Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

bài tập tự luận môn chính trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.96 KB, 16 trang )

1. Hãy phân tích những vấn đề cơ bản của triết học.(2đ)
Là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay còn gọi là mối quan hệ giữa vật chất và
ý thức.
- Trong vấn đề cơ bản của triết học có 2 câu hỏi lớn
+ Giữa vật chất với ý thức cái nào có trước ? Cái nào có sau ? Cái nào quyết định
cái nào ?
- Trả lời cho câu hỏi lớn thứ nhất có 3 phương án:
* Phương án 1 cho rằng: Vật chất là cái có trước và quyết định ý thức, những nhà
triết học nào theo phương án này thuộc trường phái duy vật, còn gọi là chủ nghĩa duy vật.
* Phương án 2 cho rằng : Ý thức là cái có trước cà quyến định vật chất, những nhà
triết học nào theo phương án này thuộc trường phái duy tâm, còn gọi là chủ nghĩa duy
tâm.
* Phương án 3 cho rằng: Vật chất, ý thức tồn tại độc lập không cái nào quyết định
cái nào, những nhà triết học nào theo phương án này thuộc trường phái Nhịn Nguyên
luận.
- Trả lời câu hỏi lớn thức 2 có 2 phương án:
* Phương án 1cho rằng: Con người có khả năng nhận thức được thế giới, những
nhà triết học theo trường phái này thuộc trường phái Khả Tri Luận.
* Phương án thứ 2 cho rằng: Con người không có khả năng suy luận, những nhà
triết học theo phương án này thuộc trường phải Bất Khả Tri luận.
- Những nhà triết học Khả Tri Luận thường là những nhà triết học duy vật.
- Những nhà triết học Bất Khả Tri Luận thường là những nhà triết học duy tâm.
- Lịch sử triết học là quá trình đấu tranh giữa chủ duy vật với chủ nghĩa duy tâm.


2. Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm: “ Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác “ .
Vật chất là một phạm trù triết học ý muốn nói khái niệm vật chất là khái niệm cơ
bản, nền tảng và không thể thiếu được của ngành triết học; khái niệm vật chất rất trừu
tượng và khái quát.


Dùng để chỉ hiện tại khách quan ý muốn nói: Khái niệm vật chất sẽ là một khái
niệm rỗng nếu nó không được dùng để chỉ một sự vật, hiện tượng nào đó. Ở đây, nó được
dùng để chỉ những cái tồn tại thực và tồn tại độc lập với ý thức con người.
Được đem lại cho con người trong cảm giác ý muốn nói: con người có thể nhận
thức được thế giới vật chất thông qua các cơ quan cảm giác của mình.
Được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh ý muốn nói: quá trình
nhận thức của con người đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện
đến hoàn thiện dần.
Và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác ý muốn nói: các sự vật, hiện tượng của thế
giới vật chất vẫn tồn tại dù con người nhận thức được hay không nhận thức được, dù con
người muốn hay không muốn.
3. Hạn chế cơ bản của chủ nghĩa duy vật trước Mac là: Các nhà triết học đã đồng
nhất vật chất với những dạng cụ thể của vật chất, quy cái bộ phận về với cái toàn thể.
Sự đồng nhất đó thể hiện ở chỗ:
- Trong chủ nghĩa duy vật chất phát thời cổ đại nhà triết học thalét cho rằng bản
chất thế giới là nước đã đồng nhất vật chất với nước
Heraclit cho rằng bản chất thế giới là lửa và đông nhất vật chất với lửa.


Đemocrit cho rằng bản chất thế giới là nguyên tử và đồng nhất vật chất với nguyên
tử.
- Trong chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỉ 17, 18 ở Tây Âu các nhà triết học cũng
đã quy vật chất về với những dạng cụ thể của nó như: Nguyên tử, khối lượng, năng
lượng,…
Chỉ có chủ nghĩa duy vật biện chứng ( chủ nghĩa Mac- Lenin ) mới có thể khắc
phuc được những hạn chế đó của chủ nghĩa duy vật khi cho rằng: Vật chất là thực tại
khách quan.
4. “ Vận động sinh học là hình thức vận động cao và bao hàm tất cả các hình thức
vật động khác ở trong nó “
Nhận định trên sai vì: Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng thế giới vật chất vận

động theo 5 hình thức cơ bản là vận động cơ học, vận động lý học, vận động hóa học và
vận động xã hội.
- Vận động cơ học là sự dịch chuyển về vị trí của các vật thể trong không gian
- Vận động lý hoc là sự biến đởi của các hạt (electron, proton, notron,..),
Các quá trình (quang, nhiệt, điện ), các hiện tượng ( phóng xạ, bức xạ,…)
- Vận động hóa học là sự hóa hợp và phân giải các chất, các nguyên tố.
- Vận động sinh học là sự trao đổi chất giữa cơ thể sống với môi trường bên ngoài
- Vận động xã hội là sự biến đổi của các hình thái kinh tế xã hội, các chế độ chính
trị xã hội trong lịch sử.
Các hình thức vận động trên được sắp xếp từ thấp đến cao. Hình thức vận động
cao bao hàm các hình thức vận động thấp trong nó. Vì thế vận động xã hội mới là hình
thức vận động cao và bao hàm tất cả các hình thức vận động khác trong nó chứ không
phải là vận động sinh học.


5. Có nhiều yếu tố cấu thành ý thức trong đó có 3 yếu tố cơ bản là: Tri thức, tình
cảm và ý chí.
- Tri thức: là sự hiểu biết của con người về thế giới và về chính bản thân con
người.
- Tình cảm là thái độ của con người đối với các sự vật hiện tượng trong thế giới
vật chất ( yếu, ghét, thích, giận, hờn,…)
- Ý chí là động lực bên trong giúp con người vượt qua những khó khăn gian khổ
để đạt được mục đích.
6. Phải tôn trọng hiện thực khách quan \, phải xuất phát từ hiện thực khách quan
để nhận thức và cải tạo đối tượng tại vì: Trong mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với
ý thức thì vật chất quyết định ý thức. Sự quyết định vật chất với ý thức thể hiện ở chỗ:
Vật chất như thế nào thì ý thức như thế đấy, vật chất thay đổi thì ý thức thay đổi theo.
Điều đó có nghĩa là hiện thực khách quan, quyết định đến khả năng nhận thức và cải tại
hiện thực của con người vì thế phải xuất phát từ hiện thực khách quan và tôn trọng hiện
thực khách quan.

Ngoài ra, vì xuất phát từ hiện thực khách quan, tôn trọng hiện thực khách quan
giúp cho con người không rơi vào sự chủ quan duy ý chí, giúp con người cải tạo hiện
thực được tốt hơn.
7. Phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức trong quá trình nhận thức và
cải tạo đối tượng vì:
Trong mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức thì ý thức có tính độc lập
tương đối và có khả năng tác động ngược trở lại thế giới vật chất thông qua hoạt động
thực tiễn của con người. Ý thức có thể tác động ngược trở lại vật chất theo 2 chiều hướng
: tích cực và tiêu cực. Nếu ý thức phản ánh chính xác, đầy đủ sự vật hiện tượng của thế
giới vật chất, nó sẽ tác động tích cực đến thế giới vật chất. Ngược lại, nếu ý thức phản
ánh thiếu chính xác, không đầy đủ sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất, nó sẽ tác động


tiêu cực đến thế giới vật chất. Phát huy tính năng động, sáng tạo của ý thức tức là làm cho
ý thức phản ánh một cách chính xác đầy đủ thế giới vật chất . Qua đó, giúp con người cải
tạo thế giới vật chất một cách tính cực.
8. Phép biện chứng thuộc biện chứng chủ quan tại vì: Biện chứng khách quan
là biện chứng của thế giới, là những nguyên lý, quy luật nội tại của thế giới vật chất , còn
biện chứng chủ quan được hiểu là sự khái quát biện chứng khách quan thành những
nguyên lý, những quy luật của khoa học, nó tồn tại dưới dạng những học thuyết. Phép
biện chúng là một trong những học thuyết như thế.
9. Theo phép siêu hình khi nghiên cứu đối tượng, tách đối tượng ra khỏi các mối
liên hệ mà đối tượng có và xem xét đối tượng ở trạng thái tĩnh ( không có sự vận động
biến đổi ) tức là cô lập và tĩnh tại đối tượng; còn khi nghiên cứu đối tượng, phải đặt đối
tượng trong tất cả các mối liên hệ và xem xét đối tượng ở trạng thái động là yêu cầu của
phương pháp biện chứng.
10. Cái riêng là một phạm trù dùng để chỉ những sự vật riêng biệt, riêng lẻ. VD:
nhà, bàn, ghế.
- Cái chung là một phạm trù dùng để chỉ đặc điểm, thuộc tính, mối liên hệ có ở tất
cả những cái riêng trong một phạm vi xem xét nhất định.

- Cái đơn nhất là một phạm trù dùng để chỉ những đặc điểm, thuộc tính, những
mối liên hệ có ở một cái riêng duy nhất mà không có ở những cái riêng khác trong một
phạm vi xem xét nhất định.
11. Thế giới vật chất vận động phát triển được là do mâu thuẫn ( sự thống
nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập ).
Thế giới vật chất tồn tại thông qua những sự vật, hiện tượng cụ thể. Trong mỗi sự
vật, hiện tượng cụ thể chứa đựng các mặt đối lập ( âm dương, cao thấp, nóng lạnh, sáng
tối,…). Hai mặt đối lập của nhau tạo thành một mâu thuẫn. Các mặt đối lập luôn có
khuân hướng bài trừ, triệt tiêu lẫn nhau để giải quyết mâu thuẫn. Mẫu thuẫn này được


giải quyết thì xuất hiện mâu thuẫn mới. Cứ như thế tạo ra sự vận động, phát triển không
ngừng của thế giới vật chất.
12.Thế giới vật chất vận động phát triển bằng cách: tính lũy dần dần về lượng
để đi đến sự biến đổi về chất và ngược lại.
- Mỗi lần mâu thuẫn được giải quyết trong sự vật là một lần sự vật tích lũy về
lượng, lượng tích lũy dần dần đến một lúc nào đó nó vượt giới hạn của độ ( là khoảng
giới hạn mà ở đó sự vật chưa có sự biến đổi căn bản về chất ). Sự vật thực hiện bước
nhảy qua điểm nút chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật là nó nhưng không còn là nó
nữa. Chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng. Đó là cách thức của sự phát
triển của thế giới vật chất.
13. Mô hình phép biện chứng duy vật:

Phép biện chúng duy vật

Nguyên lý mối liên hệ phổ biến

Nguyên lý

Những quy luật không cơ bản


Những quy luật cơ bản

Những cặp phạm trù cơ bản

Cái
riêng
– Cái
chung

Nội
dung

Hình
thức

Bản
chất

Hình
thức

Khả
năng
hiện
thực

Quy luật mâu
thuẫn


Tất
nhiên

ngẫu
nhiên

Nguyên
nhân kết quả

Nguồn gốc ,
động lực của
sự phát triển
của thế giới
vật chất

Quy luật
lượng chất

Cách thức
của sự
phát triển
của thế
giới vật
chất

Quy luật
phủ định
cái phủ
định
Quy luật

lượng
Khuynh
hướng của
sự phát triển
của thế giới
vật chất


14. Muốn nghiên cứu xã hội phải nghiên cứu các lĩnh vực kinh tế của nó. Vì kinh
tế là lĩnh vực quyết định đời sốn xã hội.
- Xã hỗi là sự tổng hợp gia mang tính người bão gồm nhiều hoạt độn khách nhau:
Sản xuất vật chất.( kinh tế ), cải tạo xã hội ( chính trị ), sáng tạo và hưởng thụ các giá trị
văn hóa ( tôn giáo), tuân thủ các chuẩn mực xã hội ( đạo đức ), xây dựng và duy trì các
quan hệ hôn nhân, huyết thống ( gia đình ),… Trong các linh vực trên ngoại trừ kinh tế,
các lĩnh vực khác nếu mất đi xã hội vẫn tồn tại. Nhưng nếu kinh tế mất đi xã hội không
tồn tại. Sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
15.

Phương thức sản xuất

Lực lượng sản xuất

Con người (
người lao
động)

Tư liệu sản xuất

Quan hệ sản xuất


Quan hệ sở hữu
tư liệu sản xuất

Quan hệ tổ
chức, quản lý
quá trình sản
xuất

Đối tượng lao động

Công
cụ lao
động

Phương
tiện lao
động

Quan hệ phân
phối sản phẩm
lao động

Trong mỗi hình thái kinh
tế xã hội

Quan hệ sản xuất

Quan hệ
sản xuất
tàn dư


Quan hệ sản
xuất thống
trị

Quan hệ
sản xuất
mầm
móng


16. Bởi vì : Mỗi hình thái xã hội được đặc trưng bởi một phương thức sản xuất nhất định.
Trong phương thức sản xuất: Yếu tố con người luôn luôn phát triển có khả năng tạo ra
những công cụ mới làm biến đổi tư liệu sản xuất => Sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Lực lượng sản xuất phát triển đòi hỏi quan hệ sản xuất cũng phải biến đổi sao cho phù
hợp => Sự thay đổi của phương thức sản xuất. Phương thức sản xuất thay đổi làm xuất
hiện hình thái xã hội mới.
17.
Vật chất

Ý thức

Vật chất
Vật chấtý thức

A

Kiến trúc
thượng tầng


B

Ý thức


Ý thức

Cơ sở hạ
tầng

Vật chất

Cơ sở hạ tầng –
Kiến trúc
thương tầng

Kiến trúc
thượng
tầng

Kiến trúc
thượng
tầng
A

Kiến trúc
thượng
tầng

Kiến trúc

thượng
tầng

A

B

B

A

B


18. Muốn xem xét bản chất con người phải đặt con người trong sự tồn tại của hiện thực
trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể không có bản chất con người chung chung, trừu
tượng.
- Bản chất của con người bị quy định bởi những quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội này
đan xen, hòa quyện vào nhau tạo nên bản chất con người. Mặt khác, các quan hệ xã hội
luôn luôn thay đổi vì vậy bản chất con người cũng thay đổi theo sự thay đổi của các quan
hệ xã hội của anh ta. Cần phải định hướng để bản chất con người thay đổi theo chiều
hướng tích cực.
19… Vì hàng hóa có 2 thuộc tính là giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của hàng hóa gắn
liền với tính xã hội của nó, còn giá trị sử dụng gắn liền với tính tự nhiên của vật phẩm
hàng hóa. Tính xã hội của vật phẩm hàng hóa luôn vận động biến đổi theo sự biến đổi của
xã hội. Tính tự nhiên của sản phẩm là bất biến trong sự tồn tại của hàng hóa ấy. Vì thế giá
trị sủ dụng là một phạm trù vĩnh viễn.
20… Được thể hiện như sau:
- Về sự thống nhất: giá trị và giá trị sử dụng luôn tồn tại trong một hàng hóa nhất định.
- Về sự mâu thuẫn: sự mâu thuẫn giữa giá trị và giá trị sử dụng được thể hiện giữa người

mua và người bán.
+ Đối với người bán: Mục đích của anh ta là giá trị và anh ta không cần phải quan tâm
đến giá trị sử dụng nhưng để có được giá trị anh ta phải tạo ra giá trị sử dụng trong sản
phẩm của mình. Điều đó buộc anh ta phải quan tâm đến giá trị sử dụng của hàng hóa.
+ Đối với người mua: Mục đích của anh ta là giá trị sử dụng chứ không phải giá trị nhưng
để có được giá trị sử dụng, anh ta phải bỏ ra một lượng giá trị nhất định để đánh đổi. Điều
đó đòi hỏi anh ta phải quan tâm đến giá trị.
21. Trong nền kinh tế khi tiền dùng để thanh toán, khi thực hiện chưc năng thanh toán nó
tạo ra trong nền kinh tế một hệ thống các quan hệ giữa chủ nợ với con nợ. Chỉ cân một


vòng khâu bị đứt gãy, tức là một con nựo không thể thanh toán cho chủ nợ, sẽ dẫn đến sự
đứt quãng của những vòng khâu còn lại làm cho các chủ nợ không thể tiếp tục tiến hành
quá trình sản xuất kinh doanh. Sản xuất bị đình trễ tạo ra khả năng khủng hoảng kinh tế.

22.
TƯ BẢN CÔNG NGHIỆP: T-H-H’-T’( T’=T+ΔT)

D Công thức chung của sự vận động
của tư bản :

TƯ BẢN TƯ NGHĨA : T-H-T’(T’=T+ ΔT)

T – T – T ‘ ( T’ = T + ΔT)

TƯ BẢN NGÂN HÀNG : T-T’(T’=T+ ΔT)

Trong đó:

GC =GT

GC ≠ GT

T: lượng tiền tư bản bỏ ra ban đầu
H: Hàng hóa
T’: Lượng tiền tư bản thu về sau quá trình sản xuất
kinh doanh.
Tìm nguồn gốc giá trị thặng dư ΔT

KL1: ΔT được sinh ra lưu thông.
KL2: ΔT không được sinh ra trong lưu thông
KL về mâu thuẫn của công thức chung của
tư bản
=> Gía trị thặng dư vừa được sinh ra trong
lưu thông vừa không được sinh ra trong
lưu thông.

23.Hàng hóa thông thường sau khi sử dụng giá trị của nó được chuyển vào trong sản
phẩm mới hoặc bị mất đi


Hàng hóa sức lao động sau khi sử dụng giá trị của nó được chuyển vào trong sản phẩm
mới và có thể sản sinh ra một lương giá trị mới nhất định.
=> Sự khác biệt căn bản ở đây là hàng hóa sức lao động có khả năng sản sinh ra lượng
giá trị mới lớn hơn lượng giá trị của chính bản thân nó còn hàng hóa thông thường thì
không có khả năng đó.
24. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản tụ do
cạnh tranh là sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã phát triển với quan hệ sản xuất tư
bản chủ nghĩa lạc hậu. Nó biểu hiện ra trong nên kinh tế tư bản là sự mâu thuẫn giữa tính
chất khoa học có kế hoạch của từng doanh nghiệp với tính chất vô chính phủ của toàn bộ
nền sản xuất xã hội.

- Tính chất khoa học có kế hoạch trong từng doanh nghiệp tức là trong nền sản xuất tư
bản tự do cạnh tranh, các doanh nghiệp tư bản luôn chủ động trong hoạt động sản xuất
kinh doanh, họ lập kế hoạch dựa trên những điều kiện khoa học vì thế khả năng hoàn
thành kế hoạch là rất lớn. Nhưng cũng trong nên sản xuất tự do cạnh tranh các doanh
nghiệp thường đổ xô vào sản xuất những mặt hàng mang lại nhiều giá trị thặng dư nhất
đến một lúc nào đó, các mặt hàng này trở nên dư thừa; trong khi đó, các mặt hàng thiết
yếu khác do thiếu sự đầu tư sản xuất rơi vào sự thiếu thốn trầm trọng dẫn đến tình trạng
khủng hoảng thừa và khủng hoảng thiếu. Trong khủng hoảng thừa, các doanh nghiệp
không bán được hàng dẫn, không được vốn, không trả được nợ, buộc phải phá sản. Trong
khủng hoảng thiếu, các mặt hàng trở nên đắt đỏ, dễ xuất hiện nạn đầu cơ, tích trữ gây khó
khăn cho người dân, dễ ảnh hưởng đến đời sống người dân, khủng hoảng kinh tế diễn ra.
25. Các nhà tư bản ở các nước phát triển muốn xuất khẩu giá trị ra nước ngoài vì :
Trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản trải qua một thời gian dài các nươc tư bản phát
triển rơi vào tình trạng: cạn kiệt tài nguyên khoáng sản, cạn kiệt nguồn nhân công giá rẻ
và thị trường bị bão hòa. Trong khi đó, nó lại dư thừa về nguồn vốn, nguồn nhân lực chất
lượng cao và thành tựu khoa học kĩ thuật.


Ở các nước kém phát triển, nó thiếu thốn về vốn , nhân lực chất lượng cao và khoa học kĩ
thuật, dư thừa về tài nguyên khoáng sản, nguồn nhân công giá rẻ và thị trường rộng lớn.
Vì lí do trên các nhà tư bản muốn xuất khẩu giá trị ( vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao
và khoa học kĩ thuật ) ra các nước kém phát triển nhằm khai thác tài nguyên khoáng sản,
bôc lột sức lao động giá rẻ và mở rộng thị trường để thu về nhiều giá trị thặng dư.
26. Trong xã hội tư bản, lực lượng có thể đại diện quần chúng nhân dân thực hiện cuộc
cách mạng xã hội chủ nghĩa là giai cấp công nhân. Nội dung của cuộc cách mạng đó là :
- Về chính trị : Giai cấp công nhân phải thủ tiêu sự thống trị của giai cấp tư sản, xác lập
sự thông trị cho giai cấp công nhân, thực hiện chuyên chính vô sản.
- Về kinh tế : Giai cấp công nhân phải cải tạo nền kinh tế tư bản, phát triển phương thức
sản xuất tu bản chủ nghĩa thành phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Trong đó, biến
nền sản xuất cơ khí thành nền san xuất tự động hóa ; giai cấp công nhân cũng phải cải tạo

chế độ tư hữu thành chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. - Về văn hóa : Giai cấp công
nhân phải xóa bỏ tình trạng tha hóa về văn hóa của con người. Đó là tình trạng con người
không có đầy đủ điều kiện về thời gian, tiền bạc và trí tuệ để hưởng thụ những sản phẩm
văn hóa của nhân loại nói chung. Cải tạo văn hóa tức là làm cho con người trở thành chủ
thể thật sự của nền văn hóa ( vừa là chủ thể sáng tạo, vừa là chủ thể hưởng thụ các giá trị
văn hóa ).
- Về xã hội : Giai cấp công nhân phải thủ tiêu, mọi sự áp bức bóc lột bất công trong xã
hội. Xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng, dân chủ.
- Về con người : Giai cấp công nhân phải thủ tiêu tình trạn tha hóa ở con người, tạo điều
kiện để con người phát triển toàn diện
II. Tự luận dài ( hướng dẫn soạn bài ) :
1. Nêu khái niệm tư tưởng hồ chí mình.
TTHCM có 4 nguồn gốc cơ bản.


- Chủ nghĩa Mac-Lenin :
+ Trang bị cho Hồ Chí minh một thế giới quan khoa học.
+ Hệ thống phương pháp luận khoa học, nó là những nguyên lý, khoa học, phương pháp
luận.
+ Những quy luật của sự vận động và biến đổi của xã hội loại người
=> định hướng cho cách mạng Việt Nam
=> Chủ nghĩa Mac-Lenin là nguồn gốc quan trọng nhất trong tất cả các nguồn gốc.
- Truyền thống văn hóa Việt Nam.
+ Truyền thống yêu nước.( lịch sử )
+ Cần cù, siêng năng, sáng tạo.
+ Yêu thương lẫn nhau
+ Đoàn kết
+…
- Tinh hoa văn hóa nhân loại
+ Tinh hóa phương Đông:

. Nho giáo : nhân lễ nghĩa trí tín; thuyết chính danh : Khổng Tử
. Tư tưởng Phật giáo : Từ Bi Hỷ Xả
. Tư tưởng Tam Dân của Tôn Trung Sơn : Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh
hạnh phúc
+ Tinh hóa văn hóa Phương Tây.


. Tư tưởng Kito giáo : Tinh thần khoan dung, giải phóng con người bằng thế giới tinh
thần.
. Tư tưởng tiến bộ của cách mạng Pháp : Tự do, bình đẳng, bác ái.
. Tư tưởng độc lập của Mỹ : không có gì quý hơn độc lập tự do.
- Phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh.
+ Yêu nước.
+ Thương dân.
+ Ham học hỏi.
+ Linh hoạt trong lao động, trong sáng tạo, trong hoạt động cách mạng.
+ Giản dị.
+…
 Với những yếu tố đã hình thành trong Hồ Chí Minh tư tưởng cánh mạng.
2. Hai mẫu thuẫn trong nước:
- Mâu thuẫn giữa dân Việt Nam với thực dân Pháp.
- Mâu thuẫn giữa người dân Việt Nam với chủ nghĩa phong kiến.
 Có 3 khuynh hướng để giải phóng dân tộc
+ Phong kiến
+ Tư bản
+ Giai cấp vô sản
. Pháp


.Mỹ

.Nga => Cách mạng Việt Nam phải đi theo cách mạng tháng 10 Nga
3. Bốn thắng lợi cơ bản:
- Thắng lợi của cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 thành lập nước Việt Nam dân chủ
cộng hòa.
+ Từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam có nhiều chiến lược nhưng thất bài, vận dụng
tư tưởng Hồ Chí Minh Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời lãnh đạo nhân dân đi đến thắng
lợi. 1945 thành công.
. Đưa Việt Nam độc lập.
. Thoát khỏi chế độ thuộc địa.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh thắng thực dân Pháp .
+ Sau cách mạng 1945, Pháp trở lại
+ Nhân dân tiếp tục chống thực dân Pháp
+ Sau nhiều năm, pháp trở nên suy yếu, Pháp lựa chọn trận đánh cuối cùng và chiến
trường là Điện Biên Phủ.
=> Chiến thắng Điện Biên Phủ , khẳng định ý chí, sức mạnh, độc lập của Việt Nam trên
thế thế giới, mở đường cho nhân dân miền Bắc tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền nam thống
nhất đất nước.
+ Miền Nam tiếp tục đấu tranh giành độc lập,
+ Trận đánh cuối cùng là chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng Miền Nam và thống nhất
đất nước.


- Thắng lợi trong công cuộc đổi mới đất nước diễn ra trong năm 1986 đến nay.
+ Sau 1985, Việt Nam thực hiện kinh tế bao cấp với sự nóng vội đi lên chủ nghĩa xã hội
gây ra những hậu quả nghiêm trọng, đất nước đã xây dụng lại hệ thống chính trị để phát
triển đất nước
=> Với những thắng lợi to lớn đó nó khẳng định Việt Nam là một Đảng vững mạnh.
4. Đề cương văn hóa năm 1943 của Đảng, Hội nghị ban chấp hành TW đảng lần thứ V,
Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ 11. Giáo trình TTHCM sau 1998.


EMAIL CỦA THẦY:



×