Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Lý thuyết lạm phát và thất nghiệp của trường phái chính hiện đại và vận dụng vào nền kinh tế việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.7 KB, 19 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát và thất nghiệp là hai thước
đo thành tựu kinh tế tầm vĩ mô và được toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
Điều quan tâm với bất cứ 1 quốc gia nào đó là vấn đề mang tính nóng
hổi đối với các quốc gia. Lạm phát cũng có thể là công cụ tốt để tác
động đến nền kinh tế mà cũng có thể là chất phá hoại của nền kinh tế;
còn thất nghiệp không những là cán cân đối với nền kinh tế mà còn là
ngòi nổ cho những tệ nạn xã hội. Thế nhưng tất cả các nước trên thế
giới kể cả các nước phát triển, đang phát triển cũng chưa đưa ra được
một chính sách, một công cụ đặc biệt nào đó để vừa tránh được lạm
phát vừa tránh được thất nghiệp.
Với Việt Nam chúng ta là một nước đang phát triển, vì vậy đây là
những mục tiêu hàng đầu đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế, vì
tăng trưởng kinh tế sẽ quyết định lạm phát và thất nghiệp.
Khoa học lịch sử các học thuyết kinh tế, trong đó có lý thuyết kinh
tế của trường phái chính hiện đại đã đề cập một cách đầy đủ các vấn
đề kinh tế của kinh tế học hiện đại bao gồm kinh tế học vi mô và kinh
tế học vĩ mô với nội dung về cơ chế kinh tế, giới hạn về khả năng sản
xuất, vấn đề lạm phát thất nghiệp, hiệu quả, kinh tế học phúc lợi,
thương mại quốc tế, kinh tế học phát triển…. Ở đây xin đề cập đến lý
thuyết lạm phát và thất nghiệp với đề tài “ Lý thuyết lạm phát và
thất nghiệp của trường phái chính hiện đại và vận dụng vào nền
kinh tế Việt Nam hiện nay ”.
Do kiến thức còn có nhiều hạn chế, nên bài thảo luận không thể
tránh khỏi một số sai sót. Kính mong được nhận sự giúp đỡ của thầy
giáo.



2


PHẦN NỘI DUNG
I- Thất nghiệp
1. Các khái niệm về thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp
- Những người có việc làm là những người đi làm. Còn những người
thất nghiệp là những người không có việc làm nhưng đang đi tìm việc
làm.
- Những người không có việc làm nhưng không tìm được việc làm
nhưng người ngoài lực lượng lao động
- Tỷ lệ thất nghiệp là số người thất nghiệp chia cho toàn bộ lực lượng
lao động

*Các khái niệm thất nghiệp:
- Thất nghiệp tự nguyện là tình trạng thất nghiệp mà ở đó công nhân
không muốn làm việc với mức lương trên thị trường lúc đó.
- Thất nghiệp không tự nguyện là tình trạng với mức lương cứng nhắc,
không thay đổi, một quỹ lương nhất định chỉ thuê một số lượng nhân
công nhất định, số còn lại muốn đi làm với mức lương đó nhưng
không tìm được việc làm.
- Thất nghiệp tạm thời phát sinh do sự đi chuyển không ngừng con
người giữa các vùng, các công việc hoặc các giải đoạn khác nhau của
cuộc sống
- Thất nghiệp cơ cấu xảy ra do sự mất cân đối giữa cung và cầu đối với
lao động. Trọng trường hợp đó, thay đổi cung điều chỉnh không kịp,
gây ra thất nghiệp.
- Thất nghiệp chủ kì phát sinh ra khi mức cầu chung về lao động thấp.
Nó gắn với giai đoạn suy thoái đóng của chủ kì kinh doanh.


3


*Tỷ lệ thất nghiệp
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên: Đây là mức mà ở đó các thị trường lao
động khác biệt ở trạng thái cân bằng. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên luôn
phải lớn hơn số không vì mức cũng cầu về chủng loại hàng hoá, dịch
vụ thường xuyên thay đổi, tất yếu có thất nghiệp tạm thời và cơ cấu
- Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên có xu hướng tăng. Nguyên nhân là sự giả
tăng số thành thiếu niên, người thiểu số, phụ nữ vào lực lượng lao ; tác
động của chính sách làm cho công nhân thất nghiệp không tích cực
tìm việc làm; hay còn đó thay đổi cơ cấu sản xuất....
2. Tác hại của thất nghiệp
- Khi thất nghiệp ở mức cao, sản xuất sút kém, tài nguyên không được
sử dụng hết, thu nhập dân cư giảm sút. Khó khăn kinh tế lan tràn lĩnh
vực xã hội khác.
- Nhiều hiện tượng tiêu cực phát triển đôi khi kéo theo nạn lạm phát.
- Thất nghiệp gia tăng gắn liền với sự gia tăng các tệ nạn xã hội như cờ
bạc, trộm cắp..., làm sói mòn nếp sống lành mạnh, có thể phá vỡ
những mối quan hệ truyền thống, gây tổn thương về mặt tâm lý và
niềm tin của nhiều ngườ • Thất nghiệp là cấn đề Trung tâm của các xã
hội hiện đại, khi mức thất nghiệp cao, tài nguyên bị lãng phí, thủ nhập
của nhân dân bị giảm sút
- Về mặt kinh tế thất nghiệp cao là thời kì GDP thực tế thấp hơn mức
tiềm năng của nó. Mức thất nghiệp cao đi liền với mức cao của sản
lượng bị bỏ đi hoạc không sản xuất.
- Về mặt xã hội: thất nghiệp gây ra tổn thất về người, tâm lý xã hội
nặng nề.


4


II- Lạm phát
1. Khái niệm
- Lạm phát là hiện tượng kinh tế trong đó giấy bạc lưu thông vượt quá
nhu cầu cần thiết, làm cho chúng bị mất giá, dẫn đến giá cả hầu hết
hàng hóa không ngừng tăng lên.
2. Quy mô lạm phát
Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, có tỷ lệ lạm phát
dưới 10% một năm. Lạm phát vừa phải làm cho giá cả biến động
tương đối.
Lạm phát phi mã: lạm phát xẩy ra khi giá cả tăng tương đối nhanh với
tỷ lệ 2 hoặc 3 con số một năm. Loại này khi đã trở nên vững chắc sẽ
gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng.
Siêu lạm phát: xẩy ra khi lạm phát đột biến tăng lên với tốc độ cao
vượt xa lạm phát phi mã, nó như một căn bệnh chết người, tốc độ lưu
thông tiền tệ tăng kinh khủng, giá cả tăng nhanh không ổn định, tiền
lương thực tế bị giảm mạnh, tiền tệ mất giá nhanh chóng, thông tin
không còn chính xác, các yếu tố thị trường biến dạng và hoạt động
kinh doanh lâm vào tình trạng rối loạn. Tuy nhiên, siêu lạm phát rất ít
khi xẩy ra.

5


3. Nguyên nhân lạm phát
- Lạm phát do cầu kéo
Đây chính là sự mất cân đối trong quan hệ cung – cầu. Nguyên nhân
chính là do tổng cầu tăng quá nhanh trong khi tổng cung không tăng

hoặc tăng không kịp.
- Lạm phát do chi phí đẩy
Hình thức của lạm phát do chi phí đẩy phat sinh từ phía cung ,do chi
phí sản xuất cao hơn đã được chuyển sang người tiêu dùng .Điều này
chỉ có thể đạt trong giai đoạn tăng trưởng kinh tế khi người tiêu dùng
sẵn sàng trả với giá cao hơn .Ví dụ : Nếu tiền lương chiếm một phần
đáng kể trong chi phí sản xuất và dịch vụ và nếu tiền lương tăng nhanh
hơn năng xuất lao động thì tổng chi phí sản xuất sẽ tăng lên .Nếu nhà
sản xuất có thể chuyển việc tăng chi phí này cho người tiêu dùng thì
giá bán sẽ tăng lên ,công nhân và các công đoàn sẽ yêu cầu tiền lương
cao hơn trước đẻ phù hợp với chi phí sinh hoạt taưng lên điều đó tạo
vòng xoáy lượng giá .
Một yếu tố chi phí khác là giá cả nguyên nhiên vật liệu tăng do tỷ giá
tăng hợac khả năng khả thác hạn chế.Một ví dụ điển hình cho thấy giá
cả nguyên nhiên vật liệu là giá dầu thô tăng .Trong năm 1972-1974
hầu như giá dầu quốc tế tăng 5 lần dẫn đến lạm phát tăng từ 4,6% đến
13,5% bình quân trên qoàn thế giới .Ngoài ra sự suy sụp của giá dầu
(1980) làm cho lạm phát giảm xuống mức thấp chưa từng thấy .
Bên cạnh đó giá cả nhập khẩu cao hơn được chuyển cho người tiêu
dùng nội địa cũng là một yếu tố gaay lên lạm phát .Nhập khẩu càng trở
lên đắt đỏ khi đồng nội tệ yếu đi hợac mất giá so với đồng tiền khác
- Lạm phát do cung tiền tệ tăng cao và liên tục
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học thuộc phía tiền tệ ,khi cung
tiền tệ tăng lên kéo dài làm cho mức giá tăng lên kéo dài và gây ra lạm
phát .Có thể thấy ngưỡng tăng cung tiền để gây lạm phát là nền kinh tế
6


toàn dụng .Khi nền kinh tế chưa toàn dụng thì nguồn nguyên nhiên vật
liệu còn nhiều ,chưa khai thác nhiều .Có nhiều nhà máy xí nghiệp bị

đóng cửa chưa đi vào hoạt động .Do đó nhân viên nhàn rỗi lớn và tỷ lệ
thất nghiệp cao … Trong trường hợp này ,khi tăng cung tiền thì dẫn
đến lãi xuất giảm đến một mức độ nào đó ,các nhà đầu tư thấy rằng có
thể có lãi và đầu tư tăng nhiều.từ đó các nhà máy ,xí nghiệp mở cửa để
sản xuất ,kinh doanh .Lúc này nguyên nhiên vật liệu bắt đầu được khai
thác ,người lao động có việc làm và sản lượng tăng lên .
Trong việc chống lạm phát các Ngân hàng trung ương luôn giảm sút
việc cung tiền.
4. Tác hại của lạm phát
Chi phí mòn giày: vì lạm phát làm xói mòn giá trị thực tế của số tiền
mà chúng ta nắm giữ nên để tránh sự mất giá của đồng tiền mọi người
sẽ giữ ít tiền trong ví của mình hơn và một trong những cách để thực
hiện điều đó là đến ngân hàng thường xuyên hơn, tức là giữ tài sản
dưới dạng tiền gửi ngân hàng. Chi phí bỏ ra để giảm lượng tiền nắm
giữ được gọi là chi phí mòn giày của lạm phát. Vì chúng ta phải đến
ngân hàng thường xuyên hơn nên giày của chúng ta mòn nhanh hơn,
bên cạnh đó chúng ta phải mất đi thời gian và sự tiện lợi để nắm giữ ít
tiền hơn – cái mà chúng ta không phải trả khi không có lạm phát.
Chi phí mòn giày tương đối nhỏ đối với các quốc gia có lạm phát
vừa phải. Chi phí mòn giày rất lớn đối với các quốc gia siêu lạm phát.
- Chi phí thực đơn: hầu hết các doanh nghiệp không thay đổi giá hằng
ngày, mà thường thông báo giá và giữ ổn định trong khoảng thời gian
vài tuần, vài tháng, năm. Các doanh nghiệp không thường xuyên thay
đổi giá cả bởi vì họ phải chịu chi phí cho việc thay đổi giá. Chi phí cho
việc thay đổi giá gọi là chi phí thực đơn, một thuật ngữ rút ra từ chi
phí in thực đơn mới của các nhà hàng. Chi phí thực đơn bao gồm chi
phí quyết định giá mới, chi phí in bảng giá và catalô mới, chi phí gửi
bảng giá và catalô mới cho đối tác và khách hàng, chi phí quảng cáo
7



giá mới và thậm chí cả chi phí giải thích cho khách hàng tại sao có sự
thay đổi giá.
Lạm phát làm tăng chi phí thực đơn mà doanh nghiệp phải chịu. Khi
lạm phát cao, chi phí doanh nghiệp tăng rất nhanh do sự thay đổi giá
nhiều lần trong kỳ.
- Sự biến động của giá tương đối và phân bổ sai nguồn lực: các nền
kinh tế thị trường thường dựa vào giá tương đối để phân bổ nguồn lực.
Người tiêu dùng quyết định mua một thứ hàng hoá bằng cách so sánh
chất lượng và giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ khác nhau.
Thông qua những quyết định này, họ quyết định phân bổ các nhân tố
sản xuất khan hiếm cho các ngành và doanh nghiệp. Khi lạm phát càng
cao thì sự thay đổi tự động trong giá tương đối càng lớn, các quyết
định của khách hàng bị biến dạng và thị trường mất khả năng phân bổ
nguồn lực một cách có hiệu quả.
- Những biến dạng của Thuế do lạm phát gây ra: các nhà lập pháp
thường không tính đến lạm phát khi soạn thảo các luật thuế. Các nhà
kinh tế đã nghiên cứu các luật thuế và kết luận rằng lạm phát có xu
hướng làm tăng gánh nặng thuế đánh vào các khoản thu nhập kiếm
được từ tiết kiệm.
Vì vậy, khi lạm phát làm tăng gánh nặng thuế đánh vào các khoản tiết
kiệm, nó có xu hướng làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế trong dài
hạn.
- Nhầm lẫn và bất tiện: các nhà kế toán phản ánh sai các khoản thu
nhập của doanh nghiệp khi giá cả tăng thường xuyên. Vì lạm phát làm
cho đồng tiền có giá trị thực tế không giống nhau vào các thời điểm
khác nhau, nên việc tính toán lợi nhuận của công ty - phần chênh lệch
giữa các khoản thu và chi phí - sẽ phức tạp hơn khi nền kinh tế có lạm
phát. Do vậy, trong chừng mực nào đó, lạm phát làm cho các nhà đầu
tư khó phân biệt giữa các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả và do

8


vậy cản trở thị trường tài chính trong việc phân bổ các khoản tiết kiệm
của nền kinh tế cho các loại đầu tư khác nhau.
- Tác hại đặc biệt của lạm phát không dự kiến: tái phân phối của cải
một cách tuỳ tiện. Lạm phát bất ngờ phân phối lại của cải giữa các
thành viên trong xã hội không theo công lao và nhu cầu của họ. Sự
phân phối này xảy ra vì trong nền kinh tế có rất nhiều khoản vay được
tính bằng đơn vị tính toán là tiền. Khi giá cả thay đổi không đoán
trước được nó sẽ phân phối lại của cải giữa người đi vay và người cho
vay. Nếu lạm phát có thể dự đoán trước được thì người đi vay và
người cho vay đã tính đến lạm phát khi đưa ra lãi suất danh nghĩa.
5. Biện pháp khắc phục
- Giảm lượng tiền giấy lưu thông để giảm bớt lượng nhà rỗi dư thừa
bằng cách:
+ Phát hành trái phiếu
+ Tăng lãi suất tiền gửi
+ Giảm sức ép lên giá cả, hàng hóa dịch vụ,..
=> Để từ đó làm giảm lạm phát
=> Giảm lượng tiền là biện tình thế trong thời gian ngắn nhất
- Thi hành chính sách tài chính thắt chặt như:
+ Tạm hoãn các khoản chưa chưa cần thiết
+ Cân đối lại ngân sách Nhà nước
+ Cắt giảm chi tiêu
- Tăng quỹ hàng hóa tiêu dùng để cân đối với số lượng tiền có trong
lưu thông
+ Khuyến khích tự do mậu dịch
9



+ Giảm thuế quan
+ Các biện pháp hàng hóa từ ngoài vào
- Đi vay viện trợ nước ngoài
- Cải cách tiền tệ

10


III- Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
Lạm phát và thất nghiệp có mối quan hệ ngược chiều, nghĩa là
khi thất nghiệp ở mức cao đồng nghĩa với lạm phát ở mức thấp và
ngược lại, khi thất nghiệp ở mức thấp đi cùng với nó là lạm phát ở
mức cao. Tuy nhiên, cũng có những ngoại lệ, đó là khi lạm phát ở mức
rất cao (chẳng hạn trên 50% một năm) thì thất nghiệp cũng ở mức cao,
bởi ì lạm phát cao gây nên sự bất ổn trong nền kinh tế, tác động tiêu
cực đến đầu tư, tiêu dùng và do đó sẽ làm giảm sản lượng và tăng thất
nghiệp.
Các nhà kinh tế biểu diễn mối quan hệ giữa lạm phát và thất
nghiệp trên đồ thị bởi cong Phillips. Đường cong này lấy theo tên nhà
kinh tế học William Phillips nhằm công nhận phát hiện của ông. Cho
đến năm 1960, đường cong Phillips mô tả khá chuẩn xác mối quan hệ
ngược giữa lạm phát và thất nghiệp
Đường cong Phillips biểu diễn mối quan hệ giữa lạm phát và thất
nghiệp

11


IV- Vận dụng lý thuyết lạm phát và thất nghiệp vào nền kinh tế

Việt Nam hiện nay
Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây
Lạm phát là một trong bốn yếu tố quan trọng nhất cùa mọi quốc
gia (tăng trường cao, lạm phát thấp, thất nghiệp ít và cán cân thanh
toán có số dư). Kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định và phát triển kinh tề
đó cùng là một trong những mục tiêu kinh tế mà chính phủ nước ta đề
ra. Song với nhùng tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới
kinh tế Việt Nam 2008 đã không còn nằm ngoài dòng chảy của kinh tế
thế giới như cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á năm 1997. Vấn đề luôn
làm đau đầu nhà quản lý 5 năm qua chính là kiểm soát lạm phát, sau
giai đoạn quá ưu tiên cho tăng trường và tình trạng thâm hụt cán cân
thương mại kéo dài. Đỉnh điềm của quá trình này là lạm phát năm
2008 lên tới gần 20% và duy trì ờ hai con số năm 2010 và 2011. Giai
đoạn này, nhiều tổ chức quốc tế đều bày tỏ mối quan ngại lạm phát cao
làm xấu đi môi trường kinh doanh tại Việt Nam, ảnh hường đến giá trị
tiền đồng. Từ năm 2012, Chính phủ tiến hành thắt chặt chính sách tiền
tệ để kiềm soát lạm phát và luôn đặt mục tiêu này lên hàng đầu. Chi số
giá tiêu dùng đã giảm về một con số, song kèm theo đó là những hệ
quả như tăng trường tín dụng thấp, vốn đầu tư toàn xã hội suy giảm.
Ngoài ra, một số chuyên gia phân tích, lạm phát thấp thời gian quá chủ
yếu do sức cầu kiệt quệ, rùi ro tăng giá vần luôn hiện hữu.
Từ năm 1996, nền kinh tế Việt Nam chuyển sang một thời kì mới
công nghiệp hóa và dự kiến có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Vì vậy,
kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế đề duy tri tốc độ tăng trưỏng
cao là mục tiêu đặc biệt được coi trọng. Công cụ chủ yến để kiềm chế
lạm phát vẫn là thực thi một chính sách tiền tệ hợp lý: tăng lượng cung
tiền tệ M2 hàng năm với mức thích họp, xây dụng và sử dụng ngày
càng có hiệu quả hơn các công cụ chỉnh sách tiền tệ (nghiệp vụ thị
trường mở, tái chiết khấu...) kiên quyết không bù đắp thâm hụt ngân
sách bằng cách phát hành tiền v.v...

Tỷ lệ lạm phát từ 1995 – 2001
1-

12


1995
12,7%

1996
4,5%

1997
3,6%

1998
9,0%

1999
0,1%

2000
-0,6%

Sau một thời gian dài lạm phát từ năm 1996 đến nay, nền kinh tế
nước ta đã xuất hiện tình trạng giảm phát kéo dài với múc độ ngày
càng trầm trọng. Cụ thể, trong năm 1996 lạm phát kéo dài trong 4
tháng (từ tháng 5 đến thảng 8) với tồng mức giảm 2,1%. Năm 1997
giảm phát trong 3 tháng (từ tháng 3 đến tháng năm) với tổng mức
giảm 1,6%. Đến năm 1999 giảm phát đã kéo dài liên tục trong 8 tháng

(từ tháng 3 đến thảng 10) với tồng mức giảm tới 4,3%. Riêng năm
2000 mặc dù giảm phát thời gian không dài như năm 1999 (5 tháng so
với 8 tháng) và mức giảm cũng không lớn bằng (3,4% so vói 4,3%),
song mức độ thực tế nghiêm trọng hơn. Bởi lẽ nếu tính chung cho cả
năm tỷ lệ giảm phát 0,6%, kỷ lục chưa bao giờ xảy ra từ trước đến nay.
Đi sâu vào phân tích nguyên nhân giảm phát ở Việt Nam cho thấy
hiện tượng mức giá bình quân chung không diễn ra đối với tất cả các
lĩnh vực và ngành nghề kinh tế mà chủ yếu tập trung ở lĩnh vực nông
nghiệp. Do tỷ trọng hàng lương thực, thực phẩm trong cơ cấu rổ hàng
hóa, dịch vụ ở Việt Nam là rất lớn, nên sự giảm giá lương thực, thực
phẩm đã ảnh hưởng lớn đến sự giảm của chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
2-

Tình hình thất nghiệp tại Việt Nam trong nền kinh tế hiện nay

Nước ta có lực lượng lao động dồi dào (gồm 40 triệu lao động,
trong đó lao động nông thôn chiếm khoảng 29 triệu), phần lớn lực
lượng lao động của chúng ta cần cù, thông minh chịu khó. Trong năm
qua chúng ta đã có thêm 6,1 triệu lao động được thu hút vào làm việc
và tạo thêm việc làm trong các ngành kinh tế, xã hội, bình quân mỗi
năm thu hút khoảng hơn 1,2 triệu lao động.
Tuy nhiên, do đặc điểm của đất nước ta là một nước nông nghiệp,
nông thôn là khu vực kinh tế rộng lớn, tập trung phần lớn dân cư của
đất nước. Đặc điểm nông thôn sản xuất theo tính chất vụ mùa, thời
13

2001
0,8%



gian làm việc chiếm khoảng 30 - $0% quỹ thời gian, vì vậy quỹ thời
gian còn lại lục lượng lao động ờ nông thôn phải đi kiếm thèm việc
làm, chù yếu là dồn về thành thị, do đó làm cho tỷ lệ thất nghiệp ở
thành phố cao. Thể hiện như sau:
Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cuối năm 1997 đầu năm 1998 là
6,01% và đến cuối năm 2000 là 6,34%
Số liệu thất nghiệp ở thành thị nước ta 1996-2002
1996
5,67

1997
5,82

1998
6,58

1999
6,46

2000
6,34

2001
6,13

2002
5,84

Như vậy đối với nước ta là một việc hết sức khó khăn. Hơn nữa, nước
ta đang nằm trong khu vực các nước bị khủng hoảng kinh tế nên giải

quyết ván đè này ngày càng gặp nhiều khó khăn.

14


3- Các giải pháp hạn chế lạm phát và thất nghiệp
a. Đối với lạm phát
Như chúng ta đã biết không một nước nào là không sống trong lạm
phát và lạm phát quá cao sẽ tác hại cho nền kinh tế, còn lạm phát thấp
quá thì cũng không phải là tốt. Như ở Việt Nam năm 1996 lạm phát chỉ
có 4,5%, riêng những tháng giữa năm giảm 0,3%/tháng. Đây là kết quả
không đẹp và không thật, bởi vì nó không phải là do tiết kiệm chi phí
sản xuất, chi phí lưu thong, không phải hoàn toàn là kết quả tăng
trưởng kinh tế trong nước mà có phần quan trọng là do nhập siêu nhiều
sản phẩm quan trọng bị ứ đọng như sắt, thép, si măng, … không đẹp vì
nhu cầu do vốn tăng trưởng thì lớn nhưng có một lượng vốn không nhỏ
bị ứ đọng lại trong dân cư, ở các ngân hàng có khi lên đến hàng ngàn tỉ
đồng. Tình hình đó làm cho nên kinh tế bị chững lại. Vì vậy phải cần
có những giải pháp tác động đến vấn đề này để làm sao lạm phát ở mức
phù hợp với nền kinh tế đất nước. Một số giải pháp đó là:
- Tham
-

-

-

khảo các mực tiêu chung về chống lạm phát ở các nước trên thế
giới.
Điều chỉnh các chính sách cơ cấu, tháo gỡ các mức cân đối lớn

trong cơ cấu đầu tư. Nhà nước tập chung vốn vào các công trình
kinh tế trọng điểm có hiệu quả. Thực hiện nghiêm ngặt các biện
pháp nhằm không cho các ngành, các địa phương xây dựng các
công trình cơ bản ngoài kế hoạch. Mở rộng hình thức lien doanh
với nước ngoài để tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật hiện đại của nó.
Phải thực hiện bằng thể lệ chế độ quản lý tiền tệ tín dụng qua ngân
hàng. Mở rộng các hình thức huy động vốn trong nền kinh tế đẻ bù
đắp sự thiếu hụt đầu tư.
Điều chỉnh xuất nhập khẩu, quản lý nợ vay, viện trợ hiệu quả sự
dụng của nó.
Thực hiện điều chỉnh chính sách lãi suất hợp lý, vừa đảm bảo thu
hút tiền trong dân cư, vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt
động có hiệu quả.
15


-

-

-

-

-

Tất cả các chủ trương, chính sách của Nhà nước ban hành phải
đồng nhất. Những vi phạm phải xử lý nghiêm minh đúng pháo luật,
đúng người đúng tội để tạo ra môt trật tự, cơ chế mới.
b. Đối với thất nghiệp.

Thất nghiệp là hiện tượng tất yếu trong nên kinh tế thị trường.
Cho dù thất nghiệp tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp thì nó
cũng mang lại kết quả không tốt cho nên kinh tế, theo phương pháp
đánh giá tình hình thất nghiệp của tổ chức lao động quốc tế (IIO)
thì để giảm 1% tỷ lệ thất nghiệp thì GDP phải tăng 2,5- 3%.
Để ngăn chặn khả năng gia tăng tỷ lệ thất nghiệp giải quyết tốt
việc làm cho người lao động, cần phải tiến hành những chính sách
vĩ mô mang tính chất cơ bẩn lâu dài đồng thời thực hiện các biện
pháp sau đây:
- Điều chỉnh cơ cấu đầu tư: Từ thực trạng yếu kém của
nên kinh tế (vấn đề này và bài học kinh nghiệm của các
nước đang rơi vào khủng hoảng chính sách đầu tư cần
được điều chỉnh 1 cách cơ bản theo hướng phát huy nội
lực, mở rộng hợp tác quốc tế, tăng nhanh xuất khẩu,
nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.)
Tập trung sức phát triển nông nghiệp nông thôn : Xuất phát từ đặc
điểm về tiềm năng nông nghiệp và nông thôn nước ta cũng như bài
học kinh nghiệm các nước trong khu vực thì chiến lược về vấn đề
giải quyết việc làm trước hết vẫn là khu vực nông nghiệp và nông
thôn, nơi chiếm 80% dân cư, 70% lực lượng lao động.
Đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với thắt chặt nhập khẩu: Cuộc khủng
hoảng của các nước trong khu vực, đã tác động mạnh mẽ đến tình
hình xuất nhập khẩu của nước ta, đặc biệt là khả năng xuất khẩu.
Quản lý chặt chẽ nhập khẩu để khuyến khích sản xuất trong nước.
Phát triển các ngành sản xuất cần nhiều lao động cùng với việc đổi
mới cơ cấu đầu tư, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công
nghiệp hóa gắn với vấn đề tạo việc làm.
Tăng cường xuất khẩu lao động:

16



-

-

-

Hiện nay thị trường này đang đứng trước thách thức lớn và đang bị
tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng của các nước trong khu
vực. Vì vậy, trước mắt phải củng cố thị trường này và mở rộng thị
trường lao động sang các nước khác.
Kiểm soát chặt chẽ việc thu chi ngân sáchNhà nước, thực hiện
chính sách phân phối công bằng, giải quyết hợp lý tiền lương cho
cán bộ công nhân viên và các trợ cấp xã hội nhằm tăng sức mua của
dân và tạo động lực cho sự phát triển.
Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ lao
động.

17


KẾT LUẬN
Qua bài viết trên chúng ta có thể thấy được lạm phát và thất nghiệp
có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. Lạm phát cao là chất độc vô hình
bóp méo nền kinh té còn lạm phát ở mức thấp phù hợp với mỗi nước
sẽ là chất bôi tron cho bộ máy kinh tế tăng trưởng. Thất nghiệp không
chỉ là một lực kìm ham những bước di lên cùa nền kinh tế mà còn là
ngòi nồ cùa các tệ nạn xã hội.
Chính vì vậy mà mỗi chúng ta - mỗi công dân cùa nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần ý thức được vai trò của mình, tự nâng
cao, gọt giũa trình độ và kiến thức của minh để thích ứng với máy móc
công nghệ cao. Giải các vấn đề thất nghiệp và kiềm sóat được lạm
phát là hai nhiệm vụ cơ bản cùa bất kỳ một quốc gia nào muốn đất
nước mình tăng trưởng, ồn định, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

18


1.
2.
3.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - NXB Giáo dục
Quốc gia
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1 – Đại học Thương Mại
Nguồn Internet

19



×