Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

kinh tế vĩ mô chủ đề tổng cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.07 KB, 16 trang )

1
Nhóm 3

KẾT CẤU
A. Phần mở đầu
Sự cần thiết của việc nghiên cứu tổng cầu
B. Phần nội dung
I.
Khung lý thuyết
II. Thực trạng
III. Giải pháp
IV. Đánh giá
C. Phần kết luận
Tổng kết và kiến nghị

1
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


2
Nhóm 3

A. Phần mở đầu

Sự cần thiết của việc nghiên cứu tổng cầu
Nghiên cứu tổng cầu là công cụ kinh doanh thiết yếu và là công việc cần
làm trong một thị trường cạnh tranh nơi có quá nhiều sản phẩm phải cạnh tranh
gay gắt để dành sự chấp nhận mua và sử dụng của khách hàng. Nó giúp chúng ta
hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng để có nhiều cơ hội thành công
hơn.
Nghiên cứu tổng cầu cung cấp những chi tiết quan trọng hỗ trợ chúng ta


trong việc phát hiện ra thị trường và hoạch định chiến lược kinh doanh có hiệu
quả, tránh lãng phí tiền bạc và công sức cho những hi vọng sai lầm, đặc biệt khi
tiến hành xuất khẩu.
Việc nghiên cứu cho phép thu gọn tầm nhìn để nỗ lực một cách có hiệu
quả vào một lĩnh vực, phạm vi nhất định, lên kế hoạch cho các thị trường trong
tương lai, có được cách tiếp cận chủ động để ứng phó với các biến động không
ngừng của môi trường kinh doanh hiện nay.
Nghiên cứu tổng cầu là việc cần thiết đối với doanh nghiệp khi bắt đầu
kinh doanh cũng như đang kinh doanh muốn phát triển hoạt động kinh doanh
của mình. Như vậy, nghiên cứu tổng cầu có vai trò cực kỳ quan trọng trong hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp, một phần quyết định nên sự thành bại của
doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh. Nhận thấy sự thiết yếu của vấn đề nghiên
cứu tổng cầu như vậy nên nhóm chúng tôi đã chọn đề tài tổng cầu để nghiên cứu.

2
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


3
Nhóm 3

I. Khung lý thuyết
1. Khái niệm

B. Phần nội dung

Tổng cầu (AD) là toàn bộ số lượng hàng hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình
và doanh nghiệp dự kiến chi tiêu tương ứng với thu nhập của họ.
Trong nền kinh tế mở tổng cầu bao gồm các yếu tố :
-Tiêu dùng ( C) : chi tiêu lương thực , thực phẩm, tivi hay quần áo , tất cả các

thứ này do hộ gia đình mua.
-Đầu tư (I) : các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng mới và mua sắm thiết bị
để tăng năng lực sản xuất trong tương lai như đường xá, cầu cống , bến cảng …
-Xuất khẩu ròng (NX) : chênh lệch giữa giá trị hàng hóa và dịch vụ sản xuất
trong nước được bán ở nước ngoài được các hộ gia đình , doanh nghiệp và chính
phủ trong nước mua , tức là nhập khẩu (IM).
Ta có, phương trình tổng cầu : AD= C+I+G+NX
2. Đường tổng cầu theo mức giá
Có nhiều biến số quyết định mức sản lượng mà các tác nhân kinh tế sẵn
sàng và có khả năng mua như giá cả, sở thích, thu nhập của người tiêu dùng… Tuy
nhiên , trong giới hạn cho phép chúng ta giữ cho các biến số khác không đổi, chỉ
xem xét sự thay đổi của mức giá tới lượng tổng cầu.
-Khái niêm : Đường AD theo mức giá p là tập hợp các tổ hợp giữa mức giá và
sản lượng mà tại đó cả hai thị trường hàng hóa dịch vụ và thị trường tiền tệ đều
cân bằng.
-Ý nghĩa : Đường tổng cầu dốc xuống chỉ ra rằng nếu những yếu tố khác
không thay đổi . thì giảm mức giá chung sẽ làm cho lượng tổng cầu về GDP của
quốc gia đó tăng lên.

3
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


4
Nhóm 3

3. Mô hình tổng cầu của Keynes
Khi nghiên cứu nền kinh tế trong cuộc đại khủng hoảng Keynes đưa ra kết
luận sau :
-Giả cả và tiền lương là hoàn toàn cứng nhắc ( người ta sẵn sàng đổ hàng

hóa chứ không giảm giá ) , vì vậy giá cả được đưa ra khỏi mô hình làm biến ngoại
sinh.
-Tại một mức giá cho trước , nền kinh tế muốn sản xuất bao nhiêu cũng
được , nói cách khác là tổng cung luôn lớn hơn tổng cầu.
Với lí luận này, Keynes đưa ra mô hình tồng cầu như sau :

4
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


5
Nhóm 3

-Trên hệ trục tọa độ , Keynes dựng đường thẳng phân giác ,tập hợp
những điểm nằm trên đường phân giác phản ánh thu nhập bằng chi tiêu, lúc đó
nền kinh tế cân bằng.
- : chỉ tiêu tự định, nền kinh tế không sản xuất ra bằng với chỉ tiêu, hình
thành nên mức sản lượng cân bằng.
-Tại E sản lượng nền kinh tế sản xuất ra bằng với chi tiêu, hình thành nên
mức sản lượng cân bằng.

4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu
4.1 Tiêu dùng và tiết kiệm
a) Khái niệm.
Toàn bộ thu nhập của khu vực hộ gia đình do cung cấp các yếu tố sản xuất
được dành phần lớn để chi mua hàng hoá và dịch vụ cho đời sống, phần còn lại
để dành tiết kiệm.
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng và tiết kiệm của hộ gia đình.
Có 3 nhân tố ảnh hưởng đến tiêu dùng cá nhân, đó là thu nhập khả dụng cá nhân,
thu nhập dự đoán và lãi suất. Thu nhập khả dụng cá nhân là tổng số thu nhập mà

5
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


6
Nhóm 3

một cá nhân hoặc một hộ gia đình có thể sử dụng cho tiêu dùng và cho tiết
kiệm.Thu nhập khả dụng của hộ gia đình được xác định bằng tổng số thu nhập
của hộ gia đình bao gồm thu nhập từ lợi tức cho vay, cổ tức, tiền cho thuê các yếu
tố sản xuất kinh doanh, tiền lương, tiền trợ cấp (trợ cấp nghỉ hưu, thất nghiệp,
khó khăn, học bổng .v.v..) sau đó trừ đi khoản thuế thu nhập cá nhân và bảo hiểm
xã hội. Thu nhập khả dụng được sử dụng vào hai mục đích: tiêu dùng và tiết kiệm.
Khi sử dụng lương thực thực phẩm, quần áo hoặc đi xem phim chúng ta đã tiêu
dùng sản phẩm của nền kinh tế.Tiết kiệm là phần còn lại của thu nhập khả dụng
sau khi trừ đi tiêu dùng. Do đó, thu nhập khả dụng Yd tăng thì tiêu dùng (C) tăng
và tiết kiệm (S) tăng. Ngoài ra, khi thu nhập dự đoán tăng thì chi tiêu cũng tăng
4.2 Đầu tư
a).Những yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu đầu tư.
Đầu tư là một đề tài quan trọng trong kinh tế vĩ mô vì: Mặc dù tiêu dùng
là phần lớn nhất của tổng cầu, nhưng hầu hết những thay đổi về giá trị GDP là do
những thay đổi về đầu tư trong chu kỳ kinh doanh. Đầu tư được định nghĩa là sự
sản xuất ra vốn vật chất nên những thay đổi nguồn vốn là một yếu tố quan trọng
quyết định tốc độ tăng trưởng và hướng đi tương lai cho nền kinh tế. Bốn yếu tố
chính ảnh hưởng đến đầu tư (1) Lãi suất Mức đầu tư là hàm số của lãi suất I = I (i).
Trên thực tế có nhiều mức lãi suất khác nhau. Chẳng hạn như lãi suất phải trả đối
với các tài khoản ngân hàng, lãi suất phải trả đối với các trái phiếu công ty cũng
như lãi suất trên trái phiếu chính phủ. Sự khác nhau của các mức lãi suất có thể
do bởi nhiều yếu tố như thời hạn cho vay hay mượn, qui mô giao dịch và có lẽ
quan trọng hơn hết là mức độ xảy ra rủi ro.Tuy nhiên, vào thời điểm này chúng ta

sẽ giả định rằng chỉ có lãi suất r là yếu tố chính quyết định mức đầu tư. Khi đầu tư
nguồn vốn có thể được tài trợ từ quĩ riêng hoặc vay mượn . Bất luận dự án đầu tư
được tài trợ bằng phương thức nào, mức lãi suất cũng là một phần chi phí cơ hội
của dự án đó. Tiền trả lãi cho khoản tiền vay là chi phí trực tiếp.Tiền lãi mà một
doanh nghiệp bị mất khi sử dụng lợi nhuận không phân phối để tài trợ cho dự án
riêng của mình thay vì dùng để cho vay được gọi là chi phí cơ hội. Mức lãi suất
càng thấp thì chi phí cơ hội của dự án càng thấp, càng có nhiều dự án đầu tư
mang lại lợi nhuận và vì vậy mức đầu tư sẽ gia tăng. Trong các mô hình lý thuyết
hàm đầu tư theo lãi suất thường được biểu diễn dưới dạng tuyến tính.
b) Những thay đổi của cầu đầu tư và đường cầu đầu tư.
6
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


7
Nhóm 3

Những yếu tố sau làm cho hàm cầu đầu tư dịch chuyển:
Thuế: Sự thay đổi về thuế hay thuế suất sẽ có tác động đến chi phí hay lợi
nhuận của dự án. Thông thường các doanh nghiệp có thể được giảm thuế nhằm
khuyến khích đầu tư. Điều này sẽ làm giảm chi phí thực của dự án và tăng giá trị
hiệu suất đầu tư biên ứng với mỗi mức lãi suất. Kết quả là hàm đầu tư sẽ dịch
chuyển sang phải. Những kỳ vọng lợi nhuận sẽ ảnh hưởng đến giá trị lợi nhuận..
Sự dao dộng trong lợi nhuận dự đoán của các doanh nhiệp là nguồn gốc chính
của những dao động trong cầu đầu tư. Khi kỳ vọng về lợi nhuận là lạc quan thì
đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển về phía bên phải. Khi lợi nhuận dự đoán bi quan
thì đường cầu đầu tư sẽ dịch chuyển sang trái.
Đường biểu diễn hàm số đầu tư cũng dịch chuyển khi có sự thay đổi trong
lượng đầu tư được thực hiện để thay thế cho cơ sở vật chất bị hao mòn hoặc lạc
hậu về mặt kỷ thuật, ảnh hưởng này sẽ dẫn đến sự dịch chuyển sang phải của

đường cầu đầu tư.
5.Các hàm tổng cầu.
5.1 Nền kinh tế đơn giản có hai khu vực.
Sản lượng cân bằng. Thị trường hàng hoá đạt cân bằng ngắn hạn khi tổng
cầu của nền kinh tế bằng sản lượng thực tế, tức là : Y = AD = C + I Hình 3.4: sản
lượng cân bằng Một cách tiếp cận khác, và cũng có thể coi là hệ quả rút ra từ định
nghĩa trên: khi thị trường hàng hoá trong nền kinh tế giản đơn cân bằng, đầu tư
dự kiến (I) bằng tiết kiệm dự kiến (S): I=S (Số nhân chi tiêu)Số nhân chi tiêu phản
ánh sự thay đổi của sản lượng cân bằng khi chi tiêu tự định thay đổi một đơn vị.
Giá trị của số nhân lớn hơn 1, bởi vì khi có sự gia tăng trong chi tiêu tiêu dùng tự
định (C0) hay gia tăng chi tiêu đầu tư ( I ) sẽ làm Y tăng. Sự gia tăng của sản lượng
sẽ làm tăng tiêu dùng và dẫn đến sự gia tăng kéo theo của thu nhập. Thu nhập
tăng sẽ dẫn đến sự gia tăng kéo theo của tiêu dùng và cứ tiếp diễn như thế mãi.
Kết quả là mức thu nhập cân bằng tăng nhiều hơn so với sự gia tăng ban đầu của
chi tiêu
5.2 Mô hình nền kinh tế đóng có chính phủ.
Trong mô hình này cần phân biệt hai trường hợp khi thuế độc lập với thu
nhập và khi thuế tỉ lệ với thu nhập. Khi thuế độc lập với thu nhập (T = T0) Nền
kinh tế đạt cân bằng sản lượng khi. Y = AD = C + I + G Thuế độc lập với thu nhập: T
= Tx – TR = T0 Tổng tiêu dùng hộ gia đình: C = C0 + MPC.Yd Thu nhập khả dụng của
7
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


8
Nhóm 3

hộ gia đình: Yd = Y – T0 Đầu tư: I = I0 Chi tiêu chính phủ: G = G0 Mô hình tổng
cầu: AD = C0 + MPC (Y – T0) + I0 + G0 Sản lượng cân bằng: AD = Y = C0 + I0 + G0 +
MPC. Y – MPC. T0 Số nhân chi tiêu: Từ phương trình cân bằng ta nhận thấy, khi

chi tiêu của hộ gia đình, chi tiêu đầu tư hay chi tiêu của chính phủ thay đổi thì sản
lượng cân bằng Y0 sẽ thay đổi
Số nhân Thuế: nếu giá trị của thuế thay đổi từ thời điểm 0 đến thời điểm 1
thì giá trị thuế mới sẽ là (T0+ T) . Với các giá trị khác không đổi, giá trị sản lượng
cân bằng tại thời điểm 1 sẽ là Đây là số nhân đối với thuế không phụ thuộc và thu
nhập. Số nhân này nhỏ hơn và ngược dấu với chi tiêu chính phủ. Khi thuế tỉ lệ với
thu nhập (T = t.Y) hay (T = T0 + t.Y). Xét mô hình tổng cầu với hàm thuế T = t.Y Nền
kinh tế đạt cân bằng sản lượng khi: Y = AD = C + I + G Chi chuyển nhượng: TR = 0
Tổng tiêu dùng hộ gia đình: C = C0 + MPC.Yd Thu nhập khả dụng của hộ gia đình:
Yd = Y – tY Đầu tư : I = I0 Chi tiêu chính phủ : G = G0 AD = C0 + MPC (Y – t.Y) + I0 +
G0=> AD = C0 + I0 + G0 + MPC (1- t).Y Sản lượng cân bằng: Số nhân chi tiêu: Với
mô hình thuế tỉ lệ với thu nhập, mỗi thay đổi của chi tiêu tiêu dùng hộ gia đình,
chi tiêu đầu tư, chi tiêu của chính phủ, ứng với C, I, G thì Tổng cầu thay đổi: AD = (
C + I + G) Trong mô hình này giá trị của số nhân chi tiêu giảm xuống so với hai mô
hình trước. lý do là một phần của thu nhập tăng thêm được rò rĩ khỏi dòng chu
chuyển dưới hình thức thuế.
5.3. Nền kinh tế mở.
Nền kinh tế mở là một nền kinh tế có giao thương với các nước khác, mô
hình tổng cầu bao gồm chi tiêu tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu đầu tư, chi tiêu
mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ , xuất khẩu và nhập khẩu. AD = C + I + G +
X – M Chi tiêu tiêu dùng C = C0 + MPC.Yd Đầu tư: I = I0 Chi tiêu chính phủ: G = G0
Xuất khẩu ròng: NX = X – MPM.Y Thuế: T = tY Chi chuyển nhượng TR = 0 Sản
lượng cân bằng: Y0 = AD = C0 + MPC (Y – tY ) + I0 + G0 + X - MPM.Y Số nhân: Theo
phương trình sản lượng cân bằng trên, khi một trong các yếu tố C0, I0, G0, X0
thay đổi một lượng ứng với C, I, G, X
6. Sự dịch chuyển và di chuyển của đường cầu
a) Di chuyển : là thuật ngữ đề cập đến hiện tượng trượt dọc trên một
đường nhất định. Trên hệ trục Y-P sự di chuyển dọc của một đường cầu phản ánh
sự thay đổi của lượng cầu do sự thay đổi của mức giá trong khi các biến số khác
ảnh hưởng đến tổng cầu được giữ nguyên như ban đầu.

8
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


9
Nhóm 3

b) Dịch chuyển : là hiện tượng thay đổi vị trí của đường cầu do các yếu tố
ngoại sinh khác tác động đến như chính sách , thu nhập ... tại mỗi mức giá cho
trước .
Đường cầu dịch chuyển sang phải khi lượng cầu tăng lên tại mỗi mức giá
cho trước. Ngược lại, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên trái khi lượng cầu
giảm xuống tại mỗi mức giá cho trước.
c) Các nguyên nhân gây dịch chuyển của đường tổng cầu
-Sự thay đổi trong tiêu dùng : Nếu người tiêu dùng an tâm hơn về tình hình
việc làm và thu nhập trong tương lai, giá cổ phiếu tăng làm cho các hộ gia đình
trở nên giàu có hơn , chính phủ giảm thuế thu nhập, lãi suất ngân hàng thấp...thì
các hộ gia đình sẽ chi tiêu nhiều hơn cho tiêu dùng hiện tại mỗi mức giá cho
trước và kết quả là đường tổng cầu sẽ dịch chuyển qua bên phải.
-Thay đổi trong đầu tư : nếu các doanh nghiệp trở nên lạc quan vào triển
vọng mở rộng thì trường trong tiến trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, quyết
định xây thêm nhà máy mới , mua thêm máy móc mới thiết bị mới, hoặc nếu
chính phủ giảm thuế cho các DN thực hiện các dự án đầu tư, ngân hàng TW tăng
cung ứng tiền tệ làm giảm lãi suất, thì đầu tư sẽ tăng và đường tổng cầu sẽ dịch
chuyển sang bên phải và ngược lại.
-Thay đổi chi tiêu cho chính phủ : Nếu chính phủ tăng chi tiêu nhằm đối
phó với đà tăng trưởng kinh tế chậm, thì đường AD sẽ dịch chuyển sang bên phải.
-Thay đổi trong xuất khẩu ròng : Nếu nền kinh tế thế giới suy thoái và nhập
khẩu ít hàng Việt Nam hơn, hoặc đồng Việt Nam tăng giá so với tiền của các đối
tác thương mại , thì xuất khẩu ròng của Việt Nam sẽ giảm và kết quả là đường

tổng cầu sẽ dịch chuyển sang bên trái.
III. Thực trạng

9
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


10
Nhóm 3

Tốc độ tăng, giảm của một số chỉ tiêu liên quan đến tổng cầu của nên
kinh tế (đơn vị:%)
Thông qua kỳ họp thường kỳ của Chính phủ vào tháng 8/2014 cho thấy
tổng cầu của nước ta hiện nay còn yếu, điều này thể hiện ở những góc độ sau:
1. Ở góc độ thứ nhất là vốn đầu tư
Tổng quát nhất là tốc độ tăng và tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã
hội/GDP. Các chỉ số thống kê cho thấy về hai chỉ số này như sau. Tốc độ tăng tổng
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, tính theo giá thực tế thì tăng 5,9%, nhưng nếu
trừ đi sự giảm giá của đồng tiền (CPI tăng bình quân 6 tháng so với cùng kỳ năm
trước là 6,73%), thì còn bị giảm. Trong đó nguồn vốn khu vực nhà nước tính theo
giá thực tế chỉ tăng thấp (3,5%) và nếu loại trừ yếu tố giảm giá của đồng tiền thì
còn giảm sâu hơn.
Trong nguồn vốn khu vực nhà nước, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước 6
tháng giảm 1,9% (trong đó do Trung ương quản lý giảm tới 11,2%); tính chung 7
tháng giảm nhiều hơn 2,4% (trong đó do Trung ương quản lý giảm tới 14%). So
với kế hoạch năm, thực hiện 6 tháng của nguồn vốn trái phiếu chính phủ mới đạt
33%, của vốn đầu tư của doanh nghiệp nhà nước mới đạt 46,9%.
Vốn đầu tư của dân cư và khu vực tư nhân tuy 6 tháng tăng cao hơn tốc độ
tăng chung (9,9% so với 5,9%), nhưng lại được “chia sẻ” vào một số kênh khác,
chưa được đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh.

10
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


11
Nhóm 3

Trên thị trường chứng khoán thì giá trị giao dịch bình quân ngày nếu tháng
12/2012 trên 2 sàn là 1.316,4 tỷ đồng, thì tháng 6/2013 là 1.506,6 tỷ đồng.
Trên thị trường vàng thì giá vàng trong nước vẫn chênh lệch lớn so với giá
vàng thế giới. Trên thị trường ngoại tệ thì tỷ giá từ đầu năm đến nay đã xuất hiện
3 đợt tăng lên, mặc dù gần đây đã dịu lại. Trên thị trường tiền tệ thì số dư tiền gửi
tháng 7/2013 tăng cao so với cuối năm 2012, mặc dù lãi suất tiết kiệm đã qua
nhiều lần giảm, nếu so với dự báo tốc độ tăng giá tiêu dùng cả năm thì chưa chắc
đã cao hơn. Tâm lý co cụm, thủ thế xuất hiện.
Vốn đầu tư nước ngoài có dấu hiệu tăng khá cả về vốn đầu tư trực tiếp
(FDI), cả về vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), cả về vốn đầu tư gián tiếp
(FII). Trong nguồn FDI, lượng vốn đã tăng cả về vốn đăng ký, cả về vốn thực hiện.
Ở đây có 2 vấn đề đặt ra. Tăng trưởng tín dụng cao một mặt sẽ làm tăng
trưởng kinh tế nóng và hiệu ứng phụ sẽ là lạm phát cao, bất ổn kinh tế vĩ mô.
Nhưng nếu tăng trưởng thấp và kéo dài sẽ làm cho nền kinh tế bị nguội, trì trệ,
tăng trưởng bị suy giảm. Do vậy, cần tránh từ cực đoan này chuyển sang cực đoan
khác, tránh giật cục mà phải khéo kết hợp.
2. Ở góc độ thứ hai là tiêu dùng trong nước
Biểu hiện rõ nhất là tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng (tổng mức bán lẻ). Trong cơ chế thị trường, tiêu thụ là mục tiêu của đầu tư,
sản xuất, là động lực của tăng trưởng kinh tế; tỷ lệ tổng mức bán lẻ/GDP từ mấy
năm nay đã vượt qua mốc 70%, nên tổng mức bán lẻ là bộ phận lớn nhất trong
GDP.
Tính theo giá thực tế, tổng mức bán lẻ 7 tháng năm nay tăng 12%, nhưng

nếu loại trừ yếu tố tăng giá bình quân 7 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước
(6,81%), thì tăng chưa đến 4,9%- thấp xa so với các tốc độ tăng tương ứng trong
thời kỳ 2001- 2012 (11,7%/năm).
IV.

Giải pháp

Tổng cầu thấp gây tắc nghẽn cho sự phát triển của kinh tế vì vậy để tăng
tổng cầu cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một, cần giữ tỷ lệ vốn đầu tư/GDP bằng 30% như chỉ tiêu kế hoạch đã đề
ra. Đây là vấn đề có thể có tranh cãi, bởi có vẻ như mâu thuẫn với tư duy mới về
chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ số lượng sang chất lượng, từ chiều rộng sang
11
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


12
Nhóm 3

chiều sâu, giảm sự phụ thuộc của tăng trưởng vào việc tăng lượng vốn đầu tư.
Tuy nhiên, nếu đang từ tỷ lệ rất cao, đã giảm nhanh từ vài ba năm nay sẽ là
cực đoan này sang cực đoan khác. Đây là tăng hiệu quả đầu tư tốt hơn là tăng
lượng vốn đầu tư, nhưng khi hiệu quả đầu tư chưa thể nâng nhanh lên được, nếu
giảm nhanh lượng vốn đầu tư, thì tăng trưởng kinh tế sẽ trì trệ, thậm chí sẽ bị suy
giảm. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP có thể phải giảm xuống thấp hơn, nhưng có lẽ phải ba
năm nữa, khi hiệu quả đầu tư cao lên, tăng trưởng kinh tế cao lên.
Hai, cần có giải pháp mạnh hơn đối với từng nguồn vốn đầu tư. Đối với
nguồn vốn thuộc khu vực nhà nước cần có các giải pháp khác nhau. Nguồn vốn từ
ngân sách nhà nước, cần giải ngân nhanh vốn, đẩy nhanh tiến độ thi công; tìm
thêm nguồn vốn thông qua việc Chính phủ phát hành trái phiếu để vay trong

nước cho đầu tư công; có thể tính đến Ngân hàng Nhà nước cho ngân sách vay
bằng mua trái phiếu Chính phủ.
Đẩy nhanh hơn nữa công tác cổ phần hoá để huy động vốn của xã hội,
nhất là các đơn vị lớn. Mạnh dạn thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp, bao
gồm cả ngành hàng không, viễn thông. Trả nợ xây dựng cơ bản các tập đoàn, tổng
công ty nhà nước cần thoái vốn ngoài ngành để tập trung cho chuyên ngành
chính...
Đối với nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cần thu hút mạnh hơn
các dự án để thu hút kỹ thuật - công nghệ cao và tính lan toả của nó, chuyển đổi
cơ cấu kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm... Phát triển
thị trường chứng khoán, mở rom đối với ngành, lĩnh vực cho nhà đầu tư nước
ngoài để thu hút FII. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện vốn ODA...
Đối với nguồn vốn dân cư, doanh nghiệp tư nhân, cần có giải pháp
mạnh hơn để vừa chống vàng hoá, đôla hoá, vừa thu hút được một lượng vốn
khổng lồ đang nằm trong dân đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh...
Một vấn đề quan trọng là nâng cao hiệu quả đầu tư - vấn đề quan trọng
hơn cả tăng lượng vốn - trong đó đặc biệt quan tâm đến nâng cao hiệu quả đầu
tư vốn của khu vực nhà nước, bởi hệ số ICOR của khu vực này rất cao (bình quân
12
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


13
Nhóm 3

thời kỳ 2009-2012, ICOR của khu vực này lên đến 8,5 lần, cao hơn hệ số chung là
6 lần, cao hơn khu vực FDI là 7,8 lần và cao gấp đôi khu vực ngoài nhà nước là 4
lần).
Đối với tổng mức bán lẻ hiện nay cần quan tâm đến một số giải pháp.
Chính phủ cần đẩy nhanh việc cắt giảm, giãn hoãn các khoản thuế, nhất là thuế

VAT vì loại thuế này trực tiếp liên quan đến giá cả mà người mua phải trả.
Các doanh nghiệp cần tìm mọi cách để tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, kể
cả hạ giá bán, bán trả góp, khuyến mại, đưa hàng hóa về nông thôn... Kiềm chế
nhập khẩu những mặt hàng trong nước đã sản xuất; yêu cầu các doanh nghiệp
FDI tăng hơn nữa tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng đã sản xuất.
Hạ nhanh hơn lãi suất cho vay, kể cả cho vay tiêu dùng cá nhân.
Tổng cầu yếu đang cản trở tăng trưởng, giải quyết tồn kho, nợ xấu, bất
động sản... Vì vậy cần làm cho tổng cầu tăng lên.
V.
Đánh giá
1. Ưu điểm
Tổng cầu đã có nhiều cải thiện đáng kể thể hiện ở chỗ:
-

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dung tăng
cao hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
Tăng trưởng tín dụng có nhiều chuyển biến đi lên.
Số dự án được giải ngân vốn tăng lên với tốc độ nhanh.
Số lượng dự án nước ngoài đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh với
tổng số vốn đầu tư cao.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng lên so với cùng kỳ các năm
trước.

Nguyên nhân:
-

Do Đảng và Nhà nước ta có nhiều chính sách ưu tiên nhằm kêu
gọi và thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam.
Do nước ta ngày càng mở rộng quan hệ hợp tác về mọi mặt đời
sống kinh tế xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới.

13
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


14
Nhóm 3

-

Nền kinh tế ngày càng phát triển làm cho đời sống của nhân dân
ngày càng được cải thiện chính vì vậy mà nhu cầu tiêu thụ hàng
hóa của người dân không ngừng tăng.
2. Nhược điểm
- Tín dụng tăng chậm, đầu tư tư nhân thấp.
- Tổng cầu thấp gây khó khan cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế
của nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Tổng cầu thấp khiến các doanh nghiệp khó khăn trong khâu tiêu
thụ sản phẩm làm giẩm mức sinh lời của hệ thống tài chính tín
dụng.
- Khả năng trích lập dự phòng rủi ro của các doanh nghiệp yếu.
- Tình trạng xử lý nợ xấu nợ tồn kho trong hệ thống ngân hàng
còn chưa hợp lý và đúng tiến độ.
Nguyên nhân:
-

-

-

Do tình hình chính trị thế giới gần đây có nhiều biến động bất ổn

như Nga với Crông, Mỹ với Libi,…. làm ảnh hưởng xấu đến môi
trường kinh doanh, đầu tư và hợ tác quốc tế.
Từ khi gia nhập WTO nền kinh tế Việt Nam vẫn chưa theo kịp các
nước trên thế giới nên gây khó khăn trong quá trình cạnh tranh
hàng hóa khi hàng rào thuế quan được xóa bỏ.
Tình hình căng thẳng do tranh chấp trên Biển Đông vừa qua đã
gây nên những rối loạn ở một số khu công nghiệp như: Bình
Dương, Đồng Nai, Vũng Áng – Hà Tĩnh,… đã ảnh hưởng không
tốt đến quá trình thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt
Nam.

C. Phần kết luận

I. Tổng kết
Hiện nay, tổng cầu là vấn đề được quan tâm nhiều nhất bởi lẽ sự phát
triển của tổng cầu ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước
ta. Nói đến tổng cầu là nói đến tình hình kinh tế quốc gia, vì vậy caanfphari có
phương án quản lý sát sao và phương châm chiến lược phát triển nhằm khắc
14
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


15
Nhóm 3

phục dần tình trạng yếu kém, phá thế tắc nghẽn của tổng cầu để đưa nền kinh tế
phát triển đi lên tạo điều kiện cho đời sống xã hội của nhân dân ngày càng ổn
định và vững mạnh.
II. Kiến nghị
Trước tình hình phát triển kinh tế hiện nay của đất nước và sự biến động

của thị trường thế giới nhóm chúng tôi có một vài kiến nghị về vấn đề tổng cầu
như sau:
- Nhà nước cần có biện pháp kích cầu đầu tư hợp lý và tăng thu
mua tiêu dùng trong dân cư.
- Đứng trước tình hình hiện nay đòi hỏi nhà nước và các cơ quan
kinh tế phải có biện pháp chỉ đạo linh hoạt, khôn khéo để có thể
chủ động đối phó với mọi biến động phức tạp của nền kinh tế thị
trường hiên nay.
- Các doanh nghiệp phải tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm,
mẫu mã hàng hóa để tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường
trong và ngoài nước trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nhà nước cần có chính sách khuyến khích người Việt Nam dung
hàng Việt Nam.

Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận nhóm chúng tôi sử dụng một số tài liệu
tham khảo sau:
-

Văn kiện kỳ họp Quốc hội năm 2014.
Nguồn tư liệu của Tổng cục thống kê
Giáo trình Kinh tế vĩ mô I của nhà xuất bản trường Đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội
15
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I


16
Nhóm 3

-


Và một số tài liệu khác

16
Bài tiểu luận Kinh tế vĩ mô I



×