Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội đến năm 2020 (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.88 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
1.1. Về mặt lí luận
Giáo dục và Đào tạo có vai trò quan trọng trong việc thực hiện
mục tiêu chung của toàn Đảng, toàn dân là: “Nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước”. Nhiệm vụ nặng nề đó đặt
lên vai ngành Giáo dục và Đào tạo vì làm được điều này đã thực sự
góp phần đắc lực cho sự nghiệp: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất
nước, xây dựng và thực hiện mục đích của Đảng và Nhà nước là: Làm
cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Để nâng cao chất lượng giáo dục (GD) thì trước hết chúng ta
phải xây dựng đội ngũ giáo viên (GV) có phẩm chất chính trị vững
vàng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có trình độ chuyên môn tốt,
có đạo đức và lối sống lành mạnh, trong sáng và mẫu mực.
1.2. Về mặt thực tiễn
Trong giai đoạn hiện nay, quy mô phát triển giáo dục THCS của
huyện Gia Lâm có nhiều biến động, đội ngũ giáo viên THCS sẽ có
những thay đổi, vì vậy việc phát triển đội ngũ giáo viên THCS của
huyện là rất cần thiết, quan trọng nhằm xây dựng đội ngũ giáo viên
THCS đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, đồng bộ về cơ
cấu, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục THCS của huyện.
Xuất phát từ cơ sở lí luận và thực tiễn trên, tôi chọn vấn đề:
“Phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở huyện Gia Lâm thành
phố Hà Nội đến năm 2020” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong
muốn tìm ra một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên hiệu quả đáp
ứng tốt yêu cầu đổi mới của giáo dục-đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài đề xuất một số
1



biện pháp phát triển đội ngũ GV THCS trong giai đoạn tới nhằm nâng
cao chất lượng GD&ĐT ở huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiêu cứu
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển đội ngũ GV THCS huyện Gia Lâm thành
phố Hà Nội
4. Giả thuyết khoa học
Công tác phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Gia Lâm
thành phố Hà Nội đã có những kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn
một số những hạn chế như về số lượng, về cơ cấu giáo viên ở các
nhà trường THCS, về năng lực trình độ chuyên môn … Nếu đề xuất
được các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS cụ thể sát với
thực tiễn của Huyện trong thời gian tới sẽ góp phần xây dựng đội
ngũ giáo viên THCS phát triển cân đối, toàn diện, đủ về số lượng,
đảm bảo chất lượng, đồng bộ về cơ cấu đáp ứng nhu cầu của phát
triển giáo dục THCS của huyện đến năm 2020.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận về phát triển đội ngũ giáo viên
THCS.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên
THCS và thực trạng phát triển đội ngũ giáo viên THCS của huyện Gia
Lâm, lí giải nguyên nhân của thực trạng đó.
- Xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên THCS của huyện Gia
Lâm đến năm 2020 và đề xuất một số biện pháp phát triển đội ngũ giáo
viên THCS huyện Gia Lâm đến năm 2020.

2



6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Các trường THCS huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội.
6.2. Giới hạn về khách thể nghiên cứu: 120 giáo viên THCS; 40
CBQL các trường THCS 03 cán bộ UBND huyện Gia Lâm, 05 cán bộ
chuyên viên phòng Nội vụ huyện Gia Lâm; 12 cán bộ chuyên viên
Phòng GD&ĐT huyện Gia Lâm.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu lí luận
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
7.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.3. Các phương pháp hỗ trợ
8. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lí luận của vấn đề phát triển đội ngũ giáo viên
THCS
Chương 2. Thực trạng giáo dục THCS và việc phát triển đội
ngũ giáo viên THCS huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội giai đoạn 20122016.
Chương 3. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện
Gia Lâm thành phố Hà Nội đến năm 2020.

3


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Trên thế giới
1.1.2. Ở Việt Nam
Các tác giả đã đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm thực hiện tốt
hơn công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở địa phương mình, đơn vị
mình. Tuy nhiên, các vấn đề đề cập đến ở nhiều góc độ khác nhau trên
phạm vi chủ yếu ở các vùng có nhiều thuận lợi, đặc thù, ở bậc THCS.
Hơn nữa, ở mỗi địa phương, mỗi đơn vị có những điều kiện tự nhiên,
kinh tế, xã hội khác nhau nên công tác quản lý xây dựng phát triển đội
ngũ trong giáo dục cũng khác nhau.
Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội là một trong những huyện
đang có tốc độ đô thị hóa nhanh, kinh tế - xã hội trong những năm qua
có nhiều tiến bộ. Một số xã, thị trấn của Huyện có sự tăng cơ học về
dân cư nên quy mô trường lớp tăng. Vì vậy, những hạn chế, bất cập của
đội ngũ giáo viên cũng dễ bộc lộ hơn, đòi hỏi phải có những biện pháp
quản lý để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đáp ứng yêu cầu chuẩn nghề
nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào về
quản lý phát triển đội ngũ giáo viên THCS dựa trên chuẩn để đáp ứng
yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Đây cũng chính là lý do tôi lựa chọn làm
đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
1.2. Một số khái niệm công cụ của đề tài
1.2.1. Phát triển
Phát triển là sự biến đổi hợp quy luật theo phương hướng không
4


thể đảo ngược, được đặc trưng bởi sự chuyển biến chất lượng, bởi sự
chuyển biến sang một trình độ mới
Phát triển đội ngũ GV THCS trong GD chính là phát triển một

tổ chức những người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, có phẩm chất đạo đức trong sáng, lành mạnh, năng lực chuyên
môn vững vàng, có ý chí kiên định trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ tổ quốc. Biết gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc đồng
thời có khả năng tiếp thu nền văn hoá tiến bộ của nhân loại, phục vụ tốt
yêu cầu của ngành GD.
1.2.2. Quản lý
Quản lí là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể
quản lí (người quản lí) theo kế hoạch chủ động và phù hợp với qui luật
khách quan tới khách thể quản lí (người bị quản lí) nhằm tạo ra hiệu
quả cần thiết vì sự tồn tại, ổn định và phát triển của tổ chức.
1.2.3. Quản lí giáo dục
Quản lí giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch
hợp qui luật của chủ thể quản lí, nhằm làm cho hệ thống vận hành theo
đường lối giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà
trường XHCN Việt Nam mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo
dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên
trạng thái mới về chất.
1.2.4. Giáo viên
Giáo viên (danh từ) là người dạy học ở bậc học phổ thông hoặc
tương đương
1.2.5. Đội ngũ giáo viên
Đội ngũ giáo viên THCS là: Những người làm công tác giảng
dạy - giáo dục trong nhà trường THCS có cùng một nhiệm vụ giáo dục,
rèn luyện và giúp các em học sinh hình thành và phát triển toàn diện
5


nhân cách để các em tiếp tục bậc học cao hơn hoặc chọn đúng hướng
đi phù hợp với năng lực, sở trường và hoàn cảnh của bản thân.

1.3. Vị trí, vai trò, chức năng và trách nhiệm của Hiệu
trưởng trường THCS trong quản lý phát triển đội ngũ giáo viên
1.3.1. Vị trí, vai trò người Hiệu trưởng trường trung học cơ sở
1.3.2. Chức năng và trách nhiệm của Hiệu trưởng Trường trung
học cơ sở trong công tác quản lí phát triển đội ngũ giáo viên
1.4. Nội dung cơ bản của quản lý phát triển đội ngũ giáo
viên của Hiệu trưởng Trường trung học cơ sở
1.4.1. Quy hoạch, lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
1.4.1.1. Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
Quy hoạch phát triển Giáo dục và Đào tạo là một bản luận
chứng khoa học dựa trên cơ sở đánh giá phân tích thực trạng giáo dục
hiện tại, dự đoán nắm bắt những cơ hội, tiên lượng xu thế phát triển
giáo dục của địa phương, đất nước để xác định quan điểm, mục tiêu,
phương pháp, giáo dục của đơn vị từ đó đưa ra những giải pháp phát
triển và phân bố hệ thống Giáo dục và Đào tạo của nhà trường
1.4.1.2. Lập kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên
Là sự sắp đặt, hoạch định đường lối có hệ thống của những công
việc dự định làm. Kế hoạch là chương trình dự định làm, là sự cụ thể
hóa một việc hoặc nhằm mục tiêu trong phạm vi không gian, thời gian
và nguồn lực nhất định.
1.4.2. Tuyển dụng đội ngũ giáo viên
Là quá trình sử dụng các phương pháp nhằm xem xét, đánh giá,
lựa chọn, quyết định trong số những người được tuyển dụng ai là người
đủ tiêu chuẩn làm việc trong nhà trường
1.4.3. Bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên

6


Bồi dưỡng là các hoạt động làm tăng thêm trình độ hiện có về

kiến thức, kỹ năng, thái độ nhằm giúp cho cán bộ, giáo viên, nhân viên
thực hiện công việc đạt kết quả tốt hơn.
1.4.4. Sử dụng
Sử dụng là việc bố trí, sắp xếp giáo viên thực hiện các nhiệm vụ
giáo dục và đào tạo theo chuyên môn được đào tạo, trong quá trình sử
dụng còn bao hàm cả đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và luân chuyển để
đạt hiệu quả sử dụng cao nhất.
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra khả năng, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên,
là dịp để họ thể hiện những khả năng, phẩm chất và rèn luyện kĩ năng.
Kết quả kiểm tra không chỉ để phục vụ cho việc đánh giá xếp loại giáo
viên mà còn là một kênh thông tin quan trọng để hiệu trưởng nắm bắt
thực tế kết quả làm việc của đội ngũ giáo viên, từ đó có những điều
chỉnh, uốn nắn kịp thời về nội dung, phương pháp giảng dạy…nhằm
điều chỉnh để đạt mục tiêu giáo dục, công việc đề ra.
Đánh giá hoàn thành nhiệm vụ của giáo viên là rất quan trọng và
cần thiết, nếu đánh giá được tiến hành nghiêm túc, đúng đắn sẽ có tác
động tích cực, mạnh mẽ tới tinh thần, thái độ và trách nhiệm của giáo
viên giúp họ làm việc hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển đội ngũ giáo
viên THCS hiện nay
1.5.1. Yếu tố kinh tế - xã hội
1.5.2. Các yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
1.5.3. Sự phát triển quy mô, mạng lưới trường lớp
1.5.4. Các điều kiện đảm bảo về chất lượng giáo dục
1.5.5. Các yếu tố chính sách, chế độ

7



Chương 2
THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THCS VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN
ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS HUYỆN GIA LÂM
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2012 – 2016
2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục ở
Huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
2.1.1. Vài nét về điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị xã hội của
huyện Gia Lâm – thành phố Hà Nội
2.1.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên cấp THCS ở
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2016
2.1.2.1. Về số lượng
Số lượng giáo viên hiện tại của 22 trường THCS trên địa bàn
huyện Gia Lâm định biên trên 14 môn học là 624 giáo viên, trong đó số
giáo viên biên chế là 563 giáo viên, số giáo viên các trường hợp đồng là
61.
Bảng 2.1: Thống kê số lượng giáo viên từ giai đoạn từ 2012-2016
Năm học

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

Giáo viên

572


579

589

624

(Nguồn : Xử lý số liệu do bộ phận Tổ chức – Kế hoạch cung cấp)
2.1.2.2. Về phẩm chất, năng lực
Bảng 2.2: Đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp
Năm học

Tổng số
GV

Xếp loại
Xuất

Khá

sắc

Trung
bình

Không
Kém

đánh
giá


2012-2013

572

280

260

30

0

2

2013-2014

579

364

185

28

0

2

8



2014-2015

589

346

222

19

0

2

2015-2016

624

355

248

18

1

2

Bảng 2.3: Kết quả công tác kiểm tra, dự giờ thăm lớp của Phòng

GD&ĐT
Năm học

Xếp loại giờ dạy

Tổng số GV

Trung

đã dự giờ

Giỏi

Khá

2012-2013

154

76

74

4

0

2013-2014

137


64

68

5

0

2014-2015

90

40

46

4

0

2015-2016

75

38

34

3


0

bình

Yếu

2.1.2.3. Về cơ cấu đội ngũ giáo viên
* Cơ cấu theo giới tính, độ tuổi
Bảng 2.4: Thống kê cơ cấu theo giới tính và độ tuổi đội ngũ giáo viên
giai đoạn 2012-2016
Theo giới tính
Năm học

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

TS Giáo viên

572

579

589


624

Giáo viên nam

87

85

88

15%

14,6%

14,9%

17,1%

2012-2013

2013-2014

2014-2015

2015-2016

Dưới 31 tuổi

141


158

159

160

Từ 31 - 40 tuổi

259

253

260

297

Từ 41 – 50 tuổi

132

127

126

124

Từ 51 – 60 tuổi

40


41

44

43

Tỷ lệ

107

Theo độ tuổi
Năm học

* Cơ cấu về trình độ đào tạo

9


Bảng 2.5: Thống kê trình độ đội ngũ GV các trường THCS năm
2016
TT

Môn học

Số lượng

Đại học
trở lên

Cao đẳng


1

Toán

106

82

24

2

Vật lý

32

24

8

3

Hóa học

27

18

9


4

Sinh học

45

34

11

5

Thể dục

46

37

9

6

Ngữ văn

112

82

30


7

Lịch sử

38

25

13

8

Địa lý

37

24

13

9

GDCD

24

15

9


10

Ngoại ngữ

65

52

13

11

Âm nhạc

24

15

9

12

Mỹ thuật

19

13

6


13

Tin học

14

11

3

14

Công nghệ

35

25

10

Tổng các môn

624

457

167

(Nguồn : Xử lý số liệu do bộ phận Tổ chức – Kế hoạch cung cấp)

2.1.2.4. Một số hạn chế
* Về cơ cấu theo môn học
Cơ cấu giáo viên trong các môn học không cân đối, còn tình
trạng môn thừa môn thiếu. Các trường rất khó bố trí mặt bằng chuyên
môn, một số giáo viên phải dạy chéo môn nên ảnh hưởng không nhỏ
tới hiệu quả chất lượng
* Về phẩm chất, trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm

10


- Về trình độ đào tạo thì đa số giáo viên đạt trên chuẩn, tuy
nhiên khi đánh giá chuẩn nghề nghiệp và thông qua các cuộc kiểm tra,
dự giờ, thăm lớp, các hội thi giáo viên dạy giỏi thì nhiều giáo viên còn
hạn chế về năng lực sư phạm, như thiết kế giáo án, tổ chức giờ học
chưa khoa học, thiếu hấp dẫn.
- Một bộ phận giáo viên trình độ chuyên môn chưa vững vàng,
phương pháp dạy học chưa theo kịp xu thế đổi mới của ngành giáo
dục, còn nặng về truyền thụ kiến thức lý thuyết, ít coi trọng rèn luyện
cho học sinh phương pháp tư duy độc lập, sáng tạo và có thái độ đúng
đắn trong cuộc sống.
- Một số ít giáo viên ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, còn vi
phạm kỷ luật chuyên môn, vi phạm đạo đức nhà giáo, chưa thực sự tâm
huyết yêu nghề và đối với công việc còn chưa gương mẫu, đối với học
trò chưa thương yêu, nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu
quả công việc.
2.2. Thực trạng phát triển đội ngũ GV THCS huyện Gia Lâm
giai đoạn 2012-2016
2.2.1. Thực trạng về công tác tuyển chọn giáo viên THCS
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát thực trạng việc tuyển chọn giáo viên THCS

huyện Gia Lâm giai đoạn 2012 – 2016 (1≤ X ≤ 3)
MỨC ĐỘ

S
T

TIÊU CHÍ

T

Điểm
Chưa TB

Thứ

Làm

Bình

tốt

thường

tốt

X

52

65


3

2.41

5

60

58

2

2.48

4

bậc

Căn cứ nhu cầu công việc, biên
1

chế được duyệt và nguồn tài
chính của đơn vị để tuyển chọn
giáo viên

2 Tuyển chọn giáo viên đảm bảo
11



chất lượng, có phẩm chất đạo đức
tốt, đủ tiêu chuẩn theo quy định
chung của ngành, của địa phương
Việc tuyển chọn giáo viên THCS
kịp thời đúng theo quy định của
3 Pháp lệnh công chức, Nghị định

66

52

2

2.53

3

54

53

13

2.34

6

81

37


2

2.66

1

79

40

1

2.65

2

của chính phủ và hướng dẫn của
ngành GD&ĐT
4

Việc

tuyển

chọn

giáo

viên


nghiêm túc, công bằng, dân chủ
Thực hiện công khai về tiêu

5

chuẩn, điều kiện, số lượng và thủ
tục hồ sơ trước khi tuyển chọn
giáo viên THCS
Có kế hoạch về tuyển dụng biên

6 chế hàng năm, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt
Điểm trung bình

2.51

Trong 5 năm qua toàn huyện Gia Lâm đã tuyển dụng được 117
giáo viên THCS, việc tuyển chọn giáo viên THCS được thực hiện đúng
theo Pháp lệnh công chức, Luật viên chức và các thủ tục hướng dẫn
của Sở Nội vụ, UBND huyện Gia Lâm. Tuy nhiên, tuyển dụng giáo
viên còn chưa căn cứ vào nhu cầu công việc thực tế nên còn có tình
trạng hợp lí hoá để tuyển dụng giáo viên ở những môn đã có đủ giáo
viên. Đây là nguyên nhân dẫn đến thừa thiếu giáo viên ở một số bộ môn.
2.2.2 Thực trạng về việc sử dụng giáo viên THCS
Bảng 2.7 : Đánh giá về thực trạng việc sử dụng giáo viên THCS huyện
Gia Lâm giai đoạn 2012 – 2016
12



(1≤ X ≤ 3)
MỨC ĐỘ

S
T

TIÊU CHÍ

Thứ

Bình

Chưa

TB

tốt

thường

tốt

X

31

63

26


2.04

6

37

58

25

2.1

5

59

59

2

2.48

2

61

52

7


2.45

3

65

52

3

2.52

1

52

56

12

2.33

4

Làm

T

Điểm


bậc

Việc bố trí phân công giáo viên
1 THCS đảm bảo hợp lí giữa các
trường trong huyện
Việc điều động luân chuyển
2 giáo viên giữa các trường
THCS trong huyện
Bố trí phân công giáo viên
3

giảng dạy phù hợp với trình độ
chuyên môn, năng lực công tác
và nhu cầu thực tiễn công việc
Việc phối hợp giữa các trường

4 trong việc sử dụng giáo viên
liên trường
Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại
5

CBQL các trường THCS đảm
bảo đúng nguyên tắc, quy trình,
thủ tục
Việc luân chuyển CBQL đảm

6 bảo đúng nguyên tắc, hợp lí,
hợp tình
Điểm trung bình


2.32

Vấn đề sử dụng giáo viên THCS ở huyện Gia Lâm đã là tốt các
công tác sau: Việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại CBQL các trường THCS

13


được xem là thực hiện tốt nhất, đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng quy
định
2.2.3. Thực trạng về công tác quản lí giáo viên THCS .
Bảng 2.8: Đánh giá về thực trạng công tác quản lí giáo viên THCS huyện
Gia Lâm giai đoạn 2012 – 2016
(1≤ X ≤ 3)
MỨC ĐỘ

S
T

TIÊU CHÍ

Điểm

Thứ

Làm

Bình

Chưa


TB

tốt

thường

tốt

X

79

40

1

2.65

2

6

2.43

8

T

bậc


Thực hiện quản lý giáo viên
1

THCS đúng theo thẩm quyền,
đúng theo phân cấp quản lý
cán bộ của địa phương
Lập quy hoạch, kế hoạch phát

2

triển đội ngũ giáo viên THCS
đúng theo quy định và gắn với

57

57

thực tiễn
Ban hành các văn bản hướng
3

dẫn việc thực hiện tuyển chọn,
sử dụng, quản lý đối với đội

77

41

2


2.63

3.5

77

41

2

2.63

3.5

70

49

1

2.58

5

ngũ nhà giáo THCS
Việc đánh giá và tự đánh giá
4 GV THCS được thực hiện
nghiêm túc, đúng quy định
Thống kê số lượng, chất lượng

5

GV THCS hàng năm đảm bảo
chính xác và đúng theo quy
định
14


Thanh tra, kiểm tra việc tuyển
6 chọn, sử dụng, quản lý đối với

62

53

5

2.48

7

67

45

8

2.49

6


86

34

2.72

1

GV THCS
Việc giải quyết các trường hợp
7

khiếu nại, tố cáo đối với GV
THCS, xử lí các GV THCS vi
phạm

8

Quản lý hồ sơ GV THCS
Điểm trung bình

2.58

Việc quản lý GV THCS được đảm bảo đúng thẩm quyền, đúng
phân cấp về quản lý cán bộ của UBND thành phố Hà Nội. Có 5/8 nội
dung khảo sát được đánh giá là thực hiện khá, điểm trung bình trên 2.50.
3/8 nội dung khảo sát được xem như mới chỉ thực hiện ở mức độ trung
bình.
2.2.4. Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

THCS.
Việc bồi dưỡng giáo viên THCS cũng được Phòng GD&ĐT quan tâm
chú ý. Hàng năm Phòng GD&ĐT đều mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng
về nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ công tác đoàn đội, đổi mới PPDH cho
CBQL, giáo viên các trường THCS nhờ vậy mà năng lực chuyên môn
của đội ngũ CBQL, giáo viên các trường THCS được nâng lên. Tuy
nhiên, Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên THCS mới chỉ tập
trung vào chuyên môn nghiệp vụ, chưa quan tâm đến việc bồi dưỡng
các kiến thức, kĩ năng như: Ngoại ngữ, tin học; chưa có sự gắn kết giữa
các trường THCS
2.2.5. Thực trạng về việc thực hiện chế độ chính sách đối với giáo
viên THCS
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát việc thực hiện chế độ chính sách đối với
15


giáo viên THCS huyện Gia Lâm
Mức độ đánh
giá

Đánh giá

Đánh giá

của giáo viên

của CBQL

Tổng hợp chung


Số ý

Tỉ lệ

Số ý

Tỉ lệ

Số ý

Tỉ lệ

kiến

%

kiến

%

kiến

%

Làm rất tốt

8

6.70


5

8.30

13

7.20

Làm tốt

52

43.30

40

66.70

92

51.10

Bình thường

54

45.00

12


20.00

66

36.70

Chưa tốt

6

5.00

3

5.00

9

5.00

120

100%

60

100%

180


100%

Tổng

Việc thực hiện các chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên
THCS huyện Gia Lâm trong thời gian qua là khá tốt, điều này phù hợp
với tình hình thực tiễn. Trong những năm qua, Phòng GD&ĐT huyện
Gia Lâm đã phối hợp rất tốt với các phòng chức năng khác của UBND
huyện Gia Lâm giải quyết đúng kịp thời mọi chế độ chính sách đối với
đội ngũ nhà giáo, không có các hiện tượng khiếu nại, tố cáo về việc
thực thi chế độ chính sách của giáo viên THCS.
2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển đội ngũ GV
THCS huyện Gia Lâm giai đoạn 2012-2016
2.3.1. Những kết quả đạt được
- Đội ngũ GV về cơ bản đạt chuẩn về trình độ, cán bộ QLGD
được bồi dưỡng nghiệp vụ cơ bản về QLNN, QLGD;
- Chất lượng GD ngày càng được cải thiện, thuận lợi cho việc xây
dựng trường chuẩn Quốc gia;
- Vị thế và uy tín của các nhà trường THCS được nâng cao;
- Công tác XHH giáo dục được đẩy mạnh, các loại hình trường lớp
được phát triển đa dạng, phong phú đáp ứng được nhu cầu nguyện vọng của
nhân dân trong huyện.
16


2.3.2. Những tồn tại.
Nhìn chung đội ngũ giáo viên THCS huyện Gia Lâm còn phát
triển chưa đều, chưa ổn định, còn thiếu về số lượng, cơ cấu theo bộ
môn còn chưa hợp lí. Một bộ phận giáo viên THCS năng lực chuyên
môn còn hạn chế, chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo theo quy định,

chưa đáp ứng được theo yêu cầu của sự đòi hỏi về đổi mới giáo dục
phổ thông trong giai đoạn hiện nay.
Việc tuyển dụng, sử dụng giáo viên THCS chưa đáp ứng được
nhu cầu của huyện cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ. Việc
phân bổ, bố trí giáo viên ở các trường THCS còn chưa hợp lí, chưa
thực sự mạnh dạn trong việc bố trí, sắp xếp CBQL, giáo viên. Công tác
đào tạo cán bộ giáo viên còn thiếu tính chủ động, linh hoạt.
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên
- Chưa làm tốt công tác dự báo phát triển GD&ĐT nói chung khi
quy mô giáo dục tăng lên dẫn đến thiếu về nguồn nhân lực, thiếu
CSVC và thiết bị dạy học làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học;
- Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ chưa thực sát
với tình hình thực tiễn và chưa căn cứ vào dự báo phát triển giáo dục
THCS;
- Quy định về hồ sơ, sổ sách đối với giáo viên tạo ra nhiều áp lực
đối với giáo viên THCS. Giáo viên phải dành nhiều thời gian cho việc
hoàn thành các hồ sơ sổ sách, cho nên thời gian đầu tư vào bồi dưỡng
chuyên môn không nhiều;
- Một số giáo viên THCS còn chạy theo cơ chế thị trường, quan
tâm đến việc dạy thêm, học thêm nhiều hơn là với việc giảng dạy chính
thống trên lớp;
- Một số giáo viên cao tuổi, trình độ năng lực hạn chế trong giai
17


đoạn đổi mới, khả năng đào tạo, bồi dưỡng việc sử dụng CNTT vào
trong giảng dạy gặp nhiều khó khăn, việc sử dụng các phương pháp
dạy học mới có nhiều trở ngại gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
toàn diện học sinh;


18


Chương 3
BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN THCS
HUYỆN GIA LÂM THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020
3.1. Căn cứ định hướng cho việc phát triển đội ngũ GV
THCS huyện Gia Lâm đến năm 2020
3.1.1. Chiến lược phát triển GD&ĐT Việt Nam, giai đoạn 2010
– 2015 và tầm nhìn 2020.
3.1.2. Phát triển GD&ĐT thành phố Hà Nội giai đoạn 2015 2020
3.2. Các nguyên tắc định hướng phát triển đội ngũ GV
THCS huyện Gia Lâm đến năm 2020
3.2.1. Bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác
phát triển đội ngũ giáo viên THCS
3.2.2. Nguyên tắc tính kế thừa và phát triển
3.2.3. Nguyên tắc tính phù hợp
3.2.4. Nguyên tắc tính hiệu quả, khả thi
3.3. Các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên THCS
3.3.1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền đối với việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên THCS.
3.3.2. Đổi mới và tăng cường công tác tham mưu với cấp trên
nhằm hoàn thiện dần về cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS
3.3.3. Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV các trường THCS
huyện Gia Lâm đến năm 2020 đáp ứng chuẩn nghề nghiệp
3.3.4. Sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên
3.3.5. Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Đảng và Nhà
nước, của địa phương đối với đội ngũ giáo viên THCS
3.3.6. Đổi mới cách đánh giá xếp loại giáo viên các trường
THCS

19


3.3.7. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS.
3.3.8. Đẩy mạnh công tác XHH giáo dục THCS
3.4. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Để thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS
huyện Gia Lâm có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của địa phương trong
đến năm 2020 chúng ta cần phải tiến hành đồng thời nhiều biện pháp.
Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau thúc đẩy việc quy
hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS huyện Gia Lâm đạt hiệu quả
cao, sát với tình hình thực tiễn, đem lại hiệu quả thiết thực trong việc
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh THCS, đáp ứng yêu
cầu đổi mới giáo dục đào tạo trong thời kì đổi mới.
3.5. Khảo nghiệm về tính cần thiết và tính khả thi của các
biện pháp
Bảng số 3.1: Khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính khả
thi của các biện pháp
BIỆN
PHÁP
Biện
pháp 1
Biện
pháp 2
Biện
pháp 3
Biện
pháp 4
Biện
pháp 5

Biện

MỨC ĐỘ CẦN THIẾT
CT

BT KCT

3

MỨC ĐỘ KHẢ THI

X

TB

CT

BT

KCT

Y

TB

2.94

7

168


4

8

2.89

6

172

5

172

4

4

2.93

8

165

8

7

2.88


7.5

174

3

3

2.95

6

167

5

8

2.88

7.5

176

2

2

2.97


5

169

4

7

2.90

5

178

2

0

2.99

4

172

4

4

2.93


4

180

0

0

3.00

2

175

3

2

2.96

3

20


pháp 6
Biện
pháp 7
Biện

pháp 8

180

0

0

3.00

2

178

3

0

3.00

1

180

0

0

3.00


2

179

1

0

2.99

2

Điểm trung bình

2.97

2.93

Hệ số tương quan

R = 0.93

Biện pháp 1: Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền đối với việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên
THCS.
Biện pháp 2: Đổi mới và tăng cường công tác tham mưu với
cấp trên nhằm hoàn thiện dần về cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS.
Biện pháp 3: Xây dựng quy hoạch phát triển ĐNGV các trường
THCS huyện Gia Lâm đến năm 2020 đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.
Biện pháp 4: Sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên.

Biện pháp 5:Thực hiện tốt các chế độ chính sách của Đảng và
Nhà nước, của địa phương đối với đội ngũ giáo viên THCS.
Biện pháp 6: Đổi mới cách đánh gía xếp loại giáo viên các
trường THCS.
Biện pháp 7: Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên
THCS.
Biện pháp 8: Đẩy mạnh công tác XHH giáo dục THCS.
Hệ số tương quan thứ bậc giữa nhận thức về tính cần thiết và
tính khả thi của các biện pháp đề xuất trên là: R = 0.93. Đây là mối
tương quan thuận và rất chặt chẽ. Điều này chứng tỏ rằng những biện
pháp được đề xuất trên có tính cần thiết và tính khả thi cao, nếu những
biện pháp này được sử dụng trong quá trình QLNN ở huyện Gia Lâm
sẽ đem lại hiệu quả cao trong việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo
21


viên THCS đến năm 2020.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1.1. Về lí luận
Luận văn đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lí luận về
phát triển, phát triển đội ngũ giáo viên THCS. Các nội dung liên quan đến
phát triển đội ngũ GV THCS đồng thời chỉ ra các yêu tố ảnh hưởng đến
công tác phát triển đội ngũ GV THCS
1.2.Về thực trạng
Luận văn đã đánh giá một cách khá đầy đủ, khái quát về tình
hình giáo dục nói chung và tình hình giáo dục THCS huyện Gia Lâm
nói riêng; tình hình đội ngũ giáo viên THCS huyện Gia Lâm. Tìm hiểu
và đánh giá chi tiết về nhận thức của đội ngũ cán bộ Phòng GD&ĐT,
phòng Nội vụ, CBQL, giáo viên các trường THCS thực trạng phát triển

đội ngũ giáo viên THCS huyện Gia Lâm. Tìm hiểu về thực trạng việc
tuyển dụng, quản lý, sử dụng đội ngũ giáo viên THCS huyện Gia Lâm;
những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, đồng thời luận văn
cũng tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn và lí giải những nguyên nhân
của thực trạng đó.
1.3. Đề xuất một số biện pháp thực hiện
Sau khi nghiên cứu lí luận và tìm hiểu thực tiễn việc phát triển
đội ngũ giáo viên THCS của Huyện Gia Lâm, tác giả đã đề xuất 8 biện
pháp thực hiện mới nhằm nâng cao hiệu quả công tác phát triển đội
ngũ giáo viên THCS nhằm đáp ứng được nhu cầu của huyện đến năm
2020.
1.4. Kết quả khảo nghiệm nhận thức về tính cần thiết và tính
22


khả thi của các biện pháp chỉ đạo đã được đề xuất
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Đối với Bộ GD&ĐT
- Xây dựng đầy đủ các nội dung và chương trình bồi dưỡng
theo yêu cầu chuẩn hóa; các quy định về bồi dưỡng, tự bồi dưỡng
đối với GV THCS.
2.2. Đối với Thành Uỷ, UBND thành phố, Sở GD&ĐT Hà
Nội
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành Uỷ, UBND thành
phố đối với việc quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THCS trên
toàn thành phố;
- Ban hành cơ chế phối hợp với các ngành chức năng đổi mới
công tác tuyển chọn GV, giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm về
nhân sự cho các trường THCS để các trường lựa chọn đúng người,
đúng việc đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng

cao.
- Xây dựng và công bố đề án quy hoạch phát triển giáo dục
của ngành; quy hoạch đội ngũ CBQL, đội ngũ GV THCS của Hà Nội
đến năm 2020.
2.3. Đối với Huyện Uỷ, UBND, Phòng GD&ĐT huyện Gia
Lâm
- Phát huy vai trò lãnh đạo của các cấp Uỷ Đảng ở các xã, thị
trấn và trong toàn Đảng bộ huyện Gia Lâm. Tăng cường sự lãnh đạo
của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền từ cấp huyện đến cấp cơ sở trong
việc xây dựng và phát triển sự nghiệp GD&ĐT, phát triển đội ngũ giáo
viên THCS;
- Tích cực chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch tổng thể về phát
23


triển giáo dục trên địa bàn huyện;
- Tổ chức các buổi tập huấn cho CBQL các trường THCS về
việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên;
- Tạo điều kiện thuận lợi để đội ngũ giáo viên được học tập, bồi
dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lí luận chính trị, tin học, ngoại
ngữ và những kiến thức về các vấn đề chính trị, kinh tế - xã hội;
- Huy động mọi nguồn lực để tăng cường đầu tư xây dựng
CSVC và thiết bị dạy học ở các trường THCS;
- Nghiên cứu, xây dựng và ban hành chính sách riêng của huyện
nhằm động viên khuyến khích đội ngũ giáo viên;
- Đổi mới kiểm tra, giám sát việc tuyển chọn, sử dụng, quản lí
và thực hiện chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên THCS. Phân
cấp quản lý cho cấp dưới trong việc tuyển chọn giáo viên;
2.4. Đối với các trường THCS huyện Gia Lâm:
- Tham mưu với phòng Nội vụ, phòng GD & ĐT về việc bố trí, sắp

xếp nhân sự cho phù hợp với từng trường.
- Tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về việc
quy hoạch đất đai cho việc xây dựng trường học.
- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ giáo viên hàng năm, 3 năm,
5 năm.
- Có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp
vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng dạy và học.

24



×