Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tài liệu Kinh tế vĩ mô - Chương 4: Tổng cầu ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.88 KB, 27 trang )

Chương 4: Tổng cầu
Harvey B. King
Như chúng ta đã thấy ở phần trước, nền kinh tế có rất nhiều biến động trong GDP
thực tế, mức giá, và thất nghiệp trong một chu kỳ kinh tế.
● Chúng ta đã nói ở phần chương 3 rằng những cú sốc này là do sự biến động
trong tổng cầu và tổng cung.
● Công việc của chúng ta trong Phần II là tìm hiểu chi tiết của những yếu tố nào
tác động đến tổng cầu, do đó chúng ta có thể hiểu được
● Nguồn gốc của các cú sốc khác nhau đối với tổng cầu.
● Những cú sốc này tác động đến nền kinh tế như thế nào.
● Những cú sốc nào có ảnh hưởng đến những biến như là tỷ lệ lãi suất, và tỷ giá
hối đoái.
Để tìm hiểu tổng cầu, chúng ta trước hết hãy quay lại với khái niệm tổng chi tiêu
trong chương 2.
● Tổng cầu là mối quan hệ giữa cầu GDP thực tế và mức giá.
● Tổng chi tiêu là số lượng của cầu GDP thực tế tại một mức giá nhất định.
Tổng Chi tiêu và GDP thực tế
Tổng chi tiêu là tổng các khoản chi phí bỏ ra để mua tất cả các hàng hoá và dịch
vụ.
● Như chúng ta đã thấy trong phân tích về dòng luân chuyển, chúng ta đặc biệt lưu
tâm đến các yếu tố tổng hợp: Y = C +I +G +EX -IM.
● Tiêu dùng (C) là thành phần lớn nhất trong tổng chi tiêu - trung bình nó thường
chiếm đến 55.7% của tổng chi tiêu, và mức tăng của nó thường giao động khoảng
-2.7% đến +5.2%
[1].
● Đầu tư đóng góp vào ít hơn, khoảng 21.5% GDP thực tế. Tuy nhiên mức tăng
trưởng của nó lại rất biến động, từ -18% đến +12.2%.
● Chi tiêu của chính phủ tương đương với đầu tư, trung bình khoảng 22.4% tổng
chi tiêu, với mức tăng trưởng giao động khoảng -1.7% đến +4.1%.
● Xuất khẩu chiếm một phần khá cao trong tổng chi tiêu, từ năm 1981 là 18.8% đã
tăng lên 33.8% năm 1995 (chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của NAFTA: Khu


vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ), với mức tăng trưởng khoảng -2.1% đến +17.7%.
● Nhập khẩu cũng chiếm khá cao trong tổng chi tiêu, năm 1981 kà 18.7% đã lên
đến 30.9% năm 1995, với mức tăng trưởng dao động từ -15.2% đến 17.1%.
Rõ ràng tiêu dùng đóng góp nhiều nhất trong tổng chi tiêu, nhưng lại tương đối ổn
định.
● Đầu tư, xuất khẩu và nhập khẩu chiếm một phần nhỏ hơn, nhưng kém ổn định
hơn, nhiều biến động hơn.
● Do đó chúng ta có lý do để tìm hiểu điều gì thúc đẩy tiến trình quyết định của
tiêu dùng, đầu tư, và xuất khẩu ròng.
● Chúng ta sẽ bắt đầu ở chương này với tiêu dùng, chuyển đầu tư sang chương 5,
chi tiêu chính phủ ở chương 6, và xuất khẩu ròng ở chương 7.
1) Những yếu tố quyết định đến tiêu dùng và tiết kiệm
Như chúng ta đã thấy trong dòng luân chuyển, các hộ gia đình có thu nhập và phân
bổ nó vào các khoản thuế, tiêu dùng và tiết kiệm: Y = C + S + T.
● Trong mô hình này, chúng ta sẽ cho rằng thuế là yếu tố ngoại sinh đối với các
hộ gia đình, do đó nằm ngoài sự kiểm soát của họ (điều đó gần như đúng với tất cả
các hộ gia đình).
● Do đó chúng ta đưa ra khái niệm thu nhập có sẵn: YD = Y -T.
● Chúng ta lưu ý rằng khoản thu nhập này được phân bổ cho tiêu dùng và tiết
kiệm: YD = C + S.
Tiêu dùng là nhu cầu đối với các hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn mục đích tiêu
dùng, thường là sử dụng hiện tại.
● Bia, bánh pizza, quần áo, cũng như hàng tiêu dùng lâu bền như ô tô.
● Chúng ta xem việc xây mới nhà là một phần của quyết định đầu tư, bởi vì nó
giống với việc mua hàng hoá vốn.
Chúng ta sẽ đặt câu hỏi tiếp là, những yếu tố nào có ảnh hưởng đến quyết định
này?
● Rõ ràng thu nhập có sẵn là một yếu tố quan trọng nhất.
● Tuy nhiên, một số hộ gia đình lại đi vay và tiết kiệm, do đó những yếu tố khác
có ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng.

● Các hộ gia đình sẽ trông chờ vào thu nhập kỳ vọng trong tương lai - nếu bạn
được thăng chức, bạn có thể vay tiền để nâng cấp chiếc ô tô, hoặc sẽ có một kỳ
nghỉ dài hơn.
● Các hộ gia đình cũng có thể nhìn vào tài sản nắm giữ hiện tại - ví dụ như, nếu
thị trường chứng khoản tăng lên một vài điểm, làm tăng giá trị của các quỹ tương
trợ, thì họ sẽ gia tăng tiêu dùng hiện tại.
● Độ tuổi trong các hộ gia đình cũng quan trọng - những gia đình trẻ chi tiêu nhiều
vào việc mua sắm các tiện ích, ô tô, nuôi dạy con cái, v.v, trong khi những hộ gia
đình cao tuổi lại chi tiêu ít hơn vì họ cần tiết kiệm để sử dụng cho lúc về hưu, v.v..
● Cuối cùng, tỷ lệ lãi suất có tác động đến chi phí tiêu dùng - nếu lãi suất tăng
lêng, mọi người sẽ vay tiền ít đi và tiết kiệm nhiều hơn, làm giảm mức tiêu dùng
hiện tại.
Nghiên cứu cho thấy rằng tất cả những biến trên có một tầm quan trọng nhất định,
nhưng biến quan trọng nhất là thu nhập có sẵn.
● Do đó, chúng ta sẽ chuyển sang khái niệm hàm tiêu dùng và hàm tiết kiệm,
trong đó sẽ nói về tiêu dùng và tiết kiệm trong mối quan hệ với YD.
2) Hàm Tiêu dùng và Hàm Tiết kiệm
Mối quan hệ giữa tiêu dùng và YD được gọi là hàm tiêu dùng, trong khi mối quan
hệ giữa tiết kiệm và YD được gọi là hàm tiết kiệm.
● Bởi vì C + S = YD, chúng ta có thể viết lại là S = YD - C.
● Nếu C < YD, thì S > 0- do đó hộ gia đình hiện tại đang tiết kiệm.
● Nếu C = YD, thì S = 0 - Thì hộ gia đình không tiết kiệm cũng không đi vay.
● Nếu C > YD, thì S < 0- Hộ gia đình tiêu dùng nhiều hơn họ nhập của họ.
Làm sao mà hộ gia đình có thể xoay sở để tiêu dùng nhiều hơn thu nhập họ có?
● Họ có thể tăng mức sử dụng tài sản hiện có, hay tiêu dùng tiền tiết kiệm. Đây là
điều mà những người nghỉ hưu thường làm.
● Họ có thể vay tiền, như các bạn đang làm.
Chúng ta hãy xem xét bảng sau (đơn vị: tỷ đô la)
Thu nhập sẵn có Tiêu dùng Tiết kiệm


Trước hết, chúng ta có thể thấy từ trên đây rằng Tiết kiệm phát sinh từ công thức:
S = YD - C.
● Thứ nhì, chúng ta có thể thấy rằng, khi YD tăng, C và S đều tăng.
● Ví dụ, khi YD tăng từ $100 triệu đến $200 triệu (+$ 100 triệu), C tăng $60 triệu
và S tăng $ 40 triệu.
● Do đó, không chỉ C + S = YD, mà DC +DS = DYD.
Chúng ta lại xem xét Hình 1 dưới đây.
● Phần (a) cho chúng ta thấy hàm tiêu dùng từ bảng trên, trong khi phần còn lại
cho chúng ta thấy hàm tiết kiệm.
[2]
● Trước hết chúng ta hãy xem hàm tiêu dùng trong phần (a).
● Nếu chúng ta có thu nhập bằng không, chúng ta sẽ muốn tiêu dùng một lượng
tối thiểu bằng cách vay tiền hoặc tiêu vào khoản tiết kiệm.
● Trong ví dụ của chúng ta, đó là $ 80 tỷ, và được gọi là tiêu dùng tự định - phần
tiêu dùng này độc lập với mức thu nhập sẵn có hiện tại của bạn.
● Trên hình vẽ, số tiền này được chỉ ra như là điểm dừng của hàm tiêu dùng.
● Khi thu nhập của chúng ta tăng lên, thì mong muốn tiêu dùng cũng tăng.
● Trong ví dụ này, ựư thay đổi trong tiêu dùng là $ 60 cho mỗi $100 tăng lên của
thu nhập sẵn có.
● Chúng ta có thể thấy điều này bằng con số với độ dốc của hàm tiêu dùng, ví dụ
từ điểm b đến điểm c:
độ dốc =


Chúng ta có thể kết hợp các thông tin tại số bất định và độ dốc của hàm tiêu dùng
để tạo ra một biểu thức của hàm tiêu dùng đặc biệt này (đơn vị: tỷ):
(1) C = 80 + 0.6YD.
Hơn nữa, chúng ta viết biểu thức hàm tiêu dùng dưới dạng sau:
(2) C = a + bYD, a> 0, 0 < b < 1,
Trong đó a là số bất định của hàm, và b là độ dốc (hệ số góc).

Bây giờ chúng ta chuyển sang hàm tiêu dùng.
● Chúng ta thấy rằng, nếu YD = 0, thì tiết kiệm = -$80 tỷ (lượng tiền đi vay hoặc
sử dụng tiền tiết kiệm tương ứng là $80 tỷ).
● Đây là giá trị của điểm dừng của hàm tiêu dùng trên đồ thị.
● Chúng ta thấy rằng khi YD tăng $100, tiết kiệm tăng $40.
● Điều này được thể hiện trên đồ thị, ví dụ như từ điểm b đến điểm c:
độ dốc =

Chúng ta có thể kết hợp các thông tin trong số bất định và độ dốc (hệ số góc) của
hàm tiết kiệm để tạo ra một biểu thức của hàm tiêu dùng đặc biệt này (đơn vị: tỷ):
(3) S = -80 + 0.4YD.
Tổng quát hơn, chúng ta viết biểu thức của hàm tiêu dùng theo dạng sau:
(4) S = -a + (1-b)YB, a > 0, 0 < (1-b) <1.
Trong đó -a là số bất định, và (1-b) là độ dốc (hệ số góc của hàm).
[3]
Khuynh hướng Biên của Tiêu dùng và Khuynh hướng Biên của Tiết kiệm
Một vai trò quan trọng được thể hiện trong kinh tế học đó là giá trị biên.
● Giá trị biên là giá trị cuối cùng của một đơn vị nhận được.
● Chúng ta có thể áp dụng quan điểm này bằng cách suy nghĩ về điều gì xảy ra
cho đồng đô la cuối cùng của thu nhập sẵn có kiếm được.
● Đồng đô la cuối cùng này được chia ra thành tiêu dùng thêm và tiết kiệm thêm.
Chúng ta có thể xác định được khuynh hướng biên của tiêu dùng hay MPC
(marginal propensity to consume):

● Trong ví dụ của chúng ta MPC = 0.6, trong trường hợp tổng quát MPC = b.
● Theo hàm tiêu dùng mà chúng ta đã giả định, với một hệ số góc không đổi, thì
giá trị của MPC không đổi.
● Đây là một giả định hợp lý vì nó dựa trên lối phân tích thực nghiệm.
Chúng ta cũng có thể xác định khuynh hướng tiết kiệm biên hay MPS (marginal
propensiy to save):


● Trong ví dụ của chúng ta, MPS = 0.4, ở trường hợp tổng quát MPS = (1-b).
● Một lần nữa, MPS cũng mang giá trị không đổi.
Chúng ta có thể thấy rằng MPS và MPC có mối quan hệ với nhau.
● Điều này không hề ngạc nhiên, bởi vì chúng cho thấy một đô la thêm vào của
YD được phân bổ như thế nào giữa tiêu dùng thêm và tiết kiệm thêm.
C +S = YD
DC + DS = DYD
● Nếu chúng ta chia cả hai vế biểu thức trên cho YD, thì chúng ta có:
, hay là MPC + MPS = 1.
Khuynh hướng tiêu dùng biên và khuynh hướng tiết kiệm biên là hai biến chủ chốt
trong mô hình kinh tế của chúng ta, và cách hiểu của chúng ta về cách thức các cú
sốc tác động đến nền kinh tế.
● Một cú sốc đối với nền kinh tế sẽ dẫn đến sự thay đổi trong YD, và ngược lại sẽ
dẫn đến thay đổi trong tiêu dùng và tiết kiệm, và đến lượt nó lại làm thay đổi hơn
nữa thu nhập.
● Ở đây QUY MÔ ảnh hưởng của DYD đối với DC đóng vai trò quan trọng - và
chúng ta xác định quy mô này bằng khuynh hướng biên của tiêu dùng!
Khuynh hướng Tiêu dùng và Tiết kiệm Trung bình
Chúng ta cũng có thể xác dịnh khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC: average
propensity to consume):

Cũng như đối với khuynh hướng tiết kiệm trung bình (APS: average propensity to
save), hay là mức tiết kiệm:

×