Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

tiểu luận ''''''''''''''''tâm lý học''''''''''''''''

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.65 KB, 12 trang )

Tiểu luận
Đề tài: Tâm lý học
1
LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội loài người từ lúc loài người thông minh xuất hiện đến nay đã
trải qua biết bao thăng trầm lịch sử, những hình thái kinh tế- xã hội cũ
được thay thế lần lượt bởi những hình thái kinh tế- xã hội mới hơn, tiến
bộ hơn văn minh hơn. Tất cả những sự thay thế đó đều hướng tới sự phát
triển cao hơn của xã hội loài người, như một quá trình phát triển lịch sử
tự nhiên.
Để có thể giữ vững được sự phát triển ngày một văn minh, hiện đại
của xã hội, các chuẩn mực xã hội đã được đặt ra nhằm định hướng các
hành vi của mỗi cá nhân trong xã hội theo một trật tự nhất định, phù hợp
với lợi ích cộng đồng và lợi ích của xã hội.
Hiện nay trên thế giới, sự nhiễu loạn của hệ giá trị, sự biến đổi của
nhiều chuẩn mực xã hội đang khiến cho nhân loại bàng hoàng, lo âu, bất
ổn. Bất chấp các giá trị và chuẩn mực về chủ nghĩa nhân đạo truyền
thống, sự sai lệch về chuẩn mực xã hội trong hành vi xã hội của một bộ
phận người đã lên đến mức báo động.
Là lực lượng tri thức nòng cốt nằm trong đại bộ phận thanh niên, sinh
viên cần phải có sự tìm hiểu kĩ lưỡng về chuẩn mực xã hội để điều chỉnh,
rèn luyện hành vi xã hội của mình và tuyên truyền giáo dục được cho
cộng đồng, làm hạn chế sự lệch chuẩn xã hội, vươn tới một xã hội tốt đẹp
hơn.
2
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. Khái niệm chung về hành vi_Hành vi xã hội_Sự sai lệch hành vi xã
hội
1. Hành vi 2


1.1. Khái niệm
1.2. Chuẩn mực hành vi 3
1.2.1. Khái niệm 3
1.2.2. Phân loại 3
1.3. Lệch chuẩn hành vi 3
1.3.1. Khái niệm 3
1.3.2. Mức độ lệch chuẩn 3
2. Hành vi xã hội_Sự sai lệch về hành vi xã hội 4
2.1. Hành vi xã hội 4
2.2. Chuẩn mực xã hội 4
2.2.1. Khái niệm 4
2.2.2. Thuộc tính của chuẩn mực xã hội 4
2.2.3. Phân loại chuẩn mực xã hội 5
2.2.4. Sự sai lệch hành vi xã hội 5
2.2.5. Nguyên nhân sự sai lệch hành vi xã hội 6
II. Cách rèn luyện hành vi xã hội của sinh viên 6
1. Thực trạng sai lệch hành vi xã hội hiện nay của sinh viên 6
2. cách rèn luyện hành vi xã hội của sinh viên 7
KẾT LUẬN 9
Tóm lược lại nội dung
Ý kiến bản thân
Tài liệu tham khảo
3
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HÀNH VI_HÀNH VI XÃ HỘI
- SỰ SAI LỆCH HÀNH VI XÃ HỘI
1. HÀNH VI
1.1. Khái niệm:
Có nhiều góc độ xem xét hành vi:
Các nhà sinh học xem xét hành vi với tư cách là cách sống và hoạt

động trong một môi trường nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi tối
thiểu của cơ thể đối với môi trường. Hành vi của con người bị bó hẹp
trong các hoạt động nhằm thích nghi với môi trường để đảm bảo sự tồn
tại của cá thể người trong môi trường đó.
Những người theo chủ nghĩa hành vi quan niệm hành vi hết sức
đơn giản là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích tác động
vào cơ thể. Chủ nghĩa hành vi quan niệm con người không chỉ phản ứng
với các kích thích có tính chất sinh học mà con người còn phản ứng với
những kích thích khác. Con người không chỉ thích ứng với môi trường tự
nhiên mà còn thích ứng với môi trường xã hội. Những người theo thuyết
hành vi còn cho rằng con người có sự lựa chọn các kích thích, con người
chỉ trả lời các kích thích có lợi cho bản thân mình. Quá trình sống thực
chất là quá trình lựa chọn và trả lời các kích thích có lợi.
Con người trong tâm lý học Mác xít được coi là một chủ thể tích
cực chứ không phải là một cá thể thích nghi thụ động với môi trường.
Hành vi của con người bao giờ cũng có mục đích. Nhưng hành vi đó
không phải chỉ đảm bảo cho con người tồn tại mà còn đảm bảo cho con
người ngày càng phát triển. Những hành vi đó chứng tỏ con người là chủ
thể tích cực tác động vào môi trường, cải tạo môi trường nhằm thỏa mãn
các nhu cầu ngày càng cao của con người.
Ngay từ buổi đầu sơ khai nguyên thủy, người tinh khôn đã có
những hành vi để tồn tại và phát triển như sống theo nhóm, săn bắt, hái
lượm, dựng nhà, sáng tạo ra lửa và các nông cụ đơn giản…Sự thích nghi
tuyệt vời của con người qua từng thời kì lịch sử đã khiến con người là
sinh vật cao cấp nhất từng xuất hiện trên Trái Đất, có khả năng sinh sống
lâu dài và tác động trở lại làm thay đổi môi trường xung quanh.
4
1.2. Chuẩn mực hành vi:
1.2.1. Khái niệm:
Chuẩn mực hành vi là những qui định do con người quy ước với nhau.

Đó là những khuôn mẫu chung bắt buộc mọi người phải tuân theo.
1.2.2. Phân loại:
Có 3 loại chuẩn mực hành vi:
- Chuẩn mực xét về mặt thống kê: tự giác đại đa số các thành viên
đều có cùng một cách tác động. Chuẩn mực này được thể hiện ở
một số hành vi như: khi lên lớp ngồi học thì học sinh để chân
dưới gầm bàn, tay để trên bàn khi ngồi…
- Chuẩn mực hướng dẫn, quy ước: do cộng đồng đặt ra, là loại
chuẩn mực phổ biến nhất. Có 2 dạng chuẩn mực hướng dẫn, quy
ước:
o Chuẩn mực hành văn: đó là những văn bản pháp lý, như việc
đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông được ghi vào Luật
giao thông Việt Nam.
o Chuẩn mực không hành văn: đó là phong tục, tập quán, thói
quen, như người Việt Nam ăn cơm bằng đũa, dùng tăm xỉa
răng…
- Chuẩn mực chức năng: được xác định ở mỗi cá nhân, mỗi cá
nhân khi hoạt động đặt ra mục đích và hoạt động theo mục đích
đó, như việc đến lớp của học sinh, sinh viên để học…
1.3. Lệch chuẩn hành vi:
1.3.1. Khái niệm.
Lệch chuẩn hành vi là những hành vi không phù hợp với chuẩn
mực hành vi. Sự lệch chuẩn này tùy thuộc vào trình độ nhận thức, mức độ
hiểu biết của mỗi cá nhân.
1.3.2. Có 2 mức độ lệch chuẩn:
- Mức độ lệch chuẩn thấp: là những hành vi khác thường nhưng
không ảnh hưởng đến người khác. Mức độ này chưa có gì trầm
trọng, mọi người xung quanh vẫn có thể chấp nhận được mặc dù
họ không thật thoải mái, như việc ăn mặc của thanh niên hiện nay
khá gây phản cảm, đầu tóc nhuộm màu xanh, đỏ, vàng…

- Mức độ vi phạm: bao gồm vi phạm nhẹ và vi phạm nặng, như
hành vi đi học muộn, cúp học là vi phạm nhẹ; hành vi giết người,
5
cướp của, buôn bán ma túy là hành vi vi phạm nặng, cần đến sự
xử lý của Pháp luật…
2. HÀNH VI XÃ HỘI – SỰ SAI LỆCH HÀNH VI XÃ HỘI
Để có thể tìm hiểu một cách kỹ càng về hành vi xã hội và cách rèn
luyện hành vi xã hội của sinh viên hiện nay, cần tìm hiểu thêm một số
khái niệm liên quan đến chuẩn mực xã hội, sự sai lệch hành vi xã hội qua
đó rút ra được những yếu tố gây ra sự sai lệch này.
2.1. Hành vi xã hội:
Từ khái niệm của hành vi mở rộng, chúng ta có thể rút ra được
hành v i xã hội một cách khái quát là tác động của con người vào xã hội,
được đánh giá bằng các chuẩn mực xã hội, đảm bảo cho con người tồn tại
và phát triển.
2.2. Chuẩn mực xã hội:
2.2.1. Khái niệm:
Chuẩn mực xã hội là những khuôn mẫu hành vi chung mà xã hội
đặt ra để định hướng hành vi và kiểm tra hành vi của mỗi cá nhân.
Chuẩn mực quy định những mục tiêu cơ bản, những giới hạn, điều
kiện và các hình thức ứng xử trong các lĩnh vực quan trọng nhất của đời
sống con người. Có thể coi chuẩn mực là những mẫu mực, những mô
hình của hành vi thực tế của con người như những chương trình hoạt
động thực tiễn của họ khi gặp một tình huống cụ thể nào đó. Như vậy có
thể hiểu chuẩn mực với tư cách là những quy tắc, yêu cầu của xã hội với
cá nhân. Các quy tắc, yêu cầu này có thể ghi thành văn bản: đạo luật, điều
lệ, văn bản pháp quy… hoặc là những yêu cầu có tính chất ước lệ trong
một cộng đồng nào đó mà mọi người đều thừa nhận.
2.2.2. Thuộc tính của chuẩn mực xã hội:
Bất kì một chuẩn mực xã hội nào cũng có 3 thuộc tính là: tính lợi

ích, tính bắt buộc và sự thực hiện trên thực tế.
Tính lợi ích của chuẩn mực xã hội mang lại lợi ích chung cho cộng
đồng. Đây là thuộc tính được coi là điểm gốc, nó thể hiện việc đảm bảo
lợi ích của công đồng một cách công minh, hợp tình hợp lý, được phần
đông xã hội chấp thuận vì tính đúng đắn của chuẩn mực xã hội.
Tính bắt buộc thể hiện ở việc bắt buộc mọi người phải tuân theo.
Trong từng cộng đồng, xã hội riêng đều có những chuẩn mực riêng bắt
buộc mọi người ở trong phải thực hiện theo, nếu không sẽ bị coi là lệch
6
chuẩn, là khác người. Một người con trai người Việt Nam khi có những
hành vi như xỏ lỗ tai, lỗ mũi, đánh phấn, bôi son sẽ được coi là bất
thường, sẽ bị lên án mạnh mẽ, vì hầu hết các gia đình Việt Nam sẽ không
để con cái mình làm điều khác người như thế.
Thuộc tính sự thực hiện trên thực tế cho thấy chuẩn mực xã hội
luôn luôn đang được thực hiện. Việc thực hiện này luôn liên tục trong bất
kỳ thời điểm nào từ trước đến nay, nó cho thấy ý thức chung của cộng
đồng khi thực hiện và tính đúng đắn thực tiễn của chuẩn mực xã hội.
2.2.3. Phân loại chuẩn mực xã hội
Có thể phân loại chuẩn mực xã hội thành các loại như sau:
- Chuẩn mực luật pháp: tất cả mọi hoạt động của con người trong
xã hội đều có quy định, nó là bề nổi của hành vi.
- Chuẩn mực đạo đức: Là những tiêu chuẩn mà phần lớn mọi người
đều thừa nhận và tự giác làm theo, nhưng không ghi thành văn
bản, chiều sâu chuẩn mực đạo đức sâu sắc hơn chuẩn mực luật
pháp vì có những hành vi vi phạm pháp luật không trừng trị được
nhưng đạo đức lại làm được.
- Chuẩn mực phong tục, truyền thống: đó là những quy tắc công
cộng của con người, được truyền từ đời này sang đời khác.
- Chuẩn mực thẩm mỹ: đó là những tiêu chuẩn khi quan niệm về
cái đẹp trong nghệ thuật, văn học, hành vi, sinh hoạt. Những

chuẩn mực thẩm mỹ liên quan đến chuẩn mực đạo đức, chuẩn
mực pháp luật.
- Chuẩn mực chính trị: đó là những chuẩn mực nhằm điều tiết hành
vi của chủ thể trong đời sống chính trị, điều tiết các mối quan hệ
giữa các giai cấp, đảng phái, dân tộc.
Các hệ thống chuẩn mực nêu trên có sự khác nhau về nội dung,
phương pháp điều tiết hành vi con người. Nhưng trong thực tế chúng
được tổng hợp lại để điều tiết hành vi của con người làm cho đời sống xã
hội và cộng đồng luôn ổn định, trật tự, thúc đẩy xã hội ngày càng tiến bộ.
2.2.4. Sự sai lệch hành vi xã hội:
Những hành vi nào không phù hợp với chuẩn mực hành vi xã hội là hành
vi sai lệch. Có rất nhiều kiểu sai lệch, nhưng phải xem xét ở 3 góc độ:
- Số lượng hành vi không phù hợp với chuẩn mực.
- Động cơ, thái độ, mức độ mạnh mẽ của hành vi.
- Sự không thích hợp với tình huống diễn ra hành vi.
2.2.5. Nguyên nhân sự sai lệch hành vi xã hội
7
- Do cá nhân nhận thức không đầy đủ hay nhận thức sai.
- Do cá nhân không chấp nhận những chuẩn mực xã hội.
- Do cá nhân biết sai mà vẫn làm, cố tình vi phạm.
- Đôi khi do chuẩn mực xã hội có sự biến dạng, tức là chuẩn mực
xã hội không còn phù hợp với điều kiện hiện tại nên cá nhân
không biết nên theo chuẩn mực nào.
II. CÁCH RÈN LUYỆN HÀNH VI XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN
1. Thực trạng sai lệch hành vi xã hội hiện nay sinh viên.
Cuối thế kỉ 19, nhà xã hội học pháp E. Durkheim đã có những cảnh
báo về những hiện tượng bệnh hoạn xã hội, về những sai lệch chức năng,
sai lệch về đạo đức, chuẩn mực và giá trị trong thế giới ngày một hiện
đại, văn minh của con người – cái mà ông gọi chung là “anomie”. Hiện
nay, những cảnh báo này đã trở thành vấn đề gây lo ngại với toàn nhân

loại.
Kinh tế thị trường ngày càng tạo ra sự phát triển không ngừng cho
xã hội, nhưng hệ luỵ của cơ chế thị trường đã kéo theo những sự “sai
lệch các chuẩn mực và giá trị xã hội” mà chúng ta thường gọi một cách
nôm na là những “tệ nạn xã hội”.Các sai lệch chuẩn mực xã hội trên
phạm vi toàn cầu, đặc biệt trong nhóm thanh thiếu niên, trong đó có bộ
phận sinh viên.
Cùng với sự du nhập lối sống và sản phẩm công nghệ hiện đại từ
các nước phát triển đã làm không ít sinh viên xa rời các giá trị đạo đức
truyền thống, hình thành tư tưởng hưởng thụ, ăn chơi, đua đòi, chịu tác
động của tệ nạn xã hội. Những biểu hiện văn hóa lệch lạc, lối sống thiếu
lành mạnh, những hiện tượng tha hóa, những sai lệch chức năng, lệch
chuẩn mực giá trị, đạo đức, xa rời thuần phong mỹ tục của dân tộc…đang
xuất hiện trong đời sống văn hóa của sinh viên: Biểu hiện thiếu lệch lạc
trong hoạt động văn hóa của sinh viên FPT –Arena (chương trình nghệ
thuật kỷ niệm 20 năm Tập đoàn FPT, chế nhạc, cái được gọi là “sách đỏ
FPT”); lối sống thiếu lành mạnh của sinh viên H.T.L (đóng vai Vàng Anh
trong Nhật ký Vàng Anh); vấn nạn bạo lực học đường có xu hướng gia
tăng (xuất hiện nhóm “nữ quái”, nữ “đầu gấu” trong trường học); sinh
viên vi phạm pháp luật ngày càng nghiêm trọng (phát tán văn hóa phẩm
đồi trụy, gây án nơi học đường, nghiện hút, lô đề, cờ bạc, đua xe…).
Sự phát triển và lan rộng của hệ thống Internet bên cạnh mặt tích
cực giúp phát triển tri thức, cập nhật những thành công, mở rộng hiểu biết
và quan hệ cũng đã có những tác động tiêu cực đến đời sống của sinh
viên. Từ việc sử dụng Internet làm công cụ giải trí tiêu phí thời gian, sức
lực và tiền bạc vào game online, sử dụng tiện ích chát, truy cập trang web
đen như một thú tiêu khiển, sinh ra thói lừa lọc, mua bán đồ đạc ảo bằng
8
tiền thật Từ môi trường giao tiếp ảo, nhiều sinh viên đã ảo hoá những
thông tin cá nhân (tên, tuổi, giới tính, địa phương cư trú, hình dáng ) và

đi đến cung cấp thông tin giả. Sự dối lừa trên mạng được coi là một trò
chơi. Gần đây, tác động tiêu cực của môi trường ảo đã hiện thực hoá qua
một số vụ xung đột trong các chatter ngoài đời, nhiều trường hợp nghiêm
trọng còn gây ra án mạng, tù tội.
Hiện tượng mua bằng, bán điểm, chạy thầy, chạy điểm không còn
là chuyện hiếm thấy ở một số trường cao đẳng, đại học và trung học
chuyên nghiệp. Chính hiện tượng tiêu cực này đã phần nào làm tha hoá
nhân cách của chính số sinh viên ấy và một số người thầy (chuyện gạ tình
lấy điểm, thầy giáo quấy rối tình dục nữ sinh). Điều đáng lo ngại là nhiều
sinh viên coi đó là chuyện bình thường, không liên quan đến tiêu chí đạo
đức, trong khi đó, ở các nước phát triển, lừa dối là hành vi bị lên án mạnh
nhất trong môi trường học đường.
Sinh viên là lực lượng thanh niên có tri thức cao trong xã hội, được
sự quan tâm giáo dục đặc biệt của gia đình, trường học xã hội, đáng lẽ
phải là bộ phận nhận thức được đúng đắn nhất về vấn đề chuẩn mực xã
hội, thế nhưng những thực trạng đáng buồn trên đã khiến cả xã hội phải
lo ngại. Bao nhiêu công sức, vật chất của gia đình, xã hội đổ dồn vào nơi
sinh viên, thế nhưng chỉ một chút lầm lỡ trong nhận thức, họ đã đánh mất
tất cả.
2. Cách rèn luyện hành vi xã hội của sinh viên.
Thực trạng sai lệch hành vi xã hội của sinh viên hiện nay tuy rất
đáng lo ngại, nhưng nó mới xảy ra trong một bộ phận nhỏ cá biệt, hầu hết
các sinh viên đều có ý thức trong việc điều chỉnh hành vi của mình cho
đúng với chuẩn mực của môi trường, xã hội. Việc nắm bắt được những
hành vi sai lệch là rất cần thiết, để từ đó sinh viên có thể tạo ra cho mình
được các kế hoạch rèn luyện.
Xã hội ngày nay là xã hội của sự tiến bộ, phát triển không ngừng,
các phát minh, sáng chế, công nghệ được thay đổi từng ngày trên thế giới.
Vì vậy, sinh viên chính là lực lượng nòng cốt trong việc tiếp thu kiến thức
của nhân loại, nhưng cần phải tiếp thu một cách có chọn lọc, có ích, tránh

việc lạm dụng, phụ thuộc vào công nghệ, phát minh để thực hiện những
hành vi gây hại cho bản thân, gia đình và xã hội. Để làm được điều này,
mỗi sinh viên cần phải tự trau dồi cho mình kiến thức nhất định, cập nhật
liên tục nhưng biến đổi của thế giới, từ đó phân tích được mặt lợi, mặt
hại.
Mặt trái của sự phát triển xã hội chính là sự gia tăng các tệ nạn xã
hội, sự cám dỗ của ma túy, mại dâm…luôn rình rập đến từng người, đặc
biệt là trong giới sinh viên. Khi bước vào cổng trường đại học, ngoài học
tập, sinh viên còn tập bước vào cuộc sống của con người trưởng thành,
9
các mối quan hệ trong xã hội gia tăng, sinh viên được tự do khám phá
cuộc sống mới mẻ của mình mà không còn chịu quá nhiều sự kèm cặp,
giới hạn của bố mẹ như trước đó. Chính vì thế những cạm bẫy, cám dỗ
của xã hội dễ dàng tiếp cận với sinh viên. Vì chưa đủ kinh nghiệm sống,
sinh viên rất dễ sa đọa, bị lôi kéo. Việc rèn luyện bản thân có bản lĩnh
trước những cám dỗ thật sự quan trọng, biết đánh giá được cái đúng cái
sai để không mắc phải. Ngoài giờ lên lớp, sinh viên có thể tham gia các
hoạt động lành mạnh như thể thao, các phong trào của trường lớp, Đoàn,
Hội sinh viên, các hoạt động tình nguyện… việc làm này sẽ làm gia tăng
kinh nghiệm sống tích cực cho bản thân mỗi sinh viên, mở rộng các mối
quan hệ, giáo dục được tinh thần trách nhiệm với bạn bè, cộng đồng. Nên
tránh các hoạt động chơi bời, nhậu nhẹt, giao du với bạn xấu, sinh hoạt ở
các quán xá, tụ điểm không lành mạnh, nơi các tệ nạn xã hội luôn luôn
tiềm ẩn.
Mỗi sinh viên hiện nay hãy trở thành lực lượng đi đầu trong việc tự
rèn luyện hành vi của bản thân. Cần phải tự ý thức được vị trí, trách
nhiệm của bản thân đối với gia đình và xã hội. Mỗi sinh viên khi đi học là
biết bao mong chờ, tâm huyết của những người sinh thành đằng sau, và là
lực lượng dự bị xây dựng quê hương đất nước, vì vậy trách nhiệm của
sinh viên vô cùng to lớn. Chuẩn mực xã hội là những định mức tốt đẹp

của xã hội, việc rèn luyện theo chuẩn mực xã hội có thể chỉ là những
hành vi nhỏ nhất như giữ trật tự trong giờ học, vứt rác vào thùng…rồi đến
những hành vi có tác động nhiều hơn như chấp hành pháp luật, đạo đức,
phong tục, truyền thống…Nó đều luôn luôn hiện hữu trong môi trường
xung quanh của mỗi người, việc nắm bắt được không hề phức tạp, nhưng
việc rèn luyện theo được là dựa vào tinh thần và ý thức của mỗi sinh viên.
Ngoài rèn luyện hành vi xã hội cho bản thân, sinh viên cần có ý
thức giúp đỡ, giáo dục cho những người xung quanh cùng làm với mình,
lên án, phản đối mạnh mẽ những biểu hiện của việc sai lệch hành vi xã
hội của bạn bè, người thân và cộng đồng. Là những người được đào tạo
cao trong xã hội, được học và hiểu biết nhiều, sinh viên không những tiếp
thu những cái hay cái đẹp từ những điều được học, mà còn phải đem kiến
thức đó là sao cho có ích với cộng đồng, xã hội.
10
KẾT LUẬN
Tóm lược lại phần nội dung
Hành vi xã hội là những tác động cơ bản của con người đến xã hội,
giúp con người tồn tại và phát triển. Hành vi xã hội xảy ra thường xuyên
ở mỗi cá nhân, cho dù từ nhỏ bé hay lớn lao thì hành vi xã hội luôn có
một tác động nhất định nào đó đến các chuẩn mực xã hội. Những hành vi
nào phù hợp với chuẩn mực xã hội thì được gọi là hành vi chuẩn mực,
còn những hành vi nào không phù hợp với chuẩn mực được gọi là các
hành vi sai lệch.
Cùng với sự phát triển của xã hội, những hành vi sai lệch chuẩn
mực xã hội của sinh viên cũng ngày một gia tăng. Sinh viên cần phải có
được những kiến thức nhất định về chuẩn mực xã hội, những tệ nạn đang
diễn ra mà mình dễ mắc phải, để từ đó có kế hoạch rèn luyện hành vi xã
hội của mình.
Ý kiến bản thân
Trên đây là bài tiểu luận của em được viết từ những kiến thức

được học và tài liệu tham khảo mà em tìm được. Vì là bài tiểu luận đầu
tay, nên rất còn nhiều thiếu sót trong nội dung và cách trình bày, em hi
vọng sẽ nhận được những sự đánh giá, góp ý của giáo viên để em có thể
rút kinh nghiệm trong những bài sau này. Em xin chân thành cảm ơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tâm lý học Đại cương. ( Nguyễn Quang Uẩn_Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội )
- Đề cương bài giảng Tâm lý học Đại cương ( Trường Đại học Tây
Nguyên_Giảng viên chính ThS. Nguyễn Thị Hoài)
- GS.TS Đặng Cảnh Khanh />- vi.wikipedia.org/
11

12

×