Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

kiểm soát gia dịch tư lợi 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (25.59 KB, 3 trang )

I.Kiểm soát giao dịch tư lợi
1. Giao dịch tư lợi là gì?
-Giao dịch tư lợi là giao dịch giữa các chủ thể có liên quan với nhau
và thông qua giao dịch này có thể trục lợi cho một cá nhân nào đó
hoặc có thể thực hiện việc tẩu tán tài sản.
2. Hậu quả giao dịch tư lợi
-Các giao dịch tư lợi sẽ gây thiệt hại về tài sản cho công ti vì sự tham
nhũng , chia tài sản của công ty vào túi riêng của một nhóm thành viên
hoặc ngừoi quản lý công ty.
-Từ sự thiệt hại về lơi ích công ty , kéo theo đó là sự thiệt hại về quyền
lợi của các chủ nợ của công ty khi công ty không còn đủ tài sản để
thanh toán các khoản nợ cho các chủ nợ.
-Uy tín của công ty bị giảm sút , các thành viên đầu tư vào công ty
mất lòng tin và tìm cách rút khỏi công ty . Các nhà đầu tư bên ngoài e
ngại không bỏ vốn
- Các hợp đồng liên quan đến tài sản có giá trị lớn của doanh nghiệp
cần thiết phải được kiểm soát vì nó có ảnh hưởng đến sự tồn tại của
doanh nghiệp đó.
- Các giao dịch của công ty với một số chủ thể cần phải có sự giám
sát.
-Giao dịch tư lợi còn dẫn đến nhiều hệ quả nghiêm trọng hơn, ảnh
hưởng đến môi trường kinh doanh và nền kinh tế -xã hội của quốc gia.
3.Kiểm soát giao dịch tư lợi
-Kiểm soát là kiểm tra, giám sát, quản lý những giao dịch có liên quan
đến công ty , kiểm soát các giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi trong
doanh nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ nợ , bảo vệ quyền
lợi hợp pháp cho các thành viên và cổ dông trong doanh nghiệp và
bảo vệ môi trường kinh doanh lành mạnh , công bằng.
-Kiểm soát giao dịch tư lợi trong công ty là hết sức cần thiết , tuy
nhiên tìm ra cách thức kiểm soát vừ hợp lý vừa hiệu quả mà không
hạn chế quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp , động viên các


nguồn lực trong xã hội không phải là các vấn đề đơn giản .Đây là bài
toán khó cho các nhà quản lý cũng như hệ thống pháp luật của mỗi
quốc gia
-Phương thức quản lý:
+Pháp luật cấm những ngừoi quản lý và những người có liên quan của
họ thiết lập giao dịch với công ty và cấm công ty giao dịch với các
công ty khác mà ở đó không có người quản lý công ty, thành viên
hoặc cổ đông có lợi ích trực tiếp hoăc gián tiếp


+Pháp luật cho phép chủ thể tiến hành các giao dịch này hợp đôngf
thành lập hoặc điều khoản công ty không cấm , tuy nhiên nó phải
được giám sát chặt chẽ
II. Các loại giao dịch có nguy cơ phát sinh tư lợi
-Qua thực tiễn hoạt động của các công ty cho thấy nhóm giao dịch
thường có nguy cơ bị chuộc lợi gồm :giao dịch giữa công ty và ngừoi
có liên quan , giao dịch giữa công ty và cổ đông lớn của công ty…
-Theo luật doanh nghiệp 2014 đã xác định các loại giao dịch có liên
quan đến tài sản có giá trị lớn và giao dịch của công ty với một chủ
thể nhất định, là hai nhóm giao dịch phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ
của các thành viên cổ đông trong công ty . Đây là hai nhóm giao dịch
có nguy cơ phát sinh tư lợi cao.
1.Giao dịch có liên quan đến tài sản có giá trị lớn
Luật doanh nghiệp quy định các hợp đồng liên quan đến tài sản có giá
trị lớn của doanh nghiệp cần thiết phải được kiểm soát được thể hiện ở
điều Điều 47, Điều 64, Điều 96, Điều 135. Những giao dịch được coi
là có giá trị lớn trong các điều luật trên có giá trị bằng hoặc lớn hơn
50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính tại thời điểm
công bố gần nhất của công ty hoặc tỉ lệ khác nhỏ hơn quy định tại điều
lệ công ty tuỳ thuộc vào từng loại hình công ty cụ thể. Trước hết công

ty quyết định thông qua quy định trong điều lệ của công ty; nếu điều
lệ công ty không xác định giá trị lớn của các giao dịch thỉ sẽ áp dụng
mức do Luật doanh nghiệp quy định. Quy định trên của Luật doanh
nghiệp đã thể hiện quan điểm của Nhà nước là tôn trọng quyền của
các nhà đầu tư - các thành viên, cổ đông công ti đối với việc định đoạt
tài sản trong doanh nghiệp.
2.Những giao dịch của công ty với ngừoi liên quan
- Luật doanh nghiệp 2014 đề cập đên “ngừoi có liên quan” tại khoản
17 điều 4
-Pháp luật kiểm soát các giao dịch giữa công ty với một số chủ thể
trên đặc biệt với những ngừoi quản lý , ngừoi có liên quancủa những
ngừoi quản lý doanh nghiệp .Giao dịch tư lợi giữa các công ty với
những ngừoi có liên quan có thể xảy ra giữa các lĩnh vực từ dân sự
đến lao động , thương mại.
III. Các quy định của pháp luật có mục đích kiểm soát các giao dịch
phát sinh tư lợi
1. Những đối tượng bị kiểm soát


-Những ngừoi quản lý doanh nghiệp là những ngừoi chịu sự quản lý
cao nhất vì họ có quyền lực cao nhất trong công ty , họ có thể vì lợi
ích mà lạm dụng chức quyền.
2. Những quy định về nghĩa vị và trách nhiệm pháp lý thích hợp của
các thành viên hoặc cổ đông và ngừoi quản lý nhằm ngăn chặn , hạn
chế giao dịch tư lợi trong công ty.
-Thứ nhất, quy định về chế độ tự chịu trách nhiệm của những ngừoi
thực hiện giao dịch được quy định tại :điểm b khoản 5 điều 51, khoản
4 điều 157, khoản 5 điều 159 ,điểm d khoản 157 điều 176, khoản 5
điều 159, điểm c khoản 3 điều 180 luật doanh nghiêp
-Thứ hai, quy định về chế độ chịu trách nhiệm của những ngừoi thực

hiện giao dịch được quy định tại : điểm b khoản 5 điều 51, khoản 4
điều 157, khoản 5 điều 159, điểm d khoản 2 điều 176, điểm khoản 3
điều 180 luật doanh nghiệp.
-Thứ 3, quy định về chế độ công khai hóa thông tin: điểm d khoản 1
điều 160 , điều 159 luật doanh nghiệp .
3. Những quy định về xử lý vi phạm trong giao kết và thực hiện các
giao dịch có trong nguy cơ phát sinh tư lợi trong công ty.
-Nếu được giao kết hoặc thực không đúng quy định thì hậu quả của
pháp lý sẽ là hợp đồng bị vô hiệu hóa và xử lý theo quy định của pháp
luật (khoản 3, điều 67, khoản 4 điều 86, khoản 4 điều 72)
- Những ngừoi có trách nhiệm sẽ chịu những chế tài riêng:
+Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên :khoản 3 điều 67
+Đối với công ty TNHH một thành viên là tổ chức: khoản 4 điều 86
+Đối vơi công ty cổ phần : khoản 4 điều 162
+Ngoài ra họ còn chịu phải các hình thức xử lý khác nhau theo quy
định pháp luật



×