Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

TIỂU LUẬN TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM TRI THỨC KHOA HỌC NỀN VĂN HÓA LÀ PHƯƠNG TIỆN CỦA HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CỦA THẦY VÀ LÀ MỤC ĐÍCH CỦA HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA TRÒ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.47 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC
BÀI TIỂU LUẬN MÔN TÂM LÝ HỌC SƯ PHẠM

ĐỀ TÀI:

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S Lý Minh Tiên
SINH VIÊN THỰC HIỆN:

Trần Huỳnh Khương

TP.Hồ Chí Minh ngày 8 tháng 1 năm 2012


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

Lời dẫn nhập
Sự phát triển tâm lý trẻ em chủ yếu phụ thuộc vào nội dung và phương pháp các
em lĩnh hội nền văn hóa xã hội do loài người sáng tạo ra. Nội dung và phương
pháp lĩnh hội lại luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào trình độ phát triển của khoa
học nói chung, nhất là của khoa học giáo dục. Chúng ta đều biết, mãi đến những
năm 50 của thế kỉ này, nhờ ánh sáng của lí thuyết hoạt động, tâm lý học mới
phát hiện ra cơ chế tâm lý của việc hình thành một khái niệm, mở ra khả năng
kiểm soát chặt chẽ quá trình trẻ em lĩnh hội nền văn hóa xã hội. Nói cách khác,
từ nay loài người (những người lớn) có thể nghĩ đến việc chủ động tạo ra (điều
khiển) một cách có kế hoạch, sự phát triển tâm lý trẻ em thong qua việc kiểm
soát triệt để quá trình trẻ em lĩnh hội nền văn hóa xã hội. Tuy nhiên, trên con
đường biến khả năng này thành hiện thực (thực tiễn giáo dục nói chung và dạy
học nói riêng) khoa học giáo dục mới chỉ đi những bước đầu tiên, nhưng đã đạt


được những thành tựu đáng khích lệ.

_______________________________________________________________________________
Trang 2


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

Mục lục
A. Tri thức khoa học, nền văn hóa là phương tiện của hoạt động dạy học của thầy:
1. Tri thức khoa học là gì ? Nền văn hóa là gì ?
2. Tri thức khoa học - Nền văn hóa có vai trò gì trong hoạt động dạy học ?
3. Hoạt động dạy là gì ?
4. Mục đích của hoạt động dạy
5. Cách để đạt được mục đích đó ?
6. Giải thích vì sao “Tri thức khoa học, nền văn hóa là phương tiện của hoạt động dạy học của
thầy”
B. Tri thức khoa học, nền văn hóa là mục đích của hoạt động học của trò:
1. Hoạt động học là gì ?
2. Bản chất hoạt động học ?
3. Mục đích hoạt động học ?
4. Tại sao tri thức khoa học, nền văn hóa lại là mục đích của hoạt động học ?
C. Kết luận:
D. Tài Liệu Tham Khảo

_______________________________________________________________________________
Trang 3



Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

A. Tri thức khoa học, nền văn hóa là phương tiện của hoạt động dạy học của thầy:
1. Tri thức khoa học là gì ? Nền văn hóa là gì ?
Tri thức khoa học là gì ?
Khoa học được hiểu là một hệ thống tri thức về tự nhiên xã hội và tư duy về những qui
luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy. Nó giải thích một cách đúng đắn
nguồn gốc của những sự kiện ấy, phát hiện ra những mối liên hệ của các hiện tượng, trang bị
cho con người những tri thức về qui luật khách quan của thế giới hiện thực để con người áp
dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống.
Khoa học cũng là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học
thuyết mới, … về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này, tốt hơn, có thể
thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp.
Thí dụ: Quan niệm thực vật là vật thể không có cảm giác được thay thế bằng quan niệm
thực vật có cảm nhận.
Như vậy, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật của vật chất và sự vận
động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, và tư duy. Hệ thống tri thức này hình
thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở thực tiễn xã hội. Phân biệt ra 2 hệ
thống tri thức: tri thức kinh nghiệm và tri thức khoa học.
Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày
trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên. Quá trình
nầy giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên và hình thành mối quan hệ
giữa những con người trong xã hội. Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử
dụng và phát triển trong hoạt động thực tế. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu
vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự
vật và con người. Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất
định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học.

Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động
nghiên cứu khoa học, các họat động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa
học. Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu
thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội,
_______________________________________________________________________________
Trang 4


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

trong tự nhiên. Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa
học (discipline) như: triết học, sử học, kinh tế học, toán học, sinh học,…
Nền văn hóa là gì ?
Trong ý nghĩa rộng nhất, “Văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt
tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm
người trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền
cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng: Văn hóa
đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hóa làm cho chúng ta trở
thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lí.
Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tự biết mình là một
phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết
mệt những ý nghĩa mới mẻ và sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”.
Như vậy, văn hóa không phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hóa là tổng thể nói chung
những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hóa là chìa khóa của sự phát
triển.
Ở đây chúng ta cũng cần phải nói thêm về một đặc trưng của văn hóa đó là chức năng
giáo dục. Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan
trọng thứ tư của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những

giá trị đã ổn định (truyền thống), mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị
này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai
trò quyết định trong việc hình thành nhân cách (trồng người). Từ chức năng giáo dục, văn hóa
có chức năng phát sinh là đảm bảo tính kế tục của lịch sử: Nó là một thứ "gien" xã hội di
truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.
2. Tri thức khoa học - Nền văn hóa có vai trò gì trong hoạt động dạy học ?
Tri thức khoa học có vai trò quan trọng trong hoạt động dạy học.
Hoạt động học là quá trình chúng ta lĩnh hội nền tri thức khoa học- nền văn hóa đó là
những cái đúng đắn đã được khoa học chứng minh, những nét văn hóa đẹp đã trải qua hàng
nghìn năm và đã được con người tích lũy lại.
_______________________________________________________________________________
Trang 5


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

Những điều thực tế trong khoa học đã chứng minh như: Khoa học tự nhiên, những nét
văn hóa trong nhân văn xã hội.
Tri thức khoa học có chức năng cung cấp cho người học như: Lĩnh vực đời sống, toán
học, vật lý, văn học, sức khỏe, khí hậu giúp chúng ta biết được cái đúng đắn và dự đinh cho
tương lai, làm cho con người hiểu biết được nhiều, tích lũy tri thức, trao dồi khả năng hiểu
biết.
Ví dụ: trong toán học người ta đã chứng minh được những định lý, những công thức hình
học để tính thể tích của sự vật…
Trong lĩnh vực sức khỏe ăn nhiều chất có chứa vitamin A sẽ giúp sáng mắt, mất
ngủ sẽ giảm tuổi thọ…
Trong văn hóa cung cấp những nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc đã trải qua
hàng ngàn năm và được chọn lọc theo thời gian điều đó giúp chúng ta hiểu biết hơn phát huy

tốt hơn.
Hoạt động học giúp con người ta lĩnh hội được nhiều tri thức trên nhiều lĩnh vực
khác nhau với mong muốn để sống và tồn tại với những điều kiện xã hội quy định.
Thí dụ: muốn có công ăn việc làm ổn định thì phải đậu đại học để sau này ra trường dễ
tìm việc. Nhưng muốn đậu đại học thì phải học giỏi.
3. Hoạt động dạy là gì ?
Hoạt động dạy là hoạt động của người lớn tổ
chức và điều khiển hoạt động của trẻ nhằm giúp
chúng lĩnh hội nền văn hóa xã hội 1, tạo ra sự phát
triển tâm lý, hình thành nhân cách của chúng.
Để hiểu thực chất của hoạt động dạy, chúng ta
cần làm sáng tỏ những nội dung sau: hoạt động dạy
nhằm mục đích gì? bằng cách nào để đạt mục đích
đó ?
4. Mục đích của hoạt động dạy
1

Nền văn hóa xã hội bao hàm cả tri thức khoa học và nền văn hóa.

_______________________________________________________________________________
Trang 6


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

Mục đích của hoạt động dạy là giúp trẻ lĩnh hội nền văn hoá xã hội, phát triển tâm lý,
hình thành nhân cách.
Sự lớn lên về mặt tinh thần của đứa trẻ diễn ra đồng thời với quá trình xã hội hóa. Trong

quá trình đó, trẻ một mặt nhập vào các quan hệ xã hội, mặt khác lĩnh hội nền văn hóa xã hội
biến những năng lực của loài người thành năng lực của mình, tạo ra những cơ sở trọng yếu để
hình thành nhân cách của bản thân mình.
Làm sao để đạt mục đích đó ? Riêng bản thân trẻ không thể tự mình biến năng lực của
loài người thành năng lực của bản thân, nhất thiết trẻ ở những mức độ khác nhau phải dựa vào
sự giúp đỡ của người lớn. Như vậy trẻ lĩnh hội nền văn hóa xã hội một cách gián tiếp thông
qua người lớn. Sự giúp đỡ của người lớn để trẻ lĩnh hội nền văn hóa xã hội, thúc đẩy, sự phát
triển tâm lý tạo ra những cơ sở trọng yếu để hình thành nhân cách của trẻ là mục đích của hoạt
động dạy.
5. Bằng cách nào để đạt mục đích đó ?
a. Trước hết cần phân biệt dạy trong đời sống hàng ngày với hoạt động dạy do thầy giáo
thực hiện (theo phương thức nhà trường). "Dạy ăn, dạy nói, dạy gói, dạy mở" trong cuộc sống
đời thường cũng đem lại cho trẻ một số hiểu biết. Những hiểu biết đó mang tính chất kinh
nghiệm, không đủ để bé thích nghi với cuộc sống ngày càng phát triển. Còn việc dạy cho trẻ
những tri thức khoa học, những năng lực người ở trình độ cao thì xã hội đã giao cho thầy giáo
(những người được dào lạo để dạy, với tư cách là một nghề) tiến hành theo một phương thức
chuyên biệt (ta gọi phương thức đó là phương thức nhà trường). Do đó, từ đây khi nói đến hoạt
động dạy thì ta sẽ hiểu đó là dạy theo phương thức nhà trường.
Để đạt mục đích trên phải thông qua hoạt động dạy của thầy giáo. Ở đây, thầy giáo là chủ
thể của hoạt động dạy. Chức năng của thầy trong hoạt động này không làm nhiệm vụ sáng tạo
ra tri thức mới (vì các tri thức này đã được nhân loại sáng tạo ra), cũng không làm nhiệm vụ tái
tạo tri thức cũ, mà nhiệm vụ chủ yếu, nhiệm vụ đặc trưng là tổ chức quá trình tái tạo ở trẻ
(chính nó là chủ thể của hoạt động học - ta sẽ bàn ở sau). Dù rằng không có chức năng sáng
tạo ra tri thức mới, cũng không có nhiệm vụ tái tạo tri thức cũ cho bản thân mình, những người
dạy phải sử dụng tri thức đó như là những phương tiện, vật liệu để tổ chức và điểu khiển
_______________________________________________________________________________
Trang 7


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm

Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

người học “sản xuất” những tri thức ấy lần thứ hai (lần thứ nhất được sản xuất trong lịch sử
văn hoá loài người) cho bản thân mình, thông qua đó tạo ra sự phát triển tâm lý của các em.
Như vậy, khi tiến hành hoạt động dạy, thầy giáo không nhằm phát triển chính mình, mà nhằm
tổ chức tái tạo nền văn hoá xã hội, nhằm tạo ra cái mới trong tâm lý học sinh.
b. Muốn làm được điều đó, cái cốt lõi trong hoạt động dạy là làm sao tạo ra được tính tích
cực trong hoạt động học của học sinh, làm cho các em vừa ý thức được đối tượng cần lĩnh hội,
vừa biết cách chiếm lĩnh cái lĩnh hội đó. Tính tích cực này của học sinh trong hoạt động học
quyết định chất lượng học tập. Cũng vì thế trong lý luận dạy học, người ta khẳng định rằng
chất lượng học tập phụ thuộc vào trình độ tổ chức và điều kiện điều khiển hoạt động của thầy.
Như vậy, hai hoạt động dạy và học được tiến hành do hai chủ thể (thầy - trò) khác nhau, thực
hiện hai chức năng (tổ chức và lĩnh hội) khác nhau, nhưng chúng gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì
hoạt động dạy diễn ra để tổ chức và điều khiển hoạt động học và hoạt động học chỉ có đầy đủ
ý nghĩa của nó khi nó được diễn ra dưới sự tổ chức và điều khiển của hoạt động dạy. Với ý
nghĩa đó, hoạt động dạy và hoạt động học hợp thành hoạt động dạy học, trong đó người dạy
(thầy) thực hiện chức năng tổ chức và điều khiển hoạt động học, người học (trò) có chức năng
hành động tích cực để lĩnh hội kinh nghiệm mà xã hội đã tích lũy được, biến kinh nghiệm xã
hội thành kinh nghiệm cá nhân, tạo ra sự phát triển tâm lý của chính mình.
6. Giải thích vì sao “Tri thức khoa học, nền văn hóa là phương tiện của hoạt động dạy
học của thầy”
Lĩnh hội nền tri thức khoa học, nền văn hóa là mục đích của hoạt động dạy học như vừa
phân tích ở trên. Đồng thời tri thức khoa học - nền văn hoá cũng là phương tiện của hoạt động
dạy học của thầy giáo. Điều này đúng, bởi vì:
Con người là chủ thể của thế giới khách quan có khả năng cải tạo thế giới khách quan.
Những tri thức khoa học - nền văn hóa cũng chính là những gì con người sáng tạo, phát minh
ra để phục vụ cho mục đích tồn tại của mình ở thế giới, theo tiến trình lịch sử qua nhiều giai
đoạn mà con người đã tích lũy được. Những sáng tạo đó có thể là: công cụ lao động, phương
thức sản xuất, cách đắp đê chống lụt lội…như đã nói ở phần đầu. Nhưng có một yếu tố cần

phải nhấn mạnh, trong tri thức khoa học - nền văn hóa nó cũng bao hàm luôn cả cách, phương
_______________________________________________________________________________
Trang 8


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

pháp, phương tiện con người đã tìm ra và cũng để lĩnh hội, tiếp thu nền tri thức khoa học - nền
văn hóa đó.
Thí dụ:
Thời bầy người nguyên thủy, con người còn “ăn lông ở lỗ” trong quá trình sống con
người sáng tạo ra rìu đá, sau đó là giáo rồi cung tên…mục đích là săn bắt những con thú để
làm thức ăn. Rồi đến giai đoạn sau nữa, khi đã có được cung tên và rìu thì con người của
những giai đoạn tiếp theo cần phải biết cách sử dụng, học cách sử dụng nó thì mới bắt được
thú làm thức ăn và mới phục vụ cho hoạt động sống của mình.
Trong thời hiện đại ngày nay, khi con người phát minh ra máy vi tính để phục cho lợi ích
của mình thì con người cũng phải học cách sử dụng máy vi tính để con người mới biết và sử
dụng hết được công năng của máy tính được.
Quay lại vấn đề hoạt động dạy học của thầy giáo, thầy giáo lĩnh hội những kinh nghiệm
xã hội đã có (là tri thức khoa học, nền văn hóa), trong đó cũng có luôn cả những phương pháp
dạy mang tính khoa học và thực tiễn cao (đó cũng là những tri thức khoa học của hoạt động
nghiên cứu tâm lý, của khoa học giáo dục mà ra) rồi đem ra áp dụng những phương pháp đó
cho học sinh để cải thiện chất lượng học tập của chúng. Thì đó cũng chính là tri thức khoa học,
nền văn hóa nó đã trở thành phương tiện dạy học của thầy.
Máy vi tính, máy chiếu, ti-vi, internet,…là những thành quả của công việc sáng tạo,
nghiên cứu của loài người, cũng là thành quả của nền văn hóa xã hội loài người, nay lại được
con người sử dụng trở thành phương tiện dạy học của nhà giáo. Vì nó có những tiện ích giúp
cho công việc giáo dục thuận lợi hơn.


_______________________________________________________________________________
Trang 9


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

B. Tri thức khoa học, nền văn hóa là mục đích của hoạt động học của trò:
1. Hoạt động học là gì ?
Đối tượng của hoạt động học là tri thức và những kỹ năng 2, kỹ xảo 3 tương ứng với nó.
Có thể nói, cái đích mà hoạt động học hướng tới là chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của xã
hội thông qua sự tái tạo của cá nhân. Việc tái tạo này sẽ không thể thực hiện được, nếu người
học chỉ là khách thể bị động của những tác động sư phạm, nếu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
chỉ được truyền cho người học theo cơ chế "máy phát" (người dạy) - "máy nhận" (người học).
Muốn học có kết quả, người học phải tích cực tiến hành các hoạt động học tập bằng chính ý
thức tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân mình.
Hoạt động học tập là hoạt động hướng vào làm
thay đổi chính mình. Thông thường, các hoạt động
khác hướng vào làm thay đổi khách thể (đối tượng
của hoạt động). Trong khi đó hoạt động học lại làm
cho chính chủ thể của hoạt động học này thay đổi và
phát triển. Như vừa nói ở trên, tri thức mà loài người
đã tích luỹ được là đối tượng của hoạt động học. Nội
dung của đối tượng này không hề thay đổi sau khi nó bị chủ thể hoạt động chiếm lĩnh. Chính
nhờ sự chiếm lĩnh này mà tâm lý của chủ thể mới được thay đổi và phát triển. Người học càng
được giác ngộ sâu sắc mục đích này bao nhiêu thì sức mạnh vật chất và tinh thần cua họ ngày
càng được huy động bấy nhiêu trong học tập và như vậy sự thay đổi và phát triển tâm lý của
chính họ càng lớn lao và mạnh mẽ. Dĩ nhiên hoạt động học cũng có thể làm thay đổi khách

thể. Tuy nhiên, việc làm thay đổi khách thể như thể không phải là mục đích tự thân của hoạt
động học, mà chính là phương diện không thể thiếu của hoạt động này nhằm đạt được mục
đích làm thay đổi chính chủ thể hoạt động. Chỉ có thông qua đó người học mới dành được điều
kiện khách quan để ngày càng là hoàn thiện mình.

2

Kĩ năng là khả năng vận dụng kiến thức (khái niệm, cách thức, phương pháp...) để giải quyết một nhiệm vụ
mới
3

Kĩ xảo là hành động đã được củng cố và tự động hoá nhờ luyện tập

_______________________________________________________________________________
Trang 10


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

Có nhiều quan niệm khác nhau về sự học. Có quan niệm người ta cho rằng học là sự biến
đổi hành vi và sự hình thành các hành vi mới để đi đến sự thỏa măn các nhu cầu .
Ví dụ :
- Con khỉ học đi xe đạp để làm xiếc. Nhưng nó chỉ học khi người huấn luyện điều khiển
nó và thưởng đồ ăn cho nó .
- Em bé học cầm thìa , chén xúc cơm ăn. lúc đầu nó có thể cầm ngược, làm đổ, sau đó thì
làm được.

2. Bản chất hoạt động học

Làm rõ các nội dung sau đây sẽ làm sáng tỏ bản chất của hoạt động học.
a. Đối tượng của hoạt động học là tri thức và những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng với nó.
Có thể nói, cái đích mà hoạt động học hướng tới là chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của xã
hội thông qua sự tái tạo của cá nhân. Việc tái tạo này sẽ không thể thực hiện được, nếu người
học chỉ là khách thể bị động của những tác động sư phạm, nếu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
chỉ được truyền cho người học theo cơ chế "máy phát" (người dạy) - "máy nhận" (người học).
Muốn học có kết quả, người học phải tích cực tiến hành các hoạt động học tập bằng chính ý
thức tự giác và năng lực trí tuệ của bản thân mình.
b. Hoạt động học tập là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính mình. Thông thường,
các hoạt động khác hướng vào làm thay đổi khách thể (đối tượng của hoạt động). Trong khi đó
hoạt động học lại làm cho chính chủ thể của hoạt động học này thay đổi và phát triển. Như vừa
nói ở trên, tri thức mà loài người đã tích luỹ được là đối tượng của hoạt động học. Nội dung
của đối tượng này không hề thay đổi sau khi nó bị chủ thể hoạt động chiếm lĩnh. Chính nhờ sự
chiếm lĩnh này mà tâm lý của chủ thể mới được thay đổi và phát triển. Người học càng được
giác ngộ sâu sắc mục đích này bao nhiêu thì sức mạnh vật chất và tinh thần cua họ ngày càng
được huy động bấy nhiêu trong học tập và như vậy sự thay đổi và phát triển tâm lý của chính
họ càng lớn lao và mạnh mẽ. Dĩ nhiên hoạt động học cũng có thể làm thay đổi khách thể. Tuy
nhiên, việc làm thay đổi khách thể như thể không phải là mục đích tự thân của hoạt động học,
mà chính là phương diện không thể thiếu của hoạt động này nhằm đạt được mục đích làm thay

_______________________________________________________________________________
Trang 11


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

đổi chính chủ thể hoạt động. Chỉ có thông qua đó người học mới dành được điều kiện khách
quan để ngày càng là hoàn thiện mình.

c. Hoạt động học là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức nhăm tiếp thu tri thức,
kĩ năng, kĩ xảo.
Hoạt động học, trước hết là hoạt động tiếp thu những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, tiếp thu cả
nội dung và hình thức của chúng.
Sự tiếp thu đó có thể diễn ra trong hoạt động thực tiễn. Sự tiếp thu đó thường diễn ra sau
khi chủ thể hoạt động trong một tình huống cụ thể. Do đó, sự tiếp thu thường gắn vào từng
hoàn cảnh cụ thể, phụ thuộc vào từng mục đích riêng lẻ mà hành động hướng tới. Những tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo, hấp thu trong từng tình huống đó mang tính chất kinh nghiệm, giúp họ
hành động có kết quả trong một tình huống xác định. Cứ như thế, kinh nghiệm dần được tích
luỹ và từ đời này sang đời khác, cha ông chúng ta đã đúc rút được những kinh nghiệm giá trị
trong sản xuất và trong cuộc sống. Nhưng, những kinh nghiệm đó thường không hệ thống,
chưa được khái quát và thường không lý giải được đầy đủ cơ sở khoa học của chúng. Đó là
con đường kinh nghiệm chủ nghĩa trong việc tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Trái lại, sự tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo trong hoạt động học là sự tiếp thu có tính tự
giác cao. Đối tượng tích thu đã trở thành mục đích của hoạt động học. Những tri thức đã được
chọn lọc tinh tế và tổ chức lại trong hệ thống nhất định (thông qua khái quát hoá và hệ thống
hoá) bảng cách vạch ra cái bản chất, phát hiện những mối liên hệ mang tính quy luật quy định
sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng. Đó là con đường lý luận trong việc
tiếp thu tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Những hiểu biết đó không chỉ đúng là thích hợp cho một tình
huống nào đó, mà nó đúng và thích hợp cho mọi hoàn cảnh tương tự. Do đó hoạt động dạy
phải tạo được ở người học những hoạt động thích hợp với mục đích của việc tiếp thu. Sự tiếp
thu như thế chỉ có thể diễn ra trong hoạt động học được điều khiển một cách có ý thức của
người lớn.
d. Hoạt động học không chỉ hướng vào việc tiếp thu những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới
mà còn hướng vào việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động, nói cách khác
là tiếp thu được cả phương pháp giành tri thức đó (cách học).

_______________________________________________________________________________
Trang 12



Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

Muốn cho hoạt động học diễn ra có kết quả cao, người ta phải biết cách học, nghĩa là phải
có những tri thức về bản thân hoạt động học. Sự tiếp thu tri thức này không thể diễn ra một
cách độc lập với việc tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Do đó trong khi tổ chức hoạt động cho
học sinh, người dạy vừa phải ý thức được những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nào cần được hình
thành ở học sinh, vừa phải có một quan niệm rõ ràng thông qua tổ chức sự tiếp thu tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo đó thì học sinh sẽ lĩnh hội được cách học gì, con đường giành tri thức, kỹ năng,
kỹ xảo đó như thế nào (nói cách khác là những tri thức về hoạt động học).
Cần nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc hình thành chính bản thân hoạt động học ở
học sinh. Nó là công cụ, là phương tiện không thể thiếu được để đạt được mục đích của hoạt
động học này. Nội dung và tính chất của hoạt động học được hình thành sẽ quyết định nội
dung và chất lượng của sự lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo (mục đích của hoạt động học). Vì
thế, trong dạy học, hai công việc này phải được tiến hành đồng thời. Đến một lúc nào đó
(thường khi hết bậc tiểu học) những tri thức về bản thân hoạt động học đủ sức trở thành công
cụ, phương tiện phục vụ đắc lực cho việc tiếp thu những tri thức khoa học, cũng như những kỹ
năng, kỹ xảo.
3. Mục đích của hoạt động học:
Giống như sự hình thành động cơ, mục đích của hành động cũng được hình thành dần
trong quá trình diễn ra hành động. Có thể nói mục đích thực sự chỉ có thể có khi chủ thể bắt
đầu hành động. Tất nhiên, ai cũng hiểu rằng, khác với con vật, trước khi con người bắt tay vào
hành động thì hình ảnh về sản phẩm tương lai đã có trong đầu anh ta. Thực ra, đó chưa phải là
mục đích, nó mới chỉ là biểu tượng đầu tiên về mục đích đó, do trí tưởng tượng tạo ra để định
hướng cho hành động. Kể từ thời điểm hành động bắt đầu xảy ra, biểu tượng ấy bắt đầu có nội
dung thực của mục đích.
Vậy mục đích học tập là gì và nó được hình thành như thế nào?
Như đã nói ở trên, đối tượng học tập là nó hiện thân của động cơ. Muốn cho hoạt động

học tập dược thực hiện bởi động cơ đích thực, đối tượng của hoạt động học tập phải được cụ
thể hoá thành hệ thống các khái niệm của môn học. Thông qua hành động học tập, học sinh
chiếm lĩnh từng mục đích, bộ phận, riêng rẽ và dần dần tiến tới chiếm lĩnh toàn bộ đối tượng.
_______________________________________________________________________________
Trang 13


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

Như vậy, mỗi khái niệm của môn học thể hiện trong từng tiết, từng bài là những mục đích của
hoạt động học tập.
Trong học tập, mục đích đó được hình thành như thế nào?
Như đã khẳng định trong phần bản chất của hoạt động học. Đó là hoạt động hướng vào
làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động đó. Sự thay đổi này biểu hiện ở sự thay đổi mức độ
làm chủ những khái niệm, những giá trị, những chuẩn mực, những quy luật, những phương
thức hành vi, hành động... Chính những cái đó làm thành nội dung của mục đích học tập. Mục
đích này chỉ bắt đầu được hình thành khi chủ thể bắt tay vào thực hiện hành động học tập. Lúc
đó chủ thể xâm nhập vào đối tượng, nội dung của mục đích ngày càng được hiện hình, lại càng
định hướng cho hành động và nhờ đó chủ thể chiếm lĩnh được tri thức mới, năng lực mới.
Trên đường đi tới chiếm lĩnh đối tượng học tập luôn luôn diễn ra sự chuyển hoá giữa mục
đích và phương tiện. Mục đích bộ phận (chiếm lĩnh từng khái niệm...) được thực hiện đầy đủ,
nó lập tức trở thành phương tiện cho sự hình thành mục đích bộ phận tiếp theo. Chính vì lẽ đó
mà mục đích cuối cùng sẽ được hình thành một cách tất yếu trong quá trình thực hiện một hệ
thống các hành động học tập.
4. Tại sao tri thức khoa học - nền văn hóa lại là mục đích của hoạt động học ?
Tri thức khoa học – xã hội là mục đích của hoạt động học là lẽ dĩ nhiên và tất yếu. Bởi
trong quá trình sống và phát triển không những về thể lý mà còn cần phát triển về tâm lý nữa.
Tâm lý chỉ phát triển tốt khi đứa trẻ thực hiện hoạt động học trong môi trường xã hội và tiếp

thu được những tri thức khoa học – xã hội để tồn tại và phát triển trong xã hội theo quy ước
của cộng đồng người.
Để minh chứng cho điều này, ta xét đến những trường hợp trẻ bị tách ra khỏi môi trường
xã hội và không được tiếp thu vốn tri thức khoa học - văn hóa của cộng đồng người.
Tài liệu sớm nhất ghi nhận trường hợp trẻ em được thú rừng nuôi dưỡng là vào năm
1341. Cậu bé người sói có tên Hesse được tìm thấy ở Đức khi đang sống hoang dã cùng một
đàn chó sói. Bấy giờ cậu mới được khoảng 7 tuổi. Lúc đầu cậu vẫn giữ thói quen đi bằng cả
bốn chân, có thể nhảy rất xa và không chịu mặc bất kỳ loại quần áo nào. Hesse sống tới tận 80
tuổi và theo tự sự thì Hesse thích sống với chó sói hơn là với người.
_______________________________________________________________________________
Trang 14


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

Ngày 13/10/1999, trong chương trình Bằng chứng sống (Living Proof) mang tên Cậu bé
dầu được nuôi nấng và chăm sóc rất nhiệt tình nhưng chúng vẫn không bỏ được tính sói.
Chúng gần như ngủ suốt ngày và đi tìm thức ăn lúc chạng vạng tối. Chúng làm tất cả mọi
người kinh ngạc vì chạy bằng cả bốn chân tay, thỉnh thoảng lại hú lên như sói và luôn lẩn
tránh ánh sáng mặt trời. Đôi mắt chúng nhìn trong bóng đêm có vẻ tinh nhạy hơn mắt người
thường. Chúng cũng khiến mọi người khiếp sợ bởi cách tợp nước bằng lưỡi và ý thích ăn thịt
sống – kể cả thịt đã thối rữa – hơn là rau và thức ăn làm từ ngũ cốc. Chúng tránh làm bạn với
người nhưng lại thích chơi với lũ chó trong cô nhi viện. Sau một thời gian, đứa lớn chết vì
bệnh lỵ, còn đứa nhỏ thì 10 năm sau đó cũng qua đời. Trong suốt 10 năm chăm sóc nuôi dạy,
đứa trẻ đã tập được nhiều tính người như tự mặc được quần áo, ăn uống và tập đọc. Tuy
nhiên, thỉnh thoảng nó vẫn có ý muốn chạy trốn vào rừng.
Trường hợp người thú được ghi nhận kỹ
lưỡng nhất thuộc về 2 trẻ em người sói ở Ấn Độ

sống vào những năm 1920. Một mục sư tên là
Singh đã phát hiện ra 2 em trong một lần đến
một làng hẻo lánh giảng đạo. Chính ông đã viết
một cuốn sách dày tường thuật lại chi tiết
trường hợp này với nhiều bức ảnh minh họa từ
khi được phát hiện cho đến khi hai nhân vật qua
đời. Đó là 2 bé gái, đứa lớn độ tám tuổi và đứa nhỏ chừng một tuổi rưỡi. Chúng được mục sư
Singh đưa về nuôi ở một cô nhi viện. Mặc t hiện hai đứa trẻ linh dương trong dãy Pyrenées.
Nhà nhân chủng học lỗi lạc Jean Claude Armen đã miêu tả những cậu bé linh dương này như
sau: “Các mắt cá chân của chúng dày một cách không cân đối và được cho là do thói quen
nhảy theo đàn linh dương, những dấu chân rất mờ nhạt trên cát cho thấy sự mềm dẻo, hòa hợp
mà chỉ những con linh dương mới có”.
Câu chuyện của hai cô bé Ấn Độ được người ta tìm thấy ở trong rừng vào lúc hai cô chỉ
độ vào khoảng 8 tuổi gì đó. Hai cô không nói được tiếng người, cũng không đi trên hai chân
như người ta. Hai cô đi trên bốn chân, có cử chỉ và ngôn ngữ y hệt như loài thú. Các nhà khoa
_______________________________________________________________________________
Trang 15


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

học cho rằng hai cô đã bị bỏ rơi trong rừng từ lúc mới sanh và đã được thú rừng nuôi dưỡng.
Khi được đem về với xã hội loài người, các cô được người ta dạy cho cách sống của loài
người. Người ta phải mất rất nhiều thì giờ để dạy dỗ cho các cô nhưng kết quả chưa tới đâu thì
hai cô đã chết. Xã hội loài người là cái gì rất xa lạ mà các cô không thích nghi được, mặc dù
các cô có mang trong người cái mầm sinh vật của giống người.
Sự kiện trên đây cho thấy khi ta sinh ra và lớn lên trong xã hội, văn hóa nào thì ta sẽ được
giáo dục uốn nắn để trở thành một phần tử của xã hội, văn hóa đó. Dù gốc cũng là một con

người bình thường, với cái gene giống một người bình thường đi nữa ta cũng không trở thành
con người đúng nghĩa được, nếu ta không được nuôi dưỡng, giáo dục, uốn nắn trong xã hội
loài người. Yếu tố xã hội, văn hóa là yếu tố quyết định trong quá trình làm cho con người trở
thành người. Nói như thế không có nghĩa là yếu tố sinh vật không quan trọng. Thật ra yếu tố
sinh vật cũng rất là quan trọng không thua gì yếu tố xã hội - văn hóa vì nó là điều kiện cần để
con người phát triển về mặt cơ thể, não bộ, sinh lý một cách bình thường thì yếu tố xã hội với
tác động tới cá nhân đó một cách đầy đủ được.
Trở lại câu chuyện của hai cô bé Ấn Độ trên đây ta thấy đây là trường hợp hết sức hi hữu,
và ngày nay các nhà khoa học không làm sao kiểm nghiệm được.
Hàng loạt những trường hợp cá biệt trên minh chứng một điều, đó là: “Sự lớn lên về mặt
tinh thần của đứa trẻ diễn ra đồng thời với quá trình xã hội hóa. Trong quá trình đó, trẻ một
mặt nhập vào các quan hệ xã hội, mặt khác lĩnh hội nền tri thức khoa học – văn hóa, biến
những năng lực của loài người thành năng lực của mình, tạo ra những cơ sở trọng yếu để hình
thành nhân cách của bản thân mình” (TLH LT và TLH SP, Lê Văn Hồng/92)
Điều chúng ta xét đến ở đây chính là quá trình học tập tri thức khoa học – xã hội của trẻ
em thông qua việc học có mục đích. Các trẻ em không thể tự lĩnh hội tri thức khoa học-văn
hóa được mà phải qua một quá trình dạy của người lớn. Vậy mục đích Tri thức văn hóa xã hội
mà các học sinh lĩnh hội được không chỉ dừng lại ở những tri thức đã có, nhưng còn ở việc các
em thực hành và phát huy tích cực từ nguồn tri thức ấy. Có như thế thì tri thức khoa học văn
hóa xã hội mới phong phú và nhanh chóng phát triển, giúp cho những thế hệ sau có vốn tri
_______________________________________________________________________________
Trang 16


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

thức văn hóa xã hội hoàn thiện và phong phú hơn để kịp thích nghi với thế giới luôn vận động
và phát tiển này.


_______________________________________________________________________________
Trang 17


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________

C. Kết luận:
Nền văn hóa xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển tâm lý vì tâm lý
người chỉ nảy sinh, hình thành và phát triển trong một môi trường nhất định trong đó nền văn
hóa xã hội là rất quan trọng và cần thiết. Toàn bộ nền văn hóa xã hội của nhân loại được lĩnh
hội ít nhất hai lần, lần thứ nhất, khi nó được sáng tạo ra trong quá trình nhận thức và cải tạo
hiện thực, lần thứ hai là do quá trình dạy học.
Dạy và học là một chức năng xã hội, nhằm truyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm mà xã hội
đã tích lũy được, nhằm biến kinh nghiệm xã hội thành phẩm chất và năng lực cá nhân.
Thế hệ này truyền đạt lại cho thê hệ sau tất cả tiềm năng của nền văn hóa của họ nữa.
Nhưng không phải truyền đạt ngay tức khắc, mà là dần dần, và cũng không phải truyền đạt tất
cả cho mọi người, mà là theo sự phân công lao động trong xã hội. Nền văn hóa đã tích lũy
được càng phong phú bao nhiêu, thì sự phân công lao động và các chức năng xã hội càng rõ rệt
hơn bấy nhiêu.

_______________________________________________________________________________
Trang 18


Bài tiểu luận môn Tâm Lý Học Sư Phạm
Nhóm 8
__________________________________________________________________________________


D. Tài Liệu Tham Khảo:
1. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Lê Văn Hồng…, NXB ĐHQG Hà Nội,
Năm 2001.
2. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Nguyễn Kế Hào…, NXB ĐH Sư Phạm,
Năm 2009.
3. Tâm Lý Học (tập 2), Phạm Minh Hạc…, NXB GD, Năm 1989.
4. Văn Hóa Và Sự Phát Triển Tâm Lý, Huỳnh Văn Sơn, NXB ĐH Sư Phạm TP.Hồ Chí
Minh, 2010.
5. Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm, NXB GD, Năm 1999.

_______________________________________________________________________________
Trang 19



×