộc, điều kiện kinh tế hay nơi cư trú.
Cần quan tâm dành ngân sách cho việc chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh đối
với người có công với cách mạng, trẻ em, người nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc
thiểu số, nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Tăng cường
phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt
khó khăn, tránh sự phân bố không đồng đều nhân lực giữa các. Tăng cường và đổi mới
công tác thông tin, truyền thông về BHYT của các cơ quan thông tấn, báo chí; tuyên
truyền cho từng đối tượng cụ thể, nhất là một số đối tượng cần được đặc biệt quan tâm
như nông dân, người cận nghèo, học sinh, sinh viên và chủ sử dụng lao động. Công tác
thông tin, tuyên truyền phải tham gia tích cực vào việc giới thiệu gương tốt và lợi ích
trong thực hiện BHYT, đồng thời phát hiện và phê phán những đơn vị và cá nhân không
chấp hành nghiêm hay vi phạm.
Nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, tập trung cải cách thủ tục hành chính,
nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ y tế; sử dụng tốt các nguồn đầu tư cho mạng
lưới khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là y tế cơ sở. Tiếp tục triển khai nghiên cứu nhằm
xác định các vấn đề về công bằng sức khỏe, cũng như đẩy mạnh công tác lập kế hoạch y
tế dựa trên bằng chứng và quy trình xây dựng chính sách.
( của phần Tính công bằng thôi)
25


×