Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tiểu luận nhập môn xã hội học Sống thử trong sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.75 KB, 10 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
___________________________________

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC

SỐNG THỬ TRONG SINH VIÊN
GVHD: THS. NGUYỄN THỊ NHƯ THÚY
MÃ HP: INSO321005 - 04
NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN: 1. Nguyễn Tâm Điền – 15151129
2. Phạm Hoàng Duy – 15151124
3. Phạm Văn Thêm –
4. Nguyễn Trung Hậu – 16127048
5. Trần Thanh Hoàng – 16127054
6. Lam Hân Vỉ – 15141331

TP. HCM 12/2017


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Điểm: ……………………………..

KÝ TÊN

2


MỤC LỤC



3


Phần 1: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Giới trẻ Việt Nam ngày nay ngày càng có suy nghĩ và lối sống hiện đại hơi,
quan niệm về việc nam nữ có sự thoáng hơn trước.
Theo thống kê của VnExpress khảo sát 13.500 độc giả về vấn đề: “có nên
sống thử ?” thì có đến 56% đồng tình với việc sống thử và có 36% không
đồng tình, số còn lại là không có ý kiến. [4, thứ 2; 10h50]
Tuy nhiên đối với sinh viên khi vẫn còn chưa có khả năng lo cho bản thân,
vẫn còn phụ thuộc vào cha mẹ, vào gia đình thì thực sự sống thử vẫn còn
chưa phù hợp.
Mặc dù vậy, vẫn có rất nhiều cặp đôi đang sống thử và có thể sẽ gây ra rất
nhiều hậu quả xấu sau này, đó là lý do đề tài này đang là một vấn đề rất
nóng bỏng trong xã hội.
2. Mục đích nghiên cứu
Sống thử có nhiều ưu điểm cũng như khuyết điểm, nghiên cứu đề tài này sẽ
chỉ ra được những điểm đó một cách chính xác nhất để đưa ra những lời
khuyên tốt nhất dành cho các cặp đôi đang có ý định sống thử.
3. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu một cách chính xác nhất, chúng tôi đã tập trung dùng các
phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp khảo sát thực tiễn, phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phần 2: Nội dung và liên hệ thực tiễn
1. Khái niệm của sống thử trong sinh viên
1.1 Khái niệm của sống thử
Sống thử là một hiện tượng xã hội, qua đó, các cặp nam nử sống chung với
nhau như vợ chồng nhưng lại không có đăng ký ký hôn cũng như tổ chức lễ

cưới theo truyền thống văn hoá của người Việt Nam. Sống thử chính là
chung sống với nhau như vợ chồng phi hôn nhân.
1.2 Khái niệm của sinh viên
4


Sinh viên là những người đang học tại các trường đại học, cao đẳng, trung
cấp. Trong quá trình học tập, họ sẽ được cung cấp những kiến thức cơ bản
về ngành nghề mà họ chọn để làm việc sau này.
1.3 Khái niệm của sống thử trong sinh viên
Sống thử trong sinh viên là hiện tượng các cặp sinh viên còn đang học tập
tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sống thử với nhau. Họ có thể
sống thử cùng phòng trọ, nhà riêng do cha mẹ chu cấp.
2. Nguyên nhân và thực trạng của sống thử
2.1 Nguyên nhân của sống thử
2.1.1 Sống thử để “tiết kiệm”.
Đây là nguyên nhân mà hầu hết các cặp đôi đã từng sống thử đều đưa ra.
Xét về khía cạnh kinh tế, lý do này tỏ ra rất hợp lý với cuộc sống của sinh
viên. Trong khi giá cả kinh tế thị trường đang từng bước leo thang, giá nhà,
giá điện, giá các mặt hàng tiêu dùng ngày càng tăng thì có ̣
người chia sẻ
gánh nặng kinh tế cùng là một việc hết sức hợp lý. Một số cặp đôi có ý trí
và có sự định hướng cho tương lai một cách rõ rệt. Họ có sự nhận thức
đúng đắn về việc sống thử. Đi học về, cả hai người cùng đói và mệt mỏi,
nhưng mỗi người một chân một tay cùng nấu bữa cơm sẽ trở nên nhanh
hơn và vui vẻ hơn để không cảm thấy mệt nhọc. Khi công việc đã xong xuôi
là lúc họ dành thời gian cho nhau để nuôi nấng cho tình cảm của họ, nhưng
vẫn giữ được một khoảng cách để tạo ra sự vui vẻ cho cả hai người. Nhưng
thường thì những cặp đôi có suy nghĩ như vậy thì sau này sẽ trở thành vợ
thành chồng và sẽ có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc. Theo thống kê

của các cạp cặp đôi đã từng sống thử thì có khoảng 15% trong số đó tiến
tới hôn nhân. Nhưng nhìn nhận thực tế thì đó có phải là nguyên nhân căn
bản để các cặp đôi dọn về ở chung? Chắc không hẳn là đúng hoàn toàn, vì
thay bằng chọn lựa ở chung với người yêu thì có thể ở chung với bạn cùng
giới, ở ghép, hoặc ở với anh chị cũng có thể chia sẻ về gánh nặng kinh tế.
Bởi vậy mà cái nguyên nhân sống thử để tiết kiệm được hầu hết các cặp
đôi đưa ra, nhưng thực chất đó lại không phải là mấu chốt để họ dọn đến ở
với nhau. Họ vẫn còn e ngại vì sợ sự xăm xoi của người khác, nên nói lý do
đó có vẻ như mọi người nhìn vào sẽ thông cảm cho họ một phần nào đó.
Thế nhưng có lẻ mọi người đã quá quen với cái cảnh này của các sinh viên,
5


và không mấy ai còn thấy lí do này là chính đáng. Nhưng nếu sinh viên biết
tận dụng đúng mặt tích cực của lý do “sống thử để tiết kiệm” thì có lẻ đây
cũng là một cơ hội tốt để giảm bớt chi phí cho sinh viên và giảm đi bớt một
phần gánh nặng cho phụ huynh.
2.1.2 Sống thử để có nhiều thời gian gần bên nhau.
Trong hang ngàn lý do thì có thể đây là lý do hợp lý và chính xác với thực tế
nhất. Khi mới yêu các cặp đôi cần có nhiều thời gian hạnh phúc bên cạnh
người mình yêu, họ gần nhau cả ngày cảm thấy vẫn không đủ, vì vậy mà đã
dọn về ở với nhau để được gần nhau cả về ban đêm mặc những ngăn cản
của bạn bè xung quanh, mặc sự soi xét của hàng xóm láng giềng... Do xa
nhà, không trực tiếp chịu sự quản lí của bố mẹ và gia đình, phải hoàn toàn
quyết định trong việc chi tiêu, sinh hoạt, chi phối thời gian…thế nên nhiều
sinh viên đã không làm chủ được bản thân, cảm thấy thiếu thốn tình cảm và
cần được quan tâm chăm sóc. Vì vậy đã vội vàng yêu và bắt đầu cuộc sống
sinh viên bằng cách sống thử để được quan tâm chăm sóc và chia sẻ trong
cuộc sống. Cũng có rất nhiều bộ phận các sinh viên muốn sống thử là để tự
khẳng định mình, khẳng định tình cảm của mình và coi đó như tiền đề để

tiến tới hôn nhân. Hầu hết các đôi khi yêu nhau đều cho rằng càng sống
gần nhau họ sẽ càng hiểu nhau và yêu nhau hơn. Cũng chính vì lí do này mà
các đôi yêu nhau đã không ngại dọn về ở với nhau.
2.1.3 Nguyên nhân gia đình:
Do cha mẹ sống không hạnh phúc làm con cái mất lòng tin vào gia đình.
Hơn nữa, cha mẹ không quan tâm đến con cái làm cho con cái cảm giác
rằng mình sống không điểm tựa dẫn đến bấp bênh trong tâm lý; và cách
giải quyết là phải tìm một chỗ dựa tinh thần tức là tình yêu. Các bạn rơi vào
trường hợp này thường rất nghe lời người yêu nên dễ dàng đồng ý nếu
người yêu đề nghị sống thử. Theo tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, trưởng khoa tâm
lý Đại học sư phạm TPHCM, cho rằng: “Một trong những nguyên nhân dẫn
đến tình trạng “sống thử” ở giới trẻ là do sự giáo dục của gia đình còn quá
lỏng lẻo, ít quan tâm tới các em, nhất là lúc các em đang tuổi cặp kè yêu
đương, các em muốn có người đồng hành để chia sẻ” [3, thứ 3; 14h30]
2.1.4 Nguyên nhân xã hội:
Do ảnh hưởng văn hóa Phương Tây nên nhiều bạn cho rằng việc đó là bình
6


thường. Hơn nữa, do các bạn bị ảnh hưởng của truyền thông từ việc xem
phim ảnh, tạp chí và những trang web về tình dục, “Tai nghe không bằng
mắt thấy”, có nhiều bạn vì tò mò nên “sống thử để biết”.
2.2 Thực trạng của sống thử
Rất nhiều sinh viên hiện nay ủng hộ lối sống thử và họ đã đưa ra những lý
do như: Sống thử cũng là biểu hiện của tình yêu vì nó mang lại lợi ích cả về
mặt sinh lý và tình cảm, sự chia xẻ vật chất, tiền bạc và khó khăn giữa hai
bên; Sống thử không bị ràng buộc về mặt pháp lý, không bị nặng nề về
lương tâm và nghĩa vụ như hôn nhân.
Một số khác cho rằng sống thử chỉ là một dạng quan hệ cộng hưởng theo
kiểu đôi bên cùng có lợi. Bởi đa số sinh viên đều sống xa gia đình, sự thiếu

thốn về tình cảm cộng với sự phát triển về tâm sinh lý chính là con đường
dẫn các sinh viên gần gũi nhau và chung sống với nhau theo kiểu góp gạo
thổi cơm chung, đồng thời chia sẻ với nhau về mặt tình cảm.
Ở nhà trọ, sinh viên sống thử khá nhiều. Mỗi khi đến một khu nhà trọ sinh
viên nào chúng ta đều dễ dàng nghe được những câu chuyện về các cặp
sinh viên sống thử. Số đông khác các sinh viên thì cho rằng sống thử là để
tự khẳng định mình.
Giữa một xã hội như hiện nay, phản ứng tâm lý buông thả, bất cần và hiện
sinh nếu có nơi các sinh viên nam nữ, hoặc nơi tuổi trẻ cũng không có gì là
lạ lùng và hốt hoảng.Yếu tố xã hội và môi trường chung quanh đang tạo cho
lớp người trẻ hôm nay dần dần cũng đi vào những cái nhìn cởi mở và buông
túng như lớp người trẻ Âu Mỹ, chỉ có một điều khác nhau là xảy ra giữa hai
bối cảnh xã hội khác nhau mà thôi.
Sống thử cũng có thể là một thói quen của các bạn sinh viên khi họ đã vượt
qua lần đầu tiên, vượt qua những ngượng ngùng ban đầu. Vấn đề này đôi
khi là do quan niệm của sinh viên chứ không hẳn do hoàn cảnh đưa đẩy.
Trong xã hội mang đậm nét truyền thống Á Đông như Việt Nam, sống thử
vẫn chưa được đồng tình, nếu không muốn nói là còn rất nhiều ý kiến phê
phán. [2, thứ 2; 15h30]
3. Ưu điểm của sống thử
3.1 Có thời gian bên nhau nhiều hơn
7


Khi các cặp đôi yêu nhau thật sự, họ sẽ muốn dành thời gian bên nhau
nhiều hơn, tuy nhiên có thể do bận rộn với việc học hành, làm thêm ở sinh
viên nên họ muốn dành những khoảng thời gian tại nhà cho nhau. Do vậy
việc sống thử có thể giúp họ có thể có nhiều thời gian bên nhau hơn. Cũng
như có thể giúp đỡ nhau những khi cần thiết.
3.2Chia sẻ về tài chính

Vấn đề kinh tế đối với sinh viên có thể là một vấn đề lớn, khi họ đang còn
phải phụ thuộc vào gia đình, cha mẹ thì việc tiết kiệm về kinh tế là việc cần
thiết. Sống thử giúp các cặp đôi đang yêu nhau có thể tiết kiệm về kinh tế.
3.3Hiểu rõ về nhau hơn
Khi sống cùng nhau, các cặp đôi có thể hiểu nhau rõ ràng hơn và có thể xác
định có thể đi với nhau lâu dài hay không. Đồng thời sống thử cũng giúp các
cặp đôi hiểu được có hoà hợp với nhau trong vấn đề tình dục hay không. Từ
những đó có thể biết được các cặp đôi có hợp với nhau hay không.
4. Khuyết điểm của sống thử
4.1 Không thể trưởng thành
Đó là tình trạng của một số cặp đôi sống thử. Khi người nữ hoặc người
nam tỏ ra quá đảm đang (nhưng đa phần rơi vào phái nữ) sẽ khiến cho
chính người yêu của mình rơi vào thế bị động hay nói khác hơn là quen với
thói ỷ lại mà tỏ ra thụ động trong công việc cũng như trong học tập. Đó
cũng là những nguy hiểm cho xã hội khi những cá nhân đó bước ra ngoài
làm việc. Xã hội càng phát triến thì càng cần những cá nhân năng động và
sang tạo để có những sang kiến, những ý tưởng mang tính đột phá.
Nếu cứ đào tạo ra những cá nhân thụ động thì xã hội này chỉ càng đi xuống
mà thôi.
4.2 Dư luận xã hội
Khi sống thử các bạn nữ phải chịu nhiều tai tiếng. Thế nhưng đó cũng là
điều không ít bạn nam cũng phải chịu
Lúc sống thử ai cũng nghĩ tới chuyện sẽ tiến tới hôn nhân. Đến khi chia tay
rồi mới thấy khó kiếm được tình yêu mới. Chuyện này cũng dễ hiểu bởi tâm
lý các bạn nam cũng như nữ, có thể chấp nhận người mình yêu đã từng yêu
8


một ai đó chứ khó có thể chấp nhận người mình yêu đã từng sống với
người khác.

4.3 Trở thành những ông bố bà mẹ trẻ
Đây là một vấn đề mà không ít các bạn nam khi sống thử mắc phải. Mặc dù
đã bảo nhau có kế hoạch nhưng nhiều khi vẫn có “sự cố” ngoài ý muốn.
Cũng bởi chủ quan và ít kinh nghiệm để rồi khi phát hiện ra thì quá muộn.
không thể phá thai, các bạn phải chấp nhận làm bố, làm mẹ dù đang ngồi
trên ghế giảng đường đại học
Theo Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt Nam, trung bình mỗi năm cả nước có
gần 300.000 ca nạo hút thai, chủ yếu ở độ tuổi 15–19, trong đó 60-70% là
học sinh, sinh viên. [1, thứ 2;16h40]
Sống thử dần được xã hội nhìn nhận với con mắt thông cảm hơn. Thế
nhưng đó cũng không phải là lý do để các bạn trẻ có thể đơn giản hóa
chuyện này. Các bạn nam cũng phải gánh chịu nhiều hậu quả. Các bạn trẻ
đang yêu nên cân nhắc kỹ để không chỉ bảo vệ được tình yêu mà còn cả
tương lai phía trước.

Phần 3: Kết luận

9


Danh mục tài liệu tham khảo
1.
/>/c/23381985.epi
2.
/>oi-sinh-vien-viet-nam-32794/
3.
/>ay-11192/
4.
/>7604.html


10



×