Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Tài liệu Kinh tế vĩ mô - Chương 5: Tổng cầu ( tiếp theo ) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (327.48 KB, 21 trang )

Chương 5: Tổng cầu
( tiếp theo )
Harvey B. King
6) Cân bằng GDP thực tế.
Chúng ta nói rằng sự cân bằng xảy ra khi chi tiêu dự kiến = sản lượng, hay khi EP
= Y*, như trong Hình 7 dưới đây.
● Nếu EP¹ Y, thì có một lượng hàng tồn trữ ngoài dự kiến Dhàng tồn trữ, đó là
dấu hiệu để doanh nghiệp điều chỉnh sản lượng cho đến khi EP = Y*.

● Ở đây Y* là điểm cân bằng GDP thực tế.
● Chúng ta có thể biểu thị giá trị của Y* một cách tổng quát, như là một hàm trong
mô hình ví dụ đơn giản của chúng ta, lưu ý rằng hai biểu thức say biểu diễn cân
bằng trong đồ thị:
(13) EP = (a-bt0) + bY + I0 + G0.
(14) EP = Y*.
● Hai biểu thức này có thể biểu diễn cho hai đại lượng chưa biết E* và Y*.
● Tuy nhiên, chúng ta chỉ cần quan tâm đến Y*
● Thay thế (14) vào (13):
Y* = (a-bt0) + bY* +I0 + G0, hay
Y* - bY* = (a-bt0) + I0 + G0,hay
(1-b)Y* = (a-bt0) + I0 + G0, hay
(15) Y* =
.
Trong biểu thức (15) mô tả giá trị cân bằng của Y* khi hàm của giá trị ban đầu của
thuế, đầu tư, và chi tiêu chính phủ.
● Bước tiếp theo của chúng ta là tìm hiểu xem những biến tự định này sẽ dẫn đến
những thay đổi trong mức Y* như thế nào - nói cách khác, tìm hiểu xem các cú
sốc ảnh hưởng như thế nào đến nền kinh tế.
7) Cú sốc đối với Tổng Chi tiêu
Hãy nhớ lại rằng tổng chi tiêu có thể chia ra thành hai phần:
● Chi tiêu tự định (A = (a-bt0) +I0 +G0) và nó không bị ảnh hưởng bởi GDP thực


tế, mặc dù nó có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác.
● Chi tiêu dẫn dụ (bY) bị ảnh hưởng bởi mức GDP thực tế - ở đây nó hoàn toàn là
một phần của chi tiêu cho tiêu dùng.
Sự phân biệt này là cần thiết để hiểu được nền kinh tế bị tác động bởi các cú sốc
như thế nào.
● Một cú sốc phát sinh khi một thay đổi của một trong các biến có ảnh hưởng đến
chi tiêu tự định.
● Ví dụ, có sự giảm sút trong mức tiết kiệm, như chúng ta đã đề cập trước đó, do
sự tăng lên giá trị của thị trường chứng khoán.
● Điều này sẽ tạo ra sự tăng lên tiêu dùng tự định - giá trị có thể tăng lên trong
hàm C
(C = a - bt0 + bY).
● Một ví dụ khác có thể là sự tăng lên trong Chi tiêu đầu tư của doanh nghiệp, nếu
niềm tin kinh doanh trong tương lai tăng lên.
● Những thay đổi này trong chi tiêu tự định tạo ra thay đổi trong tổng chi tiêu,
điều này sẽ tạo ra một sự thay đổi trong sản lượng = Y.
● Sự tăng lên về sản lượng này dẫn đến một sự thay đổi lần hai - một sự tăng lên
về chi tiêu dẫn dụ, một sự tăng lên hơn nữa về sản lượng, một sự tăng lên hơn nữa
về GDP thực tế!
● Thực tế, chúng ta có thể có được hiệu ứng thứ hai và thứ ba …. Cú sốc ban đầu,
tạo ra một hiệu ứng nhân bội.
● Do sự tác động lẫn nhau của các hiệu ứng giữa các ngành trong nền kinh tế,
chúng ta có một hiệu ứng số nhân.
Chúng ta hãy xem xét hoạt động chính thức này, bằng cách theo dõi Hình 8 dưới
đây.

Trong Hình 8, nền kinh tế bắt đầu với cân bằng tại Y0*.
● Giả sử rằng có một cú sốc tích cực đến chi tiêu tự định - DA > 0, có thể do một
sự tăng lên về đầu tư, chi tiêu chính phủ, v.v..
● Điều này làm dịch chuyển đường tổng chi tiêu lên E1 - số bất định của đường E

bây giờ cao hơn.
● Chúng ta có thể thấy thay đổi ban đầu của chi tiêu tự định được chỉ ra trên đồ
thị.
● Nếu nền kinh tế vẫn sản xuất ở mức Y0*, thì với mức chi tiêu mới chúng ta ở tại
điểm a, và chúng ta có thể thấy rằng EPa > Y0*.
● Các doanh nghiệp nhận thấy rằng hàng tồn trữ của họ giảm ngoài dự kiến bởi vì
hàng bán ra > sản xuất, do đó các doanh nghiệp tăng sản xuất để lấp sự thiếu hụt
đó.
● Sản xuất tăng lên nghĩa là thu nhập cũng tăng, và chúng ta thấy rằng thu nhập
tăng lên dẫn đến chi tiêu cũng nhiều hơn.
● Nền kinh tế chuyển đến một sự cân bằng mới Y1* > Y0*, ở đó đường E1 mới
cắt đường thẳng 450.
● Nền kinh tế tự động chuyển sang một sự cân bằng mới.
Bây giờ chúng ta đã chứng kiến một cú sốc có tác động đến nền GDP thực tế như
thế nào, bây giờ chúng ta tìm hiểu quy mô của cú sốc - những thay đổi này LỚN
như thế nào?.
● Chúng ta có thể thấy rằng ảnh hưởng ban đầu sẽ được nhân bội lên.
● Chúng ta cũng sẽ thảo luận về sự cần thiết phải can thiệp bằng chính sách của
chính phủ trong một số trường hợp nhất định - nếu chính phủ muốn DY có một giá
trị nào đó, chúng ta có thể thấy DG và DT phải như thế nào để đạt được sự thay
đổi này.
8) Số nhân
Có rất nhiều lần bạn chứng kiến các nhà chính trị tranh luận rằng chúng ta nên
thực hiện một dự án nhất định, bởi vì nó tạo ra hiệu ứng "sản phẩm phụ", thường
là về khía cạnh tăng thêm chi tiêu và việc làm.
● Những người ủng hộ Grey Cup luôn lập luận về công việc được tạo ra bởi
những fan hâm mộ khi họ vào thành phố và chi tiêu.
● Những người ủng hộ Casino Regina ủng hộ cho Casino với lập luận rằng nó sẽ
tạo ra nhiều công việc "trực tiếp", cũng như nhiều công việc "gián tiếp".
● Trường đại học bỏ tiền ra cho một nghiên cứu trong đó việc này được xem như

là trường đại học đã tạo ra 5 việc làm ngoài trường học ở Regina cho mỗi công
việc ở trường học.
Một trong những nhiệm vụ của chúng ta là giải thích những công việc thứ sinh này
lại được tạo ra, bằng cách tìm hiểu cái được gọi làsố nhân - với ý tưởng rằng một
sự tăng lên ban đầu trong chi tiêu sẽ dẫn đến một kết quả gấp bội đối với tổng thu
nhập.
Chúng ta cũng sẽ lưu ý rằng trên thực tế, có một số vấn đề với số nhân - nó có thể
tạo ra hiệu ứng tiêu cực rằng nó thường ngăn cản những hiệu ứng tốt đẹp ban đầu.
● Ví dụ, chi tiêu với mức lớn của chính phủ có thể dẫn đến tăng giá trong nền kinh
tế, giảm chi tiêu tư nhân.
● Chi tiêu này có thể làm giảm chi tiêu cá nhân - việc đóng cửa Sòng bạc
Silver
Sage tại Trung tâm Triển lãm trong mùa thu năm 1997 là một ví dụ kinh điển của
hiệu ứng này.
Số nhân hoạt động như thế nào
Một số nhân xuât hiện khi có một sự thay đổi trong một vài yếu tố của tổng chi
tiêu.
● Để tìm hiểu cơ chế hoạt động của nó, chúng ta trước hết hãy thực hiện một ví dụ
số học đơn giản, giả sử rằng khuynh hướng biên của tiêu dùng là 0.60. (Giả sử
không có mức thuế biên.)
● Hiệu ứng thứ nhất: Giả sử rằng một trong số doanh nghiệp của nền kinh tế bắt
đầu rất lạc quan về tương lai của họ, và bắt đầu vay tiền nhiều hơn để xây dựng
một nhà xưởng mới ($1, một nhà máy nhỏ của doanh nghiệp), do đó có một sự
tăng lên về chi tiêu đầu tư của $1, như đã chỉ ra.
● Trước hết doanh nghiệp thấy sự tăng lên nhu cầu về sản phẩm của họ, điều này
làm giảm lượng hàng tồn trữ. Họ phản ứng bằng cách tăng tổng sản xuất lên $1, để
đáp ứng sự thay đổi mong muốn trong chi tiêu đối với nhà máy mới.
● Nhưng, dòng luân chuyển cho chúng ta biết rằng chi tiêu cho sản lượng tăng
thêm này sẽ kết thúc tại túi tiền của các hộ gia đình như là thu nhập tăng thêm. Hộ
gia đình sẽ tiết kiệm 40 cent, và tiêu dùng 60 cent (bởi vì MPC = 0.60).

● Hiệu ứng cấp hai: Một lần nữa xảy ra sự tăng lên về chi tiêu, lần này là 60 cent.
● Các doanh nghiệp thấy rằng chi tiêu tiêu dùng tăng một lượng 60 cent, và cũng
tăng sản xuất lên 60 cent.
● Một lần nữa, thu nhập của hộ gia đình tăng lên 60 cent. Hộ gia đình tiết kiệm
40% (tức là 24 cent) và chi tiêu 60% (tức là 36 cent).
● Hiệu ứng cấp ba: chi tiêu tiêu dùng một lần nữa lại tăng lên, lần này là 36 cent,
do đó doanh nghiệp tăng sản xuất lên 36 cent, điều này dẫn đến thu nhập hộ gia
đình tăng lên 36 cent.
● Hộ gia đình chi tiêu 60% số này (tức là 21.6 cent, và tiết kiệm phần còn lại).
● Hiệu ứng cấp bốn: chi tiêu tiêu dùng một lần nữa lại tăng lên, 21.6 cent, v.v..
TT DChi tiêu DTiết kiệm DThu nhập Tích luỹ
DThu nhập
1 $1 (Đầu tư) - $1 $1
2 $0.60 (Tiêu dùng) $0.40 $0.60 $1.60
3 $0.36 $0.24 $0.36 $1.96
4 $0.216 $0.144 $0.216 $2.176
5 $0.1296 $0.0864 $0.1296 $2.3056

Cuối cùng $2.50
Tổng chi tiêu tiếp tục cho đến khi con số chi tiêu cuối cùng là 1 cent, con số này
không thể chia nhỏ hơn. Do đó, nếu chúng ta cộng tổng lại, chúng ta sẽ có:
DGDP = $1 + 60¢ + 36¢ +21.6¢ …,
tương đương với:
DGDP = $
,

×