Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên thị trường nội địa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.75 KB, 18 trang )

Phần 1. MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường dầu mỏ thế giới liên tục biến động và ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả
các sản phẩm dầu mỏ. Nhu cầu dầu mỏ liên tục gia tăng ở các quốc gia trong
khi nguồn cung dầu mỏ có hạn đã làm cho thị trường dầu mỏ liên tục căng
thẳng trong những năm gần đây. Một trong những sản phẩm dầu mỏ thiết yếu
đối với đời sống là xăng dầu. Xăng dầu là nhiên liệu cần thiết cho tất cả các loại
phương tiện hiện đại, giúp con người thuận tiện trong lưu thông, đi lại. Chúng
cũng là nhiên liệu dùng cho máy móc trong công nghệ kĩ thuật. bên cạnh đó nó
còn là mặt hàng thiết yếu đối với sản xuất, đời sống và an ninh quốc phòng. Tuy
nhiên, đây lại là nguồn nguyên liệu có hạn, không thể tái sinh và cho tới nay vẫn
chưa thể thay thế được. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của xăng dầu
đối với xã hội.
Thực tế, mạng lưới kinh doanh xăng dầu trên thị trường nội địa đã được phát
triển khá nhanh và đóng góp một phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh
tế - xã hội và phục vụ đời sống của nhân dân. Tuy nhiên việc quản lý mạng lưới
kinh doanh xăng dầu hiện nay trên thị trường nội địa vẫn còn nhiều bất cập như:
mạng lưới các doanh nghiệpvừa và nhỏ kinh doanh xăng dầu phân bố chưa hợp
lý, chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của các ngành sản xuất và các phương
tiện vận tải trong những năm tới. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kinh doanh
xăng dầu cũng như thiết bị của các doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh xăng
dầu thấp, chưa nắm bắt được kịp thời các văn bản pháp lý về sửa đổi, bổ sung
các điều kiện kinh doanh xăng dầu cho các doanh nghiệp đang hoạt động trên
địa bàn. Những thủ tục cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu cho các doanh
nghiệp vẫn còn phức tạp. Đồng thời vẫn còn xảy ra tình trạng kinh doanh sản
phẩm xăng dầu kém chất lượng gây tổn hại đến lợi ích người tiêu dùng. Chính
vì vậy, các chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu là thực sự
có giá trị trong nghiên cứu, đặc biệt là đối với Việt Nam, một nước đang phát
triển và phải nhập khẩu phần lớn xăng dầu tiêu dùng trong nước.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, nhóm đã chọn đề tài : “Quản lý nhà
nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu trên thị trường nội địa”


II. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu những nét khái quát chung về mặt hàng xăng dầu và thị trường xăng
dầu Việt nam để có cái nhìn tổng quan nhất. Phân tích nghiên cứu biến động của
giá cả mặt hàng xăng dầu trên thị trường Việt Nam và đặc biệt đi sâu tìm hiểu
những tác động của nó tới nền kinh tế nói riêng và toàn bộ đời sống xã hội nói
chung. Từ đó chúng ta có cái nhìn tổng quát nhất nhằm tìm ra được những
nguyên nhân chính gây nên tình trạng giá cả tăng giảm thất thường và những


giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của biến động giá
xăng dầu đối với nền kinh tế, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm điều tiết
giá cả trong thời gian tới.
III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Do đề tài đi sâu vào phân tích vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh
doanh xăng dầu trên thị trường nội địa nên đối tượng nghiên cứu của đề tài là
hoạt động kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp, cửa hàng xăng dầu trên
địa bàn các tỉnh dưới sự tác động của các chính sách quản lý của nhà nước và
hoạt động quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý đối với hoạt động kinh
doanh xăng dầu như: Sở Công Thương, Sở Tài nguyên Môi trường, Sở PCCC...
Vì đối tượng nghiên cứu trên thị trường nội địa nên phạm vi nghiên cứu về
không gian của đề tài là toàn bộ địa bàn trên cả nước. Về thời gian nghiên cứu
vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu nội địa sau khi
có Quyết định 81/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều hành kinh
doanh xăng dầu.
Phần 2. NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận
1. Khái niệm và đặc điểm của QLNN về thương mại
a. Khái niệm:
Quản lý nhà nước về thương mại được hiểu là quá trình thực hiện và phối hợp
các chức năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các hoạt động của hệ

thống quản lý đến hệ thống quản lý nhằm đạt mục tiêu phát triển thương mại đã
đặt ra thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý.
b. Đặc điểm:





Quản lý nhà nước về thương mại mang những đặc điểm chung của quản
lý nhà nước về kinh tế.
Mọi loại hình quản lý về kinh tế bao gồm 2 hệ thống là các cơ quan quản
lý và đối tượng quản lý. Con người là trung tâm của quản lý nằm ở hai hệ
thống, do vậy mọi quản lý suy cho cùng là quản lý con người, vì con
người quản lý bao giờ cũng có sự trao đổi thông tin và liên hệ ngược, nếu
không có thông tin quản lý sẽ không thể thực hiện hiệu quả.
Quản lý kinh tế về thương mại luôn hướng vào mục tiêu xác định và phải
có giải pháp thực hiện mục tiêu đã vạch ra.

2. Vai trò của quản lí nhà nước về thương mại







Nhà nước tạo điều kiện và vai trò cho nhà nước phát triển
Nhà nước định hướng cho sự phát triển
Nhà nước điều tiết và can thiệp vào quá trình hoạt động thương mại của
nền kinh tế quốc dân

Quản lí trực tiếp khu vực kinh tế nhà nước

II. Thực trạng quản lí nhà nước đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu
1.

Tổng quan về thị trường xăng dầu ở Việt Nam hiện nay

Xăng dầu là nguồn năng lượng chủ yếu, là mặt hàng chiến lược, có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân, nó tham gia vào hầu hết các lĩnh vực: hoạt
động sản xuất, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và đời sống xã hội. Để
tạo ra một hàng hóa hay dịch vụ nào cũng cần đến một lượng xăng dầu nhất
định, trong các ngành công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ chi phí xăng dầu là
bộ phận chi phí quan trọng, ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm. Xăng dầu
lại càng đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực an ninh – quốc phòng những phương
tiện máy móc như: Ôtô, tàu thủy, máy bay phục vụ cho diễn tập và chiến đấu
đều cần phải có xăng dầu để hoạt động
Thị trường xăng dầu ở Việt Nam đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân và
sinh hoạt của đời sống nhân dân. Ở nước ta, thị trường xăng dầu không chỉ có ý
nghĩa đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn thực sự thúc đẩy sản xuất, góp phần
ổn định giá cả, kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy cho ngân sách nhà nước






Trong 2 tháng đầu năm 2018, CPI tăng cao do yếu tố tăng giá điện từ cuối
năm ngoái, giá dịch vụ, y tế tăng và trùng với thời điểm nhu cầu chi tiêu
mua sắm cao điểm và dịp tết Nguyên đán nhưng đến tháng 3/2018, CPI
đã giảm 0,27%, bình quân CPI Quý I/2018 chỉ tăng 2,82% so với cùng

kỳ. Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 3/2018 có 8/11 hàng hóa trong
giỏ tính CPI giảm mạnh do nhu cầu tiêu dùng sau Tết giảm, trong đó giá
xăng dầu giảm 1,3% so với tháng trước.
Cũng trong tháng 3/2018, giá xăng dầu bán lẻ trong nước giữ ổn định.
Quý I/2018, mặt hàng xăng dầu đã có 06 đợt điều chỉnh
 Trong đó mặt hàng xăng E5 RON92 có 01 lần điều chỉnh giảm, 01 lần
điều chỉnh tăng giá và 04 lần giữ ổn định giá
 Mặt hàng dầu diesel có 01 lần điều chỉnh giảm, 2 lần điều chỉnh tăng
giá và 03 lần giữ ổn định giá.
Đến 31/3/2018, giá bán lẻ các mặt hàng xăng dầu ở mức: xăng E5 RON
92: 18.340 đồng/lít; xăng RON 95-III: 19.980 đồng/lít; xăng RON 95-IV:
20.180 đồng/lít; dầu diesel 0,05S: 15.710 đồng/lít; dầu hỏa: 14.560
đồng/lít và mazut 3,5S: 12.520 đồng/kg (giá tham chiếu vùng 1 của
Petrolimex).




Ngoài ra cũng trong QúyI/2018 lượng xăng dầu nhập khẩu về Việt Nam
tăng rất mạnh cả về lượng và giá
 Về lượng: tăng 48,4% về lượng và tăng 59% về trị giá so với tháng
1/2017, đạt 1,29 triệu tấn, trị giá 791,72 triệu USD.
 Về giá: giá xăng dầu nhập khẩu vào thị trường Việt Nam trong tháng
1/2018 đạt mức trung bình 613,4 USD/tấn, tăng 7,1% so với cùng kỳ
năm 2017.
Bảng giá xăng dầu tính đến tháng 4/2018
Mặt hàng
Đơn vị tính
Xăng RON95-IV
Đồng/ lít

Xăng RON95-III
Đồng/ lít
Xăng sinh học E5 Đồng/ lít
RON95-II
Điêzen 0,001S-V
Đồng/ lít
Điêzen 0,05 S-II
Đồng/ lít
Dầu hỏa
Đồng/ lít
Mazut 2B (3,0S)
Đồng/kg
Mazut 2B (3,05S)
Đồng/kg
Mazut (380)
Đồng/kg
(Giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng)

Giá vùng 1
20,700
20,500
18,930

Giá vùng 2
21,110
20,910
19,300

16,400
16,350

15,080
13,100
12,950
12,850

16,720
16,670
15,380
13,360
13,200
13,100

Năm 2018, thị trường xăng dầu vẫn được dự đoán sẽ nối tiếp xu hướng tăng
năm 2017 do OPEC vẫn tiếp tục thực hiện thỏa thuận cắt giảm sản lượng.
Tuy nhiên đà tăng sẽ không mạnh do nguồn cung bổ sung từ dầu đá phiến
của Mỹ và xu hướng sử dụng năng lượng tái tạo thay thế theo định hướng
kinh tế xanh. Các tổ chức quốc tế dự báo giá dầu thô thế giới bình quân năm
2018 sẽ trong khoảng từ 50-55 USD/thùng, giá xăng dầu thành phẩm sẽ ở
mức từ 66-70 USD thùng, tăng từ 5% đến 10% so với bình quân năm 2017.
Giá xăng dầu trong nước tăng khoảng 5-15% sẽ tác động đến CPI chung
khoảng 0,28-0,64%.
2.

3.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh xăng dầu
• Hạn ngạch của tổ chức các nước xuất khẩu
• Lượng dầu dự trữ của tổ chức năng lượng thế giới
• Tình hình chính trị
• Yếu tố thời tiết

• Các hoạt động thăm dò, khai thác dầu mỏ
• Sự tăng trưởng của kinh tế thế giới và tình hình kinh tế trong nước
• Việc sử dụng nhiên liệu thay thế và tiến bộ khao học kĩ thuật
Những bất cập trong công tác quản lý kinh doanh xăng dầu ở nước
ta

















Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng chính sách giá
Mặc dù nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để từng bước mở
rộng quyền chủ động điều chỉnh giá cho các doanh nghiệp nhưng các
doanh nghiệp không thực sự được quyết định giá bán xăng dầu
Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng chính sách thuế, áp
dụng thu nhiều loại thuế đối với những doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu: thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí xăng
dầu, các loại thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định của

pháp luật
Nhà nước đang áp dụng phương pháp đánh thuế nhập khẩu theo % của
giá CIF, khi giá xăng dầu thế giới tăng cao thì thuế nhập khẩu và thuế tiêu
thụ đặc biệt cũng tăng theo. Ngân sách nhà nước do đó cũng tăng, nhà
nước thì có lợi vì thu được nhiều thuế nhưng các doanh nghiệp thì rất khó
khăn
Nhà nước can thiệp vào thị trường xăng dầu bằng cách bù lỗ cho các
doanh nghiệp
Việc điều hành giá thông qua trích lập và sử dụng quỹ bình ổn giá cũng
có bất cập khi liên tục chi quỹ ở mức quá cao, thời gian kéo dài, dẫn tới
giá trong nước không sát với giá thế giới, nhanh cạn quỹ và buộc phải
tăng giá.
Ngoài ra, cơ quan kiểm toán cũng chỉ ra sự bất cập và thiếu thống nhất
giữ Nghị định 83 về kinh doanh xăng dầu và Thông tư 39 về phương
pháp tính giá cơ sở.
Đơn cử như quy định về tỉ giá ngoại tệ tính thuế nhập khẩu và thuế tiêu
thụ đặc biệt được Nghị định 83 quy định là tỉ giá giao dịch bình quân trên
thị trường ngoại tệ liên ngân hàng tính 15 ngày, nhưng theo Thông tư 39,
tỉ giá lại được tính theo quy định của pháp luật về thuế
Để ổn định thị trường, nhà nước yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối phải
thực hiện nghĩa vụ nhập khẩu xăng dầu kể cả những thời điểm giá xăng
dầu thế giới có những biến động lớn, các doanh nghiệp đồng thời phải
đảm bảo có đủ nguồn hàng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của xã
hội nhưng chỉ được điều chỉnh giá trong phạm vi cho phép để ổn định
kinh tế vĩ mô. Các doanh nghiệp lớn như petrolimex, PVOIL, PETEC
phải thực hiện nhập khẩu đúng tiến độ bán đúng giá mà còn phải thực
hiện nhiệm vụ chính trị là đảm bảo có nguồn xăng dầu bán theo giá quy
định tại các vùng núi, hải đảo xa xôi dẫn đến các doanh nghiệp bị lỗ lớn
trong nhiều thời điểm.


3. Các chính sách quản lý nhà nước đối với kinh doanh xăng dầu
3.1 Điều kiện gia nhập thị trường:


Theo Nghị định số 83/2014/NĐ-CP (ngày 03 tháng 9 năm 2014) của Chính phủ
: Về kinh doanh xăng dầu và chương 1: lĩnh vực xăng dầu, nghị định
08/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu( điều 7)
như sau: Thương nhân có đủ các điều kiện quy định tại điều 7 mới được được
cấp Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu:
-

-

-

-

-

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;
Có cầu cảng chuyên dụng nằm trong hệ thống cảng quốc tế của Việt
Nam, bảo đảm tiếp nhận được tầu chở xăng dầu nhập khẩu hoặc phương
tiện vận tải xăng dầu khác có trọng tải tối thiểu bảy ngàn tấn (7.000T),
thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê dài hạn từ năm
(05) năm trở lên;
Có kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu dung tích tối thiểu 15.000 m3 để
trực tiếp nhận xăng dầu từ tàu chở xăng dầu và phương tiện vận tải xăng
dầu chuyên dụng khác, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu
hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 05

năm trở lên.
Có phương tiện vận tải xăng dầu nội địa thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc
đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ
xăng dầu từ 05 năm trở lên.
Có hệ thống phân phối xăng dầu: Tối thiểu 10 cửa hàng bán lẻ thuộc sở
hữu hoặc sở hữu và đồng sở hữu của doanh nghiệp, tối thiểu 40 tổng đại
lý hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương
nhân.
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay không bắt
buộc phải có hệ thống phân phối quy định tại Khoản 5 Điều này nhưng
phải có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở
hữu của thương nhân.

Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu( Điều 13) :Thương nhân có
đủ các điều kiện dưới đây được Bộ Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều
kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu:
-

-

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
Có kho, bể dung tích tối thiểu 2.000 m3, thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc
đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ
xăng dầu từ 05 năm trở lên.
Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng
sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu
từ năm (05) năm trở lên.



-

-

-

Có phòng thử nghiệm thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc
có hợp đồng dịch vụ thuê cơ quan nhà nước có phòng thử nghiệm đủ
năng lực kiểm tra, thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu phù hợp
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Có hệ thống phân phối xăng dầu trên địa bàn từ hai (02) tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương trở lên, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng bán
lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu
mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy
chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo.
Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn
luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,
chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu (Điều 16): Thương nhân có
đủ các điều kiện dưới đây được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp
Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
-

-

-

-


Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu
Có kho, bể xăng dầu dung tích tối thiểu hai nghìn mét khối (2.000 m3),
thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng của
thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ năm (05) năm trở lên.
Có phương tiện vận tải xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc đồng
sở hữu hoặc thuê sử dụng của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu
từ năm (05) năm trở lên.
Có hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm tối thiểu năm (05) cửa hàng
bán lẻ thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu, tối thiểu
mười (10) cửa hàng thuộc các đại lý bán lẻ xăng dầu được cấp Giấy
chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.Hệ thống phân phối
của tổng đại lý phải nằm trong hệ thống phân phối của một thương nhân
đầu mối và chịu sự kiểm soát của thương nhân đó.
Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn
luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,
chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều kiện đối với đại lý bán lẻ xăng dầu (Điều 19):Thương nhân có đủ các điều
kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý
bán lẻ xăng dầu (sau đây gọi tắt là đại lý):
-

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.


-

-


Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và
đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ
xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn
luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,
chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều kiện đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu (Điều 22):Thương
nhân có đủ các điều kiện dưới đây được làm thương nhân nhận quyền bán lẻ
xăng dầu (sau đây gọi tắt là thương nhân nhận quyền):
-

-

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
Có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và
đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ
xăng dầu theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn
luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,
chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành

Điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu(Điều 24):Cửa hàng xăng dầu có đủ
các điều kiện dưới đây được Sở Công Thương cấp Giấy chứng nhận cửa hàng
đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu:
-

-


-

Thuộc sở hữu, đồng sở hữu của thương nhân là đại lý hoặc tổng đại lý
hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân phân
phối xăng dầu hoặc thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng
dầu hoặc thương nhân sản xuất xăng dầu có hệ thống phân phối theo quy
định tại Nghị định này (thương nhân đề nghị cấp phải đứng tên tại Giấy
chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu).
Được thiết kế, xây dựng và có trang thiết bị theo đúng các quy định hiện
hành về quy chuẩn, tiêu chuẩn cửa hàng bán lẻ xăng dầu, an toàn phòng
cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường của cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền.
Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn
luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,
chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu(Điều 27):
-

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.


-

Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo, huấn
luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy,
chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành.


Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu(Điều 28):
-

-

Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật, trong Giấy
chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh xăng dầu.
Có phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng thuộc sở hữu doanh
nghiệp hoặc đồng sở hữu; bảo đảm các yêu cầu và quy định về vận
chuyển xăng dầu, được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, cho phép lưu
hành theo quy định của pháp luật.
Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải phải
được đào tạo, huấn luyện và có chứng chỉ đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ
về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp
luật hiện hành.

Tuy nhiên mới đây, ngày 15/01/2018, Chính phủ đã ban hành Nghị định
08/2018/NĐ-CP, trong đó sửa đổi hàng loạt điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc
phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Công Thương. Đặc biệt tại Nghị định này,
Chính phủ đã bãi bỏ hàng loạt điều, khoản của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về
kinh doanh xăng dầu. Ví dụ:












Chính phủ bãi bỏ quy định thương nhân kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng
phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trong đó có đăng ký
kinh doanh xăng dầu; bãi bỏ quy định về quy hoạch phát triển hệ thống
kinh doanh xăng dầu tại Điều 5.
Đồng thời, không còn yêu cầu cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cơ sở kinh
doanh xăng dầu khi được đầu tư mới phải có địa điểm phù hợp với quy
hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Ngoài ra, Nghị định này đã bãi bỏ 03 điều kiện đối với thương nhân xuất,
nhập khẩu xăng dầu.
Cụ thể, không còn yêu cầu thương nhân xuất, nhập khẩu xăng dầu sau 03
năm, từ ngày được cấp Giấy phép phải sở hữu hoặc đồng sở hữu với số
vốn góp tối thiểu 51% đối với hệ thống kho, đủ đáp ứng tối thiểu 1/3 nhu
cầu dự trữ của thương nhân
Sau 02 năm, từ ngày được cấp Giấy phép phải sở hữu hoặc đồng sở hữu
với số vốn góp tối thiểu 51% đối với các phương tiện vận tải xăng dầu
nội địa có tổng sức chứa tối thiểu là 3.000m3.
Mỗi năm, kể từ khi được cấp Giấy phép, phải sở hữu hoặc đồng sở hữu
tối thiểu 4 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, cho đến khi đạt tối thiểu 100 cửa
hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của thương nhân…


Việc cắt giảm các điều kiện kinh doanh xăng dầu sẽ giúp các doanh nghiệp, các
nhà đầu tư mạnh dạn hơn trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo động
lực giải phóng sức sản xuất, đồng thời tăng sức cạnh tranh góp phần tạo ra sự
bình đẳng trong kinh doanh. Khi tính cạnh tranh của thị trường xăng dầu tăng
lên thì việc cung ứng xăng dầu và giá cả sẽ được cải thiện. Giá thành sản phẩm
giảm, dịch vụ tốt hơn thì đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất chính là người
tiêu dùng.

3.2 Chính sách giá
Theo điều 38, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP của Chính phủ : Về kinh doanh
xăng dầu.
Nguyên tắc quản lý giá bán xăng dầu:
-

-

-

-

Giá bán xăng dầu được thực hiện theo cơ chế thị trường, có sự quản lý
của Nhà nước.
Thương nhân đầu mối được quyền quyết định giá bán buôn. Thương
nhân đầu mối và thương nhân phân phối xăng dầu được điều chỉnh giá
bán lẻ xăng dầu theo nguyên tắc, trình tự quy định tại Điều này. Thương
nhân đầu mối có trách nhiệm tham gia bình ổn giá theo quy định của
pháp luật hiện hành và được nhà nước bù đắp lại những chi phí hợp lý
khi tham gia bình ổn giá.
Thời gian giữa 2 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là 15 ngày đối với
trường hợp tăng giá, tối đa là 15 ngày đối với trường hợp giảm giá.
Trường hợp Chính phủ không thực hiện bình ổn giá, thương nhân đầu
mối phải gửi đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Văn bản kê khai
giá và quyết định điều chỉnh giá theo quy định. Trường hợp Chính phủ
thực hiện bình ổn giá theo quy địnhthương nhân đầu mối phải gửi đến
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Văn bản đăng ký giá và quyết định
điều chỉnh giá của thương nhân
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, căn cứ vào văn bản kê khai giá hoặc
văn bản đăng ký giá và quyết định điều chỉnh giá của thương nhân đầu

mối gửi tới, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát để bảo đảm việc điều
chỉnh giá của thương nhân đầu mối thực hiện đúng quy định của pháp
luật
Căn cứ tình hình kinh tế - xã hội, giá xăng dầu thế giới trong từng thời
kỳ, Chính phủ quyết định. Quyết định bình ổn giá xăng dầu trong nước
và giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính triển khai thực
hiện các biện pháp bình ổn giá trong thời hạn áp dụng biện pháp bình ổn
giá

Điều chỉnh giảm giá bán lẻ xăng dầu:


Khi các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở giảm so với giá cơ sở liền
kề trước đó,trong thời hạn quy định, thương nhân đầu mối phải giảm giá bán lẻ
tối thiểu tương ứng giá cơ sở tại thời điểm thương nhân điều chỉnh giá; đồng
thời gửi văn bản kê khai giá, quyết định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền (liên Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về mức giá được điều chỉnh; không hạn chế mức giảm, khoảng
thời gian giữa 2 lần giảm và số lần giảm giá.
Điều chỉnh tăng giá bán lẻ xăng dầu:
-

-

-

Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trong
phạm vi ba phần trăm (≤ 03%) so với giá cơ sở liền kề trước đó, thương
nhân đầu mối được tăng giá bán lẻ tương ứng giá cơ sở tại thời điểm
thương nhân điều chỉnh giá; đồng thời gửi văn bản kê khai giá, quyết

định điều chỉnh giá đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên
Bộ Công Thương - Tài chính) và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
mức giá được điều chỉnh.
Trường hợp các yếu tố cấu thành làm cho giá cơ sở tăng vượt ba phần
trăm (> 03%) đến bảy phần trăm (≤ 07%) so với giá cơ sở liền kề trước
đó, thương nhân đầu mối gửi văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều
chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (liên Bộ Công
Thương - Tài chính).Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc kể từ khi nhận
được văn bản kê khai giá, dự kiến mức điều chỉnh giá của thương nhân
đầu mối, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phải có văn bản trả lời
thương nhân đầu mối về việc điều chỉnh mức giá, sử dụng Quỹ bình ổn
giá (nếu có).
Trường hợp các yếu tố cấu thành biến động làm cho giá cơ sở tăng trên
bảy phần trăm (> 07%) so với giá cơ sở liền kề trước đó hoặc việc tăng
giá ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân, liên
Bộ Công Thương - Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho
ý kiến về biện pháp điều hành cụ thể.

Giá bán lẻ xăng dầu của thương nhân phân phối xăng dầu:
-

-

Căn cứ giá bán buôn xăng dầu của thương nhân đầu mối, thương nhân
phân phối xăng dầu quy định giá bán lẻ xăng dầu thống nhất trong hệ
thống phân phối của mình, không cao hơn giá cơ sở do liên Bộ Công
Thương - Tài chính công bố.
Khi điều chỉnh giá bán lẻ, thương nhân phân phối xăng dầu phải đồng
thời gửi quyết định điều chỉnh giá tới cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền để kiểm tra, giám sát đúng quy định.


3.3. Chính sách thuế


Nhà nước đang áp dụng thu nhiều loại thuế đối với mặt hàng kinh doanh xăng
dầu: Thuế nhập khẩu; thuế tiêu thụ đặc biệt; thuế môi trường xăng đầu; Các
khoản thuế, phí và các khoản trích nộp khác theo quy định( nếu có).
Thuế nhập khẩu:
Trước đây Việt Nam tính theo thuế nhập khẩu bình quân theo biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi (MFN)
Hàng hóa
RON 97 và cao hơn, có
pha chì
Xăng động cơ
RON 97 và cao hơn,
không pha chì
RON 90 và cao hơn,
nhưng thấp hơn RON 97,
có pha trì
RON 90 và cao hơn,
nhưng thấp hơn RON 97,
không pha trì
Loại khác, có pha chì
Loại khác, không pha chì
Xăng máy bay
Dầu mỏ thô
Dầu
Dầu mỏ thô đã tách phần
nhẹ
Dầu nhiên liệu

Dầu thải
Dầu trung và các chế
phẩm
( Nguồn: số 182/2015/TT-BTC, Thông tư: Ban hành
thuế nhập khẩu ưu đãi theo mặt hàng chịu thuế)

Thuế suất(%)
20
20
20
20
20
20
10
0
5
10
20
15
biểu thuế xuất khẩu, biểu

Tuy nhiên, khi Việt Nam tham gia hội nhập, trong các biểu thuế đặc biệt ưu đãi,
có thuế xuất nhập khẩu với xăng dầu thấp hơn. Cụ thể, thuế xuất nhập khẩu đối
với xăng dầu từ Hàn Quốc là 10%, ASEAN là 20%, MFN là 20%, một số nước
khác thì theo lộ trình giảm dần.
Thuế tiêu thụ đặc biệt(TTĐB):Theo Bộ Tài chính, trường hợp cơ sở nhập khẩu
mua xăng từ nhà sản xuất trong nước hoặc mua của thương nhân đầu mối khác
thì khi bán ra không thuộc đối tượng phải kê khai, tính nộp thuế TTĐB. Còn
trường hợp cơ sở nhập khẩu trực tiếp nhập khẩu xăng thì phải kê khai nộp thuế
TTĐB trên giá bán ra của cơ sở nhập khẩu.Thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) được

tính theo giá đầu ra (tính trên tổng các loại thuế phí khác),Theo Luật thuế tiêu


thụ đặc biệt – luật số 70/2004/QH13, Luật 106/20016/QH13 và nghị định
108/2015/NĐ-CP, thuế tiêu thụ đặc biết đối với mặt hàng xăng dầu được quy
định như sau: xăng 10%, xăng E5 8%, xăng E10 7%,.
Thuế môi trường xăng đầu: Xăng, dầu là sản phẩm có chứa nhiều chất gây ô
nhiễm môi trường như chì, lưu huỳnh, benzen, hydrocacbon thơm, hydrocacbon
nặng và một số phụ gia... Đây là những chất gây hại đến an toàn, sức khỏe và
môi trường. Trong đó, tiếp xúc với chất benzen trong một thời gian nhất định có
thể tiềm ẩn nguy cơ ung thư. Do đó, bộ này cho rằng cần thiết điều chỉnh nâng
mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu nhằm nâng cao hơn nữa trách
nhiệm và nhận thức của tổ chức, cá nhân đối với môi trường, khuyến khích sản
xuất, sử dụng sản phẩm thay thế, thân thiện với môi trường (như xăng dầu sinh
học). Theo điều số 8, Luật số 57/2010/QH12 của Quốc hội : LUẬT THUẾ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: Mức thuế được quy định như sau:

Căn cứ vào Biểu khung thuế quy định trên, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy
định mức thuế cụ thể đối với từng loại hàng hóa chịu thuế bảo đảm các nguyên
tắc sau:
-

Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế phù hợp với chính sách phát triển
kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ;
Mức thuế đối với hàng hóa chịu thuế được xác định theo mức độ gây tác
động xấu đến môi trường của hàng hóa

3.4. Chính sách về tổ chức thị trường
Theo nghị định 84/2009/NĐ – CP quy định: cơ sở kinh doanh xăng dầu phải
được phát triển theo quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu do bộ

công thương phối hợp với các bộ nghành có liên quan lập và công bố công khai.


Hiện có 2.400/15.000 cửa hàng xăng dầu cả nước, song Petrolimex chiếm tới
44% thị phần cả nước. Thanh Lễ có 18 cửa hàng tại Bình Dương, song chiếm
tới 6% thị phần, Sài Gòn Petro chiếm 6% và PV Oil chiếm 22,5%.
Giai đoạn 2010 - 2015, PV Oil cũng thực hiện hàng loạt thương vụ M&A và
mua cổ phần chi phối nhiều công ty xăng dầu trong và ngoài nước để mở rộng
hệ thống phân phối và địa bàn hoạt động. Hoạt động M&A đã giúp hệ thống bán
lẻ từ hơn 100 của hàng lên hơn 500 cửa hàng vào năm 2016.
Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa theo đúng chỉ đạo
của Chính phủ. Cùng với 29 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu
khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu (số liệu có đến ngày
12.01.2017), Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu
phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh
quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. 43/69 đơn vị thành viên
Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn 62/63 tỉnh, thành phố
Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu Petrolimex sở hữu 2.471 (số liệu có đến ngày
10.01.2017) cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước tạo điều kiện thuận lợi để
người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp.
Tại các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả
kinh doanh thấp nhưng ý nghĩa chính trị- xã hội cao, Petrolimex có thị phần cao
hơn so với thị phần bình quân của toàn Tập đoàn.
Ngoài những tên tuổi đang hiện diện trên thị trường, tới đây, thị trường bán lẻ
xăng dầu sẽ có thêm sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài.
Theo quy định của Bộ Công Thương, nhà đầu tư nước ngoài muốn phân phối
bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam cần có cổ phần trong các nhà máy lọc dầu. Số
lượng cổ phần là bao nhiêu thì các văn bản hiện hành không nêu chi tiết.
TP HCM hiện có 532 cửa hàng xăng dầu đang hoạt động và theo quy hoạch
vừa được phê duyệt, từ nay đến nay đến năm 2030 sẽ mở thêm 407 cửa hàng,

trong đó ưu tiên các quận vùng ven và huyện ngoại thành.
3.5. Chính sách hạn ngạch nhập khẩu
Theo tin từ Bộ Công thương ngày 04.2, Bộ này đã có công văn gửi 19 doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối thông báo hạn mức nhập khẩu xăng dầu
tối thiểu năm 2015. Theo đó, năm 2015, cả nước sẽ nhập khẩu 8.180.060 tấn/m3
xăng dầu. Trong đó, riêng Tập đoàn xăng dầu VN được giao hạn mức nhập khẩu
trên 4 triệu tấn/m3 (riêng xăng nhập 1,74 triệu m3).


Tổng công ty dầu VN được giao nhập 930.000 tấn/m3. Công ty TNHH MTV
dầu khí TP.HCM có hạn mức 493.000 m3 xăng, dầu. Tổng công ty thương mại
xuất nhập khẩu Thanh Lễ được giao nhập 540.000 tấn/m3. Công ty TNHH
MTV thương mại dầu khí Đồng Tháp được giao hạn mức nhập 415.000 m3/tấn.
Đây là những đơn vị được giao nhập với số lượng lớn nhất. Theo Bộ Công
thương, số lượng xăng dầu kinh doanh tạm nhập tái xuất sẽ không được tính vào
hạn mức nhập khẩu được giao theo thông báo này. Năm 2014, cũng đã có một
số đơn vị không nhập khẩu đủ hạn mức nhập khẩu được giao.
3.6. Chính sách quản lí chất lượng
Theo qui định tại các mục của thông tư Quy định về đo lường, chất lượng trong
kinh doanh xăng dầu của BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ đã qui định
Mục : LẤY MẪU, NIÊM PHONG MẪU, LƯU MẪU VÀ THỬ NGHIỆM
MẪU KHI VẬN CHUYỂN HOẶC GIAO NHẬN XĂNG DẦU
Mục 2: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XĂNG DẦU NHẬP KHẨU
Mục 3: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XĂNG DẦU SẢN XUẤT, PHA CHẾ
TRONG NƯỚC
Mục 4: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XĂNG DẦU TẠI THƯƠNG NHÂN
PHÂN PHỐI, TỔNG ĐẠI LÝ
Mục 5: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XĂNG DẦU TẠI ĐẠI LÝ, THƯƠNG
NHÂN NHẬN QUYỀN BÁN LẺ VÀ CỬA HÀNG BÁN LẺ XĂNG DẦU
Mục 6: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XĂNG DẦU TRONG KINH DOANH

DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN XĂNG DẦU
Mục 7: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG XĂNG DẦU XUẤT KHẨU

3.7. Chính sách dự trữ
Ngày 13/07/2017,Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 1030/QĐTTg, phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống dự trữ dầu thô và các sản
phẩm xăng dầu của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035
dự trữ sản xuất, theo Quyết định, dự trữ sản xuất tại các nhà máy lọc hóa dầu
bao gồm dầu thô và sản phẩm xăng dầu do doanh nghiệp sản xuất thực hiện, bảo
đảm lượng dầu thô và sản phẩm xăng dầu lưu chứa thường xuyên tại các nhà


máy lọc hóa dầu trong điều kiện hoạt động bình thường đáp ứng khoảng 25
ngày sản xuất (tương đương 30 - 35 ngày nhập ròng), trong đó, cần tối thiểu đạt
mức 15 ngày sản xuất đối với dầu thô và 10 ngày sản xuất đối với sản phẩm
xăng dầu.
Về dự trữ thương mại, theo Quyết định, dự trữ xăng dầu thương mại tại các kho
đầu mối nhập khẩu xăng dầu bảo đảm ổn định nhu cầu thị trường trong nước do
các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thực hiện.
Trong đó, giai đoạn 2017 - 2025: Dự trữ xăng dầu thương mại tối thiểu ổn định
ở mức 30 ngày nhu cầu (tương đương 35 ngày nhập ròng). Trong đó, lượng dự
trữ tối thiểu là 1,6 triệu tấn (tương ứng khoảng 37 ngày nhập ròng) vào năm
2020; lượng dự trữ tối thiểu là 2 triệu tấn (tương ứng 35 ngày nhập ròng) vào
năm 2025; Tầm nhìn đến năm 2035: Lượng dự trữ xăng dầu thương mại tối
thiểu là 2,5 triệu tấn (tương ứng 32 ngày nhập ròng) vào năm 2030 và lượng dự
trữ tối thiểu là 3 triệu tấn (tương ứng 31-32 ngày nhập ròng) vào năm 2035.
Đồng thời, theo Quyết định, dự trữ quốc gia dầu thô và sản phẩm xăng dầu do
Nhà nước sở hữu và quyết định để điều phối thị trường khi có các tình huống
khẩn cấp.
Trong giai đoạn 2017 - 2025: Dự trữ dầu thô và sản phẩm xăng dầu với quy mô
đạt khoảng 20 ngày nhập ròng (bao gồm 6 ngày dự trữ dầu thô và 14 ngày dự

trữ sản phẩm xăng dầu), cụ thể: Đối với sản phẩm xăng dầu: Dự trữ tối thiểu
khoảng từ 1,2 - 1,4 triệu tấn sản phẩm (tương đương từ 1,5 - 1,8 triệu m 3 kho),
bao gồm các chủng loại: Xăng: 560.000 tấn; Dầu diesel (DO): 670.000 tấn;
Dầu mazut (FO): 56.000 tấn; Nhiên liệu máy bay (Jet A1): 153.000 tấn. Đối với
dầu thô: Dự trữ khoảng từ 1 - 1,7 triệu tấn dầu thô (khoảng từ 1,4 - 2,2 triệu m 3
kho).
3.9. Chính sách sách phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường
Để bảo đảm an toàn, phòng chống cháy nổ trong kinh doanh xăng dầu cần tuân
thủ các điều kiện quy định tại Luật Phòng cháy và chữa cháy (Luật PCCC), các
Nghị định của Chính phủ: Nghị định 46/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định
35/2003/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định
130/2006/NĐ-CP quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc Nghị định
97/2013/NĐ-CP quy định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng, Nghị định
83/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh xăng dầu và Nghị định 79/2014/NĐCP hướng dẫn Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật Phòng cháy và chữa
cháy sửa đổi.
Các cơ sở kinh doanh xăng dầu phải thường xuyên đảm bảo các qui định của
pháp luật về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt


động kinh doanh xăng dầu. đồng thời các cán bộ nhân viên đều phải được học
về kĩ thuật an toàn PCCC và bảo vệ môi trường.
4.













Giải pháp hoàn thiện chính sách quản lí nhà nước về kinh doanh
xăng dầu
Hoàn thiện thể chế về quản lý và điều hành mặt hàng xăng dầu. Quản lý
và sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo hướng phù hợp với thực tiễn
của hoạt động kinh doanh mặt hàng xăng dầu, trong đó chú trọng đến
phương pháp trích lập, sử dụng và hạch toán Quỹ bình ổn giá xăng dầu,
xác định giá thành và giá bán phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, thực hiện công khai, minh bạch kết quả kinh doanh của
các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này.
Bổ sung các chế tài nhằm nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, ban
lãnh đạo doanh nghiệp trong công tác quản lý, điều hành và báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu hình
thành hệ thống thông tin về doanh nghiệp Nhà nước để công bố với
người dân biết và tham gia giám sát.
Tăng cường công tác giám sát của các cơ quan được phân cấp thực hiện
chức năng chủ sở hữu, các cơ quan quản lý nhà nước và thực hiện thanh
tra, kiểm toán toàn diện hoạt động của các doanh nghiệp đầu mối xăng
dầu để công khai tạo sự đồng thuận trong điều hành quản lý và tăng
cường giám sát của toàn xã hội đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu.
Thực hiện tái cấu trúc Tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp nhà nước nói
chung và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trong nước nói
riêng theo hướng xóa bỏ những cơ chế không phù hợp, bất cập trong hoạt
động kinh doanh xăng dầu. Đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp
nhằm tiết giảm chi phí, điều hành giá xăng dầu linh hoạt phù hợp diễn
biến trong nước cũng như thế giới và từng bước thực hiện cơ chế thị

trường đối với mặt hàng xăng dầu.
Quản lí chặt chẽ các cơ sở sản xuất và kinh doanh xăng dầu. Đặc biệt là
các cây xăng nhỏ lẻ để đảm bảo chất lượng xăng dầu nhằm tránh rủi ro
dẫn đến cháy nổ trong quá kinh doanh và tiêu dùng. Tăng cường chế tài
xử phạt đối với các hành vi gian lận trong kinh doanh xăng dầu.
Từng bước chuyển dịch đến thay thế mặt hằng xăng dầu truyền thống
sang sử dụng xăng. sinh học an toàn và thân thiện với môi trường. Góp
phần sử dụng tiết kiệm tài nguyên của đất nước




×