Tải bản đầy đủ (.doc) (200 trang)

Tài Liệu Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Tài Chính - Th.Sỹ GVC Phạm Xuân Tuyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 200 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG BDCB TÀI CHÍNH

TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG
NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH

Th.Sỹ GVC Phạm Xuân Tuyên

Hà nội tháng 7-2011

1


Chuyên đề 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỦ TÀI KHOẢN CẦN NẮM
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP.
Th.sĩ Phạm Xuân Tuyên
GVC Trường BDCB tài chính
I. XÂY DỰNG, BAN HÀNH QUY CHẾ CHI TIÊU NỘI BỘ.
Để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục
đích, tiết kiệm và có hiệu quả, đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ, tự chịu trách
nhiệm về tài chính có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để
cán bộ, công chức, viên chức thực hiện và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát
chi.
1. Mục đích xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
- Tạo quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính cho Thủ trưởng
đơn vị,
- Tạo quyền chủ động cho cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị hoàn
thành nhiệm vụ được giao.
- Là căn cứ để quản lý, thanh toán các khoản chi tiêu trong đơn vị; thực hiện
kiểm soát của KBNN; cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài chính và các cơ quan


thanh tra, kiểm toán theo quy định.
- Sử dụng tài sản đúng mục đích, có hiệu quả.
- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Công bằng trong đơn vị; khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi, thu hút và
giữ được những người có năng lực trong đơn vị.
2. Nguyên tắc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ:
(1) Quy chế chi tiêu nội bộ do Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp ban hành sau khi
tổ chức thảo luận rộng rãi dân chủ, công khai trong đơn vị và có ý kiến thống nhất
của tổ chức công đoàn đơn vị.
(2) Quy chế chi tiêu nội bộ phải gửi cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan tài
chính cùng cấp để theo dõi, giám sát thực hiện; gửi Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị
mở tài khoản giao dịch để làm căn cứ kiểm soát chi. Trường hợp có các quy định
không phù hợp với quy định của Nhà nước thì trong thời gian 15 ngày kể từ ngày
nhận được báo cáo, cơ quan quản lý cấp trên có ý kiến yêu cầu đơn vị phải điều
chỉnh lại cho phù hợp; đồng gửi cơ quan tài chính cùng cấp và Kho bạc Nhà nước
nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch.
2


(3) Nội dung quy chế chi tiêu nội bộ bao gồm các quy định về chế độ, tiêu
chuẩn, định mức, mức chi thống nhất trong đơn vị, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ
được giao, phù hợp với hoạt động đặc thù của đơn vị, sử dụng kinh phí tiết kiệm có
hiệu quả và tăng cường công tác quản lý.
(4) Đối với nội dung chi thuộc phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ (chi
quản lý, chi nghiệp vụ thường xuyên) đã có chế độ tiêu chuẩn, định mức do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quy định (trừ một số tiêu chuẩn, định mức và nội
dung chi quy định tại tiết e, của khoản này), Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp được:
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp
tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức
chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan Nhà nước

có thẩm quyền quy định.
- Đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí
hoạt động: Thủ trưởng đơn vị quyết định mức chi không vượt quá mức chi do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
(5) Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị,
trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền chưa ban hành, thì Thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng
nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.
(6) Đối với một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải
thực hiện đúng các quy định của Nhà nước:
- Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;
- Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc;
- Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại
di động;
- Chế độ công tác phí nước ngoài;
- Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam;
- Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm
quyền giao;
- Chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn
ngân sách Nhà nước;
- Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm,
sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
3


Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà
nước, cấp bộ, ngành theo hướng dẫn của Bộ Tài chính-Bộ Khoa học và công nghệ.

(7) Thủ trưởng đơn vị căn cứ tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình
hình thực hiện năm trước, quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân,
bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng như: sử dụng văn phòng
phẩm, điện thoại, xăng xe, điện, nước, công tác phí; kinh phí tiết kiệm do thực hiện
khoán được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ
quy định.
(8) Thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, đơn vị phải bảo đảm có chứng từ, hoá
đơn hợp pháp, hợp lệ theo quy định, trừ các khoản thanh toán văn phòng phẩm,
thanh toán công tác phí được đơn vị thực hiện chế độ khoán theo quy chế chi tiêu
nội bộ, khoản thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện
thoại di động hàng tháng theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày
14/4/2003 của Bộ Tài chính;
(9) Đơn vị sự nghiệp không được dùng kinh phí của đơn vị để mua sắm thiết
bị, đồ dùng, tài sản trang bị tại nhà riêng hoặc cho cá nhân mượn dưới bất kỳ hình
thức nào (trừ điện thoại công vụ tại nhà riêng theo chế độ quy định).
3. Nội dung xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ
Quy chế chi tiêu nội bộ có nội dung chủ yếu như sau:
(1) Về chế độ công tác phí:
Căn cứ vào chế độ quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC ngày
06/7/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối với
các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, Thủ trưởng đơn vị sau khi thống nhất
trong đơn vị xây dựng quy chế quản lý và mức thanh toán công tác phí cho cán bộ
viên chức đi công tác, theo một trong hai hình thức sau:
- Thực hiện theo các nội dung quy định tại Thông tư số 97/2010/TT-BTC
ngày 06/7/2007 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị đối
với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp; riêng đối với đơn vị sự nghiệp tự
bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, đơn vị
được quyết định mức chi cao hơn hoặc thấp hơn theo quy định
- Căn cứ tính chất công việc, mức sử dụng của các năm trước, tùy theo từng
đối tượng cụ thể đơn vị xây dựng mức khoán công tác phí tháng hoặc chuyến (bao

gồm tiền tầu xe đi lại, phụ cấp công tác phí, tiền thuê chỗ ở nơi đến công tác, chi
phí khác), chứng từ để thanh toán công tác phí cho cán bộ viên chức đi công tác là:
Giấy đi đường có ký duyệt của Thủ trưởng cơ quan cử cán bộ đi công tác và xác
nhận của cơ quan nơi cán bộ đến công tác.
(2) Chi tiêu hội nghị và tiếp khách:
4


Căn cứ vào chế độ hiện hành của Nhà nước, đơn vị quy định mức chi hội
nghị do đơn vị tổ chức; quy định cụ thể đối tượng và mức chi tiếp khách đến giao
địch với đơn vị.
(3) Sử dụng văn phòng phẩm:
Căn cứ mức sử dụng văn phòng phẩm của từng cán bộ, viên chức, hoặc từng
phòng, ban, bộ phận (bút viết, giấy in, giấy phô tô, mực in, mực phôtôcopy, cặp
đựng tài liệu…) của các năm trước, đơn vị có thể xây dựng mức khoán bằng hiện
vật cho từng cá nhân, phòng, ban, bộ phận hoặc khoán bằng tiền trên cơ sở mức
khoán bằng hiện vật;
(4) Về sử dụng điện thoại:
- Về sử dụng điện thoại tại công sở: Căn cứ thực tế sử dụng điện thoại tại cơ
quan trong các năm trước đơn vị xây dựng mức khoán kinh phí thanh toán cước phí
sử dụng điện thoại đơn vị phù hợp với từng phòng, ban, bộ phận…
- Về sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động: Tiêu
chuẩn trang bị điện thoại và chi phí mua máy điện thoại, chi phí lắp đặt và hòa
mạng đơn vị thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Riêng mức
thanh toán tiền cước phí điện thoại, đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị
tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, chi phí điện thoại có thể xây dựng mức cao
hơn hoặc thấp hơn so với quy định, nhưng mức thanh toán tiền cước sử dụng điện
thoại tối đa không quá 200.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại cố định tại nhà
riêng và 400.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại di động.
Đối với trường hợp không đủ tiêu chuẩn trang bị điện thoại cố định tại nhà

riêng và điện thoại di động theo quy định trên, nhưng trong thực tế xét thấy cần
thiết phải trang bị để phục vụ công việc chung thì Thủ trưởng đơn vị được mở rộng
đối tượng được cấp tiền để thanh toán tiền cước phí sử dụng điện thoại cho phù hợp
(riêng tiền mua máy, chi phí lắp đặt và hòa mạng máy do cá nhân phải tự thanh
toán). Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự
bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Mức thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại
tối đa không quá 200.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại cố định tại nhà riêng
và 400.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại di động; Đơn vị sự nghiệp kinh phí
hoạt động do ngân sách bảo đảm: Mức thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại tối
đa không quá 100.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại cố định tại nhà riêng và
200.000 đồng/máy/tháng đối với điện thoại di động.
(5) Về sử dụng điện trong cơ quan:
Đơn vị xây dựng quy chế quy định về việc sử dụng điều hòa nhiệt độ, điện
thắp sáng trong cơ quan; không sử dụng điện phục vụ cho nhu cầu cá nhân.
(6)Về sử dụng ô tô phục vụ công tác:

5


Căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước, đơn vị xây dựng quy chế quy định
cụ thể các đối tượng được sử dụng xe ô tô hiện có của đơn vị hoặc thuê xe dich vụ,
không sử dụng xe ô tô phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Quy định cụ thể việc xử lý đối
với các trường hợp sử dụng xe ô tô không đúng quy định;
(7) Thanh toán các khoản chi phí nghiệp vụ chuyên môn:
Chi phí nghiệp vụ chuyên môn của mỗi lĩnh vực sự nghiệp có đặc điểm
riêng, trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và mức chi hiện hành, đơn vị sự nghiệp
xây dựng quy chế quản lý, thanh toán các khoản chi nghiệp vụ cho phù hợp khả
năng nguồn tài chính và bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(8) Hoạt động dịch vụ:
Các đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ, xây dựng quy chế quản lý hoạt

động dịch vụ theo nguyên tắc quản lý thống nhất; Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp chịu
trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên về mọi mặt hoạt động thu chi, mức thu
của các đơn vị trực thuộc.
Quy định việc sử dụng, quản lý tài sản của đơn vị trong hoạt động dịch vụ;
Quy định việc trích khấu hao tài sản, duy tu và sửa chữa lớn TSCĐ dùng trong hoạt
động dịch vụ; cụ thể hóa quy định nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật
đối với các đơn vị trực thuộc.
Đối với quy chế quản lý hoạt động dịch vụ đơn vị có thể xây dựng quy chế
khoán thu, khoán chi đối với các đơn vị trực thuộc nhưng phải bảo đảm đầy đủ
chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật; Quy định tỷ lệ trích nộp của cho đơn
vị trực thuộc, đối với đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ chung và được tính vào chi
phí của hoạt động dịch vụ của đơn vị trực thuộc, đảm bảo nguyên tắc phù hợp với
chi phí chung của đơn vị.
Khi xây dựng dự toán và trong quá trình hoạt động dịch vụ đơn vị phải xác
định đầy đủ các yếu tố chi phí, bảo đảm nguyên tắc bù đắp được chi phí và có tích
luỹ.
(9) Quy định mua sắm tài sản Nhà nước tại đơn vị:
Quy định cụ thể việc mua sắm, bảo dưỡng thường xuyên tài sản, thanh lý tài
sản của đơn vị;
(10) Dự kiến chênh lệch thu lớn hơn chi năm kế hoạch:
Để dự kiến chi trả thu nhập tăng thêm và trích lập các quỹ; Xây dựng
phương án trả lương, trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ viên chức theo quy định
của Thông tư.
(11) Về trả thu nhập cho cán bộ, viên chức:
- Về trả tiền lương ngạch bậc và các khoản phụ cấp theo lương (nếu có) :
Căn cứ vào chế độ tiền lương ngạch, bậc và các khoản phụ cấp theo lương (nếu có),
6


hệ số lương theo tiêu chuẩn chức danh viên chức, hiệu quả công việc của từng cán

bộ, viên chức đơn vị sự nghiệp, đơn vị xây dựng quy chế chi trả tiền lương cho
từng cán bộ, viên chức
- Về trả thu nhập tăng thêm: Căn cứ vào kết quả tài chính của năm trước và
khả năng của năm kế hoạch, đơn vị xây dựng phương án chi trả thu nhập tăng thêm
cho người lao động của đơn vị gồm lao động trong biên chế, lao động hợp đồng từ
1 năm trở lên; phương án trả thu nhập tăng thêm cho cá nhân theo nguyên tắc người
nào có hiệu quả công tác cao, có đóng góp nhiều cho việc tăng thu, tiết kiệm chi
được hưởng cao hơn và ngược lại; phương án trả thu nhập tăng thêm dựa trên
lương cấp bậc chức vụ, hiệu suất công tác của từng cán bộ, phòng, ban đơn vị trực
thuộc được phân loại theo bình bầu A,B,C... để từ đó xây dựng hệ số trả thu nhập
tăng thêm cho cán bộ, viên chức trong đơn vị cho phù hợp.
(12) Tạm ứng chi trước thu nhập tăng thêm trong năm:
Căn cứ quy định tại Thông tư và khả năng nguồn chênh lệch thu chi của từng
quý đơn vị quy định cụ thể tạm chi trước thu nhập tăng thêm hàng tháng hoặc quý
cho người lao động với nguyên tắc mức tạm ứng hàng quý không vượt quá 40%
chênh lệch thu chi đơn vị xác định được theo từng quý (đối với đơn vị sự nghiệp tự
bảo đảm chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt
động), không quá 50% số kinh phí có thể tiết kiệm được một quý (đối với đơn vị sự
nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
(13) Quy định trích lập và sử dụng các quỹ:
Căn cứ quy định tại Nghị định và Thông tư hướng dẫn, đơn vị xây dựng quy
chế trích lập và sử dụng cụ thể của từng quỹ; gồm:
- Đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp
tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:
+ Quy định cơ chế trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp: từ các hoạt
động dịch vụ, tiết kiệm chi thường xuyên; Khấu hao TSCĐ dùng vào sản xuất kinh
doanh
+ Cơ chế trích lập 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi
+ Trích lập quỹ dự phòng ổn định thu nhập (mức trích và quy định trường
hợp sử dụng quỹ

+ Quy định cụ thể sử dụng các quỹ (đối tượng và mức chi cụ thể).
- Đối với đơn vị sự nghiệp do ngân sách bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động:
đơn vị xây dựng nội dung, mức chi cụ thể về chi khen thưởng, chi phúc lợi, chi
tăng cường cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí tiết kiệm và chênh lệch thu chi dịch
vụ.
II. LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
7


Tổ chức lập dự toán thu- chi ngân sách là một nhiệm vụ của các đơn vị sự
nghiệp. Việc lập dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước các đơn vị sự nghiệp thực
hiện theo quy định của Luật ngân sách Nhà nước, Luật kế toán, các văn bản hướng
dẫn Luật và quy định tại Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài,
Thông tư liên bộ số Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV, ngày
17/01/2006 Liên Bộ Tài chính- Nội vụ.
1. Trình tự lập dự toán theo quy định của Pháp luật về Ngân sách Nhà
nước:
Bước 1. Căn cứ lập dự toán:
Đơn vị dự toán căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể được giao trong năm kế hoạch;
chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn,
định mức chi ngân sách; văn bản hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh; Số
kiểm tra về dự toán thu, chi Ngân sách Nhà nước do Uỷ ban nhân dân tỉnh giao
(hoặc cơ quan có thẩm quyền); tình hình thực hiện thu, chi ngân sách các năm
trước liền kề.
Bước 2. Lập dự toán:
Đơn vị HCSN phải lập Dự toán theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn và
phải thể hiện đầy đủ các khoản thu, chi theo Mục lục Ngân sách Nhà nước và
hướng dẫn của Bộ Tài chính, trong đó:
- Dự toán thu:
+ Đối với các khoản thu phí, lệ phí: căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và tỷ

lệ được để lại chi theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Đối với các khoản thu sự nghiệp: Căn cứ kế hoạch hoạt động dịch vụ và
mức thu do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng đơn vị đã kí kết.
- Dự toán chi:
+ Đơn vị lập dự toán chi tiết cho từng loại nhiệm vụ như: chi thường xuyên
thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao; chi phục vụ cho công tác thu phí và
lệ phí; chi hoạt động dịch vụ theo các quy định hiện hành.
+ Dự toán chi không thường xuyên: đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ
chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Bước 3. Gửi dự toán:
Các đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ
được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực
tiếp xem xét, tổng hợp dự toán của các đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự
toán cấp I.

8


Các cơ quan Nhà nước ở địa phương (đơn vị dự toán cấp I) lập dự toán thu,
chi ngân sách thuộc phạm vi trực tiếp quản lý, xem xét dự toán do các đơn vị trực
thuộc lập; tổng hợp và lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi cơ
quan Tài chính, cơ quan Kế hoạch và Đầu tư cùng cấp. Thời gian gửi báo cáo của
các cơ quan Nhà nước địa phương do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định. Dự toán
thu, chi ngân sách phải kèm theo bản thuyết minh chi tiết căn cứ tính toán từng
khoản thu, chi.
Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét dự toán
ngân sách của các đơn vị trực thuộc tỉnh; lập dự toán thu Ngân sách Nhà nước trên
địa bàn, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sách các huyện và dự
toán ngân sách cấp tỉnh), dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia, dự toán các
khoản kinh phí ủy quyền báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thường trực

Hội đồng nhân dân xem xét trước ngày 20 tháng 7 năm trước.
Sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Uỷ ban nhân
dân tỉnh gửi báo cáo dự toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia (phần dự toán chi
Chương trình mục tiêu quốc gia) chậm nhất vào ngày 25 tháng 7 năm trước.
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hướng dẫn cụ thể việc lập dự toán ngân sách các
cấp ở địa phương phù hợp với yêu cầu, nội dung và thời gian lập dự toán ngân sách
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bước 4. Quyết định, phân bổ, giao dự toán Ngân sách Nhà nước:
Trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Thủ tướng Chính
phủ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định dự
toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh và mức
bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấp dưới trước ngày 10 tháng 12 năm
trước; báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh và kết
quả phân bổ dự toán ngân sách cấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết
định.
Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chính trình
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách cho từng cơ
quan, đơn vị trực thuộc tỉnh
Trường hợp dự toán ngân sách địa phương chưa được Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết định, Uỷ ban nhân dân lập lại dự toán ngân sách trình Hội đồng
nhân dân cùng cấp vào thời gian do Hội đồng nhân dân quyết định, nhưng không
được chậm hơn ngày 10 tháng 01 năm sau đối với ngân sách tỉnh, ngày 20 tháng 01
năm sau đối với ngân sách huyện và ngày 30 tháng 01 năm sau đối với ngân sách
xã.
Bước 5. Điều chỉnh dự toán ngân sách:
9


Trường hợp có biến động lớn về ngân sách địa phương so với dự toán đã

phân bổ cần phải điều chỉnh tổng thể, Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách địa phương.
Trường hợp có yêu cầu cấp bách về quốc phòng, an ninh hoặc vì lý do khách
quan cần điều chỉnh nhiệm vụ thu, chi của một số cơ quan trực thuộc hoặc của ngân
sách cấp dưới, nhưng không làm biến động lớn đến tổng thể ngân sách địa phương,
Uỷ ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán
ngân sách địa phương.
Việc điều chỉnh tổng thể dự toán Ngân sách Nhà nước, dự toán ngân sách địa
phương, thực hiện theo quy trình lập, quyết định, phân bổ dự toán ngân sách hàng
năm.
2. Lập dự toán trong Đơn vị sự nghiệp công lập.
2.1. Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, nhiệm vụ
của năm kế hoạch, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, kết quả hoạt động sự nghiệp,
tình hình thu chi tài chính của năm trước liền kề (có loại trừ các yếu tố đột xuất,
không thường xuyên), đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch, cụ thể:
- Dự toán thu, chi thường xuyên:
+ Dự toán thu:
(+) Đối với các khoản thu phí, lệ phí: Căn cứ vào đối tượng thu, mức thu và
tỷ lệ được để lại chi theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
(+) Đối với các khoản thu sự nghiệp: Căn cứ vào kế hoạch hoạt động dịch vụ
và mức thu do đơn vị quyết định hoặc theo hợp đồng kinh tế đơn vị đã ký kết.
+ Dự toán chi:
Đơn vị lập dự toán chi tiết cho từng loại nhiệm vụ như: chi thường xuyên
thực hiện chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao; chi phục vụ cho công tác thu phí và
lệ phí; chi hoạt động dịch vụ theo các quy định hiện hành và quy định tại Thông tư
này.
- Dự toán chi không thường xuyên:
Dự toán chi không thường xuyên đơn vị lập dự toán của từng nhiệm vụ chi
theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Thuyết minh dự toán:
Dự toán thu, chi của đơn vị phải có thuyết minh cơ sở tính toán, chi tiết theo
từng nội dung thu, chi gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xem xét tổng hợp
gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương) theo
quy định hiện hành.
10


2.2. Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định.
- Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên:
Căn cứ quy định của Nhà nước đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu, chi hoạt
động thường xuyên của năm kế hoạch. Trong đó kinh phí Ngân sách Nhà nước bảo
đảm hoạt động thường xuyên (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi
phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp do Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí
hoạt động) theo mức kinh phí Ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường
xuyên của năm trước liên kề, cộng (+) hoặc trừ (-) kinh phí của nhiệm vụ tăng hoặc
giảm của năm kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền quyết định.
- Dự toán chi không thường xuyên, đơn vị lập dự toán của từng nhiệm
vụ chi theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Dự toán thu, chi đơn vị sự nghiệp gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để
xem xét, tổng hợp gửi Bộ, ngành chủ quản (đối với đơn vị sự nghiệp trung ương),
gửi cơ quan chủ quản địa phương (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương) theo
quy định hiện hành.
3. Lập dự toán của đơn vị quản lý cấp trên (Đơn vị có đơn vị cấp dưới
trực thuộc):
3.1. Lập dự toán năm đầu thời kỳ ổn định.
Căn cứ vào dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định do đơn vị lập; cơ quan
quản lý cấp trên dự kiến phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định và mức kinh phí
Ngân sách Nhà nước bảo đảm chi hoạt động thường xuyên, chi không thường
xuyên cho đơn vị, tổng hợp gửi cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan liên

quan theo quy định hiện hành.
Việc xác định phân loại đơn vị sự nghiệp và mức Ngân sách Nhà nước bảo
đảm hoạt động thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định (đối với đơn vị sự nghiệp tự
bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do Ngân sách Nhà nước
bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên), thực hiện theo hướng dẫn sau:
Cách xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp:
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
Mức tự bảo đảm chi phí hoạt động
thường xuyên của đơn vị (%)

=

x 100
%
Tổng số chi hoạt động thường
xuyên

Trong đó:
Tổng số nguồn thu sự nghiệp theo quy định gồm:
11


- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của
Nhà nước;
- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng
của đơn vị, cụ thể:
+ Sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo: Thu từ hợp đồng đào tạo với các tổ chức
trong và ngoài nước; thu từ các hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thực hành
thực tập, sản phẩm thí nghiệm; thu từ các hợp đồng dịch vụ khoa học và công nghệ
và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

+ Sự nghiệp Y tế, Đảm bảo xã hội: Thu từ các hoạt động dịch vụ về khám,
chữa bệnh, phục hồi chức năng, y tế dự phòng, đào tạo, nghiên cứu khoa học với
các tổ chức; cung cấp các chế phẩm từ máu, vắc xin, sinh phẩm; thu từ các hoạt
động cung ứng lao vụ (giặt là, ăn uống, phương tiện đưa đón bệnh nhân, khác); thu
từ các dịch vụ pha chế thuốc, dịch truyền, sàng lọc máu và các khoản thu khác theo
quy định của pháp luật.
+ Sự nghiệp Văn hóa, Thông tin: Thu từ bán vé các buổi biểu diễn, vé xem
phim, các hợp đồng biểu diễn với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cung
ứng dịch vụ in tráng lồng tiếng, phục hồi phim; thu từ các hoạt động đăng, phát
quảng cáo trên báo, tạp chí, xuất bản, phát thanh truyền hình; thu phát hành báo
chí, thông tin cổ động và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
+ Sự nghiệp Thể dục, thể thao: Thu hoạt động dịch vụ sân bãi, quảng cáo,
bản quyền phát thanh truyền hình và các khoản thu khác theo quy định của pháp
luật.
+ Sự nghiệp kinh tế: Thu tư vấn, thiết kế, quy hoạch, dịch vụ nông lâm, thuỷ
lợi, thuỷ sản, giao thông, công nghiệp, xây dựng, địa chính, địa chất và các ngành
khác; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Thu khác (nếu có).
- Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng
từ các hoạt động dịch vụ.
Tổng số chi hoạt động thường xuyên gồm:
- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm
quyền giao, gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích
nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành;
dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường
xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.
- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí, gồm:
Tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành cho số lao động
trực tiếp phục vụ công tác thu phí và lệ phí; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn;

12


sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định
phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.
- Chi cho các hoạt động dịch vụ; gồm: Tiền lương; tiền công; các khoản phụ
cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn
theo quy định hiện hành; nguyên, nhiên, vật liệu, lao vụ mua ngoài; khấu hao tài
sản cố định; sửa chữa tài sản cố định; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo
hình thức vay của cán bộ, viên chức; chi các khoản thuế phải nộp theo quy định của
pháp luật và các khoản chi khác (nếu có).
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động, gồm: Đơn vị sự nghiệp
có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức trên,
bằng hoặc lớn hơn 100%; Đơn vị sự nghiệp đã tự bảo đảm chi phí hoạt động từ
nguồn thu sự nghiệp, từ nguồn ngân sách Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của
Nhà nước đặt hàng.
Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động: Là đơn vị sự
nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên xác định theo công thức
trên, từ trên 10% đến dưới 100%.
Đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt
động, gồm: Đơn vị sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên
xác định theo công thức trên, từ 10% trở xuống; Đơn vị sự nghiệp không có nguồn
thu.
3.2. Lập dự toán 2 năm tiếp theo thời kỳ ổn định.
Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ
quản (đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương) căn cứ vào dự toán thu, chi của đơn
vị sự nghiệp lập, xem xét tổng hợp dự toán Ngân sách Nhà nước, gửi cơ quan Tài
chính cùng cấp.
III. CHẤP HÀNH DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.
1. Theo quy định của Pháp luật về Ngân sách Nhà nước.

Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng
ngân sách và tài sản của Nhà nước theo đúng chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định
mức và dự toán được giao; định kỳ báo cáo tình hình thực hiện thu chi ngân sách,
báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán cho cơ quan quản lý Nhà nước.
2. Điều kiện chi Ngân sách Nhà nước:
Chi Ngân sách Nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau
đây:
- Đã có trong dự toán Ngân sách Nhà nước được giao, trừ các trường hợp:
Dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền
13


quyết định theo quy định; Chi từ nguồn tăng thu so dự toán được giao và từ nguồn
dự phòng ngân sách theo quyết định của cấp có thẩm quyền;
- Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định;
- Đã được Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền
quyết định chi;
Ngoài các điều kiện quy định nói trên; trường hợp sử dụng vốn, kinh phí
Ngân sách Nhà nước để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương
tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá thì còn
phải tổ chức đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật;
Các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi;
các khoản chi có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu
tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không
thường xuyên khác phải thực hiện theo dự toán quý được đơn vị dự toán cấp I giao
cùng với giao dự toán năm.
3. Trách nhiệm của các cơ quan và cá nhân trong việc quản lý chi Ngân
sách Nhà nước tại các đơn vị sự nghiệp.
3.1. Cơ quan Tài chính:
- Thẩm tra việc phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng;

- Bố trí nguồn để đáp ứng các nhu cầu chi, trường hợp các đơn vị sử dụng
ngân sách chi vượt quá khả năng thu và huy động của quỹ ngân sách thì cơ quan
Tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời theo quy định để bảo
đảm nguồn;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ
quan, đơn vị sử dụng ngân sách. Trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn
cho phép, sai chính sách, chế độ hoặc đơn vị không chấp hành chế độ báo cáo thì
có quyền yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm dừng thanh toán. Trường hợp phát hiện
việc chấp hành dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách chậm hoặc không phù
hợp làm ảnh hưởng kết quả nhiệm vụ, thì có quyền yêu cầu các cơ quan Nhà nước
và đơn vị dự toán cấp trên có giải pháp kịp thời hoặc điều chỉnh nhiệm vụ, dự toán
chi của các cơ quan, đơn vị trực thuộc để bảo đảm thực hiện ngân sách theo mục
tiêu và tiến độ quy định.
3.2. Kho bạc Nhà nước:
- Thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi Ngân sách Nhà nước căn
cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết khác quy định;
- Có quyền từ chối các khoản chi ngân sách không đủ điều kiện chi quy định
hoặc tạm dừng thanh toán theo yêu cầu của cơ quan Tài chính;
14


- Thủ trưởng cơ quan Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm về các quyết định
thanh toán, chi ngân sách hoặc từ chối thanh toán chi ngân sách.
3.3 Cơ quan dự toán cấp trên.
- Sau khi được Uỷ ban nhân dân giao dự toán ngân sách, các cơ quan Nhà
nước ở địa phương, tiến hành phân bổ và giao dự toán chi ngân sách cho các đơn vị
sử dụng ngân sách trực thuộc theo các nguyên tắc sau:
+ Tổng số giao cho các đơn vị trực thuộc không vượt quá dự toán được cấp
có thẩm quyền giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực. Đối với nhiệm vụ

chi đầu tư xây dựng cơ bản phải ưu tiên những dự án quan trọng chuyển tiếp; đối
với các dự án mới, chỉ phân bổ, giao dự toán khi có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng;
+ Dự toán giao cho đơn vị sử dụng ngân sách được phân bổ chi tiết theo các
nhóm mục chi chủ yếu của Mục lục Ngân sách Nhà nước. Đối với những khoản chi
có tính chất thời vụ hoặc chỉ phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng
cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản có tính chất không thường xuyên khác
còn phải phân theo tiến độ thực hiện từng quý.
- Gửi phương án phân bổ dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân
sách đến cơ quan Tài chính cùng cấp để thẩm tra. Trường hợp việc phân bổ không
phù hợp với nội dung dự toán do cơ quan có thẩm quyền giao, không đúng với
chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức thì cơ quan Tài chính yêu cầu cơ quan
phân bổ ngân sách điều chỉnh lại.
- Việc phân bổ và giao dự toán ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách
phải hoàn thành trước 31 tháng 12 năm trước, trừ trường hợp dự toán ngân sách địa
phương chưa được Hội đồng nhân dân quyết định.
- Trong quá trình thực hiện dự toán ngân sách, khi cần thiết, đơn vị dự toán
cấp I được điều chỉnh dự toán ngân sách giữa các đơn vị trực thuộc, sau khi thống
nhất với cơ quan Tài chính cùng cấp, song không được làm thay đổi tổng mức và
chi tiết dự toán đã giao cho đơn vị dự toán cấp I.
- Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh
vực do cơ quan quản lý và của các đơn vị trực thuộc; định kỳ báo cáo tình hình
thực hiện thu, chi ngân sách và các báo cáo tài chính khác theo quy định của pháp
luật. Chịu trách nhiệm về những sai phạm của các đơn vị, tổ chức trực thuộc.
3.4. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách
- Quyết định chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng quy chế chi tiêu
nội bộ và trong phạm vi dự toán được cấp có thẩm quyền giao;
- Quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản Nhà nước theo đúng chế độ, tiêu
chuẩn, định mức; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tuỳ
15



theo tính chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
3.5. Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị sử dụng
ngân sách
Người phụ trách công tác tài chính, kế toán tại các đơn vị sử dụng ngân sách
có nhiệm vụ thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - ngân sách, chế độ kế toán
Nhà nước, chế độ kiểm tra nội bộ và có trách nhiệm ngăn ngừa, phát hiện và kiến
nghị thủ trưởng đơn vị, cơ quan tài chính cùng cấp xử lý đối với những trường hợp
vi phạm.
4. Cấp phát các khoản chi của đơn vị sự nghiệp
4.1. Cấp phát các khoản chi thường xuyên
- Căn cứ vào dự toán Ngân sách Nhà nước được giao, tiến độ triển khai công
việc và điều kiện chi ngân sách, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách quyết định
chi gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch, kèm theo các tài liệu cần thiết theo chế độ
quy định;
- Kho bạc Nhà nước kiểm tra tính hợp pháp của các tài liệu do đơn vị sử
dụng ngân sách gửi, thực hiện việc thanh toán khi có đủ các điều kiện quy định;
- Việc thanh toán vốn và kinh phí ngân sách thực hiện theo nguyên tắc trực
tiếp từ Kho bạc Nhà nước cho người hưởng lương, trợ cấp xã hội và người cung
cấp hàng hoá, dịch vụ;
- Đối với các khoản chi chưa có điều kiện thực hiện việc thanh toán trực tiếp,
Kho bạc Nhà nước tạm ứng cho đơn vị sử dụng ngân sách để chủ động chi theo dự
toán được giao, sau đó thanh toán với Kho bạc Nhà nước theo đúng nội dung, thời
hạn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
4.2. Việc cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản
- Căn cứ vào dự toán ngân sách năm được giao, giá trị khối lượng công việc
đã thực hiện và điều kiện chi ngân sách, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán
kèm theo các tài liệu cần thiết theo quy định của pháp luật gửi cơ quan cấp phát

vốn;
- Cơ quan được giao nhiệm vụ cấp phát vốn kiểm tra hồ sơ đề nghị thanh
toán của chủ đầu tư và thực hiện thanh toán khi có đủ các điều kiện theo quy định;
- Phương pháp và trình tự cấp phát và thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản
thuộc nguồn Ngân sách Nhà nước đúng Quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.
4.3. Cấp kinh phí ủy quyền
Trường hợp cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản
lý Nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi của mình thì cơ quan Tài chính ủy
16


quyền phải chuyển kinh phí cho cơ quan Tài chính được ủy quyền để thực hiện
nhiệm vụ đó. Cơ quan nhận kinh phí ủy quyền có trách nhiệm quản lý, sử dụng
kinh phí theo đúng chế độ cấp phát vốn Ngân sách Nhà nước nhưng phải hạch toán
và báo cáo riêng cho cơ quan Nhà nước ủy quyền. Đến 31 tháng 12, kinh phí ủy
quyền chưa sử dụng hết phải trả lại ngân sách cấp ủy quyền.
4.4. Mở Tài khoản của đơn vị sự nghiệp
Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được Ngân sách Nhà nước hỗ
trợ thường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, chịu sự kiểm tra của cơ
quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước trong quá trình thanh toán, sử dụng kinh phí.
Trường hợp được mở tài khoản tại Ngân hàng Thương mại Nhà nước để tập trung
một số khoản thu thì phải quản lý và sử dụng theo đúng quy định của pháp luật.
4.5. Các trường hợp sau đây được chi ứng trước dự toán ngân sách năm
sau trong phạm vi khả năng cho phép của quỹ ngân sách
Việc chi ứng trước dự toán ngân sách các cấp chính quyền địa phương do
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quyết định và chịu trách nhiệm thu hồi các khoản chi
ứng trước.
Việc chi ứng trước dự toán không được ảnh hưởng đến việc bố trí dự toán
năm sau. Tổng số chi ứng trước dự toán chi ngân sách năm sau cho các cơ quan,
đơn vị không vượt quá 20% dự toán chi ngân sách theo từng lĩnh vực tương ứng

năm hiện hành đã giao hoặc số kiểm tra dự toán chi ngân sách năm sau đã thông
báo cho cơ quan, đơn vị đó. Khi phân bổ dự toán ngân sách cho năm sau, cơ quan
phân bổ dự toán ngân sách phải bảo đảm bố trí dự toán cho các công trình, nhiệm
vụ được chi ứng trước dự toán đủ nguồn hoàn trả mức đã ứng trước theo đúng thời
gian quy định.
Các tổ chức, các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ
trợ có nhiệm vụ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện thu, chi ngân sách, báo cáo kế
toán, quyết toán và báo cáo tài chính theo quy định của Pháp luật về kế toán, thống
kê và các chế độ báo cáo do Bộ Tài chính quy định. Cơ quan Tài chính có quyền
yêu cầu Kho bạc Nhà nước tạm đình chỉ chi ngân sách của các tổ chức, cá nhân,
đơn vị không chấp hành đầy đủ kịp thời chế độ báo cáo, trừ các khoản chi lương,
phụ cấp, trợ cấp xã hội, học bổng và một số khoản chi cấp thiết theo quy định của
Bộ trưởng Bộ Tài chính. Việc cấp phát, chi trả chỉ được thực hiện trở lại khi tổ
chức, cá nhân, đơn vị đã chấp hành đầy đủ chế độ báo cáo và cam kết không tái
phạm. Khi quyết định tạm đình chỉ chi ngân sách, cơ quan Tài chính đồng thời
thông báo cho cơ quan quản lý cấp trên của tổ chức, đơn vị bị tạm đình chỉ biết.
5. Chấp hành dự toán trong đơn vị sự nghiệp công lập theo Thông tư số
71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính
5.1. Giao dự toán năm đầu thời kỳ ổn định
17


Căn cứ vào dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước được cấp có thẩm quyền
giao, cơ quan chủ quản địa phương lập phương án phân bổ gửi cơ quan tài chính
cùng cấp thẩm tra; sau khi có ý kiến thống nhất của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ
quan chủ quản giao dự toán cho đơn vị thực hiện:
5.2.1. Dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên.
- Giao dự toán thu: Tổng số thu phí, lệ phí; Số phí, lệ phí được để lại đơn vị
sử dụng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí,
lệ phí; Số phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà nước;

- Giao dự toán chi: Giao dự toán chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại sử
dụng theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với từng loại phí, lệ
phí; Giao dự toán chi hoạt động thường xuyên từ nguồn kinh phí ngân sách Nhà
nước cấp: Căn cứ dự toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường
xuyên năm đầu thời kỳ ổn định đã được phê duyệt (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo
đảm toàn bộ chi phí hoạt động); cơ quan chủ quản giao dự toán chi hoạt động
thường xuyên cho đơn vị, trong phạm vị dự toán chi ngân sách Nhà nước được cấp
có thẩm quyền giao. Dự toán chi thường xuyên được giao và phân bổ vào nhóm
mục “Chi khác” của mục lục ngân sách Nhà nước.
Đối với hoạt động dịch vụ, cơ quan chủ quản không giao dự toán thu, chi;
đơn vị sự nghiệp xây dựng dự toán thu, chi để điều hành trong năm.
5.2.2. Đối với dự toán chi không thường xuyên
Cơ quan chủ quản giao dự toán cho đơn vị thực hiện theo quy định hiện
hành. Dự toán chi không thường xuyên được giao và phân bổ vào 4 nhóm mục chi
của mục lục ngân sách Nhà nước theo quy định hiện hành.
5.3. Giao dự toán 2 năm tiếp theo của thời kỳ ổn định
5.3.1. Đối với dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên
Hàng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ
quản quyết định giao dự toán thu, chi cho đơn vị sự nghiệp theo quy định hiện
hành.
Dự toán chi thường xuyên do ngân sách Nhà nước cấp (đối với đơn vị sự
nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp do ngân sách
Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) theo mức năm trước liền kề và kinh
phí tăng thêm (bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng thêm) hoặc giảm theo
quyết định của cấp có thẩm quyền, trong phạm vị dự toán chi ngân sách Nhà nước
được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ
quan tài chính.
5.3.2. Đối với dự toán chi không thường xuyên
18



Cơ quan chủ quản giao dự toán cho đơn vị thực hiện theo quy định hiện
hành.
5.4. Thực hiện dự toán thu, chi.
Đối với dự toán chi thường xuyên được cấp có thẩm quyền giao, đơn vị sự
nghiệp được điều chỉnh nội dung chi cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị,
đồng thời gửi cơ quan cấp trên và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao
dịch để theo dõi quản lý, thanh toán và quyết toán. Cuối năm ngân sách dự toán chi
hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết đơn vị được
chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.
Đối với các khoản chi không thường xuyên, việc điều chỉnh nội dung chi,
nhóm mục chi; kinh phí cuối năm chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hết thực hiện
theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài
chính.
6. Theo quy định tại Thông tư 81/2006/TT-BTC ngày 06/9/2006 của Bộ
Tài chính
6.1. Nội dung các khoản chi của đơn vị sự nghiệp
Các khoản chi của đơn vị sự nghiệp bao gồm chi thường xuyên và chi không
thường xuyên. Trong đó :
6.1.1. Nội dung các khoản chi thường xuyên
- Chi hoạt động thường xuyên theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm
quyền giao, gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích
nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; kinh phí công đoàn theo quy định; dịch vụ
công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ chuyên môn; sửa chữa
thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định.
- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ công tác thu phí và lệ phí, gồm: tiền
lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế; kinh phí công đoàn theo quy định cho số lao động trực tiếp phục vụ
công tác thu phí; chi phí chuyên môn phục vụ công tác thu phí; sửa chữa thường

xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định phục vụ cho công
tác thu phí lệ phí.
- Chi cho các hoạt động dịch vụ (không bao gồm hoạt động liên doanh, liên
kết thành lập tổ chức riêng), gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương;
các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy
định; nguyên, nhiên vật liệu, lao vụ mua ngoài, khấu hao tài sản cố định, sửa chữa
tài sản cố định; chi trả lãi tiền vay, lãi tiền huy động theo hình thức vay của cán bộ,
viên chức (trường hợp huy động vốn theo hình thức cán bộ viên chức cùng tham
gia góp vốn với đơn vị và được hưởng lãi phụ thuộc vào tỷ lệ vốn góp thì lãi tiền
19


huy động không được tính vào chi phí); chi các khoản thuế phải nộp theo quy định
của pháp luật và các khoản chi khác (nếu có).
6.1.2. Nội dung các khoản chi không thường xuyên
- Chi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức;
- Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch,
khảo sát, nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do Nhà nước quy định (nếu có);
- Chi vốn đối ứng các dự án có vốn nước ngoài theo quy định;
- Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao;
- Chi thực hiện tinh giảm biên chế theo chế độ do Nhà nước quy định (nếu
có).
- Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố
định thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài;
- Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết (nếu có);
- Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).
6.2. Điều kiện chi trả, thanh toán

Kho bạc Nhà nước chỉ thực hiện chi trả, thanh toán cho đơn vị sự nghiệp
thực hiện chế độ tự chủ khi có đủ các điều kiện sau:
6.2.1. Đã có Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực
hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính; quyết định phân loại đơn vị
sự nghiệp; mức Ngân sách Nhà nước bảo đảm thường xuyên của cơ quan có thẩm
quyền cho đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ (đối với đơn vị tự đảm bảo một
phần chi phí hoạt động, đơn vị sự nghiệp được Ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn
bộ kinh phí hoạt động), cụ thể:
Đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương là Quyết định giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho
đơn vị sự nghiệp của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan chủ quản ở
địa phương được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp uỷ quyền.
Trường hợp đơn vị sự nghiệp chưa gửi Quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính của cơ quan có thẩm quyền, Quy chế chi tiêu nội bộ cho
Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản giao dịch; Kho bạc Nhà nước thực hiện
kiểm soát, thanh toán cho đơn vị theo các chế độ chi tiêu hiện hành do cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền ban hành.
20


6.2.2. Đã có trong dự toán được cơ quan có thẩm quyền giao
- Về thẩm quyền giao dự toán: đối với các đơn vị sự nghiệp địa phương là
quyết định giao dự toán của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp hoặc cơ quan chủ
quản ở địa phương được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp uỷ quyền.
- Về hình thức dự toán: dự toán giao cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện chế
độ tự chủ phải tách riêng thành hai phần: phần chi thường xuyên được phân bổ
chung vào nhóm mục chi khác; phần chi không thường xuyên phân bổ theo 4 nhóm
mục chi: Chi thanh toán cá nhân; Chi nghiệp vụ chuyên môn; Chi mua sắm,
sửa chữa; Các khoản chi khác. Trong cả hai phần nói trên, cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền đều phải giao riêng nguồn tiết kiệm 10% để thực hiện cải cách tiền

lương.
Trường hợp đầu năm ngân sách, dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự
toán ngân sách chưa được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phải điều chỉnh
dự toán ngân sách theo quy định, Kho bạc Nhà nước tạm cấp kinh phí cho đơn vị
theo quy định tại điểm 4.3 khoản 4 mục II Thông tư số 79/2003/TT-BTC ngày
13/08/2003 của Bộ Tài chính.
6.2.3. Đã được thủ trưởng đơn vị hoặc người được uỷ quyền quyết định
chi.
6.2.4. Đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ chi tiêu do cơ quan Nhà nước
có thẩm quyền hoặc đơn vị quy định, cụ thể:
- Đối với các khoản chi thường xuyên: (a) Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm
vụ được cấp có thẩm quyền giao; (b) Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch
vụ thu phí, lệ phí; (c) Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ
với Ngân sách Nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn,
trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật). Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động
được quyết định một số mức chi quản lý hành chính, chi nghiệp vụ chuyên môn cao
hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Đối với các khoản chi thường xuyên: (a) Chi hoạt động theo chức năng,
nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao; (b) Chi phục vụ cho việc thực hiện công
việc, dịch vụ thu phí, lệ phí; (c) Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện
nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi
trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy định của pháp luật). Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp
do ngân sách bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động được quyết định một số mức chi
quản lý, chi hoạt động chuyên môn song không được vượt quá mức chi do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quy định.
- Đối với những nội dung chi, mức chi cần thiết cho hoạt động của đơn vị,
trong phạm vi xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, nhưng cơ quan có thẩm quyền
21



chưa ban hành chế độ thì thủ trưởng đơn vị có thể xây dựng mức chi cho từng
nhiệm vụ, nội dung công việc trong phạm vi nguồn tài chính của đơn vị.
- Các tiêu chuẩn, định mức và mức chi, đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự
chủ phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước bao gồm:
+ Tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô;
+ Tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc;
+ Tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện
thoại di động;
+ Chế độ công tác phí nước ngoài;
+ Chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam;
+ Chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia;
+ Chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm
quyền giao;
+ Chế độ chính sách kinh phí thực hiện tinh giản biên chế (nếu có);
+ Chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn
Ngân sách Nhà nước;
+ Chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm,
sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có
thẩm quyền phê duyệt;
Riêng kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Nhà
nước, cấp bộ, ngành theo hướng dẫn của Liên Bộ Tài chính - Khoa học và công
nghệ.
6.2.5. Có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo quy định liên
quan đến từng khoản chi, kể cả đối với các khoản chi thực hiện theo quy chế
chi tiêu nội bộ của đơn vị. (trừ các khoản thanh toán văn phòng phẩm, thanh toán
công tác phí được đơn vị thực hiện chế độ tự chủ khoán theo quy chế chi tiêu nội
bộ; khoản thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện
thoại di động hàng tháng theo hướng dẫn tại Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày
14/04/2003 của Bộ Tài chính).

Ngoài dự toán chi Ngân sách Nhà nước, Quy chế chi tiêu nội bộ (gửi vào
năm đầu thực hiện chế độ tự chủ và gửi khi có bổ sung, sửa đổi); đơn vị sự nghiệp
thực hiện chế độ tự chủ gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch Giấy rút dự toán
Ngân sách Nhà nước (theo mẫu C2-04/NS, C2-05/NS quy định tại Quyết định
24/2006/QĐ-BTC ngày 6/04/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Chế độ kế
toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KBNN) ghi rõ nội dung chi thuộc nguồn
kinh phí chi thường xuyên và chi tiết theo đúng quy định của mục lục Ngân sách
22


Nhà nước làm căn cứ để Kho bạc Nhà nước kiểm soát và hạch toán chi Ngân sách
Nhà nước. Tuỳ theo tính chất của từng khoản chi, các hồ sơ, chứng từ thanh toán
còn bao gồm:
- Đối với các khoản chi thanh toán cá nhân: chi lương và phụ cấp lương là
danh sách cán bộ, viên chức trong chỉ tiêu biên chế và hợp đồng trên một năm
hưởng lương, phụ cấp (gửi một lần vào trước ngày 15 tháng 01 hàng năm); bảng
tăng giảm biên chế, quỹ tiền lương đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt gửi khi có phát sinh (đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm kinh phí hoạt động
thường xuyên là Quyết định của thủ trưởng đơn vị; đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo
đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên và đơn vị sự nghiệp do ngân sách
đảm bảo kinh phí hoạt động là Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền).
Đối với các khoản chi lao động thuê ngoài như các khoản tiền lương, tiền công,
tiền nhuận bút là hợp đồng lao động của đơn vị với người lao động.
- Đối với những khoản chi nghiệp vụ chuyên môn là hồ sơ, chứng từ liên
quan đến từng khoản chi.
- Đối với việc mua sắm tài sản, trang thiết bị, phương tiện, vật tư là Quyết
định phê duyệt kết quả đấu thầu hoặc Quyết định chỉ định thầu của cấp có thẩm
quyền (trường hợp mua sắm phải thực hiện đấu thầu theo quy định), hợp đồng mua
bán hàng hoá dịch vụ hoặc phiếu báo giá của đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ (đối
với trường hợp mua sắm với giá trị nhỏ không phải thực hiện đấu thầu), hoá đơn

bán hàng và các hồ sơ, chứng từ khác có liên quan.
- Đối với các khoản chi thường xuyên khác là bảng kê chứng từ thanh toán
có chữ ký của thủ trưởng, kế toán trưởng hoặc người được uỷ quyền; các hồ sơ,
chứng từ khác có liên quan.
- Đối với các khoản chi phục vụ thu phí, lệ phí là hồ sơ liên quan đến từng
khoản chi.
6.2.6. Tài khoản tiền gửi, tài khoản dự toán của đơn vị sự nghiệp thực
hiện chế độ tự chủ còn đủ số dư để thanh toán
6.3. Kiểm soát, thanh toán chi của kho bạc Nhà nước
6.3.1. Nội dung kiểm soát của Kho bạc Nhà nước đói với hồ sơ thanh
toán của đơn vị
- Kiểm soát, đối chiếu các khoản chi so với dự toán Ngân sách Nhà nước
được giao, đảm bảo các khoản chi có trong dự toán chi Ngân sách Nhà nước được
cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao cho đơn vị sự nghiệp để thực hiện chế độ tự
chủ;
- Kiểm tra, kiểm soát tính hợp pháp, hợp lệ của các hồ sơ, chứng từ theo quy
định đối với từng khoản chi;
23


- Kiểm tra, kiểm soát các khoản chi đảm bảo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định
mức chi Ngân sách Nhà nước do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định hoặc
theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
- Đối với các khoản chi bằng tiền mặt, ngoài việc kiểm soát theo các quy
định nêu trên, Kho bạc Nhà nước còn phải thực hiện kiểm soát, thanh toán bằng
tiền mặt theo đúng quy định tại Thông tư số 33/2006/TTBTC ngày 17/04/2006 của
Bộ Tài chính về quản lý thu, chi bằng tiền mặt qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.
6.3.2. Sau khi kiểm soát hồ sơ, chứng từ chi của đơn vị thực hiện chế độ
tự chủ, Kho bạc Nhà nước thực hiện:
- Chi trả, thanh toán cho đơn vị thực hiện chế độ tự chủ khi đảm bảo đầy đủ

các điều kiện chi trả theo quy định, Kho bạc Nhà nước.
- Làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị thực hiện chế độ tự chủ khi chưa đủ điều
kiện thanh toán, nhưng thuộc đối tượng được tạm ứng;
- Từ chối chi trả, thanh toán và thông báo rõ lý do để đơn vị sự nghiệp thực
hiện chế độ tự chủ biết; đồng thời, chịu trách nhiệm về quyết định từ chối thanh
toán của mình khi xét thấy không đủ điều kiện chi theo quy định.
6.3.3. Phương thức chi trả, thanh toán:
Việc chi trả, thanh toán được thực hiện dưới hai hình thức tạm ứng và thanh
toán:
6.3.3.1. Tạm ứng:
- Nội dung tạm ứng: Chi quản lý, chi nghiệp vụ chuyên môn chưa đủ điều
kiện thanh toán; Tạm trích chi bổ sung thu nhập tăng thêm; Chi mua sắm tài sản,
trang thiết bị, phương tiện, vật tư chưa đủ điều kiện thanh toán hoặc tạm ứng theo
hợp đồng.
- Mức tạm ứng: Mức tạm ứng tuỳ thuộc vào tính chất của từng khoản chi
theo đề nghị của đơn vị thực hiện chế độ tự chủ và phù hợp với tiến độ thực hiện.
Mức tạm ứng tối đa không vượt quá số dư dự toán Ngân sách Nhà nước đơn vị
được giao để thực hiện chế độ tự chủ.
- Trình tự, thủ tục tạm ứng:
+ Đơn vị thực hiện chế độ tự chủ gửi Kho bạc Nhà nước các hồ sơ, tài liệu
liên quan đến từng khoản chi theo quy định; kèm theo giấy rút dự toán Ngân sách
Nhà nước (tạm ứng) chi tiết đến chương, loại, khoản, mục của mục lục Ngân sách
Nhà nước, trong đó ghi rõ nội dung tạm ứng để Kho bạc Nhà nước có căn cứ giải
quyết và theo dõi khi thanh toán tạm ứng;
+ Kho bạc Nhà nước kiểm tra, kiểm soát nội dung các hồ sơ, tài liệu, nếu đủ
điều kiện theo quy định thì làm thủ tục tạm ứng cho đơn vị.
24


- Thanh toán tạm ứng:

Khi thanh toán tạm ứng, đơn vị thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm gửi
đến Kho bạc Nhà nước giấy đề nghị thanh toán tạm ứng (theo mẫu số C2- 06/NS
quy định tại Quyết định 24/2006/QĐ-BTC ngày 6/04/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài
chính ban hành Chế độ kế toán ngân sách và hoạt động nghiệp vụ KBNN) chi tiết
đến chương, loại, khoản, mục, tiểu mục của mục lục Ngân sách Nhà nước, kèm
theo các hồ sơ, chứng từ có liên quan để Kho bạc Nhà nước kiểm soát, thanh toán.
+ Trường hợp đủ điều kiện quy định, Kho bạc Nhà nước thực hiện thanh toán
tạm ứng cho đơn vị:
(+) Nếu số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng: căn cứ vào giấy đề
nghị thanh toán của đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, Kho bạc Nhà nước
làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (số đã tạm ứng) và yêu cầu đơn vị
lập giấy rút dự toán Ngân sách Nhà nước để thanh toán bổ sung cho đơn vị (phần
chênh lệch số đề nghị thanh toán lớn hơn số đã tạm ứng);
(+) Nếu số đề nghị thanh toán nhỏ hơn số đã tạm ứng: căn cứ giấy đề nghị
thanh toán tạm ứng của đơn vị sự nghiệp thực hiện chế độ tự chủ, Kho bạc Nhà
nước làm thủ tục chuyển từ tạm ứng sang thanh toán (bằng số đề nghị thanh toán
tạm ứng) và tiếp tục theo dõi số tạm ứng còn lại của đơn vị (phần chênh lệch số tạm
ứng lớn hơn số đề nghị thanh toán).
+ Trường hợp số tạm ứng chưa đủ điều kiện thanh toán, các đơn vị sự nghiệp
thực hiện chế độ tự chủ có thể thanh toán trong tháng sau, quý sau. Sau ngày 31/12
hàng năm, số tạm ứng từ nguồn kinh phí chi thường xuyên giao để thực hiện chế độ
tự chủ chưa đủ thủ tục thanh toán được tiếp tục thanh toán trong thời gian chỉnh lý
quyết toán và quyết toán vào niên độ ngân sách năm trước. Trường hợp hết thời
gian chỉnh lý quyết toán mà vẫn chưa đủ thủ tục thanh toán, khoản tạm ứng đó
được chuyển sang năm sau cùng với việc chuyển nguồn kinh phí tương ứng sang
năm sau để thực hiện thanh toán cho nội dung chi đã tạm ứng và quyết toán vào
ngân sách năm sau.
6.3.3.2. Thanh toán.
- Các khoản thanh toán bao gồm: Các khoản chi thanh toán cá nhân; Các
khoản chi đủ điều kiện thanh toán trực tiếp; Các khoản tạm ứng đủ điều kiện

chuyển từ tạm ứng sang thanh toán tạm ứng.
- Mức thanh toán căn cứ vào hồ sơ, chứng từ chi Ngân sách Nhà nước theo
đề nghị của đơn vị thực hiện chế độ tự chủ. Mức thanh toán tối đa không được vượt
quá dự toán chi thường xuyên năm được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao
cho đơn vị sự nghiệp để thực hiện chế độ tự chủ (bao gồm cả chi tạm ứng chưa
được thu hồi).

25


×