Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TỔ CHỨC WTO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (36.26 KB, 4 trang )

TỔ CHỨC WTO
1. Giới thiệu:
WTO có tên đầy đủ là Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization).
Tổ chức này được thành lập và hoạt động từ 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì
một nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.
Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi Hiệp định chung về
Thương mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng hoá) và là kết
quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hoá,
dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư).
2. Nhiệm vụ:
 Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO
(và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);
 Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết
mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại;
 Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và
 Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
3. Mục tiêu:
Mục tiêu chính của hệ thống thương mại thế giới là nhằm giúp thương mại được lưu
chuyển tự do ở mức tối đa, chừng nào nó còn nằm trong giới hạn không gây ra các ảnh hưởng
xấu không muốn có.
Ngoài ra, WTO còn có những mục tiêu sau:
 Nâng cao mức sống của con người.
 Bảo đảm tạo đầy đủ công ăn việc làm, tăng trưởng vững chắc thu nhập và nhu cầu thực
tế của người lao động.
 Phát triển việc sử dụng hợp lý của người lao động.
 Phát triển việc sử dụng hợp lý các nguồn lực của thế giới .
 Mở rộng việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dịch vụ trên phạm vi toàn thế giới.

4. Gia nhập và thành viên:
Quá trình để trở thành thành viên của WTO là khác nhau đối với mỗi quốc gia muốn
tham gia, và các quy định về quá trình gia nhập này tùy thuộc vào giai đoạn phát triển


kinh tế và cơ chế thương mại hiện tại của quốc gia đó. [11] Quá trình này trung bình mất


khoảng 5 năm, nhưng có thể kéo dài hơn nếu quốc gia muốn tham gia chưa thực hiện
đầy đủ các cam kết hoặc có sự cản trở liên quan đến các vấn đề về chính trị
Thành viên của WTO là các quốc gia (ví dụ Hoa Kỳ, Việt Nam…) hoặc các vùng lãnh
thổ tự trị về quan hệ ngoại thương (ví dụ EU, Đài Loan, Hồng Kông…).
Cho tới tháng 7 năm 2016, tổ chức này có 162 nước thành viên. Vào ngày 11/01/2007,
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này.
5. Các nguyên tắc:


Không phân biệt đối xử:
a. Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng
như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi
ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước.
b. Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một
thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.



Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán



Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế thương mại
phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định.




Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các
thành viên là các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ các chỉ định của WTO.



Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên
6. Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức của WTO bao gồm (xếp theo thứ tự thẩm quyền từ cao xuống thấp):
• Hội nghị Bộ trưởng: Bao gồm các Bộ trưởng thương mại – kinh tế đại diện cho tất cả các
nước thành viên; Họp 2 năm 1 lần để quyết định các vấn đề quan trọng của WTO;
• Đại hội đồng: Bao gồm đại diện tất cả các thành viên; thực hiện chức năng của Hội nghị Bộ
trưởng trong khoảng giữa hai kỳ hội nghị của cơ quan này; Đại hội đồng cũng đóng vai trò
là Cơ quan giải quyết tranh chấp (DSB) và Cơ quan rà soát các chính sách thương mại;
• Các Hội đồng Thương mại Hàng hoá, Thương mại dịch vụ, Các vấn đề Sở hữu trí tuệ liên
quan đến Thương mại; Các Uỷ ban, Nhóm công tác: Là các cơ quan được thành lập để hỗ trợ
hoạt động của Đại hội đồng trong từng lĩnh vực; tất cả các thành viên WTO đều có thể cử đại
diện tham gia các cơ quan này;


• Ban Thư ký: Ban Thư ký bao gồm Tổng Giám đốc WTO, 03 Phó Tổng Giám đốc và các
Vụ, Ban giúp việc với khoảng 500 nhân viên, làm việc độc lập không phụ thuộc vào bất kỳ
chính phủ nào
7. Những thành tựu của Việt Nam khi gia nhập WTO:
 Tăng trưởng kinh tế:
Nền kinh tế Việt Nam sau 10 năm gia nhập WTO (2007-2017) mặc dù bị ảnh hưởng do tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khủng hoảng nợ công nhưng vẫn duy trì được
tốc độ tăng trưởng bình quân là 6,29%/năm. Theo đó, tăng trưởng GDP 10 năm qua duy trì ở
mức bình quân 6,29%/năm. GDP bình quân đầu người tăng từ 730 USD vào năm 2006 lên
2.228 USD vào năm 2015 và đạt 2.445 USD năm 2016.

 Đổi thay thể chế chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư:
Năm 2005, lần đầu tiên, Việt Nam có Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư áp dụng chung cho
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nguyên tắc doanh nghiệp có quyền kinh doanh
những gì pháp luật không cấm được thể hiện rõ nét. Hàng loạt rào cản kinh doanh được gỡ bỏ.
WTO đã tạo sức ép để Việt Nam chuyển dần từ phương thức quản lý nhà nước can thiệp hành
chính sang phương thức quản lý nhà nước kiến tạo - tôn trọng quyền tự do kinh doanh, theo
quy luật thị trường.
Kết quả là, năm 2007 là năm mở màn cho sự bùng nổ mới của khu vực doanh nghiệp tư nhân
Việt Nam, với kỷ lục gần 60.000 doanh nghiệp thành lập mới trong năm.
 Điểm sáng xuất nhập khẩu, hút vốn FDI:
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2016 đánh dấu 10 năm Việt Nam gia nhập WTO, tổng kim
ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã tăng gấp 4 lần, vượt mốc 350 tỷ USD.
Đáng chú ý, thay đổi rõ nhất kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO là nguồn vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) tăng mạnh. Theo đó, năm 2006, Việt Nam chỉ thu hút được 10 tỷ USD
vốn FDI, nhưng đến năm 2007 đã lên tới 21,3 tỷ USD và đạt 64 tỷ USD vào năm 2008.
Đến nay, Việt Nam đã thu hút hơn 22.000 dự án FDI với tổng vốn đăng ký gần 300 tỷ USD,
nhiều tập đoàn hàng đầu trên thế giới đã chọn Việt Nam làm “cứ điểm” sản xuất như Samsung,
LG, Toyota, Honda, Canon,…
 Tự tin vào “sân chơi” toàn cầu:
Tính đến nay, đã có 12 FTA đa phương và song phương giữa Việt Nam và các đối tác lớn trên
thế giới được chính thức ký kết, hoặc kết thúc đàm phán như: FTA Việt Nam - EU (EVFTA),
FTA Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA)... Trong đó có những FTA thế hệ mới có phạm vi cam kết
rộng và mức độ cam kết cao như Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). Bên
cạnh các FTA đã được ký kết hoặc đã kết thúc đàm phán, Việt Nam còn đang tiếp tục đàm phán


thêm 4 FTA, trong đó có RCEP- được dự đoán là một FTA thế kỷ, quy định các hoạt động
thương mại của toàn vùng ASEAN.




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×