Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

NGOẠI THƯƠNG đối với PHÁT TRIỂN KINH tế VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.03 KB, 32 trang )

GV: NGUYỄN THANH MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ



TIỂU LUẬN
Tên đề tài:

NGOẠI THƯƠNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
KINH TẾ VIỆT NAM
HIỆN NAY


GV: NGUYỄN THANH MINH

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
ODA: Hỗ trợ phát triển chính thức
WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới
WEF: Diễn đàn kinh tế Thế giới
ASEAN: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
EU: Liên minh Châu Âu


GV: NGUYỄN THANH MINH

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


GV: NGUYỄN THANH MINH

MỤC LỤC
PHẦN 1: Khái quát về sự phát triển, đánh giá thực trạng và tác động của ngoại thương
đến phát triển kinh tế Việt Nam
I. Khái quát sự phát triển của ngoại thương Việt Nam…………………………...1
1. Trước cách mạng Tháng 8/1945…………………………………………….1
2. Sau cách mạng tháng 8/1945……………………….……………………….2
II. Đánh giá thực trạng trong hoạt động ngoại thương của Việt Nam thời kì đổi mới
1. Quy mô xuất nhập khẩu …………………………………………………….4

2. Thị trường và cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu…………………………….4
3. Kết luận về hoạt động ngoại thương Việt Nam……………………………15
III. Tác động của ngoại thương đến phát triển kinh tế Việt Nam
1. Đối với tăng trưởng kinh tế…………………………………...……………16
2. Đối cới chuyển dịch cơ cấu kinh tế……………………………………...…18
3. Đối với phúc lợi xã hội…………………………………………………….18
PHẦN 2: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGOẠI
THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
I. Cơ hội và thách thức khi Việt Nam tham gia thương mại quốc tế trong quá trình hội

nhập kinh tế quốc tế
1. Cơ hội…………………………………………………………………………..20
2. Thách thức……………………………………………………………………..21
II. Quan điểm và định hướng phát triển ngoại thương Việt Nam
1.

Quan điểm ………………..…………………………………………………..23

2.

Định hướng phát triển ngọi thương Việt Nam……………………………...23

III.Một số giải pháp phát triển ngoại thương ………………………………….…24


GV: NGUYỄN THANH MINH

LỜI NÓI ĐẦU

Kể từ khi mở cửa, cải cách kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành

tựu nhất định trên con đường phát triển: tốc độ tang trưởng GDP giai đoạn 1991-1996
bình quân đạt 8,4%, năm 1997 và 1998 đạt 8,15%. Đạt được những thành tựu như vậy đã
cho thấy chủ trương và đường lối phát triển đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Để có
được kết quả đó, không thể không nhắc đến ngoại thương- chiếc cầu nối giữa kinh tế Việt
Nam với kinh tế thế giới. Hiện nay, khi quá trình toàn cầu hóa diễn ra dữ dội thì Việt Nam
càng cần mở cửa để hòa nhập với sự phát triển của quốc tế. Qua đó thấy được tầm quan
trọng của ngoại thương. Chính vì vậy việc nghiên cứu về ngoại thương cùng với sự phát
triển kinh tế Việt Nam là cần thiết. qua bài tiểu luận này, nhóm em sẽ đem đem cho mọi
người cái nhìn rõ hơn về thực trạng, tác động của ngoại thương đến phát triển kinh tế từ
đó đưa ra những định hướng cũng như giải pháp nâng cao vai trò của ngoại thương đối
với phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay.


GV: NGUYỄN THANH MINH

PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN, ĐÁNH GIÁ THỰC
TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI THƯƠNG ĐẾN PHÁT
TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
I.

Khái quát sự phát triển của ngoại thương Việt Nam:
1.
Trước cách mạng Tháng 8/1945
1.1. Thời kỳ phong kiến

Hoạt động ngoại thương của Việt Nam thời kỳ phong kiến,nền kinh tế Việt Nam là
một nền kinh tế nông nghiệp tự cấp, tự túc. Sản xuất hàng hoá giản đơn ,thị trường trong
nước chật hẹp, chia cắt. Ngoại thương thời kỳ này không có cơ sở kinh tế bên trong thúc
đẩy, có tính chất bị động. Ngoại thương thời phong kiến diễn ra giữa một số nước muốn
bán sản phẩm công nghiệp của mình cho Việt Nam và mua hàng thủ công nghiệp cùng

sản vật thiên nhiên. Hàng bán ra gồm nông lâm hải sản quý hiếm do thiên nhiên sẵn có
được khai thác đem bán như Lâm sản và hàng thủ công nghiệp. Việc mua bán hầu như do
bọn vua quan độc quyền để kiếm lời cho bản thân. Họ tiến hành ngoại thương một cách
tùy tiện và độc đoán. Quan hệ buôn bán của Việt Nam thời phong kiến chủ yếu là với
Trung Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Bồ Đào Nha v.v…
1.2.

Dưới thời Pháp thuộc

Dưới sự thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam là một “thuộc địa khai thác”. Nền
kinh tế nước ta vẫn là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, kỹ thuật canh tác cổ truyền.
Ngoại thương kém phát triển cả về quy mô, mặt hàng và thị trường. Xuất khẩu chủ yếu
của nước ta trong thời kỳ này là nông sản và khóang sản với ba mặt hàng chủ yếu. Trong
50 năm, từ 1890 đến 1939, ba nước Đông Dương, trong đó chủ yếu là Việt Nam, xuất
khẩu 57.788.000 tấn gạo, trung bình mỗi năm 1,15 triệu tấn (chiếm 20% tổng sản lượng
gạo sản xuất), 397 ngàn tấn cao su (gần như tồn bộ lượng sản xuất), 28 triệu tấn than (trên
65% sản lượng than sản xuất). Nhập khẩu chủ yếu là hàng tiêu dùng và một số nguyên
liệu như xăng dầu, bông, vải. Nhập máy móc thiết bị chỉ chiếm tỷ lệ thấp từ 1,4% (năm
1915) đến 8,8% (năm cao nhất - 1931) trong tổng kim ngạch nhập khẩu. Cán cân ngoại
thương trong 50 năm (1890- 1939) chỉ có 9 năm các nước Đông Dương nhập siêu, còn lại
41 năm xuất siêu. Để bảo vệ đặc quyền, đặc lợi trong lĩnh vực ngoại thương, Pháp thực
hiện ở Đông Dương một hàng rào thuế quan rất chặt chẽ, có lợi cho chúng.Ngày
11/11/1892, Pháp ban hành luật về “đồng hố thuế quan”. Hàng của Pháp nhập khẩu vào
Việt Nam được miễn thuế nhập khẩu, còn hàng của các nước khác thì bị hàng rào thuế
Trang6/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH

quan ngăn trở, với thuế suất cao. Hàng của Việt Nam nhập vào Pháp được tự do và không

phải nộp thuế. Từ 01/01/1941chính sách “đồng hóa thuế quan” được nhà cầm quyền Pháp
thay bằng chế độ “thuế quan tự trị”. Hàng của nước Pháp nhập khẩu vào các nước Đông
Dương và của các nước Đông Dương nhập vào Pháp không được miễn thuế, trừ những
mặt hàng chính phủ Pháp quy định .Thuế xuất nhập khẩu áp dụng ở Đông Dương do các
nước Đông Dương quy định nhưng phải được Chính phủ Pháp chuẩn y.
2.

Sau cách mạng tháng 8/1945
2.1. Từ năm 1945-1954

Trong hòan cảnh chiến tranh, ngoại thương nhằm mục tiêu vừa đấu tranh chống âm
mưu bao vây và phong tỏa của các đế quốc Pháp vừa duy trì và mở rộng giao lưu kinh tế
với bên ngoài. Đối với vùng tạm bị địch kiểm soát thời kỳ này chính phủ ta áp dụng chính
sách bao vây kinh tế vùng địch kiểm sóat (1947 - 1950). Đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa
vùng tự do và vùng địch tạm kiểm sóat (1951 - 1954). Chính sách xuất nhập khẩu với
vùng tạm bị địch kiểm soát gồm những nội dung: Đấu tranh tiền tệ làm thất bại âm mưu
của địch lợi dụng việc giao lưu kinh tế giữa hai vùng để lũng đoạn kinh tế vùng tự do .Từ
những năm 1950, Chính phủ Việt Nam đã có quan hệ chính thức về kinh tế và thương mại
với các nướcTrung Quốc, Liên Xô và các nước Đông Âu. Vào năm 1952 chính phủ ta ký
Hiệp định thương mại với Chính phủ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và năm 1953 ký nghị
định thư về mậu dịch tiểu ngạch biên giới. Việc phát triển và mở rộng các quan hệ kinh tế
và thương mại với nước ngoài có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế vùng tự do và đến
cục diện đấu tranh trên mặt trận kinh tế. Tuy nhiên, khối lượng buôn bán với bên ngòai rất
hạn chế do hòan cảnh chiến tranh và sự bao vây phong toả của kẻ địch.
2.2.

Từ năm 1955-1975

Thời kỳ 1955 - 1975 là thời kỳ cải tạo và xây dựng kinh tế, phát triển văn hóa theo
CNXH ở miền Bắc, vừa phải tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước. Trong thời

kỳ này sự phát triển ngoại thương có thể chia làm hai giai đoạn: giai đoạn 1: mở rộng và
phát triển ngoại thương phục vụ công cuộc khôi phục kinh tế miền Bắc, xây dựng hậu
phương vững mạnh đảm bảo cho cuộc đấu tranh giải phõng miền Nam, thống nhất Tổ
quốc (1955 - 1965). Giai đoạn 2: Đấu tranh phá vỡ âm mưu bao vây và phong toả của kẻ
địch nhằm tranh thủ sự viện trợ quốc tế, duy trì các hoạt động xuất nhập khẩu phục vụ
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1966 – 1975 .Giai đoạn 1: (1955 - 1965). Không
ngừng củng cố và phát triển quan hệ kinh tế và thương mại với các nước xã hội chủ nghĩa,
đồng thời mở rộng quan hệ với các nước ngòai XHCN. Đặc điểm cơ bản của hoạt động
ngoại thương trong giai đoạn này là xuất khẩu tăng chậm. Trong kim ngạch nhập khẩu, tỷ
Trang7/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH

trọng viện trợ không hòan lại tiếp tục giảm. Cơ cấu hàng xuất khẩu ảnh hưởng trình độ
phát triển kinh tế lạc hậu và sự không ổn định của nền kinh tế. Buôn bán của ta chủ yếu là
với các nước XHCN. Giai đoạn 2: (1966 – 1975). Hoạt động kinh tế đối ngoại và ngoại
thương chủ yếu tập trung vào việc tiếp nhận viện trợ quốc tế từ các nước XHCN và bè
bạn trên thế giới dưới hình thức viện trợ không hòan lại, viện trợ nhân đạo, cấp tín dụng
với điều kiện ưu đãi. Hoạt động buôn bán, trao đổi hàng hóa với nước ngoài bị thu hẹp
đáng kể. Nhập khẩu tăng nhanh nhưng xuất khẩu giảm nhiều.
2.3.

Từ năm 1976 đến nay

Thời kỳ này có thể chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn từ 1975 – 1985 và giai đoạn
1986 đến nay .Giai đoạn từ 1975 – 1985 hoạt động ngoại thương có những thuận lợi mới,
đồng thời có những khó khăn mới. Năm 1977, nước ta tham gia Ngân hàng Đầu tư Quốc
tế và Ngân hàng Hợp tác Quốc tế thuộc Hội đồng Tương trợ Kinh tế (HĐTTKT).
Ngày 18-4-1977, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Điều lệ về đầu tư của nước ngòai

vào Việt Nam, nhằm thu hút đầu tư của nước ngoài, không phân biệt chế độ chính trị, trên
nguyên tắc đảm bảo độc lập chủ quyền của Việt Nam và các bên cùng có lợi. Đối với goại
thương Việt Nam giai đoạn 1986 đến năm nay. Công cuộc đổi mới, mở cửa nền kinh tế
được Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khóa IV)
họp cuối năm 1986. Kết quả hoạt động ngoại thương nước ta giai đoạn 1986-2007 là xuất
khẩu tăng trưởng nhanh nhập siêu vẫn kéo dài, cơ cấu nhập khẩu có sự biến động giữa hai
nhóm hàng tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. Nguyên vật liệu vẫn chiếm tỷ lệ cao
nhất trong tổng giá trị nhập khẩu, chiếm từ 60 đến 70% tổng kim ngạch nhập khẩu. Cơ
cấu xuất khẩu có sự thay đổi khá mạnh ở nhóm hàng công nghiệp nặng và khóang sản.
Thị trường buôn bán của Việt Nam trong hơn 15 năm qua đã có sự thay đổi rất cơ bản. ở
Giai đoạn 2001- 2005 quy mô và nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa đều đạt và vượt
các chỉ tiêu đặt ra. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trung bình cả giai
đoạn đạt 17,53%.Giai đoạn 2006- 2010 quy mô và nhịp độ tăng trưởng về cơ bản đạt các
chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn 5 năm .Thị trường ngoài nước ngày càng mở rộng đa dạng,
khu vực thị trường Châu á giảm dần tỷ trọng từ 57,33% năm 2001 xuống 50,9% năm
2010.Hàng nhập khẩu chia thành 3 nhóm : hàng cần nhập khẩu, hàng cần kiểm soát, hàng
cần hạn chế nhập khẩu. Năm 2016 về kim ngạch xuất - nhập khẩu: Theo Tổng cục Thống
kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2016 đạt 175,9 tỷ USD, tăng 8,6% so với
năm 2015, chưa đạt mục tiêu kế hoạch năm 2016 đặt ra là 10%. Như vậy, tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục có xu hướng giảm trong 5 năm vừa qua (từ
18,3% năm 2012 xuống 15,3% năm 2013, 13,6% năm 2014 và 7,9% năm 2015) . Vào
Trang8/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH

đầu năm 2018 hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu
tháng 1/2018 ước tính đạt 19 tỷ USD. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa
xuất khẩu tháng 1/2018 tăng mạnh với mức 33,1%, trong đó khu vực kinh tế trong nước
tăng 31,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 33,7%. Về thị trường

hàng hóa xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong
tháng 1/2018 với kim ngạch đạt 4,5 tỷ USD, gấp 2,5 lần cùng kỳ năm trước; tiếp đến là
Hoa Kỳ đạt 3,5 tỷ USD, tăng 17%; EU đạt 3 tỷ USD, tăng 6,6%; ASEAN đạt 1,7 tỷ USD,
tăng 15,7%; Nhật Bản đạt 1,5 tỷ USD, tăng 18,6%; Hàn Quốc đạt 1,3 tỷ USD, tăng 28%...
Về nhập khẩu, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1/2018 ước tính đạt 19,3 tỷ USD,
giảm 3% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu
tháng 1/2018 ước tính tăng mạnh 47,4%. Như vậy ngoại thương ngày một phát triển manh
mẽ.
II.

Đánh giá thực trạng trong hoạt động ngoại thương của Việt nam thời kỳ đổi
mới ( 1986 đến nay)
1.
Quy mô xuất nhập khẩu
Bảng 1. Số liệu thống kê giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn
1995 đến tháng 6/2017

Năm
1986
1987
1988
1989
1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997

1998
1999
2000
2001
2002
2003

Tổng xuất nhập
khẩu (Triệu USD)
2.944
3.309
3.795
4.512
5.156
4.425
5.122
6.909
9.880
13.604
18.399
19.907
20.818
23.143
30.084
31.190
36.439
45.403

Xuất khẩu (TRiệu Nhập khẩu (Triệu
USD)

USD)
789
2.155
854
2.455
1.038
2.757
1.946
2.566
2.404
2.752
2.087
2.338
2.581
2.541
2.985
3.924
4.054
5.826
5.449
8.155
7.256
11.143
8.756
11.151
9.324
11.494
11.520
11.622
14.449

15.635
15.027
16.162
16.706
19.733
20.167
25.227
Trang9/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH

2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

58.458
69.420
87.717

111.244
143.399
127.045
157.075
203.356
228.310
264.066
298.068
327.587
350.742
425.120

26.504
32.442
39.826
48.561
62.685
57.096
72.237
96.906
114.529
132.033
150.217
162.017
176.633
214.023

31.954
36.978
44.891

62.682
80.714
69.949
84.839
106.750
113.780
132.033
147.852
165.570
174.110
211.101
Nguồn: Tổng cục thống kê

Về kim ngạch xuất nhập khẩu đã có sự gia tăng đáng kể, từ 2944 triệu USD năm
1986 đến năm 2015 con số này là 425.120 triệu USD, tốc độ tăng cả thời kì 1986-2017 là
143.4%, trung bình đạt 4.63%/năm.

Trang10/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH

Ghi nhận xuất nhập khẩu Việt Nam đạt mốc 400 tỷ USD

Nguồn: Tổng cục hải quan
- Sau khi gia nhập ASEAN (năm 1995), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt
Nam chỉ ở mức 13,4 tỷ USD.
- Sau 12 năm (năm 2007) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã đạt con số 100
tỷ USD, sau khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế
giới (WTO).

- Bốn năm sau (năm 2011) quy mô xuất nhập khẩu đã tăng gấp đôi đạt con số 200 tỷ
USD. Con số 300 tỷ USD tiếp tục đạt được với khoảng thời gian tương tự sau 4 năm
(năm 2015).
- Rút ngắn một nửa thời gian, chỉ cần 02 năm tiếp theo (khoảng giữa tháng 12 năm
2017), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã chinh phục mức 400 tỷ USD.

Trang11/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH

Tính từ năm Việt Nam chính thức gia nhập WTO đến nay (sau 10 năm), tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu đã tăng gấp 4 lần.
Nhờ đó mà thứ hạng về xuất nhập khẩu của Việt Nam (theo xếp hạng của WTO) đã
tăng lên rõ rệt.Cụ thể, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng từ vị trí 50 trong năm 2007
lên vị trí 26 ghi nhận trong năm 2016. Trong khi đó, nhập khẩu của Việt Nam cũng tăng
lên từ vị trí thứ 41 trong năm 2007 lên vị trí 25 trong năm 2016 và chắc chắn sẽ tiếp tục
tăng bậc trong năm 2017
Biểu đồ 1: Thứ hạng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam so với một số nước trong
khu vực ASEAN

Nguồn: WTO
2.

Thị trường và cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu
Năm 2017, Việt Nam có trên 200 đối tác thương mại khắp to àn cầu, trong đó có 28

thị trường xuất khẩu và 23 thị trường nhập khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD.

Tổng trị giá trao đổi hàng hóa của Việt Nam với châu Á năm 2017 đạt 294,78 tỷ

USD, tăng tới 25,7% so với năm trước và là châu lục chiếm tỷ trọng cao nhất (67%) trong
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước.
Tiếp theo là xuất nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước châu Mỹ với kim ngạch
gần 68 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm trước.
Trang12/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH

Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với châu Âu đạt 57,9 tỷ USD, tăng 12,8%;
châu Đại Dương đạt 7,76 tỷ USD, tăng 24,3% và châu Phi là 6,69 tỷ USD, tăng 24,8%.
Bảng 2. Kim ngạch, tỷ trọng và tốc độ tăng giảm xuất khẩu, nhập khẩu theo châu lục
và nước/khu vực thị trường chính năm 2017
Xuất khẩu
Thị trường

Nhập khẩu

So với
Kim ngạch Tỷ
So
với Kim ngạch Tỷ
năm
trọng năm 2016 (Triệu
trọng
(Triệu
2016
USD)
(%)
USD)

(%)
(%)
(%)

Châu Á

111.950

52,3

31,3

172.831

81,9

22,3

- ASEAN

21.510

10,1

23,9

28.021

13,3


16,4

- Trung Quốc

35.463

16,6

61,5

58.229

27,6

16,4

- Nhật Bản

16.841

7,9

14,8

16.592

7,9

10,1


- Hàn Quốc

14.823

6,9

30,0

46.734

22,1

45,3

Châu Mỹ

52.332 24,5

10,5

15.644

7,4

7,9

- Hoa Kỳ

41.608


8,2

9.203

4,4

5,8

Châu Âu

43.002 20,1

13,7

14.917

7,1

10,4

- EU(28)

38.281

12,7

12.098

5,7


8,6

2.670 1,2

-2,1

4.017

1,9

52,5

4.066 1,9

20,0

3.694

1,8

29,4

214.019 100,0 21,2

211.104

Châu Phi
Châu
Dương
Tổng


19,4

17,9

Đại
100,0 20,8

Nguồn: Tổng cục thống kê

Trang13/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH

Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong năm 2017
với tổng kim ngạch thương mại song phương đạt gần 93,7 tỷ USD, tăng 30,2% so với
cùng kỳ năm 2017.
Hàn Quốc đã vượt qua Hoa Kỳ vươn lên trở thành đối tác thương mại hàng hóa lớn
thứ 2 của Việt Nam, chỉ sau thị trường Trung Quốc. Xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt
Nam và Hàn Quốc đạt gần 61,6 tỷ tăng 41,3% so với cùng kỳnăm trước. Tiếp theo là thị
trường Hoa Kỳ đạt 50,8 tỷ USD, thị trường ASEAN đạt hơn 49,5 tỷ USD và thị trường
EU (28 nước) đạt 45,11 tỷ USD với mức tăng lần lượt là: 7,8; 19,6% và 11,7%... Riêng
với thị trường Ấn Độ có tốc độ tăng mạnh 40,5% với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu là
7,63 tỷ USD.
2.1.

Một số nhóm hàng xuất khẩu chính

Xuất khẩu hàng hóa trong năm 2017 với 29 nhóm hàng có kim ngạch trên 1 tỷ USD

với kim ngạch 195,93 tỷ USD, chiếm 91,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Trong đó, có tới 5 nhóm hàng đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD bao gồm điện thoại các loại
và linh kiện; hàng dệt may; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; giầy dép các loại,
máy móc thiết bị dụng cụ và phụ tùng.
Biểu đồ 2: Trị giá xuất khẩu 10 nhóm hàng lớn nhất năm 2017 so với năm 2016

Nguồn: Tổng cục hải quan

Trang14/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH
-

Điện thoại các loại và linh kiện: Xuất khẩu tháng 12/2017 đạt trị giá 3,9 tỷ USD, giảm
15,2% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm
hàng này năm 2017 lên 45,27 tỷ USD, tăng 31,9% so với năm trước.
Các thị trường chính nhập khẩu điện thoại các loại và linh kiện từ Việt Nam trong 12
tháng 2017 là: thị trường EU (28) đạt kim ngạch xuất khẩu 11,96 tỷ USD, tăng 6,4%;
Trung Quốc với 7,15 tỷ USD, tăng gần 8 lần; thị trường Hàn Quốc đạt 3,97 tỷ USD, tăng
45,4%; UAE đạt 3,89 tỷ USD, tăng 1,6% so với năm trước.

-

Hàng dệt may: Xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 12/2017 đạt 2,48 tỷ USD, tăng
14,4% so với tháng trước, qua đónâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này trong 12 tháng
2017 lên 26,04 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2016.
Trong đó: Xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 12,28 tỷ USD, tăng 7,3%; sang EU(28) đạt
3,79 tỷ USD, tăng 6,3%; sang Nhật Bản đạt 3,11 tỷ USD, tăng 7,3%; sang Hàn Quốc đạt
2,64 tỷ USD, tăng 15,8% so với năm trước.


-

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt
2,26 tỷ USD, giảm 13,7% so với tháng trước. Qua đó, nâng trị giá xuất khẩu nhóm hàng
này trong 12 tháng 2017 lên 25,94 tỷ USD, tăng mạnh 36,8% so với năm 2016.
Các thị trường chính nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện từ Việt
Nam trong 12 tháng 2017 là: Trung Quốc: 6,86 tỷ USD, tăng mạnh 69%; thị trường EU:
4,61 tỷ USD, tăng 20,5%; Hoa Kỳ: 3,44 tỷ USD, tăng 18,7% so với năm trước.

-

Giầy dép các loại: Xuất khẩu giầy dép các loại trong tháng 12/2017 đạt 1,47 tỷ USD, tăng
7,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng năm 2017đạt
14,65 tỷ USD, tăng 12,7% so với năm trước.
Trong năm 2017 giầy dép các loại chủ yếu được xuất khẩu đến các thị trường: Hoa
Kỳ với 5,11 tỷ USD, tăng 14,1%; thị trường EU (28 nước) đạt 4,65 tỷ USD, tăng 10,2%,
thị trường Trung Quốc 1,14 tỷ USD, tăng 26,1% so với năm trước.

-

Máy móc, thiết bị dụng cụ phụ tùng khác: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt
1,14 tỷ USD, giảm 5% so với năm trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này
năm 2017 đạt 12,77 tỷ USD, tăng 28% so với năm trước.
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác năm 2017 chủ yếu được xuất khẩu qua các thị
trường: Hoa kỳ với 2,43 tỷ USD, tăng 14,1%; Nhật Bản với 1,72 tỷ USD, tăng 9,9%;
EU(28) với 1,87 tỷ USD, tăng 44,6% so với năm trước.

Trang15/ 27



GV: NGUYỄN THANH MINH
-

Hàng thủy sản: Xuất khẩu hàng thủy sản trong tháng đạt 741 triệu USD, giảm 3,6% so
với tháng trước. Tính đến hết Tháng 12/2017, cả nước đã xuất khẩu 8,32 tỷ USD hàng
thủy sản, tăng 18% so với năm trước.
Các thị trường chính nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam năm 2017 bao gồm:
EU đạt 1,46 tỷ USD, tăng 22,1%; Hoa Kỳ đạt 1,41 tỷ USD, giảm 1,9%; Nhật Bản đạt 1,3
tỷ USD, tăng 18,6%; Trung Quốc đạt 1,1 tỷ USD, tăng 59,4%... so với năm trước.

-

Gỗ và sản phẩm từ gỗ: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2017 đạt 756 triệu
USD, tăng 8,8% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này năm
2017 đạt 7,66 tỷ USD, tăng 10% so với năm trước.
Các thị trường nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ từ Việt Nam năm 2017chủ yếu gồm:
Hoa Kỳ với 3,27 tỷ USD, tăng 15,7%; Trung Quốc với 1,07 tỷ USD, tăng 5%; Nhật Bản
với 1,02 tỷ USD, tăng 4,4% so với năm trước.

-

Phương tiện vận tải và phụ tùng: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2017 đạt 627
triệu USD, tăng 6,4% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng
này năm 2017 đạt 6,99 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước.
Các thị trường nhập khẩu phương tiện vận tải và phụ tùng từ Việt Nam năm 2017chủ
yếu gồm: Nhật Bản với 2,18 tỷ USD, tăng 13,9%; Hoa Kỳ với 1,18 tỷ USD, tăng 48,4%,
Thái Lan với 332 triệu USD, tăng 3,9% so với năm trước.

-


Xơ sợ dệt các loại: Xuất khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 122 nghìn tấn, trị giá 327
triệu USD, tăng 1,3% về lượng và tăng 1,7% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa
kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 1,35 triệu tấn, trị giá 3,59 tỷ USD,
tăng 15,6% về lượng và 22,7% về trị giá so với năm trước.
Các thị trường nhập khẩu xơ sợ dệt các loại từ Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm:
Trung Quốc đạt 2,04 tỷ USD, tăng 23,7%; Hàn Quốc đạt 319 triệu USD, tăng 20,5%; Thổ
Nhĩ kỳ đạt 159 triệu USD, giảm 1,7% so với năm trước…

-

Hạt điều: Xuất khẩu hạt điều trong tháng đạt 308 triệu USD, giảm 5,3% so với tháng
trước. Trong cả năm 2017, xuất khẩu nhóm hàng này đạt gần 3,52 tỷ USD tăng 23,8% so
với năm trước.
Các thị trường nhập khẩu hàng hạt điều từ Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Hoa Kỳ với
kim ngạch đạt 1,22 tỷ USD tăng 25,7% so với năm 2016. Tiếp theo là EU đạt hơn 1 tỷ
USD, tăng 32,3%; Hà Lan đạt 542 triệu USD, tăng 41,6%; Trung Quốc đạt 469 triệu
USD, tăng 11,2% so với năm 2016.
Trang16/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH
-

Hàng rau quả: Xuất khẩu hàng rau quả trong tháng đạt 324 triệu USD, tăng 3,8% so với
tháng trước. Trong 12 tháng/2017, xuất khẩu nhóm hàng này đạt 3,5 tỷ USD tăng 42,5%
so với năm trước.
Các thị trường nhập khẩu hàng rau quả từ Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Trung
Quốc với kim ngạch đạt 2,65 tỷ USD tăng mạnh 52,4% so với năm 2016; Tiếp theo là
Nhật Bản đạt 127 triệu USD, tăng 69,3%; Hoa Kỳ đạt 102 triệu USD, tăng 20,9% so với

năm 2016.
II.1.

Một số nhóm hàng nhập khẩu chính

Nhập khẩu năm 2017 có 33 nhóm hàng đạt trên 1 tỷ USD, chiếm 88,7% trong tổng
kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong đó hai nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện và nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện chiếm trên 25,6% tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước; tiếp theo là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
khác chiếm trên 16%; …
Biểu đồ 3: 10 nhóm hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất năm 2017 so với năm
2016

Trang17/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH

Nguồn: Tổng cục hải quan
-

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu máy vi tính sản phẩm
điện tử và linh kiện Tháng 12/2017 đạt gần 3,7 tỷ USD, tăng 5,9% so với tháng trước.
Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 37,71 tỷ USD, tăng
35,2% so với năm 2016.
Các thị trường cung cấp nhóm hàng này cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: thị
trường Hàn Quốc với kim ngạch 15,33 tỷ USD, tăng 76,7% so với năm trước; đứng thứ 2
là thị trường Trung Quốc với 7,06 tỷ USD, tăng 19%; thị trường Đài Loan với 3,94 tỷ
USD, tăng 24,6%...


-

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt
2,94 tỷ USD, tăng 2,3% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm
hàng này năm 2017 đạt 33,67 tỷ USD, tăng 18% so với năm trước.
Các thị trường cung cấp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác cho Việt Nam
năm 2017 chủ yếu gồm: Trung Quốc với 10,87 tỷ USD, tăng 16,8%; Hàn Quốc với 8,63
tỷ USD, tăng 46,6%; Nhật Bản với 4,26 tỷ USD, tăng 2,2% so với năm trước; …

-

Điện thoại các loại và linh kiện: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng 12/2017 đạt 1,86
tỷ USD, tăng 8% so với tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này 12
tháng /2017 đạt 16,34 tỷ USD, tăng 54,8% so với năm trước.
Các thị trường cung cấp điện thoại các loại và linh kiện cho Việt nam năm 2017 chủ
yếu gồm: Trung Quốc với 8,75 tỷ USD, tăng 42,4%; Hàn Quốc với 6,18 tỷ USD, tăng
72,6% so với năm trước.

-

Vải các loại: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 1,02 tỷ USD, giảm 6% so với
tháng trước. Qua đó đưa kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 11,37 tỷ
USD, tăng 8,4% so với tháng trước.
Các thị trường cung cấp vải các loại cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Trung
Quốc với 6,08 tỷ USD, tăng 11,5%; Hàn Quốc với 2,04 tỷ USD, tăng 4,2%; Đài Loan với
1,57 tỷ USD, tăng 4,2% so với năm trước; …

-

Sắt thép các loại: Kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại trong tháng 12/2017 đạt gần

1,11 triệu tấn, trị giá 752 triệu USD; giảm 6,9% về lượng và giảm 5% về trị giá so với
tháng trước. Qua đó, đưa lượng sắt thép nhập khẩu năm 2017 đạt 14,99 triệu tấn, trị giá
9,01 tỷ USD, giảm 17,4% về lượng, nhưng tăng 13,5% về trị giá so với năm trước.

Trang18/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH

Các thị trường cung cấp sắt thép các loại cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: thị
trường Trung Quốc với 4,1 tỷ USD, giảm 6,2%; Nhật Bản với 1,37 tỷ USD, tăng 20,8%;
Hàn Quốc 1,16 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2016
-

Chất dẻo nguyên liệu: Nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu tháng 12/2017 đạt 428 nghìn tấn,
trị giá 662 triệu USD, tăng 4% về lượng và tăng 2,8% về trị giá so với tháng trước. Qua
đó, đưa lượng nhập khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 4,91 triệu tấn, trị giá 7,32 tỷ USD,
tăng 8,1% về lượng và tăng 16,8% về trị giá so với năm trước.
Các thị trường cung cấp chất dẻo nguyên liệu cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm:
Hàn Quốc với 1,43 tỷ USD, tăng 19,3%; UAE đạt 1,1 tỷ USD, tăng 8,2%; Đài Loan 1,06
tỷ USD, tăng 12,1%; …

-

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy: Nhập khẩu nhóm hàng trong tháng đạt 416 triệu
USD, giảm 9,1% so với tháng trước, qua đó đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này
năm 2017 đạt 5,42 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm trước
Các thị trường cung cấp nguyên phụ liệu dệt, may, da, giầy cho Việt Nam năm 2017
chủ yếu gồm: Trung Quốc với 2,05 tỷ USD, tăng 9,7%; Hàn Quốc với 753 triệu USD,
giảm 4,7%; Đài Loan với 483 triệu USD, tăng 3% so với năm trước; …


-

Xăng dầu các loại: Trong tháng cả nước nhập khẩu 1,25 triệu tấn xăng dầu các loại, trị
giá 758 triệu USD, tăng 7,3% về lượng và tăng 9,5% về trị giá so với tháng trước. Qua đó,
đưa lượng nhập khẩu xăng dầu các loại năm 2017 đạt 12,86 triệu tấn, trị giá đạt hơn 7,04
tỷ USD, tăng 9,4% về lượng, và tăng 38,3% về trị giá so với năm trước.
Các thị trường cung cấp xăng dầu cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu là: Singapore
với 4,3 triệu tấn, trị giá 2,16 tỷ USD, tăng 7,6% về lượng và tăng 34,3% về trị giá; Hàn
Quốc với 3,03 triệu tấn, trị giá 1,91 tỷ USD, tăng 67,7% về lượng và tăng 93% về trị giá;
Malayxia với 2,61 triệu tấn, trị giá 1,26 tỷ USD, giảm 16,4% về lượng và tăng 1,8% về trị
giá.

-

Kim loại thường khác: Nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 128 nghìn tấn, trị giá
501 triệu USD tăng 1,6% về lượng và tăng 0,1% về trị giá so với tháng trước. Qua đó, đưa
lượng nhập khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt 1,51 triệu tấn, trị giá 5,43 tỷ USD, giảm
19,4% về lượng tuy nhiên tăng 12,7% về trị giá so với năm trước.
Các thị trường cung cấp kim loại thường cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu gồm: Hàn
Quốc đạt trị giá 874 triệu USD, tăng 32,8%; Trung Quốc đạt 679 triệu USD, giảm 50,1%;
Úc đạt 501 triệu USD, tăng 37,5% so với năm 2016; …
Trang19/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH
-

Sản phẩm từ chất dẻo: Nhập khẩu nhóm hàng này tháng 10 đạt 493 triệu USD, tăng
0,7% so với tháng trước. Qua đó, đưa kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này năm 2017 đạt

5,38 tỷ USD, tăng 22,1% so với năm trước
Các thị trường cung cấp sản phẩm từ chất dẻo cho Việt Nam năm 2017 chủ yếu
gồm: Trung Quốc với 1,87 tỷ USD, tăng 26,4%; Hàn Quốc với 1,62 tỷ USD, tăng 24,2%;
Nhật Bản với 795 triệu USD, với 20,5% so với năm trước; …
3.

Kết luận về hoạt động ngoại thương Việt Nam

Kể từ khi tiến hành đổi mới đến nay, cùng với đà hội nhập sâu rộng và toàn diện,
vào nền kinh tế khu vực và thế giới, xuất nhập khẩu Việt Nam đã đạt những thành tích
ngoạn mục về quy mô và tốc độ tăng trưởng.
Với chính sách khuyến khích xuất khẩu đã huy động được sự tham gia đông đảo của
các doahh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó phải kể đến vai trò ngày càng
quan trọng và áp đảo của khu vực có vốn FDI. Theo số liệu của Tổng cục thống kê năm
2000, khu vực trong nước chiếm 53% kim ngạch xuất khẩu cả nước,trong khi đó khu vực
có FDI chỉ chiếm 47% kim ngạch. Tuy nhiên, sau khi các hiệp định thương mại song
phương được ký kết, khu vực FDI đã lớn mạnh nhanh chóng từ năm 2003, vượt qua các
doanh nghiệp trong nước trở thành nhân tố chính thúc đẩy xuất khẩu. Tính chung trong cả
năm 2017, tỷ trọng xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI gấp đôi doanh nghiệp nội. Tổng
xuất khẩu của Việt nam đạt 214 tỷ USD, tăng 21.37% theo năm. Trong đó, khối doanh
nghiệp trong nước xuất khẩu 61.9 tỷ USD, tăng 17.6% theo năm và khối FDI xuất khẩu
152 tỷ USD, tăng 22.9% theo năm.Tổng giá trị nhập khẩu là 211 tỷ USD, tăng 21% theo
năm trong đó khối trong nước nhập khẩu 81.7 tỷ USD, tăng 13% theo năm và khối FDI
nhập khẩu 129 tỷ USD, tăng 26.6% theo năm. Kim ngạch xuất nhập khẩu cả năm tăng
21% lên 425 tỷ USD, trong đó khối FDI tăng 25% và khối trong nước tăng 15% cho thấy
tầm quan trọng của khối FDI trong thúc đẩy thương mại và kinh tế Việt Nam.
Không thể phủ nhận rằng sự lớn mạnh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam
trong những năm qua đã có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế, góp phần thay đổi
diện mạo, môi trường kinh doanh của Việt Nam và góp phần tạo ra các yếu tố tăng trưởng
kinh tế theo hướng hiện đại. Tuy nhiên, đến nay chất lượng xuất khẩu của khu vực FDI

đã bộc lộ rõ những mặt hạn chế thể hiện ở một số khía cạnh:
• Khu vực FDI dẫn đầu xuất khẩu nhưng chủ yếu tập trung vào những ngành thâm

dụng lao động, giá trị gia tăng thấp.
• Mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam còn khá lỏng lẻo
Trang20/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH
• Ảnh hưởng lan tỏa từ khu vực FDI chưa được như kỳ vọng
• Xuất khẩu lớn nhưng nhập khẩu vẫn gia tăng nhanh chóng
• Các vấn đề liên quan đến chuyển giá, thao túng thị trường, gây xáo động giá cả tiền

tệ...
Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay là cần có giải pháp để nâng cao ảnh hưởng tích cực
của khu vực FDI, nhưng đồng thời cần phải có chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp trong nước, bởi bất kể quốc gia nào muốn phát triển nhanh và bền
vững đều phải dựa vào yếu tố nội lực, dựa vào các doanh nghiệp trong nước.
III.

Tác động của ngoại thương đến phát triển kinh tế Việt Nam
1.
Đối với tăng trưởng kinh tế

Trong cơ chế mở, ngoại thương giữ vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Sự tác động của ngoại thương đến phát triển lực lượng sản
xuất được thể hiện qua chuyên môn hóa sản xuất. Ngoại thương với quy luật chi phối là
lợi thế cạnh tranh đã hướng các hoạt động sản xuất đi vào chuyên sâu trong việc sản xuất
ra các hàng hóa, dịch vụ. Các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh cao nhất sẽ được các nước
tập trung sản xuất. Với vấn đề hợp tác quốc tế về đầu tư và thu hút vốn đầu tư của nước

ngoài, ngoại thương cũng có quan hệ chặt chẽ, là yếu tố chi phối hợp tác. Trong đó xuất
khẩu và nhập khẩu là một mục tiêu rất quan trọng thường được các bên đối tác đầu tư đặc
biệt quan tâm. Những ngành và lĩnh vực nào trong nước được đầu tư nước ngoài sẽ ngày
càng phát triển theo hướng hiện đại hóa và không ngừng chuyển dịch trong cơ cấu kinh
tế.
Nhìn lại năm 2016, khu vực FDI vẫn tiếp tục chiếm tỷ trọng cao cả trong kim ngạch
xuất khẩu và nhập khẩu. Năm 2016, tỷ trọng đóng góp của khu vực FDI trong kim ngạch
xuất khẩu của nước ta vẫn tiếp tục tăng, chiếm 70,22% kim ngạch xuất khẩu, ước đạt
123,55 tỷ USD, tăng 11,8% so với năm 2015.
Về nhập khẩu, kim ngạch ước tính đạt 173.3 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm trước.
Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2016 đạt 183 tỷ USD, tăng
10,5% so với năm 2015. Trong đó, khu vực có vốn FDI đật 102 tỷ USD, tăng 5,1%, khu
vực kinh tế trong nước đạt 71,7 tỷ USD, tăng 4%. Tính chung cả năm 2016, nước ta xuất
siêu 2,68 tỷ USD. Trong đó ku vực kinh tế trong nước nhập siêu 21,02 tỷ USD, khu vực
có vốn FDI xuất siêu 23,70 tỷ USD.
Mặc dù chúng ta vẫn tiếp tục duy trì được tình trạng xuất siêu trong năm vừa qua,
góp phần ổn định tỷ giá và cung cầu ngoại tệ trên tị trường nhưng hiệu quả mang lại chưa
Trang21/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH

cao. Điều này thể hiện rõ qua giá trị gia tăng hàng xuất khẩu của khu vực có vốn FDI
thấp, chủ yếu là hàng gia công, chế biến.
Bên cạnh đó, kim ngạch xuất dịch vụ du lịch đạt 8,3 tỷ USD, chiếm 67,3%, tăng
12,2%, dịch vụ vận tải 2,4 tỷ USD, chiếm 20% và tăng 0,7%. Kim ngạch nhập khẩu dịch
vụ năm 2016 ước tính đạt 17,7 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước.
Năm 2016, tỷ lệ xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ so với GDP là 1,6%, nhập khẩu hàng
hóa và dịch vụ so với GDPlà 88,4%, tính chung tỷ lệ xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
so với GDP là 180,0%. Điều đó cho thấy độ mở cửa nền kinh tế Việt Nam hiện nay là khá

cao.
Một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, như dệt may và da giày tăng
thấp. Trên thực tế, tăng trưởng xuất khẩu dệt may và giày dép năm 2016 ước đạt lần lượt
là 3,3% và 7,6% là tương đối thấp so với mức tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng
này trong năm 2015 là 9,1% và 6,3%. Bên cạnh nguyên nhân khách quan là do thị trường
xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng này là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản,..Xuất khẩu dệt may, giày
dép của nước ta còn chịu sự cạnh trang từ các nước khác như Campuchia, Trung Quốc,
Ấn Độ,..
Trong bối cảnh các mặt hàng chủ lục truyền thống gặp khó khăn, năm 2016, điểm
sáng về mặt hàng xuất khẩu thuộc về nông sản, đặc biệt là trái cây. Nhiều chủng loại rau
quả của Việt Nam đã được chính thức thâm nhập vào các thị trường như vải, nhãn, thanh
long, chôm chôm,.. Theo Bộ Công Thương, mặt hàng rau quả được nhận định còn nhiều
tiềm năng phát triển, thậm chí có thể gia tăng kim ngạch xuất khẩu gấp 5-10 lần so với
hiện tại.
Bên cạnh đó, trong năm 2017 từ sự gia tăng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp
trong nước do sự gia tăng nhanh chóng nguồn hàng nhập khẩu từ các nướ có giá thành rẻ
hơn, chất lượng và mẫu mã đa dạng, cũng như sự gia tăng của các nhà cung cấp nước
ngoài do mở cửa thị trường dịch vụ.
Về cơ cấu hàng hóa nhập khẩu năm 2016, nhóm hàng tư liệu sản xuất đạt 157,9 tỷ
USD, tăng 4,4% so với năm 2015 và chiếm 91,1% tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu.
Trong đónhóm máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 71,8 tỷ USD, tăng 3,5% và chiếm
41,4%. Nhóm hàng tiêu dùng đạt 15,4 tỷ USD, tăng 6,8% và chiếm 8,9%. Cơ cấu ngành
hàng nhập khẩu chuyển biến tích cực với sự tăng trưởng chậm nhất của nhóm hàng hạn
chế nhập khẩu, trong khi nhập khẩu các mặt hàng cần thiết cho sản xuất, tiêu dùng trong
nước cũng như các mặt hàng nhập khẩu phục vụ gia công, xuất khẩu đều tăng.
Trang22/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH


Đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.
-

Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đã làm thay đổi cơ cấu lao động nước ta theo xu hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Số lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày
càng tăng, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm. Trong nội bộ cơ cấu
kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng có sự chuyển dịch ngày càng tích cực. Sự chuyển
dịch cơ cấu trong ngành Nông nghiệp đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao
động xã hội nông thôn, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ
nông thôn theo hướng ngày càng tăng thêm các hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch
vụ, trong khi số hộ làm nông nghiệp thuần túy giảm dần.

-

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2017 với mức ước tính tăng 5,73% so
với cùng kỳ năm trước, trong đó GDP quý 1 tăng 5,15%, quý 2 tăng 6,17%.

-

Tính chung cả năm 2017, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 9,4% so với năm
2016 (quý I tăng 4%; quý II tăng 8,2%; quý III tăng 9,7%; quý IV ước tính tăng 14,4%),
cao hơn nhiều so với mức tăng 7,4% của năm 2016. Trong các ngành công nghiệp, ngành
chế biến, chế tạo tăng 14,5%. Đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng chung toàn ngành công
nghiệp với 10,2 điểm phần trăm; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 9,4%, đóng góp
0,6 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,7%, đóng
góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng giảm sâu 7,1%, làm giảm 1,5 điểm phần trăm
mức tăng chung.
3.


Đối với phúc lợi xã hội

-

Tăng trưởng kinh tế kết hợp hài hòa với tiến bộ và công bằng xã hội, nâng cao không
ngừng chất lượng cuộc sống của nhân dân; phát triển hệ thống an sinh xã hội đa dạng,
ngày càng mở rộng và hiệu quả. Tạo cơ hội bình đẳng hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các
phúc lợi xã hội.Cải thiện chất lượng môi trường, hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động
ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu,

-

Khuyến khích tối đa các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh
sản xuất kinh doanh để tạo nhiều việc làm, đồng thời hỗ trợ người dân có việc làm, tăng
thu nhập là giải pháp xóa đói giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội tích cực, hiệu quả,
bền vững. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, một mặt phải hoàn thiện các chính sách khuyến
khích đầu tư, chính sách ưu đãi đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng nhiều lao
động, nhất là ở địa bàn nông thôn; mặt khác phải tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu
Trang23/ 27


GV: NGUYỄN THANH MINH

quốc gia về việc làm gắn với thực hiện đề án đổi mới và phát triển dạy nghề đến năm
2020, chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn với các giải pháp toàn diện, đồng bộ
và có hiệu quả; phát triển mạnh thị trường lao động. Thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ
cho cả người học và cơ sở dạy nghề, như cho vay ưu đãi học nghề, hỗ trợ đào tạo nghề
cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ, phụ nữ, thanh niên...; đẩy mạnh việc đưa lao
động VN đi làm việc ở nước ngoài.

-

Phát triển đồng bộ, đa dạng và nâng cao chất lượng hệ thống bảo hiểm, đồng thời có
chính sách hỗ trợ phù hợp để người dân tích cực tham gia.Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung
các chế độ bảo hiểm xã hội phù hợp với yêu cầu của giai đoạn mới, gắn với điều chỉnh
lương hưu và lộ trình cải cách tiền lương. Xây dựng chính sách bảo hiểm xã hội tự
nguyện cho người lao động, trong đó có chính sách hỗ trợ người lao động có thu nhập
thấp, lao động ở nông thôn tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội. Thực hiện tốt chế độ
bảo hiểm thất nghiệp.

-

Thực hiện có hiệu quả chương trình xóa đói giảm nghèo bền vững.

-

Cùng với việc ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách nhà nước, tiếp tục huy động sự trợ giúp
của cộng đồng doanh nghiệp và của toàn xã hội, động viên người nghèo, vùng nghèo nỗ
lực vươn lên thoát nghèo bền vững, tiến tới làm giàu. Thực hiện có hiệu quả các chương
trình, dự án, chính sách giảm nghèo hiện có, nhất là chương trình giảm nghèo ở các huyện
có số hộ nghèo cao.

-

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đối với người có công và chính sách trợ giúp xã hội cho
các đối tượng bảo trợ xã hội.

Trang24/ 27



GV: NGUYỄN THANH MINH

PHẦN 2 : ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ
CỦA NGOẠI THƯƠNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM
I.

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia thương mại quốc tế
1.
Cơ hội
1.1. Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần mở rộng thị trường xuất nhập khẩu của VN

Nội dung của hội nhập là mở rộng thị trường cho nhau, vì vậy khi Việt nam gia nhập
các tổ chức quốc tế sẽ mở rộng quan hệ bạn hàng. Cùng với việc được hưởng nhiều ưu đãi
về thuế quan, xóa bỏ hàng rào phi thuế quan và các chế độ đãi ngộ khác đã tạo điều kiện
cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập thị trường thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần tăng thu hút đầu tư nước ngoài, viện
trợ phát triển chính thức và giải quyết vấn đề nợ quốc tế
Thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI: Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để thị
trường nước ta mở rộng điều này sẽ hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ sẽ mang vốn và công
nghệ vào nước ta sử dụng lao động và tài nguyên sẵn có của nước ta ra làm sản phẩm tiêu
thụ trên thị trường khu vực và thế giới với các ưu đãi mà nước ta có cơ hội mở rộng thị
trường, kéo theo cơ hội thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đây cũng là cơ hội để các doanh
nghiệp trong nước huy động và sử dụng vốn có hiệu quả. Mấy năm qua VN thu được kết
quả khả quan trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài nhất là năm 2008 với con số kỷ lục FDI
đạt 64 tỉ đôla vốn đăng ký và 11,5 tỉ đô la vốn giải ngân.
Viện trợ phát triển ODA: Tiến hành bình thường hóa các quan hệ tài chính của VN, các
nước tài trợ và các chủ thể tài chính tiền tệ được tháo gỡ từ năm 1992 đã đem lại những
kết quả đáng khích lệ góp phần quan trọng trong việc nâng cấp và phát triển hệ thống cơ
sở hạ tầng. Trong năm 2009 tổng mức ODA cam kết dành cho VN đạt 8,063.86 tỷ USD.
Hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần giải quyết tốt vấn đề nợ của VN: trong những

năm vừa qua nhờ phát triển tốt mối quan hệ đối ngoại song phương và đa phương các
khoản nợ nước ngoài cũ của VN được giải quyết thông qua câu lạc bộ Paris, London và
đàm phám song phương. Điều đó góp phần ổn định cán cân thu chi ngân sách tập trung
nguồn lực cho các chương trình phát triển kinh tế xã hội trong nước.
1.2.

-

-

-

1.3.

Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế cũng tạo điều kiện cho chúng ta tiếp thu
khoa học công nghệ tiên tiến, đào tạo cán bộ quản lý
Trang25/ 27


×