Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Pháp luật giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh theo thủ tục trọng tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.58 KB, 17 trang )

BÀI THUYẾT TRÌNH NHÓM 01

MÔN: LUẬT KINH TẾ

***

GVHD : Phí Mạnh Cường

Đề Tài : Pháp luật giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh theo thủ tục
trọng tài


MỤC LỤC
Mở đầu
Nội dung
Phần 1. Những vấn đề chung cơ bản :
1. Tranh chấp trong kinh doanh :
a. Khái niệm
b. Đặc điểm
2. Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh

3 . Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
a. Khái niệm
b. Đặc điểm
Phần 2 : Thủ tục giải quyết tranh chấp theo thủ tục trọng tài
1.Khái niệm
2.Phân loại
3.Thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại
4.Nguyên tắc giải quyết của trọng tài thương mại
5.Điều kiện giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại
6.Trình tự giải quyết kinh doanh theo thủ tục trọng tài


a.Khởi kiện và thụ lý đơn kiện


b.Bị đơn gửi bản tự bảo vệ
c.Thành lập hộiđồng trọng tài hoặc lưa chọn trọng tài viên duy nhất
d. Chuẩn bị giải quyết vụ tranh chấp
e. Tiến hành hòa giải
f. Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp
g. Ra quyết định trọng tài
7.Thi hành quyết định trọng tài
8. Sự hỗ trợ của tòa án với hoạt động của trọng tài thương mại

Phần 3:Nhận xét về phương thức giải quyết tranh chấp bằng thủ tục
trọng tài
1.Ưu điểm
2.Nhược điểm
KẾT BÀI +Tài liệu tham khảo


MỞ ĐẦU
Khi các quan hệ kinh doanh càng phát triển, hoạt động kinh doanh, thương mại
ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất,
thương mại, dịch vụ, đầu tư và các quan hệ kinh doanh càng phát triển .Dẫn đến
những tranh chấp xảy ra là điều không tránh khỏi, những lựa chọn hình thức giải
quyết tranh chấp nào vừa đảm bảo có lợi cho thương nhân vừa duy trì được mối
quan hệ làm ăn là việc mà các thương nhân cần cân nhắc.
Pháp luật hiện hành công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh
doanh sau: Thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Theo đó, khi xảy ra tranh
chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp thông qua việc trực tiếp
thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải

quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua
phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.
Việc giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh dựa trên nguyên tắc quan trọng là
quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan nhà nước và trọng tài thương mại chỉ can
thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp.


NỘI DUNG
PHẦN I – NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN :
I.1-Tranh chấp trong kinh doanh :
a­Khái niệm:

Tranh chấp trong kinh doanh được hiểu là những xung đột, bất đồng về
quyền, lợi ích kinh tế giữa các chủ thể trong quá trình thực hiện các hoạt
động kinh doanh thương mại.
 Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong
hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và tiến hành theo trình tự thủ
tục tố tụng do Luật trọng tài thương mại quy định.
 Giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng trọng tài là phương thức giải
quyết tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên
thứ ba độc lập nhằm chấm dứt xung đột bằng việc đưa ra phán quyết buộc
các bên tranh chấp phải thực hiện.


b- Đặc điểm :
1. Nội dung của tranh chấp kinh doanh thương mại chủ yếu là mâu thuẫn về lợi
ích kinh tế.
2. Chủ thể của các quan hệ tranh chấp phát sinh là giữa các thương nhân.
3. Tranh chấp kinh doanh, thương mại phát sinh, phát triển gắn liền với các hoạt
động kinh doanh, thương mại.

I.2.Yêu cầu của việc giải quyết tranh chấp trong kinh doanh :

Nhanh chóng và dứt khoát hạn chế tối đa sự gián đoạn của quá trình sản xuất
kinh doanh.


Đảm bảo dân chủ trong quá trình giải quyết tranh chấp



Bảo vệ uy tín của các bên trên thương trường



Đảm bảo các yếu tố bí mật trong kinh doanh



Đạt hiệu quả thi hành cao nhằm bảo vệ một cách có hiệu quả lợi ích hợp
pháp của các bên.
3. Các hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Gồm 4 hình thức : Thương lượng, Hòa giải, Trọng tài thương mại, Tòa án nhân
dân

Hình thức

Thương
lượng

Khái niệm


Đặc điểm cơ bản

Là phương thức được các bên
tranh chấp lựa chọn trước tiên + Là hình thức tranh chấp mang tính tự phát
và trong thực tiễn phần lớn các không bị ràng buộc bởi thủ tục pháp lý
tranh chấp trong kinh doanh, + Đặc trưng bởi tính tự giải quyết
thương mại được giải quyết
bằng phương thức này. Nhà
nước khuyến khích áp dụng
phương thức tự thương lượng
để giải quyết tranh chấp trên
tinh thần hoàn toàn tôn trọng
quyền thỏa thuận của các bên


Hòa Gỉai

Là việc các bên tiến hành
thương lượng giải quyết tranh
chấp với sự hỗ trợ của bên thứ
ba là hòa giải viên. Kết quả hòa
giải phụ thuộc vào thiện chí của
các bên tranh chấp và uy tín,
kinh nghiệm, kỹ năng của trung
gian hòa giải, quyết định cuối
cùng của việc giải quyết hoàn
toàn phụ thuộc các bên tranh
chấp.


Trọng Tài

Là hình thức giải quyết tranh
chấp thông qua hoạt động của
trọng tài với tư cách là bên thứ
3 độc lập nhằm chấm dứt xumg
đột bằng việc đưa ra một phán
quyết buộc các bên tham gia
tranh chấp phải thực hiện

+việc tự do lựa chọn trọng tài viên: các bên có
thể lựa chọn trọng tài viên có trình độ chuyên
môn đúng với lĩnh vực tranh chấp.
+ thời gian nhanh chóng, thủ tục linh hoạt: thủ
tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài nhanh
hơn kiện tụng tại tòa án
+phán quyết trọng tài được công nhận rộng
rãi:
+tính chung thẩm
+ tính bảo mật

Là hình thức giải quyết tranh
chấp do cơ quan toà án của nhà
nước thực hiện.

Thông thường thì hình thức giải quyết tranh
chấp thông qua toà án được tiến hành khi mà
việc áp dụng biện pháp thương lượng hoặc hoà
giải không có hiệu quả và các bên tranh chấp
cũng không thoả thuận đưa vụ tranh chấp ra

giải quyết tại trọng tài.

Tòa án
nhân dân

+Xuất phát từ sự tự nguyện của các bên tranh
chấp
+ Trung gian hòa giải được các bên chấp
thuận, có sức ảnh hưởng lớn và tạo sự tin cậy
cho 2 bên

PHẦN 2 : PHƯƠNG THỨC TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI:
1-Khái niệm :
Giải quyết tranh chấp trong thương mại bằng trọng tài là hình thức giải quyết
tranh chấp thông qua hoạt động của trọng tài viên, với tư cách là bên thứ ba độc lập
nhằm chấm dứt xung đột trong quá trình tiến hành các hoạt động thương mại bằng
việc đưa ra một phán quyết buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.
2-Phân loại : 2 loại


a/Trọng tài vụ việc :
 Là phương thức trọng tài do bên tranh chấp thỏa thuận thành lập để giải
quyết vụ tranh chấp giữa các bên.
 3 đặc điểm :
 Chỉ được thành lập khi phát sinh tranh chấp và tự chấm dứt hoạt động khi
giải quyết tranh chấp xong.
 Không có tổ chức nào nên không có trụ sở thường trực.
 Không có cơ quan điều hành và không có danh sách trọng tài riêng.
b/Trọng tài định chế
 Trọng tài định chế (trọng tài quy chế) là hình thức trọng tài được thành

lập dưới dạng trung tâm, tổ chức hiệp hội, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có
trụ sở ổn định. Hầu hết các tổ chức trọng tài đều có quy tắc tố tụng riêng,
một số có danh sách trọng tài riêng.
-VD: Một số trung tâm trọng tài nổi tiếng trên thế giới như LCIA (The London
Court of International Arbitration)ở London, CIArb ( The Chartered Institute of
Arbitrators) ở Anh hay ICC (The International Court of Arbitration) ở Paris.
Một số trung tâm trọng tài trong nước :Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
( VIAC), Trung tâm trọng tài Thương mại tài chính ( FCCA)…..
 4 đặc điểm :
 Là tổ chức phi chính phủ, không nằm trong hệ thống cơ quan nhà
nước. Hoạt động của trung tâm trọng tài theo nguyên tắc tự trang trải
chứ không được cấp kinh phí từ Ngân Sách Nhà Nước.
Trọng tài viên duy nhất hoặc hội đồng trọng tài không nhân danh nhà
nước mà nhân danh người thứ ba độc lập ra phán quyết.
 Các trung tâm trọng tài có tư cách pháp nhân, tồn tại độc lập với
nhau.giữa các trung tâm trọng tài không tồn tại quan hệ phụ thuộc
cấp trên, cấp dưới.
 Tổ chức và quản lý ở các trung tâm trọng tài rất đơn giản, gọn nhẹ.
Cơ cấu của trung tâm trọng tài :
- Ban điều hành: chủ tịch, một hoặc nhiều phó chủ tịch và có thể có
tổng thư kí trung tâm do chủ tịch trung tâm trọng tài cử ra.
- Các trọng tài viên trong danh sách trọng tài trung tâm.


 Mỗi trung tâm trọng tài tự quyết định về lĩnh vực hoạt động và có quy
tắc tố tụng riêng.

-ƯU ĐIỂM: Trọng tài định chế, với những quy định và thủ tục riêng của mình,
thường được xem là “chính thống” hơn so với trọng tài vụ việc.
NHƯỢC ĐIỂM :Tuy nhiên, chi phí cho trọng tài định chế thường cao hơn, và thủ

tục tố tụng lại chậm hơn so với trọng tài vụ việc.
3-Thẩm quyền giải quyết của trọng tài thương mại
Theo quy định tại Luật trọng tài thương mại 2010 thì Thẩm quyền của trọng
tài thương mại được hướng dẫn và quy định như sau:
+ Thứ nhất, theo quy định tại điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010, thì tranh
chấp thuộc thẩm quyền giải quyết tranh chấp của trọng tài là tranh chấp giữa các
bên phát sinh từ hoạt động thương mại; tranh chấp phát sinh giữa các bên trong đó
ít nhất một bên có hoạt động thương mại; hoặc các tranh chấp khác giữa các bên
mà pháp luật quy định được giải quyết bằng Trọng tài
+ Thứ hai, theo quy định tại khoản 1 điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy
định: “Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng
tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. Do
đó có thể thấy, điều kiện để một vụ tranh chấp được giải quyết bằng hình thức
trọng tài thương mại chính là sự thỏa thuận của các bên, trọng tài thương mại chỉ
có thể giải quyết các tranh chấp thương mại nếu các bên có tranh chấp thỏa thuận
trọng tài và thỏa thuận này không thuộc vào các trường hợp vô hiệu theo quy
địnhtạiđiều18LuậtTrọngtàithươngmại2010.
Mặt khác, theo quy định tại điều 6 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Trong
trường hợp các bên tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại
Tòa án thì Tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu
hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được.
4.Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của trọng tài thương mại
- Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi
phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.


- Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp
luật.
- Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có
trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

- Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường
hợp các bên có thỏa thuận khác. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
5.Điều kiện tranh chấp của trọng tài thương mại
- Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
- Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng
lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người
đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
-. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt
động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức
tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và
nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
6- Trình tự giải quyết tranh chấp kinh doanh theo thủ tục trọng tài
a.Khởi kiện và thụ lý đơn kiện
Bước đầu của quá trình tố tụng theo thủ tục trọng tài, nguyên đơn phải gửi đơn
kiện đến trung tâm trọng tài (trong trường hợp giải quyết bằng trung tâm trọng tài)
hay gửi đơn kiện cho bị đơn (trong trường hợp giải quyết bằng trọng tài vụ việc).
Trong quá trình tố tụng các bên có thể bổ sung, sửa đổi đơn kiện.
Đơn kiện phải đáp ứng đầy đủ các thông tin quy định tại khoản 2, khoản 3,
điều 30 LTTTM 2010. Trong trường hợp vụ tranh chấp được giải quyết bằng
Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho bị đơn.
Đơn khởi kiện gồm các nội dung sau đây:
a. Ngày, tháng, năm làm đơn kiện;
b. Tên, địa chỉ của các bên, tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;


c. Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d. Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
e. Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị cụ tranh chấp;
f. Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị

chỉ định Trọng tài viên.
Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản sao
các tài liệu có lien quan.
b.Bị đơn gửi bản tự bảo vệ (Theo điều 35 luật tố tụng TM 2010)
+Đối với vụ tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài, nếu các bên
không có thỏa thuận khác, hoặc quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài không có
quy định khác, thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và
các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho Trung tâm trọng tài bản tự bảo vệ. Theo
yêu cầu của một bên hoặc các bên, thời hạn này có thể được Trung tâm trọng tài
gia hạn căn cứ vào tình tiết cụ thể của vụ việc.
+ Đối với vụ tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài vụ việc, nếu các bên
không có thỏa thuận khác, chỉ trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn
khởi kiện của nguyên đơn và các tài liệu kèm theo, bị đơn phải gửi cho nguyên đơn
và Trọng tài viên bản tự bảo vệ, tên và địa chỉ của người mà mình chọn làm Trọng
tài viên.
c.Thành lập hội đồng trọng tài hoặc lựa chọn trọng tài viên duy nhất
Theo Điều 40 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định:
“Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của
Trung tâm trọng tài không quy định khác, việc thành lập Hội đồng trọng tài được
quy định “.....
1. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện và yêu cầu chọn
Trọng tài viên do Trung tâm trọng tài gửi đến, bị đơn phải chọn Trọng tài viên cho
mình và báo cho Trung tâm trọng tài biết hoặc đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài
chỉ định Trọng tài viên…


2. Trường hợp vụ tranh chấp có nhiều bị đơn thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
nhận được đơn khởi kiện do Trung tâm trọng tài gửi đến, các bị đơn phải thống
nhất chọn Trọng tài viên hoặc thống nhất yêu cầu chỉ định Trọng tài viên cho
mình….

3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày các Trọng tài viên được các bên chọn hoặc
được Chủ tịch Trung tâm trọng tài chỉ định, các Trọng tài viên này bầu một Trọng
tài viên khác làm Chủ tịch Hội đồng trọng tài…
4. Trường hợp các bên thỏa thuận vụ tranh chấp do một Trọng tài viên duy nhất
giải quyết nhưng không chọn được Trọng tài viên trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày bị đơn nhận được đơn khởi kiện, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên và
trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu, Chủ tịch Trung tâm trọng tài
sẽ chỉ định Trọng tài viên duy nhất”.
d- Chuẩn bị giải quyết vụ tranh chấp
Các Trọng tài viên phải nghiên cứu hồ sơ; xác minh, thu thập chứng cứ, tìm hiểu
nội dung vụ việc. Hội đồng Trọng tài có quyền gặp các bên để nghe các bên trình
bày ý kiến.
e.Tiến trình hòa giải : Hòa giải là việc các bên tự thương lượng giải quyết tranh
chấp với nhau mà không cần có quyết định của trọng tài. Có thể nói, hòa giải là
một giải pháp quan trọng nhất, là một phương án tối ưu trong việc giải quyết tranh
chấp thương mại.
Trong tố tụng trọng tài, hòa giải không phải là nguyên tắc, là thủ tục bắt buộc song
hội đồng trọng tài vẫn phải tôn trọng việc tự hòa giải của các bên. Mặc dù đã có
đơn yêu cầu trọng tài giải quyết, các bên vẫn có thể tự hòa giải. Nếu các bên tự hòa
giải được với nhau thì theo yêu cầu của các bên, hội đồng trọng tài sẽ đình chỉ tố
tụng.Trong trường hợp hòa giải thành thì các bên có thể yêu cầu hội đồng trọng tài
lập biên bản hòa giải thành . Quyết định công nhận hoà giải thành của Hội đồng
Trọng tài là chung thẩm và được thi hành.
f.Tổ chức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh
Điều 54.Chuẩn bị phiên họp giải quyết tranh chấp


1.Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung
tâm trọng tài không có quy định khác, thời gian và địa điểm mở phiên họp do Hội
đồng trọng tài quyết định.

2. Trường hợp các bên không có thoả thuận khác hoặc quy tắc tố tụng của Trung
tâm trọng tài không có quy định khác, giấy triệu tập tham dự phiên họp phải được
gửi cho các bên chậm nhất 30 ngày trước ngày mở phiên họp.
Điều 55.Thành phần, thủ tục phiên họp giải quyết tranh chấp
1. Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công khai, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác.
2. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện tham dự phiên họp
giải quyết tranh chấp; có quyền mời người làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của mình.
3. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng tài có thể cho phép
những người khác tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp.
4. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp do quy tắc tố tụng
trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định; đối với Trọng tài vụ việc do các bên
thỏa thuận.
Điều 56. Việc vắng mặt của các bên
1. Nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp
mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp
mà không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì bị coi là đã rút đơn khởi kiện.
Trong trường hợp này, Hội đồng trọng tài tiếp tục giải quyết tranh chấp nếu bị đơn
có yêu cầu hoặc có đơn kiện lại.
2. Bị đơn đã được triệu tập hợp lệ tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp mà
vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp giải quyết tranh chấp mà
không được Hội đồng trọng tài chấp thuận thì Hội đồng trọng tài vẫn tiếp tục giải
quyết tranh chấp căn cứ vào tài liệu và chứng cứ hiện có.
3. Theo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài có thể căn cứ vào hồ sơ để tiến
hành phiên họp giải quyết tranh chấp mà không cần sự có mặt của các bên.


Điều 57. Hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp
Khi có lý do chính đáng, một hoặc các bên có thể yêu cầu Hội đồng trọng tài hoãn

phiên họp giải quyết tranh chấp. Yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp
phải được lập bằng văn bản, nêu rõ lý do kèm theo chứng cứ và được gửi đến Hội
đồng trọng tài chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày mở phiên họp giải quyết
tranh chấp. Nếu Hội đồng trọng tài không nhận được yêu cầu theo thời hạn này,
bên yêu cầu hoãn phiên họp giải quyết tranh chấp phải chịu mọi chi phí phát sinh,
nếu có. Hội đồng trọng tài xem xét, quyết định chấp nhận hay không chấp nhận
yêu cầu hoãn phiên họp và thông báo kịp thời cho các bên.
Thời hạn hoãn phiên họp do Hội đồng trọng tài quyết định.
Điều 58. Hoà giải, công nhận hòa giải thành công
heo yêu cầu của các bên, Hội đồng trọng tài tiến hành hòa giải để các bên thỏa
thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp. Khi các bên thỏa thuận được với
nhau về việc giải quyết trong vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài lập biên bản hoà
giải thành có chữ ký của các bên và xác nhận của các Trọng tài viên. Hội đồng
trọng tài ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Quyết định này là
chung thẩm và có giá trị như phán quyết trọng tài.
Điều 59. Đình chỉ giải quyết tranh chấp
1. Vụ tranh chấp được đình chỉ giải quyết trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không
được thừa kế;
b) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức đã chấm dứt hoạt động, bị phá sản,
giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức mà
không có cơ quan, tổ chức nào tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó;
g- Ra quyết định trọng tài
Quyết định trọng tài có tính chung thẩm, ràng buộc tất cả các bên của tranh chấp
dù các bên có đồng ý hay không. Nếu hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà
bên phải thi hành không tự nguyện thi hành thì bên được thi hành phán quyết có


quyền yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết
trọng tài.

Vì vậy, khi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trọng tài thì các bên không thể
kiện tiếp lên tòa án, trừ trường hợp một bên gửi đơn yêu cầu Tòa án xem xét việc
hủy phán quyết trọng tài và Tòa án hủy phán quyết trọng tài theo các căn cứ được
quy định tại Điều 68 – LTTTM 2010.
7-.Thi hành quyết định trọng tài
+ Quyết định trọng tài có giá trị trung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày công bố.
quyết định của trọng tài không bị kháng cáo hay đề nghị. Điều này có nghĩa là sau
khi hội đồng trọng tài tuyên bố quyết định trọng tài, các bên phải thi hành quyết
định trọng tài, trừ trường hợp một trong các bên làm đơn yêu cầu tòa án hủy quyết
định trọng tài.
+ Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết
không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo
quy định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có
quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán
quyết trọng tài (điều 66 luật trọng tài 2010)
+ Còn nếu một bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng hội đồng trọng tài đã ra
phán quyết thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 điều 68 của
Luật này thì quyền yêu cầu làm đơn gửi Tòa án hủy phán quyết trọng tài. Đơn yêu
cầu hủy phán quyết phải kèm theo các tài liệu , chứng cứ chứng minh cho yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài là căn cứ và hợp pháp.
8.Sự hỗ trợ của tòa án với hoạt động của trọng tài thương mại
Thứ nhất: Tòa án hỗ trợ việc thi hành thỏa thuận trọng tài.
Thứ hai: Tòa án có quyền xem tính hợp pháp của thõa thuận trọng tài.
Thứ ba: Tòa án giúp các bên lựa chọn, thay đổi trọng tài viên trong những tình
huống cần thiết.
Thứ tư: Tòa án có thể xem xét lại quyết định về thẩm quyền của hội đồng trọng tài.
Thứ năm: Tòa án có thể quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.


Thứ sáu: Tòa án có thể quyết định hủy hay không hủy quyết định trọng tài.

PHẦN III- Ưu nhược điểm và nhận xét
ƯU ĐIỂM
- Thủ tục trọng tài đơn giản, nhanh
chóng, các bên có thể chủ động về thời
gian, địa điểm giải quyết tranh chấp,
không trải qua nhiều cấp xét xử như ở
toà án, cho nên hạn chế tốn kém về thời
gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.
- Khả năng chỉ định trọng tài viên thành
lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ việc
giúp các bên lựa chọn được trọng tài
viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu
sâu sắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó
họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh
chóng, chính xác.
-Nguyên tắc trọng tài xét xử không công
khai, phần nào giúp các bên giữ được uy
tín trên thương trường. Đây được coi là
ưu điểm được các bên tranh chấp ưa
chộng nhất.
-Các bên tranh chấp có khả năng tác
động đến quá trình trọng tài, kiểm soát
được việc cung cấp chứng cứ của mình
và điều này giúp các bên giữ được bí
quyết kinh doanh.
- trọng tài khi giải quyết tranh chấp
nhân danh ý chí của các bên, không
nhân danh quyền lực tự pháp của nhà
nước, nên rất phù hợp để giải quyết các
tranh chấp có nhân tố nước ngoài


NHƯỢC ĐIỂM
- trọng tài không phải cơ quan quyền lực
nhà nước nên khi xét xử, trong trường
hợp cần áp dụng biện pháp khẩn cấp
tạm thời nhằm đảm bảo chứng cớ, trọng
tài không thể ra quyết định mang tính
chất bắt buộc về điều đó mà phải yêu
cầu tòa ánthi hành các phán quyết trọng
tài.
- việc thực hiện các quyết định của trọng
tài hoàn toàn phụ thuộc vào ý thức tự
nguyện của các bên.Tuy nhiên, các
doanh nghiệp trong nước hiện nay vẫn
chưa coi trọng việc giải quyết tranh
chấp bằng trọng tài, nên vẫn chưa có ý
thức tự giác.


KẾT BÀI
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh, thương mại
ngày càng đa dạng và không ngừng phát triển trong tất cả mọi lĩnh vực sản xuất,
thương mại, dịch vụ, đầu tư… Vấn đề lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp
trong kinh doanh, thương mại phải được các bên cân nhắc, lựa chọn phù hợp dựa
trên các yếu tố như mục tiêu đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn
giữa các bên, thời gian và chi phí dành cho việc giải quyết tranh chấp.
Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài là một hình thức giải quyết tranh chấp không
thể thiếu trong nền kinh tế thị trường và ngày càng được các nhà kinh doanh ưa
chuộng. Tài liệu tham khảo:
 Luật trọng tài thương mại 2010.

 Law.ueh.edu.vn



×