Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Báo cáo thực địa nhóm 11 xã phù lỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (694.62 KB, 22 trang )


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

Mục Lục

Trang 2


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATVSTP
BHYT
BSCK
BVĐK
BYT
CBNV
CBYT
CSSK
CSSKSS
ĐDĐH, CĐ, TC
DSCK
DSĐH
DSTC
GDSK
KCB
KHHGĐ
KSD
KTV
NVYT
PKĐK


SKSS
TCMR
THA
TTB
TTYT
TYT
UBND
VSMT
VSTP
XN
YHCT
YTCC

An toàn vệ sinh thực phẩm
Bảo hiểm y tế
Bác sĩ chuyên khoa
Bệnh viện đa khoa
Bộ Y Tế
Cán bộ nhân viên
Cán bộ y tế
Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Điều dưỡng Đại học, Cao đẳng,
Trung cấp
Dược sĩ chuyên khoa
Dược sĩ Đại Học
Dược sĩ Trung cấp
Giáo dục sức khỏe
Khám chữa bệnh
Kế hoạch hóa gia đình

Kiểm soát dịch
Kỹ thuật viên
Nhân viên y tế
Phòng khám đa khoa
Sức khỏe sinh sản
Tiêm chủng mở rộng
Tăng Huyết Áp
Trang thiết bị
Trung tâm Y tế
Trạm Y tế
Ủy Ban Nhân Dân
Vệ sinh môi trường
Vệ sinh thực phẩm
Xét nghiệm
Y học cổ truyền
Y tế công cộng

A.ĐẶT VẤN ĐỀ:
I. Mục tiêu chung
Trên thế giới, YTCC là một lĩnh vực rất quan trọng trong ngành y tế nói riêng và
toàn xã hội nói chung. Hiện nay, ngày càng đóng vai trò to lớn hơn. YTCC là tổng hòa
Trang 3


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

các hoạt động phòng bệnh, kéo dài tuổi thọ và tăng cường sức khỏe cho người dân thông
qua những cố gắng có tổ chức của cộng đồng. YTCC nhấn mạnh việc cải thiện và nâng
cao sức khỏe ở cấp độ tổng thể cộng đồng và đòi hỏi sự tham gia và nỗ lực của các cá
nhân, tổ chức, cộng đồng và toàn xã hội với sự chỉ đạo chung của chính phủ. YTCC

mang tính chuyên môn đa ngành, với các chuyên ngành chính như: dịch tễ học, thống kê
y sinh học, quản lý y tế, hành vi sức khỏe, quản lý môi trường.
Trong bối cảnh đào tạo của trường Đại học Y tế Công Cộng nhằm đáp ứng nhu
cầu ngày càng cao của xã hội đối với chuyên ngành YTCC về việc nâng cao sức khỏe,
nhóm sinh viên trường đã được đến tham quan và được các bác sĩ, nhân viên ở đây giới
thiệu các phòng ban và các khoa tại bệnh viện, trung tâm y tế huyện Sóc Sơn- Hà Nội;
trọng tâm của nhóm 11 là trạm y tế xã Phù Lỗ và tham gia các hoạt động chăm sóc sức
khỏe tại đây từ ngày 14/03-18/03/2016.
Vừa trải qua đợt thực tập lâm sàng tại bệnh viện với nhiều bỡ ngỡ, thời gian đi
thực địa đã mang lại nhiều kiến thức, trải nhiệm, giúp sinh viên có cái nhìn thực tế về hệ
thống y tế tuyến cơ sở, hiểu rõ hơn công tác chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, vai trò của
YTCC trong công tác nâng cao sức khỏe người dân, nâng cao chất lượng cuộc sống và vị
trí của YTCC trong hệ thống y tế tuyến cơ sở. Đợt thực địa không chỉ làm tăng thêm kiến
thức thực tế, tích lũy kỹ năng YTCC cơ bản cho sinh viên mà còn giúp sinh viên rèn
luyện kỹ năng làm việc nhóm, tăng tình đoàn kết, có nhiều trải nghiệm bổ ích từ đó giúp
sinh viên nhiều kinh nghiệm khi ra trường.
II. Mục tiêu của đợt thực địa
1. Mục tiêu chung:
Mô tả được cấu trúc của hệ thống y tế tuyến huyện, xã và nêu được tầm quan trọng
của y tế công cộng đối với việc nâng cao sức khỏe qua quan sát chủ động tại bệnh viện,
Trung tâm Y tế, Trạm Y tế và tham gia các hoạt động chăm sóc sức khỏe tại các xã/ thị
trấn thực tập của huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Quan sát, mô tả cấu trúc và hoạt động của hệ thống y tế tuyến huyện và xã.
- Quan sát và mô tả hoạt động của các chương trình y tế đang thực hiện tại tuyến xã.
- Nêu được mối liên hệ giữa Y tế công cộng và Y học lâm sàng trong chăm sóc sức
khỏe cộng đồng.

Trang 4



Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

B.NỘI DUNG:
I. Tuyến huyện:
1. Đặc điểm tình hình huyện Sóc Sơn
Vị trí địa lí:Sóc Sơn là huyện ngoại thành Hà Nội, nằm ở phía Bắc cách trung tâm
Thủ đô 40km, phía Bắc giáp huyện Phổ Yên (Thái Nguyên), phía Đông Bắc giáp huyện
Hiệp Hòa (Bắc Giang), phía Đông Nam giáp huyện Yên Phong (Bắc Ninh), phía Nam
giáp huyện Đông Anh, phía Tây giáp huyện Mê Linh và thị xã Phúc Yên (Vĩnh Phúc).
Sóc Sơn là đầu mối giao thông quan trọng với nhiều tuyến đường như quốc lộ 2, quốc lộ
3, quốc lộ 18, đường Bắc Thăng Long, Nội Bài,..
Đặc điểm tự nhiên: với diện tích 313km², dân số toàn huyện khoảng 320.000 người.
Với điều kiện tự nhiên vùng gò đồi, đường xá, giao thông đi lại khó khăn. Một số xã cách
xa trung tâm huyện khoảng 20km còn gặp nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế.
Về địa giới hành chính: Huyện chia thành 26 đơn vị bao gồm thị trấn Sóc Sơn và 25
xã, 199 thôn làng. Trên toàn huyện có 77 đơn vị cơ quan xí nghiệp, trường học, đơn vị vũ
trang của trung ương.
Định hướng phát triển hạ tầng kinh tế: Phát triển Sóc Sơn trở thành một trung tâm
công nghiệp của thủ đô. Phát triển công nghiệp sạch, ít ô nhiễm. Phát triển nông nghiệp
theo hướng sinh thái, dịch vụ gắn với bảo vệ môi trường theo hướng công nghệ cao, công
nghệ sạch gắn với công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.
Định hướng hạ tầng xã hội: Phát triển các cụm trường đào tạo cao đẳng, Đại học tập
trung tại xã Đông Xuân, Đức Hòa. Xây dựng tổ hợp y tế Sóc Sơn thành 1 trong 5 trung
tâm y tế chuyên sâu. Đẩy mạnh phát triển du lịch - dịch vụ thành ngành kinh tế trọng
điểm của huyện.
Vấn đề môi trường: Hiện nay huyện đang phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm môi
trường, toàn huyện hiện có 524 lò gạch thủ công đang hoạt động và gần 500 doanh
nghiệp chế biến thực phẩm, nuôi trồng thủy sản. Thực tế các cơ sở sản xuất thải ra một
lượng lớn rác thải, khí thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hơn nữa, một số hộ

sản xuất nông nghiệp còn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật quá tiêu chuẩn cho phép, lượng
hóa chất tồn dư ngấm vào đất gây ô nhiễm nguồn nước ảnh hưởng lớn đến sức khỏe
người dân.
Vấn đề sức khỏe: Hầu hết hệ thống y tế được đầu tư, nâng cấp và xây dựng từ huyện
đến cơ sở. Hiện nay 26 xã, thị trấn có bác sỹ, nhiều trạm y tế được xây dựng nhà 2 tầng,
100% các trạm y tế đạt chuẩn tiêu chí quốc gia về y tế xã. Trong năm qua trên địa bàn có
nhiều ổ dịch bệnh như bệnh tay chân miệng, sốt phát ban, sốt xuất huyết, ho gà…Tất cả
các ca bệnh và ổ dịch đều được xử lí kịp thời đúng quy chế, quy định của ngành không để
dịch bệnh bùng phát.

Trang 5


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

2.Sơ đồ cấu trúc hệ thống y tế huyện Sóc Sơn

3. Trung tâm y tế huyện Sóc Sơn (gồm 2 chức năng )
a. Cơ cấu tổ chức:

26 Trạm Y tếxã, thịtrấn

Trang 6


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

Toàn Trung tâm có 453 cán bộ: trong đó có 56 bác sỹ (BSCKII 02, BSCKI 18, BS 40),
1 Bác sỹ XN, 4 cử nhân XN, 30 KTV XN, 9 Thạc sĩ, 4DSĐH, 1 Dược sĩ CKI, 89 y sỹ,
107 điều dưỡng..

b. Chức năng và nhiệm vụ chính:
Chức năng nhiệm vụ chính của TTYT huyện Sóc Sơn là xây dựng kế hoạch và triển
khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng; phòng chống
HIV/AIDS; phòng chống bệnh xã hội; VSATTP; các chương trình TCMR, chăm sóc sức
khỏe sinh sản; truyền thông GDSK và quản lý trạm y tế về chuyên môn, kĩ thuật và chỉ
đạo TYT thực hiện các chương trình/hoạt động y tế. Ngoài ra TTYT còn có chức năng
khám chữa bệnh.
c. Các hoạt động chính:
TTYT huyện Sóc Sơn có các hoạt động: xây dựng và tổ chức triển khai các kế hoạch
về y tế hàng năm của thị xã; thực hiện các chương trình mục tiêu quốc giavà các dự án y
tế khác do Sở y tế quy định; tổ chức quản lý nguồn nhân lực, vật lực y tế; hỗ trợ UBND
huyện thực hiện kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động y tế nhà nước và các
cơ sở y dược tư nhân trên địa bàn; tham gia đào tạo, bồi dưỡng và tập huấn về chuyên
môn kỹ thuật cho các nhân viên y tế tuyến xã, thực hiện công tác đào tạo, nghiên cứu
khoa học; xây dựng và giám sát các chương trình y tế tại địa phương; ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật trong công tác y tế dự phòng, công tác quân dân y; chủ trì phối hợp với
các ban ngành, đoàn thể tổ chức các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ và chăm
sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và đang triển khai mô hình phòng khám bác sĩ gia đình và
quản lý các bệnh không lây nhiễm.
d. Đối chiếu chức năng, nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định:
Theo Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT/BYT/BNV,TTYT huyện Sóc Sơn đã thực hiện
đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của Bộ Y Tế quy định như tham mưu, giúp UBND cấp
Huyện thực hiện quản lí nhà nước về y tế, bao gồm: y tế dự phòng, khám bệnh, chữa
bệnh, sức khỏe sinh sản, an toàn thực phẩm, bảo hiểm y tế, dân số kế hoạch hóa gia đình
trên địa bàn.Tuy nhiên, TTYT còn gặp khó khăn về nhân lực y tế cũng như sự không
đồng bộ trong sắp xếp vị trí, việc làm gây nhiều khó khăn cho TTYT trong quá trình hoạt
động. Các lớp đào tạo nâng cao chất lượng và cấp chứng chỉ cho cán bộ không đáp ứng
kịp nhu cầu thực tiễn.
e. Đối chiếu chức năng, nhiệm vụ với YTCC:
TTYT huyện Sóc Sơn thực hiện đầy đủ 9 chức năng YTCC, nổi bật là 4 chức năng:

Theo dõi và phân tích tình hình sức khỏe; Giám sát dịch tễ học/Phòng ngừa và kiểm soát
bệnh; Quản lí có tính chiến lược các hệ thống và dịch vụ sức khỏe cộng đồng; Phát triển
nguồn nhân lực và lập kế hoạch trong YTCC.

Trang 7


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

4.Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn
a. Cơ cấu tổ chức:
Nhân sự: BVĐK Sóc Sơn được giao chỉ tiêu 320 giường bệnh với tổng số biên chế
được giao 378 người. Hiện tại, có 354 CBNV. Tổng số là 61 BS (trong đó BSCKII 4
người, BSCKI 19 người, Thạc sĩ 5 người, BS 33 người); tổng số DS là 18 người (DSCKI
13 người, DSĐH 1 người, DSTC 14 người); 149 điều dưỡng (ĐH, CĐ, TC); tổng số kỹ
thuật viên là 15 người (ĐDĐH, CĐ, TC); 17 hộ sinh (ĐDĐH, CĐ, TC)

-

-

-

b. Chức năng nhiệm vụ chính:
Tiếp nhận bệnh nhân cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân trong khu vực.
Chuyển người bệnh lên tuyến trên khi vượt quá khả năng bệnh viện.Tổ chức khám và cấp
giấy chứng nhận sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế, tổ chức giám định pháp y khi được
cơ quan giám định pháp y yêu cầu.
Đào tạo cán bộ y tế như tiếp nhận học sinh, sinh viên đến thực tập, thực hành theo đề
nghị của các cơ sở đào tạo đại họccao đẳng, trung cấp trên địa bàn Hà Nội và các vùng

lân cận.
Nghiên cứu khoa học về y học: Nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, kết hợp y học hiện
đại với y học cổ truyền phục vụ việc khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn và tham
gia các chương trình y tế ở địa phương.
Trang 8


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11
-

-

Chỉ đạo tuyến đối với các Phòng khám đa khoa và y tế tuyến cơ sở trên địa bàn huyện
Sóc Sơn.
Hợp tác quốc tế.
Phòng bệnh: Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng thành phố Hà Nội và Trung tâm Y tế
huyện Sóc Sơn thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe và phòng chống dịch
bệnh trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Quản lý kinh tế y tế: bệnh viện thực hiện quản lí tài sản công, quản lý cán bộ, viên chức
theo quy định của Nhà nước và Thành phố.
c. Các hoạt động chính:
Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn cung ứng sản phẩm, dịch vụ theo qui định của sở y tế
thành phố Hà Nội đối với bệnh viện hạng hai. Gồm có các dịch vụ: Khám bệnh và kiểm
tra sức khỏe; điều trị bệnh; lưu viện và các dịch vụ kĩ thuật, XN. Bệnh viện mỗi ngày tiếp
đón số lượng bệnh nhân từ 400-500 lượt người đến khám chữa bệnh, giải quyết những ca
bệnh cấp cứu thường xuyên. Ngoài ra bệnh viện còn phải tiếp nhận và giải quyết một số
lượng lớn các ca cấp cứu tai nạn lao động, tai nạn giao thông. Số bệnh nhân điều trị nội
trú năm 2015 là 23.317 bệnh nhân với tổng số giường bệnh là 320 giường.
Ngoài ra, BVĐK còn thực hiện các hoạt động khác như: Lập kế hoạch và chỉ đạo
chuyên môn, kỹ thuật cho tuyến dưới; Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng (như TTYT

huyện) thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch; tổ chức đào tạo nâng cao năng lực
cho cán bộ trong bệnh viện và cơ sở y tế tuyến dưới; tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho
cộng đồng. Bệnh viện cũng là cơ sở thực hành cho các trường đại học về y tế.
d. Đối chiếu chức năng nhiệm vụ do Bộ Y tế qui định
BVĐK huyện Sóc Sơn đã thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ do Bộ Y tế qui định:
chức năng khám chữa bệnh, tham gia phòng chống dịch bệnh, nghiên cứu khoa học.
e. Đối chiếu với chức năng YTCC
Nhìn chung BVĐK huyện Sóc Sơn đã thực hiện đầy đủ 9 chức năng YTCC theo BYT
quy định.Ba chức năng nổi bật là: theo dõi và phân tích tình hình sức khỏe,đảm bảo chất
lượng dịch vụ sức khỏe cho cá nhân và cho cộng đồng, quy chế và thực hành pháp luật để
bảo vệ sức khỏe công cộng.
f. Khoa phòng được quan sát và tham quan chi tiết
− Phòng phẫu thuật: hiện tại chưa hoàn thiện, TTB chưa đầy đủ mới triển khai 2/5
phòng mổ, dự kiến đến cuối năm sẽ mở thêm 1 phòng mổ nữa. Hiện tại khoa mới
có được 4 bác sĩ, thực hiện chức năng phẫu thuật (Ảnh chưa chèn và sẽ chèn)
− Phòng XN: khoa phòng khang trang có đầy đủ các máy XN sinh hóa, nước tiểu,
máu,...
− Khoa nhi: đã được lắp đặt đầy đủ TTB, sắp tới sẽ được mở rộng gấp đôi so với
hiện tại. Bệnh viện khẳng định bệnh nhân ở khoa không phải nằm ghép. Nhưng
Trang 9


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

qua phỏng vấn nhanh mẹ một bệnh nhi đang nằm và điều trị tại khoa thì được cho
biết vẫn có giường phải nằm ghép.
II. Tuyến xã:
1. Thông tin chung về xã Phù Lỗ:
Xã Phù Lỗ - nằm phía Đông Nam của huyện Sóc Sơn, phía Bắc giáp với xã Mai Đình,
phía Nam giáp 2 xã Nguyên Khê và Xuân Nộn (thuộc huyện Đông Anh), phía Đông giáp

với xã Đông Xuân, phía Tây giáp xã Phù Minh, xã nằm phía Đông Nam của sân bay.
Tổng diện tích là 3,6 km2.Dân cư phân bố dọc theo hai quốc lộ 2 và quốc lộ 3. Tổng số
dân là 16.554 người. Người dân sống chủ yếu bằng nghề làm nông và dịch vụ, mức sống
đạt mức độ khá so với trung bình trong huyện. Xã được chú trọng về vấn đề dịch tễ và
phòng dịch.
Hiện tại trong xã, rác thải không chôn ở nhà mà có công ty môi trường đến thu gom.
95% số hộ dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hằng ngày, hệ thông điện được đảm
bảo. Xã được công nhận là “ Nông thôn mới” từ năm 2014, đã được bê tông hóa đường
giao thông liên khu liên xã. Công trình vệ sinh của xã đảm bảo ba tiêu chí là kín đáo, sạch
và quản lí tốt đường phân.
Về sức khỏe, TYT xã triển khai khám BHYT từ năm 2005, đến nay đã có 70% người
dân tham gia BHYT, thông tuyến BHYT được thực hiện bắt đầu từ năm 2015 ở các tuyến
huyện, xã. TYT càng ngày càng thu hút được nhiều người dân đến trạm qua các chương
trình, TYT xã chuẩn bị có chương trình khám sàng lọc tiểu đường và đang thực hiện
chương trình khám sàng lọc THA.
2. Chức năng, nhiệm vụ chính của TYT:
TYT xã Phù Lỗ là TYT đã đạt chuẩn quốc gia, có chức năng tham mưu cho UBND xã,
đồng thời, thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân (khám, tư vấn và
cấp phát thuốc), triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, giám sát
dịch và báo cáo lên tuyến trên khi có dịch xảy ra, kết hợp với các tổ chức tư nhân và các
ban ngành khác trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Trang 10


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

3.Sơ đồ tổ chức nhân sự trạm:

4. Phương pháp thu thập thông tin.

- Xem sổ sách, báo cáo của TYT.
- Tham quan, nghe giới thiệu về TYT; phỏng vấn các CBYT của trạm.
- Tiếp cận cộng đồng: phỏng vấn nhanh người dân, những người đến tham gia
chương trình THA; chương trình TCMR tại TYT.
- Quan sát, học hỏi qua việc trực tiếp làm cộng tác viên tham gia hỗ trợ cho chương
trình THA, chương trình TCMR được triển khai tại TYT
5. Mô tả các hoạt động y tế tuyến xã
 Khám chữa bệnh tại xã
Theo báo cáo của TYT xã trong năm 2015 đã tổ chức được 6120 lượt khám bệnh duy
trì tốt việc khám, cấp thuốc BHYT theo đúng quy định và thực hiện quản lý, theo dõi sức
khỏe người cao tuổi.Trong đó lượt khám có BHYT 2801 lượt.
Người dân cũng có ý thức về khám dự phòng sức khỏe.Theo phản hồi của người
dân,TYT luôn duy trì các chế độ thường trực 24/24h, cấp cứu, KCB, chuyển tuyến trên
kịp thời các trường hợp ngoài khả năng. Số lượng ca chuyển tuyến là 1023 trường hợp.
Chuyển tuyến lên PKĐK Kim Anh, BVĐK Sóc Sơn, BV Bắc Thăng Long, BV Saint
Paul, BV Tim HN, bệnh viện Mắt Hà Nội

Trang 11


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

Qua thống kê của nhóm tại trạm nhận thấy bệnh về đường hô hấp trên, tăng huyết áp là
bệnh thường gặp trong cộng đồng.
Công tác KCB tại TYT có nhiều thuận lợi như các CBYT tại trạm luôn có trách nhiệm,
cơ sở vật chất, TTBđầy đủ, có sự hỗ trợ của tuyến trên. CBYT trực tại trạm 24/24 nên
đáp ứng được nhu cầu KCB của người dân mọi lúc. Đội ngũ cán bộ y tế được đi tập huấn
thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn có thể liệt kê ra tập huấn điều trị tăng
huyết áp(14/10/2015); tập huấn đái tháo đường (16/10/2015),…. Tuy nhiên vẫn còn tồn
tại nhiều khó khăn. Điển hình là thành viên có chuyên môn thuộc nhiều lĩnh vực khác

nhau nhưng phải phụ trách nhiều mảng công việc khác nhau.
 Công tác thực hiện các chương trình tại trạm
TYT đã thực hiện đầy đủ các chương trình y tế theo số 117/2014/ND-CP nghị định
quy định xã, phường, thị trấn của bộ Y Tế và sở Y Tế. (Phụ lục 2)
Từ khi được thành lập, TYT xã luôn quán triệt thực hiện các chỉ đạo, thông báo, thông
tư và quyết định của các cấp, theo lời CBYT tại trạm, các chương trình mục tiêu quốc gia
được thực hiện thường kì tại xã qua nhiều năm và đã trở thành chương trình y tế hoạt
động thường xuyên.
Trong đó, TYT phối hợp với các ban ngành đoàn thể khác xây dựng kế hoạch phòng
chống dịch, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, lồng ghép vào trong các
chương trình; các phương tiện, nhân lực, vật lực để sẵn sàng ứng phó khi có dịch xảy ra;
duy trì giám sát dịch chặt chẽ và chế độ báo cáo dịch hàng ngày. Do làm tốt công tác
phòng chống dịch nên đã không có dịch bệnh lớn xảy ra. Theo báo cáo thống kê y tế của
trạm năm 2015 vẫn còn xuất hiện một số ca bệnh lẻ tẻ ví dụ như có 2 ca sốt xuất huyết, 6
ca mắc bệnh tay chân miệng nhưng không bùng phát thành dịch và không có trường hợp
nào tử vong.
Qua thời gian thực địa, trải nghiệm, quan sát cũng như tham khảo ý kiến của CBYT
xã, cả nhóm nhận thấy 3 chương trình nổi bật có nhiều hoạt động thực tế và đạt kết quả
cao đó là: Chương trình “Quản lí các bệnh không lây nhiễm” (THA); Chương trình
TCMR; Mô hình Bác sĩ Gia đình.
6. Mô tả chương trình y tế tại tuyến xã:
a. Chương trình “TCMR”
- Cán bộ phụ trách: Nguyễn Thị Miền- điều dưỡng
- Mục tiêu: Tiêm chủng đầy đủ 8 loại vacxin trong chương trình TCMR cho trẻ dưới 1
tuổi đạt trên 98%; Triển khai tiêm nhắc lại vacxin phòng bệnh Sởi mũi 2 cho trẻ đủ 18
tháng tuổi đạt trên 90%; triển khai tiêm nhắc lại vacxin Bạch cầu, ho gà, uốn ván mũi 4
cho trẻ đủ 18 tháng; Triển khai tiêm vacxin phòng Sởi và Rubella cho trẻ từ 9 tháng đến
14 tuổi; Tiêm vacxin cho phụ nữ mang thai tại xã đạt 95%; Tiêm vacxin phòng bệnh uốn
ván cho phụ nữ từ 15 tuổi.
Trang 12



Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

- Đối tượng:trẻ em từ 0 tháng đến 14 tuổi; phụ nữ từ 15-35 tuổi.
- Hoạt động:
+Tăng cường tuyên truyền trước và trong ngày tiêm chủng thường xuyên, các ngày
tiêm chủng chiến dịch đảm bảo ít nhất 3 lần/ngày.
+TYT đã phối hợp với ban văn hóa thông tin truyền thanh xã, phát thanh các nội dung
về TCMR, lịch tiêm chủng và tác dụng của các loại vacxin; truyền thông lồng ghép trong
các buổi họp, giao ban y tế thôn, cộng tác viên, phụ nữ và các cuộc hội thảo. Côngtác
truyền thông đa dạng như gửi tin nhắn, giấy mời đến từng hộ dân
+Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế thôn, mạng lưới cộng tác viên về công tác điều tra
cơ bản, quản lý đối tượng tiêm chủng không để sót đối tượng.
+Tổ chức tốt 2 cuộc điều tra đăng ký đối tượng tiêm chủng theo từng hộ gia đình tại
các thôn xóm.
+Bổ sung các thông tin về công tác quản lý đối tượng, sự di biến động của các đối
tượng tiêm chủng trên địa bàn xã.
+TYT xã chủ động giám sát phát hiện các ca bệnh đến khám tại trạm, phòng khám tư
nhân trên địa bàn, phát hiện các ca bệnh trong TCMR: viêm não nhật bản, thương hàn…;
Giám sát các ca chết sơ sinh; Giám sát các ca sốt phát ban nghi sởi.
+Điều tra tình hình tiêm chủng của trẻ tại nơi xảy ra các ca bệnh để có biện pháp chấn
chỉnh kịp thời và có biện pháp bảo vệ người tiếp xúc. Khi có ca bệnh trong chương trình
TCMR xảy ra trên địa bàn xã TYT báo ngay cho khoa kiểm soát dịch Trung tâm y tế Sóc
Sơn để điều tra và xử lý kịp thời.
+Trạm lên lịch định kỳ tổ chức buổi tiêm vào ngày 5-7 hàng tháng.
+ Quy trình tiêm: Trước khi tiêm, trẻ được CBYT khám và kiểm tra sức khỏe (như hỏi
về tình hình sức khỏe, cân nặng, chiều cao, kiểm tra nhiệt độ cơ thể). Những trẻ bị ốm,
sốt sẽ hoãn lại việc tiêm và hẹn tiêm vào lần sau.Sau khi tiêm, người dân được nhắc nhở
cho trẻ nghỉ 30 phút tại TYT để xem có biểu hiện khác thường nào không rồi mới được ra

về. Sau đó theo dõi trẻ tại nhà từ 24h-48h, nếu có biểu hiện bất thường phải kịp thời gọi
điện cho CBYT và đưa lên trạm xử lí.
Qua phỏng vấn nhanh người dân, nhóm sinh viên nhận được những phản hồi rất tích
cực về chương trình TCMR tại xã. 100% người được hỏi nói rằng họ cho con đi tiêm
chủng đầy đủ và trước mỗi đợt tiêm đều nhận được tin nhắn từ TYT qua điện thoại. Đánh
giá về thái độ khi cung cấp dịch vụ tiêm chủng của CBYT là rất nhiệt tình và có trách
nhiệm trong hướng dẫn, giúp đỡ người dân tham gia chương trình.
-Kết quả:Kết quả đạt được của chương trình TCMR năm 2015 là rất khả quan, hoàn
thành tốt các chỉ tiêu được giao.Tiêm chủng trẻ em dưới 1 tuổi đủ 8 loại vắcxin là 294
em, đạt tỉ lệ 100%; 316 trẻ được tiêm vắcxin sởi. Tiêm uốn ván đủ mũi cho phụ nữ có
thai là 324 lượt; Tiêm vácxin Quynvaxen là 562 mũi tiêm; Sởi rubella là 216 lượt.
Trang 13


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

- Thuận lợi: Chương trình đã được thực hiện rất thành công từ nhiều năm trước nên có
nhiều kinh nghiệm, duy trì được tỉ lệ bao phủ cao.Nhân lực đầy đủ, cán bộ thực hiện
thường xuyên được tập huấn có chứng chỉ đào tạo (chứng chỉ 3 năm) đảm bảo cho công
tác tổ chức và thực hiện chương trình. Nhân dân có ý thức tốt về phòng bệnh, cộng đồng
hiểu rõ và chủ động tham gia các chương trình tại TYT. Cơ sở vật chất đầy đủ: phòng
khám, tủ bảo ôn bảo quản vacxin,… Trạm nhận được sự chỉ đạo sát sao của TTYT trong
công tác tổ chức, thực hiện.
- Khó khăn: Một số người dân chưa nhận thức đầy đủ về tiêm chủng, họ bận việc còn
chưa đưa trẻ đến tiêm đúng lịch hẹn. Nhiều người dân cho con tiêm dịch vụ ở ngoài nên
TYT không nắm bắt được tình hình bệnh tật của trẻ bị ốm. Khi trẻ bị ốm không thể tiêm
đúng lịch hẹn phải chuyển sang tháng sau.
b. Chương trình “ Quản lý các bệnh không lây nhiễm”(Tăng huyết áp)
- Cán bộ phụ trách: chị Nguyễn Thị Thúy Nga- điều dưỡng
- Mục tiêu: Bệnh nhân ngoại trú phấn đấu sau 3 tháng điều trị đạt được huyết áp mục

tiêu (140/90mmHg). Kiểm soát và ngăn chặn tai biến về các bệnh liên quan đến tim
mạch.
- Hoạt động: + Tại TYT xã có 3 đợt tập huấn THA từ tháng 7/2015 đến tháng 12/2015
- Thuận lợi:
+ Người dân thấy được lợi ích của việc điều trị THA tại tuyến cơ sở, họ được theo dõi
tình hình THA và được cấp thuốc hàng tháng (Thuốc dùng đủ cho 30 ngày )
+ Bệnh nhân được các CBYT quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ, tư vấn kiến thức về phòng
bệnh, chế độ ăn uống, ăn nhạt, hạn chế mỡ động vật, không sử dụng chất kích thích,
luyện tập thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh, từ đó để tạo lòng tin đối với TTYT.
+ Các CBYT của trạm được trang bị đầy đủ kiến thức, được Bệnh Viện Tim Hà Nội hỗ
trợ về chuyên môn trong vòng 3 tháng, tập huấn, cách tư vấn người THA và TTB như
máy đo huyết áp.Ngoài ra CBYT còn được Viện cấp chứng chỉ.
+ Đặc biệt, trạm có liên kết với Bệnh Viện Tim Hà Nội, khi bệnh nhân có nguy cơ
hoặc biến chứng nguy hiểm sẽ được chuyển thẳng lên Viện.
- Khó khăn:TYT còn thiếu thuốc ví dụ như chương trình THA 3 tháng đầu được hỗ
trợ của BV Tim HN nên người dân được sử dụng thuốc nhập ngoại chất lượng cao,sau đó
Viện Tim giao lại chương trình hoạt động cho trạm thì chuyển sang sử dụng thuốc liên
doanh với cùng công dụng. Qua phỏng vấn người dân đến tham gia chương trình khám
và cấp phát thuốc THA thì một số người dân cho biết: “Trước tôi uống viên thuốc như
hạt gạo thì thấy ổn định, thuốc đợt này trạm cấp tôi uống thấy không đỡ, khó chịu ”.
TTB phục vụ theo dõi THA còn chưa đầy đủ như máy điện tim, máy điện tâm đồ...
Trạm đã được cung cấp máy sinh hóa bán tự động từ cuối năm 2014 nhưng đã bị hỏng.

Trang 14


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

Hiện tại, khi tiến hành xét nghiệm 3 tháng 1 lần cho người dân trong chương trình, trạm
đều phải mượn TTB và nhờ hỗ trợ kĩ thuật từ PKĐK Kim Anh.

Hàng năm, việc đầu thầu thuốc cung ứng không đầy đủ,phụ thuộc vào nguồn thuốc
đấu thầu, người dân còn hiểu biết thấp về thuốc, dẫn tới sự tuân thủ về sử dụng thuốc
điều trị chưa được thực hiện đầy đủ.
c. Chương trình “Mô hình phòng khám bác sỹ gia đình”
-Cán bộ phụ trách: Nguyễn Ngọc Quý - Y sỹ
-Đối tượng:Người dân theo hộ gia đình trong xã, từ sơ sinh đến người già.
-Mục tiêu:
+Mục tiêu dài hạn: Quản lý sức khỏe hộ gia đình từ khi sinh ra đến khi mất đi. Quản lý
được các bệnh di truyền, bệnh không lây nhiễm, bệnh do tập quán, lỗi sống của người
dân tại địa phương, ngăn chặn phòng bệnh.
+Mục tiêu ngắn hạn: quản lý tình trạng sức khỏe của người dân trên 60 tuổi và trẻ em
dưới 6 tuổi.
-Hoạt động:
+Được sự quan tâm của TTYT nhân viên của trạm được tham gia các đợt tập huấn
triển khai phòng khám bác sỹ gia đình, được đào tạo tăng cường chuyên môn ở trường
Đại học Y Hà Nội, có giao ban đánh giá trao đổi ý kiến, kinh nghiệm về mô hình trong
các cuộc giao ban cụm, giao ban trung tâm thường kỳ
+Theo lời giám đốc TTYT cho biết: “ Mô hình bác sỹ gia đình là xương sống của sự
phát triển. Phải tăng cường quản lý càng sớm càng tốt, càng nhiều càng tốt. Cơ bản hoàn
thành mô hình bác sỹ gia đình đến năm 2020”
+Tại trạm mô hình được triển khai từ tháng 7 năm 2015, đã có phòng khám bác sỹ gia
đình (phụ lục……… hình ảnh)
+ Kết hợp với chương trình “Quản lý Bệnh không lây nhiễm” (THA), đã thu thập được
hồ sơ của các đối tượng người già trên 60 tuổi. Dự kiến đến cuối năm 2016 sẽ hoàn thành
mục tiêu của trạm.
+ Trạm có tổ chức tổ chăm sóc người bệnh tại nhà, do y sĩ Quý phụ trách, tổ gồm 3
người nhằm thực hiện CSSK tại chỗ đối với người dân khi có nhu cầu. Qua quan sát,
nhóm nhận thấy tổ có thực hiện thăm nom tới một số hộ gia đình trong xã.
+ Qua phỏng vấn, nhiều người dân chưa từng nghe nói đến bác sĩ gia đình.Người dân
thường sử dụng các khoản tiết kiệm vào chi tiêu thường ngày, chi phí trong công việc,

học tập, và cuối cùng là chi phí chữa bệnh trong trường hợp đột xuất, không cókhoản nào
được dành cho dự phòng bệnh.
-Thuận lợi: Được sự quan tâm sát sao của TTYT, được đào tạo tập huấn nâng cao kiến
thức chuyên môn, có lộ trình triển khai chương trình đến năm 2020.
-Khó khăn:
Trang 15


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

+Về cơ sở vật chất còn thiếu và còn yếu. Phòng khám đã được mở nhưng chưa được
đưa vào sử dụng.
+Mô hình mới được triển khai nên nhân viên còn bỡ ngỡ với công tác mới, chưa có
kinh nghiệm trong triển khai chương trình. Tài liệu về chương trình còn chưa đẩy đủ, mới
có một đợt tập huấn giám sát cơ sở (13/8/2013), 1 đợt tập huấn cho quản lý trạm tại Đại
học Y Hà Nội (10/2014) và tập huấn triển khai mô hình ngày 9/2/2015. Nguồn kinh phí
triển khai cho mô hình chưa có.
+Đặc biệt đối tượng đích của mô hình là người dân còn chưa nhận thức đầy đủ về công
tác y tế, điều kiện kinh tế còn hạn chế.
(Theo thông tư 16/2014/TT-BYT Thông tư hướng dẫn thí điểm về bác sĩ gia đình và
phòng khám bác sĩ gia đình).
7. Sự phối kết hợp giữa TYT với các ban ngành đoàn thể khác tại xã
Trạm có sự chỉ đạo bởi TTYT huyện, UBND xã và các ban ngành đoàn thể trong xã
như: Đài truyền thanh xã, Hội Phụ nữ xã, Hội Nông dân, Hội Người cao tuổi, Đoàn thanh
niên, Hội cựu chiến binh…
Có sự phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả đặc biệt là trong công tác truyền thông: qua loa
đài, tư vấn trực tiếp, tư vấn trong các hội đoàn thể, tuyền truyền mọi lúc mọi nơi, nhằm
đả thông tư tưởng, tư vấn kiến thức, nâng cao dân trí về các chương trình y tế trong cộng
đồng đặc biệt là Hội Người cao tuổi.
Chịu sự chỉ đạo của TTYT, Đảng ủy, UBND xã và sự hỗ trợ của cụm thi đua (phòng

khám đa khoa Kim Anh và 6 xã lân cận) đã phối hợp giúp trạm triển khai công tác y tế
thuận lợi, năm 2005 TYT xã đã đạt chuẩn theo thông tư của Sở Y tế.
8. Liên hệ với chức năng, nhiệm vụ do Bộ Y tế quy định:
Nhìn chung, TYT xã Phù Lỗ đã thực hiện khá đầy đủ chức năng nhiệm vụ do BYT quy
định. Các chức năng đã thực hiện như: Chăm sóc sức khỏe ban đầu; Phát hiện, báo cáo,
thực hiện phòng chống dịch; Triển khai một số chương trình y tế; Tổ chức khám sức khỏe
cho các đối tượng trong khu vực, tham gia khám tuyển nghĩa vụ quân sự; kết hợp ứng
dụng y học dân tộc trong phòng và chữa bệnh; Tổ chức sơ cấp cứu ban đầu và khám chữa
bệnh thông thường cho nhân dân tại trạm; Kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, quần chúng,
các ngành trong xã để tổ chức thực hiện các nội dung công tác chăm sóc sức khỏe nhân
dân. Việc thực hiện chức năng nhiệm vụ chưa đầy đủ và còn một số thiếu sót: quản lý sổ
sách của trạm không đảm bảo đúng theo quy định của BYT, ghi chép chưa đầy đủ. Công
tác truyền thông giáo dục sức khỏe được thực hiện nhưng với tần suất thấp.Qua quan sát
và qua các buổi phỏng vấn CBYT của TYT thì nguyên nhân của những hạn chế trên chủ
yếu là do thiếu nhân lực trong khi công việc lại quá nhiều, một CBYT có khi phải phụ
trách từ 4 đến 5 chương trình, kinh phí hoạt động, sự hỗ trợ của các tổ chức ban ngành
còn hạn chế, những chỉ tiêu mà cấp trên giao cho trạm chưa tính đến hoàn cảnh thực tế.
Trang 16


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

9. Liên hệ với 9 chức năng YTCC cơ bản:
Cùng với chức năng KCB, CSSKBĐ cho người dân, trong những năm gần đây TYT
xã đã thực hiện khá tốt một số chức năng liên quan đến YTCC như: theo dõi và phân tích
tình hình sức khỏe thông qua thông tin thu thập được khi người dân tới KCBchức năng
giám sát dịch tế học, phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh nên trong những năm vừa qua
không có dịch lớn xảy ra trên địa bàn.

C. KẾT LUẬN


-

-

-

-








1. Kết quả thu được từ đợt thực tập:
Tháng 3/2016 sinh viên năm 2 trường ĐH Y tế công cộng có cơ hội thực địa 1 tuần tại
cộng đồng.Sau tuần thực địa, nhóm đã thu được nhữngkết quả như sau:
Nắm được các thông tin cơ bản về Huyện Sóc Sơn, xã Phù Lỗ. Hiểu được mô hình tổ
chức, cơ cấu nhân sự, chức năng, nhiệm vụ, các hoạt động chính của TTYT
huyện,BVĐK, TYT xãvà sự phối hợp hoạt động giữa các đơn vị y tế cùng các ban ngành
liên quan.
Trong thời gian ở tại trạm y tế xã, nhóm đã có cơ hội tiếp xúc với thực tế, gặp gỡ người
dân đến khám bệnh, xem tài liệu, sổ sách của trạm để biết được tình hình bệnh tật ở xã
cũng như suy nghĩ của người dân về trạm y tế.
Nhóm đã có những buổi tiếp xúc với cộng đồng dân cư xung quanh trạm xá cũng như
trong khu vực xã. Từ đó biết cách tiếp cận cộng đồng một cách hiệu quả, biết cách xây
dựng bộ câu hỏi thích hợp để phỏng vấn cộng đồng.
Có cơ hội tham gia hoạt động của chương trình Tăng huyết áp và TCMR nhắc lại lần 2 tại

trạm.
Một tuần thực địa trôi qua giúp các thành viên trong nhóm hiểu được nhau, xây dựng tình
đoàn kết, kĩ năng làm việc nhóm hiệu quả. Tạo cho mỗi thành viên tác phong làm việc
đúng giờ, theo kế hoạch cụ thể.
2. Bài học kinh nghiệm:
Sau tuần thực địa, nhóm đã thu được những bài học kinh nghiệm như sau:
Cần chủ động nắm bắt thông tin, xây dựng thời gian hợp lý, sắp xếp công việc phù hợp.
Nên trao ý kiến với mọi người trong nhóm, các thành viên cần tự tin giao tiếp tìm hiểu
thông tin, sau đó thống nhất ý kiến.
Công việc cần được giải quyết ngay theo kế hoạch đề ra, không để chậm lịch. Làm việc
cần nghiêm túc, rõ ràng. Nên hỏi ý kiến giáo viên ngay khi hoàn thành, không để tình
trạng làm sai, làm thiếu rồi mới sửa.
Hoà thuận, đoàn kết, yêu thương các thành viên trong nhóm với nhau.
Khi đi phỏng vấn cộng đồng không nên tập trung hỏi ở cùng một khu vực nên phân tán
xa, rộng hơn mới thu được cách thông tin chính xác, phản ánh chân thực vấn đề cần hỏi.

Trang 17


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

-

3. Đề xuất của nhóm nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực địa cho sinh viên:
Nhà trường cần cung cấp thêm thông tin và chương trình đào tạo YTCC cho xã để TYT
hiểu rõ, nắm bắt mục tiêu, mục đích của đợt đào tại thực địa cho sinh viên năm 2.
Khi nhóm liên lạc với BVĐK để tìm hiểu thêm thì được Giám đốc Bệnh viện cho biết
BVĐK chưa hề nhận được công văn, hay thông báo nào từ phía Nhà trường hay TTYT,
nên không thể chia sẻ thông tin cho các sinh viên. Vì vậy nhóm đề xuất Nhà trường cần
có công văn thông báo, liên lạc trước với BVĐK để tạo thuận lợi hơn cho sinh viên.


Trang 18


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

D: PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bộ câu hỏi nhanh phỏng vấn cộng đồng.
• Chương trình bệnh không lây nhiễm (THA)
1. Bác/Ông/Bà có thường xuyên tham gia các chương trình đo huyết áp như thế này
không?
2. Tình trạng huyết áp như thế nào? Mắc từ bao giờ ?
3. Có cấp phát thuốc đầy đủ không? Dùng thuốc có thường xuyên không?
4. Có nhận được tư vấn thường xuyên của CB trạm y tế về THA không?
5. Gia đình có ai mắc THA không?
6. Ngoài THA, có mắc thêm bệnh gì nữa không?
7. Có hài lòng về chương trình không? Khó khăn gì?
• Chương trình TCMR
8. Con chị bao nhiêu tuổi? Chị có cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ không? Chị biết lịch
tiêm chủng qua nguồn thông tin nào?
9. Khi đến trạm chị có được CBYT xã hướng dẫn tận tình không? Chị có biết con chị
được tiêm những loại vắcxin nào không?
10. Chị có phải đóng bất kỳ khoản chi phí nào khi đưa trẻ đi tiêm chủng không?
11. Qua chương trình TCMR chị hài lòng và không hài lòng về điều gì?
Phụ lục 2: Danh mục các chương trình y tế quốc gia triển khai tại trạm y tế xã Phù
Lỗ:
− Phòng, chống một số bệnh có tính chất nguy hiểm đối với cộng đồng(lao, phong,
sốt rét, sốt xuất huyết, bệnh tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường, bệnh ung thư,
bệnh phổi tắc nghẽn mãn tĩnh)
− TCMR

− Chăm sóc sức khỏe sinh sản và cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em(Chăm sóc
sức khỏe sinh sản,Cải thiện tình trạng dinh dưỡng trẻ em)
− Quân dân y kết hợp
Phụ lục 3: Liên hệ 9 chức năng YTCC cơ bản của TTYT, BVĐK, TYT.
Chức
năng
YTCC
Theo dõi
và phân
tích tình
hình sức
khỏe.

Liên hệ chức năng,
nhiệm vụ TTYT

Liên hệ chức năng,
nhiệm vụ BVĐK

Liên hệ với chức năng, nhiệm
vụ TYT xã

TTYT tiến hành theo
dõi tình hình sức khỏe
của nhân dân dựa trên
các báo cáo của tuyến
xã, số liệu của BVĐK
và trung tâm dân số
KHHGĐ; thông qua
hoạt động khám, phát

hiện và điều trị bệnh

Bệnh viện lưu trữ thông
tin trong hồ sơ, sổ sách,
bệnh án và việc liên tục
cập nhật tình hình bệnh
tật, tiến hành theo dõi,
đánh giá, phân tích thực
trạng tình hình sức khỏe
tại cộng đồng và phát
hiện được các mối nguy

TYT xã theo dõi tình hình sức
khỏe của nhân dân địa phương
thông qua hoạt động KCB và
qua các chương trình mục tiêu
quốc gia đang triển khai tại
trạm. Đồng thời, tổng hợp số
liệu về tình hình sức khỏe địa
phương và báo cáo lên tuyến
trên để liên tục đánh giá tình
Trang 19


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

tại trung tâm.

Giám sát
dịch tễ

học
phòng
ngừa và
kiểm
soát dịch
bệnh.

Xây
dựng
chính
sách và
kế hoạch
YTCC.

Quản lý
có tính
chiến
lược các
hệ thống
và dịch
vụ sức
khỏe

Thông qua các báo
cáo của tuyến xã,
TTYT tiến hành giám
sát tình hình sức khoẻ,
chấn thương, các bệnh
truyền nhiễm nhằm
kiểm soát dịch, các

vấn đề sức khỏe hay
các nguy cơ nổi trội
khác.
TTYT cũng có nhiệm
vụ hướng dẫn, chỉ đạo
và hỗ trợ về chuyên
môn kỹ thuật cho
tuyến dưới,nhằm kiểm
soát và hạn chế tối đa
hậu quả do vụ dịch
hay các vấn đề sức
khoẻ khác gây ra.
TTYT xây dựng các
kế hoạch nâng cao
chất lượng dịch vụ
chăm sóc sức khoẻ và
nâng cao ý thức của
người dân trong công
tác phòng bệnh. Đồng
thời kết hợp với các
ban ngành có liên
quan để xây dựng
chuẩn quốc gia về hệ
thống y tế tuyến xã.
Tăng cường khả năng
tiếp cận dịch vụ y tế
của người dân bằng
các chương trình y tế
như TCMR, thực hiện
công tác khám chữa

bệnh.

trạng sức khỏe ở cộng đồng.
hại có thể ảnh hưởng tới Tuy nhiên số liệu của trạm báo
sức khỏe của nhân dân cáo chưa thể hiện được thực
trong hiện tại và tương trạng sức khỏe tại xã do người
lai.
dân thường tìm đến bệnh viện
tư và bệnh viện Huyện.
BV chú trọng phòng bệnh
chống lây chéo trong
bệnh viện bằng chương
trình tập huấn rửa tay
đúng quy trình, phối hợp
cùngcác ban ngành đoàn
thể khác trong hoạt động
tuyên
truyền,
phòng
chống dịch bệnh.Giám sát
các ca bệnh và các vụ
dịch mới bùng phát. Theo
dõi mô hình bệnh tật,
đánh giá thông tin và các
dịch vụ hỗ trợ nhằm quản
lý tốt được các vấn đề sức
khỏe.

Chịu trách nhiệm trong việc
phát hiện sớm dịch bệnh tại

tuyến xã cũng như kết hợp với
tuyến trên trong việc kiểm soát
dịch bệnh tại địa phương.

Bệnh viện thực hiện
thông qua việc đổi mới cơ
TYT xã Phù Lỗ đã thực hiện
cấu điều hành và chính
xây dựng kế hoạch cụ thể, phân
sách dựa trên nhu cầu,
công một cách rõ ràng.
tình trạng sức khỏe cộng
đồng.

Bệnh viện lên kế hoạch
ứng phó dịch bệnh hàng
năm, tăng cường sự tiếp
cận của người dân với các
dịch vụ y tế thông qua
việc mở rộng quy mô
bệnh viện. Công tác ứng
xử với người bệnh đã

TYT xã Phù Lỗ đã thực hiện
được chức năng này thông qua
các chương trình y tế được triển
khai tại trạm. Chất lượng các
dịch vụ sức khỏe cộng đồng có
chất lượng tương đối cao


Trang 20


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

được chỉnh đốn và có
nhiều thay đổi tích cực.
Kỷ luật một số cán bộ vi
phạm.

cộng
đồng.
Quy chế
và thực
hành
pháp luật
để bảo
vệ sức
khỏe
công
cộng.

Phát
triển
nguồn
nhân lực
và lập kế
hoạch
trong
YTCC


Tăng
cường
sức
khỏe, sự
tham gia
của xã
hội trong
công tác
chăm sóc
sức khỏe
và làm
cho
người
dân
ý
thức

Dựa vào các quy chế,
pháp luật nhà nước về
y tế để đánh giá, kiểm
tra giám sát các hoạt
động liên quan đến
sức khỏe của người
dân trong địa bàn.
Hiện nay TTYT đang
phát triển cũng như
nâng cao nguồn nhân
lực thông qua việc cử
cán bộ đi học, đưa ra

chính sách thu hút
tuyển dụng cán bộ y tế
giỏi và đồng thời huy
động sự tham gia của
cộng đồng trong công
tác chăm sóc sức khỏe
nhân dân. Ngoài ra
TTYT còn tổ chức tập
huấn cho cán bộ ở
TYT và y tế thôn bản
tùy vào chương trình
và nguồn kinh phí cho
phép.
Tổ chức các buổi
tuyên truyền giáo dục
nâng cao nhận thức
của người dân nhằm
nâng cao sức khỏe
cộng đồng. Bên cạnh
đó còn truyền thông
qua loa đài, áp phích,
tờ rơi,…

Bệnh viện luôn thực hiện
đúng pháp luật và quy chế
thông qua việc triển khai
và tuân thủ đầy đủ,
nghiêm túc chỉ đạo của
tuyến trên.


Bệnh viện đã có kế hoạch
đào tạo cán bộ về mọi mặt
quản lý và chuyên môn.
Tuy nhiên công tác thu
hút nhân lực còn gặp
nhiều khó khăn.

Trong quá trình khám
chữa bệnh các nhân viên
y tế cũng đẩy mạnh công
tác tư vấn trực tiếp để bảo
vệ và nâng cao sức khỏe
của người dân.

TYT xã Phù Lỗ tuân thủ đúng
các quy chế và quy định pháp
luật, giữ gìn vệ sinh trạm cũng
như nhà vệ sinh, đảm bảo an
toàn sức khỏe cho người bệnh
trong công tác cung cấp dịch vụ
y tế cho người dân.

TYT xã có gửi cán bộ y tế tham
gia các lớp tập huấn ngắn hạn
tại TTYT Huyện và cũng cử cán
bộ đi học tập tại trường đại học
YTCC

Hoạt động này chất lượng
tương đối cao, người dân được

tiếp cận và được chăm sóc sức
khỏe tương đối tốt

Trang 21


Báo cáo thực địa xã Phù Lỗ - Nhóm 11

được đó
là quyền
lợi của
mình.
Đảm bảo
chất
lượng
dịch vụ
sức khỏe
cho cá
nhân và
cho cộng
đồng.

Chức năng này được
thực hiện thông qua
việc kiểm tra, giám sát
các hoạt động của các
cơ sở y tế, và thực
hiện khám chữa bệnh
tại TTYT.


Nghiên
cứu, phát
triển và
thực hiện
các giải Số nghiên cứu khoa
pháp
học tại TTYT còn ít.
YTCC
mang
tính chất
đổi mới.

Bệnh viện thực hiện đề án
nâng cấp cơ sở hạ tầng,
hiện đại hóa TTB y tế,
chú trọng chuyên môn
trình độ cao. Liên tục cải
thiện chất lượng, theo dõi
và đảm bảo tính an toàn.

Hiện nay, TYT xã PhùLỗ còn
thiếu nhiều cơ sở vật chất. Tuy
nhiên, năng lực quản lý của
trạm còn khá tốt, chất lượng
dịch vụ chăm sóc sức khỏe đáp
ứng được cơ bản nhu cầu của cá
nhân và cộng đồng với tình
trạng sức khỏe đơn giản, thông
thường. Tư vấn và đề nghị
chuyển tuyến ngay khi cần, đảm

bảo an toàn cho người bệnh.

Nghiên cứu khoa học,
hợp tác quốc tế, kết hợp
với y học cổ truyền phục
TYT chưa thực hiện được chức
vụ việc khám chữa bệnh
năng này.
cho nhân dân trên địa bàn
và tham gia các chương
trình y tế ở địa phương

E: TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Báo cáo y tế của TYT xã năm 2015.
Báo cáo mô hình hoạt động của TTYT Sóc Sơn năm 2015
Sổ khám chữa bệnh của TYT xã Phù Lỗ từ 25/2/2015 đến nay.
Sổ nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh của TYT xã Phù Lỗ.
Sổ tiêm chủng trẻ em tuyến xã, phường của TYT xã Phù Lỗ.
Thông tư 33/2015/TT-BYT “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của TYT xã,
phường, thị trấn”.
• Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT/BYT/BNV về Hướng dẫn chức năng nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế thuộc UBND tỉnh, Thành phố trực
thuộc Trung Ương và PYT thuộc UBND huyện, quận, thị xã, TP thuộc tỉnh”
• Số 117/2014/ND-CP nghị định quy định xã, phường, thị trấn của bộ Y Tế và sở Y
Tế.
• Thông tư 16/2014/TT-BYT “Hướng dẫn thí điểm về BSGD và phòng khám bác sĩ
gia đình” của Bộ Y tế.








Trang 22



×