Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Hướng Dẫn Thực Hiện Đánh Giá Môi Trường Chiến Lược (ĐMC) Trong Lập Chiến Lược, Quy Hoạch, Kế Hoạch Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1018.15 KB, 67 trang )



Chương trình hợp tác phát triển trong lĩnh vực
môi trường Việt Nam- Đan Mạch
giai đoạn 2005 2010

Hướng dẫn thực hiện Đánh giá môi trường
chiến lược (ĐMC) trong lập Chiến lược, Quy hoạch,
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

Tháng 11 năm 2011



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KHUNG, BẢNG VÀ HÌNH............................................................................ V
CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ ................................................................................................................. IX
1. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI CỦA HƯỚNG DẪN ..................................................................... 1
1.1. PHẠM VI CỦA HƯỚNG DẪN .............................................................................................. 1
1.2. MỤC ĐÍCH CỦA HƯỚNG DẪN .......................................................................................... 2
2. TÓM TẮT CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN
LƯỢC VÀ LẬP “KẾ HOẠCH” PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI .............................................. 3
2.1. DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH ................................... 3
2.2. TRÁCH NHIỆM LẬP VÀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ....................................................................................................... 4
2.3. THỜI GIAN CHUẨN BỊ VÀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC ................................................................................................................................... 5
2.4. NGÂN SÁCH VÀ KINH PHÍ CHO LẬP VÀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC.................................................................................. 5
3. GIỚI THIỆU VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ................................................ 6
3.1. THẾ NÀO LÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐMC) .................................. 6


3.2. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG..................... 6
3.3. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ....................................................................................................... 7
3.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH,
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI ............................................................................. 9
3.5. KẾT HỢP ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VỚI QUÁ TRÌNH
LẬP KẾ HOẠCH .............................................................................................................................. 11
3.6. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
VỚI CÁC DẠNG ĐÁNH GIÁ KHÁC ............................................................................................13
3.7. XEM XÉT CÁC LỰA CHỌN VÀ PHƯƠNG ÁN THAY THẾ TRONG
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC..................................................................................17
3.8. THAM KHẢO Ý KIẾN CỦA CÁC NHÀ LẬP KẾ HOẠCH VÀ CÁC BÊN
LIÊN QUAN KHÁC..........................................................................................................................18
3.9. KIỂM SOÁT SỰ KHÔNG CHẮC CHẮN TRONG ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC .......................................................................................................19
3.10. VAI TRÒ CỦA CÁC CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC VÀ CÁC CHUYÊN GIA TƯ VẤN .........................................................................20
4. LỒNG GHÉP ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀO QUÁ TRÌNH
LẬP “KẾ HOẠCH” PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI ..................................................................21
4.1. TỔNG QUAN ...........................................................................................................................22

3


4.2. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI (CLPT).................................................... 23
4.3. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI (QHPT) .................................................. 25
4.4. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI (KHPT)....................................................... 26
4.5. KẾT HỢP CÁC NHIỆM VỤ TRONG QUÁ TRÌNH LẬP “KẾ HOẠCH” VỚI
CÁC NHIỆM VỤ TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC............ 28

5. MÔ TẢ NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC ................................................................................................................................... 35
5.1. NHIỆM VỤ 1: KHỞI ĐỘNG ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC VÀ CHUẨN BỊ ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU .................................................. 35
5.2. NHIỆM VỤ 2: XÁC ĐỊNH CÁC BÊN LIÊN QUAN CHÍNH VÀ
CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH THU HÚT SỰ THAM GIA CỦA HỌ.................................................. 39
5.3. NHIỆM VỤ 3: XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ VÀ MỤC TIÊU QUAN TRỌNG
VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI LIÊN QUAN TỚI “KẾ HOẠCH” ........................... 44
5.4. NHIỆM VỤ 4: PHÂN TÍCH CÁC XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾXÃ HỘI KHI KHÔNG TRIỂN KHAI “KẾ HOẠCH”(GIẢI PHÁP THAY THẾ “0”)................... 52
5.5. NHIỆM VỤ 5: ĐÁNH GIÁ CÁC MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG VÀ
PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN ĐƯỢC ĐỀ XUẤT TRONG “KẾ HOẠCH”.................................. 61
5.6. NHIỆM VỤ 6: ĐÁNH GIÁ CÁC XU HƯỚNG MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾXÃ HỘI TRONG TƯƠNG LAI KHI TRIỂN KHAI “KẾ HOẠCH”............................................... 69
5.7. NHIỆM VỤ 7: TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU/TĂNG
CƯỜNG VÀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT ĐƯỢC ĐỀ XUẤT......................... 78
5.8. NHIỆM VỤ 8: SOẠN THẢO BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC ................................................................................................................................... 82
6. THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC .................................................... 87
6.1. NỘP BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ĐỂ THẨM ĐỊNH............ 87
6.2. THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC ................................................................................................................................... 88
6.3. CÁC TIÊU CHUẨN THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC KHÔNG CHÍNH THỨC ........................................................................................ 88
PHỤ LỤC........................................................................................................................................... 91
PHỤ LỤC 1: CÁC MỐI QUAN TÂM ĐẶC BIỆT VỀ VIỆC ÁP DỤNG
HƯỚNG DẪN ĐMC CHO CÁC LOẠI CQK KHÁC NHAU...................................................... 92
PHỤ LỤC 2: TÓM TẮT VỀ CÁC CÔNG CỤ ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐMC...................108
PHỤ LỤC 3: CÁC PHƯƠNG PHÁP THAM VẤN CÁC BÊN LIÊN QUAN
SỬ DỤNG TRONG ĐMC...............................................................................................................132
PHỤ LỤC 4: THÍ DỤ VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ- XÃ HỘI
CÓ THỂ ĐƯỢC XEM XÉT TRONG ĐMC ...................................................................................152

PHỤ LỤC 5: THÍ DỤ VỀ CÁC MỤC TIÊU TỔNG THỂ, MỤC TIÊU CỤ THỂ
VÀ CHỈ TIÊU MÔI TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI SỬ DỤNG TRONG ĐMC.....................................154

4


PHỤ LỤC 6: HƯỚNG DẪN BỔ SUNG VỀ VIỆC LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ
VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO TRONG ĐMC ..............................................................................170
1. GIỚI THIỆU ..................................................................................................................................170
2. THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NHỮNG THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆT NAM ........................................................................................................................171
2.1. KHÍ THẢI GÂY HIỆU ỨNG NHÀ KÍNH ...............................................................................171
2.2. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ XU HƯỚNG.........................................173
2.3. XÓA NGHÈO VÀ CÁC MỤC TIÊU THIÊN NIÊN KỶ.........................................................179
3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU VÀ THÍCH NGHI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...................179
3.1. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU ............................................................................................180
3.2. CÁC BIỆN PHÁP THÍCH NGHI VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ...............................................181
4. HƯỚNG DẪN VIỆC LỒNG GHÉP CÁC VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC..................................................................................181
4.1. PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN TỔNG THỂ.............................................................................181
4.2. LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC BƯỚC CHÍNH
TRONG QUÁ TRÌNH ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC ..........................................184
PHỤ LỤC 7: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................204

5


DANH MỤC CÁC KHUNG, BẢNG VÀ HÌNH
Khung
Khung 1: Các loại Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển

kinh tế- xã hội yêu cầu phải có ĐMC:..............................................................................

1

Khung 2: Các loại vùng kinh tế- xã hội và các lãnh thổ đặc biệt phải
thực hiện ĐMC trong quá trình chuẩn bị xây dựng Chiến lược,
Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội được quy định tại
Thông tư số 06/2007/TT-BKH:............................................................................................

2

Khung 3: Các văn bản quy phạm pháp luật chính quy định về ĐMC
và việc lập CQK phát triển kinh tế- xã hội: ....................................................................

3

Khung 4: Các công cụ phân tích được đề xuất sử dụng trong ĐMC
của các CQK..............................................................................................................................

11

Khung 5: Một số phương pháp đánh giá khác và mối liên hệ với ĐMC.............

16

Khung 6: Mục lục Điều khoản tham chiếu được đề xuất cho ĐMC .....................

37

Khung 7: Những vấn đề cần cân nhắc khi thu hút nhân dân và toàn

xã hội tham gia vào ĐMC ....................................................................................................

40

Khung 8: Thí dụ về các vấn đề môi trường được quan tâm trong các
ĐMC đã thực hiện ..................................................................................................................

45

Khung 9: Các văn bản của Chính phủ có các mục tiêu môi trường
liên quan tới CQK ...................................................................................................................

47

Khung 10: Đặc điểm của các tác động/rủi ro nên được xem xét trong
dự báo tác động .....................................................................................................................

71

Khung 11: Yêu cầu đối với Báo cáo ĐMC về các kế hoạch quản lý và
giám sát môi trường quy định tại Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT. ...................

82

Khung 12: Các tiêu chuẩn thẩm định báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược không chính thức.............................................................................................

88

Hình

Hình 1: Vai trò của ĐMC và ĐTM trong các cấp lập kế hoạch.................................

14

Hình 2: Mối quan hệ giữa các cấp độ CQK phát triển kinh tế- xã hội..................

23

Bảng

6

Bảng 1: Trách nhiệm lập và thẩm định Báo cáo ĐMC ...............................................

4

Bảng 2: Những nhiệm vụ phân tích chính trong ĐMC.............................................

7

Bảng 3: So sánh các dạng khác nhau của ĐMC và mối liên hệ của chúng
với quá trình lập kế hoạch ..................................................................................................

12

Bảng 4: Kết hợp các nhiệm vụ của quá trình xây dựng Chiến lược
phát triển KTXH và của quá trình Đánh giá môi trường chiến lược ....................

29



Bảng 5: Kết hợp các nhiệm vụ của quá trình xây dựng Quy hoạch phát triển KTXH
cấp vùng/tỉnh và của quá trình Đánh giá môi trường chiến lược ........................ 31
Bảng 6: Kết hợp các nhiệm vụ của quá trình xây dựng Kế hoạch phát triển
KTXH cấp toàn quốc/tỉnh và của quá trình Đánh giá môi trường chiến lược..

33

Bảng 7: Thí dụ về ma trận phân tích các bên liên quan ...........................................

42

Bảng 8: Thí dụ về những vấn đề, mục tiêu và câu hỏi dẫn dắt về
môi trường liên quan cho CQK..........................................................................................

49

Bảng 9: Phương pháp được đề xuất để đánh giá và mô tả các xu hướng
môi trường khi không triển khai CQK.............................................................................

55

Bảng 10: Thí dụ về đánh giá các xu hướng môi trường khi không triển
khai “Kế hoạch trong Đánh giá môi trường chiến lược của Quy hoạch
phát triển kinh tế- xã hội huyện Côn Đảo giai đoạn 2006- 2010..........................

58

Bảng 11: Một số thí dụ về một số nhân tố kinh tế- xã hội tác động tới
các xu hướng môi trường....................................................................................................


62

Bảng 12: Ma trận thể hiện các rủi ro, lợi ích và cơ hội liên quan tới các
mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội ..................................................................................

63

Bảng 13: Ma trận thể hiện một phương pháp đánh giá tính nhất quán
của các mục tiêu phát triển với các mục tiêu về môi trường.................................

65

Bảng 14: Ma trận “phù hợp” thể hiện những hạn chế liên quan tới
mục tiêu phát triển tổng thể của “Kế hoạch”...............................................................

68

Bảng 15: Các công cụ phân tích sử dụng để so sánh các lựa chọn
và giải pháp phát triển thay thế khác nhau..................................................................

73

Bảng 16: Thí dụ về một Ma trận xem xét những xu hướng môi trường
tương lai khi triển khai CQK của ĐMC cho Quy hoạch phát triển KTXH
Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ (VĐKTVBB)....................................................

75

Bảng 17: Tóm tắt cấu trúc và nội dung của một Báo cáo đánh giá môi

trường chiến lược cho tất cả các loại hình CQK được quy định tại Phụ
lục 1.3 hoặc Phụ lục 1.5 của Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT và mối liên
hệ với các bước thực hiện ĐMC được trình bày trong Hướng dẫn này..............

83

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CNC

-

Công nghệ cao

CPC

-

Ủy ban nhân dân (UBND) xã

DANIDA

-

Cơ quan hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch

DARD


-

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

DCE

Chương trình hợp tác trong lĩnh vực môi trường Việt Nam
- Đan Mạch giai đoạn 2005- 2010

DOC

-

Sở Xây dựng

DOF

-

Sở Tài chính

DOH

-

Sở Y tế

DOIT

-


Sở Công thương

DOLISA

-

Sở Lao động, Thương binh và xã hội

DONRE

-

Sở Tài nguyên và Môi trường

DOT

-

Sở Giao thông vận tải

DPC

-

Ủy ban nhân dân huyện

DPI

-


Sở Kế hoạch và Đầu tư

DSI

-

Viện Chiến lược phát triển- Bộ Kế hoạch và Đầu tư

EIA

-

Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

EPC

-

Cam kết bảo vệ môi trường (BVMT)

FD

-

Cục Lâm nghiệp

FPD

-


Chi cục Kiểm lâm

GHG

-

Khí gây hiệu ứng nhà kính

GIS

-

Hệ thống thông tin địa lý

GOV

-

Chính phủ Việt Nam (Chính phủ)

KCNC

-

Khu công nghệ cao

KCN

-


Khu công nghiệp

KCX

-

Khu chế xuất

LEP

-

Luật Bảo vệ môi trường 2005

M&E

8

Giám sát và Đánh giá

MARD

-

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN& PTNT)

MDG

-


Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ

MOC

-

Bộ Xây dựng (BXD)

MOF

-

Bộ Tài chính (BTC)

MOH

-

Bộ Y tế (BYT)

MOIT

-

Bộ Công thương (BCT)


MOLISA


-

Bộ Lao động, Thương binh và xã hội (LĐTBXH)

MONRE

-

Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT)

MPI

-

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (BKH)

NGO

-

Tổ chức phi Chính phủ

NSNN

-

Ngân sách nhà nước

PPC


-

Ủy ban nhân dân tỉnh

PTBV

-

Phát triển bền vững

SEA

-

Đánh giá môi trường chiến lược- ĐMC

SEDMP

Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội

SEDP

-

Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội

SEDS

-


Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

SIA

-

Đánh giá tác động xã hội

SOER

-

Báo cáo hiện trạng môi trường

SPP/SPPs

Chiến lược, Quy hoạch và Kế hoạch, còn được gọi tắt là
CQK (trong ngoặc kép)

TGCEB

-

Vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc bộ

TOR

-

Điều khoản tham chiếu


UNEP

-

Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc

URENCO

-

Công ty Môi trường đô thị

Lưu ý: Có một số từ viết tắt chỉ có trong bản tiếng Việt để thuận lợi cho việc trình
bày (Evision)

9


CHÚ GIẢI THUẬT NGỮ
Giải pháp thay thế: là một hành động hoặc đề xuất có thể được thực hiện trong lập
kế hoạch thay thế nhưng vẫn có thể đáp ứng được mục đích và nhu cầu đề ra trong
hành động hoặc đề xuất (trong lập kế hoạch) ban đầu. Trong ĐMC, các giải pháp thay
thế khác nhau thường được so sánh để đánh giá các rủi ro, lợi ích và cơ hội về mặt môi
trường của chúng.
Sự đa dạng sinh học: là sự phong phú về hệ di truyền, các loài sinh vật và hệ sinh thái.
Tác động tích lũy: là tác động lên môi trường do kết quả của việc tác động cộng thêm
không ngừng của một hành động vào những hành động khác trong quá khứ, hiện tại
hay tương lai có thể dự đoán trước được mà không cần biết tổ chức hay cá nhân nào
thực hiện các hành động đó. Tác động tích lũy có thể bắt nguồn từ những hành động

nhỏ nhưng sau một thời gian dài tích lũy sẽ trở thành tác động lớn.
Hệ sinh thái: là hệ thống các cơ thể sống tồn tại và cùng tiến hóa và tác động lẫn nhau
trong một khu vực địa lý tự nhiên.
Các thành phần của môi trường: là các yếu tố tự nhiên tạo nên môi trường như đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, các cơ thể sống, hệ sinh thái và các yếu tố tự
nhiên khác.
Suy thoái môi trường: là sự suy giảm về chất lượng và số lượng của các thành phần
của môi trường có tác động xấu tới con người và các cơ thể sống.
Đánh giá tác động môi trường (ĐTM): là việc phân tích và dự đoán những tác động
tiềm tàng của những dự án đầu tư cụ thể lên môi trường nhằm đề ra các biện pháp
bảo vệ môi trường khi tiến hành thực hiện các dự án đó.
Sự cố môi trường: là các sự cố hoặc rủi ro xảy ra trong các hoạt động của con người
hoặc những thay đổi bất thường của tự nhiên gây ra ô nhiễm, suy thoái và thay môi
trường nghiêm trọng.
Chỉ số môi trường: là một thông số hoặc dãy thông số môi trường (các yếu tố lý, hóa
hay sinh học) thể hiện đặc tính/đặc điểm của môi trường.
Giám sát môi trường: là quá trình giám sát môi trường và các yếu tố có thể gây tác
động lên môi trường một cách hệ thống nhằm cung cấp những thông tin cần thiết
cho việc đánh giá hiện trạng môi trường, những thay đổi về chất lượng môi trường và
những tác động xấu đến môi trường.
Ô nhiễm môi trường: là việc thải ra đất, nước, không khí không phù hợp với những
tiêu chuẩn được đặt ra gây tác động tiêu cực tới con người và các cơ thể sống.
Tiêu chuẩn môi trường: là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh và hàm lượng ô nhiễm trong chất thải do các cơ quan có thẩm
quyền đặt ra làm cơ sở cho việc quản lý và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội: là văn bản luận chứng và lựa chọn
phương án hợp lý phát triển và tổ chức kinh tế xã hội dài hạn (ít nhất là 5 năm) trên
không gian lãnh thổ nhất định. Đó là bước cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế xã
10



hội theo không gian và thời gian. Quy hoạch bao gồm Quy hoạch phát triển ngành,
Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng, lãnh thổ 1.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội là luận chứng phát triển kinh tế- xã hội
và tổ chức không gian các hoạt động kinh tế- xã hội hợp lý trên lãnh thổ nhất định
trong một thời gian xác định2 .
Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội: là văn bản xác định một cách có hệ thống mọi
mặt hoạt động của đất nước, của từng ngành kinh tế, xã hội, từng vùng lãnh thổ, nhằm
phát triển kinh tế và xã hội theo những mục tiêu, chỉ tiêu mà Chiến lược đã đề ra trong
một thời gian nhất định. Kế hoạch bao gồm kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn3
.
Cơ quan lập kế hoạch: là cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chuẩn bị xây dựng Chiến
lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội (Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay UBND
cấp tỉnh). Các cơ quan này cũng có trách nhiệm chuẩn bị Báo cáo đánh giá môi trường
chiến lược
Tác động thứ cấp (gián tiếp): là những tác động gián tiếp do một hành động khác
gây ra. Những tác động này thường xảy ra sau và không cùng địa điểm với hành động
nguồn.
“Kế hoạch” phát triển kinh tế- xã hội (“Kế hoạch” hay CQK): đề cập tới một tập hợp
các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở cấp quốc gia (cả nước),
vùng hay tỉnh. Quá trình lập các CQK này đều yêu cầu phải thực hiện Đánh giá môi
trường chiến lược và là mục tiêu của Hướng dẫn này. Việc sử dụng từ “Kế hoạch” chỉ
đơn thuần giúp cho việc trình bày dễ dàng hơn chứ không có hàm ý gộp chung 3
loại Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch làm một (Evision).
Bên liên quan: là các tổ chức, cá nhân có thể bị ảnh hưởng hoặc quan tâm tới quá
trình ĐMC. Các bên có thể bao gồm các cơ quan Chính phủ, các Viện nghiên cứu, các
Tổ chức phi Chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội.
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: là văn kiện thể hiện những quan điểm, mục
tiêu, định hướng và chính sách cơ bản về phát triển kinh tế xã hội của đất nước, ngành,
lĩnh vực và vùng trong thời kỳ dài hạn (ít nhất là 10 năm). Chiến lược bao gồm Chiến

lược phát triển kinh tế- xã hội quốc gia, Chiến lược phát triển ngành, Chiến lược phát
triển kinh tế- xã hội vùng, lãnh thổ4 .

1 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (định nghĩa được sử dụng nội bộ, không chính thức và không có ngày tháng

cụ thể).
2 Chỉnh sửa từ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP và phù hợp với những sửa đổi của Nghị định số
04/2008/NĐ-CP.
3 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (định nghĩa được sử dụng nội bộ, không chính thức và không có ngày tháng

cụ thể).
4 Bộ Kế hoạch và Đầu tư (định nghĩa được sử dụng nội bộ, không chính thức và không có ngày tháng

cụ thể).
11


Phát triển bền vững (PTBV): là sự phát triển triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện
tại nhưng không làm ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương
lai dựa trên sự phối hợp hài hòa và chặt chẽ giữa các yếu tố tăng trưởng kinh tế, đảm
bảo công bằng xã hội và BVMT.
Điều khoản tham chiếu (hay chức năng và nhiệm vụ): là những yêu cầu bằng văn
bản được chuẩn bị trong quá trình xác định phạm vi của ĐMC nhằm hướng dẫn việc
thực hiện và xác định chuyên gia cần thiết cho quá trình ĐMC.
Phân tích xu hướng: có thể được định nghĩa là sự diễn giải những thay đổi của các
vấn đề môi trường, xã hội hay kinh tế theo thời gian. Những thay đổi này có thể được
xem xét trong mối quan hệ với các xu hướng trong quá khứ, hiện trạng và những tiến
triển có khả năng xảy ra của xu hướng tương lai. Trong đánh giá môi trường chiến lược,
phân tích xu hướng có thể được sử dụng để so sánh các phương án kế hoạch khác
nhau, bao gồm cả tình trạng có và không triển khai CQK được đề xuất.

Phương pháp “0”: là trạng thái cơ sở khi kế hoạch sẽ không được thực hiện. Phương
pháp “0” là cơ sở cho việc so sánh các tác động tích cực và tiêu cực của kế hoạch tương
lai.

12


1. MỤC ĐÍCH VÀ PHẠM VI CỦA HƯỚNG DẪN
1.1. PHẠM VI CỦA HƯỚNG DẪN
Hướng dẫn này áp dụng cho các loại hình CQK phát triển kinh tế- xã hội khác nhau
yêu cầu phải thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) theo quy định tại Điều
14- Điều 17 của Luật Bảo vệ môi trường 2005, Nghị định số 140/2006/NĐ-CP và Thông tư
số 06/2007/TT-BKH.
Nó đặc biệt được áp dụng cho các loại CQK được liệt kê trong Khung 1 và vùng và
lãnh thổ đặc biệt được liệt kê trong Khung 2. Hướng dẫn này không áp dụng cho các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành mà có thể sẽ được điều chỉnh bởi
các hướng dẫn khác do từng Bộ, ngành thực hiện.

Khung 1: Các loại Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội
yêu cầu phải có ĐMC:
1. Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội cấp quốc gia và cấp vùng (CLPT):
a) Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước (thường cho giai đoạn 10 năm
và tầm nhìn 10 năm tiếp theo); và
b) Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội các vùng kinh tế- xã hội và các lãnh thổ
đặc biệt (các vùng kinh tế trọng điểm; các khu kinh tế, KCN, KCX, Khu công nghệ
cao của cả nước; hành lang kinh tế, vành đai kinh tế).
2. Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cho các vùng và các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (QHPT)5:
a) Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội các vùng kinh tế- xã hội và các lãnh thổ
đặc biệt (các vùng kinh tế trọng điểm; các khu kinh tế, KCN, KCX, Khu công nghệ

cao của cả nước; hành lang kinh tế, vành đai kinh tế); và
b) Quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương (cấp tỉnh)
3. Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của cả nước và các tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương (KHPT):
a) Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm của cả nước; và
b) Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm của các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (cấp tỉnh);

5

Lưu ý: một số tài liệu bằng tiếng Anh ở Việt Nam đôi khi sử dụng thuật ngữ “programming” để chỉ
quy hoạch.
13


Khung 2: Các loại vùng kinh tế- xã hội và các lãnh thổ đặc biệt phải thực hiện
ĐMC trong quá trình chuẩn bị xây dựng Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch
phát triển kinh tế- xã hội được quy định tại Thông tư số 06/2007/TT-BKH:
1. Các vùng kinh tế

2. Các vùng kinh tế trọng điểm

• Vùng miền núi phía Bắc (bao gồm
Đông Bắc bộ và Tây Bắc bộ)

• Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ (Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải
Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc,
Bắc Ninh)


• Vùng đồng bằng sông Hồng
• Vùng Bắc Trung bộ và duyên hải
miền Trung
• Vùng Tây nguyên
• Vùng Đông Nam bộ
• Vùng đồng bằng sông Cửu Long

• Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ
(Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng, Quảng
Nam, Quảng Ngãi, Bình Định)
• Vùng kinh tế trọng điểm Nam bộ
(Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây
Ninh, Bình Phước, Long An, Tiền
Giang)
3. Các vùng/lãnh thổ khác
• Khu công nghiệp;
• Khu chế xuất;
• Khu công nghệ cao;
• Vành đai và hành lang kinh tế;
• Các khu kinh tế quốc phòng

Thông tin chi tiết về các quy định pháp lý chính về áp dụng SEA cho các Chiến lược,
Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội được trình bày trong Phần 2.

1.2. MỤC ĐÍCH CỦA HƯỚNG DẪN
Hướng dẫn này nhằm đưa ra những lời khuyên và phương pháp thực tế để thực hiện
ĐMC đối với các CQK. Dự thảo không nhằm mục đích thay thế hay cập nhật khung
pháp lý hiện hành theo một cách nào đó. Thay vào đó, mục đích của Hướng dẫn này

là hỗ trợ việc thực hiện khung pháp lý hiện tại và áp dụng các nguyên tắc thực tiễn
cho việc Đánh giá môi trường chiến lược của các loại CQK. Thông qua đó, Hướng dẫn
sẽ bổ sung và quan trọng hơn (được xem xét trước) “Hướng dẫn kỹ thuật chung về ĐMC”
của Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với CQK6.
6

Hướng dẫn kỹ thuật chung về ĐMC do Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhằm cung cấp
phương pháp tiếp cận và khuôn khổ chung cho ĐMC tại Việt Nam. Hướng dẫn này nên được chỉnh
sửa cho phù hợp và cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực cũng như loại hình “Kế hoạch”.
14


2. TÓM TẮT CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN
LƯỢC VÀ LẬP “KẾ HOẠCH” PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI
2.1. DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHÍNH
Một danh mục các văn bản quy phạm pháp luật chính quy định về CQK phát triển kinh
tế- xã hội cũng như việc thực hiện và thẩm định ĐMC được thể hiện trong Khung 3.

Khung 3: Các văn bản quy phạm pháp luật chính quy định về ĐMC và việc
lập CQK phát triển kinh tế- xã hội:
Các văn bản quy phạm pháp luật chính quy định về việc lập CQK phát triển kinh
tế- xã hội:
1. Nghị định số 04/2008/NĐ-CP, ngày 11/01/2008 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính
phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
2. Nghị định số 92/2006/NĐ-CP, ngày 07/09/2006, của Chính phủ về lập, phê duyệt
và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
3. Thông tư số 03/2008/TT-BKH ngày 01/07/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng
01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản
lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH
ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành
định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch phát triển các sản phẩm
chủ yếu.
4. Thông tư số 01/2007/TT-BKH, ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP.
5. Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH, ngày 26/03/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm
chủ yếu.
Các văn bản quy phạm pháp luật chính quy định về ĐMC và việc lập CQK phát
triển kinh tế- xã hội
1. Luật Bảo vệ môi trường 2005 ngày 29/11/2005.
2. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
3. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP.

15


4. Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi
trường.
5. Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ quy định việc
bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức thực hiện các
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
6. Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 26/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi

trường Quy định chi tiết một số Điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Lưu ý: Thông tư này thay thế
Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 và Thông tư số 13/2009/TTBTNMT, ngày 18/8/2009.
7. Thông tư số 06/2007/TT-BKH ngày 27/08/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140/2006/NĐ-CP ngày 22/11/2006 của Chính phủ
quy định việc bảo vệ môi trường trong các khâu lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức
thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển.
8. Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT, ngày 30/3/2010 của Bộ Tài
chính và Bộ Tài nguyên và Môi trường Hướng dẫn việc quản lý kinh phí sự nghiệp
môi trường.

2.2.TRÁCH NHIỆM LẬP VÀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ
MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
Việc lập Báo cáo ĐMC thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan được giao nhiệm vụ lập
“Kế hoạch”. Đối với các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, đó
sẽ là Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) hoặc UBND cấp tỉnh tùy thuộc vào loại CQK được
trình bày trong Bảng 1.
Theo Luật BVMT, các kết quả của một quá trình đánh giá môi trường chiến lược phải
được lập thành một Báo cáo ĐMC và phải được một “Hội đồng thẩm định”7 tiến hành
thẩm định. Kết quả thẩm định sẽ được sử dụng làm căn cứ phê duyệt CQK. Trách nhiệm
tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược phụ thuộc vào
yêu cầu về phê duyệt CQK và cũng được thể hiện trong Bảng 1. Thông tin chi tiết về
việc thẩm định Báo cáo ĐMC được trình bày tại Phần 6.

7

Trong các tài liệu bằng tiếng Anh ở Việt Nam thường sử dụng thuật ngữ “appraisal council” hoặc
“review council”.
16



Bảng 1: Trách nhiệm lập và thẩm định Báo cáo ĐMC

Loại CQK

CQ lập Báo
cáo ĐMC

CQ thẩm
định Báo
cáo ĐMC 8

CQ thẩm
định CQK

a) Chiến lược phát triển
KTXH cả nước

Bộ Kế hoạch
và Đầu tư

Bộ Tài
nguyên và
Môi trường

Đại hội
Đảng toàn
quốc


b) Chiến lược phát triển
KTXH cho các vùng kinh tếxã hội và các lãnh thổ đặc
biệt

Bộ Kế hoạch
và Đầu tư

Bộ Tài
nguyên và
Môi trường

Chính phủ

c) Quy hoạch phát triển
KTXH cho các vùng kinh tếxã hội và các lãnh thổ đặc
biệt

Bộ Kế hoạch
và Đầu tư

Bộ Tài
nguyên và
Môi trường

Chính phủ

d) Quy hoạch phát triển
KTXH cho các tỉnh/thành
phố trực thuộc trung ương


UBND cấp
tỉnh

Bộ Tài
nguyên và
Môi trường

Chính phủ

e) Kế hoạch phát triển KTXH
5 năm cả nước

Bộ Kế hoạch
và Đầu tư

Bộ Tài
nguyên và
Môi trường

Quốc hội

f ) Kế hoạch phát triển KTXH
5 năm cấp tỉnh

UBND cấp
tỉnh

UBND cấp
tỉnh


UBND cấp
tỉnh

2.3. THỜI GIAN CHUẨN BỊ VÀ BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
CHIẾN LƯỢC
Theo quy định tại Điều 15 của Luật BVMT (2005) và Điều 6 của Nghị định số 140/2006/NĐCP, cơ quan lập CQK phải tiến hành Đánh giá môi trường chiến lược đồng thời với quá
trình lập CQK và cần chuẩn bị một Báo cáo ĐMC để trình các cơ quan liên quan.
Để thực hiện có hiệu quả công việc này, quá trình thực hiện ĐMC nên được lồng ghép
vào quá trình lập “Kế hoạch” và có cùng thời gian biểu với quá trình lập kế hoạch. Điều
này cho phép các chuyên gia ĐMC đưa ra những tư vấn kịp thời cho các nhà lập kế
hoạch về những lựa chọn có thể góp phần nâng cao những kết quả về môi trường của
8

Theo quy định tại Điều 17 của Luật BVMT và Điều 7, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP.
17


CQK. Việc hoàn thành ĐMC trong quãng thời gian này cũng đảm bảo việc thực hiện
kế hoạch cũng không bị trì hoãn không cần thiết.

2.4. NGÂN SÁCH VÀ KINH PHÍ CHO LẬP VÀ THẨM ĐỊNH BÁO CÁO
ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
Theo quy định của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP, “Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chế độ tài chính đối với hoạt động lập, thẩm
định, giám sát thực hiện báo cáo đánh giá môi trường chiến lược”.
Thông tư liên tịch số 45/2010/TTLT-BTC-BTNMT về “hướng dẫn sử dụng nguồn vốn sự
nghiệp quản lý môi trường”, bao gồm cả kinh phí cho các báo cáo, điều tra môi trường
cấp trung ương và địa phương cũng như thẩm định Báo cáo ĐMC. Theo quy định của
Thông tư này, ngân sách cho ĐMC có thể được dự toán như sau:
• Đối với các nhiệm vụ chi đã có định mức kinh tế- kỹ thuật: Dự toán kinh phí

được xác định trên cơ sở khối lượng công việc nhân (x) đơn giá hiện hành. Định
mức kinh tế - kỹ thuật do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành sau khi thống
nhất với các Bộ, ngành liên quan.
• Đối với nhiệm vụ chi chưa có định mức kinh tế- kỹ thuật: Dự toán kinh phí được
lập căn cứ vào khối lượng công việc cụ thể, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành
của nhà nước và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với kinh phí cho điều chỉnh quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội cấp tỉnh, căn cứ
theo kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định được quy định tại Thông tư số
03/2008/TT-BKH và Quyết định số 281/2007/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuy
nhiên, hai văn bản này hiện nay không thể áp dụng được do Chính phủ đã có quy định
về chế độ tài chính cho hoạt động đánh giá môi trường chiến lược tại Khoản 1, Điều
37, Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 04 năm 2011. Chế độ tài chính cho
hoạt động đánh giá môi trường chiến lược được quy định tại Khoản 1, Điều 37 của
Nghị định số 29/2011/NĐ-CP như sau:
a) Chi phí lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bố trí trong kinh phí xây dựng
chiến lược, quy hoạch, kế hoạch do ngân sách bảo đảm từ nguồn kinh phí sự nghiệp
kinh tế và các nguồn khác, nếu có;
b) Chi phí cho hoạt động thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bố trí từ
nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường.

3. GIỚI THIỆU VỀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
3.1. THẾ NÀO LÀ ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC (ĐMC)
Tại Việt Nam, Đánh giá môi trường chiến lược được định nghĩa là “việc phân tích, dự
báo các tác động đến môi trường của dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
trước khi phê duyệt nhằm bảo đảm phát triển bền vững” .9

9

Luật BVMT (2005)
18



Mục tiêu tổng thể của ĐMC là lồng ghép những cân nhắc về tác động môi trường vào
quá trình lập kế hoạch và tăng cường sự minh bạch cũng như quá trình ra quyết định
có sự tham gia10.

3.2. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Với định nghĩa và mục tiêu như trên, ĐMC cũng có thể được coi là một công cụ lồng
ghép phát triển bền vững vào quá trình lập kế hoạch. Ở Việt Nam, quan điểm PTBV
được xác định là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, (thông qua) tăng trưởng kinh
tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” 11.
Nhằm thực hiện quan điểm này, Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam đã khẳng định:
• Con người là trung tâm của PTBV.
• Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới.
• Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rời
của quá trình phát triển.
• Quá trình phát triển phải đảm bảo đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ
hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.
Vì vậy, đặt ĐMC trong bối cảnh PTBV thì việc thực hiện Đánh giá môi trường chiến lược
cho các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ở Việt Nam nên
quan tâm tới thuật ngữ “môi trường” theo nghĩa rộng. Điều đó có nghĩa là trong khi
ĐMC nên tập trung chủ yếu vào các vấn đề môi trường (các yếu tố sinh- lý), Đánh giá
môi trường chiến lược cũng nên xem xét các mối liên hệ giữa các vấn đề môi trường
và kinh tế- xã hội.

3.3. TỔNG QUAN VỀ NHỮNG NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG ĐÁNH GIÁ MÔI
TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC
Đối với CQK phát triển kinh tế- xã hội, Đánh giá môi trường chiến lược nên tiến hành
thông qua các nhiệm vụ về phân tích và các nhiệm vụ có sự tham gia như được liệt kê
trong Bảng 2. Khi thực hiện các nhiệm vụ này, quá trình ĐMC nên được lồng ghép vào

quá trình lập CQK và sẽ được trình bày chi tiết trong Phần 4. Các nhiệm vụ được mô
tả dưới đây sẽ được trình bày chi tiết trong Phần 5. Các kiến nghị cụ thể về việc chỉnh
sửa các nhiệm vụ này cho phù hợp với các loại CQK khác nhau được trình bày tại PHỤ
LỤC 1.

10

Chỉnh sửa từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008a)- chỉ Hướng dẫn chung về ĐMC của Bộ TN& MT
(Evision)
11 Được xác định trong Chiến lược phát triển KTXH 2001- 2010 của ĐHĐB toàn quốc Đảng CSVN lần

thứ IX và được coi là mục tiêu chính của Định hướng PTBV của Việt Nam năm 2004
19


Bảng 2: Những nhiệm vụ phân tích chính trong ĐMC12
Những nhiệm vụ phân tích chính
trong ĐMC
1. Chuẩn bị thực hiện ĐMC và xây
dựng Điều khoản tham chiếu.

Những nhiệm vụ chi tiết
 Xây dựng thể chế và cơ chế quản
lý ĐMC.
 Rà soát lại các mục tiêu và quan
điểm lập kế hoạch của CQK.
 Làm rõ mục tiêu và phạm vi của
ĐMC.
 Chuẩn bị Điều khoản tham chiếu
cho ĐMC.


2. Xác định những bên liên quan
chính và chuẩn bị kế hoạch thu hút
sự tham gia của các nhóm này.

 Xác định những bên liên quan
chính bị ảnh hưởng hay quan tâm tới
ĐMC.
 Kết hợp thực hiện ĐMC với việc
tham vấn các bên liên quan do cơ
quan lập kế hoạch tiến hành.
 Chuẩn bị kế hoạch thu hút sự
tham gia của các bên liên quan và
ngân sách.

3. Xác định các vấn đề cũng như các
mục tiêu chính về môi trường và
kinh tế- xã hội liên quan tới Chiến
lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát triển
kinh tế- xã hội.

 Xác định các vấn đề về môi trường
và kinh tế- xã hội liên quan tới CQK.
 Xác định các mục tiêu về môi
trường và kinh tế- xã hội để tiến
hành đánh giá.
 Xây dựng các câu hỏi hay các chỉ
số mang tính định hướng cho việc
đánh giá.
 Rà soát việc xác định các vấn đề

chính với các bên liên quan.

4. Phân tích các xu hướng về môi
trường và kinh tế- xã hội khi không
triển khai Chiến lược, Quy hoạch, Kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội
(Phương pháp “0”).
20

 Thu thập thông tin cơ sở
 Phân tích các xu hướng trong quá
khứ, hiện trạng, các xu hướng tương
lai và các nhân tố tác động trong
trường hợp CQK không được triển


Những nhiệm vụ phân tích chính
trong ĐMC

Những nhiệm vụ chi tiết

khai ( Phương pháp “0”).
 Trao đổi những vấn đề chính được
xác định với cơ quan lập kế hoạch.
5. Đánh giá các mục tiêu, định hướng
và những phương án/kịch bản phát
triển của Chiến lược, Quy hoạch, Kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội được
đề xuất.


 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của
các mục tiêu phát triển được đề xuất
tới những nhân tố tác động chính
(nguyên nhân gốc) của các xu hướng
môi trường và xã hội
 Xác định những rủi ro, lợi ích và cơ
hội môi trường có liên quan tới các
định hướng và mục tiêu phát triển
được đề xuất.
 Đánh giá tính nhất quán của các
định hướng và mục tiêu phát triển
được đề xuất với các mục tiêu về môi
trường và PTBV của Việt Nam
 Đề xuất với cơ quan lập kế hoạch
về việc tối ưu hóa và xây dựng lại các
mục tiêu phát triển được đề xuất
nhằm đảm bảo PTBV.

6. Phân tích các xu hướng về môi
trường và kinh tế - xã hội trong
tương lai khi Chiến lược, Quy hoạch,
Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
được triển khai.

 Xác định các thành phần của CQK
được đề xuất có thể gây tác động
tích cực hay tiêu cực đáng kể tới các
xu hướng môi trường và các xu
hướng khác.
 Dự báo tác động - đánh giá mức

độ ảnh hưởng đáng kể của các thành
phần này tới các xu hướng môi
trường và các xu hướng khác.
 Xác định và so sánh các lựa chọn
thay thế ở cấp độ lập kế hoạch.
 Mô tả các kịch bản xấu nhất và tốt
nhất đối với các xu hướng tương lai

21


Những nhiệm vụ phân tích chính
trong ĐMC

Những nhiệm vụ chi tiết

khi triển khai CQK (nếu liên quan).
 Thảo luận về các tác động, rủi ro,
lựa chọn thay thế với cơ quan lập kế
hoạch và các bên liên quan khác.
7. Tổng quan về những biện pháp
giảm thiểu/tăng cường cũng như
những phương án quản lý và giám
sát được đề xuất.

 Chuẩn bị một kết luận tổng thể về
những biện pháp giảm thiểu/tăng
cường được đề xuất cho việc thực
hiện CQK.
 Cân nhắc các biện pháp quản lý và

BVMT liên quan; các biện pháp về
chính sách, thể chế và phối hợp liên
ngành; các biện pháp nâng cao nhận
thức và tăng cường năng lực; và
TORs cho các ĐMC trong tương lai.
 Chuẩn bị một kế hoạch giám sát
môi trường và ngân sách cho việc
thực hiện CQK.

8. Soạn thảo Báo cáo ĐMC và trình
lên cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt.

 Chuẩn bị một bản tóm tắt không
mang tính kỹ thuật của Báo cáo ĐMC
cho những người ra quyết định trong
đó nêu bật những vấn đề còn tồn tại
cần cân nhắc thêm.
 Chuẩn bị Báo cáo ĐMC đầy đủ và
các Phụ lục hỗ trợ theo các quy định
pháp lý hiện hành và trình thẩm
định.

3.4.PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SỬ DỤNG TRONG ĐÁNH GIÁ MÔI
TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC CHIẾN LƯỢC, QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ- XÃ HỘI
Quá trình Đánh giá môi trường chiến lược có thể sử dụng rất nhiều phương pháp hoặc
công cụ phân tích như được thể hiện trong Khung 4 và sẽ được trình bày cụ thể hơn
trong PHỤ LỤC 1.


22


Nhằm thực hiện ĐMC tại Việt Nam, Hướng dẫn kỹ thuật chung về ĐMC13 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường đề xuất rằng việc phân tích xu hướng có thể được sử dụng như
phương pháp phân tích chủ yếu. Đối với các Chiến lược, Quy hoạch, Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội, phương pháp này cũng được đề xuất sử dụng và là cơ sở chính
cho việc xây dựng phương pháp phân tích của Hướng dẫn này.
Phân tích xu hướng có thể được hiểu là “cách diễn giải các điều kiện về môi trường,
hay kinh tế - xã hội theo thời gian”. Những thay đổi này có thể được xem xét trong mối
quan hệ về mặt lãnh thổ và thời gian của CQK thông qua một số bước sau:
• Xác định các vấn đề chính về môi trường và kinh tế- xã hội;
• Phân tích các xu hướng trong quá khứ và các nhân tố tác động; và hiện trạng
của mỗi vấn đề; và
• Dự đoán sự tiến triển có khả năng xảy ra của các xu hướng trong tương lai có
thể dự đoán được một cách hợp lý đối với mỗi vấn đề; và so sánh tình hình trong
tương lai cả khi không triển khai14 và khi triển khai Chiến lược, Quy hoạch, Kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội được đề xuất.
Cuối cùng, phân tích xu hướng còn có thể hỗ trợ việc đánh giá những tác động
tích lũy của chuỗi đề xuất phát triển trong một CQK. Điều này có thể được thực
hiện bằng cách xem xét các hoạt động phát triển có thể độc lập và cùng nhau
gây ảnh hưởng tới hiện trạng và các xu hướng môi trường trong tương lai như
thế nào.
Phương pháp phân tích xu hướng cũng có thể được sử dụng kết hợp với rất nhiều
công cụ khác (như ý kiến đánh giá của các chuyên gia; hệ thống thông tin địa lý; mô
hình dự báo; các mạng lưới tác động; v.v…) trong ĐMC đồng thời các xu hướng được
xác định có thể được thể hiện thông qua một số phương pháp sau:
• Đường thẳng xu hướng (Story-lines): mô tả những xu hướng chung, những
nhân tố chính tác động lên chúng, phạm vi tác động, những mối quan tâm chính
và những cơ hội được tạo ra từ những xu hướng này;

• Bản đồ: thể hiện mô hình về mặt không gian của các xu hướng và những “điểm
nóng” chính hay những khu vực có vấn đề;
• Đồ thị/biểu đồ: có thể có những biểu đồ đơn giản sử dụng các dữ liệu sẵn có
để mô tả sự tiến triển của những vấn đề chính và/hoặc những nhân tố tác động
lên chúng qua thời gian cũng như có thể có những biểu đồ phức tạp cung cấp
cái nhìn tổng quan về mối tương quan giữa sự tiến triển của các nhân tố tác động
13

Chỉnh sửa từ Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008a).

14

Sự tiến triển của các xu hướng về môi trường (và kinh tế- xã hội) có thể dự đoán được một cách
hợp lý khi không triển khai CQK được đề xuất đôi khi được gọi là phương pháp “Phương pháp ‘0’”
hay “Mọi việc vẫn diễn ra bình thường/mọi việc sẽ đâu vào đấy”. Phương pháp này sẽ là cơ sở cho
việc so sánh những tác động có thể có của CQK đến môi trường khi xem xét cả hiện trạng và cả tiến
triển có thể xảy ra trong tương lai khi các mục tiêu phát triển và các giải pháp thực hiện được đề xuất
trong CQK không được triển khai.
23


×