Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

112A 13 ch 10 danh tin hieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.53 KB, 6 trang )

Chương 10. Đánh Tín Hiệu

CHƯƠNG 10

ĐÁNH TÍN HIỆU (SIGNALING)
(LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI)

CH 10. ĐÁNH TÍN HIỆU
(SIGNALING)

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
10.2 Đánh tín hiệu
10.3 Đánh tín hiệu trên thị trường lao động
10.4 Nhìn lại thị trường giáo dục cao học ở
Việt nam

6/4/2012

2

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
(Market for lemons)

Trong điều kiện thông tin đối xứng, các
bên trong giao dịch nắm thông tin ngang
nhau và đầy đủ về thứ được giao dịch.
Khi đó, người ta có thể tìm được thứ
tốt hoặc thứ tương xứng với cái giá mà
họ phải bỏ ra.
6/4/2012


Biên soạn: GV. Phạm Văn Minh

3

1


Chương 10. Đánh Tín Hiệu

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
(Market for lemons)

Nhưng trong điều kiện thông tin phi đối xứng,
nghĩa là một bên trong giao dịch có nhiều thông
tin về đối tượng giao dịch hơn bên kia, người có
ưu thế về thông tin có thể cung cấp những thông
tin không trung thực về đối tượng được giao dịch
cho bên kém ưu thế thông tin.
Kết quả là, bên kém ưu thế về thông tin đồng

ý hoàn thành giao dịch và nhận được thứ
không như mình mong muốn.
6/4/2012

4

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
(Market for lemons)

Lý thuyết về thị trường lemon là lý luận kinh tế

học đề cập đến hiện tượng người mua do thiếu
thông tin về các hàng hóa và dịch vụ trên thị
trường nên đã mua phải hàng hóa và dịch vụ chất
lượng kém.
Lemon nghĩa đen là quả chanh tây, chua, không
ngọt, còn nghĩa bóng là "xe ô tô cũ chất lượng
kém", "hàng kém phẩm chất".
lemon market
6/4/2012

5

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
(Market for lemons)

Lý thuyết về thị trường lemon gắn với
tên tuổi nhà kinh tế đoạt giải Nobel
người Mỹ là George Akerlof.
Năm 1970, Akerlof công bố nghiên cứu
của mình, Akerlof phân tích cơ chế dẫn
tới hiện tượng xe mua trên thị trường xe
cũ thường dễ hỏng.
6/4/2012

Biên soạn: GV. Phạm Văn Minh

6

2



Chương 10. Đánh Tín Hiệu

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
(Market for lemons)

Trên thị trường lemon, người bán là phía có đủ
thông tin về chất lượng hàng hóa trong khi
người mua là phía không có đủ thông tin.
Điều này trong kinh tế học gọi là vấn đề thông
tin phi đối xứng.
Người bán biết đến sự tồn tại của vấn đề
thông tin phi đối xứng này và nó kích thích anh
ta mạo hiểm bán hàng hóa cũ mất chất lượng
với giá như hàng hóa chất lượng còn tốt.
6/4/2012

7

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
(Market for lemons)

Người mua cũng biết đến sự tồn tại của vấn đề
thông tin phi đối xứng nên cố gắng để khỏi bị
hớ bằng cách chọn mua các hàng hóa cũ giá
trung bình với lập luận rằng trong trường hợp
bị mắc lừa thì cũng không đến nỗi thiệt hại lắm.
Hậu quả là, cả hàng hóa cũ chất lượng tốt với giá
cao và hàng hóa mất chất lượng được bán với
giá cao như của hàng còn tốt đều khó bán được.

Hiện tượng này, trong kinh tế học, gọi là Sự lựa
chọn ngược (nghịch/trái ý).
6/4/2012

8

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
(Market for lemons)

Trong nghiên cứu của Akerlof, những xe cũ bán
được là những xe có chất lượng ở mức trung
bình và giá trung bình chứ không phải những
xe cũ nhưng còn tốt và giá cao. Xét trên bình
diện toàn xã hội, cả người bán lẫn người mua
đều không được lợi; phúc lợi xã hội bị giảm.
Đây là một minh chứng của việc cơ chế thị trường
không phải lúc nào cũng tối đa hóa phúc lợi. Nói
cách khác, đây là một thất bại thị trường.
6/4/2012

Biên soạn: GV. Phạm Văn Minh

9

3


Chương 10. Đánh Tín Hiệu

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng

(Market for lemons)

Việc khắc phục hiện tượng thị trường
lemon đòi hỏi có sự can thiệp của
nhà nước để đảm bảo người bán
phải minh bạch hóa thông tin về
hàng hóa và dịch vụ cũng như đòi
hỏi phải có những quy định về chất
lượng tối thiểu của hàng hóa và dịch
vụ.
6/4/2012

10

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
(Market for lemons)

Người bán
thiếu thông
tin về sở
thích hay
khả năng
chi trả của
người mua

Người mua
thiếu thông
tin về chất
lượng hàng
hóa trên thị

trường

6/4/2012

11

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
(Market for lemons)

Chúng ta hãy xét ví dụ về thị trường xe hơi cũ
của Akerlof (1970). Giả sử xe hơi đem ra thị
trường có hai loại:
chất lượng tốt và chất lượng tồi.
Người bán biết rõ chất lượng của xe đem ra
bán.
Người mua không thể quan sát chất lượng của
chiếc xe trước khi sử dụng nó. Tuy nhiên,
người mua biết được rằng, có một tỷ lệ nào
đó là xe có chất lượng tồi.
6/4/2012

Biên soạn: GV. Phạm Văn Minh

12

4


Chương 10. Đánh Tín Hiệu


10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
(Market for lemons)

Giá bán trung bình của xe trên thị trường
phải đủ thấp để thuyết phục người mua chấp
nhận rủi ro vớ phải hàng tồi. Nhưng giá đó
cũng phải đủ cao để thuyết phục những người
có xe tốt đem ra bán, hơn là tiếp tục sử dụng
nó.
Hai yêu cầu này có thể không tương thích
nhau; dẫn đến sự sụp đổ của thị trường
hàng đã dùng rồi.
6/4/2012

13

10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
(Market for lemons)

Giả sử rằng, xe hơi tốt:
Đối với người mua: trị giá là 2000 USD.
Đối với người bán, chỉ đáng giá 1500 USD.
Xe hơi chất lượng tồi:
Đối với người mua: trị giá là 1000 USD.
Đối với người bán, chỉ đáng giá 500 USD.
Người mua biết xác suất vớ phải xe ô tô tồi là 60%.
6/4/2012

14


10.1 Thị trường hàng kém chất lượng
(Market for lemons)

về trung bình, họ chỉ sẵn lòng trả tới

0,4 × 2000 + 0,6 ×1000 = 1400 (USD)
Người chủ của xe tốt, đánh giá chiếc xe của họ là
1000 USD, nên họ sẽ rời bỏ thị trường.
Nhưng những người chủ của xe hơi tồi, đánh giá
nó là 500 USD, sẽ đem xe ra bán trên thị trường.
Điều này được biết dưới cái tên là luật Gresham:
hàng xấu “đuổi” hàng tốt ra khỏi thị trường.
6/4/2012

Biên soạn: GV. Phạm Văn Minh

15

5


Chương 10. Đánh Tín Hiệu

10.2 Đánh tín hiệu
(Signaling)

Bây giờ giả sử người bán có thể thực hiện một
hành động nào đó, mà người mua có thể quan
sát được.
hành động đó phải gây phí tổn lớn hơn, nếu anh

ta nói dối về chất lượng hàng đem ra bán, hơn là
nói thật.
Khi đó người mua có thể xem việc anh ta thực hiện
hành động đó như là việc phát tín hiệu về chất
lượng hàng tốt.
6/4/2012

16

CHUẨN BỊ CHO TUẦN TỚI

Đọc thêm ở nhà các chương còn lại của
giáo trình.
Thuyết trình đề án (theo thứ tự đã được
thống nhất)

6/4/2012

Biên soạn: GV. Phạm Văn Minh

17

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×